VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÝ TƯỜNG VÂN
CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MALAYA
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1957
Chuyên ngành : Lịch sử Thế giới cận – hiện đại
Mã số : 62.22.50.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LỊCH SỬ
Hà Nội - 2014
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn Khoa học:
- PGS.TSKH. Trần Khánh
- TS. Vũ Công Quý
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền
Phản biện 3: PGS. TS. Đào Tuấn Thành
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp
Học viện.
Họp tại Học viện Khoa học Xã hội, 477 đường Nguyễn Trãi,
Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi…… giờ… phút, ngày ……
tháng…… năm 2013.
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. (Viết chung) Trần Khánh chủ biên (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập
IV: Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào đấu tranh giành
độc lập (từ thế kỉ XVI đến năm 1945), NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. “Phong trào dân tộc ở Inđônêsia và Malaya trong nửa đầu thế kỉ XX -
Một số so sánh”, Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (437)/2012, tr. 38 - 52.
3. (Chủ trì) The Japanese Occupation of Malaya (1941-1945) and its
Impact on Development of Malay Political Consciousness. Đề tài do
Quỹ SUMITOMO tài trợ. (Nghiệm thu năm 2012).
4. “Chính sách giáo dục của Anh đối với người Malay bản địa (từ nửa
cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)”, Nghiên cứu Đông Nam Á, 5
(134)/2011, tr. 11 - 23.
5. “Nhật Bản chiếm đóng Malaya (1941 - 1945) và sự phát triển ý thức
chính trị của người Malay”, Nghiên cứu Đông Nam Á, 11 (140)/2011,
tr. 55 - 68.
6. Chủ trì: Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Đại học Quốc gia: Vấn đề Hồi
giáo trong chính sách dân tộc của Malaysia (1957 - 2010) (Nghiệm thu
năm 2011)
7. “Về một vài kinh nghiệm của Malaysia trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa vấn đề dân tộc và tôn giáo”// Vũ Dương Ninh cb., (2007), Đông
Nam Á: truyền thống và Hội nhập, NXB. Thế giới, Hà Nội.
8. Chủ trì: Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường Đại học KHXH &
NV: Vấn đề Hồi giáo trong chính sách dân tộc của Malaysia (1957 -
2000) (Nghiệm thu năm 2007).
9. “Kế hoạch Triển vọng lần thứ nhất - OPPI và vấn đề đoàn kết dân tộc ở
Malaysia” // Đại học Quốc gia Hà Nôi, Trường Đại học KHXH & NV
(2004), Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại, NXB.
Thế giới, Hà Nội.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 2002 tôi đã bắt đầu nghiên cứu về đất nước Malaysia qua Luận
văn Thạc sĩ và hai đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề là những vấn đề chính
trị-xã hội hiện đại của Malaya. Mặc dù luôn nhận được sự đánh giá cao đối với
các kết quả nghiên cứu của mình nhưng bản thân tôi vẫn chưa thấy thỏa mãn
bởi chưa đi đến tận cùng vấn đề khi giải quyết mối liên hệ giữa xã hội Malaysia
hiện đại với xã hội truyền thống của nó. Đó là lý do đầu tiên nhất đưa tôi trở lại
tiến trình lịch sử của Malaysia. Trong giai đoạn “thuộc Anh”, tôi lại lựa chọn
vấn đề con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya, một vấn đề
cho đến nay vẫn chưa được lý giải đầy đủ, do đó ở Việt Nam vấn đề vẫn chưa
được nhìn nhận, đánh giá đúng với bản chất của nó mà thường bị gộp vào với
các phong trào dân tộc có chút ít điểm tương đồng. Bởi vậy vấn đề này nên
được nghiên cứu.
2. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cả nhân loại tiến bộ lấy thập kỉ 2011-2020 là thập kỉ quốc
tế thứ ba loại trừ chủ nghĩa thực dân, đứng từ góc độ lịch sử có thể nhận thấy
tầm quan trọng của việc đặt lại những vấn đề liên quan đến thực dân hóa, phi
thực dân hóa, hay vấn đề đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.
Hơn nữa, trong thời kì thuộc địa của Đông Nam Á (ĐNA), Malaya được coi là
một trường hợp khá đặc biệt, bởi vì người ta vẫn thường cho rằng, trước Chiến
tranh thế giới II (CTTGII) “người Malay là tộc người ít quan tâm đến chính trị
nhất trong số các tộc người ở Đông Nam Á”, hay chẳng có gì thực sự đáng chú
ý xảy ra ở Malaya cho đến tận năm 1945 vì ở Malaya hoàn toàn không có khái
niệm “người Malaya” mà chỉ có “người Malay”, “người Hoa” và “người Ấn
Độ”, ngay bản thân “người Malay” cũng không thể tồn tại với tư cách là một
cộng đồng thống nhất, do đó cũng không tồn tại khái niệm “quốc gia Malaya”.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm sau khi CTTGII kết thúc, người ta lại thấy
“Anh đang phải đối mặt với sức mạnh đoàn kết toàn diện chưa từng thấy của
người Malay”. Lại tiếp tục được coi là đặc biệt nếu so sánh Malaya với một số
thuộc địa khác ở ĐNA. Trong khi Việt Nam hay Inđônêsia mặc dù đều có ý
thức độc lập dân tộc mãnh liệt ngay từ rất sớm nhưng cả ba đều phải tiến hành
2
cuộc đấu tranh lâu dài mới đạt được nền độc, thì với Malaya, tính đến thời
điểm ngay sau CTTGII, độc lập dân tộc chưa bao giờ là mối quan tâm sâu sắc
của người Malay dù dưới sự thống trị của bất kì thực dân nào (ngoại trừ tư
tưởng cấp tiến của nhóm trí thức bình dân Malay từ cuối những năm 1930).
Vậy mà, “Quá trình tiến đến độc lập của Liên bang Malaya chưa kể đến những
tiến bộ kinh tế sau đó, là nhanh nhất so với bất cứ lãnh thổ phụ thuộc nào ở thời
kì hậu chiến”. Thực tế đó khiến nhiều người phải kinh ngạc: Tại sao người
Malay có thể giành được độc lập nhanh đến như vậy vào năm 1957? Có phải
nền độc lập của Malaya đơn giản chỉ là sự “trao trả” như nó vẫn thường được
hiểu và trên nền tảng của một đất nước không đoàn kết lực lượng dân tộc,
không khát vọng độc lập? Việc nghiên cứu, luận giải để làm sáng tỏ những vấn
đề vừa nêu bằng tất cả hiện thực của lịch sử-xã hội Malaya sẽ làm nên ý nghĩa
khoa học của đề tài Luận án “Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của
Malaya từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1957”.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích: Bằng cách tiếp cận lịch sử và xã hội học lịch sử, chúng tôi
muốn làm sáng tỏ quá trình định hình một con đường trong cuộc đấu tranh
giành độc lập của Malaya. Đề tài luận giải con đường mà Malaya đã lựa
chọn là con đường không hoàn toàn dựa trên một học thuyết chính trị quốc
tế cụ thể nào mà được căn cứ trên các đặc tính quốc gia, dân tộc, tôn giáo
của đất nước Malaya. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn đưa đến
nhận thức toàn diện hơn về một nội dung trọng tâm của thời kì có vị trí đặc biệt
quan trọng trong tiến trình lịch sử của mỗi quốc gia-dân tộc cũng như của cả
khu vực, cũng như góp thêm vào sự phong phú các con đường đấu tranh giành
độc lập của các dân tộc thuộc địa.
3.2. Đối tượng: Trong trường hợp Malaya, để lý giải sự định hình con
đường đấu tranh giành độc lập rất cần phải xem xét những yếu tố đã chi
phối tình cảm dân tộc, sự hình thành, phát triển của ý thức quốc gia-dân tộc
không chỉ của các cộng đồng nhập cư mà của cả người bản địa Malay, do
đó cũng chi phối sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Malay/Malaya và
đương nhiên chi phối sự lựa chọn hay cách thức tiến hành con đường đấu
tranh giành độc lập ở đất nước này. Các yếu tố đó gồm đặc tính đa cộng
đồng (cộng đồng bản địa và các cộng đồng nhập cư), sự tồn tại và phát triển
3
của chủ nghĩa cộng đồng, yếu tố đa đảng phái chính trị và đặc tính tâm lý
dân tộc-tôn giáo của người Malay Hồi giáo.
- Về sử dụng thuật ngữ: “Malaya” là tên gọi của đất nước trong suốt thời kì
thuộc Anh.“Người Malay”là cộng đồng người Malay bản địa để phân biệt với
hai cộng đồng nhập cư “người Hoa”, “người Ấn Độ”. “Người Malaya” là bao
gồm toàn bộ người dân sinh sống ở đất nước Malaya.
3.3. Phạm vi: Về không gian: “Malaya thuộc Anh” có giới hạn địa lý là toàn
bộ phần phía Tây của lãnh thổ Malaysia ngày nay. Về thời gian: từ cuối thế kỉ
XIX (thực dân Anh hoàn thành về cơ bản quá trình bành trướng thuộc địa vào
các tiểu quốc Malay) đến năm 1957 (năm Malaya tuyên bố nền độc lập). Về
phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài xem xét quá trình định hình con đường đấu
tranh thông qua sự vận động, phát triển của các yếu tố đặc thù của xã hội
Malaya như đã nói ở trên, qua đó chỉ ra khả năng tối ưu nhất của con đường
này trong việc đáp ứng các yêu cầu của lịch sử và tình hình thực tiễn của đất
nước. Một số vấn đề và nội dung có liên quan sẽ được đặt trong mối liên hệ
với Inđônêsia, quốc gia trong cùng “thế giới Malay”, “thế giới Hồi giáo” và
có nhiều tác động trực tiếp với Malaya. Việc so sánh giữa các con đường
đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa đòi hỏi phải hết sức thận
trọng vì như D.G. Hall đã nói “khái quát hóa sẽ rất nguy hiểm”. Chúng tôi
sẽ chỉ ra những yếu tố chi phối vấn đề này ở một số thuộc địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tư liệu (để
thu thập và xử lý nguồn tài liệu lưu trữ cùng các tài liệu tham khảo khác),
phương pháp lịch sử cùng các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp
thống kê, so sánh, phương pháp nghiên cứu liên ngành dân tộc học và xã hội
học văn hóa, xã hội học lịch sử. Ngoài ra, cũng cần phải dựa trên cách tiếp cận
hệ thống và sử dụng phương pháp cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này.
5. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu gốc được khai thác từ các cơ quan Lưu trữ quốc gia của
Malaysia và Singapo, gồm những tài liệu được công bố bởi Bộ Thuộc địa,
chính quyền Hoàng gia Anh, chính quyền Liên hiệp và Liên bang Malaya.
Nguồn tài liệu này gồm các báo cáo (official report), các kế hoạch/dự thảo
kế hoạch (proposal), dự luật (bill), bài phát biểu (speech) hoặc điện tín
4
(telegram), tài liệu về các cá nhân và các tổ chức chính trị (papers). Chúng
tôi cũng sử dụng tài liệu lưu trữ đã xuất bản (documentary collection). Các tài
liệu khác được sử dụng gồm sách chuyên khảo, chuyên luận, luận án tiến sĩ,
các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở hai khối ngôn ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh và một số tờ báo bằng tiếng Anh ở Malaya.
6. Đóng góp của đề tài Luận án
Luận án phân tích sự chuyển biến ý thức chính trị của người Malay
qua các lần tác động (thực dân của Anh và phát xít Nhật); Phân tích quá
trình phát triển ý thức quốc gia-dân tộc Malaya của người Malay bản địa và
người Hoa, người Ấn trong bối cảnh chịu sự chi phối sâu sắc của chủ nghĩa
cộng đồng, qua đó làm rõ vai trò chính trị của các Đảng của cộng đồng
trong trạng thái phân cực của nền chính trị Malaya. Sự phát triển ý thức
quốc gia-dân tộc Malaya chính là nền tảng của sự hợp tác giữa các Đảng
cộng đồng trong Liên minh với UMNO làm nòng cốt và sự hợp tác giữa
quần chúng của các cộng đồng. Đó cũng đồng thời quá trình định hình một
con đường trong cuộc đấu tranh giành độc lập của người Malaya. Khẳng
định con đường hợp tác các cộng đồng dân tộc, đấu tranh chính trị giành độc
lập là con đường tối ưu nhất trong việc đáp ứng các yêu cầu của lịch sử và tình
hình thực tiễn của đất nước.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, có rất ít tư liệu về Malaya/Malaysia, tư liệu liên quan trực
tiếp đến vấn đề nghiên cứu của Luận án lại càng ít hơn. Do đó, một số công
trình thông sử ĐNA rất có giá trị tham khảo đối với Luận án: Lịch sử Đông
Nam Á [41], Lịch sử Đông Nam Á, tập IV Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa
và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỉ XVI đến năm 1945
[37] và hai công trình được dịch từ tiếng Anh Lịch sử Đông Nam Á của D. Hall
[34] và Lịch sử Đông Nam Á hiện đại của C. Christie [33] Chuyên luận Lịch sử
phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX - Một cách tiếp cận bao quát cả về lý
luận lẫn thực tiễn về các phong trào giải phóng dân tộc. Các bài nghiên cứu
trên các tạp chí chuyên ngành vẫn không trực tiếp về Malaya, nhưng đề cập
đến vấn đề nghiên cứu là phong trào đấu tranh giành độc lập được nhìn trên
5
bình diện toàn khu vực, đặc biệt có một số vấn đề được nhìn nhận lại, nhìn
nhận mới bằng những quan điểm mới như “Vấn đề xác định thời điểm thiết lập
chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”, “Bối cảnh Đông Nam Á
trước sự xâm nhập và thôn tính thuộc địa của phương Tây”, “Nhìn lại cuộc đấu
tranh giành độc lập của Đông Nam Á thế kỉ XX”…
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Trước hết phải kể đến khối tư liệu được viết bởi các thế hệ các nhà cai trị
người Anh đồng thời là các nhà nghiên cứu về Malaya. Vì trách nhiệm của
mình, những ghi chép, bàn luận đó có giá trị khoa học nhất định, mặc dù không
thể không thừa nhận rằng những tư liệu này bị bao trùm bởi tư tưởng thực dân
và quan điểm “châu Âu trung tâm”. Tiêu biểu có các công trình, bài viết của F.
Swettenham (British Malaya: An account of the origin and progress of
British influence in Malaya hay “British rule in Malaya”), R. Wilkinson (A
History of Peninsular Malays), R. Winstedt (The Malays: A Cultural
History). Slicock T.H., Robert Heussler và Victor Purcell là thế hệ thứ ba các
nhà thực dân với nhiều công trình mang dấu ấn thực dân đậm nét, tiêu biểu có
British rule in Malaya: The Malayan Civil Service and its predecessors
1867-1942, Completing a stewardship: the Malayan Cilvil Service, 1942-
1957… Họ đều xem thuộc địa Malaya như là “gánh nặng của người da
trắng”, coi người bản xứ như là “những chủng tộc non nớt” và “trách nhiệm
của người da trắng là phải dẫn dắt họ đi đến văn minh”, như thế mới được
coi là “hoàn thành cương vị của người quản lý. Đối với khối tư liệu được viết
bởi các nhà nghiên cứu: khách quan và công bằng hơn trước các sự thực lịch
sử. Bên cạnh các công trình thông sử ĐNA hay Malaya là những công trình
chuyên sâu về các khía cạnh được chúng tôi khảo cứu. Những chuyên luận bàn
về các đặc tính dân tộc, tôn giáo ở Malaya như The Sultanate of Malacca,
Communalism and the political process in Malaya, hay Rulers and Residents:
Influence and power in the Malay states, 1870-1920, Chính sách cai trị của
Anh được phản ánh qua Devide and rule: The roots of race relations in
Malaysia của A. Collin hay A study in direct and indirect rule của Rupert
Emerson. Cùng với “Politicization and political development in a rural Malay
community” của Rogers, chuyên khảo của William Roff, The Origins of Malay
Nationalism có thể coi là nghiên cứu chuẩn mực về tác động của sự chuyển
6
biến xã hội Malay đối với sự hình thành và phát triển chủ nghĩa dân tộc của
người Malay trong những năm 1930. Vấn đề tác động của Nhật Bản đối với
Malaya được nhận diện qua các Luận án Tiến sĩ “From Parochial to National
Outlook: Malay society in transition, 1920-1948” hay “The Impact of Japanese
Occupation of Malaya on Malay Society and Politics (1941-1945)” và loạt các
công trình, bài viết của Cheah Boon Kheng cùng nhiều tác giả khác. Những
công trình British policy and Malay politics during the Malayan Union
experiment, 1942-1948, Colonial issues in British Politics, 1945-1961, The
Foreign Policy of the British Labour Government, 1945-1951 hay
Malaysia, the making of a Nation,… phản ánh diễn biến chính trị ở Malaya từ
sau năm 1945 qua sự phản ứng quyết liệt “chưa từng có tiền lệ” trong lịch sử
của người Malay buộc Anh phải liên tục điều chỉnh chính sách trong các giai
đoạn 1948-1951 và 1952-1957.
Tiểu kết: Qua sự khảo cứu và hệ thống hóa tư liệu liên quan đến đề tài luận
án có thể thấy tư liệu rất tản mạn trên nhiều khía cạnh: lịch sử, chính trị,
kinh tế, xã hội, đến các khía cạnh văn hóa, tôn giáo, tộc người. Những tài
liệu đề cập đến quá trình đi đến độc lập của Malaya lại hầu như chỉ mang
tính chất mô tả diễn biến từ sau Chiến tranh thế giới II, thậm chí sau khi
xuất hiện Đảng Liên minh đến năm 1957. Trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu
được xác định, ‘bức tranh đa chiều’ nói trên cho phép chúng tôi quan sát
vấn đề nghiên cứu theo cả chiều rộng lẫn chiều chiều sâu, đưa lại cho chúng
tôi khả năng phân tích toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận giải có tính hệ
thống về quá trình định hình và lựa chọn một con đường đấu tranh giành
độc lập dân tộc của Malaya.
Chương 2
MALAYA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA ANH
CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
2.1. TỪ VƯƠNG QUỐC HỒI GIÁO MALACCA ĐẾN THUỘC ĐỊA MALAYA CỦA ANH
2.1.1.Hồi quốc Malacca và những thế kỉ đầu tiếp xúc với phương Tây (1400-1786)
Sự hưng thịnh của vương quốc Malacca một phần được đưa đến bởi sự
gia nhập vào thế giới Hồi giáo. Hồi giáo sau khi xâm nhập vào xã hội
Malay nhanh chóng trở thành tôn giáo dân tộc của cộng đồng người Malay.
Các lý tưởng và các giá trị văn hóa của Đạo Hồi hình thành đặc tính tâm lý
7
dân tộc-tôn giáo của người Malay Hồi giáo với giá trị cốt lõi là lòng trung
thành tuyệt đối với các Quốc vương Malay, đồng nghĩa với lòng trung
thành với các tiểu quốc của họ. Văn hóa của người Malay cùng ngôn ngữ
Malay đã lan tỏa đến các cư dân trên quần đảo Malaya - Inđônêsia. Với vị
trí và vai trò của một trung tâm thương mại, tôn giáo và văn hóa lớn trong
khu vực, Hồi quốc Malacca đã tạo lập một sự khởi đầu vững chắc cho quá
trình lịch sử của Malaya. Từ năm 1511, Bồ Đào Nha và Hà Lan lần lượt
xâm chiếm Malacca và coi đó là pháo đài bảo vệ các lợi ích thương mại họ
ở ĐNA.
2.1.2.Malaya trở thành thuộc địa của Anh (1786-1914)
2.1.2.1. Thành lập Khu định cư Eo biển (Straits Settlements)
Bắt đầu bằng việc chiếm đóng Penang năm 1786, chiếm đảo Singapo
năm 1819 và sở hữu Malacca năm 1824, năm 1826 Anh thực hiện sáp nhập
cả ba thành một đơn vị hành chính lấy tên là Khu định cư Eo biển (Straits
Settlements - SS).
2.1.2.2 Quá trình mở rộng can thiệp vào các tiểu quốc Malay và sự củng cố chế
độ cai trị của Anh ở Malaya
Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, “Cơn kịch phát thực dân hóa” đã hối
thúc chính quyền Anh đẩy mạnh quá trình bành trướng thuộc địa. Năm
1867, SS chính thức trở thành thuộc địa trực tiếp của Hoàng gia Anh. Hiệp
ước Perak năm 1874 hợp pháp hóa sự can thiệp của Anh vào Perak và các
tiểu quốc Malay thông qua thiết chế Công sứ, chính quyền Anh cam kết bảo
vệ vương quyền truyền thống của các Quốc vương Malay và đảm bảo các
“quyền đặc biệt” cho người Malay trước những tộc người khác. Năm 1895,
4 tiểu quốc Perak, Selangor, Pahang, Negri Sembilan được sáp nhập lại
trong Liên bang các bang Malay (FMS). Năm 1909, 5 tiểu quốc Trengganu,
Kelantan, Kedah, Perlis và Johore hợp thành Các bang Malay ngoài Liên bang
(UMS). FMS và UMS đều được đặt dưới chế độ cai trị gián tiếp nhưng mức
độ không hoàn toàn giống nhau. Quá trình củng cố chế độ cai trị của Anh
cũng bắt đầu được tiến hành từ năm 1909 bằng các cải cách hành chính trong
những năm 1920-1930 nhằm tập trung mọi quyền hành về tay người Anh.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA ANH Ở MALAYA
2.2.1. Biến đổi cơ cấu kinh tế với vai trò chủ thể của ngoại kiều
8
Sự phát triển các ngành công nghiệp thiếc và cao su đã phá vỡ cấu trúc kinh
tế phong kiến truyền thống của xã hội bản địa, đưa tới những động lực của nền
kinh tế hiện đại phục vụ xuất khẩu. Anh chủ trương không can thiệp đến nền
tảng kinh tế truyền thống của người Malay. Thậm chí người Malay cũng
không được sử dụng để làm phu ở các mỏ thiếc hay ở các đồn điền cao su
bởi sự nhập cư quá dễ dàng lao động người Hoa, người Ấn, người
Inđônêsia. Đến đầu thế kỉ XX, trong khi ngoại kiều (chủ yếu là người Hoa và
một số là người châu Âu) nắm giữ vai trò chủ thể của nền kinh tế Malaya thì
cộng đồng người Malay bị biến thành “giai cấp nông dân cố định”, bị bó hẹp
hoàn toàn với nền kinh tế truyền thống.
2.2.2. Hình thành xã hội đa tộc người và các nguyên nhân mâu thuẫn tộc người
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế hiện đại,
chính quyền Anh đã nhập khẩu lao động người Hoa và người Ấn Độ trên qui
mô lớn. Sự thiếu kiểm soát sau đó đã đưa đến sự hình thành xã hội Malaya đa
tộc người. Cơ cấu tộc người trên bán đảo Malaya thay đổi theo hướng số người
Hoa dần vượt qua số người Malay (theo các cuộc điều tra dân số năm 1921,
1931, 1941). Số người Ấn Độ luôn giữ ở mức thấp (15%). Sự chuyên biệt hóa
ngành nghề kinh tế kéo theo sự phân bố cư dân theo tộc người (người Hoa ở
các đô thị và các trung tâm kinh tế lớn, người Malay ở những vùng nông
thôn nghèo nàn lạc hậu), những khoảng cách ngày càng lớn về trình độ phát
triển kinh tế, văn hóa, giáo dục là những nguyên nhân đưa đến chủ nghĩa cộng
đồng ngày càng tăng trong xã hội Malaya.
2.2.3. Sự phát triển của đội ngũ trí thức người Malay
Chính sách giáo dục đối với người Malay bản địa nằm trong hệ thống chính
sách “chia” để “trị”. Vì vậy, chính quyền xây dựng chương trình giáo dục tinh
hoa dành cho tầng lớp quý tộc và chương trình giáo dục “thiên về nông thôn”
dành cho số đông dân chúng còn lại. Thông qua chính sách kép này, chính
quyền Anh vừa lôi kéo sự ủng hộ của giới quý tộc Malay lại vừa kiểm soát
được xã hội Malaya thông qua hai kênh: một kênh là lòng trung thành của
dân chúng đối với Quốc vương và giai cấp thống trị truyền thống và một
kênh là sự kìm hãm về tri thức lẫn khả năng kinh tế của thường dân Malay,
từ đó ngăn chặn sự thức tỉnh chính trị của lực lượng xã hội đông đảo này.
Dòng giáo dục tôn giáo của người bản địa Malay cũng phát triển mạnh từ đầu
9
thế kỉ XX với sự xuất hiện của loại hình trường cách tân Hồi giáo. Trong bối
cảnh đó, một đội ngũ trí thức người bản địa Malay đã hình thành và phát
triển, tác động trực tiếp đối với phong trào dân tộc của người Malay được
dẫn dắt bởi 3 nhóm trí thức là sản phẩm của 3 dòng giáo dục: nhóm trí thức
tôn giáo, nhóm trí thức chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh và nhóm trí
thức được đào tạo bởi nền giáo dục bản địa.
2.2.4. Sự phát triển của báo chí bản địa
Sự phát triển của báo chí bản địa không chỉ thể hiện về mặt số lượng, tốc độ
phát triển, sự đa dạng của loại hình báo chí mà rất quan trọng là nội dung báo
chí đã phản ánh sự phát triển ngày càng cao ý thức chính trị của người Malay,
đưa đến các khát vọng cải thiện vị trí của cộng đồng, truy tìm nguyên nhân của
sự lạc hậu của cộng đồng Malay là do sự hiện diện của người Hoa và do chính
sách cai trị của Anh, thậm chí bày tỏ khát vọng về tương lai chính trị của đất
nước qua lý tưởng xây dựng một quốc gia-dân tộc độc lập bao trùm cả hai
thực thể Malaya thuộc Anh và Inđônêsia thuộc Hà Lan - quốc gia Đại
Inđônêsia (Indonesia Raya/Malaya Raya)
Tiểu kết: Chính sách cai trị của Anh như những “sức ép ngoại lực” không
chỉ làm thay đổi đặc tính chủng tộc của bán đảo mà còn đưa đến những chuyển
biến trong cấu trúc địa-chính trị, địa-kinh tế của Malaya. Nhưng, chính những
sức ép đó lại hướng Malaya theo những chiều hướng mới. Giới trí thức Malay
từ thập niên 1920 trở đi bắt đầu thoát ra khỏi sự khống chế của môi trường xã
hội và tôn giáo truyền thống, thể hiện khả năng phản biện xã hội và tinh thần
phản kháng trước các trở lực đối với sự phát triển của cộng đồng người Malay.
Chương 3
PHONG TRÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI MALAY
TRONG NHỮNG NĂM GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
3.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
Tinh thần dân tộc của người Malay Hồi giáo chịu sự tác động của nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan ở các cấp độ khu vực và quốc tế, song trực tiếp nhất
là các tác động từ thế giới Hồi giáo Trung Đông với phong trào cải cách Hồi
giáo và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sục sôi; từ phong trào dân tộc
rộng lớn của người Inđônêsia, một quốc gia cùng thuộc về “thế giới Hồi giáo”
và “thế giới Malay” với Malaya, vận động dựa trên ý tưởng về Inđônêsia
10
thống nhất: “Một quốc gia - Inđônêsia; Một dân tộc - người Inđônêsia;
Một ngôn ngữ - tiếng Inđônêsia”; thậm chí từ chính những hoạt động chính trị
hướng về tổ quốc Trung Hoa hay Ấn Độ của các cộng đồng nhập cư người
Hoa, người Ấn tại Malaya.
3.2. PHONG TRÀO CẢI CÁCH DƯỚI SỰ DẪN ĐƯỜNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TÔN GIÁO
Các trí thức tôn giáo Malay trở về từ Đại học Cairô ở Ai Cập đã đi tiên
phong trong phong trào dân tộc ở Malaya thời kì này. Qua hoạt động báo chí,
họ nêu lên tư tưởng cần phải cải thiện sự trì trệ của cộng đồng Malay nhưng
phải bắt đầu trước hết từ khía cạnh tôn giáo vì người Malay thiếu những kiến
thức đúng đắn về đạo Hồi, về nguyên lý phát triển của đạo Hồi, do đó phải
biến Hồi giáo thành một đòn bẩy tinh thần để gắn kết sự năng động của mỗi cá
nhân vào tương lai cao hơn của cộng đồng Malay. Những người có tư tưởng
cải cách tập hợp trong nhóm Kaum Muda để phân biệt với nhóm Kaum Tua
đứng đầu là các Quốc vương. Kaum Muda phản đối chủ nghĩa bảo thủ tôn
giáo của Kaum Tua, chủ trương khôi phục sự trong sáng của các học thuyết
tôn giáo, cải cách phát triển dân chủ. Tư tưởng chống lại Quốc vương của
Kaum Muda không thu hút mối quan tâm của quần chúng Malay, những người
mộ đạo luôn đi theo Quốc vương như đi theo “cái bóng của Thượng đế trên trái
đất”.
3.3. NHÓM TRÍ THỨC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC ANH VÀ
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VÌ “QUYỀN ĐẶC BIỆT” CỦA NGƯỜI MALAY
Đối diện với mối hiểm họa từ việc gia tăng nhanh chóng cả về số lượng
cư dân lẫn sức mạnh kinh tế của người Hoa, nhóm trí thức này đã thành lập
tổ chức chính trị đầu tiên của người Malay: Hiệp hội người Malay Singapo
(KMS) năm 1926 với mục tiêu bảo vệ “quuyền đặc biệt” của người Malay,
nắm quyền quản lý đất nước, để đất nước không bị chi phối bởi những
người không phải Malay. Khi các lãnh tụ người Hoa đấu tranh đòi được đối
xử công bằng như người Malay đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng đồng của người
Malay phát triển mạnh mẽ trong thập niên 1930. Từ năm 1937, các hiệp hội
người Malay được thành lập ở tất cả các bang và chĩa mũi nhọn đấu tranh
vào người Hoa một cách quyết liệt, trong khi vẫn nhấn mạnh lòng trung
thành với các Quốc vương, hợp tác với người Anh để bảo vệ người Malay
trước người Hoa.
11
3.4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA NHÓM TRÍ THỨC CẤP TIẾN
Những đặc trưng cơ bản để phân biệt tư tưởng nhóm trí thức này với hai
nhóm trước chính là tính “cấp tiến” được thể hiện qua thái độ bất mãn với
chính quyền thực dân, do đó mang lập trường bất hợp tác với người Anh.
Bên cạnh đó là thái độ phê phán giới quyền uy truyền thống và đội ngũ viên
chức Malay dưới cái ô bảo trợ của người Anh đã xa rời quần chúng, không
lãnh đạo quần chúng tiến lên trước sự lấn át của cộng đồng người Hoa, thủ
phạm chính gây nên sự lạc hậu yếu kém của người Malay. Mục tiêu chính
trị cao nhất là Độc lập cho Malaya. Nhóm này chịu ảnh hưởng rất lớn từ
phong trào dân tộc của người Inđônêsia. Họ nêu ý tưởng thống nhất người
Malay trên toàn quần đảo trong quốc gia mới Indonesia Raya bao gồm cả
hai thực thể Inđônêsia và Malaya, coi đó là một giải pháp cho vấn đề hiện
tại của xã hội Malay. Khuynh hướng chính trị của nhóm này trở nên triệt để
hơn sau khi Liên hiệp Thanh niên Malay (KMM) được thành lập (5/1937)
với Ibrahim Yaacob là Chủ tịch. Đây là tổ chức chính trị của toàn thể
người Malay trên bán đảo - khác với các tổ chức chỉ ở cấp bang của của
giới quý tộc Malay. CTTGII bùng nổ, Ibrahim Yaacob và một số cộng sự
của ông đã quay sang hợp tác với Nhật để thúc đẩy các hoạt động chính trị
của mình.
Tiểu kết: Nội dung dân tộc chủ nghĩa của các phong trào trong những năm
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã nhen nhóm các con đường đấu tranh
khác nhau của người Malay ở giai đoạn hậu chiến, giai đoạn bản lề trong
quá trình phải lựa chọn dứt khoát một con đường đấu tranh giành độc lập
dân tộc cho Malaya. Trong xã hội Malay Hồi giáo, vấn đề trung tâm chi
phối yếu tố lực lượng của các phong trào phụ thuộc rất lớn vào đặc tính tâm
lý dân tộc-tôn giáo của người Malay Hồi giáo. Những tư tưởng phê phán
các Quốc vương của nhóm trí thức tôn giáo và bình dân không giành được
sự ủng hộ của quần chúng là toàn bộ người Malay theo Hồi giáo luôn trung
thành tuyệt đối với các Quốc vương. Chủ nghĩa cộng đồng lại khiến các
phong trào hướng mũi nhọn đấu tranh vào người Hoa là đặc điểm tiếp theo.
Mặc dù phong trào của giới trí thức quý tộc chiếm vai trò chủ đạo nhưng
chúng tôi cho rằng không nên và không thể bỏ qua một số yếu tố dù mới chỉ
trên phương diện tư tưởng do KMM đề xuất về tinh thần “thống nhất”, về ý
12
niệm “một dân tộc Malay”, “một quốc gia Malaya” trong bối cảnh người
Malay ở mỗi bang (là các Sultanate trước đây) chỉ gìn giữ lòng trung thành
với Quốc vương và với bang của mình, hay tinh thần chống đế quốc thực
dân, giành độc lập dân tộc. Bởi vì tất cả những ý tưởng này không chỉ trở
thành hiện thực ở Malaya, mà thậm chí chúng còn được nhận diện là dấu
hiệu trưởng thành chính trị vượt bậc của người Malay/Malaya ở giai đoạn
hậu chiến, giai đoạn bản lề trong quá trình lựa chọn dứt khoát một con
đường đấu tranh giành độc lập dân tộc cho Malaya.
Chương 4
CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MALAYA
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II ĐẾN NĂM 1957
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA GIAI ĐOẠN NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNG MALAYA (1942-1945)
4.1.1. Tầm quan trọng của Malaya trong chiến lược Đại Đông Á của Nhật Bản
Bán đảo Malaya là mục tiêu hàng đầu của đế quốc Nhật Bản trong cuộc
chinh phục ĐNA vì ngoài ý nghĩa là trục trung tâm thông tin liên lạc, giao lưu
kinh tế cho cả khu vực, là thành trì về quân sự của đế quốc Nhật Bản ở
Đông Nam Á mà Malaya với cứ điểm Singapo còn đóng vai trò là đầu não bộ
máy chiến tranh của Nhật ở ĐNA. Với ý nghĩa đó, các chính sách Nhật Bản
triển khai ở Malaya chắc chắn sẽ đưa lại nhiều tác động trên nhiều phương
diện.
4.1.2. Chính sách Quân sự hóa và “Nhật Bản hóa” xã hội Malaya
4.1.2.1. Chính sách Quân sự hóa xã hội Malaya
Ngoài việc quân sự hóa bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa
phương và bộ máy hành chính, Chính quyền Quân sự Nhật Bản ở Malaya đã
tiến hành thành lập hàng loạt các đơn vị quân đội, cảnh sát và các đơn vị quân
tình nguyện ở các làng xóm với quân số tuyệt đại đa số là người Malay. Trước
tình thế ngày càng bất lợi trên chiến trường, tháng 9/1943, MMA chọn Ibrahim
Yaacob tuyển mộ thanh niên Malay thành lập hai đội quân chiến đấu là
Giyugun và Giyutai, năm 1944, thành lập Đội quân tình nguyện nữ người
Malay. Tất cả các lực lượng quân sự này đều được huấn luyện theo mô hình
của quân đội Nhật Bản với kỷ luật thép và tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ
bán đảo, giữ gìn sự thịnh vượng cho bán đảo
13
4.1.2.2. “Nhật Bản hóa” xã hội Malaya thông qua các chính sách văn hóa, giáo
dục
Trước hết, MMA lấy tiếng Nhật làm ngôn ngữ chung để truyền bá văn hóa
Nhật, hướng Malaya đi theo con đường của đế quốc Nhật. Để phục vụ hiệu quả
cho công cuộc cai trị, Nhật thực hiện chính sách giáo dục không hạn chế đối
với người Malay thuộc mọi tầng lớp kể cả phụ nữ ở các cấp học từ tiểu học lên
cao đẳng và đại học, tăng cường đào tạo lực lượng lãnh đạo đất nước qua hệ
thống trường Koa Kunrenjo, ưu tiên bổ nhiệm người Malay vào hệ thống chính
quyền thậm chí nhiều viên chức Malay được cử nắm giữ các chức vụ hành
chính cao thay thế cho người Nhật.
4.1.3. Sự chuyển biến ý thức chính trị của người Malay
Những trải nghiệm mới trong môi trường quân sự, văn hóa, giáo dục là
động cơ thúc đẩy giới trẻ, những thanh niên-nông dân Malay vốn sống tách
biệt trong các làng xã với nghề nông thuần túy. Nhiều trí thức Malay được giữ
vị trí cao trong bộ máy hành chính. Vai trò của người phụ nữ cũng gia tăng
trong lĩnh vực kinh tế, an ninh-quốc phòng và chính trị-xã hội. Lần đầu tiên
người dân Malay vốn chỉ biết đến nghĩa vụ trung thành với Quốc vương và với
bang của mình được khắc sâu trong tâm trí ý chí thép bảo vệ bán đảo, được
nuôi dưỡng khát vọng phục vụ đất nước, góp sức mình xây dựng sự thịnh
vượng cho bán đảo. Ý thức về sự đoàn kết là một chuyển biến rất đáng chú ý
của người Malay trước hành động của MMA trao 4 bang phía bắc bán đảo cho
Thái Lan làm cán cân dân số nghiêng về phía người Hoa, đặc biệt là Kế hoạch
độc lập cho Malaya nhưng lại căn cứ trên tình hình dân số của người Hoa nhập
cư. Nhìn chung, giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng đã thực sự biến Malaya từ
“một vùng đất vốn bị tù túng về chính trị” trở thành “một vùng xoáy về chính
trị”.
4.2. MALAYA NGAY SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II: CHÍNH SÁCH CỦA
ANH VÀ TÌNH TRẠNG PHÂN CỰC CỦA NỀN CHÍNH TRỊ MALAYA
4.2.1. Bối cảnh quốc tế thời hậu chiến
CTTGII đã làm suy giảm ảnh hưởng quốc tế của các cường quốc thực dân
truyền thống. Quyền lực chuyển từ Anh, Pháp sang hai siêu cường mới là Mĩ
và Liên Xô. ĐNA sau chiến tranh cũng trở thành mối quan tâm đặc biệt của
Mĩ, nhưng Mĩ buộc phải chấp nhận để ĐNA thuộc phạm vi ảnh hưởng
14
truyền thống của các nước phương Tây như thời kì trước chiến tranh, mở
đường cho việc quay trở lại tái chiếm thuộc địa của thực dân phương Tây.
4.2.2. Từ “Liên hiệp Malaya” đến “Liên bang Malaya”: vai trò của Tổ
chức Dân tộc Thống nhất Malay
Kế hoạch Liên hiệp Malaya năm 1946 với ba trụ cột là hợp nhất toàn
Malaya dưới sự cai trị trực tiếp của Chính quyền quân sự Anh (BMA), vương
quyền của Quốc vương Malay trao cho Hoàng gia Anh và quyền công dân bình
đẳng cho tất cả các cộng đồng dân tộc ở Malaya đã gây nên những phản ứng
quyết liệt “chưa từng có tiền lệ” trong lịch sử của người Malay. Tổ chức Dân
tộc Thống nhất Malay (UMNO) được thành lập 5/1946 đã tập hợp toàn thể
người Malay đấu tranh buộc BMA phải thay thế Liên hiệp Malaya bằng thể
chế Liên bang Malaya vào năm 1948 với các cam kết tiếp tục bảo đảm quyền
đặc biệt của người Malay, trao lại vương quyền cho các Quốc vương Malay.
Liên bang Malaya đánh dấu thành công vang dội của UMNO và sự đoàn kết
của cộng đồng người Malay trên toàn Malaya. Tuy nhiên, sự thắng thế của chủ
nghĩa cộng đồng của người Malay lại gây nên những xung đột cộng đồng
Malay - Hoa hết sức gay gắt.
4.2.3. Đảng Cộng sản Malaya và “Tình trạng Khẩn cấp”
Đảng Cộng sản Malaya (MCP) và Quân đội nhân dân Malaya kháng Nhật
(MPAJA) với tuyệt đại đa số là người Hoa đã tích cực hợp tác với Anh chống
Nhật trong thời gian chiến tranh. Tuy nhiên, diễn biến trong những năm 1946-
1947 đã chứng tỏ chính quyền Anh lựa chọn hợp tác với giới quý tộc Malay và
cộng đồng người Malay hơn là với người Hoa cộng sản đã đẩy MCP đến quyết
định sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại sự thống trị của Anh ở Malaya.
Tháng 6/1948, Tình trạng Khẩn cấp được ban bố, Tháng 7, MCP bị đặt ra
ngoài vòng pháp luật. Lực lượng du kích cộng sản rút vào rừng tiếp tục cuộc
đấu tranh chống thực dân Anh.
4.2.4. Đảng Dân tộc Malay và sự kết thúc lý tưởng “Indonesia Raya”
Tiền thân của Đảng Dân tộc Malay (MNP) là KMM. MNP chủ trương
thống nhất cộng đồng người Malay và hợp tác với tất cả các cộng đồng tộc
người ở Malaya trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tiến tới mục tiêu
cuối cùng: độc lập trong quốc gia Đại Inđônêsia. Khi đội quân chính trị của
MNP là Đội quân thanh niên vì công lý (API) ngày càng thể hiện rõ tính chiến
15
đấu qua tuyên bố “Độc lập không thể đạt được bằng cách nói suông hay van
xin, độc lập phải giành được bằng sự đổ máu” thì chính quyền Anh ra quyết
định giải tán API (7/1947) để làm tê liệt MNP. Giữa MNP và UMNO, cùng là
các Đảng chính trị của người Malay, chính quyền Anh lựa chọn hợp tác với
UMNO. Tháng 5/1950, MNP bị giải tán kết thúc hoàn toàn lý tưởng
“Indonesia Raya”.
*** Trong trạng thái phân cực của nền chính trị Malaya, cùng là Đảng của
cộng đồng Malay nhưng chủ trương của MNP về dân tộc Malaya (gồm người
Malay, người Hoa, người Ấn và các tộc người khác) hay quốc gia Indonesia
Raya (bao gồm 2 lãnh thổ Malaya và Inđônêsia) đều vượt quá thế giới quan
của người Malay vốn bị hạn chế trong lòng trung thành với bang và chỉ với
cộng đồng Malay của bang đó. Quan trọng là các nhà lãnh đạo cộng đồng
không chấp nhận lý tưởng của MNP. Trong khi đó, mục tiêu UMNO (bảo vệ
đặc quyền của người Malay, duy trì vai trò của các Quốc vương) lại phù hợp
với lợi ích của người Malay, cách thức đấu tranh ôn hòa của UMNO được các
Quốc vương Malay ủng hộ. Trong bối cảnh đó, con đường đấu tranh ôn hòa,
hợp hiến của UMNO đã trở thành con đường duy nhất có tính khả thi ở
Malaya vào cuối những năm 1940.
4.3. ĐẢNG LIÊN MINH ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG
NHỮNG NĂM 1950
4.3.1. Quan điểm mới trong chính sách thuộc địa Malaya của chính quyền
Anh từ cuối thập niên 1940
Với ý chí duy trì Đế chế, quan điểm mới trong chính sách thuộc địa của Anh
nhấn mạnh vào sự tiến bộ chính trị ở các thuộc địa để tiến tới tự trị trong khuôn
khổ của Đế chế. Từ năm 1948 Malaya được nhận định là một phòng tuyến ở
phía Nam trong cuộc chiến chống cộng sản ở ĐNA. Vì vậy, chính sách của
Anh trong thời gian tiếp theo là không đối kháng với lực lượng theo chủ nghĩa
dân tộc ôn hòa mà nhất định phải sử dụng các lực lượng đó để chống cộng
sản. Chính quyền Anh một mặt xích gần lại với cộng đồng Malay qua UMNO,
mặt khác khuyến khích giới tư sản người Hoa Malaya thành lập Hiệp hội
người Hoa Malaya (MCA) nhằm lôi kéo quần chúng người Hoa ra khỏi sự
ảnh hưởng của MCP, đồng thời là một giải pháp kiềm chế UMNO trên sân
khấu chính trị Malaya.
16
4.3.2. Từ những thử nghiệm với ý tưởng “phi cộng đồng” đến sự hình
thành Liên minh UMNO - MCA - MIC
4.3.2.1. Cuộc thử nghiệm trên quan điểm của người Anh với “Ủy ban Liên
lạc các cộng đồng”
Ý tưởng “phi cộng đồng” là ý tưởng tạo sự kết nối giữa các cộng đồng
nhưng chủ yếu là cộng đồng Malay, Hoa thông qua UMNO và MCA. Ý
tưởng này xuất phát từ thực tế mâu thuẫn tộc người Malay-Hoa sau chiến
tranh luôn ở mức cao, phong trào ly khai của người Hoa ở Penang bắt đầu
từ năm 1948 và sự nổi dậy của cộng sản. Ngày 10/1/1949 tổ chức Ủy ban
Liên lạc các cộng đồng (CLC) được thành lập với thành phần là những nhà
lãnh đạo của các cộng đồng ở Malaya. Tuy nhiên, vai trò của CLC mờ nhạt
dần khi các lãnh tụ của các Đảng cộng đồng Malay, Hoa ngày càng chịu sức
ép từ phía cộng đồng do sự thỏa thuận của họ với nhau
4.3.2.2. Cuộc thử nghiệm trên quan điểm của người Malay với “Tổ chức
Dân tộc thống nhất Malaya” và “Đảng Malaya Độc lập”
Cuộc thử nghiệm này chịu ảnh hưởng lớn từ Onn bin Jaafar, Chủ tịch
UMNO đồng thời là thành viên rất tích cực của CLC. Onn một mặt thuyết phục
UMNO về chính sách một dân tộc Malaya, mặt khác cải tổ UMNO trở thành
một thực thể chính trị quốc gia với tính chất phi cộng đồng, đổi tên Đảng thành
Tổ chức Dân tộc Thống nhất Malaya thay cho Tổ chức Dân tộc Thống nhất
Malay trước đây. Ông bị phản đối mạnh mẽ bởi các thành viên UMNO
mang nặng quan điểm cộng đồng. Ông rời khỏi UMNO và thành lập Đảng
phi cộng đồng mới: Đảng Malaya Độc lập (IMP). IMP không hấp dẫn
người Malay, cộng đồng nhập cư người Hoa không tin tưởng chủ nghĩa phi
cộng đồng của Onn, người từng hô hào “rửa nỗi nhục của sự tuyệt chủng
dân tộc” để Malaya chỉ thuộc về người Malay cách đây vài năm.
4.3.2.3. Hình thành Đảng Liên minh UMNO - MCA - MIC
Con đường hình thành Liên minh trực tiếp nhất là thông qua các cuộc bầu
cử 1952-1955. Sự thách thức từ IMP phi cộng đồng là một nguyên nhân,
nhưng chính đặc trưng phân bố cư dân theo tộc người ở từng khu vực bầu
cử khiến mỗi Đảng khó có thể kiểm soát được đa số phiếu bầu trên phạm vi
cả nước. Do đó, UMNO, MCA cùng tuyên bố tranh cử trên một mặt trận
chung. Sư hợp tác này được nâng lên từ cấp chi nhánh đến cấp quốc gia qua
17
thành công liên tiếp của các cuộc bầu cử. Đến trước cuộc bầu cử cấp Liên
bang có thêm sự tham gia của Đại hội Ấn kiều Malaya (MIC) vào Liên minh.
Đảng Liên minh sau đó giành thắng lợi tuyệt đối trong cuộc bầu cử Liên bang
năm 1955. Kết quả của cuộc bầu cử ngày 27/7/1955 nằm ngoài sự mong đợi
của Liên minh với chiến thắng áp đảo: 51/52 ghế trong HĐLPLB đã thuộc
về Liên minh. Đảng Liên minh nắm chính quyền với Tunku Abdul Rahman
làm Thủ tướng.
4.3.3. Đảng Liên minh đàm phán độc lập
Chiến thắng áp đảo của Đảng Liên minh trong cuộc bầu cử năm 1955
chính là “phép thử” chính xác nhất đối với khát vọng độc lập của người dân
Malaya. Trên cơ sở đó, Đảng Liên minh tiến thêm một bước quan trọng - chủ
động đối thoại trực tiếp với lãnh đạo của MCP là Chin Peng (12/1955) để tiến
tới kết thúc Tình trạng Khẩn cấp - luôn là một cái cớ để chính quyền Anh trì
hoãn tiến trình độc lập cho Malaya. Hành động đó cùng với thái độ cương
quyết của Tunku Abdul Rahman: “hoặc là một nền độc lập hoàn toàn hoặc
không gì cả” trước đề nghị của Bộ Thuộc địa Anh về “tự trị hoàn toàn”, đã đưa
đến thành công cho Liên minh trong cuộc đàm phán London (1-2/1956). Ngày
31/7/1957, Nghị viện Anh thông qua Đạo luật về nền độc lập của Liên bang
Malaya. Ngày 5/8, Hiệp định Liên bang Malaya đã được kí kết. Buổi lễ tuyên
bố độc lập của Malaya diễn ra vào ngày 31/8/1957 tại Quảng trường Độc Lập
ở thủ đô Kuala Lumpur.
4.4. MỘT SỐ NHẬN XÉT
4.4.1. Về phía thực dân Anh
Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Malaya dựa trên nền tảng của sự
chuyển đổi từ chính sách “Chia để trị” giai đoạn trước Chiến tranh thế giới
II sang “Hợp để trị” ở giai đoạn sau. Sự chuyển hướng chính sách của Anh
cũng được thể hiện ở việc tập trung nhấn mạnh lợi ích của chính quốc ở
thuộc địa hơn là bản thân thuộc địa.
4.4.2. Về phía người Malay/Malaya
Những phân tích trong chương 2 và 3 cho phép chúng tôi hình dung một
cách logic và hệ thống về sự chuyển biến ý thức chính trị của người Malay
ở giai đoạn sau Chiến tranh thế giới II. Trên cơ sở định hình một quốc gia
Malaya từ thế chế Liên hiệp (1946) qua thể chế Liên bang (1948), sang
18
những năm đầu thập niên 1950, mối quan tâm chung về “nền độc lập dân tộc”
cho một không gian chung là “đất nước/quốc gia Malaya” đã đưa đến một ý
chí hành động chung của “người Malaya”. Sự hợp tác giữa các cộng đồng tộc
người ở Malaya là yếu tố có tính quyết định đưa đến thắng lợi.
4.4.3. Về sự lựa chọn khác nhau các con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc
Qua một số phân tích cơ bản đối với một số trường hợp điển hình là Việt
Nam (đại diện cho con đường cách mạng bạo lực), Ấn Độ (đại diện cho con
đường hòa bình), Inđônêsia (cùng “thế giới Hồi giáo”, “thế giới Malay”),
chúng tôi đã chỉ ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc so sánh giữa
các con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. So sánh là hết sức phức tạp,
phức tạp ngay trong nhóm các nước cùng chung một con đường đấu tranh.
Do đó để tránh sự so sánh gượng ép (so sánh cho có lệ) hoặc so sánh phiến
diện (chỉ nhìn thấy bề nổi mà không nhìn thấy hết được chiều sâu của vấn
đề), thì cần phải có những hiểu biết đầy đủ về các yếu tố lịch sử, nền tảng
kinh tế, chính trị, xã hội, yếu tố tộc người, văn hóa, tôn giáo của các dân tộc
thuộc địa, bên cạnh những vấn đề như cường quốc thực dân đó là ai, chính
sách cai trị thế nào v.v. Ở điểm này chúng tôi chia sẻ với quan điểm của
D.G. Hall: “khó có thể so sánh giữa các phong trào khác nhau và khái quát
hóa sẽ rất nguy hiểm” [34, tr.1043]. Đặc biệt, càng đi sâu nghiên cứu các
yếu tố đặc thù của xã hội Malaya, chúng tôi càng đồng tình với đánh giá
của học giả Nicholas Tarling: không có trường hợp tương tự và cũng không
có khuôn mẫu đối với chủ nghĩa dân tộc Malaya. [142, tr.114]
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu chặng đường dài đi đến độc lập dân tộc của Malaya cũng
đồng thời cung cấp một cái nhìn xuyên suốt đầy thú vị về sự hình thành của
một quốc gia-dân tộc Malaya/Malaysia. Đó là lý do chúng tôi dành một
phần tuy nhỏ nhưng quan trọng trong chương đầu của Luận án lùi về quá
khứ xa xưa của vùng bán đảo trước khi có những ảnh hưởng đầu tiên của
người phương Tây là Hồi quốc Malacca. Bởi lẽ không một nhà nghiên cứu
nào về Malaya/Malaysia lại không hiểu một điều dường như đã trở thành
chân lý lịch sử của đất nước: “thông qua tiểu quốc Malacca, người ta có thể
thấy được sự thống nhất cơ bản trong lịch sử Malaysia”, nói một cách khác,
19
“Lịch sử Malaysia gắn liền với nền văn hóa, văn minh của người Malay, mà
xuất phát điểm của nền văn hóa, văn minh đó là Malacca…” [138; tr.xv-
xviii] Chúng tôi cho rằng để tìm hiểu con đường đấu tranh giành độc lập
dân tộc với trường hợp Malaya, không thể không trở về những điểm khởi
đầu của đất nước trên các phương diện dân tộc, tôn giáo, văn hóa, cùng
những đặc tính tâm lý tộc người/các tộc người ở Malaya. Những vấn đề như
thế tiếp tục được phân tích trong suốt luận án ở từng nội dung có liên quan,
đặt trong nhiều bối cảnh về thời gian và không gian, dưới nhiều tác động
khách quan và chủ quan… Chỉ trên cơ sở đó, chúng tôi mới có thể hình
dung được một cách thỏa đáng sự phát triển của tình cảm dân tộc, ý thức
quốc gia-dân tộc Malaya, sự phát triển của nội dung dân tộc của các phong
trào dưới sự lãnh đạo của các lực lượng dân tộc được phân tuyến triệt để
không chỉ theo tiêu chí tộc người, mà theo tiêu chí về tư tưởng (tôn giáo đạo
Hồi, dân chủ tư sản hay vô sản), tiêu chí về phương thức đấu tranh (ôn hòa
hay cấp tiến)… Cuối cùng, những đường nét cơ bản nhất về con đường đấu
tranh giành độc lập dân tộc của Malaya cũng dần hiện rõ. Đó chính là
những nội dung chúng tôi cố gắng tập trung phân tích và lý giải trong 3
chương chính của Luận án.
2. Tại quốc gia Malaya, Hồi giáo là tôn giáo dân tộc của cộng đồng
người Malay bản địa vì vậy cần có một đánh giá về vai trò của Đạo Hồi trên
con đường hướng đến độc lập của Malaya. Không thể phủ nhận rằng, Đạo
Hồi chính là nhân tố mở đường cho chủ nghĩa dân tộc của người Malay Hồi
giáo, phong trào cải cách do các trí thức tôn giáo khởi xướng đã góp phần
chính trị hóa tư tưởng của người Malay ở giai đoạn đầu, nhưng càng về sau
vai trò của Đạo Hồi trong phong trào dân tộc càng mờ nhạt dần. Nguyên
nhân trước hết do Đạo Hồi trong xã hội Malaya truyền thống vốn đã thừa
nhận quyền lực chính trị độc lập của mỗi bang (thời kì tiền thuộc địa là các
tiểu quốc) và ở mỗi bang ấy người Malay Hồi giáo gìn giữ lòng trung thành
với bang hơn là với đất nước. Do đó mặc dù hầu như toàn bộ cộng đồng
người Malay là người Hồi giáo, nhưng Đạo Hồi khó có thể tạo dựng cơ sở
cho tư tưởng đoàn kết của người Hồi giáo toàn Malaya. Đây lại tiếp tục là
lý do ở Malaya không có các đảng Hồi giáo được thành lập. Trong khi đó, ở
Inđônêsia, tư tưởng đoàn kết người Hồi giáo hay tư tưởng Đại Hồi giáo
20
(Pan-Islamism) lại luôn là tư tưởng chủ đạo chi phối phong trào đấu tranh
của người Inđônêsia dưới sự lãnh đạo của các Đảng mang đậm tính chất tôn
giáo Đạo Hồi trong suốt chiều dài của phong trào dân tộc. Thứ hai, áp lực
dân số và kinh tế quá lớn từ phía cộng đồng người Hoa nhập cư, ngày càng
mở rộng sang lĩnh vực chính trị đã buộc người Malay Hồi giáo phải thế tục
hơn trong tư tưởng chính trị để tìm lối thoát cho cộng đồng. Và, sự xuất
hiện ngày càng phong phú các phong trào dân tộc dưới sự lãnh đạo của các
nhóm xã hội mới đi theo các trào lưu tư tưởng mới trong thời đại thế giới
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũng là nguyên nhân khiến cho vai trò
chính trị của Đạo Hồi trong phong trào dân tộc ở Malaya bị xói mòn dần.
3. Một điều tưởng như là nghịch lý nhưng lại hoàn toàn có thể lý giải
được bằng hiện thực xã hội Malaya, đó là trong khi vai trò chính trị của Đạo
Hồi trong phong trào dân tộc bị mờ nhạt dần thì vai trò của các Quốc
vương Malay lại ngày càng được củng cố. Đối với người Hồi giáo nói
chung, tính duy nhất của Thượng đế trong Đạo Hồi đã củng cố lòng trung
thành của tín đồ Hồi giáo đối với Thượng đế. Một khi coi Quốc vương là
người thay mặt Thượng đế Alla trị vì đất nước, không chỉ bảo vệ tôn giáo
mà còn bảo vệ cộng đồng người Malay nên thần dân Malay luôn tự xem
mình là nô lệ của Quốc vương, một mực trung thành với Quốc vương, phản
bội Quốc vương đồng nghĩa với việc phản bội cộng đồng và phản bội đất
nước. Vì vậy, trong quá trình thực dân hóa xã hội Malaya, chính quyền Anh
rất quan tâm đến chính sách lôi kéo các nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo
bởi chính bộ phận trung gian này sẽ giúp chính quyền kiểm soát quần chúng
Malay. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề quan tâm của người Anh, chính
sách lôi kéo các Quốc vương cũng là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo
phong trào dân tộc của người Malay. Nếu mục đích của Anh là kiểm soát
quần chúng thì mục đích của các nhà dân tộc chủ nghĩa là tập hợp quần
chúng. Ý nghĩa của vấn đề trở nên quan trọng hơn nhiều ở giai đoạn sau
Chiến tranh thế giới II - giai đoạn bản lề của cuộc đấu tranh giành độc lập
của Malaya. Trong cuộc cạnh tranh với các lực lượng dân tộc của chính
cộng đồng người Malay, các nhà lãnh đạo UMNO mà trước hết là Tunku
Abdul Rahman ý thức sâu sắc rằng Quốc vương Malay chính là biểu tượng
của sự đoàn kết cộng đồng Malay, có được sự ủng hộ của các Quốc vương
21
đồng nghĩa với việc có sự hậu thuẫn to lớn của quần chúng người Malay.
Mặt khác, bản thân người Malay cũng luôn tin tưởng tuyệt đối vào việc bảo
vệ vương quyền của các Quốc vương Malay cũng có nghĩa là bảo vệ vị trí
đặc biệt của người Malay và bảo vệ Hồi giáo. Tổ chức Dân tộc Thống nhất
Malay (UMNO) đã giành chiến thắng trước Đảng Dân tộc Malay (MNP)
một phần rất quan trọng chính là nhờ yếu tố này. Nhìn lại các phong trào
dân tộc giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới của giới trí thức cấp tiến
và giới trí thức tôn giáo, chĩa mũi nhọn đấu tranh hay phê phán các Quốc
vương và giới quyền uy truyền thống không bao giờ là sự lựa chọn của số
đông người Malay Hồi giáo. Tương tự như thế, trong quá trình thương
thuyết với các Đảng cộng đồng của người Hoa, người Ấn Độ là Hiệp hội
người Hoa Malaya (MCA) và Đại hội Ấn kiều Malaya (MIC) trong nội bộ
Đảng Liên minh và trong các cuộc đàm phán giữa Đảng Liên minh với
chính quyền Anh để tiến tới độc lập, UMNO luôn kiên trì sứ mệnh bảo vệ
địa vị lãnh đạo cộng đồng của các Quốc vương Malay. Kết quả là Đạo luật
về nền độc lập của Liên bang Malaya cũng như Hiến pháp Liên bang
Malaya năm 1957 đều chính thức thừa nhận “vương quyền độc lập” của các
Quốc vương Malay, là người giữ vị trí đứng đầu mỗi bang và có trách
nhiệm bảo vệ “vị trí đặc biệt” của người Malay. Thẩm quyền truyền thống
kết hợp với vai trò được hiến pháp thừa nhận đã đặt các Quốc vương vào vị
trí gần như ngang bằng với các nhà lãnh đạo UMNO của Đảng Liên minh
trong mối quan hệ quyền lực. Các Quốc vương vẫn tiếp tục là điểm tựa
không chỉ của cộng đồng người Malay Hồi giáo mà còn là điểm tựa chính
trị cho UMNO.
4. Chủ nghĩa cộng đồng là một thuộc tính của xã hội Malaya đa nguyên
dưới tác động của chính sách cai trị thuộc địa của thực dân Anh. Tính cộng
đồng tồn tại trên tất cả các phương diện của đời sống từ chính trị, kinh tế, văn
hóa, đến tôn giáo, tín ngưỡng… Xu hướng cộng đồng, xu hướng tộc người
luôn làm cho người Malay tự đối lập mình với các cộng đồng khác. Trong
bối cảnh những cố gắng phi cộng đồng tức là cố gắng xóa nhòa ranh giới giữa
các cộng đồng như trường hợp Ủy ban Liên lạc các Cộng đồng (CLC) hay
Đảng Malaya Độc lập (IMP) đều bị thất bại ở Malaya, các Đảng cộng đồng
của người Malay, người Hoa, người Ấn trên cơ sở nắm chắc thuộc tính xã hội
22
quan trọng này đã thành lập Đảng Liên minh dựa trên nguyên tắc nền tảng
là: tôn trọng tính cộng đồng của các Đảng cộng đồng trong Liên minh. Khi
nguyên tắc này được đảm bảo, Liên minh cũng đảm bảo được cơ sở vững chắc
là lòng tin và sự ủng hộ từ phía cộng đồng của các Đảng thành viên. Trong bối
cảnh chính trị dựa trên nền tảng cộng đồng như Malaya rất khó có được sự
công bằng toàn diện, nhưng với nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết,
các cơ chế đàm phán, thương thuyết, nhượng bộ và thỏa hiệp lẫn nhau trong
Liên minh sẽ giúp các Đảng thành viên bảo vệ được các lợi ích cơ bản của
cộng đồng. Đó là cách thức để các đảng chính trị hàng đầu đất nước tập hợp
nhau trong Liên minh, làm nên sức mạnh của Liên minh - sức mạnh của
chủ nghĩa dân tộc Malaya. Lịch sử của nhiều dân tộc cũng đã chứng minh:
dù đi theo con đường đấu tranh nào thì yếu tố đoàn kết dân tộc vẫn luôn là
yếu tố quyết định để giành thắng lợi, lực lượng nào thành công trong việc
có được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân, lực lượng đó sẽ
quyết định con đường đi đến độc lập dân tộc.
5. Trở lại với câu hỏi nghiên cứu được đưa ra lúc đầu: Có phải Malaya
đã đạt được nền độc lập đơn giản chỉ từ sự “trao trả” của thực dân Anh, không
khát vọng độc lập, không đoàn kết lực lượng dân tộc? Hay nhờ vào một phép
màu chuyển biến chỉ diễn ra từ 1945 đến 1957? Hoặc trong thời gian 12 năm
ấy, hẳn đã có cú hích thần kỳ nào đó thúc đẩy nhanh chóng quá trình đi tới độc
lập của Malaya? Như những phân tích trong phần 2.2, dưới tác động của
chủ nghĩa thực dân, các yếu tố từ kinh tế-xã hội, văn hóa-giáo dục đến ý
thức chính trị ở Malaya đều đã có sự vận động song mức độ vận động và tỉ
lệ biến đổi của quá trình này không thể so sánh với những gì đã diễn ra ở
một số quốc gia khác Đông Nam Á khác, đặc biệt như Việt Nam hay
Inđônêsia. Do đó, nếu giai đoạn 1920-1945 ở hầu hết các quốc gia Đông
Nam Á là giai đoạn bản lề cho quá trình lựa chọn một con đường đấu tranh
phù hợp với điều kiện của đất nước để đi đến đích cuối cùng là đánh đổ chủ
nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc (thậm chí ngay sau Chiến tranh thế
giới II kết thúc, Inđônêsia, Việt Nam, Lào đã tuyên bố nền độc lập với thế
giới); thì ở Malaya thuộc Anh, tình hình này chỉ thực sự diễn ra ở giai đoạn
sau năm 1945. Chính sự chi phối của chủ nghĩa cộng đồng và đặc tính tâm
lý dân tộc-tôn giáo là nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa dân tộc của người
23