Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.72 KB, 25 trang )

1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
U màng não (UMN) được biết đến rất sớm, Felix Plater có lẽ là
người đầu tiên mô tả khối UMN vào năm 1614. Harvey Cushing đã đưa
ra thuật ngữ Meningioma vào 1922 để mô tả loại u lành tính xuất phát từ
hệ thần kinh trung ương.
U màng não là một tổ chức tân sinh lành tính xuất phát từ màng
nhện, u chiếm một tỷ lệ đáng kể từ 15% - 23% các loại u trong hộp sọ.
UMN phát triển chậm và ít khi xâm lấn vào nhu mô não.
U màng não vùng củ yên (UMNVCY) chiếm tỷ lệ 7 - 12% các u
màng não nội sọ, đây là u lành tính và thường được phát hiện muộn, vì
vậy khi có biểu hiện lâm sàng thì kích thước u khá lớn. U chèn ép vào
dây thị và giao thoa gây giảm thị lực dần tới mù một hoặc cả hai mắt, nếu
để muộn dù có mổ lấy hết u giải phóng được dây thị thì thị lực cũng chỉ
hồi phục được một phần, nên UMNVCY cần được chẩn đoán sớm, phẫu
thuật sớm mới có hy vọng chữa khỏi loại bệnh này.
Do vị trí của u nằm ở giữa sàn sọ, xung quanh có rất nhiều thành
phần quan trọng như mạch máu, thần kinh, tuyến yên và cuống tuyến yên
nên đây là một loại u khó phẫu thuật và nhiều tai biến. Để phẫu thuật loại
u này đòi hỏi phẫu thuật viên cần có kiến thức về loại bệnh này và có
kinh nghiệm trong phẫu thuật u vùng sàn sọ.
Hiện nay nhiều bệnh viện trong cả nước đã được trang bị các
phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như cắt lớp vi tính (CT scan),
cộng hưởng từ (MRI).v.v Với hình ảnh của cộng hưởng từ chúng ta có
thể chẩn đoán chính xác và khảo sát được liên quan của u với các tổ chức
xung quanh trước khi phẫu thuật.
Tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm trung
bình điều trị phẫu thuật trên 300 ca u màng não, trong đó u màng não
vùng củ yên chiếm tỷ lệ khoảng 8%.
Cho đến nay ở trong nước chỉ có một báo cáo của Võ Văn Nho


nghiên cứu sơ bộ về phẫu thuật điều trị UMNVCY. Vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu kỹ về các đặc điểm của loại bệnh này nhằm đóng góp
những kiến thức giúp các phẫu thuật viên hiểu biết thêm và phẫu thuật
điều trị tốt UMNVCY.
2
Công trình này chúng tôi nghiên cứu với hai mục tiêu sau:
1). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học để chẩn đoán sớm u
màng não vùng củ yên.
2). Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não vùng củ yên.
2. Tính cấp thiết của đề tài
UMNVCY chiếm tỉ lệ 8-12% các u màng não nội sọ. U nằm ở vị trí
sâu giữa sàn sọ và liên quan tới nhiều mạch máu thần kinh quan trọng. U
phát triển chậm với triệu chứng nghèo nàn là mờ mắt một hoặc hai bên
nên khi có triệu chứng thì u đã lớn và phẫu thuật lấy triệt để u trở nên
khó khăn, dễ biến chứng. Nếu không biết để mổ muộn thì thị lực rất khó
hồi phục có thể mù một hoặc cả hai mắt vĩnh viển. Mổ UMNVCY đòi
hỏi người có kinh nghiệm và hiểu rõ về đặc điểm của loại bệnh này. Vì
vậy tôi tiến hành nghiên cứu cụ thể về một số mặt cơ bản của bệnh để có
thể chẩn đoán sớm và giúp phẫu thuật viên có sự lựa chọn chiến lược
phẫu thuật sao cho lấy triệt để u với tỉ lệ biến chứng thấp nhất đem lại sự
sống và ánh sáng cho người bệnh.
3. Những đóng góp mới của luận án
- Nêu lên được những đặc điểm về triệu chứng lâm sàng nổi bật của
bệnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của người dân để nhắc nhở
khuyến cáo người dân cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời mới
tránh được biến chứng của bệnh là giảm thị lực tới mù một hoặc cả hai
mắt không hồi phục.
- Dựa vào những dấu hiệu đặc hiệu trên MRI có thể chẩn đoán chính
xác UMNVCY và phẫu thuật viên có thể định hướng lựa chọn một con
đường thuận tiện nhất để lấy triệt để u vả ít tai biến nhất trong và sau mổ.

- Đánh giá tổng hợp các tác nhân liên quan và ảnh hưởng tới kết quả
hồi phục thị lực sau mổ, các vấn đê cần chú ý khi phẫu thuật cũng như
biến chứng thường gặp trong và sau mổ giúp các phẫu thuật viên có cái
nhìn khái quát và tiên lượng được bệnh trước khi cầm dao.
4. Bố cục luận án
Luận án có 131 trang, được bố cục thành 4 chương, gồm: Đặt vần về
và Mục tiêu nghiên cứu (2 trang), Tổng quan tài liệu (41 trang), Đối
tượng và Phương pháp nghiên cứu (18 trang), Kết quả (27 trang), Bàn
luận (40 trang), Kết luận và Kiến nghị (3 trang). Luận án có 8 biểu đồ,
37 bảng, 49 hình, 102 tài liệu tham khảo: 17 Tiếng Việt, 85 tài liệu nước
ngoài. Phụ lục danh sách 107 bệnh nhân (có xác nhận của phòng kế
hoạch tổng hợp).
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Ngoài nước
Năm 1899 Steward lần đầu tiên đã mô tả một trường hợp u màng
não vùng củ yên do tình cờ thấy được khi mổ xác.
Năm 1916 Cushing là người đầu tiên mô tả mổ lấy toàn bộ u màng
não vùng củ yên.
Sau những nghiên cứu đầu tiên đã có rất nhiều các nghiên cứu và
báo cáo về các loại u vùng hố yên và trên yên nhưng những nghiên cứu
về u màng não vùng củ yên thì không nhiều vì tần suất hiếm và mức độ
phức tạp của phẫu thuật lấy u.
Tháng 7/2003, tại Hội nghị Ngoại thần kinh Châu Á tổ chức tại
Tokyo (Nhật Bản), Võ Văn Nho đã báo cáo phẫu thuật 26 trường hợp
UMNVCY trong thời gian 6 năm (1997 – 2003).
Đây là báo cáo đầu tiên của tác giả Việt Nam ở nước ngoài về tình
hình phẫu thuật loại u này tại TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam.
1.1.2. Trong nước

Tháng 11 năm 2003, Võ Văn Nho đã báo cáo tổng kết 35 ca
UMNVCY được phẫu thuật tại khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy từ
1997 đến 2003.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đã có nhiều tác giả báo cáo về
phẫu thuật UMNVCY ở các nước với những số liệu, kinh nghiệm và kết
quả khác nhau. Riêng ở trong nước chỉ có một nghiên cứu năm 2003 của
Võ Văn Nho, phẫu thuật 35 bệnh nhân UMNVCY tại bệnh viện Chợ Rẫy
được công bố còn các nghiên cứu khác chỉ đánh giá chung về các loại u
màng não, nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kỹ và đầy đủ hơn về
UMNVCY nhằm đóng góp thêm kiến thức trong chẩn đoán và điều trị để
các đồng nghiệp hiểu rõ và chính xác hơn về loại bệnh này.
1.4. Liên quan với động mạch
Vùng trên yên liên quan với rất nhiều mạch máu lớn và quan trọng
như: ĐM cảnh trong, ĐM não trước, ĐM quặt ngược, ĐM xuyên, ĐM
não giữa và ĐM thông sau.Các ĐM bao quanh u ở mọi phía làm cho
phẫu thuật lấy u trở nên khó khăn và dễ tai biến trong, sau mổ.
4
1.6. Liên quan tuyến yên và cuống tuyến yên với UMNVCY
U nằm sát tuyên yên và cuông tuyến yên nhưng u rất ít ảnh hưởng
tới tuyến yên và chỉ đẩy cuống tuyến yên nhưng trong mổ có thể làm tổn
thương cuống tuyến yên và gây những rối loạn nội tiết nặng nề nguy
hiểm và kéo dài.
1.7. Giải phẫu bệnh của u màng não
Ngày nay, các nhà lâm sàng sử dụng phân loại của cơ quan nghiên
cứu ung thư quốc tế và tổ chức y tế thế giới năm 2000 có ý nghĩa thực
hành hơn cả.
1.7.1. U màng não với mức độ tái phát chậm: WHO - Grade I
1.7.2. U màng não với mức độ tái phát cao hơn: WHO – Grade II
1.7.3. U màng não với mức độ tái phát rất cao: WHO – Grade III
1.9. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng nổi bật và có sớm nhất của bệnh nhân là giảm thị lực và
thu hẹp thị trường. Giảm thị lực có thể một mắt hoặc cả hai mắt. Bệnh
nhân đến muộn có thể mù một hoặc cả hai mắt còn các triệu chứng khác
như đau đầu, động kinh, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần v.v rất ít gặp.
1.10. Hình ảnh học chẩn đoán u màng não vùng củ yên
1.10.3. Hình ảnh UMNVCY trên phim cộng hưởng từ (MRI)
Hình ảnh trên fim MRI có thể chẩn đoán chắc chắn và phân biệt với
các loại u khác có cùng vị trí đồng thời giúp phẫu thuật viên dự tính
trước những thuận lợi khó khăn cho cuộc mổ.
1.11. Điều trị phẫu thuật
Đối với UMNVCY hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp
phẫu thuật, chủ yếu tùy thuộc vào kích thước của u, vào trang thiết bị
phẫu thuật và đặc biệt tùy thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Hiện nay tại bệnh viên Chợ Rẫy có các đường phẫu thuật sau:
1. Đường mổ mở sọ dưới trán một bên (Unilateral Subfrontal
Craniotomy)
2. Đường mổ mở sọ dưới trán hai bên (Bilateral Subfrontal
Craniotomy).
3. Đường mổ mở sọ qua đường thóp bên trước (Pterional Approach).
Còn lại những đường mổ khác chưa đươc áp dụng.
5
1.12. Tái phát u
Tỷ lệ tái phát của UMNVCY thường rất thấp so với UMN ở các vị
trí khác, tỷ lệ này dao động từ 2,1% - 4,2% sau 5 năm theo dõi.
1.13. Di căn của u màng não
Di căn của UMNVCY chưa được ghi nhân vì u lành tính và chưa
găp ác tính.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 107 trường hợp nhập BV Chợ Rẫy chia làm 2 nhóm. Nhóm 1

hồi cứu BN từ 01/01/2003 đến 01/12/2007 và nhóm 2 là tiền cứu BN từ
01/01/2010 đến 31/10/2011được chẩn đoán UMNVCY.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa
- Bệnh nhân được chẩn đoán là u màng não vùng củ yên trên hình
ảnh chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI, được điều trị phẫu
thuật tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.
- Có kết quả giải phẫu bệnh lý trả lời sau mổ là u màng não.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Loại trừ các trường hợp sau mổ có kết quả giải phẫu bệnh lý không
phải là u màng não.
- Loại trừ UMN ở các vị trí lân cận như mấu giường rãnh khứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được nghiên cứu theo những mẫu biểu thống
nhất trong suốt quá trình nghiên cứu.
Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu các yếu tố: Dịch tễ học:
tuổi, giới, tần suất u
2.2.1. Đặc điểm lâm sàng
- Cận lâm sàng: Soi đáy mắt; Đo thị lực; Đo thị trường.
2.2.2. Đặc điểm hình ảnh học trong chẩn đoán
Hình ảnh học chẩn đoán chính UMNVCY là hình ảnh trên phim
MRI, dựa trên hình ảnh cắt ba chiều đánh giá về các dấu hiệu đặc hiệu:
hình ảnh hố yên, dấu đuôi màng cứng Dural tail, tăng sinh xương tại gốc
bám của u, mức độ bắt cản từ, vị trí của u, kích thước u tình trạng phù
não v.v
6
2.2.3. Chỉ định phẫu thuật
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật dựa trên các tiêu chí; bệnh nhân
có triệu chứng lâm sàng, phim MRI có hình ảnh chẩn đoán UMNVCY và
bệnh nhân không có chống chỉ định mổ.
2.2.4. Đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật

Với việc đánh giá chính xác các yếu tố trên phẫu thuật viên sẽ đưa ra
được quy trình phẫu thuật thích hợp với: tư thế bệnh nhân, đường rạch
da, phương pháp mở sọ, sử dụng kính vi phẫu trong kỹ thuật lấy u, chuẩn
bị lượng máu truyền,…
2.2.5. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật
Kết quả phẫu thuật qua 3 đường mổ được đánh giá theo 5 mức độ
lấy u của Simpson năm 1957, về lượng máu truyền, về tính chất u, tai
biến và biến chứng sau phẫu thuật.
- Kết quả phẫu thuật:
+ Đánh giá kết quả gần: dựa vào tình trạng lâm sàng sau mổ hai tuần
theo thang điểm Karnofsky và chia thành 3 phân nhóm: xấu, vừa và tốt
của tác giả Abelmann W.H.
+ Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý theo phân loại của cơ quan nghiên
cứu ung thư quốc tế và tổ chức y tế thế giới năm 2000:
+ Đánh giá kết quả xa dựa vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân tái
khám sau mổ 3 - 6 tháng.
Các số liệu thu thập được sẽ được lưu trữ, tổng hợp và phân tích
bằng phần mềm SPSS 13.0. Các kết quả sẽ được so sánh và kiểm định
với các tác giả khác bằng các phép kiểm Z, phép kiểm Z có hiệu chỉnh
Yates, phép kiểm T, phép kiểm chi bình phương. Đánh giá sự tương quan
của các kết quả bằng phép kiểm Pearson, Spearman và đường tương quan
hồi quy.
2.2.6. Các đường thẫu thuật được áp dụng
2.2.6.1. Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật là vi phẫu thuật trên kính vi phẫu.
* Kỹ thuật mổ cho đường mổ dưới trán một bên
* Kỹ thuật mổ cho đường mổ dưới trán hai bên
* Kỹ thuật mổ cho đường mổ thóp bên trước (Pterional)
- Xạ phẫu được áp dụng cho những trường hợp không lấy được hết u
nhằm hạn chế u tái phát sau mổ.

7
Chương 3. KẾT QUẢ
Kết quả được đánh giá dựa trên 107 trường hợp nghiên cứu trong
thời gian từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 10 năm 2011.
3.1. Kết quả khảo sát về lâm sàng và hình ảnh học UMNVCY
3.1.1. Kết quả khảo sát về lâm sàng
3.1.1.1. Kết quả khảo sát tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Tuổi nhỏ nhất: 15, tuổi lớn nhất: 69, tuổi trung bình: 41,91 ± 12,83
Nhận xét: Đa số các bệnh nhân ở lứa tuổi từ 30 đến 60 với tỷ lệ
90/107 (84,1%).
3.1.1.2. Kết quả khảo sát giới tính
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới tính
Nhận xét: Nữ giới chiếm đa số trong nghiên cứu với 82,2%.
Tuổi
Tỉ lệ %
Tuổi
8
3.1.1.3. Kết quả khảo sát thời gian khởi bệnh
Bảng 3.3. Thời gian khởi bệnh
Thời gian khởi bệnh (tháng) Số BN Tỷ lệ %
< 6
6 – 12
>12
40
33
34
37,4
30,8
31,8

Tổng 107 100.0
- Thời gian khởi bệnh sớm nhất: 1 tháng, muộn nhất: 10 năm
Nhận xét: Thời gian khởi bệnh kéo dài chứng tỏ u vùng củ yên phát
triển rất chậm.
3.1.1.4. Kết quả khảo sát thời gian giảm thị lực
Bảng 3.4. Thời gian giảm thị lực đến khi được phẫu thuật
Thời gian giảm thị lực (tháng) Số BN Tỷ lệ %
< 6
6 – 12
12 – 24
> 24
56
24
11
16
52,3
22,4
10,3
15,0
Tổng 107 100.0
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có thời gian giảm thị lực dưới 6
tháng chiếm tỷ lệ 52,3%.
3.1.1.5. Kết quả khảo sát thị lực
Bảng 3.5. Kiểm tra, đo thị lực mắt trước mổ (107 bệnh nhân = 214 mắt)
Thị lực Số mắt Tỷ lệ %
Bình thường
1 mắt 32/214 14,9
2 mắt 0/214 0
Mờ
1 mắt 54/214 25,2

2 mắt 86/214 40,2

1 mắt 32/214 14,9
2 mắt 10/214 4,8
9
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân đến mổ khi mắt đã có ảnh hưởng thị
lực mờ một hoặc hai mắt, nặng hơn là mù một hoặc hai mắt 182/214 mắt
(85,1%).
3.1.1.6. Kết quả khảo sát thị trường
Bảng 3.6. Kiểm tra đánh giá thị trường trước mổ (107 bệnh nhân = 214 mắt)
Thị trường Số mắt Tỷ lệ %
Bình thường
1 mắt 23/214 10,7
2 mắt 56/214 26,2
Hẹp
(bán manh)
1 mắt 32/214 14,9
2 mắt 24/214 11,2
Âm tính
(Không đo được)
1 mắt 25/214 11,7
2 mắt 54/214 25,3
Nhận xét: Hầu hết các BN đã bị ảnh hưởng tới thị trường: 135/214 mắt.
3.1.1.7. Kết quả khảo sát đáy mắt
Bảng 3.7. Kiểm tra, đánh giá đáy mắt trước mổ (107 BN = 214 mắt)
Đáy mắt Số mắt Tỷ lệ %
Bình thường
1 mắt 29/214 13,5
2 mắt 18/214 8,4
Phù gai

1 mắt 11/214 5,1
2 mắt 14/214 6,5
Nhạt màu
1 mắt 20/214 9,4
2 mắt 10/214 4,7
Teo gai
1 mắt 40/214 18,7
2 mắt 72/214 33,7
Đáy mắt bình thường: 47/214 mắt (21,9%), phù gai: 25/214 mắt
(11,6%), nhạt màu: 30/214 mắt (14,1%), teo gai: 112/214 mắt (52,4%).
Nhận xét: Nhiều bệnh nhân tới muộn khi đáy mắt đã bị ảnh hưởng
nặng nề (teo gai thị 112/214 mắt).
3.1.1.8. Kết quả khảo sát các triệu chứng khác
Nhận xét: Các triệu chứng khác đều là triệu chứng không đặc hiệu
và xuất hiện rất ít. Tăng áp lực nội sọ (20,6%), rối loạn vận động (3,7%),
rối loạn nội tiết (2,8%), động kinh (1,7%).
10
3.1.2. Kết quả khảo sát về hình ảnh học
3.1.2.1. Kết quả khảo sát vị trí trên phim MRI
U ở vị trí trung tâm với 75 trường hợp nhiều gấp đôi vị trí u lệch bên
37/107 BN.
3.1.2.2. Kết quả khảo sát liên quan giữa vị trí và giảm thị lực
Bảng 3.10. Liên quan giữa vị trí và giảm thị lực
Vị trí
Giảm thị lực
Lệch một bên
n (%)
Trung tâm
n (%)
Không

Mờ 1 mắt
Mờ 2 mắt
Mù 1 mắt
Mù 2 mắt
21 (9,8)
28 (13,1)
14 (6,5)
11 (5,1)
0
11 (5,1)
26 (12,2)
72 (33,7)
21 (9,8)
10 (4,7)
Tổng số mắt 74 140
Nhận xét: Có sự tương quan giữa vị trí của u với giảm thị lực ở mắt;
u lệch một bên thường gây giảm nhiều thị lực một mắt và 1 mắt bình
thường, u trung tâm gây giảm thị lực nhiều hai mắt R = 0,37 (R > 0,3 với
n > 30 có ý nghĩa thống kê).
3.1.2.3. Kết quả khảo sát liên quan giữa vị trí và thu hẹp thị trường
Bảng 3.11. Liên quan giữa vị trí và thu hẹp thị trường
Thị trường Lệch bên Trung tâm
Bình thường
1 mắt 10 (4,7) 13 (6,1)
2 mắt 28 (13,1) 28 (13,1)
Hẹp
(bán manh)
1 mắt 11 (5,1) 21 (9.8)
2 mắt 6 (2,8) 18 (8,4)
Âm tính

(Không đo được)
1 mắt 9 (4,2) 16 (7,5)
2 mắt 10 (4,7) 44 (20,2)
Nhận xét: Không có sự liên quan giữa vị trí u và thu hẹp thị trường.
11
3.1.2.4. Kết quả khảo sát kích thước u trên phim MRI
Bảng 3.12. Kích thước u trên phim MRI
Kích thước u Số BN Tỷ lệ %
< 2cm
2 – 3cm
3 – 4cm
> 4cm
2
40
38
27
1,9
37,4
35,5
25,2
Tổng 107 100%
- Kích thước u nhỏ nhất: 2cm, lớn nhất: 9,5cm, trung bình: 4.02 +
1.23cm. Có 7 BN có kích thước u lớn hơn 6cm trong số 27 BN ở nhóm
kích thước u lớn hơn 4cm.
Nhận xét: U có kích thước lớn (> 4 cm) có tỷ lệ khá cao 25,2%.
3.1.2.5. Kết quả khảo sát liên quan giữa kích thước u và giảm thị lực
Bảng 3.13. Liên quan giữa kích thước u và giảm thị lực
Kích thước u
Giảm thị lực
< 2cm

n (%)
2 – 3cm
n (%)
3 – 4cm
n (%)
> 4cm
n (%)
Không
Mờ 1 mắt
Mờ 2 mắt
Mù 1 mắt
Mù 2 mắt
2 (1,0)
2 (1,0)
0
0
0
18 (8,4)
21 (9,8)
36 (16,8)
5 (2,3)
0
10 (4,7)
17 (7,9)
28 (13,1)
15 (7,0)
6 (2,8)
2 (0,9)
14 (6,5)
22 (10,3)

12 (5,6)
4 (1,9)
Nhận xét: Có sự tương quan rõ rệt giữa kích thước u và mức độ
giảm thị lực, u càng lớn tỷ lệ giảm thị lực càng nhiều R = 0,49 (R > 0,3
với n > 30 có ý nghĩa thống kê).
3.1.2.6. Kết quả khảo sát bắt cản từ trên phim MRI
Bảng 3.14. Bắt cản từ trên phim MRI
Bắt cản quang Số BN Tỷ lệ %
Đậm
Vừa
Nhạt
60
47
0
56,1
43,9
0.0
Tổng 107 100%
12
Nhận xét: Phần lớn u bắt cản quang đậm và vừa sau khi tiêm cản
quang, điều này chứng tỏ u có nhiều mạch máu tăng sinh và nguy cơ
chảy máu nhiều khi lấy u.
3.1.2.7. Kết quả khảo sát mật độ u trên phim MRI
Mật độ u đồng nhất ở 99/107 ca chiếm 92,5%.
3.1.2.8. Kết quả khảo sát phù não trên phim MRI
Phù não quanh u chiếm tỷ lệ thấp 20,6%, do vị trí của u tiếp cận với
thần kinh gây triệu chứng chèn ép thần kinh trước khi chèn ép vào não.
3.1.2.9. Kết quả khảo sát tăng sinh xương trên phim MRI
U kích thích tăng sinh xương tại gốc bám của u có tỷ lệ 31,8%.
3.1.2.10. Kết quả khảo sát hình ảnh hố yên

Bảng 3.18. Hố yên
Hố yên Số BN Tỷ lệ %
Bình thường
Giãn rộng
105
2
98,1
1,9
Tổng 107 100%
Nhận xét: Phần lớn u không làm thay đổi hình dáng của hố yên
(98,1%), đây là một dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt với u tuyến yên.
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
3.2.1. Kết quả đường phẫu thuật
Bảng 3.19. Đường mổ
Đường mổ Số BN Tỷ lệ %
Pterion
Trán 1 bên
Trán 2 bên
18
60
29
16,8
56,1
27,1
Tổng 107 100%
Nhận xét: Đường mổ mở sọ trán một bên được ưa thích và lựa chọn
56,1%.
13
3.2.2. Kết quả phẫu thuật mức độ lấy u (Simpson)
Bảng 3.20. Vi phẫu thuật lấy u theo bảng phân độ của Simpson

Mức độ lấy u Số BN Tỷ lệ %
I
II
III
IV
V
0
73
25
7
2
0
68,2
23,4
6,5
1,9
Tổng 107 100%
Nhận xét: Lấy trọn u chỉ ở Simpson II (73/107)với tỷ lệ 68,2%
3.2.3. Kết quả lượng máu truyền trong mổ
Đa số bệnh nhân được mổ mà không cần truyền máu.
3.2.4. Kết quả liên quan giữa lượng máu truyền với kích thước u
Bảng 3.22. Liên quan giữa kích thước u và lượng máu truyền
Kích thước u
Lượng máu
truyền (ml)
< 2cm
n (%)
2 – 3cm
n (%)
3 – 4cm

n (%)
> 4cm
n (%)
0
250
500
750
1000
2 (1,9)
0
0
0
0
31 (29,0)
1 (0,9)
2 (1,9)
0
0
30 (28,0)
2 (1,9)
2 (1,9)
0
0
27 (25,3)
3 (2,8)
3 (2,8)
2 (1,9)
2 (1,9)
Hệ số tương quan Spearman R = 0,4464
Phương trình : y = 88,45X – 205,1

Nhận xét: Có sự tương quan rõ rệt giữa lượng máu truyền và kích
thước u trong mổ (R = 0,4464), u càng lớn lượng máu truyền càng nhiều.
3.2.5. Kết quả tính chất u
Tỷ lệ u cứng chắc nhiều hơn u mềm, u chắc thường khó lấy hơn u
mềm nhưng ranh giới thường rõ hơn.
14
3.2.6. Kết quả lâm sàng bệnh nhân sau phẫu thuật
Bảng 3.24. Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật (theo thang điểm Karnofsky)
Kết quả Số BN Tỷ lệ %
Tốt
Vừa
Xấu
92
7
8
86
6,5
7,5
Tổng 107 100%
Nhận xét: Kết quả tốt ở 86%, 8 kết quả xấu là BN tử vong sau mổ.
3.2.7. Kết quả hồi phục thị lực sau mổ
Bảng 3.25. Thị lực sau mổ
Thị lực sau mổ Số BN Tỷ lệ %
Không cải thiện
Hồi phục
44
63
41,1
58,9
Tổng 107 100%

Nhận xét: Hồi phục thị lực một hoặc hai mắt ở 58,9%, có 33 ca đã
mù một hoặc hai mắt.
3.3. Kết quả biến chứng sau mổ
Bảng 3.26. Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Biến chứng Số BN Tỷ lệ %
Không biến chứng
Máu tụ
Giập não
Tổn thương mạch
Dò dịch não tủy
Viêm màng não
Động kinh
Rối loạn nội tiết
Tử vong
87
3
7
1
0
0
1
0
8
81,3
2,8
6,5
0,9
0
0
0,9

0
7,5
Tổng 107 100%
Nhận xét: Biến chứng sau mổ phần lớn là giập não trán (7 ca) và tụ
máu vùng hố mổ (3 ca). Có 8 ca tử vong sau mổ (7,5%).
15
3.4. Kết quả giải phẫu bệnh
Bảng 3.27. Giải phẫu bệnh
Giải phẫu bệnh Số BN Tỷ lệ %
U màng não dạng chuyển tiếp
U màng não dạng sợi
U màng não dạng thượng mô
U màng não dạng tăng sinh mạch
U màng não dạng thể cát
1
2
95
8
1
0,9
1,8
88,9
7,5
0,9
Tổng 107 100%
Nhận xét: Tất cả BN đều có giải phẫu bệnh là lành tính Grade I.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học
4.1.1. Các đặc điểm lâm sàng
4.1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học UMNVCY

Tần suất của UMN chiếm tỷ lệ 2/100000 trong dân số theo thống kê
của Rohringer. Theo Louis tần suất của UMN trong sọ từ 13–26%.
Tần suất của UMNVCY theo thống kê của nhiều tác giả như
Cushing (1938), Rosenstein (1984), Al-Mefty (1985), Fahlbusch (2002)
thì tỷ lệ là 7% đến 12% các loại u màng não.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1997 đến 02/2003, khoa ngoại thần kinh
đã phẫu thuật 354 trường hợp UMN trong sọ trong đó có 26 trường hợp
UMNVCY, chiếm tỷ lệ 7,3%.
4.1.1.2. Đặc điểm giới tính:
Riêng đối với u màng não vùng củ yên thì tỷ lệ nữ thường vượt trội
hơn nam 2/1. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nữ / nam là 4.6/1.
4.1.1.3. Đặc điểm về tuổi:
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có tuổi nhỏ nhất là 15 và
lớn nhất là 69. Khi so sánh tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu thì thấy
thấp hơn nghiên cứu của Rudolf Fahlbusch, nhưng lại tương đương với
các nghiên cứu khác.
Tuổi của bệnh nhân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới
việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật và tiên lượng hồi phục thị lực sau
mổ. Bệnh nhân lớn tuổi thì khả năng hồi phục thị lực sau mổ chậm hơn
người trẻ tuổi.
16
4.1.1.4. Đặc điểm thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc nhập viện:
So sánh với một số UMN ở các vị trí thường gặp khác như ở vùng
rãnh khứu, bán cầu đại não hay ở cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm
não, thì UMNVCY trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có thời gian từ
khi có triệu chứng đến lúc nhập viện dài hơn và triệu chứng về thị lực lại
nặng nề hơn UMN ở các vị trí khác.
Vấn đề đặt ra là cần rút ngắn thời gian từ khi có triệu chứng tới khi
nhập viện của BN UMNVCY mặc dù triệu chứng rất nghèo nàn nhưng
nếu mổ muộn thì thị lực không thể hồi phục. Để đạt được điều đó cần có

những thông báo, khuyến cáo trên thông tin đại chúng cho người dân để
đi khám bệnh sớm khi có triệu chứng giảm thị lực.
4.1.1.5. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng:
Theo bảng 3.4, triệu chứng khởi phát sớm nhất hay gặp nhất là giảm
thị lực 107/107 trường hợp (100%). Giảm thị lực có thể một mắt sau
thành hai mắt và nếu để lâu có thể mất thị lực từng mắt hoàn toàn. Giảm
thị lực là dấu hiệu sớm và quan trọng nhất, đó là nguyên nhân làm người
bệnh đi khám và điều trị.
Với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như CT scan và MRI có thể
phát hiện ra bệnh này khi u còn nhỏ, nếu phẫu thuật sớm sẽ đem lại sự
hồi phục thị lực tốt sau mổ.
Giảm thị lực là triệu chứng chính có sớm nhất và làm bệnh nhân vào
nhập viện, triệu chứng này gặp ở tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu (100%). Triệu chứng này cũng hay nhầm lẫn với các bệnh về mắt có
giảm thị lực, đây là một nguyên nhân chính làm bệnh nhân đến nhập viện
muộn khi u đã lớn và ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả hồi phục thị lực sau
mổ. Trong số 107 trường hợp giảm thị lực có đến 34 trường hợp được
chuyển từ bệnh viện mắt tới 31,8%.
Mờ mắt là triệu chứng lâm sàng có sớm nhất và gặp ở tất cả các
bệnh nhân, đây là triệu chứng không đặc hiệu có ở nhiều bệnh lý khác về
mắt. Nhưng giảm thị lực do chèn ép dây thị có những đặc điểm riêng
như: không sưng nóng đỏ chỉ mờ mắt và có thể ảnh hưởng tới thị trường
của một hoặc hai mắt (các bệnh khác ít ảnh hưởng tới thị trường của
mắt). Đây là một triệu chứng quan trọng và thời gian giảm thị lực có ý
nghĩa để đánh giá, tiên lượng bệnh lúc mổ và khả năng hồi phục thị lực
sau mổ.
17
4.1.2. Đặc điểm hình ảnh học UMNVCY
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đều có giá trị trong chẩn đoán ở
mức độ khác nhau.

4.1.2.1. Giá trị của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh
Tất cả 107 trường hợp nêu trên đều được chụp CT scan MRI trước
mổ và chụp CT scan kiểm tra sau mổ. Trong luận án này tôi chỉ xin được
bàn luận một số đặc điểm chính của u màng não vùng củ yên trên phim
CT scan và cộng hưởng từ MRI.
4.1.2.2. Đặc điểm vị trí u trên phim MRI
Vị trí và hướng phát triển của u ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn
đường mổ khi phẫu thuật và sự phục hồi thị lực sau mổ.
Quá trình phẫu thuật qua 3 đường mổ chính, chúng tôi có một số
nhận xét: Với u lệch bên đường mổ thường được lựa chọn là trán một
bên hoặc Pterional. Nếu u trung tâm và lớn nên chọn đường trán hai bên.
Đốt cắt gốc bám của u, lấy u trong lòng u trước để giảm thể tích u rồi
mới lấy sang hai bên được áp dụng cho cả 3 đường mổ.
4.1.2.3. Đặc điểm kích thước khối u trên phim MRI
So sánh về kích thước u đo được trên MRI trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi với các tác giả khác thì kích thước u ở các nhóm 3-4cm và
>4cm của chúng tôi lớn hơn rất nhiều so với Rudolf Fahlbusch (19%) và
Christian A ở Utah đăng trên Neurosurg Focus 2011 (11,1%). U có kích
thước lớn hơn 4 cm được gọi là khổng lồ và loại u này trong nhóm của
chúng tôi là rất cao (25,2%) so với nhiều nghiên cứu khác đã được đăng.
(kích thước u có liên quan mật thiết với kết quả sau mổ và tỷ lệ hồi phục
thị lực sau mổ).
4.1.2.4. Đặc điểm hình ảnh UMNVCY
Hình ảnh trên fim MRI co thể chẩn đoán chinh xác UMNVCY. Để
phân biệt UMNVCY với U tuyến yên Taylor S.L đã đưa ra 3 yếu tố đặc
trưng trên phim MRI là: bắt thuốc cản từ mạnh và đồng nhất hơn, không
làm giãn rộng hố yên và xâm lấn vào màng cứng sàn sọ tạo nên hình ảnh
đuôi màng cứng (Dural tail). Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có
105/107 ca (98,1%) hố yên không giãn rộng và 98/107 ca có dấu hiệu
đuôi màng cứng (91,6%).

18
4.1.2.5. Đặc điểm về hình ảnh chẩn đoán phân biệt các loại u hay gặp
vùng trên yên
Có bốn loại u hay gặp vùng hố yên là UMNVCY, u tuyến yên, u sọ
hầu và u thần kinh đệm vùng hạ đồi hoặc giao thoa thị. Ở người lớn có 2
loại thường gặp là u tuyến yên và u màng não vùng củ yên. Ở trẻ em, 2
loại thường gặp là u sọ hầu và u thần kinh đệm vùng hạ đồi hoặc giao
thoa thị.
4.2. Kết quả điều trị phẫu thuật
4.2.1. Các đường phẫu thuật lấy u
Đối với UMNVCY, hiện nay trên thế giới các phẫu thuật viên sử
dụng nhiều đường mổ, các đường mổ này phụ thuộc vào kích thước của
u, trang bị dụng cụ phẫu thuật và đặc biệt còn phụ thuộc vào thói quen,
kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Phương pháp mở sọ dưới trán một bên
thường được thực hiện đối với u kích thước nhỏ và vừa, trán hai bên đối
với u kích thước lớn, xâm lấn vào thần kinh mạch máu hai bên vẫn được
ưa thích. Một số tác giả chủ trương áp dụng đường mổ thóp bên trước
(Pterional Approach) với tất cả các thể và kích thước u. Nhóm nghiên
cứu này của chúng tôi có mổ theo cả ba đường mổ trên.
Đường mổ ít xâm lấn dưới trán qua cung mày “Transciliary
Subfrontal Craniotomy” (Key Hole) cũng được một số phẫu thuật viên sử
dụng nhưng chưa được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy. Theo xu hướng
phát triển của y học thế giới những can thiệp tối thiểu ít xâm lấn ngày
càng được áp dụng rộng rãi và thay thế dần các cách mổ cũ lạc hậu nên
đường mổ ít xâm lấn dưới trán qua cung mày hay đường mổ lấy u nội soi
qua mũi sẽ phải được triển khai trong thời gian tới nhằm đem lại kết quả
tốt nhất cho người bệnh.
Theo bảng 3.20, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 73/107
trường hợp (68,2%) được phẫu thuật lấy toàn bộ u nhưng không có
trường hợp nào lấy được màng cứng và xương nơi gốc bám của u

(Simpson I), còn lại 32 trường hợp (29,9%) lấy bán phần u ở mức độ
(Simpson III, IV). So sánh với một số tác giả tỷ lệ lấy toàn bộ u của
chúng tôi không cao chỉ tương đương với John H Chi (lấy toàn bộ u
66,5%). Để lý giải về tỷ lệ này theo đánh giá của tôi có hai lý do, lý do về
chủ quan là trình độ và kinh nghiệm của các phẫu thuật viên không đồng
đều. Hiện nay ơ bệnh viên đã có rất nhiều phẫu thuật viên trẻ mổ được
loại u này, vì kinh nghiệm chưa nhiều họ có thể lựa chọn phương án để
lại một phần u để xạ trị và an toàn tính mạng cho bệnh nhân. Lý do khách
19
quan thứ hai là kích thước u của nhóm nghiên cứu lớn hơn rất nhiều so
với tỷ lệ kích thước u của nhiều tác giả đã công bố. Tỷ lệ lấy toàn bộ u
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tác giả John H
Chi, nhưng cũng có sự chênh lệch đáng kể so với Rudolf Fahlbusch và
Nakamura. Đây là một kết quả cần phải suy nghĩ về trình độ kinh nghiệm
và khả năng của các phẫu thuật viên ở Việt Nam và đòi hỏi các phẫu
thuật viên trẻ phải có sự nỗ lực vượt bậc mới có thể theo kịp các nước
trong khu vực và châu lục.
4.2.3. Đánh giá lượng máu truyền trong phẫu thuật:
Do vị trí đặc biệt của u nên diện bám của u vào màng cứng ở sàn sọ
không lớn nên lượng máu mất trong mổ thường ít so với các vị trí u khác.
Gây tắc nguồn nuôi u trước mổ đã không được tác giả nào đưa ra do
nguồn nuôi u là các mạch máu nhỏ và đa số các ca đều ít mất máu trong
mổ nên vấn đề này không được nhắc tới.
4.2.4. Đánh giá các biến chứng trong và sau phẫu thuật:
Máu tụ vùng hố mổ và giập não trán là hai biến chứng gặp nhiều
nhất trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi.
Giập não trán sau mổ là một hạn chế của đường mổ dưới trán 1 bên
hay 2 bên. Nguyên nhân của biến chứng này là do quá trình mổ đã vén
não quá nhiều gây giập, thiếu máu não vùng vén. Tổn thương rách mạch
máu lớn là một biến chứng nặng có nguy cơ tử vong cao.

Có 8 trường hợp (7,5%) đã tử vong sau mổ từ 1 - 3 ngày, 6 trường
hợp tử vong do tổn thương vùng dưới đồi không hồi phục. Hai trường
hợp tử vong còn lại là do tổn thương đứt cuống tuyến yên và gây rối loạn
nội tiết, điện giải nặng nề sau mổ mà không điều chỉnh nổi. Trong 8
trường hợp này có 7 trường hợp là u khổng lồ kích thước u rất lớn 5-6cm
Ngoài những biến chứng trên các loại biến chứng khác đều rất ít gặp.
4.2.5. Đánh giá về lâm sàng bệnh nhân sau phẫu thuật:
Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá theo thang điểm Karnofsky và
phân nhóm tốt, vừa và xấu tại thời điểm ra viện. 7 bệnh nhân được đánh
giá sau mổ có kết quả là vừa vì các bệnh nhân này đã có những biến
chứng sau mổ. 8 trường hợp được đánh giá kết quả xấu là những trường
hợp đã tử vong từ 1 đến 3 ngày sau mổ do tổn thương vùng hạ đồi tuyến
yên (Hypothalamus) không hồi phục và tổn thương đứt cuống tuyến yên
trong mổ. Chúng tôi chưa xác định được nguyên nhân tử vong trong tổn
20
thương vùng hạ đồi tuyến yên là do vén não quá mức lúc mổ hay do thiếu
máu, tổn thương mạch máu nuôi trong quá trình bóc tách lấy u gây nên.
+ Kết quả hồi phục thị lực sau mổ:
Triệu chứng đầu tiên và chủ yếu mà u gây nên là làm giảm thị lực.
Mục đích của cuộc mổ là mang lại sự cải thiện về thị lực nhưng có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hồi phục của thị lực sau mổ như kích
thước u, vị trí u, thời gian giảm thị lực, tình trạng đáy mắt trước mổ v.v.
Tỷ lệ hồi phục thị lực sau mổ của chúng tôi thấp hơn của một số tác
giả nhưng có thể giải thích được nguyên nhân vì nhóm nghiên cứu của
chúng tôi có tỷ lệ u có kích thước lớn hơn 4cm cao hơn hẳn và phần lớn
bệnh nhân đều đến điều trị muộn, tình trạng giảm thị lực kéo dài, tình
trạng thoái hóa nặng nề của đĩa thị trên bệnh nhân đã khẳng định kết quả
hồi phục thị lực sau mổ không thể khả quan.
4.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan kết quả phẫu thuật UMNVCY
4.3.1. Liên quan đến tuổi:

Biểu đồ 4.1. Liên quan giữa tuổi và hồi phục thị lực sau mổ
Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy tuổi cũng ảnh hưởng đến kết quả
hồi phục thị lực sau mổ. Với bệnh nhân trẻ thị lực hồi phục tốt hơn người
già. So sánh với kết quả nghiên cứu của Rosentein và Symon thì nhóm
bệnh nhân < 40 tuổi không cải thiện sau mổ là 23,5% (của chúng tôi là
27,3%), với nhóm tuổi > 60 tuổi chỉ cải thiện 9,5% (nhóm nghiên cứu
của chúng tôi chỉ hồi phục 58,9%).
Tỉ lệ%
21
4.3.2. Liên quan đáy mắt với kết quả sau phẫu thuật:
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 112 mắt (107 BN = 214
mắt) bị teo gai thị trước mổ chiếm 52,4% tổng số mắt. Những mắt đã có
teo gai thị thì chỉ có thể giữ nguyên thị lực như cũ hoặc kém hơn sau mổ
chứ ít có khả năng hồi phục lại được thị lực. Theo nghiên cứu của
Rosentein và Symon tình trạng của đĩa thị cũng ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả hồi phục thị lực sau mổ, hai ông không đưa ra số liệu cụ thể
nhưng nó cũng phù hợp với nhận xét của chúng tôi.
4.3.3. Liên quan thị lực trước mổ và hồi phục sau mổ:
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tình trạng về thị lực của bệnh
nhân trước mổ rất nặng nề.Theo báo cáo của Erico –Italia (2008) trong
44 ca UMNVCY đã mổ chỉ có 61,4% hồi phục sau mổ, 25% không đổi
và 13,6% thị lực còn xấu đi so với trước mổ. Có rất nhiều yếu tố liên
quan tới khả năng hồi phục thị lực sau mổ nhưng nếu đến mổ sớm thì khả
năng hồi phục thị lực sau mổ sẽ tốt hơn.
4.3.5. Liên quan giữa kích thước u và kết quả sau phẫu thuật:
Biểu đồ 4.2. Liên quan giữa kích thước u và hồi phục thị lực sau mổ
Kích thước u có ảnh hưởng rõ rệt tới hồi phục thị lực sau mổ. Kích
thước u nhỏ thì chèn ép dây thị nhẹ thời gian chèn ép ngắn, đáy mắt chưa
thoái hóa và phẫu thuật lấy u nhẹ nhàng ít đụng chạm nên khả năng hồi
phục thị lực rất tốt (78,6%). Ngược lại khi u đã lớn thì tất cả điều kiên để

hồi phục thị lực đều không bằng nên tỷ lệ hồi phục chỉ có 14,8%. Qua
đây cho thấy cần phát hiện ra u sớm để mổ sớm thì thị lực sau mổ sẽ hồi
phục tốt hơn nhiều.
4.3.6. Xạ trị hậu phẫu
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 32 trường hợp chỉ lấy được
bán phần u (Simpson IV-V). Trong số này chỉ có 14 ca được điều trị xạ
trị Gama-Knife sau mổ 03 tuần và sau xạ trị 1 năm chụp MRI kiểm tra
Kích thước u
22
lại, thấy toàn bộ phần u còn lại bám vào động mạch cảnh đã tiêu nhỏ và
ngưng không phát triển trở lại. Điều này chứng tỏ nên để lại những phần
u dính vào các thành phần quan trọng mà quá trình bóc tách có nhiều
nguy hiểm tới tính mạng và cho bệnh nhân điều trị xạ trị sau mổ cũng có
kết quả tốt.
4.3.7. Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 4.9. So sánh đặc điểm giải phẫu bệnh với nghiên cứu khác
Loại mô học Rudolf F. BV Chợ Rẫy
U màng não dạng thượng mô 37 (79%) 95 (88,8%)
U màng não dạng chuyển tiếp 5 (11%) 1 (0,9%)
U màng não dạng tăng sinh mạch 1 (2%) 8 (8,5%)
U màng não dạng sợi 1 (2%) 1 (0,9%)
U màng não thể cát 1 (2%) 1 (0,9%)
U màng não dạng chuyển sản 1 (2%) 0
U màng não mức độ tái phát cao
WHO-Grade II
1 (2%) 0
Tổng cộng 47 (100%) 107 (100%)
* Nguồn: Số liệu tổng hợp nhóm BN nghiên cứu BVCR (2003-2011)
Tỷ lệ UMNVCY dạng thượng mô giữa nhóm chúng tôi và Rudolf
Fahlbusch đều chiếm tỷ lệ cao và tương đương nhau.

Tỷ lệ UMN dạng ác tính ở vùng củ yên rất thấp so với UMN vùng
bán cầu đại não, liềm não và vùng rãnh khứu.
4.4. Theo dõi xa sau mổ
Theo dõi xa bệnh nhân sau mổ vẫn là một vấn đề nan giải của tất cả
các nghiên cứu. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 48 bệnh
nhân tái khám sau mổ 6 tháng được 44,9%, sau 1 năm thì chỉ còn 14
bệnh nhân trở lại tái khám 13,1%. Trong số 48 bệnh nhân tái khám sau 6
tháng thấy có 30/48 bệnh nhân (62,5%) có thay đổi về thị lực, còn lại
18/48 bệnh nhân (37,5%) không thấy thị lực tốt lên thêm sau mổ.
So sánh với nghiên cứu của Park CK (2006) theo dõi lâu dài về thị
lực 30 bệnh nhân sau mổ UMNCVY thấy có 43,3% bệnh nhân có cải
thiện thêm sau mổ: 36,7% bệnh nhân không thay đổi và 20% bệnh nhân
thị lực tiếp tục giảm sau mổ.
Sau một năm chỉ có 14 bệnh nhân tái khám, con số này có thể lớn
hơn nhưng vì bệnh nhân không báo lại nên chúng tôi không thể theo dõi
tiếp tục được.
23
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 107 trường hợp UMNVCY được điều trị phẫu thuật
tại khoa ngoại thần kinh BVCR, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học u màng não vùng củ yên
- Tuổi gặp nhiều nhất là nhóm tuổi từ 30-60 (84,1%). Nữ giới mắc
bệnh nhiều hơn nam với tỷ lệ là 4,6/1.
- Triệu chứng khởi phát sớm hay gặp nhất là giảm thị lực (100,0) sau
đó tới đau đầu (73,8%). Do triệu chứng nghèo nàn không đặc hiệu, dễ
nhầm với các bệnh về mắt nên làm bệnh nhân đến điều trị muộn. Khi thị
lực đã giảm nặng nề 85,1%, nổ 2 mắt tới mù 2 mắt, đáy mắt tổn thương
teo gai không hồi phục 52,4%, tình trạng giảm thị lực và tổn thương đáy
mắt làm cho sự hồi phục thị lực sau mổ rất hạn chế.
- Trên phim MRI u bắt cản từ đậm 56,1%, đồng nhất là 92,5%, và

tăng sinh xương với tỷ lệ 31,8%. Hầu hết u không làm giãn rộng hố yên
(98,1%).
- Vị trí u thường gặp là trung tâm (70,1%), lệch một bên là 29,9%.
- Kích thước u > 3 cm chiếm tỷ lệ khá cao 60,7% trong đó có 25%
(27 bệnh nhân) có kích thước u > 4 cm. Kích thước này ảnh hưởng rất
nhiều tới kết quả phẫu thuật, biến chứng và sự cải thiện thị lực sau mổ.
- Hình ảnh trên phim MRI mang tính quyết định cho chẩn đoán dựa
vào những dấu hiệu đặc hiệu nên có thể chẩn đoán phân biệt UMNVCY
với các u vùng tuyến yên (98,1% u không làm giãn rộng hố yên, 91,6% u
có dấu hiệu đuôi màng cứng Dural tail) và giúp phẫu thuật viên có một
hoạch định chính xác cho cuộc mổ.
- Về giải phẫu bệnh lý, không thấy xuất hiện u màng não ác tính mà
hầu hết là UMN dạng thượng mô (88,8%) xếp mô học độ I (theo WHO).
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u màng não vùng củ yên
- Đường mổ mở sọ dưới trán một bên là đường mổ được nhiều phẫu
thuật viên ưa chuộng và quen dùng (56,1%), đường mổ dưới trán hai bên
được áp dụng với u có kích thước lớn và ở trung tâm, đường mổ thóp bên
trước (Pterion) áp dụng khi u lệch nhiều về một bên.
Việc lựa chọn đường mổ phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và thói
quen của từng phẫu thuật viên.
- Vi phẫu thuật với kính vi phẫu là yêu cầu tiên quyết để có kết quả
tốt trong điều trị phẫu thuật UMNVCY.
24
- Để giúp thị lực hồi phục tốt sau mổ cần bảo vệ tối đa nguồn mạch
máu nuôi dây thần kinh thị và giao thoa cũng như hạn chế đụng chạm
vào dây thị trong quá trình bóc tách lấy u.
- Phẫu thuật lấy toàn bộ u (theo phân độ Simpson II) là 68,2%.
Những trường hợp lấy được bán phần u (Simpson IV - V) cần kết hợp
với xạ trị Gama-Knife sau mổ cũng mang lại kết quả tốt.
- Sau mổ thị lực mắt hồi phục tốt (58,9%). Có rất nhiều yếu tố liên

quan và ảnh hưởng tới sự hồi phục thị lực sau mổ như thời gian có triệu
chứng tới khi nhập viện, vị trí u, kích thước u, mật độ u, tình trạng đĩa thị
đáy mắt trước mổ,.v.v Nhưng chỉ có mổ sớm khi u mới chèn ép, dây thị
chưa bị tổn thương, đĩa thị chưa bạc màu.
- Nên mổ lấy u khi u có kích thước còn nhỏ sẽ ít biến chứng trong và
sau mổ, thị lực cũng hồi phục tốt hơn.
- Biến chứng thường gặp phải trong mổ là giập não trán và tụ máu
hố mổ 8,4%. 8 bệnh nhân tử vong sau mổ (7,5%) do tổn thương không
hồi phục vùng hạ đồi tuyến yên (Hypothalamus) và tổn thương đứt cuống
tuyến yên trong mổ.
- Kết quả phẫu thuật tốt ở mức 86% (theo thang điểm Karnofsky).
Nếu so sánh với các báo cáo đã đăng thì đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn
đòi hỏi các phẫu thuật viên trẻ cần có sự cố gắng vượt bậc, áp dụng các
đường mổ và kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh
nhân bị UMNVCY nói riêng và nền y học Việt Nam nói chung.
KIẾN NGHỊ
1). Khuyến cáo các nhà Nhãn khoa khi khám bệnh nhân có biểu hiện
giảm thị lực mà không tìm thấy bệnh lý mắt ở nhãn cầu thì nên cho chụp
CLVT hoặc MRI để loại trừ bệnh lý UMNVCY.
2). Cần cung cấp thông tin về loại bệnh này trên các phương tiện
thông tin đại chúng, sách báo để người dân hiểu thêm về ảnh hưởng của
loại bệnh này tới thị lực mà đi khám các cơ sở Nhãn khoa và chuyên
khoa Phẫu thuật thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm khi có dấu
hiệu giảm thị lực.
3). Cần trang bị các dụng cụ mới hiện đại và cập nhật kiến thức cho
bác sĩ trẻ để có thể áp dụng các đường mổ can thiệp tối thiểu hoặc nội soi
lấy u nhằm đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân UMNVCY.

×