Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn kinh nghiệm tổ chức thực hiện chương trình ngoại khóa trong trường học ngoại khóa an toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 21 trang )

Ngoại khóa An toàn giao thông
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA TRONG
TRƯỜNG HỌC
NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ năm học 2002-2003 giáo dục nước ta đã
có nhiều sự thay đổi, thay đổi về cách suy nghĩ,
đánh giá… mà đặc biệt được thể hiện bằng việc
thay đổi chương trình SGK và phương pháp dạy
học. Ngày nay học sinh được học từ nhiều kênh
khác nhau qua sách báo, qua ti vi, trong nhà
trường, qua thực tế cuộc sống hàng ngày. Học sinh
ngày càng chủ động trong việc học, thầy giáo – cô
giáo là những người dẫn chương trình; chính vì lẽ
đó cần phải có nhiều hình thức học tập cho học
sinh.
Ngoài chương trình trong SGK, ngoài các giờ
học chính khóa, các giờ ngoại khóa đặc biệt giúp
các em rất nhiều kiến thức từ thực tế, vận dụng các
kiến thức đã biết vào cuộc sống, giao lưu học hỏi
lẫn nhau, rèn cho các em tính kỉ luật, đoàn kết
thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Để làm được điều này trường THCS Thụy An
chúng tôi mấy năm học gần đây thường có ít nhất 2
buổi ngoại khóa dưới hình thức các cuộc thi về các
lĩnh vực: Văn học, lịch sử, địa lí, ngoại ngữ, công
dân và các môn tự nhiên xã hội. Các chương trình
1
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
ngoại khóa của chúng tôi đã gặt hái được những


thành công rất to lớn cả về mặt giáo dục cũng như
mặt nghệ thuật. Đặc biệt ngày nay với sự trợ giúp
của máy tính điện tử và máy chiếu các chương
trình ngoại khóa được tổ chức ngày càng công phu
hơn, có tính giáo dục cao hơn, điển hình như ngoại
khóa “An toàn giao thông” đã đem lại sự thành
công không chỉ ở phạm vi nhà trường mà một số
trường bạn đã đánh giá là một chương trình có tầm
cỡ, phiên bản của nó đã được trường Thụy Phong
vận dụng làm điển hình cho toàn huyện.
Thực tế cho thấy để có một chương trình ngoại
khóa tầm cỡ, có kết quả, đòi hỏi mọi người phải nỗ
lực chuẩn bị rất nhiều mới được. Làm thế nào để
được một chương trình ngoại khóa như thế, với
kinh nghiệm nhiều năm làm ngoại khóa xin trình
bày với các bạn một số kinh nghiệm về việc làm
này.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
A. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1) Xây dựng kế hoạch
Cần có một kế hoạch cụ thể trước khi làm
ngoại khóa, thường thì kế hoạch này phải được
xây dựng trên kế hoạch của tổ chuyên môn
ngay từ đầu năm: Ngoại khóa gì? Làm vào thời
gian nào? Giao cho ai đảm nhiệm chính?
Trước khi làm ngoại khóa cần duyệt với BGH
nhà trường trước một đến hai tuần kế hoạch cụ
thể của ngoại khóa đó như: Nội dung, chương
VVP
2

Ngoại khóa An toàn giao thông
trình, hình thức… để xem còn điều gì cần nhà
trường hoặc các tổ chức khác hỗ trợ. Việc làm
này rất quan trong tranh thủ được sự đồng tình
của BGH, có kế hoạch không bị các hoạt động
khác, chương trình khác chồng chéo lên nhau
về thời gian.
2) Lựa chọn hình thức ngoại khóa
Hiện nay có nhiều hình thức tổ chức các buổi
ngoại khóa, nhưng trong trường học thường thì
có 3 hình thức cơ bản sau:
+ Ngoại khóa dưới hình thức nói chuyện.
+ Ngoại khóa dưới hình thức tổ chức các cuộc
thi giữa các đội.
+ Ngoại khóa dưới hình thức đi tham quan.
Mỗi một hình thức ngoai khóa lại có một cách
tổ chức khác nhau, phân công nhiệm vụ khác
nhau. Với ngoại khóa “An toàn giao thông” thì
thường chọn hình thức nói chuyện hoặc tổ
chức các cuộc thi.
Với hình thức nói chuyện thì tốt hơn hết là mời
một chiến sĩ công an giao thông ngay trong
huyện về nói về tình hình chấp hành luật lệ an
toàn giao thông, hướng dẫn một số biển, hiệu
lệnh …
Ngày nay thì phương tiện hiện đại hơn, chúng
ta nên tổ chức ngoại khóa “an toàn giao thông”
theo hình thức đội thi, và sau đây tôi xin trao
đổi với các bạn về hình thức này.
3) Phân công nhiệm vụ

3
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
Ngay sau khi nhà trường đã duyệt chương trình
thì tổ làm ngoại khóa cần họp để thống nhất
thời gian địa điểm làm ngoại khóa, phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Người có trách nhiệm chính phải xây dựng
nội dung, hình thức tổ chức, chuẩn bị tư liệu.
* Nội dung cần đảm bảo được các yêu cầu:
• Gồm có mấy phần, mỗi một phần cần
giáo dục cho học sinh và những người
cùng dự điều gì, chốt lại vấn đề đó như
thế nào?
• Nội dung phải phù hợp, phong phú có
tính giáo dục và thực tế cao, không bị
lặp đi lặp lại.
* Hình thức tổ chức là các đội thi, thường thì
gồm có 4 đội chia theo từng khối, mỗi đội thi
cần 3 đến 4 em.
* Chuẩn bị tư liệu: Hiện nay tư liệu về “giao
thông” thì rất nhiều, chúng ta có thể lấy ở
Phòng CSGT huyện Thái Thụy, ở đĩa giáo dục
công dân lớp 6 trong thiết bị trường học hoặc ở
trang web: www.bloggiaothong.vn hoặc ở
phần mềm giao thông. Với các hình tư liệu cần
sang đĩa CD có thể làm hình trong cuộc thi, có
thể dùng phần mềm Ulead để tạo thành các
đoạn video tư liệu.
- Phân công các giáo viên chủ nhiệm lựa chọn
đội chơi của khối, đó là những gương mặt ưu

tú. Việc chọn này phải được làm sớm để các
em tìm kiếm tư liệu học tập, dàn dựng màn
VVP
4
Ngoại khóa An toàn giao thông
chào hỏi, các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm về
giao thông để lồng xen giữa các phần thi cho
sinh động.
- Phân công người chế bản vi tính, việc này đòi
hỏi rất nhiều công phu: thiết kế giao diện cho
từng phần, các hiệu ứng âm thanh hình ảnh
phải hài hòa, ngôn ngữ phải chuẩn xác…
- Phân công người dẫn chương trình, người dẫn
chương trình phải nắm được toàn bộ chương
trình (thường thì chương trình được in từ
chương trình thiết kế của chương trình chính có
lồng xen kẽ với các chương trình ngoài là
được), người dẫn chương trình phải có khiếu
nói, biết xử lí các tình huống sao cho linh hoạt
- Phân công nhóm làm thư kí ghi lại các kết
quả của từng phần thi, tổng hợp công khai
trước hội trường sau mỗi phần thi, đánh giá
thật khách quan.
- Phân công người lo cơ sở vật chất: gồm có
trang trí hội trường, bố trí vị trí các đội chơi
sao cho hợp lí,vị trí của máy, của đại biểuvv…
lo âm thanh,ánh sáng, phông chữ, chuông điện.
Công việc chuẩn bị hội trường thường mất
khoảng 2 giờ, nguồn điện đảm bảo cho máy
chiếu, đủ các mic cho các đội chơi và thư kí

cũng như người ở dưới hội trường cùng thi với
khán giả.
- Kết hợp với Tổng phụ trách đội phát chuyên
hiệu AN TOÀN GIAO THÔNG cho các đội
chơi, sau buổi ngoại khóa cần cho các đội viên
viết thu hoạch Đội xét duyệt để phát chuyên
5
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
hiệu đợt 2 cho những bài có chất lượng.
- Một phần không thể chủ quan đó là tập hợp
các đội chơi trước ngày làm ngoại khóa để
thống nhất chương trình, thể lệ cuộc chơi, cách
thức cuộc chơi để các đội chơi hình thành trong
đầu khi thi đấu tránh hiện tượng ngoài dự đoán.
4) Xây dựng nội dung chính của ngoại
khóa
Thường thì ngoại khóa An toàn giao thông
được chia làm 4 phần thi chính
Phần 1: Tìm hiểu biển báo
- Phần tìm hiểu biển báo là phần khởi động
của các đội chơi, nên chụp các hình biển báo
giao thông vào để dưới hình thức câu hỏi trắc
nghiệm, mỗi đội được một số câu hỏi như
nhau, trong số các câu hỏi có đủ các loại
biển: biển báo, biển cấm….Nếu những đội
nào gặp các biển báo cần thiết thì người dẫn
chương trình có thể giải thích thêm.
- Trong phần thi này đòi hỏi phải có luật chơi
chặt chẽ, giao diện thân thiệt toát được nội
dung chính của các biển báo, điểm khuyến

khích để các đội cùng xuất phát.
- Sau phần thi tìm hiểu biển báo người dẫn
chương trình cần tổng hợp đưa ra một số
thông điệp gửi tới toàn thể hội trường nhằm
tăng tính giáo dục cho học sinh.
Phần 2: Phần thi vượt chướng ngại vật
- Phần thi vượt chướng ngại vật thường là trò
VVP
6
Ngoại khóa An toàn giao thông
chơ ô chữ. Với phần trò chơi này các đội
được độc lập lựa chọn câu hỏi lần lượt, nếu
câu hỏi nào khó thì dành cho khán giả sau
khi các đội chơi đã hết quyền được chơi.
- Trò chơi ô chữ của phần này có thể có hai
hình thức: Ô chữ có từ chìa khóa nằm ở hàng
dọc hoặc ô chữ có mỗi hàng ngang giải thích
cho một chướng ngại vật nào đó. Các ô chữ
hàng ngang thường là liên quan đến một số
vật dụng cần thiết bảo hiểm cho người tham
gia giao thông hoặc một số mốc thời gian,
điều luật…
- Sau phần trò chơi này thì ô chữ gửi đến các
đội thi cùng các em học sinh một thông điệp
nào đó, người dẫn chương trình phải có trách
nhiệm truyền tải phân tích thông điệp này.
Phần thứ 3: Phần thi xử lí tình huống
- Mỗi đội thi được phép lựa chọn một tình
huống để đưa ra một cách xử lí riêng của
mình theo luật giao thông đường bộ. Giám

khảo tùy theo mức độ mà đội đó trả lời mà
cho điểm.
- Tình huống ở đây có thể là các đoạn vi deo
clip lấy từ tư liệu trong đĩa dạy học hoặc trên
mạng hoặc cũng có thể là những màn kịch
nhỏ do học sinh diễn trên sân khấu.
- Sau phần này người dẫn chương trình cũng
cần tổng hợp lại các tình huống và phân tích
các tình huống cũng như xử lí chúng như thế
nào sau đó giáo dục cho học sinh việc chấp
7
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
hành luật giao thông như thế nào cho tốt.
Phần thứ 4: Liên hệ
- Phần này thường là các câu hỏi liên hệ việc
chấp hành luật lệ giao thông, các hoạt động
nhằm giáo dục về ý thức con người với luật
giao thông ở địa phương, trong trường học,
những nhận thức của xã hội về an toàn giao
thông.
- Các đội chơi cùng một câu hỏi phải đưa ra
những câu văn hùng biện của mình trong một
khoảng thời gian nào đó. Người dẫn chương
trình có thể mời Ban cố vấn của chương trình
bổ xung thêm các ý cho đầy đủ cũng là để
chuyển tới học sinh các thông điệp của mình.
B. TIẾN HÀNH NGOẠI KHÓA
Thường thì một ngoại khóa được chia thành các
bước chính sau:
1) Khai mạc giới thiệu đại biểu:

Sau khi tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu nên
cho hội trường xem một số hình ảnh tư liệu mề
thực trạng an toàn giao thông trong xã huyện
và một số điển hình trong nước cũng như hậu
quả của việc không chấp hành luật giao thông
(nêu những vụ điển hình các, hình ảnh tư liệu
của phòng cảnh sát giao thông huyện cung
cấp).
Những hình ảnh này nên dùng phần mềm kết
nối thành phim có gắn lời bình và các dòng típ
VVP
8
Ngoại khóa An toàn giao thông
chữ chạy bên dưới là những thông điệp gửi tới
mọi người.
2) Phần thi chính.
Trong phần này các đội thi phải có màn chào
hỏi, các tiểu phẩm trong khoảng mấy phút
đồng hồ, sau đó tiến hành thi giữa các đội.
Mỗi đội thi gồm có 4 phần thi chính, sau mỗi
phần được ban giám khảo đánh giá cho điểm
cộng điểm theo kiểu lũy tiến.
Chuyển giữa các phần với nhau là các tiết mục
văn nghệ các tiểu phẩm hài của các đội thi
hoặc các lớp có đội thi
3) Kết thúc phần thi
Sau khi 4 đội đã thi xong thì ban thư kí đánh
giá tổng điểm cho các đội thi sắp xếp từ trên
xuống, đại diện nhà trường, Ban công an xã,
Hội cha mẹ phụ huynh học sinh lên trao giải và

quà cho các đội thi.
Đồng chí tổng phụ trách nên phát chuyên hiệu
An toàn giao thông cho các đội thi, tổng kết về
buổi ngoại khóa, phát động cuộc hưởng ứng
thực hiện an toàn giao thông trong toàn xã và
phát động cuộc thi tìm hiểu luật giao thông
đường bộ tới toàn thể các em học sinh (có câu
hỏi gửi về các lớp) lấy bài xét các bài có chất
lượng để lựa chọn phát chuyên hiệu lần 2.
C: MỘT MÔ HÌNH THIẾT KẾ NGOẠI KHÓA
AN TOÀN GIAO THÔNG
9
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
Trên những phần trên, tôi đã đi tìm và xây dựng
một mô hình ngoại khóa bằng máy chiếu điện
tử và thiết kế dao diện cho các phần chơi của
học sinh theo mô hình cuộc thi như các phần
thi của các trò chơi trên truyền hình.
Để làm được điều này thì công việc chuẩn bị tư
liệu hình ảnh phải được chuẩn bị rất kĩ lưỡng
và dùng nhiều phần mềm để tạo được một
chương trình cụ thể có tính minh họa cao, áp
dụng được công nghệ hiện đại.
Sau đây xin giới thiệu với các bạn tham khảo.
Slide 1
Slide 2
VVP
10
Ngoại khóa An toàn giao thông
Slide 3

Slide 4
11
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
Slide 5
Slide 6
VVP
12
Ngoại khóa An toàn giao thông
Slide 7
Slide 9
13
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
Slide 10
(CÒN NỮA)
Slide 33
VVP
14
Ngoại khóa An toàn giao thông
Slide 34
Slide 35
15
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
Slide 37
Slide 38
Slide 39
VVP
16
Ngoại khóa An toàn giao thông
Mỗi một số là một đoạn Video tình huống
Slide 42

Đây là một cảnh trong một đoạn Video Clip ứng
với phần thi trên
(CÒN NỮA)
Slide 49
17
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
Slide 50
Slide 51
VVP
18
Ngoại khóa An toàn giao thông
(CÒN NỮA)
Slide 60
D: KẾT QUẢ CỦA NGOẠI KHÓA
- Với chương trình ngoại khóa này đã được
BGH trường THCS Thụy An duyệt và thực
hiện lần đầu tiên vào tháng 9 năm học 2005-
2006 đã được nhà trường đánh giá là một
chương trình có tính giáo dục cao và có chất
lượng. Học sinh tham gia chương trình này
đều để lại dấu ấn sâu sắc về việc chấp hành
luật lệ an toàn giao thông, ngày càng yêu
cuộc sống hơn và tuyên truyền rộng rãi hơn
đối với mọi tầng lớp trong xã hội.
- Đến nay chương trình này đã có phiên bản
mới giao diện đẹp hơn nội dung cũng phong
phú hơn, vừa qua lại được thực hiện lần thứ 2
vào tháng 9 năm 2007. Đặc biệt nó không
chỉ dừng lại ở phạm vi một trường nữa mà
phiên bản của nó đã được áp dụng cho rất

nhiều trường trong huyện, điển hình là
trường THCS Thụy Phong đã biến phiên bản
19
Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa
này thành một chương trình tầm cỡ có tính
điển hình trong toàn huyện.
- Hiện nay đang trong giai đoạn các trường
thực hiện thi tìm hiểu luật giao thông hy
vọng rằng chương trình này còn được áp
dụng rộng rãi hơn nữa và ngày càng phong
phú về nội dung, đẹp về hình thức.
PHẦN THỨ BA: LỜI KẾT
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi trong
quá trình tổ chức, thiết kế một chương trình ngoại
khóa An toàn giao thông dựa trên nền tảng công
nghệ hiện đại. Chương trình này đã qua 2 năm trải
nghiệm thực tiễn và đều thành công tốt đẹp ở hai
năm học 2005-2006 và 2006 – 2007 và hiện đã
được nhân rộng ra nhiều trường.
Chương trình chắc chắn không chỉ dừng lại ở
quy mô và hình thức trên mà ngày càng được phát
triển đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong trường
học, tuy nhiên với kinh nghiệm của bản thân tôi
cũng xin trình bày tới các bạn đồng nghiệp để
chúng ta cùng nghiên cứu đóng góp ý kiến để
chương trình ngoại khóa An toàn giao thông nói
riêng và các chương trình ngoại khóa khác ngày
càng phát triển có chiều sâu và chiều rộng, khai
thác triệt để công nghệ thông tin trong trường học.
Xin chân thành cám ơn các độc giả!

Thụy An, ngày 28 tháng
11 năm 2007
VVP
20
Ngoại khóa An toàn giao thông
Người viết
Vũ Vân Phong
21

×