Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.16 KB, 31 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
____________
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁCH ỨNG PHÓ
CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG
KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
Mã số: 62 31 80 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2013
Công trình được hoàn thành tại:
Khoa tâm lý học - Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp nhà nước tại:
Học Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Viện Tâm lý học
1
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sử dụng rượu là một phong tục có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Bản thân rượu nếu được sử dụng đúng
mực thì hoàn toàn không có hại, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe. Trong những năm gần đây, theo các nhà
nghiên cứu, tình trạng lạm dụng rượu đã trở thành một trong những vấn nạn mang tính toàn cầu và có xu hướng
ngày một phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng 1/3 dân số thế giới có
sử dụng rượu [1], trong đó có khoảng 140 triệu người nghiện rượu. Ở Úc có trên 5% người lớn nghiện rượu;


[14], [96]; Pháp 4%; Ấn Độ 3%; Mỹ có 13% số người lớn lạm dụng rượu hay lệ thuộc rượu ở một thời kỳ trong
đời [19].
Ở Việt Nam nghiện rượu được thừa nhận là một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Theo con số thống kê của
chuyên ngành tâm thần, Việt Nam hiện có 4% dân số nghiện rượu, trong đó tỷ lệ người nghiện rượu ở vùng đô
thị gần 5%, vùng núi gần 3% và các vùng nông thôn gần 1%. Kết quả nghiên cứu "Đánh giá tình hình lạm dụng
rượu bia tại Việt Nam" của Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế công bố mới đây cho thấy: Bình quân
một người đàn ông Việt Nam uống 15,8 lít bia, 3,9 lít rượu một năm. Chính vì vậy việc ngăn chặn và giải quyết
các vấn đề liên quan tới tệ nạn này là nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều
nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tâm lý học.
Để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống là một vấn đề phức tạp của mỗi cá nhân. Ở người bệnh
nghiện rượu, họ liên tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống của họ. Theo R.S.
Lazarus, S. Folmal, M. Perrez và F.K. Halligan, ứng phó tâm lý là tổng hoà các nỗ lực nhận thức và hành vi mà
cá nhân đã bỏ ra nhằm làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của sang chấn. Đối mặt với những khó khăn trong cuộc
sống thường ngày, những yếu tố gây căng thẳng, hay những mất mát, bệnh tật, mỗi cá nhân tiếp nhận, trải
nghiệm, nhận thức, đánh giá và phản ứng theo cách riêng của mình phụ thuộc vào khả năng, trình độ nhận thức,
các kỹ năng, đặc điểm nhân cách của cá nhân đó cũng như tình huống phải đối mặt. Việc sử dụng các chiến
lược ứng phó tích cực, hiệu quả sẽ đảm bảo cho con người dễ dàng thích nghi với những thách thức của cuộc
2
sống. Ngược lại, nếu cá nhân có xu hướng thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng phó thụ động, kém hiệu
quả thì sẽ gây trở ngại cho quá trình thích nghi của cá nhân. Những nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề này đề
cập đến nhiều nội dung phong phú. Ở Việt Nam, mặc dù có một số nghiên cứu ở góc độ y học và tâm thần học
nhưng nghiên cứu về người bệnh nghiện rượu ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống từ góc độ tâm lý
học còn là một mảng trống. Vì vậy, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện
rượu với những khó khăn trong cuộc sống” có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng trị liệu tâm lý cho người
bệnh nghiện rượu, góp phần bổ sung kiến thức trong hệ thống lý luận về cách ứng phó tâm lý.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu nhằm đưa ra những khuyến cáo, định hướng cho
việc can thiệp, trợ giúp đối với người bệnh nghiện rượu trước những khó khăn trong cuộc sống.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Người bệnh nghiện rượu có xu hướng sử dụng các cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, thụ động. Họ ít sử

dụng các cách ứng phó chủ động, tích cực khi giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
Các yếu tố ảnh hưởng và một số đặc điểm nhân cách của người bệnh nghiện rượu có liên quan chặt chẽ đến
cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan tới ứng phó tâm lý, những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu
quả các cách ứng phó tâm lý của cá nhân.
4.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn
trong cuộc sống.
4.3. Nghiên cứu mối liên quan giữa những yếu tố ảnh hưởng và cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện
rượu.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống
3
5.2. Khách thể nghiên cứu
a. Tổng số khách thể khảo sát: 105 người bệnh nghiện rượu đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung
Ương I và Bệnh viện tâm thần Hà Nội trong thời gian thực hiện đề tài, trong đó nghiên cứu trường hợp với 3
NBNR.
b. Tham khảo ý kiến của một số giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, cán bộ quản lý, người nhà NBNR:
20 người
- 02 giáo sư tâm lý.
- 02 phó giáo sư tâm lý
- 03 tiến sỹ tâm lý
- 03 bác sỹ chuyên khoa 2 về tâm thần
- 04 cán bộ quản lý người bệnh tâm thần
- 06 người nhà người bệnh nghiện rượu.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Giới hạn về nội dung
- Nghiên cứu cách ứng phó trong một số tình huống khó khăn của cuộc sống mang tính đặc thù cho người
nghiện như: khó khăn về sức khỏe, khó khăn về kinh tế, khó khăn trong quan hệ gia đình - xã hội và khó khăn

trong công việc.
- Nghiên cứu một số yếu tố tuổi, nghề nghiệp, học vấn, kinh tế, hôn nhân, khu vực sinh sống có tương
quan với cách ứng phó như; đặc điểm khí chất (được khảo sát qua trắc nghiệm Eysenck), và một số đặc điểm về
hoàn cảnh xã hội của người bệnh nghiện rượu như: gia đình, nghề nghiệp, bạn bè, vị thế xã hội mà không đề
cập tới những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới cách ứng phó.
6.2.2. Giới hạn về địa bàn
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I và Bệnh viện tâm thần Hà Nội.
7. CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
7.1. Nguyên tắc phương pháp luận
Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Tâm lý học xã hội. Nghiên cứu được thực hiện trên
cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của Tâm lý học sau đây:
- Nguyên tắc hoạt động: cách ứng phó của NBNR được hình thành trong quá trình sống và làm việc để
thoát khỏi sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, giảm thiệt hại cho xã hội. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu cách ứng phó được thực hiện thông qua hoạt động sống và làm việc của NBNR.
- Nguyên tắc thống nhất ý thức và hoạt động: một mặt cách ứng phó được biểu hiện bằng hành động, hành
vi của con người, mặt khác, hành động hành vi của con người chịu sự chi phối của suy nghĩ, tình cảm, do vậy
khi nghiên cứu cách ứng phó cần xem xét suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của NBNR chứa trong các cách ứng
phó đó.
- Nguyên tắc hệ thống: con người là thực thể xã hội, vì vậy hành vi của cá nhân phải được xem xét như là
kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan. Do vậy, cần nghiên
cứu cách ứng phó trong mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố, đó là yếu tố di truyền, lứa tuổi, hôn nhân, học,
vấn, nghề nghiệp và sự hỗ trợ xã hội.
7.2. Hệ thống các phương pháp
7.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trắc nghiệm.

- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
7.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
5
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý số liệu điều tra đã thu thập được qua bảng hỏi.
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Từ góc độ lý luận, kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về khái niệm cách ứng phó,
cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu, đặc biệt luận án chỉ ra được các biểu hiện những khó khăn trong
cuộc sống; khó khăn về tình cảm, kinh tế, quan hệ gia đình - xã hội, công việc. Luận án là tài liệu mới góp phần
làm phong phú thêm tri thức tâm lý học lâm sàng ở nước ta hiện nay.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng cách ứng phó với khó khăn trong cuộc sống của
NBNR trong quá trình điều trị, sống và làm việc. Đồng thời luận án chỉ ra ba cách ứng phó với những khó khăn
trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu đó là: ứng phó tập trung vào cảm xúc, ứng phó tập trung vào suy
nghĩ, ứng phó tập trung vào hành động. Từ đó, đề tài đã phác thảo mô hình người bệnh nghiện rượu ứng phó
với những khó khăn trong cuộc sống giai đoạn hiện nay.
Trong phần nghiên cứu lý luận của luận án đã đề cập tới một số đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh khó khăn,
những nhận định chung về cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu. Nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy cách
ứng phó của các nhóm bệnh nhân khác nhau về hoàn cảnh sống, trình độ, tuổi, nghề nghiệp cũng như các yếu tố
về tâm lý xã hội, đặc điểm nhân cách Những kết quả thu được của đề tài góp phần làm cơ sở cho việc xây
dựng mô hình và phương pháp trị liệu tâm lý đối với NBNR, nhằm nâng cao kỹ năng chăm sóc người bệnh cho
đội ngũ nhân viên y tế và cộng đồng.
Kết quả này có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và chăm sóc NBNR trong điều
kiện còn thiếu hụt tài liệu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn tại các cơ sở chăm sóc NBNR ở Việt Nam hiện
nay.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và phụ lục
Chương 1: Cơ sở lý luận về cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống
6

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
Kết luận và kiến nghị
- Danh mục các công trình đã công bố của tác giả
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH
NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG
CUỘC SỐNG
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ “ứng phó”(coping) được dịch từ tiếng Anh, xuất hiện ở phương Tây và Mỹ vào những năm 50
của thế kỷ trước. Ban đầu khái niệm ứng phó (coping) được sử dụng trong các nghiên cứu về các sang chấn tâm
lý (stress) để biểu thị phương thức tự vệ của các nghiệm thể trong các tình huống có sang chấn. Về sau thuật
ngữ “ứng phó” đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về các thời kỳ khủng hoảng liên quan tới các
bệnh kinh niên, nan y mãn tính. Trong những hoàn cảnh đó mỗi bệnh có thể được tiếp nhận như một tác nhân
gây sang chấn cần được vượt qua bằng cách thích nghi cơ thể với các điều kiện sống, làm sao để cơ thể có thể
tiếp tục phát triển trong một trật tự nhất định. Vào năm 1974, lần đầu tiên công bố những kết quả nghiên cứu
liên quan đến các vấn đề như là cấu trúc của sự “ứng phó”, cũng như các đặc điểm cá nhân của sự thích nghi và
các cách ứng phó với những bệnh nan y mãn tính. Từ những năm 80, ở Mỹ, khái niệm “ứng phó” đã trở nên
quen thuộc không chỉ với các nhà tâm lý mà còn cả với các nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác,
những người quan tâm nghiên cứu hành vi của con người. Một số tác giả cho rằng hành vi ứng phó có tính chất
7
ổn định và được coi như một thiên hướng ứng xử (Carver, Scheier, Weintraub,1989). Theo các tác giả này, con
người có cách ứng phó nhất định trong nhiều tình huống khác nhau (đó là quan điểm của các nhà tâm lý học
nhân cách [44].
Tuy nhiên, nhiều tác giả khác lại cho rằng hành vi ứng phó có tính chất tình huống rõ rệt, chịu ảnh hưởng
từ chính cách nhìn nhận, đánh giá tình huống của con người ngay trong thời điểm xảy ra tình huống đó (quan
điểm của các nhà tâm lý học xã hội) [78].

Như vậy, mục đích nghiên cứu của các tác giả này nhằm tìm ra những khuôn mẫu ứng phó có hiệu quả với
những tình huống, hoàn cảnh nhất định để có thể giúp những người rơi vào hoàn cảnh đó có cách ứng phó phù
hợp. Có thể tổng hợp các xu hướng nghiên cứu vấn đề này thành các nhóm:
Nghiên cứu các phương pháp đo hành vi ứng phó:
Đây là một hướng nghiên cứu ứng dụng rất hiệu quả. Những test nhằm xác định con người ứng phó ra sao
trước mọi tình huống đều kế thừa những thuyết trước. Trắc nghiệm Cách ứng phó (Way of coping) do Folkman
và Lazarus phát triển vào năm 1980 là một trong những công cụ hay được tham khảo nhất, trong đó tác giả đo
hai kiểu ứng phó tổng hợp nhất là ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào vấn đề.
Theo xu hướng này, mục đích của cách ứng phó thứ nhất là làm giảm mức độ căng thẳng của con người khi
họ rơi vào tình huống khó khăn, chú ý nhiều đến cảm xúc cá nhân. Còn mục đích của cách ứng phó thứ hai là
nhằm đến việc giải quyết vấn đề hoặc định hướng làm một việc gì đó để thay đổi hoàn cảnh.
Ngoài ra còn những trắc nghiệm Bảng kê cách ứng phó thường ngày DCI (Daily coping inventory) của
Stone và Neale (1984), trắc nghiệm cách ứng phó nâng cấp (Way of coping revised) của Folkman và Lazarus .
Một số tác giả kết hợp chọn lọc nhiều trắc nghiệm khác nhau trong nghiên cứu của mình tạo nên bộ trắc
nghiệm mới (Stone A.,Neale J.M., Paty J )
Như vậy, có thể thấy khuynh hướng này là một hướng mở cho nhiều nhà nghiên cứu khác nhau khai thác
và phát triển.
Nghiên cứu về các nhân tố có mối liên quan với hành vi ứng phó
8
Với mục đích tìm kiếm cơ chế của hành vi ứng phó, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu mối quan hệ
của ứng phó với một loạt các nhân tố khác nhau.
Hành vi ứng phó với sự kiện cuộc sống, với trải nghiệm cá nhân được các tác giả quan tâm (Zeidner M.,
Hammer A., 1990; Brewin C.R., 1994 ). Một số tác giả cho rằng cá nhân có những trải nghiệm sớm thường có
kiểu ứng phó dồn nén, ức chế khi chúng gặp lại quang cảnh của sự kiện cũ đặc biệt là những sự kiện liên quan
đến quan hệ gia đình. Việc trải nghiệm những sự kiện âm tính là nhân tố trung gian giữa căng thẳng và cách
ứng phó của con người với hoàn cảnh khó khăn.
Theo Lazarus đánh giá về hoàn cảnh là quá trình đầu tiên của cách ứng xử con người, nghiên cứu về mối
liên quan của những đánh giá về tình huống khó khăn được nhiều tác giả quan tâm (Terry D.J., 1991; Lees
M.C.,1999). Theo các tác giả này, việc con người ứng xử như thế nào trong hoàn cảnh khó khăn thường chịu
ảnh hưởng của việc họ đánh giá về chính hoàn cảnh đó, tình huống đó như thế nào.

Erry D.J. (1991), nghiên cứu mối liên quan đánh giá về tình huống khó khăn, nhận thức các khía cạnh khác
nhau của stress với hành vi ứng phó. Theo họ, việc con người ứng xử như thế nào trong hoàn cảnh khó khăn
thường chịu ảnh hưởng của việc họ đánh giá về chính hoàn cảnh đó, tình huống đó [100].
Các tác giả Segersform S.C., Taylor S.E., Kemeny M.E., Fahey J.L. (1998), tiếp cận nghiên cứu mối liên
quan của cách ứng phó với tính lạc quan và bi quan. Tính lạc quan có quan hệ với khuynh hướng sử dụng cách
ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, thể hiện những khía cạnh dương tính trong
tình huống stress; ngược lại tính bi quan thường đi kèm với xu hướng ứng phó như phủ nhận hoặc tránh xa tình
huống stress, tập trung trực tiếp vào những cảm giác stress của mình [99].
Hong Y., Chiu C., Dweck C.S., Lin D.M.S., Wan W. (1999), nghiên cứu mối quan hệ giữa trí tuệ và các
thuộc tính của năng lực với xu hướng ứng phó thuần thục nhận thấy các thuộc tính của năng lực là cầu nối
trung gian giữa trí tuệ và xu hướng ứng phó thuần thục của con người [65].
Mối quan hệ giữa việc trải nghiệm những xúc cảm âm tính, kiểu lý giải có tính chất bi quan trước các sự
kiện của cuộc sống và hành vi ứng phó cũng được quan tâm tìm hiểu. Các tác giả cho rằng, có một mối liên hệ
9
đặc biệt chặt chẽ giữa mức độ trải nghiệm xúc cảm với cách con người ứng phó trước những hoàn cảnh khó
khăn.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng kiềm chế tâm lý và cách ứng phó có hiệu quả do các tác giả
Bandura, 1977; S.Cohen và Edwards, 1989; Taylor, Redd và Skokan, 1991; S.C. Thompson, 1981; K.A.
Wallston, Smith và Dobbin, 1987 nghiên cứu.
Một số đặc điểm của nhân cách có mối liên quan với hành vi ứng phó như tính tự tin, tự chủ, tính trách
nhiệm, sẵn sàng trải nghiệm do Holahan và Moos, 1987, 1990, 1991; Worden và Sobel, 1978; Friedman,
1993 tìm hiểu. Các tác giả này cho rằng các đặc điểm nhân cách là nguồn lực chính của hành vi ứng phó [67].
Các tác giả S.Cobb, 1976; Cohen và Wills, 1985; Turner và Coates, 1992 nghiên cứu về chỗ dựa xã hội
(social support). Các tác giả nhấn mạnh cảm giác về một chỗ dựa chi phối toàn bộ cách anh ta ứng xử với người
khác, môi trường xã hội cũng như tình huống khó khăn. Chỗ dựa xã hội là nhân tố trung gian thúc đẩy sự vững
tin của con người, khích lệ con người thực hiện những hành động hiệu quả trong những tình huống khó khăn.
Tóm lại, các nghiên cứu theo khuynh hướng này đã cố gắng tìm ra vai trò và ảnh hưởng của các nhân tố xã
hội, cá nhân đối với cách con người ứng xử trong những tình huống khó khăn. Mức độ quan tâm đến từng loại
nhân tố phụ thuộc chặt chẽ vào khung lý thuyết mà các tác giả đã lựa chọn (tâm lý học nhân cách hay tâm lý
học xã hội), từ đó đưa ra cách lý giải phù hợp với khung lý thuyết của mình.

Nghiên cứu về cách ứng phó của một số nhóm có vấn đề
Một số tác giả Sumer N., Cozzarelli C.,Cooper M.L., nghiên cứu về cách ứng phó của phụ nữ trong tình
trạng bị nạo thai. Các tác giả Essau C.A. và Trommsdorff 1996 nghiên cứu cách ứng phó của học sinh với
stress trong học tập. Một số tác giả Fleishman, Sherbourne, Crystal, Collins, Marshall, Kelly, Shapiro, Hays,
2000 nghiên cứu cách ứng phó của nhóm bệnh nhân AIDS. Khuynh hướng này cho thấy mỗi nhóm đều có cách
ứng phó đặc thù trong mỗi tình huống nhất định. Đó là một minh chứng cho luận điểm về ảnh hưởng của văn
hóa, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm nhân khẩu đối với cách ứng phó.
10
Tác giả McCubbin (1980) nghiên cứu ảnh hưởng có hại của cách ứng phó sai lầm với stress gia đình có thể
dẫn đến việc phá hủy hệ thống gia đình. Ông tìm hiểu về tính chất của cách ứng phó sai lầm, những giai đoạn
của cách ứng phó này [77]. Ngược lại, Figley (1993) lại quan tâm đến chiến lược ứng phó hiệu quả trong những
tình huống stress gia đình. Còn Fosson lại chỉ ra những kiểu chuyển đổi trong gia đình có thể dẫn đến những
khó khăn mà các thành viên phải ứng phó với nó.
Nhiều nghiên cứu còn được tiến hành với những tình huống đặc thù hơn không chỉ ở cấp độ xã hội như:
Cách ứng phó của phụ nữ với việc nạo thai (Sumer N., Cozzarelli C., Zubeck J., 1998); cách ứng phó với
những khủng hoảng tinh thần, những tổn thương tâm lý (Holman E.A., Silver R. C., 1998); ứng phó với tình
trạng mình là nạn nhân của tội phạm (Schneider, 1981; Berg và Jonhson, 1979; Brooks, 1981 ); ứng phó với
stress ở nơi làm việc (Revicki, May, 1985; Mackay và Cooper, 1987; Adler và Matthews, 1994; Repetti, 1993);
ứng phó với bệnh ung thư (Siegel B., Carl và Simonton, 1980) Mục đích của các tác giả khi nghiên cứu là tìm
ra khuôn mẫu ứng phó hiệu quả với hoàn cảnh cụ thể để tập huấn cho những người rơi vào hoàn cảnh đó.
Các nghiên cứu giao thoa văn hóa về cách ứng phó
Essau C. A. và Trommsdorff (1996) nghiên cứu cách ứng phó với những vấn đề liên quan đến trường học
của học sinh các châu lục đại diện là vùng Bắc Mỹ, Đức, Malaysia đã nhận thấy rằng biểu hiện các cách ứng
phó tập trung vào cảm xúc hay tập trung vào vấn đề của học sinh các châu lục cũng rất khác nhau.
Tổng quan những nghiên cứu cho thấy, những nghiên cứu ở nước ngoài với tính chất đa dạng, phong phú từ
cấp độ cá nhân đến cấp độ xã hội, với nhiều đối tượng và khách thể nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt là tính ứng
dụng cao của các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã góp phần cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần của
mỗi người dân. Tuy nhiên, đi kèm với những thay đổi mang tính tích cực đó, những khó khăn trong cuộc

sống mà mỗi người phải đối diện cũng nhiều hơn. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú, mỗi người ứng phó
theo những cách khác nhau và tiếc rằng không phải ai cũng giải quyết được khó khăn một cách hiệu quả.
11
Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội trong việc giải quyết những khó
khăn trong cuộc sống một cách phù hợp và hiệu quả, một số tác giả đã bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu cách
thức ứng phó với khó khăn
Tác giả Phan Thị Mai Hương (2007) và các cộng sự đã đi sâu vào nghiên cứu: “Cách ứng phó của trẻ vị
thành niên với hoàn cảnh khó khăn”. Đề tài đã được tiến hành với mục đích tìm hiểu cách ứng phó của trẻ vị
thành niên hiện nay trong những tình huống khó khăn và những nhân tố góp phần hình thành các cách ứng xử
này nhằm đề xuất những kiến nghị đối với chương trình giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ vị thành
niên.
Tác giả Quản Trường Sơn có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ của sự tự đánh giá và các cơ chế ứng
phó ở bệnh nhân trầm cảm và bệnh nhân nghiện ma tuý”. Luận án tiến sỹ tâm lý học, Đại học tổng hợp Saint -
Petersburg, 2006.
Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai “Nghiên cứu rối loạn trầm cảm, lo âu ở trẻ bị ung thư và phương
thức ứng phó ở cha mẹ”.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm chung về nghiện rượu
1.2.1.1. Khái niệm
Theo TCYTTG (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình
thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10
TCYTTG gắn kết một cách tích cực vào việc cải thiện sự chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần.
+ Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải uống rượu.
+ Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc làm rất khó khăn.
+ Có những chứng cứ về khả năng dung nạp rượu như tăng liều.
+ Dần dần sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích.
12
+ Vẫn tiếp tục uống rượu, mặc dù biết những hậu quả tai hại của nó.
Chú ý: Chỉ được chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 triệu chứng trở lên và biểu hiện trong vòng một năm

trở lại đây [30].
1.2.1.3. Tác hại của rượu trên cơ thể
- Tăng nguy cơ gây ung thư: vòm hầu, họng, thanh quản, thực quản và gan.
- Một số nghiên cứu trước có kết luận: tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở người bệnh có liên quan đến việc giải
quyết vấn đề [62].
1.2.1.4. Đặc điểm tâm lý của người bệnh nghiện rượu
Nghiện rượu sẽ dễ dàng dẫn đến sự biến đổi nhận thức. Người nghiện rượu có những rối loạn tâm thần, trí
tuệ , trí nhớ và khả năng sáng tạo dần giảm sút, giảm khả năng di chuyển chú ý từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ
khác.
1.2.2. Khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu
1.2.2.1. Khái niệm khó khăn trong cuộc sống
Khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu là những tình huống gây căng thẳng khiến họ phải
chịu những áp lực tâm lý, bị căng thẳng và stress ở một mức độ nhất định.
1.2.2.2. Biểu hiện những khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu
* Khó khăn về sức khỏe
- Khó tập trung chú ý - Chán ăn
- Mệt mỏi - Đau đầu
- Bồn chồn, bất an - Thở gấp
- Khô miệng - Ác mộng
- Buồn nôn - Hay quên
- Mất ngủ - Vã mồ hôi
13
* Khó khăn về kinh tế
- Chi trả viện phí - Trả các khoản nợ
- Mua thuốc điều trị - Vay tiền, vàng, hàng hóa, cầm đồ
- Phục vụ sinh hoạt hàng ngày - Khó đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế
* Khó khăn trong quan hệ gia đình - xã hội
- Chia sẻ và tâm sự cùng vợ (người yêu): khi nghiện rượu, nhân cách suy đồi, ý nghĩ lệch lạc, không chí
thú làm ăn, suốt ngày bê tha khó có thể chia sẻ và tâm sự một cách thấu tình đạt lý.
* Khó khăn trong công việc

- Làm những việc mà mọi người cho là kỳ lạ - Lương thấp
- Khả năng tập trung chú ý vào công việc giảm - Mất việc làm
- Khó hoàn thành công việc - Khó tìm công việc như mong muốn
- Dễ cáu giận với đồng nghiệp
1.2.3. Cách ứng phó
Ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh gây khó khăn tương ứng với
khả năng tâm lý và có ý nghĩa trong cuộc sống của cá nhân với mục đích giúp cá nhân giảm áp lực tâm lý.
Cách ứng phó là những cách thức cụ thể được thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc và hành động của cá nhân
trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định nhằm thích nghi với những tình huống, hoàn cảnh đó đồng thời
giúp cá nhân giảm sự căng thẳng và những áp lực tâm lý.
1.3. CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG
CUỘC SỐNG
1.3.1. Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống
Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống là những cách thức cụ thể
bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người bệnh trước hoàn cảnh khó khăn nhằm thích nghi
hoặc giải quyết những hoàn cảnh đó, giúp người bệnh giảm sự căng thẳng và những áp lực tâm lý.
14
1.3.2. Biểu hiện cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống
*Cách ứng phó tập trung vào suy nghĩ
- Đổ lỗi cho người khác
- Phó mặc, buông xuôi
- Nghĩ rằng đó là do bản thân bị ốm, mệt
*Cách ứng phó tập trung vào cảm xúc
- Buồn chán
- Bồn chồn, bối rối
- Cáu gắt, giận dữ
- Tỏ ra thân mật với các thành viên trong gia đình,
- Lo lắng khi chia sẻ những vướng mắc khó khăn với người thân, bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
* Cách ứng phó tập trung vào hành động
- Đập phá, la hét.

- Ồn ào chửi bới
- Dùng các chất gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá, thuốc an thần…)
- Đánh đập đối phương, than trời trách đất
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong
cuộc sống
+ Yếu tố về tuổi:
+ Nghề nghiệp:
+ Học vấn:
+ Các đặc điểm khí chất
1.3.4. Một số can thiệp tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó của người bệnh nghiện rượu trước
những khó khăn trong cuộc sống
1.3.4.1. Liệu pháp gia đình
15
1.3.4.2. Liệu pháp nhận thức
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu về cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn
trong cuộc sống cho thấy đây là một đề tài rất mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu về cách ứng phó đã xuất hiện
nhưng nghiên cứu về cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống còn là
một mảng trống.
Trong nghiên cứu cách ứng phó, khái quát có ba xu hướng nghiên cứu chủ yếu: một là, hướng nghiên cứu
đã đồng nhất ứng phó với kết quả của nó, hai là ứng phó như một thiên hướng tương đối ổn định đáp lại những
sự kiện stress theo một cách thức nhất định. Chúng tôi theo cách tiếp cận thứ ba, Lazarus và Folkman cho rằng
ứng phó như một quá trình, đặc thù của nó được xác định không chỉ bởi hoàn cảnh mà còn bởi các giai đoạn
của sự phát triển xung đột, sự va chạm của chủ thể với thế giới bên ngoài. Như vậy, ứng phó không phải là
hành vi chỉ xảy ra một lần mà là một loạt những phản ứng tương hỗ, xuất hiện qua thời gian, nhờ đó mà môi
trường và con người chi phối lẫn nhau.
Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu không chỉ phụ thuộc vào nhóm yếu tố như; lứa tuổi, học vấn,
nghề nghiệp bị ảnh hưởng của đặc điểm nhân cách của họ.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nghiên cứu lý luận
2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan tới cách ứng phó của
NBNR với những khó khăn trong cuộc sống
16
- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm về ứng phó, cách ứng phó của NBNR
cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc sống.
- Từ khung lý luận xác lập quan điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu cách ứng phó của NBNR với những
khó khăn trong cuộc sống.
2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về ứng phó, cách ứng
phó của NBNR cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc
sống.
2.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua các hoạt động cụ thể như
phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát những lý thuyết cũng như các công trình nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước được đăng tải trên sách, tạp chí, báo, đề tài về các vấn đề liên quan tới ứng phó và cách
ứng phó.
Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng các phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, để làm rõ thêm các quan điểm
khác nhau về các khái niệm trong phần lý luận.
2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn
Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn khảo sát: gồm có khảo sát thử và khảo sát
chính thức; Giai đoạn can thiệp trị liệu
*Giai đoạn khảo sát:
Công đoạn khảo sát thử:
• Mục đích nghiên cứu: Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo để tiến hành chỉnh sửa cho
phù hợp.
• Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra; Phương pháp thống kê toán học
17

• Khách thể nghiên cứu: 30 NBNR và 5 người nhà
• Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 đến tháng 12/2010
• Kết quả nghiên cứu:
Công đoạn khảo sát chính thức:
 Mục đích: Tìm hiểu thực trạng khó khăn, cách ứng phó của NBNR cũng như các yếu tố ảnh hưởng
tới cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc sống.
 Nội dung:
- Đánh giá thực trạng khó khăn, cách ứng phó của NBNR bao gồm 3 nhóm: cách ứng phó tập trung vào
cảm xúc, cách ứng phó tập trung vào suy nghĩ và cách ứng phó tập trung vào hành động.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng phó của NBNR với những khó khăn
trong cuộc sống.
Trên cơ sở đó rút ra các kết luận và kiến nghị các giải pháp.
 Khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể khảo sát 105 người bệnh nghiện rượu đang điều trị tại
Bệnh viện tâm thần Trung Ương I và Bệnh viện tâm thần Hà Nội trong thời gian thực hiện đề tài, trong đó
nghiên cứu 3 trường hợp NBNR.
* Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa 2, cán bộ quản lý, người nhà NBNR: (20
người)
*Giai đoạn can thiệp trị liệu:
 Mục đích: Nâng cao hiệu quả cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc sống
 Nội dung: Tổ chức các buổi thăm khám, can thiệp tâm lý cho NBNR.
 Khách thể nghiên cứu: 3 NBNR tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 Phương pháp: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan
sát, phương pháp chuyên gia, bài tập thử nghiệm tác động.
18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Mục đích
Nghiên cứu thực tiễn nhằm chỉ ra thực trạng cách ứng phó và những yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó
của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống.

* Nội dung
- Đề tài tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi đối với người bệnh nghiện rượu tại Bệnh viện tâm
thần trung ương I và Bệnh viện tâm thần Hà Nội
- Tiến hành nghiên cứu định tính ở các đối tượng như người bệnh nghiện rượu, người nhà người bệnh với
tư cách là vợ con, cha mẹ, anh em, họ hàng người bệnh nghiện rượu, bác sĩ, y tá
2.2.2.1. Phương pháp chuyên gia.
2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.2.4. Phương pháp quan sát
2.2.2.5. Phương pháp trắc nghiệm
2.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Kết quả thu được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 16.0 trong môi trường Windows. Các thông số và
phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy
luận.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
19
Việc tổ chức nghiên cứu theo chu trình khoa học và chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu tài liệu, phân tích sản phẩm hoạt động, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát,
phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu trường hợp. Các phương pháp này bổ sung, hỗ trợ lẫn
nhau giúp cho kết quả nghiên cứu được đầy đủ và chính xác trên nhiều bình diện: từ suy nghĩ đến tình cảm,
hành động trong hoạt động thực tiễn, từ góc độ biểu hiện cá nhân đến biểu hiện mang tính tổng thể, khái quát,
từ khảo sát thực trạng đến nghiên cứu trường hợp.
Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy và khoa học cho các
kết luận của đề tài.
Những cơ sở trên cho phép nghiên cứu thu nhận được những kết quả mang tính khách quan và khoa học
cao.
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. THỰC TRẠNG CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ
KHĂN TRONG CUỘC SỐNG
3.1.1. Thực trạng khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu
Khó khăn trong cuộc sống là nguyên nhân gây giảm sút sức khỏe cũng như tinh thần của NBNR, nên việc
xác định rõ những khó khăn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục và chiến thắng bệnh tật. Kết
quả khảo sát thực trạng khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu cho thấy 100% NBNR đều gặp
KKTCS. Mức độ các loại khó khăn được thể hiện qua kết quả Bảng 3.1 như sau: người bệnh nghiện rượu
thường xuyên gặp khó khăn về sức khỏe (
X
= 2,15; xếp thứ 1), gặp khó khăn về kinh tế: (
X
= 1,96; xếp thứ 2),
khó khăn trong công việc: (
X
= 1,93; xếp thứ 3) và khó khăn trong quan hệ gia đình - xã hội (
X
= 1,67, xếp
20
thứ 4). Bảng số liệu cũng cho thấy; có 30,5% NBNR thường xuyên gặp khó khăn về sức khỏe. Tiếp đến có
26,7% NBNR khó khăn về kinh tế và 22,9% NBNR có khó khăn về công việc.
Bảng 1.1. Mức độ và tần suất khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu (N = 105)
TT
Những khó khăn
của NBNR
Mức độ khó khăn Tần suất
ĐT
B
ĐLC TB
Thường
xuyên

(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Không
bao giờ
(%)
1 Khó khăn về sức
khỏe
2,15 0,77 1 30,5 52,4 17,1
2 Khó khăn về kinh
tế
1,96 0,74 2 26,7 50,5 22,9
3 Khó khăn trong
quan hệ gia đình -
xã hội
1,67 0,70 4 14,3 47,6 38,1
4 Khó khăn trong
công việc
1,93 0,82 3 22,9 41,9 35,2
(Chú thích: 1= không khó khăn, 2= ít khó khăn; 3 = thường xuyên khó khăn)
Lứa tuổi 20 - 29 ít gặp khó khăn trong quan hệ gia đình - xã hội hơn so với lứa tuổi trên 30, một phần tuổi
trên 30 là lứa tuổi chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống, họ cần khẳng định bản thân từ trong gia đình cho đến các
mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này, họ không chỉ cần sức khỏe mà còn cần tiền bạc để đáp ứng mọi nhu cầu của
gia đình như: học hành, phấn đấu sự nghiệp, nuôi dạy con cái, đối nội, đối ngoại, quan hệ vợ chồng…
21
Khó khăn trong công việc được thể hiện nhiều nhất ở tuổi 30-50, như vậy khó khăn về kinh tế, sức khỏe,
quan hệ gia đình - xã hội, công việc luôn chồng chéo lên nhau. Thường thì ở lứa tuổi này khi đã bệnh tật, ốm
yếu cùng với mối quan hệ gia đình - xã hội bất ổn cũng ảnh hưởng công việc của họ.
So sánh theo nghề nghiệp (bảng 3.3), NBNR là nông dân có mức khó khăn về kinh tế cao nhất

X
= 2,22,
tiếp đến NBNR là viên chức
X
= 1,95 v NBNR l à à công nhân
X
= 1,80 với p = 0,03.
So sánh theo học vấn: Bảng số liệu 3.4 cho thấy: “khó khăn trong quan hệ gia đình - xã hội” có sự khác
biệt giữa nhóm NBNR có học vấn thấp và NBNR có học vấn cao (
X
= 1,64;
X
= 1,72) với p = 0,02. Bên cạnh
đó có sự khác biệt về tần suất gặp phải những khó khăn trong quan hệ gia đình (
X
= 1,72;
X
= 1,83) với p =
0,00.
- So sánh theo thời gian uống rượu: Bảng số liệu 3.8 cho thấy: hầu hết mức độ khó khăn của NBNR có thời
gian uống rượu từ 10- 15 năm cao hơn những NBNR có thời gian uống rượu dưới 10 năm , tuy nhiên sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng thời gian uống rượu càng dài càng ảnh hưởng đến sức
khỏe, kinh tế, đến các mối quan hệ và công việc của người bệnh nghiện rượu.
3.1.2. Thực trạng ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống
Kết quả nghiên cứu bảng 3.9 cho thấy, khi gặp khó khăn về sức khỏe người bệnh nghiện rượu sử dụng cách
ứng phó tập trung vào cảm xúc nhiều nhất (
X
= 0,54; xếp thứ 1), tập trung vào suy nghĩ (
X
= 0,50; xếp thứ 2),

tập trung vào hành động (
X
= 0,48; xếp thứ 3). Hiệu quả giải quyết những khó khăn về sức khỏe cũng thể hiện:
cách ứng phó tập trung vào cảm xúc (
X
= 0,29, xếp thứ 1) cách ứng phó tập trung vào suy nghĩ (
X
= 0,31, xếp
thứ 2) và sử dụng cách ứng phó tập trung vào hành động (
X
= 0,26, xếp thứ 3).
22
Bảng23.9. Mức độ và hiệu quả giải quyết cách ứng phó với những khó khăn về sức khỏe của người bệnh
nghiện rượu (N=105)
TT Cách ứng phó
Mức độ khó khăn Hiệu quả giải quyết
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB
1 Tập trung vào suy
nghĩ
0,50 0,29 2 0,29 0,29 2
2 Tập trung vào cảm
xúc
0,54 0,31 1 0,31 0,31 1
3 Tập trung vào hành
động
0,48 0,30 3 0,26 0,27 3
Chú thích: Mức độ lựa chọn: có = 1, không = 0; Hiệu quả giải quyết: giải quyết được = 1, không giải
quyết được = 0
Bảng 3.14 cho thấy; khi gặp những khó khăn về sức khỏe, NBNR chủ yếu lựa chọn những cách ứng phó
như: “Tập trung sức lực vào công việc” (

X
= 0,76); “ngồi suy nghĩ một mình” (
X
= 0,75); “uống rượu” (
X
=
0,74), người bệnh ít lựa chọn cách ứng phó như; “ăn trộm, ăn cắp” (
X
= 0,37); “cầm đồ”(
X
= 0,18) . Kết quả
cũng cho thấy hiệu quả giải quyết cao khi NBNR lựa chọn cách ứng phó tích cực như; “tập trung sức lực vào
công việc”(
X
= 0,53, xếp thứ 1); “ngồi suy nghĩ một mình” (
X
= 0,49, xếp thứ 2); và hiệu quả giải quyết thấp
khi NBNR lựa chọn cách “than trời trách đất” (
X
= 0,16, xếp thứ 17); “ăn trộm, ăn cắp” (
X
= 0,17, xếp thứ
16)
3.1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó
khăn trong cuộc sống

×