BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ VÀ BỆNH LÝ
CỦA CHÓ MẮC BỆNH CARE TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ VÀ BỆNH LÝ
CỦA CHÓ MẮC BỆNH CARE TẠI HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH : 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. BÙI TRẦN ANH ðÀO
HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Minh Phương
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các
cá nhân cũng như tập thể trong và ngoài trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội, ñặc biệt là Viện ñào tạo sau ñại học.
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS. Bùi Trần Anh ðào ñã trực tiếp chỉ bảo, giúp ñỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Bệnh Lý - Khoa
Thú y, Ban quản lý Phòng khám thú y Việt Vet ñã tận tình giúp ñỡ và tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt ñề tài.
Tôi xin cảm ơn gia ñình, ñồng nghiệp và tất cả anh em, bạn bè ñã ñộng
viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Minh Phương
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv
MỤC LỤC
Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Danh mục các chữ viết tắt ix
MỞ ðẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số tư liệu về loài chó 3
1.1.1 Nguồn gốc loài chó 3
1.1.2 Một số giống chó chính ở trên thế giới 3
1.1.3 Một số giống chó nuôi ở Việt Nam 4
1.2 Một số ñặc ñiểm sinh lý của chó 7
1.2.1 Thân nhiệt (
0
C) 7
1.2.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút) 7
1.2.3 Tần số tim (lần/phút) 8
1.3 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành 9
1.4 Bệnh Care ở chó 10
1.4.1 Lịch sử và ñịa dư bệnh Care ở chó 10
1.4.2 Căn bệnh học 11
2.4.3 Dịch tễ học 15
2.4.4 Cơ chế sinh bệnh 18
1.4.5 Triệu chứng, bệnh tích 20
1.4.6 Chẩn ñoán 25
2.4.7 Phòng và ñiều trị 27
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v
Chương 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Nội dung nghiên cứu 31
2.1.1 Nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học của bệnh Care trên chó tại Hà Nội 31
2.1.2 Nghiên cứu ñặc ñiểm bệnh lý của bệnh Care trên chó 31
2.2 ðối tượng nghiên cứu 31
2.3 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31
2.4 Nguyên liệu 32
2.4.1 Mẫu bệnh phẩm 32
2.4.2 Dụng cụ 32
2.4.3 Hóa chất 32
2.5 Phương pháp nghiên cứu 32
2.5.1 Phương pháp ñiều tra dịch tễ học 32
3.5.2 Phương pháp khám lâm sàng 32
2.5.3 Phương pháp xác ñịnh bệnh bằng test CDV Ag 33
2.5.4 Phương pháp lấy máu ñể kiểm tra các chỉ tiêu 35
2.5.5 Phương pháp mổ khám quan sát các tổn thương ñại thể 35
2.5.6 Phương pháp làm tiêu bản vi thể 35
2.5.7 Phương pháp xử lý số liệu 39
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1 ðặc ñiểm dịch tễ học của bệnh Care trên chó tại Hà Nội 41
3.1.1 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết 41
3.1.2 Tỷ lệ mắc bệnh Care theo nhóm giống chó 44
3.1.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi 46
3.1.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa 48
3.1.5 Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó ñã ñược tiêm phòng và chó chưa ñược
tiêm phòng 49
4.2 ðặc ñiểm bệnh lý của bệnh Care 51
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi
4.2.1 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care 51
3.2.2 Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh Care 55
3.2.3 Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc bệnh Care 57
3.2.4 Tổn thương ñại thể 62
3.2.5 Tổn thương vi thể 65
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 ðề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe 9
1.2 Tính chất và chức năng các protein cấu trúc của CDV 13
3.1 Kết quả chẩn ñoán bệnh của chó tới khám và ñiều trị tại phòng
khám Viet Vet 41
3.2 Kết quả chẩn ñoán một số bệnh truyền nhiễm của chó ñược
mang tới khám và ñiều trị tại phòng khám Viet Vet 43
3.3 Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết của chó mắc bệnh Care 43
3.4 Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo giống 44
3.5 Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo lứa tuổi 46
3.6 Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo mùa 48
3.7 Tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó chưa ñược tiêm phòng và chó ñã
ñược tiêm phòng 50
3.8 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care (n = 32) 52
3.9 Các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh Care. 55
3.10 Một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc bệnh Care 57
3.11 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của chó mắc bệnh Care 59
3.12 Các tổn thương ñại thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care 62
3.13 Các tổn thương vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care 66
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Cấu trúc virus Care 14
3.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh tới khám và ñiều trị tại phòng khám 42
3.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh truyền nhiễm tới khám và ñiều trị 43
3.3 Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo lứa tuổi 46
3.4 Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo mùa 49
3.5 Chảy dịch mũi xanh 54
3.6 Gan bàn chân sừng hóa 54
3.7 Nốt sài ở vùng da bụng 54
3.8 Mắt ñầy dử 54
3.9 Chó ỉa chảy phân màu cà phê 54
3.10 Chó có triệu chứng thần kinh (Liệt 2 chân sau) 54
3.11 Viêm phổi có ñám hoại tử trắng 64
3.12 Viêm phổi, gan hóa 64
3.13 Ruột xuất huyết 64
3.14 Ruột già chứa phân ñen 64
3.15 Gan sưng, mật sưng 64
3.16 Não sung huyết 64
3.17 Lách xuất huyết 65
3.18 Thận sưng, xuất huyết 65
3.19 Thể bao hàm trong nhân của tế bào biểu mô dạ dày, x400, HE 68
3.20 Không bào và các thể bao hàm ở tế bào thần kinh ñệm, x400, HE 68
3.21 Viêm não không có mủ, x100, HE 68
3.22 Phù phổi và viêm phổi, x400, HE 68
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ ñầy ñủ
ARN Acid Ribonucleic
CDV Canine Distemper Virus
CPE Cytopathogenic Effect
CDV Ag Canine Distemper Virus Ag Test Kit
cDNA complement Acid Deoxyribo Nucleic
cs Cộng sự
HE
Hematoxyline – Eosin
IgG Immunoglobulin G
PDV Phocine Distemper Virus
RT Reverse Trancriptase
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Bệnh Care là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên
ñàn chó nội cũng như chó nhập ngoại. Nghiên cứu về bệnh Care của chó ñược
các nhà thú y trên thế giới ñặc biệt quan tâm.
Bệnh Care xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không những ở chó nuôi mà
còn ở nhiều quần thể ñộng vật hoang dã. Người ta cho rằng những chó mắc
bệnh Care mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng là mối ñe dọa nghiêm
trọng cho việc bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Thống kê các
nghiên cứu cho thấy, bệnh Care góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của
chồn chân ñen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong ñịnh kỳ của chó
hoang dã châu Phi (Assessment, 2005). Năm 1991, bệnh xảy ra trên quần thể
sư tử Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng toàn ñàn (Woma và
Vuuren, 2009). ðặc biệt virus Care ñã biến ñổi và có khả năng gây bệnh cho
một số ñộng vật biển (Kennedy và cs., 1989).
Ở Việt Nam, bệnh Care ñược phát hiện từ năm 1920. ðến nay, bệnh
xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao
(Lê Thị Tài, 2006).
Bệnh do virus Care (canine distemper virus) gây ra. Virus tấn công vào
cơ thể chó và một số loài ñộng vật mẫn cảm khác gây nên rối loạn ở ñường hô
hấp, tiêu hóa, hệ thần kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và các rối loạn
toàn thân khác (Appel và Summers, 1995). Bệnh lây lan mạnh, có triệu chứng
lâm sàng dễ lẫn với các bệnh khác trên chó. Vì vậy vấn ñề cấp thiết là phải
tìm ra biện pháp chẩn ñoán nhanh, chính xác, ñể từ ñó có những biện pháp
phòng và trị bệnh Care một cách có hiệu quả.
Nhằm phân biệt bệnh Care với một số bệnh khác ñồng thời làm cơ sở
ñưa ra các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2
ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ và bệnh lý của chó mắc bệnh
Care tại Hà Nội” làm cơ sở khoa học cho việc chẩn ñoán, phòng trị bệnh
Care trên chó.
2. Mục ñích nghiên cứu
Xác ñịnh các ñặc ñiểm dịch tễ và bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh
Care ñể phục vụ công tác chẩn ñoán nhanh chính xác bệnh.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số tư liệu về loài chó
1.1.1. Nguồn gốc loài chó
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu cổ về sinh vật học và di truyền
học, các nhà khoa học ñã xác ñịnh ñược tổ tiên loài chó hiện nay là một số
loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Cách
ñây khoảng 15.000 năm con người ñã thuần hóa chó với mục ñích phục vụ
cho việc săn bắt, sau ñó là giữ nhà và làm bạn với con người (Tô Du và Xuân
Dao, 2006).
Trung tâm thuần hóa chó cổ nhất thuộc vùng ðông Nam Á, sau ñó
ñược du nhập vào châu Úc và châu Mỹ.
Ở Việt Nam theo các nhà khảo cổ học, chó ñược nuôi từ trung kì ñồ ñá
mới, khoảng 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên (cách ñây 5.000 - 6.000
năm). Tập hợp các giống chó nhà ñang ñược nuôi hiện nay trên thế giới có
khoảng 400 giống, gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ chó
(Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp ñộng vật có vú (Mammilia) (Phạm Sỹ
Lăng và Phan ðịch Lân, 1992).
1.1.2. Một số giống chó chính ở trên thế giới
Hàng trăm năm về trước, những nhà nhân giống ñã phối giống chó ñực
và chó cái có những ñặc ñiểm, chất lượng tốt với mục ñích muốn chó con có
những ñặc ñiểm giống bố mẹ chúng. Những con chó dùng ñể phát triển ñặc
ñiểm này gọi là chó giống. Có khoảng 150 giống chó và chia thành 7 nhóm
gồm nhóm chó thông minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó giữ gia
súc, chó cảnh (ðỗ Hiệp, 1994).
Những chú chó thông minh, có bộ lông cứng và mỏng ñược nhân giống
ñể săn bắt cáo và thỏ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4
Chó làm việc có thân hình khỏe mạnh và rất nghe lời. Giống chó ñược
nhân giống ñể kéo xe trượt tuyết, ñại diện gồm chó Boxer, Dorberman
pinscher, Rottwailer.
Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf ñược nhân giống ñể tha
những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt ñược.
Giống chó săn có khứu giác rất tốt, giúp thợ săn lần ra ñược dấu vết của
thỏ và những loài ñộng vật nhỏ bé khác.
Giống chó chăn giữ gia súc ñược nhân giống ñể trông giữ những vật
nuôi trong các nông trại.
Giống chó cảnh có thân hình ñẹp và nhỏ nhắn, ñược nhân giống ñể làm
bạn với con người. ðại diện của giống chó này gồm giống chó Chihuahua,
Japanese, Pekingese, Boston Terrie, (Lê Văn Thọ, 1997).
1.1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam
Một số giống chó ñịa phương
- Chó Vàng
Chó vàng ñược người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách ñây khoảng từ
3.000 - 4.000 năm trước công nguyên. Chúng có tầm vóc trung bình. Con
trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều cao 50 - 55cm. Chó cái thường
nhỏ hơn chó ñực. ðây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích ứng tốt
với ñiều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi (Nguyễn Văn
Thanh và cs., 2012).
- Chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của ñảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó
có ñặc trưng giống loài và ñặc ñiểm ñể phân biệt là các xoáy lông khá kỳ lạ
chạy ở trên sống lưng và chân có màng như chân vịt. Loài chó này có chiều
cao trung bình khoảng 55 cm, nặng khoảng 18 kg, ñầu dài, mũi ñen, lỗ mũi
hơi rộng, mắt màu hung, tai dựng ñứng, eo thon, màu lông thường thấy là
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5
vàng lửa (lông ở dải lưng mọc ngược sậm màu hơn). Chúng có khả năng ñi
săn rất tốt. Chó Phú Quốc có thể săn ñược thú lớn hơn chúng rất nhiều như
nai, thậm chí là các loài thú hung tợn như lợn rừng và rắn ñộc. Nhiều con chó
Phú Quốc ñã liều mình cứu chủ thoát khỏi rắn ñộc cắn. Ngày nay người ta sử
dụng chúng vào việc săn bắn, trông nhà, canh gác và báo ñộng (Nguyễn Văn
Thanh và cs., 2012).
Một số giống chó nhập ngoại
- Chó Chihuahua
ðây là giống chó lâu ñời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân
hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Chihuahua là giống chó nhỏ
con có ñầu tròn và mõm ngắn. Nó có ñôi mắt to tròn, màu sẫm gần như
ñen, ñôi khi là ñỏ sẫm. ðôi tai ñặc hiệu to ñùng luôn giữ vểnh. Chihuahua
ở phần thóp trên ñỉnh ñầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi lớn lên sẽ
ñược xương sọ che phủ hết. Ở Việt Nam rất phổ biến là loài lông ngắn, tuy
vậy ở nước ngoài cả 2 loại lông ngắn, lông dài ñều ñược coi trọng như
nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc,
xanh thép, nâu nhạt. Chúng có bốn chân thẳng. Chiều cao khoảng 15 -
23cm, cân nặng từ 1 - 3kg (ðỗ Hiệp, 1994).
- Chó Fox
Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào nước ta ñã lâu. Giống
chó Fox là kết quả của sự lai tạo giữa giống Terrier với giống German Pincher
ở ðức. Là giống chó sống tình cảm, thông minh, thích hợp sống trong ñiều
kiện căn hộ. Fox là giống chó nhỏ. Con ñực cao 25 - 30cm, nặng 4 - 5kg, con
cái cao 25 - 28cm, nặng 3 - 4kg. ðầu nhỏ, tai to vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm
nhỏ mà dài, mắt màu sẫm và hình ô van. Ngực chó Fox nở nang, bụng thon,
bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ lông ngắn, bóng mượt sát
như lông bò. Ngoại hình nó nhìn như một con hươu thu nhỏ nhưng không
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6
ñược mảnh mai nhỏ nhắn bằng. Chó Fox có nhiều màu gồm màu vàng bò,
ñen, ñen bốn chân vàng v v ñôi chỗ có vá nâu hay vàng, có khi màu ñen
ñặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên, giữa sống mũi kéo dài lên ñỉnh
ñầu là lằn ñen hoặc trắng (ðỗ Hiệp, 1994; Lê Văn Thọ, 1997).
- Chó Becgie
Giống này ñược nhập vào nước ta từ những năm 1960. Ngoại hình có
tầm vóc tương ñối lớn so với các giống chó ở nước ta, dài 110 - 112 cm;
cao 56 - 65 cm ñối với chó ñực và 62 - 66 cm ñối với chó cái; trọng lượng
28 - 37 kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu ñen sẫm ở thân và mõm; ñầu, ngực và
bốn chân có màu vàng sẫm. ðầu hình nêm; mũi phân thùy; tai dỏng hướng
về phía trước, mắt ñen; răng to, khớp răng cắn khít. Chó ñực có thể phối
giống khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20 tháng. Mỗi năm chó
cái ñẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con (Phạm Sỹ Lăng và Phan ðịch Lân, 1992;
Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).
Chó Rottweiler (Rottweiler Metzgerhund, Butcher Dog)
Giống chó này ñã ñược chính thức công nhận vào năm 1966 và trở nên
nổi tiếng toàn thế giới trong thập niên 70 (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ, ñầu hình cầu khoảng cách
giữa 2 vai rất rộng, mặt dài gần bằng sọ hơi gãy, mõm phát triển. Mắt màu
nâu ñen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía trước.
Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một ñường thẳng, cấu trúc cơ thể có dạng
hình vuông, chân trước khá cao, vai trung bình 69,5 cm. Bộ lông ngắn cứng
và rậm rạp. Màu lông ñen với một ít ñốm vàng ở gần 2 mắt, trên má, mõm,
ngực và thân. Con ñực cao 61 - 69 cm, nặng 43 - 59 kg, con cái cao 56 - 63
cm, nặng 38 - 52 kg. Chó Rottweiler ñiềm tĩnh, dễ dạy bảo, can ñảm và tận
tụy hết lòng với chủ nhân. Với bản năng bảo vệ cộng với chí thông minh tuyệt
vời mà Rottweiler thường ñược sử dụng trong các ngành công an, quân ñội,
hải quan (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7
Chó Pekingese (Bắc Kinh)
ðây là giống chó cảnh ñược nuôi từ lâu ñời trong các cung ñình và quý
tộc Trung Quốc. Nó có nguồn gốc từ Bắc kinh. Ở nước ta, chúng ñược nhập
về nuôi từ năm 1986 trở lại ñây. Chó có tầm vóc nhỏ, thấp lùn, cao 20cm, dài
38 cm, nặng 5,0 - 5,5 kg. Chúng có bộ lông dài xù, lượn sóng, màu hạt dẻ, ñôi
khi có màu vàng sẫm hoặc trắng sữa. Chó có hình dạng rất ngộ nghĩnh ñầu to,
mõm rộng và rất ngắn, hầu như liền tịt với mũi, mũi rộng chia thùy; tai to có
lông dài phủ xuống hai bên ñầu; mắt to ñen hoặc nâu sẫm, bốn chân thấp lùn
(Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
1.2. Một số ñặc ñiểm sinh lý của chó
1.2.1. Thân nhiệt (
0
C)
Ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 38 - 39
0
C. Trong
tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay ñổi tùy vào tính chất và mức ñộ bệnh
(Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch, 1997).
Nhiệt ñộ của cơ thể chó bình thường còn thay ñổi bởi các yếu tố như
tuổi (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có
thân nhiệt cao hơn con ñực), khi vận ñộng nhiều hay có thai thân nhiệt của
chó cũng cao hơn bình thường,
Ý nghĩa chẩn ñoán: thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể
xác ñịnh ñược con vật có bị sốt hay không. Nếu thân nhiệt tăng 1 - 2
O
C là sốt
nhẹ. Nếu thân nhiệt tăng 2 - 3
O
C là hiện tượng sốt cao. Qua ñó có thể sơ chẩn
ñược nguyên nhân, tính chất và mức ñộ tiên lượng, ñánh giá ñược hiệu quả
ñiều trị tốt hay xấu (Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch, 1997).
1.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút, thường ñếm số lần hô hấp
trong 2 - 3 phút sau ñó lấy bình quân. Chú ý hõm hông, thành ngực, thành
bụng thoi thóp, xương cánh mũi hoạt ñộng khi con vật thở ñể tính tần số hô
hấp. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường ñộ trao ñổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8
thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và
tình trạng bệnh lý (Hồ ðình Chúc, 1993).
Ở trạng thái sinh lý bình thường, tần số hô hấp trung bình của chó là 10
- 30 lần/phút. Chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng thành,
giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20
- 30 lần/phút (Hồ ðình Chúc, 1993).
Ý nghĩa chẩn ñoán : Ở trạng thái bệnh lí tần số hô hấp thay ñổi gọi là
hô hấp bệnh lí. Tần số hô hấp tăng trong trong những bệnh làm thu hẹp diện
tích hô hấp ở phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất ñàn tính ở phổi (phổi khí
thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt ñộng (chướng hơi dạ dày, ñầy hơi
ruột). Những bệnh có sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần
kinh hay quá ñau ñớn. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh hẹp thanh khí
quản (viêm, phù thũng), ức chế thần kinh (viêm não, u não, xuất huyết não,
thủy thũng não); do trúng ñộc, chức năng thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt
sau khi ñẻ hoặc các trường hợp sắp chết. Trong bệnh xeton huyết ở bò sữa,
viêm não tủy truyền nhiễm của ngựa, tần số hô hấp giảm rất rõ (Hồ Văn Nam
và Phạm Ngọc Thạch, 1997).
1.2.3. Tần số tim (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong 1 phút (lần/phút). Khi
tim ñập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể
dùng ống nghe áp vào thành ngực vùng tim ñể nghe ñược tiếng tim. Khi tim
co bóp sẽ ñẩy một lượng máu vào ñộng mạch làm mạch quản mở rộng, thành
mạch căng cứng. Sau ñó nhờ vào tính ñàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho
ñến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng ñộng mạch ñập. Dựa vào tính chất
này ta có thể tính ñược nhịp ñộ mạch sẽ tương ñương với mạch tim ñập.
Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự khác
nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong cùng một loài, tính biệt, thời ñiểm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9
Nhịp ñộ mạch ñập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy tần số tim mạch của ñộng
vật chỉ dao ñộng trong một phạm vi nhất ñịnh (Lê Văn Thọ, 1997).
Ở trạng thái sinh lý bình thường: chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn
70 - 100 lần/phút (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Ở chó mèo vị trí tim ñập ñộng là khoảng sườn 3 - 4 phía bên trái. Tần
số tim mạch thể hiện tần số trao ñổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim
cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của con vật, mức ñộ
béo gầy, lứa tuổi, giống loài, ñiều kiện khí hậu, thời ñiểm ño…
Ý nghĩa chẩn ñoán: Qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng
toàn thân của cơ thể. Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính,
viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp
lực xoang bụng. Tần số mạch giảm trong trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ
não, huyết áp tăng hay do trúng ñộc hại.
1.3. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Bảng 1.1 Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe
TT Chỉ tiêu ðơn vị tính Trị số
1 Hồng cầu 10
6
/mm 5,5 – 8,5
2 Bạch cầu 10
3
/mm
3
6 – 18
3 Hemoglobin g/100ml 12 – 8
4 Hematocrite ml/100ml 37 – 55
5 ASAT (aspartate aminotransferase) UI/I < 20
6 ALAT (alanine aminotransferase) UI/I < 30
7 Urea g/l 0,2 – 0,5
8 Bilirubine Mg/l 1 – 6
9 Creatine g/l 10 – 20
10 Protein tổng số g/l 54 – 71
11 Albumin g/l 23 – 32
12 Globulin g/l 27 – 44
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
Máu là một chất dịch nằm trong tim và hệ thống mạch máu là nguồn
gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể và tham gia vào hầu hết các quá
trình hoạt ñộng của cơ thể. Máu vận chuyển oxy trong quá trình hô hấp, vận
chuyển chất dinh dưỡng, hấp thu từ ống tiêu hóa ñến mô bào và nhận các chất
cặn bã ñến các cơ quan bài tiết thải ra ngoài. Máu giữ chức năng ñiều hòa
thân nhiệt, ñiều hòa và duy trì cân bằng nội mô, ñiều hòa thể dịch, … Trong
máu còn có các loại kháng thể, các loại bạch cầu tham gia vào các chức năng
bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Máu là tấm gương
phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể. Vì vậy những xét
nghiệm về máu là những nhận xét cơ bản ñược dùng ñể ñánh giá tình trạng
sức khỏe cũng như giúp việc chẩn ñoán bệnh (ðỗ ðức Việt và Trịnh Thơ
Thơ, 1997).
1.4. Bệnh Care ở chó
1.4.1. Lịch sử và ñịa dư bệnh Care ở chó
Khái niệm bệnh Care ở chó
Bệnh Care là bệnh truyền nhiễm lây lan rất mạnh, chủ yếu ở chó non
với các triệu chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, niêm mạc và các nốt sài ở vùng
da mỏng. Cuối thời kỳ bệnh thường có hội chứng thần kinh. Sự kế phát các vi
khuẩn ký sinh sẵn có ở ñường tiêu hoá, hô hấp thường làm bệnh trầm trọng
thêm, lúc ñó bệnh thể hiện chủ yếu dưới hai dạng viêm phổi và viêm ruột
(Vương ðức Chất và Lê Thị Tài, 2004).
Lịch sử bệnh
Bệnh Care hay còn gọi là bệnh sài sốt chó tên khoa học là Canine
Distemper (CD) xuất hiện ở một số nước châu Âu, một số nước châu Á và
Nam Mỹ từ giữa thế kỉ XVIII (Woma và Vuuren, 2009). Virus Care ở chó
ñược phát hiện từ thế kỷ XVIII và ñược tìm thấy ở Peru, Châu Á. Bệnh
phân bố khắp thế giới, trong nhiều năm nguyên nhân của bệnh này ñược
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
gán cho nhiều loại vi khuẩn. Năm 1905, bác sỹ thú y người Pháp tên là
Care trong quá trình nghiên cứu ñã lấy nước mũi của chó bệnh lọc qua lọc
vi khuẩn gây bệnh thực nghiệm cho chó, cũng vẫn gây ñược bệnh và ông
cho rằng nguyên nhân bệnh là virus. Vì vậy, bệnh này ñược gọi là bệnh
Care (Smith và Martin, 1979).
Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ xảy ra ở trên chó
nuôi mà còn xảy ra ở nhiều quần thể ñộng vật hoang dã. Người ta cho rằng
những chó mắc bệnh Care không biểu hiện rõ ràng triệu chứng là mối ñe dọa
nghiêm trọng cho việc bảo tồn nhiều loại thú ăn thịt và thú có túi. Năm 1991
bệnh xảy ra trên quần thể sư tử Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng
toàn ñàn (Woma và Vuuren, 2009). ðặc biệt virus Care biến ñổi và có khả
năng gây bệnh cho một số loại ñộng vật biển (Kennedy và cs., 1989).
Ở Việt Nam bệnh ñược phát hiện từ năm 1920. Cho ñến nay bệnh xảy
ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao (Lê
Thị Tài, 2006).
Năm 1923, Putoni lần ñầu tiên chế vacxin sống biến ñổi, tuy nhiên
virus vacxin này ñộc lực của virus vẫn còn cao. Từ sau năm 1948, với sự phát
triển mạnh mẽ của virus học nhiều vacxin phòng bệnh Care có hiệu quả ra ñời
(Smith và Martin, 1979).
1.4.2. Căn bệnh học
Phân loại virus gây bệnh Care
Virus gây bệnh Care (Canine Distemper Virus - CDV ) thuộc họ
Paramixoviridae và có mối liên quan gần gũi về tính kháng nguyên và sinh lý
với virus sởi của người và virus dịch tả trâu bò của loài nhai lại. Ba virus này
cùng một nhóm với nhau trong gen Morbillivirus. Morbillivirus là một virus
tương ñối lớn (ñường kính 150 – 250nm) với cấu trúc xoắn ốc, chúng có một
lớp vỏ lipoprotein (IMerchant và cs., 1961; Smith và Martin, 1979).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
Virus Care chỉ có một serotype duy nhất nhưng có nhiều chủng ñược
phân lập ở nhiều khu vực ñịa lí khác nhau trên thế giới và có những ñặc trưng
riêng (Lê Thị Tài, 2006). Lan NT (2008) ñã mô tả trong cây phân loại dựa
trên việc giải trình tự gen quy ñịnh protein H, trên thế giới có 5 type virus lớn
phân lập trên những vùng ñịa lí khác nhau và có những ñặc tính cơ bản khác
nhau là type Châu Âu, cổ ñiển, Asian 1, Asian 2, USA.
Chủng gây bệnh chủ yếu là chủng Snyderhill thuộc type cổ ñiển. Viện
thú y Việt Nam hiện ñang sử dụng chủng này ñể cường ñộc, kiểm nghiệm
hiệu lực của vacxin phòng bệnh trên chó (Lê Thị Tài, 2006). Gây bệnh bằng
cách tiêm thẳng vào não chó non nhạy cảm có thể gây chết 100% chó trong
vòng 8 - 10 ngày. Gây bệnh qua ñường hô hấp bằng khí dung thì tỷ lệ tử vong
chỉ bằng 50% như trong tự nhiên (Appel và Summer, 1995).
Chủng CDV ñược sử dụng ñể sản xuất vacxin ở Việt Nam cũng thuộc
type cổ ñiển. Chia làm 2 nhóm, nhóm có ñộc lựa cao tiêu biểu là chủng
Rockborn, nhóm nhược ñộc tiêu biểu thuộc chủng Onderstepoort, Lederles.
Nhóm virus vacxin có ñộc lực cao ñược biến ñổi từ chủng tiêu chuẩn
bằng cách tiếp ñời nhiều lần qua tế bào thận chó. Những chủng này ñược sử
dụng làm vacxin có thể gây viêm não cấp tính cho chó non hoặc có thể gây
suy giảm miễn dịch (Mori và Shin, 1994).
Nhóm virus vacxin nhược ñộc là kết quả của việc tiếp ñời nhiều lần qua
phôi gà nên gọi là chủng “gà hóa”. Những chủng này không gây bệnh trên
chồn, ít gây phản ứng sau khi tiêm và cho khả năng phòng vệ tốt.
Hầu hết những chủng virus vacxin phòng bệnh Care cho chó ñều có
biến ñổi về ñộc lực (giảm tính gây bệnh) nhưng vẫn giữ tính gây nhiễm và có
thể gây bệnh cho một số loài thú hoang dã (Assessment, 2005).
Hình thái, cấu trúc của virus gây bệnh Care
- Hình thái: Virus quan sát ñược thấy có hình vòng tròn, hình bán nguyệt
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
do các sợi cuộn quanh tạo thành. Dạng tròn này có ñường kính ño ñược từ
115nm - 230nm. Màng cuộn kép có ñộ dày 75 - 85A
o
với bề mặt phủ các sợi
xoắn ốc từ bên trong ra, không ngưng kết hồng cầu (Smith và Martin, 1979).
- Cấu trúc: Nucleocapside chứa ARN một sợi không phân ñoạn gần
1600 nuleotit mã hoá thành 6 protein cấu trúc và 1 protein không cấu trúc.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs., 1978; Carter và cs., 1992, tính chất và
chức năng các protein cấu trúc của CDV ñược thể hiện ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tính chất và chức năng các protein cấu trúc của CDV
Kí
hiệu
Tên
Khối lượng
phân tử
Vai trò Tính chất
N Nucleocapsid 60 – 62 Kda Bao quanh và phòng vệ cho
hệ gen của virus
Nhạy cảm với những
chất phân giải
protein.
P Phosphoprotein 73 – 80 Kda ðóng vai trò quan trọng
trong sự sao chép của
RNA.
Nhạy cảm với những
yếu tố phân giải
protein
M Matrix 34 – 39 Kda ðóng vai trò quan trọng
trong sự trưởng thành của
virus và nối nucleocapsid
với những protein vỏ bọc.
-
F Fusion là
glycoprotein
trên bề mặt của
vỏ bọc
59 – 62 Kda ðóng vai trò trong sự kết
hợp virus với thụ thể màng
tế bào, dẫn ñến kết hợp
nhiều tế bào cảm nhiễm
(hợp bào).
-
H Hemagglutinin 76 – 80 Kda Là yếu tố kết dính, là
glycoprotein thứ hai của vỏ
bọc, thể hiện tính chuyên
biệt của loài virus
Ở virus Care, protein
này không hấp phụ
hồng cầu cũng không
ngưng kết hồng cầu.
L Large protein 200 Kda - -
(-): Chưa rõ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14
Hình 1.1: Cấu trúc virus Care
Sức ñề kháng của virus gây bệnh Care
Virus này tương ñối không ổn ñịnh, dễ bị mất tính gây nhiễm ở nhiệt ñộ
cao, thời tiết khô, hoá chất tẩy rửa, dung môi hoà tan mỡ và thuốc sát trùng.
Celiker và Gillespie dùng virus sài sốt chó thích nghi trên môi trường phôi
trứng ñể nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến tính cảm nhiễm của virus và
các tác giả thấy virus Care rất mẫn cảm với sức nóng. Virus bị phá hủy ở 50 -
60
0
C trong 30 phút. Trong mô cô lập nó tồn tại ñược ít nhất một giờ ở 37
0
C và 3
giờ ở 20
0
C (nhiệt ñộ phòng). Thời tiết ấm áp virus không thể tồn tại lâu trong
chuồng nuôi chó sau khi chó bị bệnh ñược chuyển ñi.
Thời gian sống và duy trì ñộc lực của virus sẽ dài hơn trong ñiều kiện
nhiệt ñộ lạnh. Ở nhiệt ñộ ñóng băng (0
0
C) nó có thể tồn tại trong môi trường
hàng tuần. Dưới nhiệt ñộ ñóng băng virus ñược ổn ñịnh. Virus tồn tại ñược ở
nhiệt ñộ -65
0
C ít nhất là 7 năm. Việc bảo quản virus ở dạng ñông khô có ý
nghĩa rất lớn trong việc bảo quản giống virus, sản xuất vacxin và nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15
ðộ pH: virus ổn ñịnh ở pH = 4,5 - 9.0
Vỏ bọc của virus rất mẫn cảm với ete, cloroform, fomalin loãng (< 0.5%),
phenol (75%), dung dịch amoni. Do vậy, sử dụng những chất này ñể tiêu ñộc
chuồng trại và bệnh viện mang lại hiệu quả cao (Greene và Appel, 1987).
Virus Care mẫn cảm với tia UV mặc dù nó có vỏ bọc protein chống lại
sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài.
ðộc lực của virus
ðộc lực của virus là một thông số gây nhiều ảnh hưởng ñến khả năng
cảm nhiễm bệnh. Các nhà khoa học ñã phân lập ñược chủng SH, A75/17 và
chủng R252 có ñộc lực cao và vừa, ñầu tiên gây viêm não tuỷ, tiếp ñó gây huỷ
myelin. Các trường hợp khác có thể gây tổn thương thần kinh trung ương
(Greene và Appel, 1987; Carter và cs., 1992).
ðặc tính nuôi cấy.
Có thể nuôi cấy CDV trên môi trường phôi gà, môi trường tế bào thận
chó, môi trường tế bào thận khỉ, trên chồn (McCarthy và cs., 2007).
Trong quá trình nuôi cấy trên ñộng vật thí nghiệm và trên phôi gà, virus
thay ñổi ñộc lực ñối với vật chủ tự nhiên. Nếu cấy truyền ñời trên phôi gà hay
trên chồn thì virus giảm ñộc ñối với chó (Greene và Appel, 1987).
Hiện nay xí nghiệp thuốc thú y trung ương ñã chế ñược vacxin nhược
ñộc ñể phòng bệnh sài sốt chó nhờ việc cấy virus trên môi trường tế bào xơ
phôi gà một lớp (Lê Thị Tài, 2006).
2.4.3. Dịch tễ học
Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên tất cả các giống chó ñều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất
là chó nhập ngoại, chó nội ít mắc hơn. Ngoài ra cáo, cầy và các loài ăn thịt
khác cũng mắc, ñặc biệt là loài chồn vô cùng mẫn cảm, thú ăn thịt có vẩy ở
biển cũng mắc.