PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Dó trầm là tên gọi chung cho các loài có khả năng sinh trầm thuộc họ Trầm
hương Thymaelaeaceae, trong đó có cây Dó trầm (Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte), tên phổ thông là cây Dó bầu. Luận án này, sẽ sử dụng tên Dó bầu thay cho
tên Dó trầm, loài mà hiện nay chiếm hầu hết diện tích trồng cây Dó ở nước ta.
Trong thân của những cây Dó bầu sống lâu năm thường có trầm hương, có khi là
kỳ nam. Trầm hương rất có giá trị trong y học, trong công nghiệp mỹ phẩm, trong tín
ngưỡng, đặc biệt đối với người theo đạo Hồi. Gần đây, các nhà khoa học còn xác định
trong trầm hương có chứa các hợp chất Sesquiterpene dùng trong y học hiện đại. Ngoài
ra, gỗ có thể sử dụng làm cây cảnh nghệ thuật, là loài cây có sợi (cellulose) nên có thể sử
dụng làm nguyên liệu giấy.
Do nhu cầu sử dụng lớn nhưng Dó bầu lại chỉ có trong tự nhiên, gây trồng còn
hạn chế, đặc biệt quá trình hình thành trầm hương tự nhiên đòi hỏi phải có những
điều kiện nhất định trong khoảng thời gian khá dài, nên trầm hương có giá trị thương
mại khá cao. Trước đây, do chỉ tập trung khai thác trong rừng tự nhiên không kiểm
soát, nên trầm hương tự nhiên ngày càng cạn kiệt và trở nên khan hiếm. Tuy nhiên,
khoảng 15 năm trở lại đây, diện tích rừng trồng Dó bầu đã tăng nhanh, đến hết năm
2009 có 11.000 - 12.000 ha.
Hiện nay, giống nào có khả năng hình thành trầm, kỹ thuật nhân giống vô tính,
thời gian tác động tạo trầm, phương pháp tác động và chất lượng trầm ra sao, tiêu thụ
các sản phẩm ở đâu, vẫn còn là vấn đề cần phải làm sáng tỏ. Đặc biệt, kỹ thuật tác
động tạo trầm cũng như chất lượng trầm, chưa có cơ sở khoa học chắc chắn, nên có
nguy cơ dẫn đến rủi ro lớn cho người trồng rừng. Ngoài việc tạo trầm, hoặc khai thác
gỗ chưng cất lấy tinh dầu, cây Dó bầu còn có thể sử dụng cho những ngành công
nghiệp nào khác, cho đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Để góp phần giải
quyết một số tồn tại nêu trên, luận án “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện
pháp kỹ thuật góp phần phát triển bền vững cây Dó trầm (Aquilaria crassna) ở Việt
Nam” được thực hiện là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Về lý luận: Xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải
pháp kỹ thuật gây trồng, tác động tạo trầm và khả năng sử dụng gỗ cây Dó bầu ở một
số vùng sinh thái của Việt Nam.
- Về thực tiễn:
+ Xác định được một số đặc tính sinh học và biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm
cơ sở đề xuất kỹ thuật gây trồng cây Dó bầu.
+ Xác định được xuất xứ và biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Dó bầu
góp phần cải thiện giống cho năng suất cao chất lượng tốt.
1
+ Xác định được biện pháp tác động tạo trầm, tính chất gỗ, cấu trúc tế bào gỗ chưa
tác động, đã tác động và khả năng làm bột giấy của gỗ cây Dó bầu làm cơ sở đề xuất
hướng sử dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các luận cứ khoa học về đặc điểm phân bố, sinh
thái; kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ, kỹ thuật trồng; kỹ thuật tác động tạo
trầm, cấu tạo gỗ và tính chất gỗ của cây Dó bầu làm cơ sở gây trồng, sản xuất và phát
triển cây Dó bầu ở một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
* Ý nghĩa thực tiễn: Phát triển các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, tác động
tạo trầm, bước đầu chọn được một số xuất xứ có triển vọng và khả năng sử dụng gỗ
cây Dó bầu theo hướng bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định được một số đặc điểm về phân bố, sinh thái của loài Dó bầu và bước
đầu xác định được một số xuất xứ tốt theo sinh trưởng cho 4 vùng nghiên cứu.
- Bước đầu đánh giá được hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật tạo trầm, xác định
được một số đặc điểm gỗ Dó bầu sau 1 và 2 năm áp dụng biện pháp tác động tạo trầm.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là loài Dó bầu (Aquilaria crassna).
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Các điểm điều tra quần thể Dó bầu phân bố tự nhiên gồm: Hà Giang, Sơn La,
Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum và Kiên Giang. Khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật
trồng Dó bầu tại: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
Thí nghiệm xác định biện pháp tác động tạo trầm, thực hiện ở xã Sơn Kim 1 và
xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đặc tính sinh học: luận án nghiên cứu phân bố tự nhiên, đặc điểm quần
thể, khí hậu và đất đai nơi Dó bầu phân bố tự nhiên; ảnh hưởng của ánh sáng, hỗn
hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm; khả năng gây
trồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa, giải phẫu cấu tạo thô đại và hiển
vi gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động tạo trầm; tính chất gỗ.
- Biện pháp kỹ thuật: về kỹ thuật nhân giống, luận án nghiên cứu tạo cây con
bằng giâm hom, nuôi cấy mô và mô - hom; về kỹ thuật trồng luận án nghiên cứu mật
độ và phân bón; kỹ thuật tạo trầm.
7. Bố cục luận án
Ngoài các phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt,
danh mục các bảng biểu, hình ảnh, luận án gồm có các phần chính sau đây:
- Phần mở đầu.
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
2
- Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Phân loại thực vật và phân bố có Irnayuli (2011); IUCN (2010); Chang. và
Kadir (1997),… cho thấy vẫn có ý kiến khác nhau về số loài ở mỗi chi cho trầm
hương, riêng chi Aquilaria phân bố phổ biến ở Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Lào,
Malaysia, Indonesia, Philippine, Myanma, Thái lan, Việt Nam, Nam TQ.
Nghiên cứu về gây trồng và nhân giống có Atok Subiakto (2011), Beek và
Philips (1999), Chang. và Kadir (1997), cho biết ở các nước có dó trầm phân bố đều
có diện tích trồng như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…
Nghiên cứu về tác động tạo trầm có Robert Blanchette (2003), Kanwal Deep
(2006), Irnayuli (2011), Cho thấy hiện nay cơ chế hình thành trầm hương trong cây
dó trầm như thế nào vẫn chưa có giải đáp chính xác và rõ ràng. Các tác giả cho rằng
tác động sẽ kích thích sự tạo trầm nhanh hơn, nhiều tác giả chấp nhận hơn là sự kết
hợp của tác động cơ giới và sinh học
1.2. Ở Việt Nam:
Phạm Hoàng Hộ (1993), Lê Công Kiệt (2005) cho biết hiện Việt Nam có 4 loài
đã được xác định.
Lã Đình Mỡi (2007), Đinh Xuân Bá, (2007b),…cũng cho thấy trầm hương có
giá trị cao trong y học, công nghiệp mỹ phẩm và trong tín ngưỡng.
Các nghiên cứu chọn giống theo sinh khối gỗ, hàm lượng và chất lượng dầu
tích tụ trong thân cây cho đến nay còn rất hạn chế. Duy chỉ có Thái Thành Lượm
(2009) đã chọn được 2/94 cây thí nghiệm ở đảo Phú Quốc.
Nghiên cứu tác động tạo trầm có Nguyễn Hồng Lam (1987-2000), Đặng Ngọc
Châu (1999), Ngô Thị Dơn (2006) đều cho thấy tác động cho khả năng hình thành
trầm cao hơn không tác động. Nhưng, các công trình này hầu như chưa đưa ra được
các số liệu định lượng, mới chỉ nhận biết bằng cảm giác như so màu và ngửi mùi.
Chính vì vậy cần nghiên cứu xác định định lượng.
Tóm lại:
Trên thế giới và ở Việt Nam cây Dó bầu nói riêng và các loài dó tạo trầm nói
chung đã được nghiên cứu từ rất lâu, từ công dụng, giá trị đến nhân giống, gây trồng;
tác động tạo trầm.
Tuy nhiên, một số vấn đề còn chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa thống
nhất giữa các tác giả như:
- Phân bố, sinh thái, cấu trúc quần thể các lâm phần có Dó bầu phân bố tự
nhiên ở Việt Nam;
3
- Khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống theo sinh trưởng và theo hướng lấy trầm;
- Cơ chế tạo trầm hương, tính chất cơ lý, hóa học và khả năng sử dụng gỗ cây
Dó bầu.
Đây là những vấn đề còn tồn tại, vì vậy đề tài được thực hiện. Kết quả Nghiên
cứu sẽ xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải pháp về kỹ
thuật gây trồng, tác động tạo trầm và khả năng sử dụng gỗ cây Dó bầu ở Việt Nam.
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu.
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng.
- Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật tác động tạo trầm, cấu tạo
thô đại và hiển vi tế bào gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động.
- Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu ở một số
vùng sinh thái.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra đặc điểm lâm học và sinh thái loài cây Dó bầu theo OTC điển hình
tạm thời, diện tích OTC 1000m
2
, tổng số 11 OTC.
Điều tra đất bằng phương pháp đào phẫu diện kết hợp với phương pháp chuyên
gia. Phân tích các chỉ tiêu lý - hóa tính của đất bằng các phương pháp hiện đang được
áp dụng ở các phòng phân tích hiện nay.
Nhân giống bằng giâm hom: Với 30 mẫu/thí nghiệm, lặp lại 4 lần; riêng thí
nghiệm thăm dò chất kích thích và nồng độ ra rễ lặp lại 5 lần.
Nhân giống bằng nuôi cấy mô và mô - hom: Các bước nghiên cứu được tiến
hành theo sơ đồ sau:
Khảo nghiệm xuất xứ theo Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006, theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp (OTC định vị), 30 cây/lần lặp, mật độ 1100 cây/ha
(3m x 3m).
Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng bằng ô tiêu chuẩn định vị
theo phương pháp ngẫu nhiên lặp lại 3 lần dung lượng mẫu ≥ 30 cây/lần lặp.
Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu sử dụng phương pháp kế thừa.
4
Chọn mẫu
Khử trùng mẫu nuôi cấy
Tạo và nhân nhanh chồi
Chồi cây
in vitro
Giâm hom chồi in vitro
Huấn luyện cây in vitro Tạo rễ in vitro
Cho cây
ra bầu đất
Nghiên cứu một số biện pháp và chế phẩm tác động tạo trầm: Sử dụng phương
pháp khoan với đường kính mũi khoan 0,8cm - 1,0cm khoan sâu vào 1/3-1/2 đường
kính thân cây. Sau đó bố trí các công thức chế phẩm.
Xác định hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu bằng phương pháp chưng cất nước,
theo tiêu chuẩn ISO 6571.
Nghiên cứu đánh giá chất lượng tinh dầu: bằng phương pháp sắc ký khí - khối
phổ (GC-MS).
Nghiên cứu cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ Dó bầu bằng phương pháp quan
sát mô tả các đặc điểm cấu tạo gỗ được mô tả theo danh sách của IAWA.
Phương pháp nghiên cứu tính chất cơ học, vật lý và tiềm năng sản xuất bột
giấy của gỗ cây Dó bầu theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong Nông Lâm
nghiệp với sự trợ giúp phần mềm Excel, SPSS để xử lý số liệu.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu
3.1.1. Kết quả nghiên cứu về phân bố tự nhiên và đặc điểm quần thể của Dó bầu
Hiện nay vẫn còn gặp những quần thể Dó bầu tự nhiên trong các khu vườn hộ
gia đình, vườn rừng hoặc các khu rừng tự nhiên ở nhiều địa phương. Ở những địa
điểm này, chủ rừng đã tác động để xúc tiến cho cây Dó bầu sinh trưởng phát triển.
3.1.1.1. Vùng phân bố tự nhiên của loài Dó bầu
Dó bầu phân bố tự nhiên ở nước ta khá rộng:
- Từ Hà Giang đến Kiên Giang,
- Độ cao từ 5m so với mực nước biển ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đến gần 1.120m
ở Konplong (Kon Tum)
3.1.1.2. Đặc điểm quần thể tự nhiên của loài Dó bầu
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao:
- 6/11OTC loài Dó bầu có hệ số tổ thành lớn nhất trong đó 3/11OTC Dó bầu có
hệ số tổ thành 8,1-10.
- 5/11OTC Dó bầu có hệ số tổ thành thấp hơn là 0,3-1,7;
- Như vậy, có hơn 50% số OTC Dó bầu tham gia với hệ số tổ thành trung bình
hơn 50% chiếm ưu thế hoặc gần ưu thế trong lâm phần. Dưới 50% số OTC Dó
bầu vẫn có vai trò nhất định trong các quần thể rừng ở đây.
Các loài cây đi kèm với Dó bầu có sự khác nhau ở các vùng, thành phần loài
chủ yếu là Thanh thất, Sang máu, Thừng mực, Côm, Dẻ, Giổi, nhiều nhất là Trâm sau
đến Bằng lăng. Đây cũng là những đối tượng cần quan tâm chọn lựa khi cần trồng
hỗn loài với Dó bầu.
5
Tầng cây bụi thảm tươi và cây gỗ tái sinh cũng rất đa dạng. Cho thấy Dó bầu
có biên độ sinh thái khá rộng, chúng có thể sống được từ nơi đất khô cằn tầng mỏng
cho đến đất sâu ẩm thường xuyên. Loài cây đặc trưng cho điều kiện đất đai khô cằn:
Lành ngạnh, Thừng mực, Sòi tía, Ba soi, Mé cò ke, Loài cây đặc trưng cho điều
kiện đất sâu ẩm thường xuyên như: Lá lốt, Bòng bong, Rau tàu bay, Ráy, Sa nhân,
3.1.2. Đặc điểm khí hậu nơi có quần thể Dó bầu phân bố tự nhiên
Về chế độ nhiệt có biên độ khá lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm biến động từ
21,0-27,6
0
C, trung bình tháng cao nhất từ 26,7-31,3
0
C, trung bình tháng thấp nhất từ
16,9-24,6
0
C.
Về chế độ ẩm, nhất là lượng mưa cũng có mức độ biến động rất lớn, từ
1.444mm đến 3.800mm/năm, phân bố từ 125-211ngày/năm. Lượng nước bốc hơi
biến động từ 626-1.539,1mm/năm.
Theo đó hệ số K = lượng mưa/lượng bốc hơi có biến động tương đối lớn từ
1,17-7,66 lần. Chứng tỏ Dó bầu có biên độ sinh thái khá rộng nhưng hơi thiên về ưa
ẩm. Điều này cũng được thể hiện thông qua lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng có
các loài cây chịu bóng và ưa ẩm như đã nêu ở trên.
3.1.3. Đặc điểm đất đai dưới những quần thể tự nhiên có Dó bầu phân bố
Dó bầu phân bố trên nhiều loại đất phát triển trên các loại đá mẹ như: phiến
mica, đá vôi, phiến clorit, Tầng đất từ mỏng đến dầy.
Hàm lượng mùn biến động 1,37-3,29%, ở mức trung bình đến khá.
Hàm lượng N, P, K tổng số cũng ở mức TB đến khá.
Đây là một trong những căn cứ để chọn nơi trồng và các biện pháp tác động
như bón loại phân và lượng phân khi trồng Dó bầu.
Tỷ lệ C/N tầng đất mặt phổ biến từ 10-13 chứng tỏ khả năng phân hủy các chất
hữu cơ trong đất khá mạnh.
Tuy nhiên đất nơi Dó bầu phân bố khá chua, pH
KCl
biến động 3-4, phổ biến 3,5-
4,0.
3.2. Kết quả NC kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật
trồng
3.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con
3.2.1.1. Kết quả nhân giống bằng phương pháp giâm hom
* Kết quả nghiên cứu chất kích thích và nồng độ ra rễ thích hợp
Chất kích thích ra rễ gồm IAA, IBA và NAA với 3 gam nồng độ (1000, 1500
và 2000ppm). Vật liệu giâm hom là những đoạn cành bánh tẻ của cây 5 tuổi.
Sau 12 tuần cho thấy khả năng ra rễ của các chất kích thích ra rễ khác nhau rõ rệt
(F
tính
> F
05
), tốt nhất là chất kích thích IBA nồng độ 1500ppm (bảng 3.8).
6
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ
đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm sau 12 tuần
Nồng độ
chất kích thích
Chỉ tiêu
thống kê
Chất kích thích ra rễ
IAA IBA NAA
1000ppm
Tỷ lệ ra rễ TB (%) 11,33 19,33 16,67
Sr
2
31,11 96,67 33,33
V (%) 49,23 50,86 34,63
1500ppm
Tỷ lệ ra rễ TB (%) 33,33 61,33 40,00
Sr
2
111,11 147,78 194,44
V (%) 31,63 19,82 34,86
2000ppm
Tỷ lệ ra rễ TB (%) 25,33 28,00 27,33
Sr
2
47,78 36,67 63,33
V (%) 27,29 21,63 29,12
F
tính
= 38,2 và 7,5; F
05
tra bảng = 3,3
* Kết quả nghiên cứu tuổi cây lấy hom
Vật liệu hom, cành của cây mẹ 1 tuổi, 5 tuổi và 10 tuổi, chất kích thích IBA,
nồng độ 1500ppm. Thời vụ lấy và giâm hom là vụ Hè-Thu (tháng 6 - tháng 8). Kết
quả nghiên cứu sau 12 tuần cho thấy hom lấy từ cây mẹ ở độ tuổi khác nhau cho tỷ lệ
ra rễ khác nhau rõ rệt (F
tính
> F
05
), khả năng ra rễ, số lượng rễ và chiều dài rễ của hom
lấy từ cây 10 tuổi kém nhất (4,17%), cao nhất từ cây mẹ 1 tuổi (60,83%) và tương
đương cây mẹ 5 tuổi (59,17%). Vì vậy, để nguồn vật liệu lấy từ cây mẹ 10 tuổi (cây
trội) có sinh khối gỗ lớn, hàm lượng tinh dầu cao, giâm hom cho tỷ lệ ra rễ cao, trước
khi lấy hom, cần trẻ hóa cây mẹ.
* Kết quả nghiên cứu về loại hom
Vật liệu giống gồm hom chồi vượt mọc từ thân cây và hom đầu cành thứ cấp
của cây 10 tuổi, thời vụ lấy và giâm hom vào vụ Thu-Đông (tháng 9 - tháng 11), chất
kích thích ra rễ là IBA, nồng độ 1500ppm. Kết quả nghiên cứu sau 12 tuần cho thấy
đã có sự khác nhau rõ rệt giữa các loại hom (F
tính
>F
05
), hom chồi vượt mọc từ thân cây
có tỷ lệ ra rễ (49,99%) cao hơn hẳn so với hom đầu cành (30,41%).
* Kết quả nghiên cứu về thời vụ giâm hom
Vật liệu giống là hom chồi vượt mọc ở thân của cây 10 tuổi, chất kích thích IBA,
nồng độ 1500ppm, thời vụ giâm hom được tiến hành theo mùa: Thu-Đông (T9 – T11);
Đông-Xuân (T12-T2); Xuân-Hè (T3-T5) và Hè-Thu (T6-T8), T: là tháng. Kết quả phân
tích phương sai (F
tính
>F
05
) cho thấy tỷ lệ ra rễ của hom khác nhau khá rõ rệt giữa các
thời vụ giâm hom khác nhau. Vụ Thu-Đông là thời gian giâm hom tốt nhất trong năm
với tỷ lệ ra rễ đạt hơn 63%.
Từ những thí nghiệm nghiên cứu ở trên, có thể thấy nhân giống vô tính bằng
phương pháp giâm hom có triển vọng để tạo giống chất lượng cao cho loài cây Dó bầu với
điều kiện phải trẻ hóa vật liệu giâm hom bằng cách tạo chồi gốc để lấy hom, chất kích
thích ra rễ là IBA, nồng độ 1500ppm, giâm vào vụ Thu-Đông (T9 – T11).
7
3.2.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ mô - hom
* Quy trình công nghệ nuôi cấy mô:
- Bước 1. Tạo nguồn vật liệu vô trùng: Sau 8 tuần tỷ lệ mẫu sống không nhiễm
bệnh đạt 35%, tỷ lệ mẫu nẩy chồi đạt hơn 25%.
- Bước 2. Tạo chồi in vitro: Sau 8 tuần, công thức 4 là MTBS + đường (30 g/l) và
nước dừa (10% v/v) có bổ sung tổ hợp 0,25 mg/l(BAP + kinetin + adenin) cho hệ số
nhân chồi cao nhất đạt 14,6 chồi phát triển khỏe mạnh. Tách từng chồi ra riêng biệt.
- Bước 3. Tạo rễ in vitro: Sau 6 tuần theo dõi môi trường cơ bản là 3/4 WPM cho
tỷ lệ ra rễ đạt 48,9% (cao nhất). Sau 8 tuần thí nghiệm tiếp theo, kết quả môi trường cơ
bản đã chọn lọc là 3/4 WPM bổ sung 0,1 mg/l BAP và bổ sung tổ hợp nhóm auxin gồm
0,25mg/l IBA + 0,25mg/l NAA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (đạt 60,23%).
- Bước 4. Giai đoạn cây con đảm bảo tiêu chuẩn chuyển ra huấn luyện ngoài
vườn ươm, kết quả phương pháp trồng cây con trong bể cát được phủ nilon trắng sau
khoảng 2 tuần cây in vitro phát sinh mầm rễ mới thì đem trồng vào bầu đất cho tỷ lệ
cây sống và sinh trưởng bình thường đạt 54,3% (cao nhất).
* Quy trình công nghệ mô - hom:
- Kế thừa kết quả từ bước 2 của quy trình công nghệ nuôi cấy mô, thí nghiệm
công nghệ mô – hom: đưa cây in vitro ra giâm hom (chấm vào thuốc IBA nồng độ
1500ppm, cấy vào bể cát đã khử trùng), sau 3 tuần tỷ lệ ra rễ trung bình đạt 67,30%;
- Nhổ cây ở bể cát, cấy vào bầu đất đã đóng, xếp vào trong vườn ươm và chăm
sóc, kết quả tỷ lệ cây sống và sinh trưởng bình thường đạt 72,4%.
Bằng công nghệ mô - hom có thể rút ngắn được cả thời gian, kinh phí và nhân
công lao động so với thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ nuôi cấy mô.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con trong vườn ươm
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Dó bầu
sau 12 tháng tuổi ở trong vườn ươm
Công thức
che sáng
Tỷ lệ
sống (%)
Đường kính gốc Chiều cao
D
00
(cm) Sd Vd (%) H
vn
(cm) Sh Vh (%)
00% 88,89 0,35 0,10 28,57 17,38 2,25 12,95
25% 98,15 0,43 0,12 27,91 20,85 3,16 15,19
50% 98,15 0,51 0,21 41,17 26,70 5,63 23,76
75% 91,67 0,47 0,17 36,17 22,86 3,88 16,97
100% 00 - - - - - -
Ftính = 99,23
F
05
bảng = 1,77
Ftính = 10,79
F
05
bảng = 1,77
Sau 12 tháng tuổi, tỷ lệ sống thấp nhất ở công thức không che sáng, cao nhất ở
công thức che sáng 25% và 50% (bảng 3.6). Riêng, công thức che sáng 100%, sau 5
tháng, cây con đã chết hoàn toàn. Khả năng sinh trưởng ở các công thức có cây sống
còn lại cũng khác nhau rõ rệt cả về đường kính gốc và chiều cao (Ftính>F
05
tra bảng),
kém nhất ở công thức không che sáng; tốt nhất ở công thức che sáng 50%, sau 4 tháng
8
đầu giảm xuống 40%, sau 3 tháng tiếp theo giảm còn 30%, 3-4 tháng cuối giảm xuống
25%, dỡ bỏ hoàn toàn dàn che để huấn luyện cây con trước khi trồng 1,5 tháng.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong vườn
ươm
Sau 12 tháng tuổi, tỷ lệ sống của cây con ở các công thức thí nghiệm 92,6-
96,3%. Khả năng sinh trưởng cả đường kính gốc và chiều cao giữa các công thức đều
khác nhau rõ rệt (Ftính>F
05
bảng), đường kính gốc dao động từ 0,52-0,66cm và chiều
cao dao động từ 25,06-29,38cm, tốt nhất ở công thức có hỗn hợp ruột bầu gồm 90%
đất tầng mặt kết hợp 8% phân chuồng hoai và 2% phân hữu cơ vi sinh (bảng 3.7).
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng
của cây con Dó bầu sau 12 tháng tuổi ở trong vườn ươm
Công thức thí nghiệm hỗn
hợp ruột bầu
TLS
(%)
Đường kính gốc Chiều cao
D
00
(cm) Sd Vd (%) H
vn
(cm) Sh Vh (%)
CT1. 90%đ+8%m+2%VS 92,59 0,52 0,16 31,40 25,06 3,8
0
15,14
CT2.
90%đ+8%m+2%NPK
95,37 0,54 0,17 32,07 25,63 3,40 15,59
CT3.
90%đ+8%pc+2%NPK
96,30 0,60 0,21 34,69 27,05 4,13 15,27
CT4. 90%đ+8%pc+2%VS 93,52 0,66 22,36 33,88 29,38 4,67 15,90
Ftính = 98,34
F
05
bảng = 1,77
Ftính = 15,00
F
05
bảng = 1,77
Ghi chú: đ là đất tầng mặt ở đồi rừng; m là mùn cưa và trấu; pc phân chuồng hoai;
NPK là phân hóa học tổng hợp tỷ lệ 5:10:3; VS là phân hữu cơ vi sinh.
3.2.2. Kết quả khảo nghiệm xuất xứ ở một số vùng sinh thái trọng điểm
3.2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực khảo nghiệm
Đặc điểm khí hậu: Các trị số của các yếu tố khí hậu đều tương tự như ở nơi
phân bố tự nhiên của cây Dó bầu, đáp ứng điều kiện gây trồng. Riêng điểm thí
nghiệm ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc) là nằm ngoài vùng phân bố của cây Dó bầu, nhưng
các yếu tố khí hậu vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Đặc điểm đất đai: Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy hầu hết địa điểm bố trí thí
nghiệm đều có các trị số biểu thị độ phì tự nhiên tương tự như đất ở các quần thể rừng
tự nhiên có cây Dó bầu phân bố. Riêng đất ở xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh là đất
hoang hóa do chăn thả gia súc nhiều năm nên có các trị số biểu thị độ phì tự nhiên thấp
hơn, hàm lượng mùn chỉ 0,3-0,8%, theo đó hàm lượng N cũng chỉ đạt 0,03-0,06%.
3.2.2.2. Kết quả khảo nghiệm
Sau 4 năm khảo nghiệm (Quảng Nam 3 năm), kết quả so sánh bằng thống kê
toán học cho thấy sinh trưởng của các xuất xứ khác nhau là khác nhau rõ rệt:
9
Tại Phúc Yên – Vĩnh Phúc: sinh trưởng về D
00
, nhóm tốt hơn là Hòn Chông –
Kiên Giang và Tiên Phước – Quảng Nam. Sinh trưởng về Hvn của xuất xứ Hòn
Chông - Kiên Giang là cao nhất.
Tại Hoành Bồ – Quảng Ninh: sinh trưởng D
00
và Hvn cao nhất là xuất xứ Tri
Tôn–An Giang, thứ hai là xuất xứ Hòn Chông–Kiên Giang.
Tại Hương Sơn - Hà Tĩnh: sinh trưởng D
00
và Hvn cao nhất là là xuất xứ Hòn
Chông – Kiên Giang, thứ hai là xuất xứ Hương Khê – Hà Tĩnh.
Tại Tiên Phước – Quảng Nam: sinh trưởng D
00
và Hvn cao nhất là xuất xứ Tri
Tôn–An Giang, thứ hai là xuất xứ Tiên Phước–Quảng Nam
Tóm lại: Sau 3-4 năm, sinh trưởng D
00
và H
vn
của xuất xứ Hòn Chông – Kiên
Giang tốt nhất ở Vĩnh Phúc và Hà Tĩnh còn xuất xứ Tri Tôn – An Giang tốt nhất ở
Quảng Ninh và Quảng Nam. Điều đó chứng tỏ các xuất xứ ở cực Nam đưa ra trồng ở
miền Bắc và miền Trung có xu thế sinh trưởng tốt hơn và ngược lại.
3.2.3. Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng
3.2.3.1. Nghiên cứu khả năng gây trồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa
Luận án bố trí 3 công thức (trồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa,
trồng nơi đất trống). Sau 4 năm trồng, sinh trưởng D
00
, Hvn và Dt của cây Dó bầu
trồng tại Phúc Yên – Vĩnh Phúc ở 3 phương thức trồng khác nhau có sự khác nhau rõ
rệt (Sig. < 0,05), với độ tin cậy là 95%. Trồng nơi đất trống, cho sinh trưởng đường
kính gốc, chiều cao vút ngọn và đường kính tán cao nhất.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng
Sau 4 năm thí nghiệm sinh trưởng về D
00
và Hvn của cây Dó bầu được trồng
với các loại mật độ khác nhau (1.100cây/ha, 1.660cây/ha và 2.500 cây/ha) là chưa có
sự khác nhau.
3.2.3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng
Sau 4 năm thí nghiệm (Quảng Nam 3 năm), sinh trưởng về D
00
, Hvn và Dt ở
các công thức bón phân khác nhau có sự khác nhau rõ rệt: Công thức bón phân
chuồng ở 3 vùng là Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Quảng Nam cho sinh trưởng cao nhất. Ở
Vĩnh Phúc bón NPK tốt nhất. Kém nhất ở các vùng là công thức không bón.
3.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật tác động tạo trầm, cấu
tạo thô đại và hiển vi gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động
3.3.1. Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu trong sản xuất hiện nay
3.3.1.1. Các chế phẩm kích thích tạo trầm trong sản xuất và nghiên cứu hiện nay
Luận án đã điều tra và tiếp cận được 10 cơ sở sản xuất và nghiên cứu, tương
ứng là 10 loại chế phẩm được chia làm 2 nhóm chính là: nhóm chế phẩm hoá học có
6 cơ sở gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc, Dự án rừng Mưa, Chi nhánh của CT
Dó bầu hương, Trang trại Sơn Thuỷ, Ông Huỳnh Trừu và Ông Phạm Quốc Nổi.
Nhóm chế phẩm sinh học có 4 cơ sở gồm: Công ty CP. SX&DV Trầm hương Hà
10
Nội, Công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội, Công ty TNHH Phùng Anh và Sở KHCN
Bình Phước + Viện KHLN Việt Nam.
Quan sát màu sắc của gỗ xung quanh vị trí tác động cho thấy các chế phẩm hoá
học làm cho phạm vi biến đổi màu sắc của gỗ rộng hơn các chế phẩm sinh học. Tuy
nhiên, để đánh giá được chính xác hơn cần phải phân tích hàm lượng và chất lượng
tinh dầu chưng cất từ các mẫu gỗ.
3.3.1.2. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư “Tinh dầu là một loại chất lỏng được
tinh chế từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực
vật”. Xét theo từng vùng sinh thái, kết quả cho thấy hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu
của các mẫu gỗ Dó bầu ở mỗi vùng như sau:
* Vùng Đông Bắc Bộ và phụ cận (Hà Tây cũ): Từ mẫu số 1 đến 5. Trong đó, 4
mẫu được tác động bằng các chế phẩm sinh học sau 10-24 tháng, cả 4 mẫu này đều có
HLHH chứa tinh dầu cao hơn mẫu không tác động và đạt trên 0,1%.
* Vùng Bắc Trung Bộ: Từ mẫu số 6 đến 14. Kết quả chưng cất 9 mẫu gỗ cho
thấy sự biến động HLHH chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ ở khu vực Bắc Trung Bộ
theo tuổi cây, theo các chế phẩm kích thích và theo thời gian tác động chưa rõ ràng.
Riêng HLHH chứa tinh dầu trong các mẫu có sâu đục thân cao hơn mẫu không có sâu
đục thân, nhưng không nhiều.
* Vùng Nam Trung Bộ: Từ mẫu số 15 đến 22. HLHH chứa tinh dầu trong các
mẫu được kích thích bằng các chế phẩm hóa học có xu hướng tăng cao hơn các mẫu
không tác động. Cao nhất là mẫu Tam Sơn, Núi Thành, Quảng Nam có HLHH chứa
tinh dầu đạt 0,1445%.
* Vùng Đông Nam Bộ: Từ mẫu số 23 đến 26. trong đó mẫu ở cây được tác động
bằng chế phẩm sinh học sau 24 tháng, HLHH chứa tinh dầu cao hơn hẳn so với mẫu ở
cây không được tác động.
* Vùng Tây Nam Bộ: Từ mẫu số 27 đến 29. Kết quả chưng cất, cây 7-8 tuổi với
phương pháp cơ giới + hóa học cho HLHH chứa tinh dầu cao nhất (0,1734%) so với
tất cả các mẫu ở các vùng sinh thái khác.
3.3.1.3. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu ở các vị trí khác nhau trên cùng một cây
- Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu xung quanh vị trí tác động và không tác động
Kết quả chưng cất cho thấy HLHH chứa tinh dầu của gỗ xung quanh vị trí tác
động luôn cao hơn nơi gỗ trắng trên cùng một cây. Như vậy, xung quanh vị trí tác động
đã tích tụ hỗn hợp có chứa tinh dầu cao hơn nơi không bị tác động.
- HLHH chứa tinh dầu ở thân, gốc và rễ cây:
Bảng 3.25. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu ở thân, gốc và rễ cây Dó bầu
(Cây mọc tự nhiên ở Núi Thành-Quảng Nam)
TT
Vị trí
lấy mẫu
Đặc điểm
mẫu gỗ
Màu sắc
Trạng thái
vật lý
HLHH chứa
TD (% v/m)
11
1 Thân
∅= 30,5cm (Đoạn cách
mặt đất từ 2,0-2,5m)
Cánh gián Đặc như sáp 0,1163
2 Gốc
∅= 37,5cm (Đoạn cánh
mặt đất từ 50-80cm)
Cánh gián Đặc như sáp 0,1453
3 Rễ
∅=14,7cm (sát gốc)
Vàng nhạt Đặc như sáp 0,0291
Kết quả chưng cất cho thấy: Đoạn gỗ cách mặt đất từ 50-80cm có HLHH chứa
tinh dầu đạt tới 0,1453%; tiếp theo là đoạn thân ở giữa từ 2-2,5m (tính từ mặt đất lên)
đạt 0,1163%; thấp nhất ở rễ cây (ngay sát gốc), chỉ đạt 0,0291% (bảng 3.25).
Tóm lại:
+ Hầu hết các chế phẩm sinh học (trong phạm vi nghiên cứu này) kết hợp với
tác động cơ giới cho kết quả rõ hơn so với các chế phẩm hóa học.
+ Trên cùng 1 cây, HLHH chứa tinh dầu của gỗ ở xung quanh vị trí tác động cao
hơn nơi gỗ trắng khá rõ, gỗ ở đoạn thân gần gốc có HLHH chứa tinh dầu cao hơn gỗ ở
thân trên cao và cao hơn nhiều so với gỗ của rễ cây.
+ HLHH chứa tinh dầu trầm sau chưng cất chưa phải là tinh dầu.
+ Loài Dó bầu xuất xứ Can Lộc - Hà Tĩnh, xuất xứ Núi Thành - Quảng Nam và
xuất xứ Hà Tiên - Kiên Giang có hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu khá cao, bước đầu
có thể chọn làm giống để mở rộng sản xuất. Nhưng kết hợp với khả năng sinh trưởng
thì nên chọn xuất xứ Kiên Giang.
3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp và chế phẩm tác động tạo trầm tại huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Từ kết quả điều tra đã thu thập, luận án lựa chọn kế thừa 9 loại chế phẩm kích
thích tạo trầm, trong đó có 4 chế phẩm sinh học và 5 chế phẩm hóa học. Ngoài ra,
còn sử dụng 2 công thức tác động cơ giới (đóng đinh sắt và khoan vào thân cây
nhưng không sử dụng chế phẩm) và một công thức không tác động bằng bất cứ biện
pháp nào để làm đối chứng. Đối tượng là cây Dó bầu trồng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh
với 3 cấp tuổi khác nhau (5, 8 và 11 năm tuổi).
3.3.2.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm tác động đến HLHH chứa tinh dầu ở cây Dó bầu
Với 12 công thức tác động ở 3 cỡ tuổi khác nhau cho thấy:
- HLHH chứa tinh dầu trầm của những mẫu gỗ được kích thích bằng các chế
phẩm sinh học nhìn chung có xu hướng cao hơn các chế phẩm hóa học, rõ nhất tác động
trên cây ở giai đoạn 11 năm tuổi.
- HLHH chứa tinh dầu trầm ở cả 3 cỡ tuổi đều tương đối cao ở các mẫu đối
chứng, nhất là ở công thức không tác động bằng bất cứ biện pháp nào.
- Tuy nhiên, đây chưa phải là hàm lượng tinh dầu, mà luôn ở dạng sáp đặc.
Để làm rõ hơn vấn đề này, luận án nghiên cứu chất lượng và thành phần tinh
dầu trầm.
3.3.2.2. Chất lượng tinh dầu từ gỗ Dó bầu
12
Luận án đánh giá hàm lượng và chất lượng tinh dầu thông qua thành phần
chính của tinh dầu là hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene trong hỗn hợp tinh dầu.
* Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ các mẫu gỗ Dó bầu được tác
động trong sản xuất hiện nay
Nhóm 1. Các hợp chất Sesquiterpene
Các mẫu được tác động so với các mẫu không được tác động ở cùng một cấp
tuổi và cùng một điều kiện sinh thái, mẫu số 1 (mẫu được tác động) và mẫu số 2 (mẫu
không tác động) có hàm lượng Sesquiterpene chênh lệch nhau rất lớn (22,37 và
0,22%). Nhưng so sánh giữa mẫu 4 và mẫu 5 thấy khoảng cách chênh lệch này không
lớn (2,71 và 2,70%). Bước đầu cho thấy, mẫu được tác động có hàm lượng
Sesquiterpene cao hơn mẫu không tác động. Về tuổi cây, hàm lượng Sesquiterpene
chưa thể hiện tính quy luật, cùng ở Quảng Nam mẫu số 1 cây 15 tuổi có hàm lượng
Sesquiterpene (22,37%) cao hơn mẫu số 8 cây 7 tuổi (17,66%), cùng ở Hà Tĩnh mẫu
số 4 cây 8 tuổi có hàm lượng Sesquiterpene (2,71) nhỏ hơn mẫu số 7 cây 7 tuổi
(3,64%), nguyên nhân có thể do thời gian và phương pháp tác động.
Bảng 3.28: Hàm lượng Sesquiterpene và chất béo trong các
hỗn hợp chứa tinh dầu
Hàm lượng
các chất
Số thứ tự Mẫu
Số
lượng
Ses
H.lượng
Ses
(%)
H.lượng
acid
béo (%)
Nguồn gốc mẫu
(tuổi, tác động/không tác động, địa điểm)
1 12 22,37
≈21
15 tuổi, có tác động, Quảng Nam
2 5 0,22
≈20
15 tuổi, không tác động, Q.Nam
3 23 63,51 <2 13 tuổi, có tác động, Bình Phước
4 4 2,71
≈95
8 tuổi, có tác động, Hà Tĩnh
5 2 2,70
≈94
8 tuổi, không tác động, Hà Tĩnh
6 18 33,70
≈21
7-8 tuổi, có tác động, Kiên Giang
7 11 3,64
≈39
7 tuổi, có tác động, Hà Tĩnh
8 14 17,66
≈45
7 tuổi, có tác động, Quảng Nam
9 6 5,06
≈63
7 tuổi, có tác động, Quảng Bình
10 22 71,33
≈20
Mẫu tự nhiên không tác động ở Quảng Nam
Như vậy, bước đầu cho thấy số lượng và hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene
phụ thuộc vào biện pháp tác động, tuy nhiên hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene
phụ thuộc vào tuổi cây trồng chưa rõ. Đánh giá này sẽ được làm rõ hơn trong phân tích
thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu được chưng cất từ gỗ Dó bầu được luận
án nghiên cứu tác động tạo trầm.
Nhóm 2. Các acid béo và các dẫn xuất của chúng
13
Kết quả phân tích thành phần của 10 mẫu hỗn hợp chứa tinh dầu cho thấy các
acid béo và dẫn xuất của chúng gồm: tetradecanoic acid, pentadecanoic acid,
hexadecanoic acit, panmitic acit, 9- octadecenoic acid, dodecanoic acid, oleic acid…
Từ kết quả đã phân tích cho thấy thành phần các acid béo và dẫn xuất của chúng
cũng rất khác nhau trong các mẫu tác động so với mẫu không tác động. Kết quả phân
tích ở bảng 3.28 còn cho thấy hàm lượng các acid béo và dẫn xuất của chúng có tỷ lệ
nghịch với hàm lượng các Sesquiterpene, mẫu có hàm lượng các acid béo cao sẽ có
hàm lượng các Sesquiterpene thấp và ngược lại.
Nhóm 3. Các chất khác
Trong hỗn hợp chứa tinh dầu trầm, ngoài 2 nhóm các chất đã thống kê ở trên
còn có các chất khác như: alcol, aldehyt, các hydrocacbon thẳng và vòng
* Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ gỗ Dó bầu thử nghiệm ở
Hương Sơn - Hà Tĩnh
- Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ cây Dó bầu 6 và 7 tuổi
Kết quả phân tích thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu chưng cất
được ở cây 6 tuổi sau 1 năm tác động và cây 7 tuổi sau 2 năm tác động cho thấy phần
lớn hàm lượng Sesquiterpene trong các hỗn hợp chứa tinh dầu đều tăng lên sau 2 năm
so với 1 năm tác động. Nhưng ở các mẫu được tác động kể cả bằng các chế phẩm hóa
học và sinh học đều tăng nhanh và có hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene cao hơn
mẫu không tác động khá rõ, chứng tỏ chất lượng tinh dầu đã được nâng lên sau khi tác
động. Hơn nữa, hầu hết các mẫu gỗ được kích thích bằng các chế phẩm kể cả hóa học
và sinh học đều cho hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene cao hơn các mẫu gỗ chỉ tác
động cơ giới, không có chế phẩm và đóng đinh sắt (trừ chế phẩm số 1 của Phùng Anh
– Tuyên Quang). Ngoài ra, tác động bằng các chế phẩm sinh học cho hàm lượng các
hợp chất Sesquiterpene có xu hướng tăng cao hơn các chế phẩm hóa học.
- Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ cây Dó bầu 9 và 10 tuổi
Sau 2 năm tác động tại tuổi 10, HLHH chứa tinh dầu ở hầu hết các công thức thí
nghiệm đều tăng cao hơn so với sau 1 năm tác động ở tuổi 9 kể cả các công thức được
tác động và không tác động. Theo đó, hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene ở hầu hết
các công thức tác động bằng các chế phẩm sinh học đều tăng nhanh ở tuổi 10 so với tuổi
9. Kích thích tạo trầm bằng các chế phẩm sinh học có hiệu lực cao hơn các chế phẩm
hóa học và cao hơn nhiều so với các công thức chỉ tác động bằng các phương pháp cơ
giới và không tác động. Đặc biệt, rõ nhất là kích thích bằng chế phẩm sinh học của sở
KHCN Bình Phước có hàm lượng Sesquiterpene đạt tới 28,78%.
- Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ cây Dó bầu 12 và 13 tuổi
Sau 2 năm tác động ở tuổi 13, HLHH chứa tinh dầu ở hầu hết các mẫu gỗ của
các công thức thí nghiệm đều tăng lên khá rõ so với sau 1 năm tác động ở tuổi 12.
Tuy nhiên, hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene ở tuổi 13 (sau 2 năm tác động)
tăng mạnh ở các công thức kích thích bằng các chế phẩm sinh học; đặc biệt là chế
phẩm sinh học của công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội và Công ty Dó bầu hương Hà
Nội; còn hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene ở các công thức tác động bằng các
14
chế phẩm hóa học tăng chưa rõ, cao nhất là chế phẩm của Doanh nghiệp tư nhân
Hồng Ngọc. Hầu hết các công thức chỉ tác động cơ giới (đóng đinh sắt, khoan không
có chế phẩm) có hàm lượng Sesquiterpene tăng nhưng không nhiều so với sau 1 năm
tác động (tuổi 12). Điều này, có thể nhận định rằng hàm lượng Sesquiterpene tăng
theo tuổi cây và các chế phẩm kích thích tạo trầm khá rõ, nhất là tác động bằng các
chế phẩm sinh học.
Tóm lại: Tổng hợp kết quả tác động tạo trầm ở 3 cấp tuổi bảng 3.32 cho thấy,
chất lượng tinh dầu (hàm lượng Sesquiterpene) tăng theo tuổi cây và phụ thuộc vào các
chế phẩm kích thích tạo trầm khá rõ. Tác động tạo trầm bằng các chế phẩm (kể cả hóa
học và sinh học) cho hàm lượng và chất lượng tinh dầu trầm cao hơn không tác động;
trong đó, chế phẩm sinh học có tác dụng rõ hơn các chế phẩm hóa học và không tác
động cũng như chỉ tác động cơ giới. Hàm lượng Sesquiterpene trung bình ở 3 cấp tuổi
được tác động bằng chế phẩm sinh học của Sở KHCN Bình Phước phối hợp với Phòng
Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là cao
nhất (29,56%), sau đến là chế phẩm sinh học của Công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội
(25,7%), đây là hai chế phẩm đều có mặt của các loài nấm Fusarium sp, thứ 3 là chế
phẩm hóa học của DNTN Hồng Ngọc (22,03%).
Bảng 3.32. Hàm lượng Sesquiterpene sau 2 năm tác động ở tuổi 7, 10 và 13
Số
TT
Tên chế phẩm
hoặc người chủ sở hữu
Hàm lượng
Sesq. sau 2
năm tác
động ở
tuổi 7 (%)
Hàm lượng
Sesq. sau 2
năm tác
động ở
tuổi 10 (%)
Hàm lượng
Sesq. sau 2
năm tác
động ở
tuổi 13 (%)
Hàm lượng
Sesq. trung
bình ở 3
cấp tuổi
(%)
1 Phùng Anh-T.Quang 4,32 8,17 20,94 11,14
2 Sở KHCN Bình Phước 19,31 28,78 40,58 29,56
3 Cty Dó bầu hương Hà Nội 12,89 19,76 27,59 20,08
4 Cty TNHH Lâm Viên Hà Nội 13,87 19,04 44,18 25,70
5 DNTN Hồng Ngọc (Q.Nam) 15,54 21,37 29,17 22,03
6 Trang trại Sơn Thủy (Đ. Nai) 5,05 6,89 22,95 11,63
7 Huỳnh Trìu 1 (B. Phước) 14,85 17,59 19,06 17,17
8 Huỳnh Trìu 2 (B. Phước) 8,96 10,78 12,11 10,62
9 Dự án Rừng Mưa 10,74 14,67 25,67 17,03
10 Đóng đinh sắt (10cm) 3,58 4,69 7,37 5,21
11 Khoan, không chế phẩm 5,78 7,19 10,04 7,67
12 Không khoan, không chế
phẩm (đối chứng)
3,16 6,23 6,96 5,45
3.3.3. Cấu tạo thô đại và hiển vi tế bào gỗ cây Dó bầu chưa tác
động và sau tác động
Kết quả nghiên cứu ở các phần trên cho thấy gỗ ở những vị trí tác động kích
thích tạo trầm có HLHH chứa tinh dầu cao hơn nơi không bị tác động, có thể cấu tạo tế
bào của những cây được tác động đã biến đổi khác so với gỗ không được tác động. Từ
nhận định này luận án đã tiến hành nghiên cứu cấu tạo thô đại và hiển vi gỗ của cây Dó
bầu được tác động so với gỗ cây không tác động. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các
chế phẩm tác động tạo trầm có triển vọng nhất trên cây Dó bầu đã phân tích ở trên,
15
luận án chọn 8 mẫu gỗ điển hình của 8 cây được trồng ở cùng điều kiện lập địa tại
Hương Sơn - Hà Tĩnh, trong đó: 3 mẫu của 3 cây 12 năm tuổi đã tác động được 1 năm
và 3 mẫu của 3 cây 13 năm tuổi đã tác động được 2 năm cùng bằng chế phẩm sinh học
của Sở KHCN Bình Phước, 2 mẫu còn lại của 2 cây 12 năm tuổi không tác động để
nghiên cứu, so sánh cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ.
3.3.3.1. Cấu tạo của gỗ chưa bị tác động (gỗ tự nhiên)
* Cấu tạo thô đại
- Quan sát trên mặt cắt ngang thấy mặt gỗ khá thô, gỗ giác và gỗ lõi không phân
biệt màu sắc. Mạch gỗ thuộc loại phân tán, có cả mạch đơn và mạch kép,
- Trên mặt cắt tiếp tuyến, tia gỗ nhỏ, khó thấy bằng kính lúp (x10).
- Gỗ không có mùi thơm đặc biệt.
- Khối lượng thể tích của gỗ ở độ ẩm 18% đạt 0,411g/cm3, gỗ thuộc loại nhẹ.
* Cấu tạo hiển vi
Trên mặt cắt ngang, số lượng mạch đơn (mạch không có vách ngăn) chiếm
27,3%, vách tế bào mô mềm dọc mỏng hơn vách của sợi gỗ.
Số lượng mạch kép ngắn có từ 2-4 tế bào hợp thành một mạch, phần vách chung
tạo thành vách phân chia chiếm đa số, khoảng 57,4%. Mạch kép dài có từ 5-6 tế bào
mạch hợp thành, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tế bào mạch thành phần trong mạch kép
thường sắp xếp thành một dãy hoặc nhiều dãy theo hướng xuyên tâm.
Số lượng lỗ mạch từ 4-11/1mm
2
, trung bình là 6/1mm
2
, thuộc hạng gỗ có số
lượng lỗ mạch “ít”.
Chiều dài sợi gỗ biến động từ 227-1074µm, trung bình khoảng 712µm, thuộc
hạng “ngắn”.
Tia gỗ rộng từ 1-2 dãy tế bào, tương đương từ 8-36µm, trung bình 20µm;
Chiều cao (dài) gồm 2-23 tế bào, tương đương từ 118-789µm, trung bình 433µm,
thuộc hạng “thấp”.
Vết vỏ hình dải rộng gồm các tế bào vỏ có vách rất mỏng, tập hợp thành dải
theo hướng tiếp tuyến, chiều rộng theo hướng tiếp tuyến từ 210-381µm, trung bình
325µm; chiều dầy theo hướng xuyên tâm từ 120-200µm, trung bình 147µm. Khi cắt
lát mỏng, dải tế bào thường bị xô lệch, tách rời tạo thành mảng trống. Trong vết vỏ
thường có các tinh thể oxalat.
3.3.3.2. Cấu tạo của gỗ bị tác động tạo trầm
* Cấu tạo thô đại
16
- Những đặc điểm cấu tạo thô đại của phần gỗ lành hoàn toàn không khác biệt
với gỗ của những cây không bị tác động.
- Phần gỗ bao quanh lỗ khoan đổi mầu và có mùi thơm đặc biệt. Phần gỗ này có
khối lượng thể tích đạt từ 0,537-0,657g/cm3 cao hơn gỗ lành.
- Quan sát bằng kính lúp rất khó xác định đặc điểm cấu tạo gỗ.
* Cấu tạo hiển vi
- Phần gỗ nhiễm trầm dưới kính hiển vi là vùng gỗ có màu nâu đen khá rõ rệt.
- Đặc điểm khác biệt nổi bật nhất của phần gỗ nhiễm trầm giáp giới với gỗ lành
là:
+ Tất cả các vết vỏ đều chứa màu đen;
+ Các tia, các tế bào cũng đều chứa chất màu đen;
+ Phần lớn các lỗ mạch có chất chứa màu nâu vàng đến đen;
+ Các mô mềm dọc có chất chứa màu nâu vàng đến đen;
+ Rất nhiều tế bào sợi gỗ có chất chứa màu nâu vàng đến đen.
Tóm lại:
Cấu tạo thô đại của gỗ lành mạnh ở cây không tác động và cây đã bị tác động
tạo trầm 12 tháng và 24 tháng đều có cấu tạo thô đại giống nhau: gỗ lõi và gỗ giác
không phân biệt, gỗ có màu xám vàng, nhẹ và không có mùi thơm. Sau khi có tác
động kích thích hình thành trầm hương, phần gỗ xung quanh vị trí lỗ khoan có màu
xám đen, có mùi thơm đặc trưng, nặng hơn và cứng hơn phần gỗ lành mạnh, nên có
thể gọi là gỗ nhiễm trầm. Giữa phần gỗ lành mạnh và gỗ nhiễm trầm có đường ranh
giới màu đậm hơn khá rõ rệt, được gọi là đế dầu.
Cấu tạo hiển vi: thành phần và cấu tạo của các tế bào gỗ ở cả hai phần gỗ lành
mạnh và nhiễm trầm không thay đổi, quan sát trên kính hiển vi cho thấy chỉ có những
biến đổi về mặt vật lý như: Gỗ lành có các tế bào và mô đều có màu sáng hơn, trong
ruột rỗng, không có chất chứa. Gỗ nhiễm trầm có màu sắc sẫm hơn, phần sẫm màu có
thể chia làm 2 phần. Phần tiếp giáp với gỗ lành cứng hơn, các tế bào (vết vỏ, sợi gỗ,
mô mềm dọc, tia gỗ, mạch gỗ) đều có chất chứa màu đen, đen vàng và có mùi thơm
đặc trưng.
3.3.3.3. Biến đổi của phần gỗ nhiễm trầm theo thời gian
Quan sát năm thứ 2 sau tác động, hình dạng lỗ khoan, khả năng nhiễm trầm
hương ở phần gỗ xung quanh lỗ khoan đã có những biến đổi rõ rệt.
Quan sát ở bên ngoài vỏ cây cho thấy, miệng lỗ khoan bị hẹp lại theo chiều ngang
thân cây, vùng vỏ xung quanh lỗ khoan biến đổi như biểu hiện thông thường một vết sẹo
do cành chết ở bên trong cây gây ra với một đường biên nổi rõ.
Tại mặt cắt ngang lỗ khoan, cách bề mặt thân gỗ 0,5 cm cho thấy, hình dạng và
kích thước lỗ khoan hầu như không bị biến đổi, nhưng phần gỗ biến màu thẫm do
17
nhiễm tinh dầu trầm có khuynh hướng phát triển mạnh về hai phía của lỗ khoan theo
chiều dọc thân cây.
Khi quan sát trên mặt cắt dọc theo lỗ khoan cho thấy rõ chân trầm (đường ranh
giới giữa hai phần gỗ lành mạnh và gỗ nhiễm trầm hương) phát triển mở rộng về hai
phía lỗ khoan theo chiều dọc thân cây.
Ở phần gỗ xung quanh tủy cây, phần gỗ nhiễm trầm phát triển theo chiều dọc
thân cây rất rõ rệt.
Quan sát vùng gỗ bên ngoài chân trầm hương bằng kính hiển vi cho thấy đã có
hiện tượng nhiễm trầm hương ở một số ống mạch và dải tế bào vỏ.
Tóm lại: Năm thứ 2 sau tác động, hình dạng và phần gỗ xung quanh lỗ khoan có
nhiều thay đổi rõ rệt. Bên ngoài vỏ, lỗ khoan bị hẹp lại theo chiều ngang và phần vỏ
xung quanh lỗ khoan đã xuất hiện một biểu hiện của vết sẹo. Vào phía trong thân cây,
phần lỗ khoan hầu như không thay đổi kích thước.
Phần gỗ nhiễm trầm xung quanh lỗ khoan đã mở rộng ra hai phía của lỗ khoan
theo chiều dọc thân cây và phát triển mạnh ở vùng gỗ tủy. Như vậy, vùng gỗ tủy là
vùng dễ nhiễm trầm hương, do đó khi tác động cần khoan sâu đến vùng gỗ tủy sau đó
đưa chế phẩm vào, thời gian chờ đợi sau khi tác động cần phải tính toán để tạo được
diện tích gỗ nhiễm trầm lớn nhất.
Ở phần gỗ bên ngoài chân trầm, một số ít dải tế bào vỏ, ống mạch đã có hiện tượng
nhiễm trầm, như vậy khả năng vùng nhiễm trầm còn có thể mở rộng theo thời gian.
3.4. Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu ở một số
vùng sinh thái
3.4.1. Tính chất vật lý và cơ học gỗ cây Dó bầu
3.4.1.1. Đặc điểm về kích thước và khuyết tật gỗ của cây Dó bầu
Đặc điểm kích thước và chất lượng xác định theo TCVN 1074-71 về khuyết tật
đoạn thân của các cây tiêu chuẩn cho thấy cây 10 năm tuổi trồng ở Hương Khê (Hà
Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) đều có đường kính gốc đạt từ 18,8-20,6cm, chiều
cao dưới cành, tức là chiều dài khúc gỗ của đoạn thân đạt từ 2,5-4,2m, phân cấp chất
lượng theo đặc điểm khuyết tật đều xếp loại A.
3.4.1.2. Tính chất vật lý và cơ học gỗ cây Dó bầu trồng ở Hà Tĩnh và Quảng Nam
Từ số liệu thí nghiệm phân tích tính chất cơ học và vật lý của các mẫu gỗ với
dung lượng mẫu lớn (từ 30-70 mẫu), kết quả xử lý thống kê cho thấy hệ số biến động
của các chỉ tiêu giữa các mẫu thấp và độ chính xác cao.
So sánh số liệu thí nghiệm về khối lượng thể tích với một số tiêu chuẩn phân
hạng gỗ theo tính chất cơ học và vật lý riêng biệt đã được Nguyễn Đình Hưng (1990)
và Đỗ Văn Bản (2002) dùng để đánh giá gỗ Việt Nam thì thấy gỗ Dó bầu thuộc hạng
gỗ rất nhẹ và rất mềm, các ứng lực đều thuộc hạng thấp đến rất thấp. Như vậy, gỗ loài
cây này có phẩm chất rất kém. Tính chất cơ bản của gỗ Dó bầu ở độ ẩm 12% được đưa
ra tại bảng 3.34.
Bảng 3.34. Các chỉ số biểu thị tính chất gỗ Dó bầu ở độ ẩm 12%
18
Tính chất các mẫu gỗ Dó bầu Hà Tĩnh Dó bầu Quảng Nam
KLTT (g/cm
3
) 0,316 0,351
Nén dọc (10
5
N/m
2
) 189 221
UTXT (10
5
N/m
2
) 327 365
Uốn va đập XT (kGm/cm
3
) 0,12 0,15
Mô-đun UTXT (10
8
N/m
2
) 20,35 20,65
Đối chiếu các tính chất của gỗ Dó bầu ở độ ẩm 12% tại bảng 3.34 với bảng phân
loại tạm thời các loại gỗ đã được ban hành theo Quyết định số 2198/CNR ngày
26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) thì gỗ Dó bầu tương đương với
nhóm VIII - nhóm thấp nhất. Áp dụng tiêu chuẩn “TCVN 1072-71. Gỗ - Phân nhóm theo
tính chất cơ lý” thì gỗ Dó bầu cũng được xếp vào nhóm VI, nhóm có khả năng chịu lực
kém nhất.
Như vậy, gỗ Dó bầu tự nhiên chưa qua biến tính ở tuổi 10 (có thể cả ở tuổi cao
hơn) không thích hợp cho sử dụng trong những trường hợp chịu lực cao như: xây
dựng, giao thông vận tải, đồ mộc gia dụng,…
3.4.2. Tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu
3.4.2.1. Khối lượng riêng gỗ Dó bầu
Kết quả thí nghiệm cho thấy gỗ Dó bầu có khối lượng riêng khá thấp, thấp hơn
nhiều so với gỗ Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn uro, đặc biệt còn thấp hơn cả gỗ
Bồ đề. Khối lượng riêng gỗ Dó bầu biến động từ 282,89-329,18 kg/m
3
.
Với khối lượng riêng gỗ thấp như vậy sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguyên liệu
trong sản xuất, vì phải tăng chi phí bốc xếp và vận chuyển, tiêu hao nhiều năng lượng và
chiếm nhiều không gian trong nồi nấu bột hơn những loại gỗ có khối lượng riêng cao.
3.4.2.2. Kích thước xơ sợi của gỗ Dó bầu
So sánh kích thước xơ sợi của gỗ cây Dó bầu 10 tuổi với gỗ nguyên liệu của
một số loài cây lá rộng thông dụng khác như Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn uro
đều trồng ở Vĩnh Phúc thì thấy Dó bầu là cây nguyên liệu sợi ngắn, kích thước xơ sợi
vừa ngắn lại vừa thô nên tỷ lệ l/r thấp hơn nhiều so với xơ sợi của các loài Keo lai,
Keo tai tượng và Bạch đàn uro. Vì thế, độ bền cơ lý của giấy hay chất lượng giấy Dó
bầu sẽ thấp hơn so với các loài Keo và Bạch đàn.
3.4.2.3. Thành phần hóa học của gỗ cây Dó bầu
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng xenluylô của các mẫu gỗ Dó bầu 10 năm
tuổi trồng ở các vùng sinh thái khác nhau đều khá cao, tương đương hoặc cao hơn các
mẫu gỗ Keo lai và Keo tai tượng 5 tuổi trồng ở Vĩnh Phúc. Dù trồng ở 3 vùng sinh thái
khác nhau nhưng hàm lượng lignin trong các mẫu gỗ Dó bầu ở giai đoạn 10 tuổi tương
đương nhau và cao hơn gỗ Keo lai nhưng thấp hơn gỗ Keo tai tượng trồng ở Vĩnh Phúc 5
tuổi. Hàm lượng pentozan trong các mẫu Dó bầu trồng ở 3 vùng sinh thái khác nhau cũng
tương đương nhau và đều thấp hơn nhiều so với gỗ của hai loài Keo kể trên. Kết quả này
(thành phần hóa học) cho thấy gỗ cây Dó bầu có tiềm năng sản xuất bột giấy khá cao.
3.4.2.4. Mức dùng kiềm trong quy trình nấu bột gỗ cây Dó bầu
19
Ứng dụng công nghệ nấu bột sun phát với điều kiện đã lựa chọn dựa trên cơ sở các
kết quả nghiên cứu nấu bột từ gỗ nguyên liệu của một số loài cây lá rộng tại Viện Công
nghệ Giấy - Xenluylô, mức kiềm được đưa vào thí nghiệm gồm 2 mức là 22% và 24%.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, gỗ Dó bầu 10 năm tuổi trồng ở Hương Khê (Hà
Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) có thể sử dụng mức kiềm là 22%, nhưng gỗ Dó bầu
trồng ở Ba Vì (Hà Nội) phải tăng mức dùng kiềm lên 24%.
3.4.2.5. Tính chất cơ lý của bột sau nấu chưa tẩy trắng
Kết quả phân tích cho thấy bột chín chưa tẩy trắng của gỗ Dó bầu trồng ở các
vùng sinh thái khác nhau có các thông số kỹ thuật khác nhau khá rõ rệt. So sánh với
bột gỗ Keo lai 5 tuổi ở Vĩnh Phúc các thông số kỹ thuật về tính chất cơ lý bột sau nấu
của Dó bầu ở các vùng sinh thái đều thấp hơn khá nhiều, chứng tỏ chất lượng bột của
gỗ Dó bầu kém thua bột gỗ Keo lai. Kết quả này hoàn toàn phù hợp và logic với đặc
điểm kích thước xơ sợi đã phân tích ở trên, các loài cây có xơ sợi càng ngắn và càng
to độ bền càng kém.
3.4.2.6. Tính chất bột sau tẩy trắng
So sánh độ bền cơ lý của bột gồm chiều dài đứt, chỉ số xé và chỉ số bục với bột
gỗ Keo lai 5 tuổi thì độ bền cơ lý của bột gỗ Dó bầu thấp hơn khá nhiều. Vì thế, chất
lượng bột cũng như chất lượng các sản phẩm sẽ thấp hơn so với bột và các sản phẩm
chế biến từ gỗ các loài Keo và Bạch đàn. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng bột và
chất lượng các sản phẩm có thể pha trộn một tỷ lệ nhất định nào đó với một số loại
nguyên liệu thông dụng như Keo và Bạch đàn hoặc nguyên liệu sợi dài của các loài
Thông, Tre, Luồng.
Tóm lại: Ở giai đoạn 10 năm tuổi, khối lượng riêng gỗ Dó bầu rất thấp, kích
thước xơ sợi của gỗ Dó bầu thuộc loại sợi ngắn, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng nhỏ.
Hàm lượng xenluylô trong các mẫu gỗ Dó bầu đều cao từ 49,2% trở lên, tương đương
hoặc cao hơn gỗ Keo lai và Keo tai tượng. Hàm lượng lignin cao hơn Keo lai và thấp
hơn keo tai tượng. Hiệu suất bột của gỗ Dó bầu sau khi tẩy trắng khá thấp. Độ trắng
của bột Dó bầu khá cao, đạt từ 87,1-87,9% ISO, các chỉ số về độ bền cơ lý của bột rất
thấp, chất lượng bột sau tẩy trắng chỉ đạt từ 60-86% so với bột của gỗ Keo lai. Tuy
nhiên, gỗ Dó bầu có tiềm năng làm bột giấy khá tốt, hàm lượng Xenluylô cao, dễ tẩy
trắng, nhưng để nâng cao chất lượng bột và các sản phẩm cần phải pha trộn với một số
loại nguyên liệu sợi dài hơn như các loài Keo, Bạch đàn, Thông, Luồng,…
3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu
Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đề xuất một số giải pháp phát
triển bền vững cây Dó bầu như sau:
3.5.1. Chọn vật liệu giống
Trồng rừng Dó bầu với mục tiêu tạo trầm hoặc cho sinh khối gỗ lớn có hàm
lượng và chất lượng tinh dầu cao, tại mỗi vùng sinh thái nên chọn các xuất xứ phù
hợp, cụ thể: vùng Trung tâm chọn xuất xứ Kiên Giang và Quảng Nam, vùng Đông
Bắc Bộ chọn xuất xứ An Giang và Kiên Giang, vùng Bắc Trung Bộ chọn xuất xứ
Kiên Giang và Hà Tĩnh, vùng Nam Trung Bộ chọn xuất xứ An Giang và Quảng Nam.
20
3.5.2. Nhân giống và trồng
3.5.2.1. Nhân giống
Để hiệu quả trồng rừng Dó bầu cao, cần giảm chi phí nhân công và vật tư, đưa
cây giống có nguồn gen tốt vào sản xuất, do đó nên áp dụng biện pháp nhân giống vô
tính bằng công nghệ mô - hom (giâm hom cây in vitro), cho ra rễ trực tiếp, không qua
giai đoạn tạo rễ trong phòng thí nghiệm sẽ nhân nhanh những cá thể đồng nhất về mặt
di truyền, cho hệ số nhân cao ở mọi thời điểm sinh trưởng của cây, rút ngắn thời gian
tạo giống, cụ thể:
Tạo nguồn vật liệu: lấy các mô tế bào được tuyển chọn từ các chồi đỉnh sinh
trưởng mọc từ thân cây Dó bầu trội. Khử trùng bằng HgCl
2
, nồng độ 0,1%, thời gian
khử trùng là 14 phút. Môi trường cơ bản ban đầu là 3/4MS.
Tạo chồi in vitro: Sử dụng MTBS + đường (30g/l) + nước dừa (10% v/v) bổ
sung tổ hợp 3 chất gồm BAP (0,25mg/l), kinetin (0,25mg/l) và adenin (0,25mg/l) vào,
được MTBS + 0,25mg/l (BAP + kinetin + adenin).
Tạo cây con: tách cây trưởng thành in vitro thành hom đưa ra ngoài phòng thí
nghiệm, sau đó chấm thuốc kích thích IBA nồng độ 1500ppm, cấy vào bể cát đã khử
trùng để giâm hom cho ra rễ, sau 3 tuần kiểm tra cây con ra rễ thì nhổ cấy vào bầu đất
đã được đóng trước, sau đó xếp vào trong vườn ươm với mức che sáng là 50%, 3-4
tháng cuối giảm xuống 25%, trước khi trồng 1,5 tháng dỡ bỏ hoàn toàn dàn che.
3.5.2.2. Kỹ thuật trồng
Ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn ngành 04-TCN-31-2001 ban hành ngày
07/6/2001 của Bộ NN&PTNT, luận án nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật
lâm sinh để trồng rừng Dó bầu cho sinh khối gỗ lớn và đề xuất: nên trồng Dó bầu
thuần loài nơi đất trống, mật độ trồng 1.660 cây/ha, nơi đất xấu không còn tính chất
đất rừng bón 2kg phân chuồng cho 1 cây Dó bầu/năm, nơi đất còn tính chất đất rừng
bón 200g NPK (5:10:3) cho 1 cây Dó bầu/năm.
3.5.3. Tạo trầm
Luận án đề xuất tác động tạo trầm cần thiết phải kết hợp 2 biện pháp là cơ giới với
chế phẩm sinh học hoặc với chế phẩm hóa học, cụ thể: Sử dụng phương pháp khoan với
đường kính mũi khoan từ 0,8cm đến 1,0cm, khoan sâu vào 1/2 đường kính thân cây
theo hướng xuyên tâm, khoan sâu đến vùng gỗ tủy, khoan theo hình xoáy ốc từ gốc
lên ngọn, các mũi khoan cách nhau 20cm, sau đó đưa các chế phẩm vào lỗ khoan
như: chế phẩm sinh học nên sử dụng chế phẩm của Sở KHCN Bình Phước phối hợp
với Phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam và chế phẩm của Công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội; chế phẩm hóa học nên sử
dụng chế phẩm của doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc. Nên khai thác sau tác động
được 2 năm (có thể trên 2 năm).
3.5.4. Làm bột giấy
Để góp phần giảm rủi ro cho người trồng Dó bầu và phát triển bền vững, gỗ Dó
bầu còn có thể làm bột giấy khá tốt, dễ tẩy trắng, hàm lượng xenluylô trong gỗ Dó bầu
cao từ 49,2% trở lên, tương đương hoặc cao hơn gỗ Keo lai và Keo tai tượng, nhưng do
21
sợi ngắn nên để nâng cao chất lượng bột và các sản phẩm cần phải pha trộn với một số
loại nguyên liệu có sợi dài hơn như các loài Keo, Bạch đàn, Thông, Luồng…, tuổi khai
thác Dó bầu làm giấy nên khai thác từ 9 đến 11 tuổi.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu
Ở nước ta Dó bầu phân bố tự nhiên từ Hà Giang đến Kiên Giang, độ cao từ 5m
ở Hương Sơn, Hà Tĩnh đến 1.120m so với mực nước biển ở Konplong, Kon Tum,
biên độ nhiệt độ và lượng mưa khá lớn, nơi đất có hàm lượng mùn, N,P,K tổng số và
dễ tiêu ở mức trung bình đến khá, riêng K dễ tiêu ở mức cao, khả năng phân giải chất
hữu cơ và dung tích hấp thu khá, thành phần cơ giới trung bình, môi trường đất chua,
tầng đất từ mỏng đến dày. Như vậy: Dó bầu có khả năng thích ứng với điều kiện đất
đai và khí hậu cả về 2 mặt thuận lợi và hạn chế.
1.2. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng
1.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con
- Giâm hom có tỷ lệ ra rễ cao cần phải trẻ hóa vật liệu giâm, sử dụng chất kích
thích IBA nồng độ 1500ppm, thời vụ giâm hom là vụ Thu-Đông (T9 – T11).
- Môi trường nhân nhanh chồi in vitro thích hợp nhất là MTBS + đường và
nước dừa, bổ sung tổ hợp các chất: 0,25 mg/l (BAP + kinetin + adenin). Giai đoạn tạo
rễ cây in vitro, môi trường thích hợp nhất là 3/4 WPM + 0,1 mg/l BAP, bổ sung 0,25
mg/l IBA + 0,25 mg/l NAA. Tỷ lệ ra rễ in vitro trong ống nghiệm đạt 60,2%. Thuần
hoá cây in vitro ngoài vườn ươm tỷ lệ sống đạt 54,3%.
- Kết hợp công nghệ mô - hom: cây Dó bầu in vitro có khả năng ra rễ ngoài
phòng thí nghiệm đạt tỷ lệ là 67,3%, ngoài vườn ươm tỷ lệ sống đạt 72,4%; rút ngắn
được thời gian và chi phí vật tư, nhân công hơn so với nuôi cấy mô.
- Ở vườn ươm, cây con Dó bầu thích hợp nhất với mức che sáng 50%, sinh
trưởng tốt nhất với ruột bầu gồm 90% đất tầng mặt + 8% phân chuồng hoai + 2% phân
hữu cơ vi sinh, hoặc 90% đất tầng mặt + 8% phân chuồng hoai + 2% NPK (5:10:3).
1.2.2. Khảo nghiệm xuất xứ
Sau 4 năm trồng sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn: Tại Phúc
Yên - Vĩnh Phúc cao hơn cả là xuất xứ Kiên Giang và Quảng Nam; tại Hoành Bồ -
Quảng Ninh cao nhất là xuất xứ An Giang sau đến xuất xứ Kiên Giang. Tại Hà Tĩnh
cao nhất là xuất xứ Kiên Giang sau đến xuất xứ Hà Tĩnh. Riêng ở Tiên Phước -
Quảng Nam sau 3 năm trồng, tốt nhất là xuất xứ An Giang và Quảng Nam.
1.2.3. Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật gây trồng
Có thể trồng Dó bầu dưới tán Thông nhựa và Keo lai độ tàn che <0,35; nhưng
tốt nhất là trồng thuần loài nơi đất trống. Sinh trưởng của cây Dó bầu sau 3-4 năm
trồng với các mật độ khác nhau trên cùng một vùng sinh thái chưa có sự khác biệt.
Dự kiến, nếu sinh trưởng như 3-4 năm đầu, mật độ trồng 1.660 cây/ha sẽ là phù hợp
22
nhất. Sau 4 năm trồng, sinh trưởng của cây Dó bầu ở công thức bón 2kg phân chuồng
hoặc 0,2kg NPK cho sinh trưởng tốt hơn các công thức còn lại.
1.3. Tác động tạo trầm, cấu tạo thô đại và hiển vi gỗ cây Dó bầu chưa tác động và
sau tác động
1.3.1. Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu trong sản xuất hiện nay
- Hiện nay ở nước ta, chế phẩm kích thích tạo trầm được chia làm 2 nhóm gồm
chế phẩm hóa học và chế phẩm sinh học, khi tạo trầm đều kết hợp với biện pháp cơ
giới. Tuổi cây được tác động chủ yếu ≥ 7 tuổi, sau 2 năm tác động được khai thác để
chưng cất tinh dầu hoặc tạo dăm mảnh hoặc tạo cây cảnh nghệ thuật.
- Các chế phẩm sinh học phần lớn cho kết quả rõ hơn các chế phẩm hóa học.
HLHH chứa tinh dầu: trong các mẫu gỗ được tác động có xu hướng cao hơn các mẫu
gỗ không được tác động; trên cùng 1 cây, xung quanh vị trí tác động cao hơn nơi gỗ
trắng; cao nhất ở phần gỗ đoạn thân gần gốc. HLHH chứa tinh dầu sau chưng cất
chứa nhiều acid béo và các dẫn xuất của chúng, nên chưa phải là tinh dầu.
- Loài Dó bầu xuất xứ Hương Khê - Hà Tĩnh, xuất xứ Núi Thành - Quảng Nam
và xuất xứ Hà Tiên - Kiên Giang có HLHH chứa tinh dầu cao, bước đầu có thể chọn
làm giống để mở rộng sản xuất. Kết hợp giữa sinh trưởng và tinh dầu thì nên chọn
xuất xứ Kiên Giang để gây trồng ở các vùng sinh thái.
1.3.2. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động tạo trầm
- Thành phần hỗn hợp chứa tinh dầu chia làm 3 nhóm chính: i/ Nhóm
Sesquiterpene; ii/ Nhóm các acid béo và dẫn xuất của chúng; iii/ Nhóm các chất khác.
Chất lượng tinh dầu phụ thuộc chủ yếu vào nhóm Sesquiterpene, số lượng các hợp chất
Sesquiterpene trong tinh dầu phụ thuộc vào tuổi cây và chế phẩm tạo trầm.
- HLHH chứa tinh dầu và chất lượng tinh dầu trầm của gỗ Dó bầu được kích
thích tạo trầm bằng các chế phẩm sinh học nhìn chung cao hơn các chế phẩm hóa
học, tác động cao hơn không tác động. Tác động tạo trầm ở cây 11 tuổi cho hàm
lượng và chất lượng tinh dầu cao hơn cây 5 và 8 tuổi.
- Chế phẩm sinh học của Sở KHCN Bình Phước và Công ty TNHH Lâm Viên
Hà Nội cho hàm lượng Sesquiterpene cao nhất và hàm lượng acid béo thấp.
1.3.3. Cấu tạo thô đại và hiển vi tế bào gỗ Dó bầu chưa tác động và sau tác động
- Cấu tạo thô đại ở phần gỗ lành của cây Dó bầu đã tác động 12 tháng và 24
tháng so với cây không tác động đều giống nhau như: gỗ có màu vàng xám, nhẹ và
không có mùi thơm. Phần gỗ ở xung quanh vị trí tác động có một số khác biệt so với
gỗ lành như: gỗ có màu xám đen, có mùi thơm đặc trưng, nặng hơn gỗ lành.
- Cấu tạo hiển vi của gỗ bị tác động (gỗ nhiễm trầm) có nhiều đặc điểm khác
biệt so với gỗ lành như: gỗ có mầu nâu đen, chia làm 2 phần; phần tiếp giáp với gỗ
lành cứng hơn, các tế bào (vết vỏ, sợi gỗ, mô mềm dọc, tia gỗ, mạch gỗ) đều có chất
chứa màu đen và có mùi thơm đặc trưng.
- Năm thứ 2 sau tác động, phần gỗ nhiễm trầm xung quanh lỗ khoan đã mở
rộng ra hai phía theo chiều dọc thân cây và phát triển mạnh ở vùng gỗ tủy. Ở phần gỗ
23
bên ngoài chân trầm, một số ít dải tế bào vỏ, ống mạch đã có hiện tượng nhiễm trầm,
như vậy vùng nhiễm trầm có khả năng được mở rộng theo thời gian.
1.4. Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu
- Tính chất vật lý và cơ học của gỗ Dó bầu đều rất thấp, tương đương với nhóm
VIII. Vì thế, gỗ Dó bầu tự nhiên chưa qua biến tính không thích hợp sử dụng trong
những trường hợp chịu lực cao như xây dựng, giao thông vận tải, đồ mộc gia dụng…
- Gỗ Dó bầu 10 tuổi có kích thước xơ sợi thuộc loại sợi ngắn, dài từ 0,74-
0,92mm, rộng từ 27,5-38,3µm. Hàm lượng xenluylô cao trên 50%, tương đương hoặc
cao hơn gỗ Keo lai và Keo tai tượng 5 tuổi. Độ trắng của bột Dó bầu khá cao, đạt từ
87,1-87,9% ISO, cao hơn bột gỗ Keo lai 5 tuổi. Tính chất cơ lý của bột Dó bầu thấp
hơn khá nhiều so với gỗ Keo lai 5 tuổi. Vì thế, chất lượng bột của gỗ Dó bầu thấp hơn
so với các loài Keo và Bạch đàn. Tuy nhiên, tiềm năng làm bột giấy của gỗ Dó bầu có
một số mặt khá tốt, để nâng cao chất lượng cần phải pha trộn với một số loại nguyên
liệu sợi dài như Thông, Bạch đàn, Keo, các loài Tre
1.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu
Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp phát triển bền
vững cây Dó bầu theo định hướng sử dụng tổng hợp bao gồm từ chọn vật liệu làm
giống, nhân giống, xuất xứ, trồng, biện pháp tác động tạo trầm và làm bột giấy.
2. Tồn tại
- Cơ chế hình thành trầm hương trong thân cây Dó bầu là vấn đề phức tạp đòi
hỏi nghiên cứu mất nhiều thời gian, kinh phí và công sức nên trong phạm vi luận án
này chưa đưa ra được cơ chế hoàn thiện mà mới chỉ tìm hiểu sự thay đổi cấu tạo tế
bào gỗ chưa tác động và sau tác động. Đây là vấn đề, hiện nay ngay cả các nước tiên
tiến trong khu vực cũng chưa có kết quả cụ thể.
- Việc xác định giống cây có khả năng hình thành trầm cao cũng như chế phẩm
kích thích khả năng tạo trầm cao còn hạn chế do thời gian và kinh phí, do nguồn
giống trong tự nhiên cạn kiệt, rừng trồng chưa đủ tuổi để hình thành trầm nên việc
chọn giống gặp khó khăn, thí nghiệm kích thích tạo trầm chưa thực hiện được ở tuổi
14 trở lên.
3. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu giải quyết những tồn tại trên. Đặc biệt, cần quan tâm
nghiên cứu cơ chế hình thành trầm; biện pháp tác động và chế phẩm cần được thử
nghiệm bổ sung trên cây Dó bầu ở một số vùng sinh thái khác cho chắc chắn hơn để
chuyển giao cho sản xuất, chú ý chọn giống theo hướng lấy trầm và tinh dầu trầm.
- Ngoài việc trồng Dó bầu lấy trầm hương và tinh dầu, có thể sử dụng gỗ Dó bầu
làm bột giấy, để nâng cao chất lượng bột giấy cần nghiên cứu tỷ lệ pha trộn với một số
loại bột của cây nguyên liệu sợi dài như Thông, Keo, Bạch đàn, các loài Tre…
24