PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC”
1
Người thực hiện: Trần Thị Hà
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
CẨM THỦY NĂM 2013
2
3
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang tiến hành cuộc đổi mới sâu sắc toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển xã hội để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, cần phải có con người phát triển toàn diện, do
vậy cần phải đổi mới giáo dục.
Xác định rõ mục tiêu phát triển giáo dục là một nhiệm vụ rất quan
trọng và cần thiêt, Đảng và nhà nước ta đã tập trung đầu tư cho giáo
dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đấu. Được sự quan tâm của
Đảng nhà nước, các lực lượng xã hội đã tập trung chăm lo cho giáo
dục đào tạo. Thực hiện mục tiêu giáo dục ngoài việc dạy kiến thức văn
hóa cho học sinh còn phải quan tâm đến những yếu tố tạo điều kiện
hoạt động thiết thực cho công tác dạy và học để phát triển môi
trường giáo dục lành mạnh. Phong trào xây dựng trường Chuẩn quốc
gia trong những năm qua các nhà trường đã từng bước đạt được các
4
tiêu chí về đội ngũ giáo viên, về cơ sở sở vật chất, về thiết bị dạy học,
về xã hội hóa giáo dục, về chất lượng và hiệu quả giáo dục phù hợp
với một giai đoạn nhất định. Cùng đồng hành với xây dựng trường
CQG, các cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo” được thực hiện đã từng bước hoàn thiện
mô hình trường học giáo dục có chất lượng cao trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên hoàn thành mục tiêu xây dựng trường CQG giáo dục
vẫn còn có những thách thức không nhỏ để hướng tới mục tiêu giáo
dục toàn diện. Vì vậy ngành GD-ĐT đang tiếp tục thực hiện
phát động các phong trào thi đua để hoàn thiện hơn một mô hình
trường học với chất lượng cao. Thực hiện chỉ thị 40/2008/CT-
BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008-2013 với 5 nội dung nhằm huy động sức mạnh tổng
hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục , tạo môi trường giáo
dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả thực hiện giáo dục
toàn diện, đặc biệt giáo dục nhân cách văn hóa Việt Nam và coi học
sinh chính là những người giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử
5
Việt Nam cho cộng đồng xã hội. Trường học thân thiện học sinh tích
cực đặc biệt coi trọng vai trò chủ thể của học sinh, coi trọng các mối
quan hệ thân thiện giữa con người với môi trường, cộng đồng, giữa
con người với con người, đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn,
phát triển văn hóa dân gian, tôn trọng và giữ gìn lịch sử, văn hóa cách
mạng, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phong cách
đạo đức, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời
kỳ đổi mới. Tin tưởng rằng: “Trường học thân thiện học sinh tích cực”
sẽ là ngôi trường mà các học sinh tự hào, là hình ảnh đẹp không thể
phai mờ trong cuộc đời mỗi học sinh khi các em rời ghế nhà trường.
II. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Sự nghiệp giáo dục đổi mới và phát triển đã mang lại thắng lợi
về mọi mặt đó là: mạng lưới và qui mô trường lớp phát triển, cơ sở
trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, chất lượng đội ngũ giáo viên và
chất lượng học sinh có sự chuyển biến tích cực, công tác xã hội hóa
giáo dục được đặc biệt lưu tâm. Để khẳng định được thế mạnh của
giáo dục trên con đường phát triển toàn diện và là nhân tố quyết định
sự bền vững của đất nước. Sự phát triển của xã hội đang đặt ra yêu cầu
ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ
6
trở thành những con người có đạo đức, tri thức, sức khỏe và ý thức
làm chủ đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại là nhiệm vụ cao cả
của ngành giáo dục.
Năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi
đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục
tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài
nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả, phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội;
Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập
và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Trong những
năm qua, ngành GD&ĐT đã và đang tiếp tục phát động các cuộc vận
động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc
vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích giáo
dục.; “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và
các phong trào thi đua mang tính rộng lớn trong toàn ngành, nhằm
thực hiện việc chấn chỉnh các mặt hoạt động giáo dục, đưa sự nghiệp
giáo dục trở thành một thương hiệu uy tín trong sự nghiệp trồng
người.
Tiếp tục phát huy những thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt
được, là một cán bộ quản lí bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu
7
giáo dục Tiểu học : “ Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, tình cảm, thể chất và
các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên Trung học cơ sở” Vì vậy phong
trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một
phong trào mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn giáo dục
hiện nay, góp phần làm cho xã hội quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho
giáo dục; học sinh có được một môi trường giáo dục an toàn, thân
thiện và thẩm mỹ nhất trong điều kiện của mỗi địa phương, nhằm
hoàn thành mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài cho quê hương, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Để thực hiện tốt phong trào thi đua do ngành phát động, xây
dựng thành công “ Trường học thân thiện” bản thân tôi đã suy nghĩ và
trăn trở để tổ chức thực hiện. Từ thực tiễn của nhà trường, được sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp, bản thân đã cùng tập thể giáo viên
trong nhiều năm qua nỗ lực phấn đấu tạo nên một môi trường giáo
dục phát triển toàn diện, đang là nơi thu hút học sinh đến trường.
2. Cơ sở thực tiễn
8
2.1 Thuận lợi:
Là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, trường Tiểu học Thị
trấn Cẩm Thủy luôn duy trì và củng cố các tiêu chuẩn theo qui định.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ các năm học, phong trào thi đua
XDTHTT – HSTC được Bộ GD phát động, nhà trường đã phát động
đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và hưởng ứng tích cực thực
hiện cuộc vận động.
Thực hiện phong trào thi đua XDTHTT – HSTC của Bộ
GD&ĐT phát động từ năm 2008 là một bước để nhà trường tiếp tục
hoàn thiện xây dựng được một môi trường giáo dục an toàn, thân
thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng yêu
cầu xã hội và học sinh luôn phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo
trong học tập và trong các hoạt động xã hội góp phần vào sự phát
triển của đất nước.
Qua những năm thực hiện phong trào nhà trường đã có những
chuyển biến rõ nét, đặc biệt là cảnh quan khuôn viên trường lớp ngày
càng khang trang Xanh – Sạch – Đẹp với hệ thống cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác dạy và học. Mạng lưới trường
lớp được qui hoạch ổn định, CSVC hàng năm được nâng cấp theo
9
hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, có đầy đủ các phòng học, phòng
chức năng để dạy các môn tự chọn và các môn đặc thù, có đủ các
phòng phục vụ cho cán bộ, giáo viên làm việc, có sân chơi bãi tập đảm
bảo theo qui định Trường Chuẩn Quốc Gia.
Chất lượng giáo dục trong những năm gần đây từng bước được
nâng cao. Nhà trường thực hiện dạy đủ, dạy đúng các môn học theo
qui định. thực hiện nghiêm túc chương trình đổi mới phương pháp
dạy học. Chú trọng giáo dục các mặt chất lượng giáo dục đại trà và
chất lượng mũi nhọn, đổi mới cách học theo phương pháp tích cực,
học sinh tự phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập. Thường
xuyên tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ khác, các cuộc thi, các đợt vận
động do ngành tổ chức nhằm góp phần vào việc giáo dục học sinh
phát triển toàn diện.
Đội ngũ GV nhà trường đã dần được ổn định về số lượng và chất
lượng.
Năm
học
Số
cán
bộ
GV
GV
đạt
chuẩn
GV
trên
chuẩn
(%)
Số SKKN
được công
nhận
GV giỏi
Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh
Quốc
gia
2008- 31 51,6 48,4 3 2 8 2
10
Năm
học
Số
cán
bộ
GV
GV
đạt
chuẩn
GV
trên
chuẩn
(%)
Số SKKN
được công
nhận
GV giỏi
Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh
Quốc
gia
2009
2009-
2010
30 36,7 63,3 3 1 9 3
2010-
2011
28 23,3 76,7 4 1 9
0
2011-
2012
28 17,8 82,2 7 2 0
0
2012-
2013
28 17,8 82,2 9 1 11 1
Tổng hợp chất lượng giáo dục 5 năm gần đây:
Năm học
Hạnh kiểm Văn hoá đại trà Số học sinh giỏi
HS
TN
THĐ
Đ
CĐ
Đ
G K TB Y
Trườ
ng
Huyệ
n
Tỉn
h
Q
G
2008-
2009
99,4 0,6 40,8 34,0
22,
4
2,
8
56 19 13 1 100%
2009-
2010
99,5 0,5 49,1 32,1
18,
0
0,
8
57 15 1 0 100%
2010- 99,2 0,8 54,7 30,7 14, 0, 60 20 8 0 100%
11
2011 3 8
2011-
2012
100 0 58,6 26,3
14,
3
0,
8
120 46 25 0 100%
2012-
2013
99,7 0,3 65,6 23,5
10,
4
0,
5
77 102 34 100%
2.2 Khó khăn:
Cùng với sự phát triển của xã hội địa bàn Thị trấn còn rất nhiều khó
khăn: Thị trấn có 9 tổ dân phố, trong đó tổ dân phố 1 (Làng chài)
thuộc vùng đặc biệt khó khăn khu vực 2 trong cả nước. Theo QĐ số
301 của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2006. Làng chài Tân
Thành có 127 hộ, 706 nhân khẩu, nhà cửa chủ yếu là sống trên
thuyền ở dọc bờ sông Mã, làm nghề chài lưới trên sông, kiếm ăn từng
bữa, họ thường xuyên di chuyển nơi sinh sống đi làm ăn, cuộc sống
không ổn định, kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, hộ nghèo nhiều, trình
độ dân trí thấp, gia đình không quan tâm đến việc học hành của con
cái, hoàn toàn phó mặc cho nhà trường. Nhận thức về công tác giáo
dục của nhân dân chưa đồng đều, chưa quan tâm đến việc học tập của
con em. Vì vậy dẫn đến học sinh trong độ tuổi đến trường ra lớp
chậm, học sinh còn nghỉ học vô lí do, đi học chưa chuyên cần. Từ đó
làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.
12
Học sinh nhà trường có tổng số 378 em. Trong đó học sinh
nghèo 49 em, cận nghèo 48 em, khuyết tật 3 em.
Trong những năm qua với ưu thế vị trí là trường trung tâm của
huyện, cùng với truyền thống bề dày thành tích của nhà trường, là một
trong những trường dẫn đầu phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc
gia theo hướng phát triển trường học chất lượng cao. Nhà trường được
sự quan tâm của các ngành các cấp, tuy đứng trước những khó khăn
riêng, song cán bộ, giaó viên và học sinh Trường Tiểu học Thị trấn
Cẩm Thủy cùng với toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu trong phong trào
thi đua để đạt danh hiệu: “ Trường học thân thiện , học sinh tích cực”.
13
III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG
TRÀO XDTHTT – HSTC.
1. Nội dung: Chỉ đạo nhà trường thực hiện theo 5 nội dung chỉ thị
của Bộ GD- ĐT đề ra:
Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn.
Nội dung 2: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy
các di tích lịch sử văn hóa cách mạng ở địa phương.
2. Các giải pháp thực hiện
2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền về phong trào thi đua Xây dựng
Trường học thân thiện – học sinh tích cực
- Triển khai chỉ thị số 40 của Bộ GD&ĐT về phong trào thi đua
XD THTT- HSTC báo cáo đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, triển
khai đến toàn thể giáo viên và học sinh và các bậc phụ huynh.
14
- Làm tốt công tác tuyên truyền thông qua các cuộc họp: Hội
đồng sư phạm, họp phụ huynh học sinh, họp giao ban tại địa phương,
tổ dân phố, bảng tin,…
- Gián tiếp thông qua các chỉ thị, văn bản báo cáo về kế hoạch
thực hiện XD THTT- HSTC của nhà trường.
- Tại nhà trường chủ động triển khai từng nội dung yêu cầu đến
cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh.
2.2. Thành lập ban chỉ đạo XD THTT- HSTC của nhà trường và
của lớp học thân thiện
Muốn xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” cũng cần
phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện, vì “ Xây dựng lớp
học thân thiện” là nhân tố để góp phần trong quá trình thực hiện
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp
phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học. Vì vậy tôi đã thành
lập Ban chỉ đạo như sau:
Ban chỉ đạo nhà
trường
Hiệu trưởng: Trưởng ban
P.Hiệu trưởng: Phó ban
Chỉ đạo
Ban chỉ đạo của lớp
GV chủ nhiệm:
TBCĐ
Lớp trưởng: tổ
15
CT Công đoàn: Phó ban
Chủ tịch Hội PH: Phó ban
Tổ trưởng CM: Tổ trưởng
Giáo viên: ban viên
Hỗ trợ thực
hiện
trưởng
Lớp phó: Tổ phó
Học sinh: Thành
viên.
Ban chỉ đạo được phân công phụ trách và họp đánh giá 1 kỳ/lần,
được phân công cụ thể gắn với nội dung thực hiện. Ban chỉ đạo khảo
sát thực tế với những nội dung quy định và tổ chức thực hiện theo kế
hoạch:
2.3 Lập được kế hoạch để thực hiện trong tháng, từng năm học
- - Tháng 7/2012: Tham gia lao động vệ sinh và tổ chức tham gia
viếng nghĩa trang liệt sĩ ngày 27/7. Thăm hỏi gia đình thương binh
liệt sĩ, gia đình có công.
- - Tháng 8/2012: Chuẩn bị CSVC cho năm học mới: Vệ sinh trường
lớp, quét vôi ve, trang trí chuẩn bị cho năm học mới. Phân công
nhiệm vụ đối với giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học. Tuyển sinh
HS lớp 1 – Huy động HS trong độ tuổi ra lớp.Tập văn nghệ chào
mừng khai giảng năm học mới.Tổ chức tết trung thu cho học sinh. Bố
trí bàn ghế phù hợp độ tuổi. Đo độ sáng, lắp đặp đèn điện để đủ ánh
sáng các phòng học. Học sinh học nội qui trường học. Tập huấn vệ
16
sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức cho học sinh thăm và chức mừng công an nhân dân nhân
dịp 19/8 tại công an Huyện Cẩm Thủy.
- - Tháng 9/2012: Tổ chức tốt ngày toàn đân đưa trẻ đến trường. Tổ
chức khai giảng năm học mới.Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.Tổ chức
Hội nghị cán bộ công chức đảm bảo quy chế dân chủ.
Phát cặp phao cho HS Làng Chài, SGK cho học sinh con thương
binh của nhà trường. Quyên góp ủng hộ HS nghèo vào đầu năm học.
Triển khai tháng ATGT, năm ATGT, chiếu băng cho HS lớp 1 xem
đĩa Pokêmon (Rùa và thỏ).Tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp
chào mừng năm hoc mới.
- Phân loại đối tượng HS qua khảo sát, có kế hoạch bồi dưỡng HS
cần nâng bậc.Tham gia thi GV dạy giỏi cấp tỉnh.
- Tổ chức Khám sức khỏe cho HS lần 1.
- Thi trang trí lớp học, bồn hoa của từng lớp.
- - Tháng 10/2012: Tổ chức phong trào thi đua DT-HT chào mừng
kỉ niệm ngày PNVN 20/10; Tổ chức thi GVG cấp trường; Sinh hoạt
CLB văn nghệ, TDTT chào mừng ngày TL Hội LHPNVN 20/10.Tổ
chức các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí theo chủ đề
17
chủ điểm 20/10; Giới thiệu phương tiện nghe nhìn cho HS lớp Một tại
phòng học Tin học. Tự đánh giá kiểm tra phong trào XD THTT-
HSTC.
- Tháng 11/2012: Tổ chức phong trào thi đua DT-HT chào mừng kỉ
niệm ngày NGVN 20/11.Tham gia thi GVG cấp huyện; Tổ chức các
trò chơi dân gian, hoạt động VN, TDTT chào mừng ngày NGVN
20/11. Thi viết báo tường (Học sinh Khối 4+5) theo chủ điểm 20/11.
Thi hùng biện về: Công ơn thầy cô.
- Tháng 12/2012: Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày
QPTD 22/12. Tìm hiểu những bài báo, mẫu truyện về Anh bộ đội Cụ
Hồ; Mời CCB nói chuyện giáo dục truyền thống. Thăm doanh trại
quân đội nhân dân tại Huyện đội Cẩm Thủy. Tổ chức lễ mít tinh
phòng chống ma túy. Tự đánh giá “ lớp học thân thiện “
- Tháng 1/2013: Tuyên truyền về Tết cổ truyền dân tộc. Quyên góp
ủng hộ HS nghèo nhân dịp tết; Sơ kết đánh giá học kỳ 1+ đánh giá
XDTHTT-HSTC
- Tháng 2/2013: Thi đua Dạy Tốt–Học tốt Mừng Đảng, mừng Xuân.
Ôn luyện cho học sinh các trò chơi dân gian, kỹ năng sống để vui
xuân đón Tết. Tham gia các trò chơi vui xuân tại nơi cư trú; Trồng
cây mùa xuân tại trường; Thăm và tặng quà chúc Tết các gia đình
thương binh, liệt sỹ, dọn vệ sinh và thăm viếng phần mộ các liệt sỹ tại
18
nghĩa trang Huyện nhà.
- Tháng 3/2013: Phát động phong trào thi đua DT- HT chào mừng kỉ
niệm ngày QTPN 8/3. Thi văn nghệ chào mừng (Tiến bước lên Đoàn)
chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3; Tổ chức cho HS
chơi trò chơi dân gian; Tổ chức kết nạp Đội cho HS lớp 3.
- Tháng 4/2013: Mời cựu chiến binh nói chuyện truyền thống lịch sử
ngày30/4 Miền Nam hoàn toàn Giảỉ phóng, ngày Quốc tế Lao động
1/5, kiểm tra VSATTP,Tổ chức thi HSG cấp trường.Tự kiểm tra đánh
giá xây dựng lớp học TT-HSTC.
- Tháng 5/2013: Kỉ niệm thành lập Đội.Tổ chức chương trình rèn
luyện đội viên.Thi tiểu phẩm với chuyên đề: “ rèn kỹ năng sống”. Kết
nạp Đội cho HS lớp 3. Thi tìm hiểu, hát, kể chuyện về Bác Hồ kính
yêu; ; Đánh giá xếp loại HS, GV; Bình xét thi đua.Tổng kết năm
học.Tự kiểm tra đánh giá xây dựngTHTT-HSTC.
- Tháng 6/2013: Tổ chức tết thiếu nhi 1/6. Tổ chức tham quan ngắn
ngày cho Học sinh giỏi có thành tích cao; Bàn giao HS về sinh hoạt
tại nơi cư trú. Phối kết hợp với Đoàn TN tổ chức cho HS sinh hoạt hè.
Tổ chức tham quan du lịch hè cho cán bộ giáo viên.
2.4. Thực hiện xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn.
Sau khi ban chỉ đạo của nhà trường khảo sát và lên kế hoạch,
nhà trường đã chủ động trọng việc phát huy nội lực của thầy và trò,
19
tạo dựng một khuôn viên hợp lý đảm bảo xanh – sạch – đẹp. Hàng
năm trồng cây xanh bóng mát, bồn hoa cây cảnh làm đường đi lối đi
lại xuống các phòng học.
Vận động PHHS cùng nhà trường tạo môi trường giáo dục lành mạnh
như: ủng hộ ngày công lao động, cây cảnh, trang trí lớp học thân
thiện và tu sủa trường, lắp đặt hệ thống nước sạch cho HS rửa tay dưới
vòi nước theo qui trình 6 bước.
Tổ chức cho HS vệ sinh lớp hàng ngày và hợp đồng vệ sinh
trường 1lần/ ngày. Mỗi lớp đều có thùng chứa rác và phân loại rác thải
để thu gom và xử lý với công ty môi trường.
Phối hợp với hoạt động của Đội TN phân công các chi đội, các
sao chăm sóc các công trình măng non trong nhà trường và có đánh
giá hàng tuần của đội Cờ đỏ, chấm điểm đánh giá cách trang trí , chăm
sóc bồn hoa cây cảnh.
Đối với các lớp thi đua trang trí lớp học theo qui định và sự
sáng tạo của giáo viên, học sinh để thu hút sự chú ý của học sinh và
làm cho học sinh thích đến trường. Trang trí góc học tập tại lớp, Thi
viết báo tường, trang trí trường lớp đẹp, việc làm này đã góp phần
xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn.
20
Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, huy động nguồn lực xây dựng
nhà vệ sinh tự hoại để HS sử dụng, đồng thời thường xuyên quan tâm
chăm sóc, bảo dưỡng để đảm bảo vệ sinh chung và đủ tiêu chuẩn vệ
sinh học dường, phụ huynh các lớp tự kiểm tra phòng học của HS để
có ý kiến đề xuất: Mắc hệ thống điện đủ ánh sáng và quạt mát cho HS
sử dụng, dần dần mua bàn ghế mới thay thế bàn ghế cũ theo qui định
thông tư của liên bộ.
Thực hiện “3 đủ” cho HS (đủ ăn, đủ mặc và đủ sách vở): Trường
có HS nghèo, nhà trường đã vận động GV và HS quyên góp quần áo
cũ, SGK, vở viết hỗ trợ cho HS 2 lần/năm vào đầu năm học và tết
nguyên đán. Đầu năm học, lớp 1 làng Chài vùng sông nước được nhà
trường phát cặp phao để HS đảm bảo phòng chống đuối nước.
Đối với giáo viên lồng ghép các bài học, môn học trong việc
giáo dục HS giữ gìn vệ sinh cá nhân, các gương người tốt việc tốt, các
mô hình trường xanh- scạh – đẹp, an toàn.
Đối với nhà trường có bảng tin hàng ngày và trang trí các câu
khẩu hiệu mang tính giáo dục cao như: Mõi ngày đến trường là một
ngày vui, thực hiện học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh, lời
dạy của Bác Hồ đối với Thiếu niên nhi đồng…
21
Xây dựng hòm thư: Điều em muốn nói” để thông qua hòm thư
các em bày tỏ những ý kiến, chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ nguyện
vọng của mình
Nhà trường phải quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy
và có các dụng cụ phòng cháy chữa cháy: bình xịt, xô chậu xách nước,
gậy bùi nhùi rập lửa, …để tại các phòng học.
Là trường có học sinh bán trú chúng tôi nghiêm túc thực hiện
tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến nấu ăn cho học sinh.
Hàng năm trung tâm y tế Huyện kiểm tra công tác vệ sinh học
đường nhà trường đều được công nhận đạt loại tốt.
2.5. Tổ chức dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm phụ
huynh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Muốn dạy và học có hiệu quả trước hết nhà trường phải quan
tâm bồi dưỡng đội ngũ CBGV có lối sống lành mạnh, có đạo đức tác
phong sư phạm , có lòng nhân hậu, có trình độ chuyên môn vững
vàng, yêu nghề , mến trẻ, tận tụy vì học sinh thân yêu.
Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thảo về đổi mới phương
pháp dạy học tích cực, dạy giáo án điện tử của các tổ chuyên môn, của
tập thể giáo viên nhà trường để tạo ra cái chung nhất trong việc thực
22
hiện kế hoạch nhiệm vụ chỉ đạo thầy cô giáo tích cực đổi mới phương
pháp dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động sáng
tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh như:
thi giáo viên giỏi, dạy giáo án điện tử, tổ chức giờ dạy thực hành, góp
ý xây dựng để nhân rộng các giờ học khác và để đáp ứng yêu cầu ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,
Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy các môn học :
khoa học, địa lý , đạo đức, tiếng việt… , đồng thời tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật cho học sinh để trao đổi, ứng
dụng vào giảng dạy. Trong giảng dạy Tác phong giáo viên phải mẫu
mực, gần gũi, tận tụy và công bằng với học sinh, tổ chức cho tất cả
học sinh được hoạt động học tập, tích cực, phát huy được tính sáng tạo
của học sinh, đúng khả năng để học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng
cơ bản và vận dụng được sẽ làm cho học sinh cảm thấy thích học và “
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Vận động và tuyên truyền với phụ huynh học sinh để thấy rõ
thời kỳ phát triển công nghệ thông tin để phụ huynh từng năm tự
nguyện đóng góp kinh phí lắp đặt được một hệ thống máy chiếu dạy
giáo án điện tử tại phòng học 1A, 2A để giáo viên thuận tiện sử dụng
và thu hút học sinh tích cực học tập.
23
Bố trí các phòng dạy các môn Âm nhạc, Giáo dục nghệ thuật,
Ngoại ngữ, Tin học (Vận động được xin được 1 một phòng học vi
tính do Viện khoa học công nghệ - Bộ Quốc phòng ủng hộ: 16 máy +
16 bộ bàn ghế). Chính từ phòng máy này, học sinh tích cực học tập và
có ý thức tự học trong giải toán qua mạng, tiếng Anh, rèn luyện khả
năng sử dụng máy tính, sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin
trong giảng dạy và học tập khi gia đình chưa có điều kiện.
Thực hiện nhiệm vụ các năm học, vào đầu năm học nhà trường
đã chỉ đạo khảo sát chất lượng đối với học sinh để có kế hoạch thực
hiện bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng bậc học sinh yếu. Đối với học
sinh làng chài dạy bồi dưỡng tiết 4 vào các buổi chiều không thu tiền.
Chú trọng 3 đối tượng học sinh trong một giờ học để có kế hoạch phụ
đạo trực tiếp.
Thường xuyên phát động phong trào thi đua dạy tốt – học tốt
chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức dự giờ thăm lớp, kiểm
tra học sinh, theo dõi đánh giá sự vươn lên của học sinh và sự giúp
đỡ nhau của học sinh trong học tập để cùng tiến bộ.
24
Vận động được hội viên tán trợ gia đình nhà giáo Đỗ Dạng và
Hoàng Thị Thao hàng năm cứ đến ngày tổng kết năm học đều có giá
trị quà tặng cho 1 học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.
Giáo viên chủ nhiệm lớp gần gũi tìm hiểu học sinh, nắm bắt tâm
lý để có phương pháp giáo dục cho phù hợp, đặc biệt là số học sinh
khuyết tật được hòa nhập. Vì thế môi trường giáo dục trở nên thân
thiện, giáo viên và học sinh đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một
ngày vui.
2.6. Chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh.
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn dạy các môn học theo chương
trình, nhà trường rất chú trọng đến rèn kỹ năng sống cho học sinh dưới
nhiều hình thức như: Chuyên đề nói chuyện về kỹ năng sống, xây
dựng qui tắc ứng xử, thực hiện nội qui của nhà trường và Đội đề ra.
Thông qua các hoạt động tập thể, các trò chơi, các cuộc thi, các phong
trào nghìn việc tốt,…cơ bản đã rèn HS có kĩ năng sống một cách
thường xuyên tương đối tốt.
- Chỉ đạo Đội Thiếu niên và Đoàn Thanh niên tổ chức cho các
em hoạt động ngoài giờ lên lớp: xây dựng nền nếp các qui định của
nhà trường: nề nếp tập thể dục giữa giờ 3 buổi/tuần, múa hát tập thể
25