Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tạo hạt lai của một số giống loa kèn (lilium longiflorum) nhập nội từ hà lan trồng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN


NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
KHẢ NĂNG TẠO HẠT LAI CỦA MỘT SỐ GIỐNG
LOA KÈN (Lilium longiflorum) NHẬP NỘI TỪ
HÀ LAN TRỒNG TẠI GIA LÂM-HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số : 60.62.01.10
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ðẶNG VĂN ðÔNG
2. TS. PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG


HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
ñỡ việc hoàn thành luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thanh Tuyền




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi không biết nói gì hơn ngoài việc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất
cả những người ñã giúp ñỡ tôi ñể tôi có thể hoàn thành bản luận văn này.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn trực tiếp
tôi là TS. ðặng Văn ðông-Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây
cảnh-Viện Nghiên cứu Rau quả ñã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện ñề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Phạm Thị Minh Phượng (người ñồng
hướng dẫn)-Bộ môn Rau-Hoa-Quả, Trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội ñã có
những cố vấn về mặt khoa học hết sức xác ñáng cho bản Luận văn của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô Bộ môn Rau-Hoa-Quả, Khoa
Nông học, Ban ðào tạo sau ñại học ñã giúp ñỡ cho tôi về học vấn và vật chất
trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh-Viện nghiên cứu Rau quả ñặc biệt là Ths.Bùi
Thị Hồng, người ñã trao cho tôi một phần cơ hội ñể thực hiện ñề tài này.
Luận văn ñược hoàn thành có sự ñộng viên tinh thần to lớn của gia
ñình và bạn bè. Tôi vô cùng cảm ơn những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii



MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ðỒ vii
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 2
1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của ñề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4. Giới hạn của ñề tài 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa loa kèn 4
2.1.1. Nguồn gốc 4
2.1.2. Phân loại 4
2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây hoa loa kèn 5
2.2.1. ðặc ñiểm hình thái 5
2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh 7
2.3. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới và ở Việt Nam 8
2.3.1. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới 8
2.3.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn ở Việt Nam 11
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

2.4. Các nghiên cứu về cây hoa loa kèn trên thế giới và ở Việt Nam 13
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về tạo giống hoa loa kèn trên thế giới 13
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây hoa loa kèn ở Việt Nam 20

PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Vật liệu, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 25
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 25
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 25
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 25
3.2. Nội dung nghiên cứu 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1. Bố trí thí nghiệm 26
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 27
3.3.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 30
3.3.4. Quy trình kỹ thuật 30
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của các giống hoa loa kèn 33
4.1.1. Tỷ lệ mọc 33
4.1.2. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển 33
4.1.3.ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các giống loa kèn 35
4.1.4. Chất lượng hoa của các giống loa kèn 38
4.1.5. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của các giống hoa loa kèn 40
4.1.6. Tình hình sâu bệnh hại của các giống hoa loa kèn 41
4.2. ðặc ñiểm cây và hoa của các giống hoa loa kèn 43
4.2.1. ðặc ñiểm cây của các giống hoa loa kèn 43
4.2.3. ðặc ñiểm hoa của các giống hoa loa kèn 47
4.3. Xác ñịnh khả năng tạo hạt lai giữa các giống loa kèn 53
4.3.1. Tỷ lệ ñậu quả 53
4.3.2. ðặc ñiểm quả lai 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v


4.3.3. ðặc ñiểm hạt lai 55
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57
5.2. ðề nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng các giống hoa lily, loa kèn mới ở RDA, Hàn Quốc từ
n
ăm 1998 ñến năm 2009 16
Bảng 3.1: Tên các giống hoa loa kèn trồng thí nghiệm 25
Bảng 3.2: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 26
Bảng 4.1: Tỷ lệ mọc và các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống
hoa loa kèn tr
ồng tại Gia Lâm (vụ ñông xuân, 2012-2013) 34
Bảng 4.2: ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống hoa loa kèn
tr
ồng tại Gia Lâm (vụ ñông xuân, 2012-2013) 35
Bảng 4.3: ðộng thái ra lá của các giống hoa loa kèn trồng tại Gia Lâm (vụ ñông
xuân, 2012-2013) 37

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về chất lượng hoa của các giống hoa loa kèn
tr
ồng tại Gia Lâm (vụ ñông xuân, 2012-2013) 39
Bảng 4.5: Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống hoa loa kèn
tr
ồng tại Gia Lâm (vụ ñông xuân, 2012-2013) 41
Bảng 4.6: Mức ñộ bị bệnh hại của các giống hoa loa kèn trồng tại Gia Lâm
(v
ụ ñông xuân, 2012-2013) 42

Bảng 4.7: ðặc ñiểm hình thái cây của các giống hoa loa kèn trồng tại Gia
Lâm (v
ụ ñông xuân, 2012-2013) 43
Bảng 4.8: ðặc ñiểm cấu trúc cây của các giống hoa loa kèn trồng tại Gia
Lâm (v
ụ ñông xuân, 2012-2013) 44
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

Bảng 4.9: ðặc ñiểm cấu trúc lá của các giống hoa loa kèn trồng tại Gia
Lâm (v
ụ ñông xuân, 2012-2013) 46
Bảng 4.10: ðặc ñiểm hình thái hoa của các giống loa kèn trồng 47
tại Gia Lâm (vụ ñông xuân, 2012-2013) 47
Bảng 4.11: Tập tính nở hoa của các giống hoa loa kèn trồng tại Gia Lâm
(vụ ñông xuân, 2012-2013) 48
Bảng 4.12: ðặc ñiểm cơ quan sinh sản của các giống hoa loa kèn trồng tại
Gia Lâm (v
ụ ñông xuân, 2012-2013) 50
Bảng 4.13: ðộ hữu dục hạt phấn của các giống hoa loa kèn trồng tại Gia Lâm
(v
ụ ñông xuân, 2012-2013) 51
Bảng 4.14: Một số ñặc ñiểm nông sinh học nổi bật của các giống hoa loa
kèn
ñược tuyển chọn (Gia Lâm, vụ ñông xuân 2012-2013) 52
Bảng 4.15: Số quả lai và tỷ lệ ñậu quả của các tổ hợp lai hoa loa kèn 53
(vụ ñông xuân, 2012-2013) 53
Bảng 4.16: ðặc ñiểm cấu trúc quả của các tổ hợp lai hoa loa kèn 54

(vụ ñông xuân, 2012-2013) 54
Bảng 4.17: ðặc ñiểm hạt của các tổ hợp lai hoa loa kèn 55
(vụ ñông xuân, 2012-2013) 55



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

Biểu ñồ 2.1: Diện tích trồng một số nhóm giống hoa Lilium chính ở Hà Lan 11
Biểu ñồ 4.1: Nhiệt ñộ trung bình 10 ngày sau trồng 34
Biểu ñồ 4.2: ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống loa kèn vụ
ñông xuân, 2012-2013 36
Biểu ñồ 4.3: ðộng thái ra lá của các giống loa kèn vụ ñông xuân 2012-2013 38
Biểu ñồ 4.4: ðộ bền hoa của các giống loa kèn 40
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1
PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Hoa loa kèn (Lilium longiflorum) là một loại hoa ñẹp, hương thơm dịu,
dễ trồng và ñược ưa chuộng trên thế giới.
Hà Lan là nước có công nghệ sản xuất và tạo giống hoa lily, loa kèn
tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Ước tính ñến năm 2011, ñã có hàng chục

giống hoa loa kèn mới ñược tạo ra ở Hà Lan và ñược thương mại hóa trên thế
giới như Snow Queen, White Fox, White Miracle, Bright Tower, White
American, White Elegance, White Heaven, White Giant
Ở Việt Nam, tính ñến năm 2011, người dân vẫn chủ yếu trồng phổ biến
hai giống hoa loa kèn là L. longiflorum Thunb. (kèn ngang, kèn ta, huệ tây) và
giống loa kèn Tứ Quý (L. xformolongi ‘Raizan’). Hoa huệ tây có ñặc ñiểm là
dễ trồng, củ giống sau thu hoạch nếu không xử lý lạnh vẫn có thể mọc mầm.
Tuy nhiên giống này cũng có nhược ñiểm là thời gian sinh trưởng dài, hoa nở
tập trung (khoảng T4-T5 dương lịch) nên người sản xuất phải tiêu thụ gấp gáp
với giá bán chính vụ chỉ từ 500-1500ñ/bông dẫn ñến hiệu quả kinh tế không
cao, khó mở rộng diện tích trồng hoa. Giống loa kèn Tứ Quý ñược Viện
Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn (năm 2009) có nhiều ưu ñiểm hơn như có khả
năng chịu nhiệt nên trồng ñược quanh năm, hoa hướng trên dễ dàng trong quá
trình bảo quản và vận chuyển nhưng hoa nở không tập trung, thời gian thu hoa
của giống Tứ Quý lại kéo dài (1-2 tháng) nên tốn nhiều công sức thu hoa.
Như vậy, có thể thấy tình hình sản xuất hoa loa kèn ở nước ta ñang gặp
phải một số khó khăn như bộ giống hoa cho sản xuất còn quá ít trong khi nhu
cầu của người tiêu dùng lại luôn thay ñổi, luôn mong muốn các giống hoa
mới. Bên cạnh ñó, lượng cung củ giống loa kèn ñể trồng làm hoa cắt hàng
năm còn chưa ñáp ứng ñủ lượng cầu của người trồng hoa dẫn ñến tình trạng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2
người dân tự ý mua củ giống từ Trung Quốc với giá thành bấp bênh và không
ñảm bảo chất lượng.
ðể giải quyết ñược tình trạng trên thì giải pháp trước mắt là cần ñẩy
mạnh hơn nữa khâu nhân củ giống ñể cung cấp cho sản xuất ñồng thời tiếp
tục nhập nội ñể tuyển chọn giống mới. Bên cạnh ñó, giải pháp lâu dài cho sản
xuất hoa loa kèn ở Việt Nam mang tính hàng hóa và hướng tới xuất khẩu là

cần chủ ñộng lai tạo ra các giống loa kèn mới thích nghi với ñiều kiện Việt
Nam và mang bản quyền Việt Nam bởi tính ñến thời ñiểm hiện tại, trừ một số
dòng lai hoa loa kèn của Viện Nghiên cứu Rau quả ñược tạo ra năm 2010,
chưa có thêm bất kỳ giống loa kèn mới ñược công bố bởi các cơ quan nghiên
cứu khác.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành ñề tài: "Nghiên cứu ñặc
ñiểm nông sinh học và khả năng tạo hạt lai của một số giống loa kèn
(Lilium longiflorum) nhập nội từ Hà Lan trồng tại Gia Lâm - Hà Nội".
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
- Tuyển chọn ñược một số giống hoa loa kèn có triển vọng ñưa vào sản
xuất tại vùng ñồng bằng Bắc bộ và sử dụng làm nguồn vật liệu ñể lai.
- Tạo ra các tổ hợp lai làm nguồn vật liệu khởi ñầu cho công tác chọn
tạo giống hoa loa kèn tại Việt Nam trong thời gian tới.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa loa kèn
- ðánh giá chất lượng hoa và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống hoa loa kèn
- ðánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống hoa loa kèn
- ðánh giá một số ñặc ñiểm cây và hoa của các giống hoa loa kèn trước khi lai
- Xác ñịnh khả năng tạo hạt lai của các giống hoa loa kèn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3
1.3. Ý nghĩa của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học có giá
trị về các ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của các giống hoa loa kèn nhập nội
trồng tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là tài liệu tham khảo cho việc nghiên

cứu và giảng dạy về cây hoa loa kèn trồng trong ñiều kiện ñồng bằng Bắc bộ.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp thông tin cần thiết làm cơ
sở cho việc xây dựng hoàn thiện quy trình trồng hoa loa kèn sản xuất hàng
hóa có thương hiệu riêng và hiệu quả kinh tế cao.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp thông tin về phương pháp
lai, khả năng tạo tổ hợp lai giữa các giống loa kèn làm cơ sở cho công tác lai
tạo giống hoa loa kèn tại Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bước ñầu tuyển chọn một số giống hoa loa kèn triển vọng ñưa vào
khảo nghiệm sản xuất.
- Cung cấp nguồn vật liệu khởi ñầu (các tổ hợp lai) cho quá trình chọn
tạo giống hoa loa kèn tại Việt Nam.
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật lai hoa loa kèn.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ tiến hành trên một số giống hoa loa kèn nhập nội từ Hà Lan
trồng trong vụ ñông xuân 2012-2013 tại Gia Lâm - Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa loa kèn
2.1.1. Nguồn gốc
Hoa loa kèn Lilium longiflorum có nguồn gốc ở một số ñảo như
Okinawa, Amami và Erabu (Wilson, 1925) thuộc quần ñảo Ryukyu phía Nam
Nhật Bản vĩ tuyến 27 (cùng vĩ ñộ với Cairo, Ai Cập) có khí hậu nhiệt ñới và
một số ñảo vệ tinh của lục ñịa ðài Loan (Van Tuyl, 1988; H.F. Wilkins, 2005;
Satomi Sakazono và cs, 2012)[45] [23] [42].
Tên khoa học ‘longiflorum’ ñược ñặt bởi nhà phân loại thực vật học

người Thụy Sĩ, Carl Peter Thunberg vào năm 1974. Sau ñó loài này ñã ñược
du nhập vào Hà Lan bởi một bác sỹ y khoa người ðức là Philipp Franz von
Siebold, cũng là tác giả chính của bản ghi ñầu tiên về việc xuất khẩu củ giống
L. longiflorum từ Nhật Bản “Flora Japonica’ (Siebold và Zuccarini, 1835)
(dẫn theo Michikazu Hiramatsu và cs, 2012) [36].
Sau khi du nhập vào Hà Lan, loài này ñã trở nên khá phổ biến ở các
nước Châu Âu (Shimizu, 1971). Vào nửa sau của thế kỷ 19, L. longiflorum ñã
ñược du nhập vào hòn ñảo của Bermuda ở ðại Tây Dương và ñược trồng với
số lượng rất lớn cho ñến khi nó bị chấm dứt bởi dịch bệnh virus (Miller,1993)
(dẫn theo Michikazu Hiramatsu và cs, 2012) [36]. Khi Mỹ xảy ra chiến tranh
thế giới I, một người lính tên là Louis Houghton ñã mang những củ giống loa
kèn tới bờ biển phía Nam của tiển bang Oregon, Mỹ. Kết quả ñến năm 1945,
L. longiflorum ñã ñược trồng dọc bờ biển Thái Bình Dương, từ Vancouver,
Canada ñến Long Beach, California [48].
2.1.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa loa kèn ñược xếp vào nhóm
1 lá mầm (Monocotylendoness), phân lớp hành (Liliidae), bộ hành (Liliales),
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5
họ hành (Liliaceae), chi Lilium (Nguyễn Thị ðỏ, 2007) [2].
Theo Lim Ki-Byung [37], chi Lilium ñược phân thành 7 nhóm: Lilium
(Liriotypus), Martagon, Pseudolirium, Archelirion, Sinomartagon,
Leucolirion and Oxypetalum (Comber, 1949; De Jong, 1974). Trong ñó căn
cứ vào các ñặc ñiểm hình thái học, kích thước, màu sắc và kiểu dáng hoa,
người ta thấy có 3 nhóm lily có giá trị kinh tế quan trọng nhất là Archelirion,
Sinomartagon, Leucolirion.
Các con lai thuộc các nhóm này, ñặc biệt là Asiatic-hybrids (giống lai
Châu Á), Oriental-hybrid (nhóm lai Phương ðông) và Longiflorum-hybrids

(giống lai loa kèn) là ba nhóm lai quan trọng ñối với ngành sản xuất hoa cắt.
Giống lai Longiflorum: có nguồn gốc từ việc lai cùng loài hoặc lai khác loài
của L. longiflorum Thunb. và L. formosanum Wallace của nhóm Leucorilion.
Khoảng 150 giống ñã ñược chọn lọc từ những con lai này. Giống lai
Longiflorum có hoa hình loa kèn, màu trắng tinh khiết, hương thơm ñặc trưng
và có khả năng ra hoa quanh năm (McRae, 1990).
Theo ðặng Văn ðông và cộng sự [3], trên thế giới, hoa lily là tên gọi
chung bao gồm cả hoa loa kèn. Tuy nhiên ở Việt Nam phân làm 2 loại: hoa
lily và hoa loa kèn. Hoa lily có màu sắc rực rỡ như hồng, vàng, tím hồng…có
hương thơm hoặc không. Chúng gồm các con lai Oriental-hybrids, Asiatic-
hybrids, OT-hybrids, LA-hybrids…Trái lại, hoa loa kèn chỉ có màu trắng,
hình loa kèn (nên còn ñược gọi là hoa loa kèn), hương thơm dịu, chúng thuộc
các giống lai Longiflorum (L. longiflorum, L. xformolongi).
2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây hoa loa kèn
Theo ðặng Văn ðông và cộng sự [4], hoa loa kèn thuộc chi Lilium có
ñặc ñiểm thực vật học như sau:
2.2.1. ðặc ñiểm hình thái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6
Loa kèn trắng là cây thảo lâu năm gồm thân ñịa sinh gọi là thân vảy (do
lá biến ñổi thành) và thân khí sinh là phần mang lá hoa và quả.
Thân vảy còn gọi là củ: củ loa kèn ñược coi là mầm dinh dưỡng lớn của
cây. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái cây. Một củ già gồm:
ñế củ, vảy già, vảy mới ra, trục thân xơ cấp, thứ cấp và ñỉnh sinh trưởng. Củ
là sự kết hợp của nhiều ñời. Vì vậy, chất lượng phát dục của nó chịu ảnh
hưởng ngoại cảnh, ñiều kiện trồng và chăm sóc. Hoa loa kèn còn có các củ
con ở gần rễ thân, chu vi của củ con từ 3-6 cm, số lượng củ con từ 1-3 củ/cây.
Thân khí sinh: trục thân củ hoa loa kèn là do mầm dinh dưỡng co ngắn

lại, vươn lên mặt ñất, lá trên bắt ñầu mở ra. Khi cây ra nụ thì số lá ñược cố
ñịnh, chiều cao cây quyết ñịnh bởi số lá và chiều dài ñốt, số lá chịu ảnh hưởng
của chất lượng củ giống, ñiều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống. Thường
thì số mầm lá ñã ñược cố ñịnh trước khi trồng. Vì vậy, chiều cao chủ yếu
quyết ñịnh bởi chiều dài ñốt, trong ñiều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt ñộ
thấp và xử lý trước khi bảo quản lâu ñều có tác dụng kéo dài ñốt thân. Ngược
lại ánh sáng mạnh ngày ngắn, nhiệt ñộ cao lại ức chế ñốt kéo dài.
Rễ: là hệ rễ chùm gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ
trên, do phần thân nảy dưới mặt ñất sinh ra, có nhiệm cụ nâng ñỡ thân, hút
nước và dinh dưỡng. Rễ gốc sinh ra từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh
trưởng khoẻ, chủ yếu hút nước và dinh dưỡng. ða số giống sản xuất những
thân vảy (củ) nảy ra từ rễ này làm thực liệu ñể nhân giống.
Lá: loa kèn có nhiều lá mọc rải rác theo vòng rộng, hình thoi dài, khá
ñều ñặn, phiến lá thẳng, ñầu lá hơi nhọn, cuống ngắn.
Hoa: hình loa kèn, thường hoa có màu trắng, mùi thơm dễ chịu, hoa
mọc ñơn lẻ hoặc cụm gồm nhiều hoa thường có 1- 6 hoa. Hoa loa kèn có 6
nhị, bao phấn vàng dài, một nhụy chia làm 3 thuỳ, bầu hoa hình trụ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7
Quả và hạt: quả loa kèn là loại quả nẻ, hình tròn dài, mỗi quả có vài
trăm hạt, mỗi quả có 3 ngăn, hạt dẹt, xung quanh có khoảng trên 600 hạt. 1
gam có 700-800 hạt. Trong ñiều kiện khô lạnh, hạt có thể giữ ñược 3 năm.

2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt ñộ: loa kèn có khả năng chịu nóng, ưa khí hậu mát và ẩm. Nhiệt
ñộ thích hợp ban ngày từ 20-28
o
C, ban ñêm 13-17

o
C, dưới 5
o
C và trên 30
o
C
cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Giai ñoạn ñầu nhiệt ñộ thấp (15-20
o
C) có
lợi cho sinh trưởng của rễ và sự phân hóa hoa. Nhiệt ñộ thích hợp cho sự ra rễ
là 16-17
o
C, cho sự ra hoa và sinh trưởng của nụ hoa là 21-23
o
C.
Ánh sáng: loa kèn là cây ưa cường ñộ ánh sáng trung bình, khoảng 70-
80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, ñặc biệt với cây con. Vì vậy nếu trồng vụ
hè thu cần phải che bớt ánh sáng, tạo cường ñộ ánh sáng thích hợp từ 12.000-
15.000lux nhất là thời kỳ cây cao 20-30cm. Ngược lại, mùa ñông trồng trong
nhà thiếu ánh sáng, nhị ñực sẽ sản sinh Ethylen dẫn ñến nụ bị rụng nhiều. Do
vậy cần bỏ bớt nilon che phủ hoặc lưới ñể tăng cường ñộ ánh sáng tự nhiên
cho cây.
Nước: thiếu nước hoặc nước quá nhiều ảnh hưởng ñến sinh trưởng,
phát dục của cây. Thời kỳ ñầu cây rất cần nước, khi ra hoa giảm bớt nước.
Nhiều nước dễ làm cho củ bị thối, rụng nụ. Loa kèn ưa không khí ẩm ướt,
thích hợp nhất là 70-85% và ổn ñịnh. Nếu ñộ ẩm biến ñộng lớn dễ dẫn ñến
hiện tượng thối củ hoặc cháy lá.
Không khí: loa kèn là cây khá mẫn cảm với Ethylen, cây ưa không khí
thoáng mát có ñầy ñủ oxi ñể hô hấp tốt.
ðất: ñất tơi xốp, không chứa mầm bệnh và thoát nước tốt. Loa kèn rất

mẫn cảm với muối, nồng ñộ muối trong ñất cao, cây không hút ñược nước ảnh
hưởng tới sinh trưởng, ra hoa. Nói chung, hàm lượng muối trong ñất không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8
ñược cao quá 1,5mg/cm
2
, lượng hợp chất Clo không ñược vượt quá
1,5mmol/lít, pH = 6,5-7,0.
Phân bón: loa kèn cần dinh dưỡng cao nhất là 3 tuần ñầu sau khi trồng.
Thời gian này cây con dễ bị ñộc do muối. Muối trong ñất do 3 nguồn: Phân bón,
nước tưới và tồn dư sẵn có trong ñất. Vì vậy, ñể tránh bị ngộ ñộc muối, trước khi
trồng 6 tuần cần phải phân tích ñất. Loa kèn cũng mẫn cảm với hợp chất Chlo,
yêu cầu lượng Chlo trong ñất dưới 1,5mmol/lit, nếu không sẽ hại rễ. Loa kèn
cũng mẫn cảm với Flo, nếu hàm lượng Flo trong không khí cao dễ gây cháy lá.
Vì vậy không ñược bón phân có chứa Fluor như phân muối Photphat Super, cần
bón loại phân hàm lượng Fluor thấp, như Ca(HPO
4
). Nếu ñất thiếu canxi, cây dễ
bị vàng khô ngọn, lá kém phát triển. Yêu cầu phân của cây loa kèn không cao,
khi bón phân chỉ cần bón với lượng nhỏ và bón làm nhiều lần.
2.3. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới
Hoa loa kèn là một trong những loại hoa ñẹp, ñược ưa chuộng trên thị
trường hoa thế giới. Loài hoa này ñược người dân châu Âu và người Mỹ ñặc
biệt coi trọng vì nó là biểu tượng của ngày lễ Phục Sinh. Do vậy, hoa loa kèn
Lilium longiflorum còn có tên tiếng Anh là Easter Lily (Miler, 1993;
Jefferson-Brown và Howland, 1995; Matsuo, 2012) (Michikazu và cộng sự,
2012) [36].

Theo Peter C. Schenk và cộng sự (2007) [40], hoa loa kèn Lilium
longiflorum ñược trồng chủ yếu ở Mỹ, Hà Lan và Israel với diện tích trồng
năm 2005/2006 lần lượt tương ứng là 200ha, 186ha và 100ha.
Ở Mỹ, trước năm 1941, nước này hàng năm phải mua gần 40 triệu củ
giống loa kèn L. longiflorum từ Nhật Bản. Nhưng sau chiến tranh thế giới II,
Mỹ ñã không còn phải nhập khẩu củ giống loa kèn từ Nhật Bản nữa, thay vào
ñó họ ñã trồng và tự sản xuất ñược củ giống hoa loa kèn với chất lượng cao.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, giá trị bán lẻ của L. longiflorum năm 1995 ñạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9
37,4 triệu ñô la. Năm 1996, khoảng 11,5 triệu củ giống L. longiflorum ñược
vận chuyển ñến các nhà lưới trồng hoa thương mại của Mỹ và Canada bằng
ñường biển. Hiện nay, tại Mỹ ñã có trên 95% củ giống L. longiflorum ñược
sản xuất ở các trang trại ở California và Oregon. Giống loa kèn 'Nellie White'
là giống bán chạy nhất ở Mỹ hiện nay (See McRae, 1998; Parks, 2002; U. S.
D. A. , 2001) [48].
Ở Bắc Mỹ, năm 1999, L. longiflorum ñược xếp hạng 4 về giá trị bán lẻ
(36,7 triệu ñô la) trong tổng số các loại hoa trồng chậu. Ước tính năm 2000-
2001, số lượng hoa L. longiflorum ñược trồng sẽ là 8.906.000 chậu (John
Erwin, 2001) [31]. Năm 2004, L. longiflorum là một trong 5 loại hoa chậu có
giá trị kinh tế nhất ở Hoa Kỳ với số lượng ñưa ra ngoài sản xuất là 9,3 triệu
chậu và giá trị bán buôn khoảng 38,5 triệu ñô la Mỹ (David C. Zlesak và Neil
O. Anderson (2007) [20].
Nhật Bản là quốc gia sản xuất hoa loa kèn chiếm ưu thế trên thế giới
tính ñến những năm 1940. Trong hơn 100 năm qua, Nhật Bản ñã trồng
L. longiflorum (Kobayashi, 1969) và xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu
Âu, tại ñây chúng ñược sử dụng làm hoa chậu và hoa cắt cành. Năm 1928,
Nhật Bản xuất khẩu xấp xỉ 30 triệu củ giống hoa lily

(*)
, trong ñó 78% là
L. longiflorum. Năm 1937, con số này tăng lên là 40 triệu củ giống. Tuy
nhiên, sau chiến tranh thế giới II, xuất khẩu loa kèn của Nhật Bản sang Mỹ ñã
giảm sút rõ rệt. Năm 1997, Nhật Bản xuất khẩu 22,9 triệu củ loa kèn và con
số này giảm xuống còn 1 triệu củ vào năm 2001 (K.Ohkawa, 2005) [34].
Năm 1996, 67 triệu củ giống loa kèn ñược sản xuất trên 430ha tại Nhật
Bản. Diện tích sản xuất hoa cắt là 550ha với sản lượng hoa cắt là 157 triệu
cành. Kagoshima, Koochi và Fukuoka là nơi sản xuất chính của

L. longiflorum. L. xformolongi ñược trồng chủ yếu ở Hyogo với diện tích trên
11ha và trên 40ha ở Nagano với số lượng cành hoa cắt ước tính vào khoảng
15 triệu cành. ‘Hinomoto’ là giống chiếm 95% trong sản xuất L. longiflorum
hiện nay ở Nhật Bản (Matsukawa, 1995) (K.Okazaki, 1996) [35].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10
Năm 2001, diện tích sản xuất củ giống hoa lily ở Nhật Bản là 189ha,
cung cấp 34,8 triệu củ giống cho tiêu dùng nội ñịa với giá trị thương mại là
1400 triệu yên. Trong khi ñó, diện tích sản xuất hoa cắt là 880ha, cung cấp
198,9 triệu cành cho tiêu dùng nội ñịa với giá trị là 2400 triệu yên. Tuy nhiên,
nước này cũng nhập khẩu 173,7 triệu củ giống hoa lily từ các nước khác
(K.Ohkawa, 2005) [35]. Năm 2005/2006, diện tích trồng giống L. longiflorum
và Orientals là 175ha (Peter C. Schenk và cộng sự, 2007) [40].

Ở Hàn Quốc, lily xếp vị trí thứ 4 trong số các loại hoa cắt quan trọng và là
một trong số các loại hoa chiến lược cho xuất khẩu sang Nhật Bản từ năm 1990.
Diện tích sản xuất hoa lily năm 1985 là 32ha và ñã tăng lên 223ha năm 1992.
Trong số ñó, 143ha ñược sử dụng cho sản xuất hoa cắt cành và giống L.

longiflorum chiếm 55% diện tích này. Hàn Quốc ñã nhập khẩu 8 triệu củ giống
hoa lily (1,6 triệu ñô la) từ Hà Lan cho sản xuất hoa cắt, trong khi xuất khẩu hoa
cắt lần ñầu tiên sang Nhật Bản năm 1993 là 580.000 cành (1 triệu ñô la) (Y.Kim,
1996) [46]. Năm 2003, xuất khẩu hoa lily cắt cành ở Hàn Quốc sang Nhật Bản
thu về khoảng 10 triệu ñô la, tuy nhiên nước này cũng nhập khẩu củ giống từ Hà
Lan với giá trị khoảng 4 triệu ñô la (Hye Kyung Rhee và cs, 2005) [28]. Năm
2009, diện tích sản xuất hoa lily là 212ha, với sản lượng hoa cắt là 46 triệu cành.
Hơn 25% trong số này (12 triệu cành) ñược xuất khẩu sang Nhật Bản (Hye
Kyung Rhee và Hae Ryong Cho, 2011) [30]. Các giống trồng phổ biến ở Hàn
Quốc bao gồm giống lai Asiatic, Orientals và Longiflorum. Gần ñây, việc trồng
trọt giống lai L. xformolongi, như ‘Raizan’, ‘F1 Augusta’ ñang tăng lên nhanh
chóng. ðây là giống lai ñược tạo ra bằng việc lai chéo giữa L. longiflorum và L.
formosanum (Hye Kyung Rhee và cs, 2005) [28].
Ở Hà Lan, diện tích trồng hoa loa kèn ñã tăng lên gấp ñôi vào năm
1985 và tăng gấp 10 lần trong vòng 12 năm (từ năm 1985 ñến 1997) với diện
tích trồng năm 1997 là hơn 200ha. Hiện nay, Hà Lan ñã tự sản xuất ñược củ
(*)
tên gọi chung gồm lily và loa kèn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11
giống L. longiflorum và không còn phụ thuộc vào củ giống nhập khẩu từ Nhật
Bản (Van Tuyl, 1997) [44]. Biểu ñồ 2.1 cho thấy xu hướng phát triển diện tích
trồng củ Lilium của mỗi nhóm giống từ năm 1990 ñến năm 2005. Qua ñó, ta có
thể thấy, diện tích trồng giống L. longiflorum tăng từ 80ha (năm 1990) lên
245ha (năm 2000). Tuy nhiên diện tích này ñã giảm xuống còn 186ha (năm
2005) tương ñương với diện tích trồng của giống năm 1995 (184ha). Diện tích
trồng các giống lai Orientals tăng ñều qua các năm; trong khi diện tích trồng

giống lai Asiatic có xu hướng giảm. Số lượng giống nhóm L. longiflorum ñược
trồng ở Hà Lan năm 1990 là 11 giống và tăng lên 14 giống năm 2000 và giảm
còn 12 giống năm 2005. Diện tích trồng giống L. longiflorum ‘Snow Queen’
năm 1996 là 125ha. Trong số 15 giống ñược trồng nhiều nhất ở Hà Lan năm
2006, nhóm L. longiflorum chỉ có một giống là ‘White Heaven’ xếp ở vị trí thứ
7 với diện tích 76ha (Peter C. Schenk và cộng sự, 2007) [40].

Biểu ñồ 2.1: Diện tích trồng một số nhóm giống hoa Lilium chính ở Hà Lan
Ở Italia, lily là một trong số những loại hoa cắt quan trọng có giá trị kinh
tế với diện tích trồng là 280-300ha, tổng giá trị sản xuất là 71 triệu ñô la. Tất cả
các củ giống, ước tính khoảng 152 triệu củ sử dụng cho hoa cắt cành ñược
nhập khẩu chủ yếu từ Hà Lan. Khoảng 70% trong số ñó là L. elegans, 20% là
giống lai Oriental, 10% là L. longiflorum (A.Grassotti, 1996) [13].
2.3.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn ở Việt Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12
Ở Việt nam, cây hoa loa kèn hiện ñang ñược trồng phổ biến tại ðà Lạt,
Nam ðịnh, Hà Nội, Hải phòng và một số tỉnh thành khác với tổng diện tích
trên 100ha, mỗi năm có khoảng 30 vạn củ giống ñược xử lý cho sản xuất trái
vụ. Riêng ðà Lạt hàng năm sản xuất hàng triệu cành hoa loa kèn cắt nhằm
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thu nhập hàng trăm triệu ñồng/ha
(Nguyễn Thị Duyên và cs, 2010) [1].
Theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu bộ môn sinh lý, sinh hóa
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004, diện tích trồng hoa loa kèn
chỉ khoảng 100ha, tập trung chủ yếu ở ðà Lạt, Hà Nội, Nam ðịnh, Thái Bình
và một số tỉnh khác. Giống hoa chủ yếu ñược trồng ở thời gian này là giống
loa kèn ‘ta’ hay giống loa kèn ‘Trắng ñịa phương’. Giống hoa này rất dễ
trồng, dễ chăm sóc, hoa nở ñồng ñều nhưng chỉ tập trung vào tháng 4, tháng

5. Vào thời ñiểm này giá bán hoa rất rẻ, thậm chí có nhiều nơi tiêu thụ không
hết nên hiệu quả sản xuất rất thấp (dẫn theo Nguyễn Mạnh Hà, 2006) [5].
Năm 2009, giống loa kèn Tứ Quý (loa kèn chịu nhiệt, Raizan) (do Viện
nghiên cứu Rau quả chọn tạo) ñã ñược công nhận là giống sản xuất thử và
ñược trồng rộng rãi ngoài sản xuất [49]. Theo ñánh giá của Công ty CP Hoa
Nhiệt ñới thì trồng hoa loa kèn Tứ Quý cho hiệu quả cao gấp 1,5-2 lần so với
giống loa kèn cũ (loa kèn ngang) [50].
Năm 2009, tại xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, hoa loa kèn chịu nhiệt
ñược trồng với diện tích là 1.000m
2
. Kết quả cho thấy: sau 64 ngày trồng và
chăm sóc cây hoa loa kèn, ñến nay cây hoa ñã cho thu hoạch, trung bình mỗi
cây cho 2- 3 cành hoa. Vào thời ñiểm 20/10/2009, hoa loa kèn bán ñược
10.000 ñồng/cành, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hoa (theo
Thôn Trang - TTKN Hà Nội) [53].
Qua trồng thử nghiệm giống loa kèn Tứ Quý tại Hải Dương (năm 2009)
cho thấy giống hoa loa kèn Tứ Quý có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13
sau khi trồng khoảng 60 ngày thì bắt ñầu cho thu hoạch. Một cây hoa có thể
cho từ 3 ñến 5 tai hoa. Một sào có thể cho 25.500 ñến 27.000 tai hoa, với giá
bán trung bình khoảng 1 nghìn ñồng/tai hoa thì một sào một vụ người trồng
hoa cũng thu về từ 25 ñến 27 triệu ñồng, trừ chi phí người trồng hoa thu về
khoảng từ 9 ñến 10 triệu ñồng mỗi vụ [54].
Tuy ñem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng hoa nhưng lượng hoa
loa kèn sản xuất trong nước thực sự còn rất hạn chế so với nhu cầu của thị
trường cũng như tiềm năng kinh tế to lớn mà cây hoa loa kèn có thể mang lại
nếu ñược ñầu tư phát triển ñúng mức.


2.4. Các nghiên cứu về cây hoa loa kèn trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về tạo giống hoa loa kèn trên thế giới
Ở Hà Lan, công tác chọn tạo giống hoa lily ñã ñược khởi ñộng cách
ñây 20 năm và tập trung chủ yếu ở Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Quốc tế
và ðại học Wageningen. Năm 1983, 13 giống tuyển chọn cũng ñược ñưa cho
các công ty tạo giống trồng thử nghiệm. Từ năm 1985-1986, một vài giống
trong số 13 giống tuyển chọn ñã ñược nhân giống trên một diện tích lớn và
ñược ñặt tên ví dụ như: 'White Horn', 'White Ideal', 'White Saphire', 'White
Palermo', 'White Paradise', 'Evert van Benthem'. Năm 1985 và 1986, Hà Lan
ñã công bố tạo ra 3 giống hoa loa kèn mới là ‘Albivetta’, ‘Longinetta’ và
‘Blancivetta’ cùng 16 dòng chưa ñược ñặt tên. Hai nhà khoa học tham gia tích
cực vào chương trình chọn tạo giống hoa loa kèn L. longiflorum người Hà
Lan là J. van Riet và Boon (Van Tuyl, 1997) [44].
Trong các chương trình tạo giống hoa loa kèn ở Hà Lan, L. longiflorum
thường ñược sử dụng làm mẹ ñể lai với các nhóm khác vì trong chi Lilium,
L. longiflorum là một trong những loài mang nhiều ñặc ñiểm ñáp ứng ñược
yêu cầu của nghề trồng hoa cây cảnh như hoa hình loa kèn với hương thơm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14
ñặc trưng và có thể ra hoa quanh năm (Mc Rae, 1998). Tuy nhiên, khi sử
dụng L. longiflorum làm mẹ thì gặp phải những rào cản trước và sau thụ tinh
do sự không tương ñồng về bộ NST của bố mẹ như hạt phấn không nảy mầm
trên vòi nhụy, hạt phấn nảy mầm nhưng vòi nhụy quá dài không thụ tinh ñược
hoặc thụ tinh ñược nhưng phôi lai bị chết trước khi thành thục. ðiều này ñòi
hỏi phải áp dụng các phương pháp thụ phấn và cứu phôi khác nhau (Asano,
1981; P.M.Van Roggen, 1988; Behzad asl Hamid, 2011) [17] [41][18].
Năm 1980, L. longiflorum ñược sử dụng làm mẹ ñể lai với 2 giống lai

Asiatic hoa trắng là ‘Mont Blanc’ và ‘Whilito’ (Van Tuyl và cs, 1988a) bằng
phương pháp thụ phấn cắt vòi nhụy kết hợp với cứu phôi. Năm 1982, có 8 con
lai của phép lai này ñã ra hoa, trong ñó chỉ 1 cây lai có giá trị làm cây cảnh là
LA ‘Loblanca’ có hoa to dạng Asiatic. Các cây lai của nhóm này ñược gọi là
LA-hybribs (các giống lai LA) bởi vì chúng có nguồn gốc từ L. longiflorum
và Asiatic và ñược di truyền các ñặc ñiểm: kích thước hoa lớn, hoa màu nhạt
và sức sinh trưởng khỏe. Tương tự, các con lai giữa L. longiflorum và giống
lai Oriental có tên là LO-hybrids (giống lai LO) (Van Tuyl, 1997) [44].
L. longiflorum còn ñược sử dụng ñể lai với các loài hoang dại khác. Van
Tuyl và cộng sự (1991, 2002) [43] ñã thành công trong việc tạo ra một khối
lượng lớn con lai khác loài giữa L. longiflorum với các loài khác bằng việc áp
dụng các kỹ thuật thụ phấn và cứu phôi khác nhau như: L. longiflorum
(Leucolirion section) x L .monadelphum (Lilium section), L. longiflorum x L.
lankongense (Sinomartagon section), L. longiflorum x L. martagon
(Martagonsection),L. longiflorum x L. candidum (Lilium section), L. longiflorum
x L. rubellum (Archelirion section), L. longiflorum x Oriental hybrid,
L. longiflorum x L. canadense (Pseudolirium section). Giống hoa loa kèn tam
bội “Elegant Lady” là giống Longiflorum màu hồng ñầu tiên ñược tạo ra bằng
việc lai chéo giữa L. longiflorum ‘Gelria’ (2n=24=LL) và L. rubellum
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15
(2n=24=RR). Con lai F1 (LR) ñược xử lý tứ bội hóa (LLRR) bằng dung dịch
oryzalin 0,003% (3,5-dinitro-N4,N4-dipropylsulfanilamide) trong 3 giờ. Sau
ñó, con lai F1 ñược dùng làm bố ñể lai chéo với L. longiflorum “Snow
Queen” (2n=24=LL) và tạo ra giống Elegant Lady (3n=36=LLR). ðây là
giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với L. longiflorum và ñặc biệt
thích hợp làm hoa cắt. Nó cũng là giống rất ñược ưa chuộng tại thị trường
Nhật Bản hiện nay (Lim Ki-Byung, 2004) [37].

Hiện nay, ngoài Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Quốc tế và ðại học
Wageningen, các công ty hoa tư nhân ở Hà Lan cũng góp phần ñáng kể vào
việc tạo ra hàng trăm giống hoa loa kèn thương mại và hàng chục giống mới
ñược ñưa ra thị trường mỗi năm. Những công ty tạo giống hoa lily quan trọng
nhất ở Hà Lan 15 năm qua là Vletter & Den Haan, Mak Breeding, World
Breeding, Mark Lily, Royal van Zanten và De Jong Lilies (Ki-Byung Lim,
2008) [38]. Các giống loa kèn ñược thương mại phổ biến hiện nay như: White
America, White Heaven, Snow Queen, White Elegant, Lorina
Ở Mỹ, tại ðại học bang Oregon, Tiến sỹ A.N. Robert ñã nghiên cứu về
ñặc ñiểm sinh lý học và tạo giống hoa loa kèn L. longiflorum trong hơn 25
năm. 20 giống ñược chọn lọc từ chương trình tạo giống ñã ñược ñưa ñến thử
nghiệm tại IVT (Institute for Horticultural Plant Breeding) ở Hà Lan vào năm
1978. Một trong số ñó là giống ‘White American’ ñã ñược công bố ở Hà Lan
vào năm 1981 (Van Tuyl, 1997) [44].
Ở Nhật Bản, chương trình tạo giống hoa loa kèn cũng bắt ñầu ñược
khởi ñộng từ năm 1977 (Van Tuyl, 1988) [45]. Asano và Myodo (1977b) [14]
công bố nuôi cấy phôi con lai ñã thành thục giữa L. longiflorum x
L. ‘Sugehime’. Asano (1980a,b) ñã tạo ra nhiều con lai khác loài giữa
L. longiflorum x L. dauricum, L. longiflorum x L. amabile, L. longiflorum x
L. pumilum, L. longiflorum x L. candidu [15], [16]. Kazumi Kanoh và cộng sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16
(1988) [33] cũng ñã tạo ra con lai khác loài giữa Lilium longiflorum và L.
xelegane bằng phương pháp nuôi cấy lát cắt bầu nhụy. Phép lai giữa Lilium x
formolongi 'White Lancer' (hoa màu trắng) và 4 loài loa kèn Châu Á
(L. centifolium, L. sargentiae, L. wallichianum và L. regale 'Album') ñã ñược
thực hiện bởi việc sử dụng phương pháp thụ phấn cắt vòi nhụy. Các con lai
này có hoa màu trắng tinh khiết, hình loa kèn với ñộ hữu dục hạt phấn thấp

(Fukai, S. và Tsuji, K, 2004) [22]. Tại Israel, Herut Yahel tại Trung tâm
Volcani ñã tiến hành nghiên cứu nhân giống L. longiflorum trong vòng 20
năm với mục ñích xuất khẩu củ giống (De Jong & Van Tuyl, 1985). 10 năm
trước ñó, Israel bắt ñầu trồng 2 giống loa kèn của Yahel là ‘Osnat’ và
‘Shovav’. ðiều quan tâm của Israel ñó là ñưa ra những giống phù hợp với
ñiều kiện trồng trong nhà lưới quanh năm ở tây Âu. Do ñó, giống ‘Osnat’ ñã
ñược những người trồng hoa Hà Lan nhập về trồng thử nghiệm và hiện tại nó
ñã ñược phát triển ở Hà Lan như giống ‘Snow Queen’ với diện tích 125ha
năm 1996 (Van Tuyl, 1997) [44].
Tại Hàn Quốc, từ sớm những năm 1990, chọn tạo giống hoa lily ñã
ñược tiến hành tại Viện Nghiên cứu hoa Quốc tế (NHRI), Ban quản lý Phát
triển Nông thôn (RDA) ở Suwon. Từ năm 1998 ñến năm 2009, có 65 giống
hoa lily, loa kèn mới ñã ñược tạo ra ở Hàn Quốc gồm 36 giống lai Asiatic, 23
giống lai FA (L. xformolongi ‘Raizan’ x giống lai Asiatic), 5 giống lai
Orientals, 1 giống lai FO (L. xformolongi x giống lai Orientals) (bảng 2.1)
(Hye Kyung Rhee và cộng sự, 2011) [30].
Bảng 2.1: Số lượng các giống hoa lily, loa kèn mới ở RDA, Hàn Quốc
từ năm 1998 ñến năm 2009
Nhóm
Số lượng
giống
Tên giống (Năm công bố)
Asiatic 36 Yeji, Sabi, Hyewhoa, Gaya, Dasom, Soho, Garam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


17
hybrids (1998), Whanggum, Midang, Seonyu, Soya, Sara
(1999), Mirr, Yaeseom, Haerang, Ena, Gisl (2000),
Hongwhoa, Ahyun (2001), Maro, Bomi (2002),

Yena (2004), Yeeun, Yeri, Yesol, Heugjinju, Joara,
(2005), Pinkysmile, Sunny gold, Yeu, Black eye
(2006), Apricot king, Asian flame (2007), Lovely
girl, Orange girl (2008), Daphne (2009)

FA
hybrids
23
Supia, Doran, Sinavro, Haewool (2000), Migreen
(2001), Goyo, Eunbi (2002), Salmon Bowl (2004),
Pink Pearl, Green Star (2005), Cherry Pink, Honey
bowl (2006), Orange crown, Glory pink, Fanfare
(2007), Apricot star, Golden center, Red star,
Cream star (2008), Bonanza, Peach honey, Diana,
Glossy orange (2009)
Oriental
hybrids
5
Saerona (2004), Swan beauty (2006), Pacific wave,
Pink lady (2007), Casa dream (2008)
FO
hybrid
1 Hanuri (2001)
Tổng số 65
Sự khác biệt quan trọng trong chương trình tạo giống mới ở Hàn Quốc
và ở các nước khác là sử dụng L. xformolongi làm mẹ thay vì sử dụng
L. longiflorum (Rhee, 2002) (Hye Kyng Rhee và cs, 2005) [25].
Lilium x formolongi ñược tạo ra bằng phép lai giữa L. formosanum và
L. longiflorum (Chou, 1983; Comb, 1949; Hiramatsu và cs, 2002; Wilson,
1925) (Dae-Hoe Goo, 2008) [19]. Giống L. xformolongi ñầu tiên ñược tạo ra

bởi nhà chọn tạo giống người Nhật Bản Susumu Nishimura vào năm 1939
(Shimizu, 1971). Ông ñã công bố giống lai ñầu tiên là ‘Nishimura Teppou’
năm 1951. Ngày nay, các chương trình tạo giống L. xformolongi ñược triển
khai mạnh mẽ ở Nhật Bản và Hàn Quốc với các giống tốt ñược tạo ra (Rhee
và cs, 2005) (Satomi Sakazono và cs, 2012) [42]. Những ưu ñiểm của giống
lai L. xformolongi là chúng có thể ñược nhân giống bằng hạt, thời gian sinh

×