Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp đẩy mạnh phong trào “ giỏi việc trường đảm việc nhà” ở công đoàn trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.74 KB, 21 trang )

Tác giả: Trịnh Thị Thảo
Chức vụ: P. Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn
Đơn vị: Trường TH Thị trấn Sao Vàng
Đề tài: Công đoàn
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Giỏi việc trường - đảm việc nhà” là tên gọi của phong trào thi đua
2 giỏi trong nữ cán bộ - giáo viên - công nhân viên ngành Giáo dục, được Bộ
GD&ĐT - CĐGD Việt Nam cụ thể hoá từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước -
Đảm việc nhà” do Tổng Liên đoàn Lao động Vịêt Nam phát động năm 1989.
Công đoàn ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn tổ chức chỉ
đạo thực hiện phong trào gắn với nội dung chuẩn mực người phụ nữ ngành Giáo
dục trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong những qua ,
phong trào đã được triển khai sâu rộng trong các cơ quan đơn vị trường học
trong cả nước, được các cấp uỷ đảng , chính quyền quan tâm phối hợp chỉ đạo và
thu hút được đông đảo chị em phụ nữ ngành giáo dục hưởng ứng tích cực. Nhiều
nơi phong trào đã thực sự đi vào đời sống của đội ngũ nữ cán bộ giáo viên , nhân
viên, tạo điều kiện cho chị em phấn đấu vươn lên về mọi mặt, quyết tâm khắc
phục khó khăn , hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà đảng và Nhà nước đã giao
cho. Phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” đã góp phần tích cực vào sự
nghiệp đổi mới giáo dục và xây dựng nên phong cách, lối sống của nữ nhà giáo
và lao động. Vì mang tính đặc thù giới sâu sắc nên phong trào đã phát huy được
vai trò, tiềm năng to lớn của nữ cán bộ giáo viên nhân viên ngành giáo dục trong
quá trình công tác cũng như trong xây dựng hạnh phúc gia đình.
Ở trường tiểu học, đa số CBGV-NV là nữ ( kể cả quản lý, giáo viên văn
hoá , giáo viên đặc thù, kế toán, cán bộ thư viện - thiết bị ) vì vậy các nhà
1
trường có hoàn thành được nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng
lao động nữ này. Nếu đẩy mạnh được phong trào “ Giỏi việc trường - đảm việc
nhà” trong đội ngũ nữ CBGV-NV sẽ góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao
hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo; nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng


giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng công tác phục vụ trong
các nhà trưòng. Đồng thời góp phần xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, ấm no,
bình đẳng , tiến bộ , hạnh phúc và bền vững.
Là một phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn nhà trường, tôi nhận
thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng , tác dụng của phong trào thi đua “ Giỏi việc
trường - Đảm việc nhà” và trách nhiệm của mình. Vì vậy ngay từ đầu năm học
2008-2009, khi được bầu là Chủ tịch công đoàn trường , tôi đã chọn đề tài “ Một
số biện pháp đẩy mạnh phong trào “ Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” ở Công
đoàn trường Tiểu học” để đầu tư nghiên cứu.
II. THỰC TRẠNG:
Đầu năm học 2008-2009, công đoàn trường tôi có 30 đoàn viên
Trong đó , nữ : 30 ( chiếm 100%). Cụ thể;
SL Đảng
viên
Trình độ chuyên
môn
Trình độ
quản lý
Trình độ chính trị Đang
đi học
ĐH CĐ T.C
QLNN QLGD
Cao
cấp
Trung
cấp

cấp
CBQL 3 3 3 1 1 1
GVVH 21 6 4 6 10 7

GVđặc thù 4 2 1 3 1
TV-TB 1 1
Kế toán 1 1
Tổng 30 11 8 9 13
Qua khảo sát , kết quả năm học trước như sau:
CSTĐ GV giỏi SKKN VCĐ HS giỏi
Trườn
g
Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh
2 10 2 6 2 18 1
2
Đoà
n
viên
xuất
sắc
GVT
-
ĐVN
Gia
đình
NGVH

hiếu
học
GĐ”Ông
bà mẫu
mực , con
cháu hiếu
thảo”

Kinh tế gia đình Con CBGV đạt HS giỏi
Giàu Khá TB
khó
khăn
Trường Huyện tỉnh Đậu
ĐH
20
66,7%
20
66,7%
29
96,7%
0 20 1 15 12 2 17/22
=77,2
%
3
Trong những năm trước đây, phong trào “ giỏi việc trường - Đảm việc nhà”
cũng đã được triển khai trong công đoàn nhà trường song có lúc phong trào còn
mang nặng tính hình thức, mức độ quan tâm đến hoạt động nữ công còn hạn
chế, nội dung sinh hoạt còn đơn điệu, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
nữ cán bộ giáo viên - nhân viên nên chưa thu hút được chị em và hiệu quả của
phong trào chưa cao.Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế nên nhận thức của
một số chị em chưa được đầy đủ , sâu sắc. Trình độ chuyên môn của chị em tuy
đã được nâng lên, tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn không còn , tuy nhiên trình độ
trên chuẩn còn ít và trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời
kì đổi mới hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế nhất là trong việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin .Một số chị chỉ mới biết
soạn giáo án bằng máy tính chứ chưa tiếp cận được với việc soạn giáo án điện tử
và sử dụng máy chiếu đa năng cũng như truy cập Intenet phục vụ giảng dạy.
Nhiều chị còn lúng túng khi sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học theo

hướng phát huy tính cực của học sinh. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng
còn nhiều hạn chế , chưa xứng với vị thế của nhà trường. một số chị em kĩ năng
giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, với đồng nghiệp , với phụ huynh học sinhvà trong
gia đình vẫn chưa mang tính sư phạm Do áp lực của công việc hiện nay, các chị
phải đi dạy 2 buổi/ ngày, đồng lương chưa tương xứng với cường độ lao động và
công sức bỏ ra trong khi giá cả thị trường ngày càng tăng nhanh khiến cho một
số chị em lúng túng trong việc sắp xếp. lo toan cuộc sống gia đình, tổ chức cuộc
3
sống gia đình chưa khoa học, sắp xếp bố trí thời gian chưa hợp lý, chưa chú ý tới
việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình,
Vì vậy , để khắc phục những mặt hạn chế đó và để khơi dậy , phát huy khả
năng cống hiến của nữ CBGV-NV nhà trường trong quá trình công tác cũng như
trong xây dựng hạnh phúc gia đình, đồng thời để phong trào thi đua “ Giỏi việc
trường - Đảm việc nhà” trong công đoàn nhà trường thực sự được đẩy mạnh,
thực sự chuyển biến sâu sắc cả trong nhận thức và hành động thực tiễn, tôi đã
tiến hành những biện pháp sau :
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH
PHONG TRÀO “ GIỎI VIỆC TRƯỜNG - ĐẢM VIỆC NHÀ”
1/ Kiện toàn , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn và cán bộ làm công tác
nữ công.
Để đẩy mạnh được phong trào “ Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” nói riêng
cũng như các phong trào thi đua trong nữ CBGV-NV nói chung đòi hỏi phải có
một đội ngũ cán bộ công đoàn, cán bộ làm công tác nữ công năng động , hoạt
động có hiệu quả cao . Vì vậy ngay từ Đại hội công đoàn nhiệm kì 2008-2011,
công đoàn nhà trường đã lựa chọn những người có năng lực , tâm huyết, nhiệt
tình , gương mẫu, có uy tín cao để bầu vào BCH Công đoàn và sau đó lựa chọn
những nữ CBGV-NV có khả năng tập hợp giới, có uy tín, chủ động , sáng tạo,
luôn tìm tòi đổi mới các hình thức hoạt động nữ công, biết tranh thủ sự ủng hộ,
biết lắng nghe và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nữ nhà giáo lao động để bầu

vào Ban nữ công và tổ trưởng , tổ phó các tổ nữ công.
Sau khi kiện toàn xong, tôi cùng với BCH công đoàn tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng công tác nữ cho đội ngũ cán bộ nữ công để họ nắm vững chức năng ,
nhiệm vụ , quyền hạn, mối quan hệ công tác, phương pháp tổ chức các hoạt động
4
nữ công Đồng thời giúp đội ngũ này hiểu rõ, đầy đủ hơn về ý nghĩa , nội dung ,
cách tổ chức thực hiện các phong trào thi đua như “ Giỏi việc trường - Đảm việc
nhà”, “ Gia đình nhà giáo văn hoá” và nắm vững các tiêu chuẩn thi đua, các
chuẩn mực của người phụ nữ ngành giáo dục trong thời kì CNH,HĐH đất nước.
Chỉ đạo cho Ban nữ công chủ động xây dựng quy chế làm việc, phân công
nhiệm vụ cụ thể ,phù hợp với khả năng, ưu thế của mỗi người.
Hằng năm , căn cứ vào chương trình công tác nữ công của Công đoàn
Giáo dục huyện và đặc điểm tình hình đơn vị, tôi cùng với BCH Công đoàn chỉ
đạo Ban nữ công phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ xây dựng kế hoạch ,
chương trình hoạt động phù hợp và tổ chức thực hiện phong trào “ Giỏi việc
trường- Đảm việc nhà”lồng ghép với các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập ,
lao động sáng tạo , xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức , tự học và sáng tạo”, “ Hai không với 4 nội dung”, “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Công đoàn đã chủ động trích kinh phí mua thêm các tài liệu liên quan
đến hoạt động công đoàn và công tác nữ công hoặc tải cácc tài liệu trên mạng về
để cán bộ công đoàn , ban nữ công có thêm những cẩm nang giúp họ tổ chức tốt
các hoạt động cũng như các phong trào thi đua
2. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong đội ngũ nữ cán bộ giáo viên
nhân viên.
Trước hết là làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để mỗi nữ CBGV- NV
đều hiểu rõ mục tiêu , ý nghĩa, nội dung và tác dụng của phong trào “ Giỏi việc
trường- Đảm việc nhà”. Chỉ đạo cho Ban nữ công quán triệt nội dung của phong
trào , các tiêu chuẩn thi đua đối với tập thể, đối với cá nhân, các chuẩn mực của

người phụ nữ ngành giáo dục trong thời kì CNH,HĐH đất nước đến từng
5
CBGV-NV. Từ đó mỗi cá nhân và cả tập thể xác định rõ hơn nhiệm vụ của mình
và có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện.
Nội dung của phong trào, các tiêu chuẩn thi đua “ Giỏi việc trường- Đảm
việc nhà” được tôi cắt kẻ dán thành bảng treo ngay trong phòng hội đồng , có tác
dụng nhắc nhở chị em thực hiện hàng ngày.
Tổ chức triển khai học tập nghị quyết của công đoàn cấp trên, nghị quyết
của đại hội phụ nữ về các nội dung có liên quan đến lao động nữ, CNVC, lao
động của ngành. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp lệnh hướng dẫn thực
hiện Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung, Luật Giáo dục và các văn bản có liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ trong tình hình mới, luật Bình
đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình, nội dung pháp lệnh dân số,…
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới; các chuẩn mực xây dựng
gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; chuẩn mực của
người phụ nữ Việt Nam “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri
thức, có sức khoẻ, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu,
quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng” dưới nhiều hình thức như triển khai
trong các cuộc họp công đoàn , trong các buổi sinh hoạt nữ công
Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội cho nữ CBGV-NV như phối hợp tổ
chức mít tinh phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, mời tuyên truyền viên của trung
tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hoá lên nói chuyện tuyên truyền với chị em.
Ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền các kiến thức làm vợ , làm mẹ; các kiến
thức về an toàn thực phẩm; về chăm sóc sức khoẻ gia đình, các kỹ năng giao tiếp
ứng xử trong gia đình, trong tập thể và cộng đồng dưới các hình thức như trao
đổi hàng ngày, thông qua các hội thi , hội thảo
Những mẩu chuyện nhỏ có ý nghĩa sâu sắc như” Quà tặng cuộc sống”, những
câu danh ngôn, những tình huống ứng xử hay được tôi sưu tầm qua sách báo,
6
mạng Intenet và chiếu lên máy chiếu đa năng vào các giờ ra chơi, trước khi vào

các cuộc họp cho chị em xem , suy ngẫm và học tập.
Đầu các năm học , tôi cùng với BCH công đoàn, Ban nữ công tổ chức cho
nữ CBGV-NV đăng kí các danh hiệu thi đua như “ Đoàn viên xuất sắc”, “ Giỏi
việc trường- Đảm việc nhà”,“Gia đình nhà giáo văn hoá” để chị em phấn đấu.
Thường xuyên động viên nữ CBGV-NV gương mẫu và tích cực vận động
tuyên truyền thực hiện kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình nhà giáo văn
hoá. Chủ động thực hiện và khéo léo vận động gia đình thực hiện đúng chủ
trương đường lối của Đảng , chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định
của địa phương. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết thân ái, giúp đỡ bà con hàng
xóm láng giềng. Vươn lên làm giàu chính đáng, quan tâm chăm sóc , giáo dục
con cái ngoan , học giỏi, thành đạt
3/ Đẩy mạnh phong trào tự học , tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi
mặt cho nữ CBGV-NV đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước trong tiến trình hội nhập
và toàn cầu hoá, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới nâng cao chất lượng giáo
dục đòi hỏi phải nâng cao chất lượng,trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
CBGV mà con đường hiệu quả nhất là đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi
dưỡng. Đây cũng là một nội dung quan trọng của phong trào “ Giỏi việc trường -
Đảm việc nhà”. Vì vậy để làm tốt nội dung này, tôi đã phối hợp với chuyên môn
nhà trường xây dựng kế hoạch, động viên, tạo điều kiện , bố trí sắp xếp thời gian,
chuyên môn để chị em được tham gia các lớp Đại học tại chức, Trung cấp chính
trị, Quản lý giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho
nữ CBGV-NV. Động viên các chị em dạy thay, giúp đỡ việc gia đình cho những
chị em đi học để họ yên tâm học tập. Đồng thời tham mưu với nhà trường hỗ trợ
một phần kinh phí mua tài liệu để chị em có điều kiện học tập tốt hơn.
7
Mặt khác còn động viên chị em tự học thêm tin học, ngoại ngữ để nâng cao
trình độ về mọi mặt. Khi Phòng GD chưa mở lớp tin học, bản thân tôi đã tự mua
tài liệu, tìm tòi học cách soạn giáo án điện tử trên Power Point, cách truy cập
Intenet để lấy tư liệu phục vụ cho bài giảng, cách sử dụng máy chiếu đa

năng Sau đó soạn lại thành giáo trình đơn giản dễ hiểu và tổ chức dạy cho tất cả
CBGV-NV trong trường .Do đó 100% chị em từ CBQL đến giáo viên đều sử
dụng thành thạo giáo án điện tử, coi máy tính là phương tiện lao động trí tuệ
cao, từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. Trong
trường có giáo viên dạy Tiếng Anh ( trình độ Đại học) vì vậy tôi động viên chị
em tự nguyện học thêm Tiếng Anh thông dụng vào thứ 7 hàng tuần để có thể sử
dụng khi thao tác máy tính, khi truy cập Intenet được thuận lợi hơn.
Để giúp chị em nâng cao về mặt kiến thức, làm tốt công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi và tham dự tốt các kì thao giảng giáo viên giỏi , tôi đã tổ chức cho chị
em tự học giải Toán , Tiếng Việt nâng cao và phương pháp dạy học các bộ môn
theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.Các chị em đều có vở tự học và dành
thời gian để học thực sự. Cứ 2 tháng tôi giao một chuyên đề Toán, một chuyên
đề Tiếng việt và phương pháp dạy một bộ môn nào đó để chị em tự học. Trong
quá trình học vấn đề gì chưa hiểu có thể trao đổi hoặc đưa ra các buổi sinh hoạt
chuyên môn để thảo luận. Cuối mỗi chuyên đề, tôi đều ra bài kiểm tra, qua đó có
thể nắm được những vấn đề chị em còn vướng mắc để giúp chị em giải quyết ,
góp phần nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy cho chị em.
Ngoài ra tôi còn tham mưu với nhà trường mua các tài liệu tham khảo, các
sách bồi dưỡng, các tài liệu về phương pháp giảng dạy, báo, tập san và động
viên chị em mượn đọc , nghiên cứu và học tập.
4. Phối hợp với chuyên môn tổ chức cho nữ CBGV-NVthi đua giảng dạy và
công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
8
Để đẩy mạnh phong trào “ Giỏi việc trường- Đảm việc nhà”, tôi cùng với
BCH công đoàn chủ động phối hợp với chuyên môn tổ chức cho nữ CBGV-NV
thi đua giảng dạy và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao .
Đầu các năm học ,phối hợp tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học đến từng
CBGV-NV và tổ chức tốt Hội nghị công chức để đề ra chỉ tiêu cụ thể về tất cả
các mặt như mũi nhọn giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp trường , huyện, tỉnh;

chất lượng đại trà; tỉ lệ lên lớp; tỉ lệ hoàn thành chương trình tiểu học; sáng kiến
kinh nghiệm và bàn các biện pháp để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đồng thời cho nữ CBGV-NV đăng kí thi đua để phấn đấu thực hiện. Cuối kì,
cuối năm tổ chức đánh giá kết quả, xếp loại thi đua và khen thưởng kịp thời
những CBGV-NV đạt thành tích xuất sắc.
Phối hợp với chuyên môn phân công giáo viên đứng lớp, giáo viên bồi
dưỡng học sinh giỏi từng môn , từng khối, giáo viên phụ đạo học sinh yếu, khối
trưởng một cách phù hợp với năng lực sở trường và điều kiện hoàn cảnh của
từng người để họ phát huy được năng lực của mình, chủ động ,tích cực sáng tạo
trong công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Chỉ đạo cho nữ CBGV tham gia đổi mới nội dung, phương pháp giảng
dạy ở tất cả các môn, các khối lớp.Với những bài dạy khó, chúng tôi tổ chức dạy
thử nghiệm để chị em được dự giờ học hỏi lẫn nhau.Sau những tiết dạy đó chúng
tôi tổ chức rút kinh nghiệm, phân tích cho chị em thấy dạy như thế nào là hiệu
quả để chị em có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình. Trong quá trình
giảng dạy cũng có những chị em còn lúng túng khi sử dụng các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học hoặc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lý, chưa đúng
lúc, đúng chỗ, quản lý học sinh chưa tốt Vì vậy tôi chủ động phối hợp với
chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ, thăm lớp để đánh giá đúng những
9
ưu khuyết điểm của từng giáo viên, từ đó góp ý và hướng dẫn cụ thể giúp cho
giáo viên thực hiện giờ dạy được chất lượng, hiệu quả hơn.
Hằng năm phối hợp với chuyên môn đẩy mạnh phong trào thi đua dạy giỏi
trong đội ngũ giáo viên, tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường với đủ 3
vòng thi: Lý thuyết, tin học và giờ dạy để chị em tích cực phấn đấu đồng thời
nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Cũng qua phong trào này, nhiều chị em
đã chủ động đăng kí tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện và khi dự thi các chị
đều rất tự tin và đạt kết quả cao.
Mặt khác công đoàn cũng phối hợp với chuyên môn tổ chức các hội thảo về
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, về đổi mới phương pháp giảng dạy, về

công tác chủ nhiệm, về công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức các buổi
sinh hoạt chuyên môn có chất lượng để chị em được trao dổi học hỏi lẫn nhau.
Đối với những chị em được giao nhiệm vụ khác như quản lý nhà trường,
kế toán, thư viện - thiết bị tôi thường xuyên trao đổi, động viên để các chị em
tích cực chủ động làm tốt công việc theo đúng nghiệp vụ của mình, góp ý để các
chị đổi mới, sáng tạo trong công việc đồng thời tạo mọi điều kiện để các chị
hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đặc thù công việc .
Thường xuyên động viên nữ CBGV-NV tích cực, nhiệt tình trong công tác
đoàn thể, công tác xã hội hoá giáo dục, công tác nhân đạo từ thiện, trong các
phong trào thi đua khác như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, xây dựng cơ quan văn hoá
5/Thường xuyên tổ chức các hội thi, các buổi toạ đàm, giao lưu, hội
thảo và các hoạt động văn hoá văn nghệ-TDTT với hình thức và nội dung
đổi mới, phong phú, hấp dẫn tạo khí thế thi đua sôi nổi thực hiện phong
trào.
Nhân dịp kỉ niệm ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam 20-10,ngày Quốc
tế phụ nữ 8-3 hàng năm tôi đều chỉ đạo cho BCH công đoàn cùng với Ban nữ
10
công tổ chức các buổi toạ đàm, giao lưu học hỏi. Qua đó giúp chị em ôn lại
truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôn lại lịch sử Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và
lịch sử ngày 8-3. Đồng thời cũng là dịp biểu dương thành tích của nữ CBGV-NV
nhà trường và phát động các phong trào thi đua Hình thức ôn lại truyền thống
lịch sử cũng được đổi mới so với trước đây. Để cho bài diễn văn ôn lại truyền
thống lịch sử được sinh động, lôi cuốn tôi đã lồng vào đó những tư liệu lịch sử,
những nhân vật phụ nữ nổi tiếng qua các thời kì, những phong trào phụ nữ trong
nước và trên thế giới giúp cho chị em hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn lịch sử truyền
thống của phụ nữ, khơi dậy trong chị em niềm tự hào và phấn đấu vươn lên.
Để tạo không khí thi đua sôi nổi, biểu dương tài năng và sự khéo léo của nữ
CBGV-NV, đồng thời tạo điều kiện cho nữ CBGV-NV giao lưu học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm về mọi mặt, tôi đã cùng với BCH công đoàn, Ban nữ công thường

xuyên tổ chức nhiều hội thi với nội dung phong phú hấp dẫn và được chị em
hưởng ứng tham gia một cách tích cực,hào hứng , phấn khởi.
Trong hội thi “Nữ công – Gia chánh” chị em được thể hiện sự khéo léo trong
việc chế biến, trưng bày các món ăn, thuận tiện sử dụng vào các dịp lễ tết, liên
hoan, gặp mặt, … tại gia đình và cơ quan . Chị em đã mang đến hội thi những
món ăn với nhiều chủ đề khác nhau, có những món ăn mang đậm đà bản sắc dân
tộc, có những món ăn được học hỏi từ nước ngoài Qua đó giúp chị em trao đổi
kinh nghiệm về văn hoá ẩm thực và khẳng định mình: không những giỏi giang,
tháo vát trong công việc mà còn đảm đang, khéo léo trong gia đình.
Trong hội thi “Cắm hoa nghệ thuật”, chỉ với thời gian 30 phút cắm hoa và 10
phút thuyết trình ý nghĩa chị em đã đem đến cho hội thi những tác phẩm hoa vừa
nồng nàn hương sắc vừa mang tính nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo với các chủ
đề phong phú như “Gia đình hạnh phúc”, “Bàn tay mẹ”, “Nặng gánh yêu
thương”, “Duyên dáng Việt Nam” Qua đó chị em được thể hiện tâm tư tình
cảm của mình đối với những người mẹ, người chị, đối với quê hương đất nước
11
Có những hội thi được tôi đổi mới, sáng tạo và sử dụng công nghệ thông tin
như hội thi “Phụ nữ thông minh, nhanh trí”, “Phụ nữ với hạnh phúc gia đình”
Trong các hội thi này, chị em được nâng cao hiểu biết về kiến thức trong cuộc
sống hàng ngày qua nội dung trả lời nhanh các câu hỏi trên màn hình Power
Point, được thể hiện sự thông minh nhanh trí qua phần thi “Đuổi hình bắt chữ”
được thể hiện sự hiểu biết về thực tế sống cũng như kĩ năng diễn đạt, suy luận,
phán đoán qua phần thi “Thử tài đoán vật” và thể hiện sự am hiểu, thông cảm, sẻ
chia với đồng nghiệp của mình qua phần thi “Đồng nghiệp của tôi”
Tôi cùng BGH công đoàn, tổ chức nhiều các hoạt động văn hoá văn nghệ,
thể dục thể thao như: “Liên hoan tiếng hát người giáo viên nhân dân”, thành lập
“Câu lạc bộ Cầu lông” hoạt động đều đặn ba buổi / tuần để chị em được tham gia
và tổ chức cho chị em thi đấu giữa các tổ công đoàn để động viên phong trào.
Trước khi tổ chức các cuộc thi, tôi đều cho chuẩn bị thật chu đáo từ kế
hoạch, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia thi, thành phần ban giám khảo,

thang điểm chấm, cơ cấu giải thưởng, nội dung thi, kinh phí tổ chức và phân
công cụ thể công việc đồng thời hướng dẫn cho các đội thi chuẩn bị chu đáo nội
dung thi, trang phục dự thi Vì vậy tất cả các cuộc thi đều diễn ra sôi nổi, hào
hứng và thành công rực rỡ( nhiều khi còn vượt trên cả sự mong đợi của ban tổ
chức).Các hội thi đã thể hiện rõ tài năng của chị em, thể hiện rõ sức mạnh đoàn
kết của chị em, làm cho chị em gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, giúp cho chị
em luôn cảm thấy vui vẻ, phấn khởi mỗi khi đến trường. Từ đó tạo nên khí thế
thi đua sôi nổi trong toàn trường, làm cho mỗi CBGV-NV thêm yêu trường, yêu
nghề và tâm huyết hơn với học sinh, với công việc của mình.
Để giúp chị em có thêm những hiểu biết, những kiến thức về xây dựng gia
đình “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”, tôi cũng thường xuyên
tổ chức các buổi hội thảo nhỏ. Trong các buổi hội thảo này, chị em có thêm điều
kiện trao đổi học tập lẫn nhau về các vấn đề như “Bí quyết để giữ gìn hạnh phúc
12
gia đình”, “Nuôi dạy con như thế nào là đúng cách? ”, “Làm thế nào để có một
ngôi nhà đẹp? ” hoặc về các chủ đề như “Mẹ chồng-nàng dâu”, “An toàn thực
phẩm”, “chăm sóc sức khoẻ gia đình”
Ngoài ra còn tổ chức cho 100% chị em tham gia tích cực các hoạt động nhân
đạo từ thiện như: ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ Cu Ba, ủng hộ Vì người
nghèo, “Chia khó với vùng cao”, “Mái ấm công đoàn”, ủng hộ đồng bào miền
Trung bị bão lụt, ủng hộ nạn nhân động đất, sóng thần Nhật Bản tổ chức quyên
góp ủng hộ tiền, sách vở , quần áo và phối hợp tổ chức chương trình “Thắp sáng
ước mơ” cho học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ học sinh bị ảnh hưởng của chất
độc da cam, học sinh khuyết tật, thăm chúc tết Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại địa
phương góp phần nâng cao tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm với mọi
người xung quanh, với học sinh, với cộng đồng trong đội ngũ nữ CBGV-NV
6/ Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nữ CBGV-NV.
Tôi cùng với BCH công đoàn thường xuyên chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của nữ CBGV-NV, kiểm tra giám sát việc thi hành các chế
độ, chính sách đối với nữ CBGV-NV để mọi chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ

cấp đều được đảm bảo đầy đủ, kịp thời và đúng quy định làm cho chị em phấn
khởi, yên tâm công tác.
Luôn quan tâm lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của chị
em để đề xuất với chính quyền tạo điều kiện tốt nhất cho chị em làm việc nhất là
những chị em có hoàn cảnh khó khăn hoặc phối hợp với chính quyền giải quyết
kịp thời, thoả đáng những vấn đề mà chị em còn chưa hiểu, còn băn khoăn
Tổ chức xây dựng quỹ thăm hỏi 15.000đ/1người/1 tháng để có thêm kinh phí
thăm hỏi khi chị em ốm đau, hoạn nạn hoặc có việc hiếu hỉ. Có chị bố mẹ mất ở
xa hàng mấy trăm cây số tôi vẫn đến tận nơi để chia buồn, động viên gia đình và
chị em. Có chị có con mắc bệnh nặng phải đi bệnh viện Trung ương mổ não đến
hai lần, mỗi lần tôi đều đứng ra kêu gọi chị em hỗ trợ bằng cách cho vay được
13
gần 20 triệu đồng để đỡ một phần lo lắng, khó khăn cho gia đình và giúp cháu
vượt qua giai đoạn hiểm nghèo. Ngoài ra còn động viên các nhóm chị em chơi
hội lương để giúp đỡ nhau làm nhà, mua sắm các phương tiện thiết bị sinh hoạt
gia đình, mua máy tính, máy in phục vụ công tác giảng dạy, nuôi con đi học
chuyên nghiệp
Tổ chức xây dựng quỹ du lịch 100.000đ/1 người/1 tháng và hàng năm tổ chức
cho chị em cùng gia đình đi tham quan du lịch các tỉnh phía Nam, đi nghỉ mát, đi
lễ hội đầu xuân để chị em được tham quan học hỏi tăng thêm hiểu biết thực tế,
ứng dụng vào giảng dạy và tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ trong tập thể.
Hằng năm tổ chức Tết Thiếu nhi, Đêm hội Trung thu tại trường cho con
CBGV-NV và tặng quà cho các cháu đạt học sinh giỏi các cấp, các cháu đậu Đại
học để động viên các cháu chăm ngoan, học giỏi và để chị em phấn khởi nuôi
dạy con cái tốt hơn.
Cùng với BCH Công đoàn tổ chức các buổi liên hoan gặp mặt với hội dâu rể
và toàn thể gia đình CBGV-NV nhân ngày 8/3 hàng năm để cho các gia đình
được giao lưu, gần gũi nhau hơn và quan tâm tạo điều kiện cho chị em công tác.
Phối hợp với y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ cho chị em và tư vấn hỗ trợ để
giúp chị em thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình. Đối với những chị em

sinh con một bề là gái, bị áp lực từ phía gia đình, tôi đã chủ động đến chơi, tâm
sự với chồng, bố mẹ chồng để vận động, giải toả tâm lý cho họ, giúp chị em yên
tâm công tác
7/Phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các điển hình tiên tiến, thường xuyên
động viên khen thưởng kịp thời.
Tôi cùng BCH Công đoàn luôn chú trọng phát hiện, giới thiệu nữ nhà giáo và
lao động ưu tú cho Đảng, chính quyền xem xét bồi dưỡng kết nạp Đảng và bố trí
vào các vị trí then chốt của chuyên môn cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà
14
trường để chị em phát huy được năng lực, trí tuệ của mình góp phần thực hiện
nhiệm vụ chung đạt kết quả cao.
Chú ý theo dõi, phát hiện bồi dưỡng nhân rộng các điển hình tiên tiến. Tổ
chức cho những chị em tiêu biểu được báo cáo điển hình ở các hội thảo như
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Giỏi việc trường-Đảm việc nhà”
Với những tấm gương điển hình ở gia đình về các mặt như làm kinh tế giỏi,
nuôi dạy con ngoan học giỏi, sắp xếp thời gian khoa học tôi đến tận nhà các chị
quay video các công việc thầm lặng của các chị, chụp lại những thành quả lao
động của các chị, hỏi bí quyết thành công của các chị và làm phóng sự mang về
trường chiếu lên giới thiệu cho chị em xem để học tập. Vì đây là những tấm
gương “Người thật-việc thật” và gần gũi với chị em nên chị em rất hứng thú học
tập kinh nghiệm và noi theo.
Từng năm, từng giai đoạn đều tổ chức tổng kết việc thực hiện phong trào để
ghi nhận, biểu dương, khen thưởng kịp thời những chị em có thành tích, tiêu biểu
trong phong trào “Giỏi việc trường-Đảm việc nhà” đồng thời rút kinh nghiệm để
tổ chức phong trào hiệu quả hơn.
C.KẾT LUẬN
I/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình chỉ đạo tiếp tục thực hiện và phát triển phong trào “Giỏi việc
trường-Đảm việc nhà” trong Công đoàn nhà trường, được sự quan tâm chỉ đạo

của Phòng Giáo dục, Công đoàn Giáo dục, Chi uỷ chi bộ nhà trường, sự phối
15
hợp chặt chẽ Ban giám hiệu nhà trường, Ban “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”, và sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, của Ban chấp hành công đoàn, của Ban nữ công, sự
hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ nữ CBGV-NV nhà trường, đến năm 2010-2011
kết quả đạt được như sau:
SL Đản
g viên
Trình độ chuyên
môn
Trình độ
quản lý
Trình độ chính trị Đan
g đi
học
ĐH CĐ TC
QLNN QLGD
Cao
cấp
Trung
cấp

cấp
CBQL 2 2 2 2/2 2/2 2/2
GVVH 19 10 13 3 3 1
GVđặc thù 5 3 1 4 2
TV-TB 1 1 1
Kế toán 1 1
Tổng 28 15 17 6 4
Năm

học
CSTĐ GV giỏi SKKN VCĐ HS giỏi
Trường Huyện Tỉnh
Huyện
Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh
2008-
2009
5 13 3/3
=100% dự
thi
5 2/2=100%
dự thi
36 3
2009-
2010
2 14 3/4=75%
dự thi
5 2/2=100%
dự thi
41 3
2010-
2011
6 15 3/3=100%
dự thi
6 1 dự
thi tỉnh
2/2=100%
dự thi
45 5
Năm

học
Đoàn
viên
xuất
sắc
GVT-
ĐVN
Gia
đình
NGVH
Gia
đình
hiếu
học
GĐ” ông
bà mẫu
mực
,con
cháu
hiếu
thảo”
Kinh tế gia đình Con nữ CBGV đạt HS giỏi
Giàu Khá TB khó
khăn
trường
huyện
tỉnh Đậu
ĐH
2008
-

2009
24
80%
24
80%
30
100%
1 22 2 15 12 1 17/24
83,3%
3 1/1
2009
-
2010
24
80%
25
83,3%
30
100%
2 24 6 14 10 24/27
88,8%
6 3 3/3
2010
-
2011
25
89,3%
26
92,8%
28

100%
4 26 9 14 5 25/27
92,6%
8 3
Sau 3 năm tiếp tục tổ chức và phát triển, phong trào “Giỏi việc trường-
Đảm việc nhà” trong nhà trường đã thực sự chuyển biến và trở thành phong trào
16
thi đua mạnh mẽ trong đội ngũ nữ CBGV-GV, được toàn thể nữ CBGV-NV
hưởng ứng và tham gia. Ban nữ công nhà trường đã có nhiều hình thức tổ chức
đổi mới, sáng tạo với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, tạo cơ hội cho chị em
tham gia để khẳng định mình.
Phong trào tự học tự bồi dưỡng trong đội ngũ nữ CBGV-NV cũng đã có sự
tiến bộ vượt bậc. Trình độ chuyên môn của đội nhũ nữ CBGV-NV được nâng lên
một cách rõ rệt. Trình độ trên chuẩn đạt 82,1% ( tăng 25,5% so với năm học
2008-2009). 100% nữ CBGV-NV có chứng chỉ tin học, sử dụng thành thạo máy
tính, máy chiếu đa năng và soạn giảng được giáo án điện tử.Nhận thức về chính
trị tư tưởng cũng được nâng cao. Từ 33,3% nữ cán bộ quản lý có chứng chỉ
QLNN, QLGD và tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị tăng lên 100%. Nữ đảng
viên tăng từ 11đ/c (chiếm 37,9% tổng số nữ CBGV-NV) lên 15 đ/c (chiếm
53,6% tổng số nữ CBGV-NV).
Phong trào đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng
dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường. Giáo viên được nâng lên cả về kiến
thức và phương pháp giảng dạy. Hằng năm, tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp
trường , huyện đều cao. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn được chị em
chú trọng đầu tư thời gian công sức và trí tuệ. Kết quả hàng năm, mặc dù chất
lượng giải có năm chưa tương xứng với công sức bỏ ra ,song số lượng học sinh
giỏi ngày càng nhiều ở tất cả các môn kể cả TDTT, Viết chữ đẹp, Mĩ thuật, công
tác Đội đã phần nào chứng tỏ sự cố gắng bền bỉ, thầm lặng cống hiến , tâm
huyết hết lòng vì học sinh thân yêu của đội ngũ nữ cán bộ giáo viên.
Các chị luôn tích cực tham gia công tác quản lý và nghiên cứu khoa học

(trong 3 năm đã có 16 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện). Không những
thế công tác đoàn thể, công tác xã hội hoá giáo dục, công tác nhân đạo từ thiện
cũng đều được các chị hưởng ứng nhiệt tình( Trong 3 năm đã ủng hộ gần 15
triệu đồng cho các quỹ Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ Cu Ba, ủng hộ Vì người nghèo
17
“chia khó với vùng cao”, “Mái ấm công đoàn”, ủng hộ bão lụt Miền Trung ).
Các chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình ở mọi lĩnh vực công tác(quản
lý, giảng dạy cũng như phục vụ). Hằng năm số nữ CBGV đạt danh hiệu Lao
động tiên tiến và xuất sắc đạt từ 80% đến 92,8% . Các chị đã góp phần rất lớn
trong việc xây dựng tập thể nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc,
cơ quan Văn hoá cấp huyện và Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
Phong trào “Giỏi việc trường-Đảm việc nhà” không chỉ khơi dậy tiềm năng to
lớn của chị em trong lĩnh vực công tác và hoạt động xã hội mà còn khẳng định
vai trò quyết định của chị em trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Nhiều chị em không những thể hiện được tài
năng trong việc tổ chức sắp xếp cuộc sống gia đình mà còn vận động được cả
chồng con hỗ trợ, tạo điều kiện cho mình hoàn thành nhiệm vụ.100% các chị em
đều có nhà cửa, kinh tế ổn định, có tiện nghi thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt
hàng ngày, nhiều chị vươn lên làm giàu chính đáng. (Số hộ khá và giàu tăng
nhanh, không còn hộ khó khăn).100% gia đình thực hiện nghiêm túc mọi chủ
trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như quy định
của địa phương.100% các gia đình thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. Thành
viên trong các gia đình đều được tôn trọng, bình đẳng và hoà thuận, không mắc
tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật. Với tấm lòng nhân hậu, chịu thương chịu
khó của mình các chị không những hoàn thành tốt nhiệm vụ ở trường mà còn
làm tròn bổn phận của người mẹ hiền, người dâu thảo, người vợ đảm đang trong
gia đình. Các chị đều dành sự quan tâm chăm sóc giáo dục con em. Thực tế đã
chứng minh con em của các chị đều chăm ngoan học giỏi . Trong 3 năm đã có 66
lượt cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi, 17 lượt cháu đạt học sinh giỏi cấp huyện,6
cháu đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 4 cháu đậu đại học/4 cháu dự thi. Tỉ lệ CBGV-

NV đạt “Giỏi việc trường-Đảm việc nhà” hàng năm đều đạt từ 80-92,8% , “Gia
đình Nhà giáo văn hoá”, “ Gia đình hiếu học”, “Gia đình ông bà bố mẹ mẫu
18
mực, con cháu hiếu thảo” hàng năm đều tăng. Trong đợt tổng kết phong trào
“Giỏi việc trường-Đảm việc nhà” giai đoạn 2005-2010 vừa qua đã có 4 chị đạt
danh hiệu “Giỏi việc trường-Đảm việc nhà” 5 năm liên tục cấp huyện.
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Có thể khẳng định phong trào thi đua “Giỏi việc trường-Đảm việc nhà” là
phong trào thi đua mang tính đặc trưng riêng của lao động nữ ngành giáo dục, là
phong trào có sức sống mạnh mẽ ở Công đoàn cơ sở, thúc đẩy các hoạt động của
công đoàn và nhà trường, phát huy được tiềm năng to lớn của đội ngũ nữ CBGV-
NV trong việc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Vì vậy để phong trào được phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu,
qua thực tiễn hoạt động tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1/ Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công đoàn, cán bộ làm công tác nữ công
có năng lực, tâm huyết, nhiệt tình, gương mẫu, có khả năng tập hợp giới, có uy
tín, chủ động sáng tạo, có kĩ năng hoạt động và tổ chức phong trào.
2/ Phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nữ CBGV-NV để
mọi người hiểu đầy đủ sâu sắc về nội dung, ý nghĩa, tác dụng của phong trào
“Giỏi việc trường-Đảm việc nhà”.
3/ Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Công đoàn, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
phải có sự chỉ đạo sát sao, quan tâm tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ để chỉ
đạo thực hiện phong trào.
4/ Luôn luôn đổi mới hình thức công tác nữ công, tăng cường tổ chức các hội
thảo, hội thi với nội dung phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn, đẩy mạnh phong
trào.Lồng ghép phong trào “Giỏi việc trường-Đảm việc nhà” với các phong trào
thi đua hai tốt, các cuộc vận động, các phong trào khác nhằm tạo điều kiện cho
chị em cống hiến, trưởng thành và tự khẳng định mình trong quá trình công tác.
19
5/ Phải quan tâm theo dõi, phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các điển hình tiên

tiến và thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, biểu dương, động viên, khen
thưởng kịp thời để đẩy mạnh phong trào
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình chỉ đạo
Công đoàn nhà trường tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh phong trào “Giỏi việc
trường-Đảm việc nhà. Mặc dù kết quả đạt được chưa phải là nhiều song tôi
cũng xin mạnh dạn trình bày để mong được Phòng Giáo dục, Công đoàn giáo
dục các cấp, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường cùng các
đồng nghiệp góp ý thêm, giúp tôi hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết:
Trịnh Thị Thảo
MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. THỰC TRẠNG: 2
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNHPHONG TRÀO “ GIỎI VIỆC TRƯỜNG - ĐẢM VIỆC NHÀ”
1/ Kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn và cán bộ làm
công tác nữ công. 4
2. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong đội ngũ nữ
cán bộ giáo viên nhân viên. 5
3/ Đẩy mạnh phong trào tự học , tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi
mặt cho nữ CBGV-NV đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. 7
4. Phối hợp với chuyên môn tổ chức cho nữ CBGV-NVthi đua giảng dạy
và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 8
20
5/Thường xuyên tổ chức các hội thi, các buổi toạ đàm, giao lưu, hội thảo và
các hoạt động văn hoá văn nghệ-TDTT với hình thức và nội dung đổi
mới, phong phú, hấp dẫn tạo khí thế thi đua sôi nổi thực hiện phong trào. 10
6/ Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nữ CBGV-NV. 13

7/Phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các điển hình tiên tiến, thường xuyên
động viên khen thưởng kịp thời. 14
C/ KẾT LUẬN
I.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 15
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 18
21

×