Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

luận văn thạc sĩ biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng tại công ty chup rubber plantation của campuchia (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.38 KB, 94 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LUẬN VĂN
M 49
49
M 50
V2 .N2 51
51
Kết
luận………………………………………………………………
……………89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 90
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CRP: Chup Rubber Plantation
GLCL: Quản lý chất lượng
ISO: Internation Organization for Standardization
CSR: Cambodian Standard Rubber
SVR: Standard Vietnamese Rubber
DRC: Dry Rubber content
TSC: Total Solid content
CNTT: Công nghệ thông tin
QTKD: Quản trị kinh doanh
QTNL: Quản trị nhân lực
QTTM: Quản trị thương mại
SX & Khí đốt: Sản xuất và khí đốt
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
M 49
49


M 50
V2 .N2 51
51
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Cuộc khủng hoảng tài chính trong vòng hơn hai năm này đã gây ra rất nhiều
nền kinh tế thế giới gặp khó khăn, Campuchia và Việt Nam đều là những nước tham
gia vào nền kinh tế toàn cầu, vì vậy việc nền kinh tế trong nước tác động bởi những
cuộc khủng hoảng này là không thể tránh khỏi. Những tập đoàn, doanh nghiệp trong
nước đều chịu sức ép từ sử rủng chuyển của nền kinh tế trong và ngoài nước. Các
tập đoàn, doanh nghiệp cố gắng đối phó với vấn đề này theo cách khác nhau để có
thể trụ vững trên thị trường đầy biến động và suy thoái. Có những tập đoàn, doanh
nghiệp cố gắng cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo và duy
trì chi tiêu tăng trưởng đặt ra. Tùy nhiên, đây chỉ là biện pháp đối phó trước mắt,
còn về lâu dài sẽ mất tính công bằng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển lâu dài tập đoàn, doanh nghiệp cần
phải có biện pháp có chiều sâu hơn. Sự tăng cường công tác hoạt động quản lý chất
lượng là một trong những biện pháp đầu tư có chiều sâu nâng cao hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Việc tăng cường hoạt động quản lý trong tập
đoàn, doanh nghiệp có thể làm tăng chi phí trước mắt nhưng chi phí đó sẽ giảm dần
theo thời gian hoạt động. Công tác quản lý chất lượng không giải quyết ngay được
tình trạng trên một sớm một chiều. Tuy nhiên, tăng cường công tác quản lý chất
lượng sẽ đảm bảo sự phát triển bên vững trong tương lai.
Tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước đang gặp những khó khăn
nhất định về mặt tài chính. Các nhà tiêu dùng rất thận trọng trong việc lựa chọn sản
phẩm để mua với giới hạn của chi phí. Vì vậy, Các doanh nghiệp có thể tồn tại, phát
triển được cần phải có những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
với chi phí hợp lý để đảm bảo được sự cạnh tranh gây gắt trên thị trường.
Để đáp ứng những đòi hỏi bức thiết này, các doanh nghiệp Campuchia cần
phải đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và đưa ra những biện pháp quản lý

chất lượng cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến năng suất.
1
Công ty CHUP RUBBER PLANTATION là công ty hàng đầu của
Campuchia chuyên về trồng cây cao su và sản xuất ra sản phẩm mủ cao su tự nhiên
để xuất khẩu, bán trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của công ty cũng không thể
tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm của các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới, đặc biệt là phải cạnh tranh với những sản phẩm cao su tổng
hợp sản xuất ra từ hóa chất có chất lượng cao và giá rẻ hơn. Chỉ tính riêng khỏang
ba tháng gần đây, giá của cao su tổng hợp trên thị trường quốc tế đã giảm xuống và
yết giá ở mức 1200 USD/tấn, giá mủ cao su tự nhiên yết giá ở mức 2200 USD/tấn,
từ đó đã làm cho các doanh nghiệp tiêu dùng cao su chuyển hướng sử dụng từ cao
su tự nhiên sang cao su tổng hợp nhiều hơn. Điều này đã làm cho tình hình tiêu thụ
sản phẩm của công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Đấy là thách thức rất lớn của công ty. Do vậy, công ty rất cần xem xét và đánh giá
công tác quản lý chất lượng của hoạt động kinh doanh của mình để đưa ra những
biện pháp cần thiệt để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sảm phẩm cao su để
có thể cạnh tranh được trên thương trường.
Từ những lý do trên, đề tài. "Biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
chất lượng tại công ty Chup Rubber Plantation của Campuchia" là một đề tài
nghiên cứu thật sự cần thiết và bức xúc góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát
triển của công ty.
Mục tiêu của đề tài:
Vận dụng những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng để phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý chất lượng ở Công ty CHUP RUBBER PLANTATION của
CAMPUCHIA (CRP), trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp chủ yếu nhằm tăng
cường công tác quản lý chất lượng ở công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tình hình tổ chức thực hiện công tác quản lý chất
lượng của công ty.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong quá trình hoạt động của công ty CHUP

RUBBER PLANTATION của CAMPUCHIA trong giai đoạn 2003-2008.
2
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: xử lý thông tin tổng hợp,
nghiên cứu thống kê, điều tra phân tích, so sánh, tiếp cận hệ thống, phong vấn.
Kết cấu chính của luận văn:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chất lượng của doanh nghiệp
- Chương 2. Thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tại công ty Chup
Rubber Plantation (CRP)
- Chương 3. Biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng
ở Công ty Chup Rubber Plantation (CRP)
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm quản lý chất lượng
Chất lượng do đâu mà sinh ra? Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả
sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất
lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất
lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất
lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng là một khái niệm phức tạp với những nội dung rộng lớn.
Vì vậy cho tới bây giờ, quản lý chất lượng có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa
“Quản lý chất lượng là một công cụ có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng
tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động”.
Tiến sỹ Joseph Juran là chuyên gia người Mỹ về chất lượng lại cho rằng “Quản
lý chất lượng là quá trình triển khai, đánh giá, đo lường chất lượng thực tế thực hiện
được, so sánh nó với các tiêu chuẩn và tiến hành các hoạt động điều chỉnh”.

A. Robertson, một chuyên gia người anh về chất lượng đưa ra khái niệm
“Quản lý chất lượng là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự
phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất
lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo sản xuất có hiệu quả
nhất, đồng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng”.
Giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản
lý chất lượng của Nhật bản đưa ra định nghĩa “Quản lý chất lượng là hệ thống các
biện pháp, công nghệ sản xuất, tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm
hoặc những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
4
Các quan niệm trên tuy có đề cấp đến những khía cạnh khác nhau của quản lý
chất lượng nhưng đều quan tâm đến các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, một định nghĩa quản lý
chất lượng đầy đủ phải trả lời được các vấn đề chủ yếu sau: Mục tiêu của quản lý
chất lượng nhằm đạt tới cái gì? Phạm vi và đối tượng của quản lý chất lượng như
thế nào? Nhiệm vụ, chức năng của quản lý chất lượng là gì? Quản lý chất lượng
bằng biện pháp, phương pháp nào?
Định nghĩa có nội hàm khoa học cao và được chấp nhận khá rộng rãi trên thế
giới hiện nay là định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) “Quản lý
chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra
chính sách, mục tiêu, trách nhiệm, và thực hiện chúng bằng các biện pháp như
hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất
lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”.
1.1.2. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
Nếu hiểu quản lý chất lượng theo nghĩa rộng chức năng quản lý chất lượng
bao gồm tập hợp các hoạt động quản lý chung và tiến hành trong suốt cả quá trình
sản xuất kinh doanh từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất, tiêu dùng và sau tiêu dùng.
Nhưng do mục tiêu và đối tượng quản lý chất lượng có những đặc thù riêng nền các
chức năng của quản lý chất lượng cũng có những đặc điểm riêng.
Theo E.Deming, toàn bộ quá trình quản lý chất lượng được thể hiện bằng

vòng tròn chất lượng (The Deming Cycle), hay còn gọi là bánh xe Deming, hoặc
vòng tròn PDCA (P= Plan: Hoạch định, D= Do: Thực hiện, C= Check: Kiểm tra,
A= Act: Điều chỉnh). Cả bốn chức năng của E.Deminhg được thực hiện theo mô
hình vòng tròn khép kín, lặp đi lặp lại và liên tục thể hiện cho chất lượng sản phẩm
không ngừng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
5
Hình 1: Vòng tròn Deming.
1.1.2.1. Chức năng hoạch định chất lượng
Hoạch định chất lượng là chức năng cơ bản và hàng đầu trong cả bốn chức
năng cơ bản của quản lý chất lượng. Nếu lập kế hoạch chất lượng chính xác, đầy đủ
sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo bởi vì tất cả ba chức năng còn lại đều
phụ thuộc vào các kế hoạch. Nếu kế hoạch ban đầu được xác định tốt thì sẽ cần ít
các hoạt động điều chỉnh và các hoạt động sẽ được điều kiển một cách có hiệu quả
hơn. Làm tốt khâu lập kế hoạch chất lượng là giải pháp làm tốt ngày từ đầu, tránh
được những sai sót, hoặc phế phẩm giảm tới mức tối đa những lãng phí trong sản
xuất kinh doanh.
Trong ngành đóng tàu, ở giai đoạn thiết kế, nếu mỗi lỗi sai phải mất một đồng
để sửa chữa thì trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt nếu sai phải mất ba đồng. Khi
thực nghiệm dưới nước, mỗi lần sửa lỗi sai phải mất tám đồng. Trong ngành công
nghiệp phần mềm, trong giải đoạn sử dụng phần mềm, toàn bộ chi phí bỏ ra để sửa
một lỗi sai cao hơn 250 lần so với toàn bộ chi phí bỏ ra để sửa lỗi sai này trong giải
đoạn thiết kế.
6
Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương
tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Nhiệm
vụ của hoạch định chất lượng là:
- Xác lập những mục tiêu và chính sách chất lượng;
- Xây dựng kế hoạch hành động;
- Tổ chức phân công trách nhiệm thực hiện các mục tiêu kế hoạch chất
lượng;

- Xác định nguồn lực cần thiết cho thực hiện kế hoạch chất lượng;
- Xác định thời gian thực hiện từng nhiệm vụ, mục tiêu chất lượng;
- Xây dựng quy trình, thủ tục, quy phạm hoạt động.
1.1.2.2. Tổ chức thực hiện
Sau khi hoàn thành lập kế hoạch sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chức
năng quản lý chất lượng là tổ chức thực hiện. Thực chất đây là quá trình tổ chức
điều hành các hoạt động tác nghiệp thông qua các phương tiện, biện pháp cụ thể
nhằm đạt được mức chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu kế hoạch đã đặt
ra. Đây cũng là điều kiện để đảm bảo nhu cầu của khách hàng được đáp ứng thông
qua thiết kế và sản xuất thông qua việc chuyển đổi mong muốn của khách hàng
thành những tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết đạt được trong mỗi giai đoạn của quá
trình sản xuất sản phẩm.
Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất
lượng thành hiện thực. Chức năng tổ chức có những bước sau đây:
- Lựa chọn, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng bao gồm
xác định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống chất
lượng.
- Huy động những người tham gia vào quá trình quản lý chất lượng hiểu
rõ mục tiêu chất lượng, sự cần thiết và lợi ích của việc thực hiện các mục tiêu đó
cùng với trách nhiệm cá nhân của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Giải thích cho mọi người biết chính xác những nhiệm vụ kế hoạch chất
lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện.
7
- Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp những kiến
thực, kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch.
- Cung cấp nguồn lực cần thiết ở mọi lúc và mọi nơi
1.1.2.3. Chức năng kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng
Trong quá trình thực hiện các kế hoạch chất lượng đề ra nhằm đạt những mục tiêu
chất lượng nhất định, không thể tránh khỏi những sai sót, lỗi lầm do khách quan hay
chủ quan người thực hiện hoặc máy móc, thiết bị đem lại làm cho sản phẩm không đạt

yêu cầu chất lượng phải loại bỏ gây lãng phí cho doanh nghiệp. Do vậy, việc kiểm tra
chất lượng cần được tiến hành nhằm thu thập, phát hiện, đánh giá những khuyết tật của
sản phẩm và dịch vụ trong quá trình tạo ra chúng. Từ đó đề ra những biện pháp ngăn
chặn kịp thời, xóa bỏ chúng trước khi đứa đến tay người tiêu dùng.
Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện các mục tiêu, chính sách chất lượng đã đề ra và phát hiện những
nguyên nhân gây ra những vần đề chất lượng trong tất cả mọi khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh. Mục đích kiểm tra là phát hiện những trục trặc, khuyết tật ở
mọi công đoạn, mọi quá trình và tìm kiếm những nguyên nhân gây ra những vấn đề
đó để có những biện pháp ngăn chặn, giải quyết kịp thời.
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được
sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát
được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tạo ra chất lượng.
Nội dung cơ bản của quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng bao gồm:
- Giám sát quá trình thực hiện và thu thập các thông tin và các dữ liệu
cần thiết về chất lượng sản phẩm, dịch vu.
- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng
đạt được trong thực tế của doanh nghiệp.
- Đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu chất lượng thực tế với kế hoạch, phát
hiện sai lệch và phân tích, đánh giá các sai lệch đó với các thông tin thu thập được
về chất lượng trên cơ sở khoa học để đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời cho
việc cải tiến và nâng cao chất lượng.
8
Trong kiểm ta thực hiện kế hoạch cần đánh giá hai vấn đề cơ bản là sự tuân
thủ kế hoạch đã đề ra và chất lượng của bản thân các kế hoạch chất lượng.
- Kiểm tra sự tuân thủ kế hoạch gồm theo dõi đánh giá:
+ Các quá trình có đảm bảo đúng thủ tục, yêu cầu và kỷ luật không?
+ Các giai đoạn có được tôn trọng hay bỏ xót không?
+ Các tiêu chuẩn có được duy trì và cải tiến không?
+ Tính khả thi và độ tin cậy trong thực hiện như thế nào?

- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và khả thi của bản thân các kế hoạch
thông qua những chỉ tiêu chất lượng, thời điểm triển khai, thời gian hoàn thành và
những nguồn lực kế hoạch cụ thể đặt ra.
Nếu một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên không đáp ứng thì nhu cầu của
quản lý chất lượng không đạt. Cần thiết phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng các thông
tin thu thập được để làm sáng tỏ nguyên nhân, từ đó có biện pháp hữu hiệu.
1.1.2.4. Chức năng điều chỉnh và cải tiến
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý chất lượng cho đúng theo kế hoạch
đặt ra có thể gặp những sự biến động môi trường kinh doanh hoăc gặp vấn đề trục
trặc do chủ quan lẫn khách quan. Từ đó hoạt động điều chỉnh đóng vai trò rất quan
trọng trong việc giải quyết vấn đề để làm sao cho sản phẩm sản xuất ra đúng theo tiêu
chuẩn đã vạch ra từ đầu. Hoạt động điều chỉnh cần phải thực hiện công việc phân biệt
rõ ràng giữa hậu quả và nguyên nhân gây ra hậu quả. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân
xẩy ra khuyết tật và có biện pháp khắc phục và điều chỉnh ngay từ đầu. Việc sửa chữa
những sản phẩm có khuyết tật là những biện pháp máng tính chất đối phó trước mắt
không thể mang lại hiệu quả lâu dài và thậm chí chưa thể đáp ứng được nhu cầu
người tiêu dùng. Để giải quyết tận gốc rễ những vấn đề gây ra phế phẩm cần phải
phát hiện được nguyên nhân ngay từ khi còn có dạng tiềm ẩn. Từ đó đưa ra biện pháp
khắc phục, điều chỉnh và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Cải tiến chất lượng là những tác động trong toàn bộ doanh nghiệp nhằm làm
tăng hiệu quả và hiệu suất của mọi công đoạn, mọi quá trình để đạt tới những tăng
trưởng có lợi cho doanh nghiệp và cho khách hàng. Và để làm tăng khả năng thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách hoàn thiện hơn chất lượng của sản
9
phẩm, dịch vụ, hoạt động cải tiến chất lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quá
trình cải tiến và điều chỉnh chất lượng bao gồm:
- Xác định những đòi hỏi cụ thể và cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các dự
án cải tiến chất lượng.
- Hình thành các nhóm dự án cải tiến chất lượng.
- Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết về tài chính, kỹ thuật và lao

động cho công tác cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Đào tạo, huấn luyện, động viên, khuyến khích mọi người tham gia vào quá
trình cải tiến chất lượng.
1.1.3. Những nguyên tắc trong quản lý chất lượng
1.1.3.1. Định hướng bởi khách hàng
Khách hàng là thượng đế đối với những yêu cầu về sản sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng tới chất lượng
sản phẩm, từ việc xây dựng ý tưởng, thiết kế, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong
nền kinh tế thị trường và môi trường kinh doanh hiện nay, nhu cầu về chất lượng
sản phẩm của khách hàng có tính chất quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu
các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn
phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
1.1.3.2. Coi trọng con người và sự lãnh đạo trong quản lý chất lượng
Trong công tác quản lý chất lượng, con người đóng vai trò rất quan trọng hàng
đầu. Mỗi quá trình hình thành, đảm bảo, và nâng cao chất lượng rất cần những
người có trình độ, năng lực thích hợp. Các thanh viên của doanh nghiệp cần phải
được tôn trọng, trọng dụng, đào tạo nâng cao kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ của
công tác quản lý chất lượng giao cho.
Đối với nhà lãnh đạo cần phải xây dựng được chính sách nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp và phải thiết lập được sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, chính
sách và môi trường nội bộ trong doanh nghiệp. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo cần phải
áp dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài
năng của con người ở mọi cấp, mọi ngành vào công tác quản lý chất lượng. Hoạt
động chất lượng của doanh nghiệp sẽ không có kết quả và hiệu quả nếu không có sự
10
liên kết triệt để của lãnh đạo với mọi thành viên của doanh nghiệp.
Vì vậy, công tác quản lý chất lượng không những cần sự tham gia các thành
viên của tổ chức mà còn rất cần đến sự lãnh đạo đúng đắn nhất để đưa doanh nghiệp
thành công về lĩnh vực quản lý chất lượng.

1.1.3.3. Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ
Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, tổ chức, kỹ
thuất, xã hội… liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng
chính sách chất lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau bán hàng. Nó cũng là
kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp các địa phương và
từng con người. Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong
các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng. Nếu chỉ phiến
diện trong giải quyết vấn đề sẽ không bao giờ đạt được kết quả mong muốn.
1.1.3.4. Cải tiến liên tục
Trước đây các doanh nghiệp đã coi nhẹ vấn đề cải tiến chất lượng mà chỉ chú
tâm đến kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công việc kiểm tra, kiểm
soát chất lượng chỉ là một trong những công đoạn trong hệ thống đảm bảo chất
lượng. Đấy là hoạt động để chứng minh rằng sản phẩm, dịch vụ đủ mức cần thiết
đáp ứng được chất lượng thiết kế đã đề ra. Công tác cải tiến chất lượng là những
hoạt động được tiến hành trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu
suất của các hoạt động; quá trình tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức bằng cách càng
ngày mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng càng được nâng lên vượt qua cả sự
mong đợi. Trong nền kinh tế thị trường vấn đề cạnh tranh là gay gắt, quyết liệt và
nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, để đáp ứng được nhu cầu đó doanh
nghiệp cần phải cải tiến liên tục sản phẩm, dịch vụ nếu không muốn đơn vị tổ chức
của mình tút hậu về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng.
1.1.3.5. Quản lý chất lượng theo quá trình
Quá trình là một chuỗi các hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng. Một
quá trình bao gồm những yếu tố đầu vào, sự dịch chuyển và đầu ra đạt được một kết
quả nào đó. Trong phạm vi sản xuất, quá trình là việc dịch chuyển các yếu tố đầu
11
vào, nguyên vật liệu, lao động máy móc thiết bị, thành đầu ra sản phẩm và dịch vụ
sau khi bán. Một quá trình quan tâm đến mối quan hệ giữa các bộ phận và quan tâm
đến việc tăng sự thông hiểu của một bộ phận đối với toàn hệ thống hơn là chỉ tập
trung vào một bộ phận đơn lẻ.

Quản lý theo quá trình giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn kịp thời các nguyên
nhân gây ra chất lượng kém, giảm đáng kể chi phí kiểm tra và sai sót trong khâu
kiểm tra, phát huy nội lực và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.3.6. Quản lý chất lượng bằng sự kiện
Doanh nghiệp cần đo lường, đánh giá hiệu quả để biết được có sự bảo đảm
toàn bộ tổ chức đi theo một hướng chiến lược đã lập ra, công tác quản lý nguồn lực
có đảm bảo thực hiện kế hoạch đề ra, và công tác thực thi tác nghiệp. Dựa trên
những công tác đo lường, đánh giá này, sẽ nhận được những dữ liệu và thông tin
cần thiết về kết quả đạt được và những khó khăn hoặc truc trặc đang gặp phải. Từ
mỗi cấp dữ liệu và thông tin trên là những thông tin đích thực để nhận diện nguyên
nhân của sự biến động cũng như để có các biện pháp khắc phục kịp thời.
1.1.3.7. Quan hệ hợp tác với nhà cung ứng
Trong quản lý chất lượng theo truyền thống, nhà cung ứng cạnh tranh để cung
cấp nguyên vật liệu đầu vào giá thấp. Nhiều nhà cung ứng sẽ tốt hơn cho doanh
nghiệp. Nhưng phương thức này doanh nghiệp không có sự đảm bảo tốt nhất về
nguyên vật đầu vào có sự biến động và không ổn định cả về số lượng và chất lượng.
Điều đó rất khó cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo và cải tiến chất lượng sản
phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn, tạo mối quan hệ tốt và suy trì lâu dài với một
vài nhà cung ứng có khả năng đáp ứng được chất lượng nguyên vật đầu vào ổn
định. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm sự biến động của nguyên vật liệu đầu
vào, giảm được chi phí và cải tiến chất lượng tốt hơn.
1.1.3.8. Nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào. Nếu làm
việc mà không kiểm tra thì sẽ không biết công việc được tiến hành đến đâu, kết quả
12
ra sao. Không có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện, không có đi lên. Trong quản lý
chất lượng cũng vậy, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chăn những sai sót,
tìm những biện pháp khắc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh, để đảm bảo và nâng
cao chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

1.1.4. Các phương pháp quản lý chất lượng
1.1.4.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng
Đấy là một phương pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định , là
kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và loại ra bất cứ một bộ phận
chi tiết nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Kiểm ta chất lượng là
hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng
và so sánh kết quả với nhau nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Điều kiện của
công tác kiểm tra chất lượng đạt được hiệu quả cao bao gồm:
- Công việc kiểm tra cần được tiến hành một cách đáng tin cậy và không có
sai sót.
- Chi phí cho sự kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản phẩm khuyết tật và
những thiệt hại do ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng.
- Quá trình kiểm tra không được ảnh hưởng đến chất lượng.
- Cán bộ kiểm tra chất lượng phải có trình độ cao, kinh nghiệm và sự hiểu
biết sâu sắc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
1.1.4.2. Kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được
sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Để thực hiện công tác kiểm soát chất
lượng doanh nghiệp phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình tạo ra chất lượng. Công việc kiểm soát chất lượng nhằm ngăn ngừa sản xuất ra
sản phẩm khuyết tật. Công tác kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu sau đấy:
- Kiểm soát con người
- Phương pháp và quá trình
- Đầu vào
13
- Thiết bị
- Môi trường
Theo Feigenbaum, kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả
để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau
và trong một tổ chức sao cho các họat động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể

tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng. Kiểm
soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn bị trong công ty vào các quá
trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này giúp tiết kiệm tối đa
trong sản xuất dịch vụ, đồng tời thoả mãn nhu cầu khách hàng.
1.1.4.3. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là một hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được
khẳng định nêu cần để đem lại lòng tin thỏa đáng của sản phẩm, thỏa mãn các yêu
cầu đã định đối với chất lượng. Để có thể đảm bảo chất lượng cần phải xây dựng
một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, đồng thời làm thế nào để
chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó.
1.1.4.4. Quản lý chất lượng toàn diện
Quản lý chất lượng toàn diện cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác
quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham
gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra. Mục tiêu
của quản lý chất lượng toàn diện là cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thỏa
mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép.
1.2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
1.2.1. Ý nghĩa của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization – ISO)
được thành lập vào năm 1947 có trụ sở chính đặt tại Geneve, Thụy Sỹ và là một tổ
chức phi Chính phủ.Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong
lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa nhà
cung cấp và khách hàng. Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất
tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm và cải tiến chất lượng trong tổ chức của
14
mình, đồng thời cũng là phương tiện để khách hàng có thể làm căn cứ vào đó tiến
hành kiểm tra nhà sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước
khi ký hợp đồng. ISO 9000 đề ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có
thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000
hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý

thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn.
1.2.2. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2008
bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu chuẩn chính ISO 9001 là hệ thống quản lý
chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà
doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn hỗ trợ và Hướng dẫn
thực hiện, bao gồm:
+ ISO 9001: Thuật ngữ và định nghĩa.
+ ISO 9004: Hướng dẫn cải tiến hiệu quả.
+ ISO 19011: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý.
ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng
và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp khi
xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo hoạt
động thực tế của doanh nghiệp.
ISO 9001: 2008 quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng
cho các tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm thoả
mãn các yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được sắp xếp lại
dưới dạng tiện dụng cho người sử dụng với các từ vựng dễ hiểu đối với doanh
nghiệp trong tất cả các lĩnh vực. Tiêu chuẩn này dùng cho việc chứng nhận và cho
các mục đích cá biệt khác khi tổ chức muốn hệ thống quản lý chất lượng của mình
được thừa nhận.
Tiêu chuẩn bao gồm năm phần, quy định các hoạt động cần thiết phải xem xét
trong khi triển khai hệ thống chất lượng. Năm phần trong ISO 9001: 2008 quy định
những gì một tổ chức phải làm một cách nhất quán để cung cấp các sản phẩm đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu pháp định, chế định được áp dụng.
Thêm vào đó, tổ chức phải tìm cách nâng cao sự thoả mãn của khách hàng bằng
15
cách cải tiến hệ thống quản lý của mình.
ISO 9004: 2008 được sử dụng nhằm mở rộng hơn những lợi ích đạt được từ
ISO 9001: 2008 không những đối với bản thân tổ chức mà còn đối với tất cả các
bên liên quan đến hoạt động của tổ chức. Các bên liên quan bao gồm nhân viên, chủ

sở hữu, các người cung ứng của tổ chức, và rộng hơn là cả xã hội.
Cả ISO 9004: 2008 và ISO 9001: 2008 thống nhất về bố cục và từ vựng nhằm
giúp tổ chức chuyển một cách thuận tiện từ ISO 9001: 2008 sang ISO 9004: 2008
và ngược lại. Cả hai tiêu chuẩn đều sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình. Các
quá trình được xem như bao gồm một hay nhiều hoạt động có liên kết, có yêu cầu
nguồn lực và phải được quản lý để đạt được đầu ra quy định trước. Đầu ra của một
quá trình có thể trực tiếp tạo thành đầu vào của một quá trình tiếp theo và sản phẩm
cuối cùng thường là kết quả của một mạng lưới hoặc một hệ thống các quá trình.
1.2.3. Nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000
+ Nguyên tắc 1. Định hướng vào khách hàng: Chất lượng là sự thỏa mãn
khách hàng, chính vì vậy việc quản lý chất lượng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó.
Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây
dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.
+ Nguyên tắc 2. Vai trò lãnh đạo: Lãnh đạo tổ chức thống nhất mục đích, định
hướng vào môi trường nội bộ của tổ chức, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được
mục tiêu của tổ chức.
+ Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người: Con người là yếu tố quan trọng
nhất cho sự phát triển. Việc huy động con người một cách đầy đủ sẽ tạo cho họ kiến
thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.
+ Nguyên tắc 4. Phương pháp quá trình: Quá trình là một hoạt động hoặc một
tập hợp các họat động sử dụng các nguồn lực để biến các đầu vào thành các đầu ra.
+ Nguyên tắc 5. Quản lý theo phương pháp hệ thống: Việc quản lý một cách
có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.
+ Nguyên tắc 6. Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi công ty
và điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong sự biến động không ngừng của
16
môi trường kinh doanh như hiện nay.
+ Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên thực tế: Các quyết định và hành động có
hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
+ Nguyên tắc 8. Quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng: Thiết lập mối quan hệ

cùng có lợi với bên cung ứng và sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên.
1.2.4. Các bước áp dụng ISO 9000
Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 8 bước:
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Bước đầu tiên khi
bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Lãnh đạo
doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định
mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại
lợi ích thiết thực cho tổ chức.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9000. Việc áp dụng ISO 9000
có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các Doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự
án sao cho có hiệu quả. Nên có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao
gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO
9000. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc
chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về
các hoạt động chất lượng.
Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Đây
là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với
các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng,
những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào
chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Sau khi đánh giá thực
trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống
chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.
17
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Thực
hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống
chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu
theo yêu cầu của tiêu chuẩn, chẳng hạn: xây dựng sổ tay chất lượng, lập thành văn
bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan, xây dựng các hướng dẫn công việc,
quy chế, quy định cần thiết.

Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về
ISO 9000.
- Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục
đã được viết ra.
- Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức
năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả.
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các
hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp.
Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc chuẩn bị
cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
- Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem
hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực
hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục.
Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức
bên ngoài thực hiện.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên
thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận
phù hợp với tiêu chuẩn phù hợp ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000
đều có giá trị nh nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền
lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
18
Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được
công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng
của công ty.
Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. ở giai đoạn này cần
tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện quan đánh giá chứng nhận và
tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến

không ngừng hệ thống chất lượng của công ty.
1.3. Đôi nét về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Campuchia
Vương Quốc Campuchia đang trên con đường xây dựng đất nước sau chế độ
Khmer Đỏ và nội chiến đã tán phá mọi thứ. Nền kinh tế của Campuchia cũng đang
trên con đường hóa nhập và phát triển. Các doanh nghiệp trong nước cũng đang trên
con đường hoàn thiện và hội nhập, tham gia kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế Campuchia nói chung, các doanh
nghiệp Campuchia nói riêng có sự phát triển rất chậm nêu so với các nước trong
khu vực. Cùng với đó sự phát triển chậm của các doanh nghiệp dẫn đến một lĩnh
vực chuyên môn khoa học phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng không thể thoát
khỏi sự trí trệ trong việc phát triển. Trong đó khoa học quản lý chất lượng cũng
không nằm ngoài trong số đó.
Khái niệm quản lý chất lượng trong tổ chức xuất hiện khá sớm cùng với sự
xuất hiện của tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO đã được công ty sản xuất bia Tiger
(đạt nhà máy tại Campuchia) áp dụng vào năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến
bay giờ khoa học quản lý chất lượng vẫn là môn khoa học chưa có nhiều tổ chức,
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa biết đến. Mặc dù có mốt số doanh nghiệp
có biết tới quản lý chất lượng trong tổ chức, những họ vẫn còn chưa nhận biết được
tâm quan trọng của công tác quản lý chất lượng mang lại cho tổ chức của họ.
Đến năm 2009 nay có rất ít tổ chức, doanh nghiệp của Campuchia đạt chứng
chỉ ISO 9001 nêu tính riêng đến 12 năm 2008 doanh nghiệp của Campuchia đat
chứng chỉ ISO 9001 chỉ ở mức 19 công ty. Phần lớn công ty đạt tiêu chuẩn ISO
19
9001 của Campuchia là doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu là công ty trong ngành sản
xuất nước giải khát. Nếu tính trung bình từ năm tiêu chuẩn ISO đến Campuchia thi
có 2 doanh nghiệp của Campuchia đạt chứng chỉ tiêu chuẩn ISO trong vòng một
năm. Đấy là số lượng thể hiện sự phát triển đến mức quá chậm của doanh nghiệp
Campuchia trong nâng cao chất lượng quản lý.
20
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TẠI CÔNG TY CHUP RUBBER PLANTATION (CRP)
2.1. Giới thiệu công ty Chup Rubber Plantation (CRP) của Campuchia
2.1.1. Vài nét về công ty Chup Rubber Plantation (CRP)
Vương Quốc CAMPUCHIA là một nước trong khu vực ASIAN, có tổng diện
tích 181.035 Km
2
, có địa vị trung tâm của đất nước ở gần trung tâm của tỉnh
Kampong Thom, có chiều dài từ phía Bắc sang phía Nam là 440 Km và từ phía
Đông sang phía Tây là 560 Km. Trong đó có đất Basal có thể trồng tốt cây cao su là
761.000 hecta được phân chia đất màu đỏ 360.000 hecta và đất đá, đất đèn, đất màu
đỏ nhạt 375.320 hecta.
Vương Quốc CAMPUCHIA có 24 tỉnh thành phố và có thủ đô là Thủ Đô
PHNOM PENH. Nếu chúng ta bắt đầu đi từ thủ đô PHNOM PENH theo đường
quốc lộ số 7 khoảng 124 Km sẽ đến trung tâm tỉnh Kampong Cham.
Tỉnh Kampong Cham gồm có 16 thị xã. Nếu chúng ta vẫn đi tiếp từ trung tâm
của tỉnh theo đường quốc lộ số 7 qua cầu KYZONA khoảng 17 Km nữa thì sẽ đến
một làng có tên Thnal Tor Toeng thuộc xã Chup trong thị xã Tbaung Khmaum. Dọc
hai bên đường quốc lộ là rừng cao su xanh ngát, đó là vườn rừng cao su thuộc sở
hữu của công ty CRP. Dọc theo con đường đó có đường rễ vào phía trái, đây là con
đường vào địa ban danh của công ty CRP.
Địa chỉ liên hệ công ty:
- Làng 06, Công xã Chup, Thị xã Tbaum Khmaum, Tỉnh Kompong Cham,
Campuchia.
- Số điện thoại = (+855) 42 340 066 hoặc (+855) 42 340 030.
- Fax = (+855) 42 340 066 hoặc (+855) 42 340 030.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Giống cây cao su đã trồng đầu tiên ở đất nước Campuchia ở trong thập niên
năm 60. Công ty của Pháp có tên bằng tiếng Pháp Compagnie du Cambodge được
viết tắt “CC” có quyền quản lý tất cả vườn rừng cao su đó và bắt đầu hoạt động

21
trong năm 1968. Trong chế độ Tướng Lon Nol từ năm 1970-1975, phần lớn rừng
cao su bị phá hủy bởi vì thời đó rừng cao su đã trở thành chiến trường của chiến
tranh nội chiến.
Từ năm 1975-1979, là thời gian chế độ Khmer Đỏ thống trị. Hậu quả của chế
độ này là phần lớn cây cao su bị bệnh và thiệt hại rất nghiêm trọng, cây cao su gần
như bị phá hủy hoàn toàn.
Sau ngày giải phóng 07 tháng 01 năm 1979, rừng cao su trên toàn quốc hầu
như đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Những cây cao su còn lại được chăm sóc và sử
dụng cho hoạt động kinh doanh từng bước một theo sự quản lý của nhà nước.
Tháng 03 năm 1980, công ty CRP biệt danh là Sở Trung tâm có nhiệm vụ kêu gọi
và tập trung những kỹ sư và công nhân còn sống sót từ chế độ Khmer Đỏ để phục
vụ hoạt động kinh doanh. Tại tháng 07 năm 1980, Sở trung tâm được hồi phục và
nhà máy đã được hoạt động trở lại.
Năm 1983, để củng cố việc quản lý cho tốt hơn, Cục Rừng cao su thuộc Bộ
Nông Nghiệp Rừng và Thủy Sản đã chia rừng cao su nhà nước thành:
- Công ty Rừng cao su 7Makara hiện tại là CHUP RUBBER PLANTATION
- Công ty Rừng cao su Mettapheap hiện tại là Rừng cao su Chamka Andaung
- Công ty Rừng cao su Samaky hiện tại là Rừng cao su Memuot
Trong thời gian đó Rừng cao su 7Makara quản lý diện tích đất 34.726,20 hecta
và gồm có 6 khu vực:
- Khu vực Peam Chheang
- Khu vực Chup
- Khu vực Tmor Pich
- Khu vực Tapao
- Khu vực Krek
- Khu vực Chế biến cao su
Tất cả khu vực trên thuộc những thị xã: Tbaung Khmaum, Oreang Ov, Krov
Khmar, Phonhea Krek, và Dom Be.
Bắt đầu từ năm 1991, Chính phủ đã có quyết định thành lập công ty mới và

chia Công ty Rừng cao su 7Makara thành nhiều công ty nhỏ:
- Tại năm 1991, dựa theo quyết định của chính phủ đăng ngày 14 tháng 02
22

×