Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn “ phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp lớp 2 qua phân môn kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.52 KB, 21 trang )

Mục lục
Trang
Mở đầu 2
Tính cấp thiết của đề tài 2
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng và phạm vi nghiện cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Cấu trúc của tiểu luận 2
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẨN ĐỀ VỀ SÁCH GIÁO KHOA VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN
MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2 3
Giờ kể chuyện trong Sách giáo khoa lớp 2 3
Một số vấn đề phương pháp dạy học 4
CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 2
QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN 7
Rèn luyện kỹ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh 7
Thế nào là kể chuyện theo tranh? 7
Hướng dẫn kể chuyện theo sách giáo khoa và sách giáo viên 7
Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp 9
Thế nào là kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp? 9
Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp 10
Rèn luyện kỹ năng nói thông qua hình thức kể chuyện phân vai 11
KẾT LUẬN 13
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân môn kể chuyện ở tiểu học có vị tri quan trọng trong việc phát triển tư duy bồi
dưỡng tâm hồn cũng như nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh.Cùng với các phân
môn khác, kể chuyện giúp học sinh tiểu học tăng cường vốn từ, rèn luyện kĩ năng diễn đạt
1


bằng ngôn ngữ, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng đầu tiên trong cuộc sống
giao tiếp của các em.
Đối với học sinh lớp 2, việc nâng cao năng lực ngôn ngữ còn có ý nghĩa hết sức thiết
thực, học sinh lớp 2 có vốn từ vựng ít, cách diễn đạt còn non nớt, vụng về, việc phát triển
ngôn ngữ cho các em vì vậy trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Từ những thực tế trên chúng tôi chọn đề tài “ Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học
sinh lớp lớp 2 qua phân môn kể chuyện” để làm tiểu luận cuối khóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những phương thức tổ chức cho học sinh lớp 2 phát triển năng lực ngôn ngữ
thông qua phân môn kể chuyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiện cứu
Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 2 trường tiểu học
Phạm vi nghiên cứu: những phương thức phát triển kỹ năng mới thông qua phân môn
kể chuyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp so sánh
5. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về sách giáo khoa và phương pháp dạy học phân môn kể
chuyện lớp 2.
Chương 2:Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 2 qua phân môn kể chuyện.
2
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẨN ĐỀ VỀ SÁCH GIÁO KHOA VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2
1.1 Giờ kể chuyện trong Sách giáo khoa lớp 2
Năm 2003 – 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo khoa cho lớp
2 trên toàn quốc, ở chương trình tiểu học mới, phân môn kể chuyện có mối liên hệ gắn

bó với các phân môn khác như Tập đọc, Tập làm văn. Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự
phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiên rõ quan điểm tích hợp trong việc xây
dựng chương trình ở chương trình tiểu học mới, tạo ra một phong cách mới trong dạy
học phân môn kể chuyện.
Việc lấy văn bản ở bài Tập đọc cũng như một số bài ở ngoài làm ngữ liệu cho giờ kể
chuyện giúp giáo viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian, giúp học sinh tìm hiểu
truyện; ghi nhớ cốt truyện. Do đó, chương trình đã dành được nhiều thời gian cho
việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.
Trong cấu trúc SGK Tiếng việt lớp 2 , các câu chuyện được phân bố như sau:
Thể loại truyện Số lượng Tên truyện
Thần thoại, truyền thuyết 2 Sơn Tinh Thủy Tinh
Chuyện quả bầu mẹ
Cổ tích và cổ tích mới 5 Sự tích cây vú sữa
Hai anh em
Bà cháu
Tìm ngọc
Ông Mạnh thắng thần gió
Ngụ ngôn 6 Có công mài sắt có ngay nên kim
Chuyện bốn mùa
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Kho báu
Câu chuyện bó đũa
Qủa tim khỉ
3
Danh nhân lịch sử 3 Ai ngoan sẽ được thưởng
Chiếc rễ đa tròn
Bóp nát quả cam
Sinh hoạt 10 Phần thưởng
Bím tóc đuôi sam
Chiếc bút mực

Mẫu giấy vụn
Người thầy cũ
Người làm đồ chơi
Bông hoa niềm vui
Sáng kiến của bé Hà
Con chó nhà hàng xóm
Những quả đào
Đồng thoại 3 Bạn của nai nhỏ
Chim sơn ca và bông cúc trắng
Bác sĩ nói
1.2 Một số vấn đề phương pháp dạy học
Theo luật giáo dục về yêu cầu nội dung , phương pháp giáo dục tiểu học thì :
Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của
từng học sinh, phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú cho học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đậm nét trong chương trình
mới ở chỗ:
- Chương trình tiểu học mới tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp học
sinh biết cách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và dạy học hợp tác
đề phát triển năng lực theo tốc độ học, khả năng của từng học sinh.
4
- Là một phân môn nằm trong chương trình tiểu học mới, phân môn kể chuyện
lớp 4 cũng được dạy theo phương pháp mới. Trong giờ kể chuyện, giáo viên chỉ nêu đầu bài,
yêu cầu và mục đích của tiết kể chuyện. Học sinh tự kể (cá nhân) hoặc nhóm theo các yêu
cầu thực hiện, chủ đạo trong tiết kể chuyện đó. Giáo viên chỉ kể mẩu một lần, thậm chí giáo
viên không cần kể mẩu, mà có thể gọi học sinh khá lên kể mẩu, cho học sinh xung phong lên
kể mẩu.Còn lại các học sinh khác lần lượt kể theo đoạn và kể cả câu chuyện bằng nhiều hình
thức khác. Trong khi học sinh kể, chổ nào các em quên, lúng túng thì giáo viên nhác nhở

một cách khéo léo, tế nhị hoặc mời một học sinh khác nhắc giúp bạn. Như vậy, trong giờ
dạy học kể chuyện, học sinh sẽ phát huy được khả năng nghe nói của mình một cách tối đa.
Hơn nữa giáo viên lại sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, với một số dụng cụ
thật với hình thức kể chuyện sắm vai, làm cho giờ học thực sự sôi nổi, hấp dẩn.
- Hình thức dạy học cũng được đổi mới: giáo viên có thể tổ chức dạy học theo
lớp, theo nhóm… Trước kia giáo viên chỉ dạy theo lớp là chủ yếu, học sinh ít được học theo
nhóm. Hình thức học mới này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng nói trước lớp, trước đám
đông.
Ví dụ: Con chó nhà hàng xóm (Tiếng Việt 2-tập 1 trang 128) yêu cầu dựa vào tranh
kể lại từng đoạn câu chuyện đã được nghe cô giáo kể. Với tiết kể chuyện này, giáo viên cho
học sinh quan sát tranh 1, sau đó đặt câu hỏi gợi ý:
- Bạn của bé ở nhà là ai?
- Bé và cún Bông đang làm việc gì?
Sau khi quan sát tranh 1, nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải huy động nhiều thao
tác: nghe để nhớ câu hỏi, hiểu câu hỏi để xác định nội dung câu trả lời. cuối cùng các em
phải trình bày được câu hỏi của mình dưới hình thức nói. Như vậy để trả lời được câu hỏi,
học sinh phải sử dụng nhiều thao tác bộ phận kỹ năng nói: nghe-nhớ, nghe –hiểu, xác định
nội dung câu trả lời,nói. Đó là từng hoạt động của học sinh, mỗi học sinh trong nhóm thảo
luận với nhau để tìm câu trả lời chính xác.
Sau khi học sinh đã nhớ được đoạn 1 của câu chuyện, giáo viên cho học sinh kể. đây
là lúc các em bước đầu rèn luyện kĩ năng nói nhưng chỉ mới ở dạng độc thoại. lời kể của các
em diễn ra liên tục, sau đó các em ít có thời gian để ngừng nghỉ, chuẩn bị.Chính vì vậy đòi
hỏi học sinh phải chuẩn bị kĩ càng nội dung kể , tâm thể kể chuyện ( thậm chí cả ngôn ngữ
5
và yếu tố phụ trợ). Khi kể chuyện, ngoài việc tự nghe mình kể, các em còn phải lưu ý quan
sát những phản ứng từ người nghe, để có sự điều chỉnh phù hợp về nội dung, giọng kể, điệu
bộ…
Những học sinh khác, khi nghe bạn kể chu ý nghe đẻ nhận xét lời kể của bạn về nội
dung, về cách diễn đạt, cách thể hiện để bạn rút được kinh nghiệm và chính bản than các em
cũng được bổ trợ những kinh nghiệm đó để điều chỉnh khi mình kể.

Qua đây, ta thấy: rõ ràng phương pháp kể chuyện mới này đã có những tiến bộ rõ rệt
trong tiết học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo còn học sinh mới thực sự là người
làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn hơn. Bởi trong tiết kể chuyện, hoạt động của học sinh
chiếm. 2/3 tiết học. Như vậy có nghĩa là học sinh được chủ động trong việc nghe nói, đẩy
ngôn ngữ nói của các em lên một mức cao hơn.

6
CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 2
QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN
2. 1 Rèn luyện kỹ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:
2.1.1 Thế nào là kể chuyện theo tranh?
Chúng ta cần phân biệt kể chuyện theo tranh và sử dụng tranh minh họa cho truyện
Tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong bất kì một môn học nào . Nhưng các
môn học khác, sử dụng tranh khi giới thiệu khái niệm hoặc nhằm minh họa cho khái niệm,
nhưng ở tiết dạy kể chuyện của chương trình cải cách giáo dục, giáo viên sử dụng tranh
minh họa cho nội dung chuyện, làm cho lời kể mình sinh động và hấp dẫn hơn. Còn hình
thức kể chuyện theo tranh của chương trình mới thì hoàn toàn khác. Giáo viên phải chuẩn bị
đầy đủ tranh vẽ thể hiện nội dung, biểu diễn của câu chuyện. Học sinh dựa vào tranh vừa là
phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu
chuyện một cách sinh động và hấp dẫn. Hình thức kể chuyện theo tranh là hình thức rất hay,
phải huy động được khả năng quan sát, óc tưởng tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói ở
các em.
2.1.2 Hướng dẫn kể chuyện theo sách giáo khoa và sách giáo viên:
Đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh, mỗi bức tranh tương ứng với một nội
dung của một đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3-4 đoạn nên có từ 3-4 bức
tranh minh họa. Nhưng cũng có những truyện có từ 5-6 đoạn nên minh họa bằng 5-6 tranh,
ví dụ như truyện Sự tích hồ Ba Bể ( Tiếng việt 4- trang 8 tập 1)
Tranh sử dụng trong truyện kể có 2 loại: tranh kèm theo gợi ý( dung trong những tuần
đầu năm học) và tranh không kèm theo gợi ý( dung trong những tuần sau)

Trong việc áp dụng biện pháp này, giáo viên có thể sử dụng tranh trong sách giáo
khoa hoặc vẽ tranh lớn treo lên bảng.
Hướng dẫn đối với những truyện có tranh kèm theo lời gợi ý: Ví dụ truyện Có công
mài sắt có ngày nên kim( lớp 2 – tập 1).
Qui trình hướng dẫn:
Cho học sinh quan sát tranh
7
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.
Cho từng học sinh kể
Sau mỗi làn kể, cho lớp nhận xét:
Về nội dung: Kể đã đầy đủ chưa? Kể có đúng trình tự không?
Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của
mình chưa( mức độ cao)?
Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể
có thích hợp không?
Kể theo tranh 1:
Câu hỏi gợi ý:
- Cậu bé đang làm gì?
- Em hãy nhóa lại chuyện đã đọc: Cậu bé tập viết như thế nào?
Ví dụ học sinh kể: Ngày xưa, có một cậu bé làm gì cũng chóng chán, cứ cầm đến
quyển sách đọc được vài ba dòng là cậu lại ngáp ngắn ngáp dài rồi ngủ lúc nào không biết.
Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi viết nguệch viết ngoạc cho xong
chuyện
Kể theo tranh 2:
Câu hỏi gợi ý:
- Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
- Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
- Bà cụ trả lời thế nào?
- Cậu bé có tin lời bà cụ nói không?
Kể theo tranh 3:

Câu hỏi gợi ý:
- Bà cụ trả lời thế nào?
- Sau khi nghe giảng giải, cậu bé làm gì?
Kể theo tranh 4:
Câu hỏi gợi ý:
- Em hãy nói lại câu tục ngữ
- Câu tục ngữ khuyên em điều gì?
8
Như vậy, ta thấy : đối với những câu chuyện kèm theo lời gợi ý,giúp học sinh kể được câu
chuyện một cách dễ dàng có thể tự mình kể được câu chuyện.
Vậy hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác tác dụng của nó, đó là rèn luyện
kĩ năng nói cho học sinh.
Để dạy được hình thức bài tập này đạt hiệu quả cao thì giáo viên không nên treo tất cả
các tranh cùng một lúc. Kể đoạn nào treo tranh đoạn đó để thu hút sự tập trung chú ý của các
em. Nếu nhìn tranh kể toàn bộ câu chuyện thì mới treo tất cả các tranh cùng một lúc.( Phần
củng cố)
Hơn nữa, giáo viên nên cho học sinh quan sát dưới lớp trước, sau đó gọi các em lên
bảng kể và khuyến khích học sinh khi kể không cân nhìn chăm chú vào tranh mà chỉ dùng
tranh như một phương tiện làm cho lời kể hay hơn, hấp dẫn hơn. Nghĩa là học sinh quay
xuống lớp kể chỗ nào cần đến tranh thì mới nhìn vào tranh.
2.2 . Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
2.2.1. Thế nào là kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp?
Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử dụng dàn ý, câu hỏi gợi
ý để hướng dẫn học sinh kể chuyện. Trong tất cả các hình thức kể chuyện đây là hình thức
dễ nhất vì các tình tiết, biểu diễn câu chuyện được ghi lại( trong dàn ý hoặc câu trả lời), học
sinh dựa vào đó để kể lại truyện. Với các câu chuyện dài, nhiều tình tiết, giáo viên sử dụng
hình thức kể chuyện này sẽ giúp học sinh dễ dàng kể lại được câu chuyện.
Ví dụ như truyện Kho báu (lớp 2 –tập 2). Nói chung đây cũng là một truyện khá dài,
nếu giáo viên dùng hình thức hội thoại, giao tiếp trong tiết kể chuyện sẽ giúp học sinh kể
được câu chuyện một cách dễ dàng hơn, đồng thời giúp học sinh phát huy được khả năng nói

của mình. Dựa vào dàn ý dưới đây học sinh kể lại câu chuyện.
- Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ.
+ Thức khuya dậy sớm
+ Không lúc nào ngơi tay
9
+ Kết quả tốt đẹp
- Đoạn 2: Dặn con
+Tuổi già
+ Hai người con lười biếng
+ Lời dặn của người cha
- Đoạn 3: Tìm kho báu
+ Đào ruộng tìm kho báu
+ Không thấy kho báu
+ Hiểu lời dạy của cha
- 2.2.2 Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
Qua khảo sát sách giáo khoa lớp 2 chương trình mới ta thấy , đây cũng là một hình thức mới,
hình thức này không có yếu tố tranh ảnh phụ trợ. Song mỗi đoạn truyện thường có 3-4 câu
gợi ý đó gợi lại trí nhớ, trí tưởng tượng của học sinh một cách dễ dàng. Lệnh của hình thức
kể chuyện bằng hội, giao tiếp thường là: “Dựa vào các gợi ý sau kể lại từng đoạn của chuyện
mới học”. Sau khi phát lệnh, giáo viên ghi gợi ý của từng đoạn lên bảng và cho học sinh
nhìn vào gợi ý đó để các em có thể kể lại. Tuy nhiên, để cho hình thức này phát huy hiệu quả
rèn kỹ năng nói cho học sinh thì giáo viên không nên ghi những gợi ý đó lên bảng ngay, mà
cần đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời. Những câu hỏi này phải đả bảo tính logic của truyện.
Như vậy, có những dạng bài tập cụ thể sau:
Dạng 1: Kể chuyện theo dàn ý
Sách giáo khoa đưa ra những gợi ý hoặc dàn ý tương đối cụ thể để hướng dẫn họ
sinh kể lịa câu chuyện. Ví dụ bài chim sơn ca và bông cúc trắng (Tiếng Việt 2- tuần 21).
Trước khi kể, giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bộ truyện và trả lời câu hỏi sau:
10
- Truyện có mấy đoạn, xác định nội dung của các đoạn.

- Giáo viên viết lần lượt từng đoạn lên bảng và từ đó giúp ọc sinh kẻ lại truyện.
Dạng 2: Nêu những nhân vật trong truyện, kẻ về sự xuất hiện của nhân vật, nhắc lại lời
nhân vật. Ví dụ truyện về người thầy cũ (Tiếng việt 2, tập 1), Bạn của Nai nhỏ (Tiếng Việt 2,
tập 1)
Ví dụ: Nhắc lại lời nhân vật trong truyện “Bạn của chú Nai nhỏ” (Tiếng việt 2, tập 1) với
yâu cầu nhắc lại lời của Nai bố khi Nai nhỏ kể về bạn. Gaios vien cho học sinh nhìn vào
tranh, nhớ, nhắc lại lời của Nai cha với Nai nhỏ. Có thể kèm theo những gợi ý như:
- Nghe Nai nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá to của bạn, cha Nai nhỏ nói thế nào?
- Nghe Nai nhỏ kẻ người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi con thú dữ, cha Nai đã
mừng rỡ nói với con thế nào?
- Nghe xong chuyenj bạn mình húc ngã lão Sói để cứu Dê con, cha Nai đã mừng rỡ nói với
con thế nào?
Từ những câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét, uốn nắn.
Với những bài tập kể lại sự xuất hienj của nhân vật, tiết dạy được tiến hành theo quy trinh
trình như sau:
-Xác định nhân vật của truyện
- Sự xuất hiện của các nhân vật trong truyện về thời gian, địa điểm, lí do xuất hiện
Dạng 3: Tóm tắt nội dung của từng đoạn bằng một câu và đặt tên cho từng đoạn truyện. Ví
dụ Truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn
2 3. Rèn luyện kỹ năng nói thông qua hình thức kể chuyện phân vai:
Đây là hình thức thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Không chỉ các em tham gia
đóng vai có thể hiện tính cách của nhân vật mà các em ngồi dưới theo dõi, cổ vũ hết sức
11
nhiệt tình. Chính sự hứng thú của học sinh là điều kiện tốt để giáo viên rèn luyện kĩ năng
nói, giao tiếp cho các em, trong giờ kể chuyện.
Ví dụ: khi phân vai dựng lại câu chuyện Qủa tim khỉ (Tiếng Việt 2- tập 1) . Một em
đóng vai người dẫn chuyện, một em đóng vai Khỉ, một em đống vai Cá sấu. Giọng người
dẫn chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng. Giọng Khỉ ân cần lúc hỏi han cá sấu, bình thản khi biết âm
mưu của cá sấu. Giọng buồn một cáh giả dối, đặc biệt là trong mắt cá sấu thỉnh thoảng lại
liếc sang khỉ để dò thái độ. Sau khi hướng dẫn xong , có thể giáo viên làm mẫu cho học sinh

xem.
Như vậy, những dạng bài tập hình thức kể chuyện phong phú đã thu hút , lôi cuốn các
em trong giờ kể chuyện, làm cho các em như sống lại với những nhân vật trong chuyện. với
niềm say mê của học sinh cũng như sự dạy dỗ tận tình của giáo viên và phương pháp dạy
học phù hợp thì giờ kể chuyện sẽ là một môi trường tốt để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kĩ
năng nói cho học sinh.
12
KẾT LUẬN
Kể chuyện cho học sinh lớp 2 là một trong những trong những phân môn quan trọng
góp phần hình thành ở học sinh những kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp.
Trong chương trình lớp 2, phân môn kể chuyện chiếm một thời lượng tương đối lớn.
Với ý thức về vị trí của phân môn, người giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học.
Để tiến hành dạy học giờ kể chuyện, tùy thuộc vào nội dung của truyện kể, người
giáo viên có thể chọn những phương pháp thích hợp. Có những hình thức kể chuyện mà
người giáo viên có thể lựa chọn như sau:
Kể chuyện theo tranh vẽ dựa trên những tranh vẽ sát thực với truyện kể, học sinh kể
lại cau chuyện. Cac kể chuyện như vậy làm cho tiets học sinh động, học sinh vận dụng vốn
ngôn ngữ của mình một cách đa dạng và nhờ vậy phát huy ddowcj tính tích cực sáng tạo của
học sinh.
Kể chuyện bằng giao tiếp hội thoại được thực hiện trên cơ sở nắm bắt những đoạn hội
thoại trong truyện kể. Phươn pháp này giúp học sinh tăng kĩ năng nhạy bén trong giao tiếp.
Kể chuyện bằng hình thức phân vai tạo nên sự sinh động cho một giờ học, giúp các
em không chỉ hiểu được nội dung của truyenj mà còn thấu hiểu được tính cách cũng như tình
cảm của các nhân vật trong truyện.
Vận dụng những biện pháp nêu trên, giờ dạy học phân môn kể truyện sẽ đạt những
hiệu quả vượt bậc. Tuy nhiên trong giới hạn của một tiểu luận, chúng tôi chưa thể trình bày
mọi phương pháp để có một giờ kể tryện hiệu quả. Vì vậy để tài còn là một mảnh đất màu
mỡ cho những nghiên cứu trong tương lai.
13

PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HỌA
TRUYỆN QUẢ BẦU
(Lớp 2, tuần 32)
A.Mục tiêu:
Học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo hai
hình thức: kể theo tranh, kể sáng tạo phần mở đầu.
+ Kể theo tranh: kể đoạn 1, 2.
+ Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý kể lại đoạn 3.
+ Kể sáng tạo phần mở đầu : theo cách mở đầu trong sách giáo khoa.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ(đoạn 1, đoạn 2 trong sách giáo khoa).
- Ba bảng phụ ghi lại gợi ý của đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 (như sách học sinh).
C.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (7phút).
Trong giờ kể chuyện trước, các con đã
được kể câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn.”
Câu chuyện gồm 3 đoạn, cô mời 3 bạn kể
nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm từng học
- Ba học sinh kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện.
- Câu chuyện nói lên tình thương bao la của Bác
Hồ đối với mọi người, mọi vật sống xung quanh.
Một chiếc rễ đa tròn rơi xuống đất, Bác cũng
thương, muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây,
nhưng cây Bác muốn trồng mọc uốn theo hình
vòng tròn làm chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
14
sinh.

- Câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn” nói lên
điều gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giáo viên nhận xét việc học bài cũ của
học sinh.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài (2 phút).
-Trong tiết Tập đọc trước, các con đã
được học bài tập đọc gì?
- Trong giờ kể chuyện hôm nay, các con
sẽ tập kể lại đoạn 1, đoạn 2 theo tranh,
đoạn 3 theo gợi ý hướng dẫn trong sách
giáo khoa. Sau đó kể lại toàn bộ câu
chuyện theo cách mở đầu mới. Các con
mở sách Tiếng Việt trang 120 cho cô.
- Giáo viên ghi tên đầu bài lên bảng.
b.Bài mới:
* Dựa theo tranh, kể lại đoạn 1 và đoạn 2
của Chuyện quả bầu.
+ Kể lại đoạn 1
- Giáo viên treo tranh (thể hiện nội dung
của đoạn 1).

- Bài Chuyện quả bầu.

- Học sinh làm theo lời giáo viên.








-Học sinh quan sát tranh.

- Trong tranh vẽ 3 nhân vật: Con Dúi, vợ chồng
15
- Nhìn vào tranh, ai cho cô biết, tác giả vẽ
mấy nhân vật trong bức tranh này? Đó là
những nhân vật nào?
(Giáo viên ghi bảng: ghi vào phần gợi ý).
- Con Dúi làm gì khi bị hai vợ chồng
người đi rừng bắt?
(Giáo viên ghi bảng: ghi vào phần gợi ý:
Con Dúi lạy van xin tha )
- Con Dúi mách điều bí mật gì?
(Giáo viên ghi bảng: ghi vào phần gợi ý )
- Đoạn này nên kể với giọng thế nào?
- Dựa vào tranh và những gợi ý trên, cô mời các
con kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét cách
bạn kể: kể đúng, đủ ý chưa, đã bám sát
vào tranh chưa? Giọng kể có thích hợp
không, bạn dùng từ có thích hợp không?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
+ Kể lại đoạn 2
- Nhìn vào tranh cho cô biết: bức tranh vẽ
cảnh gì? Hãy tả lại cảnh đó.
người đi rừng.



- Con Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật.
- Con Dúi mách: sắp có mưa to, gió lớn làm ngập
lụt khắp miền, khuyên hai vợ chồng cách phòng
lụt.
- Giọng kể khoan thai, chậm rãi.
- Hai học sinh kể.
-Học sinh nhận xét.
- Bức tranh vẽ cảnh sau nạn lụt. Tác giả vẽ cảnh
hai vợ chồng vừa bước ra từ qủa bầu. Họ thấy
cảnh vật xung quanh đều tàn tạ, héo úa.
- Họ nghe lời khuyên của Dúi: lấy khúc gỗ to,
khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy
đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp
ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
16

- Như vậy, hai vợ chồng họ đã làm cách
nào để thoát khỏi nạn lụt?
(Giáo viên ghi bảng: vào phần gợi ý ).
- Đoạn này chúng ta nên kể với giọng như
thế nào?
- Lên giọng khi kể về trận lụt xảy ra bất ngờ, thấp
giọng khi kể về cảnh vật sau trận lụt.
- Cô mời một bạn kể lại đoạn 2 theo gợi ý
trên, chú ý thể hiện đúng giọng kể.
- Hai học sinh kể lại
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn kể:
đúng, đủ ý chưa? giọng kể có phù hợp
không?

- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
+ Kể lại đoạn 3:
- Khi sinh con, việc kỳ lạ gì đã xảy ra đối
với người vợ?

- Người vợ sinh ra quả bầu.
- Sau đó câu chuyện diễn biến thế nào?
- Hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng
cười đùa trên bếp. Lấy làm lạ, họ lấy bầu xuống,
áp tai nghe thì thấy tiếng lao xao. Người vợ lấy
que đốt thành cái dùi, nhẹ nhàng dùi quả bầu. Từ
trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra.
- Giáo viên treo bảng phụ gợi ý đoạn 3
- Theo các con, đoạn 3 nên kể với giọng
như thế nào?
- Kể với giọng trầm, chậm, thể hiện sự kỳ lạ xảy
ra đối với hai vợ chồng; dừng lại một lúc trước
đoạn “Các con người bé nhỏ nhảy ra từ trong quả
bầu” để cho người nghe hồi hộp.
- Con hãy dựa vào gợi ý, dùng giọng kể
thích hợp để kể lại đoạn 3
- Hai học sinh kể lại đoạn 3
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn kể:
đúng, đủ ý chưa? giọng kể có thích hợp
- Học sinh nhận xét
17
không?
- Giáo viên nhận xét cho điểm
- Vừa rồi các con đã được kể lại từng

đoạn truyện. Bây giờ cô mời 3 bạn kể nối
tiếp 3 đoạn truyện.
- 3 học sinh kể nối tiếp 3 đoạn truyện
- Học sinh nhận xét bạn kể: ý, trình tự,
giọng kể.
- Học sinh nhận xét
- Ai cho cô biết, câu chuyện này muốn nói
với chúng ta điều gì?
- Câu chuyện giới thiệu nguồn gốc các dân tộc anh em
trên đất nước Việt Nam .
- Câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì?
- Khẳng định các dân tộc anh em một nhà, cùng
một nguồn gốc.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở
đầu mới (kể sáng tạo):
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi
dân tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn
mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tộc ấy
đều được sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể
rằng

- Vừa rồi các con đã kể lại được toàn bộ
câu chuyện, bây giờ các con cũng sẽ kể lại
câu chuyện này nhưng với mở đầu mới.
Khi kể, các con có thể dùng phần chú giải
trong bài Tập đọc để thay thế, thêm bớt
từ trong truyện.
- Hai học sinh kể lại.
- Cô mời một bạn kể lại truyện theo cách
cô đã hướng dẫn trên.


- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn kể:
đúng, đủ ý chưa? bạn có kể theo đúng
cách trên không? Bạn đã thay đổi, thêm
bớt từ nào? Bạn thay từ, dùng từ như thế
đã phù hợp chưa?
- Học sinh nhận xét bạn kể
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
18
3. Củng cố (7 phút):
- Vừa rồi, các con đã được kể câu chuyện
Chuyện quả bầu, câu chuyện muốn nói
với chúng ta điều gì?
- Câu chuyện nói về nguồn gốc các dân tộc Việt
Nam
- Câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì?
- Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: Các dân tộc trên
đất nước ta đều là anh em, phải yêu quý các dân
tộc anh em.
- Bây giờ, 4 tổ mỗi tổ cử một bạn đại diện
thi kể lại đoạn 1, đoạn 2 theo cách mở đầu
mà cô đã hướng dẫn. Khi kể các con chú ý
kể với giọng phù hợp, có thể kết hợp sử
dụng điệu bộ để diễn tả cho câu chuyện
thêm sinh động
- Đại diện 4 tổ lần lượt kể lại đoạn 1, đoạn 2 của
câu chuyện.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét nhóm
bạn kể: đúng, đủ ý không? Giọng kể có
phù hợp không?

- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
- Bạn nào có thể đặt tên khác cho câu
chuyện?
- Truyện các dân tộc Việt Nam
Các dân tộc Việt Nam là anh em.
- Giáo viên nhận xét chung giờ học
4. Dặn dò (1 phút):
- Dặn học sinh kể lại câu chuyện cho bạn
bè và người thân nghe (có thể kể bằng lời
của mình).

Qua giáo án trên chúng tôi thấy: nếu được giáo viên hướng dẫn cách nghe, nêu trước
những yêu cầu nhận xét trước khi kể chuyện, thì các em sẽ rất chú ý nghe bạn kể và đưa ra
được những nhận xét nhanh, chính xác hơn so với cách sau khi học sinh kể, giáo viên mới
yêu cầu nhận xét.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tâm lý học (giáo trình chính thức đào tạo Giáo Viên Tiểu Học): Nguyễn Minh Hạc
(chủ biên), Nguyễn Kế Hào – Nguyễn Quang Vẫn
2. Phương pháp dạy Tiếng Việt
3.Tạp chí giáo dục
4. Giáo dục và thời đại
20
Các đề tài và Đề cương nghiên cứu của các sinh viên trước
5. Tiếng việt lớp 2 ( tập 1,2 ) .(2003) .NXB Giáo dục
6. Nguyễn Thuyết Minh , Lê Ngọc Điệp, Lê Thị Tuyết Mai , Bùi Minh Tốn , Nguyễn Trí
(2003) Tiếng Việt lớp2 . NXB Giáo dục
7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 2 – tập 2 ( 2003) . NXB Giáo dục
8. Bộ Giáo dục và đào tạo . Tài liệu tập huấn các bộ quản lý giáo dục triển khai thực hiện

chương trình sách giáo khoa mới ở tiểu học (2002) .
9. Chương trình tiểu học ( Ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ – BGD & ĐT
ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và Đào tạo )
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo . Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng các mơn học ở
tiểu học lớp 2 .(2009) NXB Giáo dục
21

×