Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tuyển chọn 30 bài văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.21 KB, 52 trang )

30 Bài văn nghị luận xã hội

Đề 1
Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: “nói không với những
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Bài làm.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những
chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành
tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận
động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”.
“Tiêu cực” là những biểu hiện không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với
xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. “Thành tích” là kết quả của sự nỗ
lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh
thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải
nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng
con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của
đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối,
nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là
sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt
đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá
nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương. Còn
những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ.
Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt
Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành
tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho đỉêm ảo.
Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có
danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay
mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng.
Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém
hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật,


công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật
của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có
lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình.
Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả
những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua
được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì
đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học
tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phu huynh và học sinh chính
là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng
hơnwww.giasuductri.com
Đầu năm hai ngàn không trăm lẻ sáu, tại trường trung học cơ sở Trần Phú,
huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh
lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ đựoc lên lớp. Trong
những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào
phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề
cập tới. Khi biết những thông tin này,bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một
thế hệ,cả một tương lai đất nước nay phải để những con người như thế gánh
vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ
cao trong xã hội là những người “hữu danh vô thực” thì đó là những hạt sạn
của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển.
Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà
nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là nguyên khí của quốc gia. Giáo
dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường
thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo
nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích
ấy sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường
phát triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa,
hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành
tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng
bại sinh tử không khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ

có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì
có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có
cường thịnh hay không tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để
có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không.
Chúng ta cần phải học tập thật tốt, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau
này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có
quyết tâm “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục”.

www.giasuductri.com

Đề 2
Viết một đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện”
internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Đáp án.
a) Yêu cầu.
- Chỉ viết một đoạn văn.
- Phải viết đúng kiểu văn bản nghị luận.
- Phải nghị luận đúng vấn đề nghiện internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Sau
đây là một số ý tham khảo; thí sinh ít nhất phải nêu được một luận điểm và tìm
các luận cứ, kết hợp với các thao tác lập luận để nghị luận.
+ Nêu hiện tượng: hiện nay có nhiều bạn trẻ nghiện internet.
+ Nguyên nhân.
+ Phê phán những tác hại của hiện tượng; nêu những tấm gương học tốt và biết
sử dụng internet vào việc có ích, phù hợp.
b) Cách cho điểm.
Giám khảo căn cứ vào từng bài thi cụ thể để chấm điểm (trừ điểm những bài:
viết hơn một đoạn văn, viết không đúng kiểu văn bản nghị luận…); chấm điểm
cao cho những bài viết độc đáo, sáng tạo…



Đề 3
Sống đẹp là gì hỡi bạn?
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện
khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích
và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống
đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế
nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
“Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành
động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con
người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu
trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha
Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng
đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn
không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành
dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt
nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm
xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt
thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị.
Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang
đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.
Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để
chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh
dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ
đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời
này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa
Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo".
Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những

người còn trong đói khổ bần cùng.Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn
nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người
từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước
vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một
con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những
người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong
cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người
thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi
ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người
tìm lại được chính mình.
Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên
những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi
nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời
làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của
giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:“Đêm đêm nghe tiếng vọng
vangTiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêmĐã buồn lại thấy buồn thêmKhát
thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang
một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của
đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như
vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ
hiền và của tất cả mọi người.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm
gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Gió sẽ cuốn những tấm
lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất
tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi
theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những
con người có lối "sống đẹp”.
“Cuộc sống không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là
phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống
luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy

nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi
cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào
vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được
như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực? Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những
dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham
sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố
". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm
ngôn sống cho cuộc sống của mình.
Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là
một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng
trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy
ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi
lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình,
thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp
lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với
một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người
đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những
ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có
thể đi hết được con đường của riêng mình? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc
nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu
không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một
người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi:
"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn
những mũi gai” Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai.
Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy
để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của
bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp",sống và luôn giữ cho mình
một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt
trời.Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một
ý nghĩa sâu sắc: "Khi anh sinh ra/ Mọi người đều cười/ Riêng anh thì khóc tu

tu/ Hãy sống sao để khi chết đi/ Mọi người đều khóc/ Còn môi anh thì nở nụ
cười”. Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con
đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!

www.giasuductri.com
Đề 4
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về
quan niệm sống nêu trên.
ĐÁP ÁN.
Yêu cầu về nội dung:
a. Học sinh hiểu được thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ: Con người phải
sống thật với chính mình.
b. Lí giải được tại sao con người phải sống thật với chính mình (con người là
một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu không sống thực
với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho những
người xung quanh )
c. Biết liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay để chỉ ra tác hại của cách sống bên
trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Hãy
trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung
quanh.
Yêu cầu về dựng đoạn:
a. Viết đúng dung lượng yêu cầu: khoảng trên 200 từ.
b. Đoạn văn mạch lạc, thể hiện được tính liên kết và hướng kết cấu.
* Biểu điểm:
Giáo viên chú ý kết hợp cả 2 yêu cầu trên để chấm:
- Điểm 3: Học sinh xác định đúng trọng tâm, biết cách làm một bài nghị luận xã
hội; đảm bảo được các ý nêu trên; văn viết chặt chẽ, mạch lạc.

- Điểm 1-2: Học sinh nêu được 2/3 số ý. Văn viết tương đối mạch lạc; không sai
nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm dưới 1: Chỉ nêu được ½ số ý nêu trên; sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
www.giasuductri.com

Đề 5
Bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
a/Yêu cầu:
Về nội dung:
- Học sinh có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ, nhưng phải nêu được vấn đề
tình trạng bạo lực học đường đang trở nên phổ biến khiến dư luận xã hội quan
tâm, báo động.
- Giải thích khái niệm bạo lực học đường: cách úng xử, giải quyết các mâu
thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trường giữa học
sinh bằng bạo lực…Học sinh có thể nêu ví dụ làm rõ.
- Nguyên nhân của tình trạng trên: việc giáo dục đạo đức học sinh, thanh thiếu
niên ở nhiều gia đình, trong nhà trường bị buông lỏng; nhiều giá trị đạo đức bị
xói mòn trong cơ chế kinh tế thị trường; tình trạng bế tắc, mất phương hướng
trong một bộ phận giới trẻ… Nêu một vài dẫn chứng làm rõ lập luận.
- Cách giải quyết tình trạng bạo lực học đường.
- Suy nghĩ của bản thân trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống…
Về kĩ năng:
- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về các vấn đề xã hội, biết
nêu vấn đề, giải thích, chứng minh, đánh giá vấn đề; từ đó rút ra bài học cho
bản thân.
- Bài làm có bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
b/Cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy. Chấp nhận một vài
lỗi nhỏ.
- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; biết tìm dẫn chứng làm rõ lập luận.Văn

viết trôi chảy; có thể mắc 3- lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1: Không rõ lập luận, không biết giải thích khái niệm, giải thích không
chính xác; không có dẫn chứng; bài làm sơ sài, có trên 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.
www.giasuductri.com
Đề 6
Học, học nữa, học mãi (Lê-nin)
1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học, học nữa, học mãi”. Học hỏi là 1 việc rất
quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay.
Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ.
nhận thức được tầm wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn
việc, nhưng Lê-nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ:
“học, học nữa, học mãi”.
2/TB:
A-BÌNH:
a) Giải thích câu nói (hoặc nêu các biểu hiện của vấn đề) học là việc học sinh
tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học
chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu
thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta fải luôn học
hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài
XH…
b) Phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang
từ trước đến nay. bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả
còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa,
mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới
ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế
mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được
tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học
Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến
thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá

trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng
ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ
tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:“nhà bác học ko có nghĩa là ngừng
học” hay:“đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko
trang cuối cùng.” (Kalinin) hay câu của Bác Hồ: “học hỏi là một việc fải tiếp
tục suốt đời”.Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị
chân lí của lời nhận định của Lê-nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a) Phân tích các mặt bổ sung. Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm
ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có
những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nôgn cạn, dở
dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được
= cấp mà ko chịu típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách
vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
b) Xây dựng thái độ đúng cần phải có.Do đó, học hỏi suốt đời là một việc fải làm
và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực
hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quỷ
thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học
để trở thành ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn
sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có
tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học
ngoài XH
c) Phân tích nguyên nhân, hậu quả (or tác dụng) nếu đạt được những điều kiện
trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức
của mỗi ng` trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất
nước ngày càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày
nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi
ng` công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân
pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân ta ko
có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết

thương chiến trrang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh
tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần fải cố
gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ
quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân có trình độ
cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.Rõ rang nhận định của lê-nin
đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại.
Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của Lê-nin.
www.giasuductri.com
Đề 7
Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói:
“Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho
người khác”.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên trong một bài văn ngắn
(khoảng 01 trang giấy thi).
Đáp án:
1/ Yêu cầu nội dung: học sinh có thể trình bày khác nhau song cần giới thiệu
được câu nói của Beethoven, hiểu quan niệm sống cao quí mà nhạc sĩ nêu lên,
khẳng định ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha; phê phán quan
niệm sống ích kỉ, hưởng thụ cá nhân…Sau đây là các yêu cầu cụ thể:
Giải thích: (0.5)
- Hạnh phúc: cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình
cảm của con người…
- Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, vị tha…
Bình luận: (2.0)
- Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc
của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của
riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc
là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người
biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế.

- Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là
những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân
trọng… Nêu các dẫn chứng làm rõ luận điểm.
- Phê phán lối sống vị kì, đối với nhân quần, xã hội. (Như Victor Hugo đã nói:
“kẻ nào vì mình mà sống thì kẻ ấy vô tình đã chết với người khác”.
- Liên hệ bản thân. (0.5)
2/ Cho điểm:
- Cho điểm tối đa đối với bài làm diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc, không sai chính
tả, ngữ pháp.
- Sai lỗi chính tả, ngữ pháp tuỳ mức độ trừ từ 0.25 điểm đến 1.5 điểm…)
Lưu ý: Độ dài văn bản chỉ có tính tương đối, không phải căn cứ để cho điểm.


Đề 8
Đề: Một triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ
có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó
sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể
trở thành kẻ do chính tôi làm ra.
Bài làm.
Các bạn đã từng nghe câu “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”
chưa? Có lẽ câu nói thật lạ kì phải không các bạn, đây là câu nói của một nhà
triết học, tuy thật khó hiểu nhưng nó lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc,
nhà triết học có ý nhắc nhở chúng ta điều gì đây? Vậy bây giờ chúng ta hãy
cùng tìm hiểu rõ ý nghĩa câu nói này nha các bạn.
Không chỉ đơn giản bằng một câu ngắn gọn như vậy, nhà triết học còn
nói:“Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là
ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả.Nó làm thế nào thì sẽ trở thành như thế
ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính
tôi làm ra’’.Đến đây một phần cánh cửa như được mở rộng.
Tại sao lại nói “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có”?.Mỗi con

vật khi sinh ra đều biết ăn, biết đi lại, biết bắt mồi… tất cả đều là do bản năng
sinh tồn của nó, giống như con mèo con, khi mới sinh ra là đã biết bò lại gần mẹ
để bú, để hưởng chút hơi ấm ngọt ngào mà mẹ nó dành cho những đứa con yêu
thương, rồi dần tự mở đôi mắt nhỏ xinh mèo con bắt đầu tập được những bước
đi chập chững, rồi chạy nhảy, đến nô đùa, đến bắt chuột, tất cả đều là do tự
nhiên mà có, không ai dạy bảo, mèo con trưởg thành và cả vòng đời mèo con
vẫn như vậy, không thay đổi.
Thật hay, tạo hoá đã ban tặng cho loài vật một bản năng đặc biệt để có thể thích
nghi với cuộc sống thế nhưng “Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì
chẳng là gì cả’’.Đúng vậy, con người không hề có một chút bản năng đặc biệt
nào,tất cả mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác,phải trải qua sự rèn
luyện, tập tành mới có được khả năng.Con người khi sinh ra vốn chẳng biết
gì,chỉ nhắm nghiền đôi mắt bé xiu và oa oa oà lên những tiếng khóc đòi bú mẹ,
thật sự chẳng thể nào chạm được tới mẹ. Tất cả là nhờ mẹ nâng niu,ôm ấp vào
lòng hoà tan dòng sữa ngọt chạm vào môi hồng bé xinh thì mới tiếp tục sự sống
được. Không chỉ vậy, làm sao con người có thể tự đi đứng, bò trườn được,tất cả
phải qua quá trình rèn luyện ngay từ thuở ban đầu.Hai tháng biết lật, ba tháng
biết bò, sáu tháng chập chững biết đi, mười tháng bắt đầu hoàn thiện bước đi
của mình… Đâu phải tự nhiên! Đều do bàn tay nồng ấm của mẹ dìu dắt từng
bước, từng bước một,tạo nên khả năng sinh tồn, hoà nhập với cuộc sống cho
một sinh linh bé nhỏ dần bước vào đời.
Con người khác với con vật là có tri thức, có phẩm chất đạo đức nhưng đây
cũng đâu phải là điều vốn sẵn có trong từng người mà nó được phát huy, phát
triển qua những ngày học tập, những ngày được dạy dỗ. Cũng như chúng ta
ngay từ nhỏ đã được dạy rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ, bên ngoài xã hội
cần tôn trọng người khác, phải chân thành, công bằng và nhiều điều khác
nữa, những lời dạy đó ăn sâu vào tâm trí, nó lớn theo thời gian khi ta càng lớn,
và được áp dụng ngay trong đời sống. Thử hỏi không có sự chui rèn, không có
sự luyện tập thì làm sao ta có thể hoà nhập với cuộc sống hiện tại đựơc, bởi vậy
“nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của

chính nó”. Đó chính là lí do ta cần phải biết sống, biết hành động, biết nỗ
lực.Cũng như khi muốn đánh được một bản nhạc hay thì ta phải tập đánh đàn,
điều đó xuất phát từ lòng yêu thích, bắt nguồn từ sự tự nguyện, không hề bị
cưỡng ép, ràng buột. Con người là một tờ giấy trắng, chỉ từng nét, từng nét bút
mới vẽ lên bức tranh hoàn thiện, nên cần phải luyện tập từ thấp đến cao, từ dễ
đến khó, mới có thể hấp thu kiến thức từ cuộc sống được. Giống như trong học
tập đâu phải ai mới đầu cũng được ngồi trên chiếc ghế đại học, mà phải bắt đầu
từ lớp một, trải qua mười hai năm rèn luyện gian khổ mới được ngồi vững trên
chiếc ghế ấy. Tóm lại để đạt được thành công, ước muốn, nguyện vọng thì chính
bản thân phải có sự nổ lực thực sự, cố gắng toàn vẹn thì thành công sẽ đến
trong tầm tay thôi.
Tuy nhiên đâu phải ai cũng đi được đến cùng của sự thành công. Có nhiều
người đang học rất tốt nhưng vì mê chơi bỏ ngang việc học thế là mất tất cả qua
một lúc nông nỗi, quả đúng thật họ làm thế nào thì sẽ nhận lại được kết quả
như thế ấy thôi!.Chính vì vậy hãy luôn nhớ rằng “tôi chỉ có thể trở thành kẻ do
chính tôi làm ra”, chỉ có ta mới quyết định được số phận của ta, con người ta
thế nào thì do chính ta làm nên. Một người nếu biết gắng công học tập, biết chú
trọng đến phẩm chất đạo đức, …. Thì sau này sẽ làm nên danh tiếng góp phần
đưa đất nước đến một góc trời vinh quang, xây dựng đất nước ta thành toà lâu
đài đẹp nhất mà không cường quốc nào có thể sánh bằng.Nhưng thật dáng tiếc
xã hội ta ngày nay vẫn không thiếu những kẻ tự huỷ diệt mình,những con người
thân tàn ma dại do ăn chơi sa đoạ, dẫn đến bị AIDS,bị nghiện ngập là cũng do
chính họ tự tạo ra, tự tạo cho họ một cuôc sống khổ sở, bị mọi người xa
lánh.Bên cạnh là những kẻ chỉ biết trông chờ vào người khác, không biết tự nỗ
lực bản thân trong hoc hành cũng như trong công việc. Thật đáng phê phán!
Qua câu nói vô cùng đáng giá của nhà triết học, có lẽ đã làm thức tỉnh chúng ta,
cho nên ngay từ bây giờ phải biết rèn luyện bản thân, học tập thật tốt, khắc phục
chỗ hạn chế còn phải trông chờ vào người khác,để bản thân ta phát triển hơn,
và hơn hết phải làm nên một con người hợp thời đại thì xã hội mới phát triển,
đất nước mới giàu mạnh.

Nhưng các bạn cũng hãy nhớ rằng chúng ta không hề cô độc chiến đấu với số
phận mà bên cạnh đó còn có gia đình, xã hội nữa.Chính những tác động
đócũng có thể tạo nên tôi của ngày mai.
Câu nói của nhà triết học thật thú vị phải không các bạn? Biết bao điều ý nghĩa,
vô giá được ẩn chứa trong câu nói này. Hãy tự khẳng định cái tôi của chính
mình và làm nên cái tôi thật sự, thật giá trị cho xã hội này nha các bạn!!!! “Tôi
chỉ có thể là kẻ do chính tôi làm ra”


Đề 9
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về
quan niệm sống nêu trên.
ĐÁP ÁN.
Yêu cầu về nội dung:
a. Học sinh hiểu được thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ: Con người phải
sống thật với chính mình.
b. Lí giải được tại sao con người phải sống thật với chính mình (con người là
một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu không sống thực
với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho những
người xung quanh )
c. Biết liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay để chỉ ra tác hại của cách sống bên
trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Hãy
trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung
quanh.
Yêu cầu về dựng đoạn:
a. Viết đúng dung lượng yêu cầu: khoảng trên 200 từ.
b. Đoạn văn mạch lạc, thể hiện được tính liên kết và hướng kết cấu.

* Biểu điểm:
Giáo viên chú ý kết hợp cả 2 yêu cầu trên để chấm:
- Điểm 3: Học sinh xác định đúng trọng tâm, biết cách làm một bài nghị luận xã
hội; đảm bảo được các ý nêu trên; văn viết chặt chẽ, mạch lạc.
- Điểm 1-2: Học sinh nêu được 2/3 số ý. Văn viết tương đối mạch lạc; không sai
nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm dưới 1: Chỉ nêu được 1/2 số ý nêu trên; sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.


Đề 10
Chữ "DANH" trong cuộc sống.
Từ khi có xã hội loài người, mỗi cá thể trong cộng đồng bắt đầu có một cái tên.
Khi xã hội phân chia giai cấp rõ rệt, bên cạnh tên kèm theo những “phụ đề” để
chỉ đẳng cấp xã hội, như: quý ông, quý bà, quý cô, thảo dân, thứ dân Từ đấy
bắt đầu có sự rắc rối cho chữ DANH. Con người ta đi đến chữ DANH bằng năm
bảy đường khác nhau: Người thì dựa vào tài đức chính mình; kẻ phải cậy vào
tiền tài, thế lực người khác; người thì lưu danh nhờ những công trình lợi dân,
ích nước; kẻ để tiếng bằng những thủ đoạn xấu xa.
Trong cuộc sống, lắm khi chữ DANH gắn với chữ LỢI (danh lợi) khiến con
người ta bằng mọi giá để đạt được dù là hư danh. Cho nên có DANH đấy, thực
chất không có giá trị gì, lúc này trở thành không có danh giá, mất danh dự.
Tiếc rằng, dư luận xã hội vẫn chưa lên án mạnh mẽ, quyết liệt với những hiện
tượng háo danh chạy bằng, chạy chức, chạy học vị, chạy các loại danh hiệu này
nọ. Nhiều vị chạy học hàm kiếm cho bằng được DANH giáo sư, phó giáo sư dù
chẳng dạy giờ nào, mà dù có dạy cũng không ai chịu khó nghe lần thứ hai, các
vị này thường được gọi là “giáo sư gây mê”. Tri thức xã hội không vì thế mà
giàu lên, trái lại “đạo học” có nguy cơ suy vong, khan hiếm nhân tài đích thực.
Chúng ta biết rằng, trong thực tiễn quản lý, nhất là ở tầm hoạch định chính
sách, nhiều vấn đề phát sinh không có trong sách vở, các thông lệ. Hơn nữa,
công cuộc đổi mới cũng như cải cách hành chính và những vấn đề bức xúc của

Nhà nước ta chưa có tiền lệ. Vì thế, nếu chỉ biết “nhai lại” mà chỉ số thông
minh thấp thì khó có khả năng đề xuất giải quyết những vấn đề bức xúc có tính
đột phá. Có chỉ số thông minh và chỉ số xúc cảm cao mới có điều kiện để năng
động, sáng tạo nhạy bén!
Vừa qua (17-7), Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết cùng Bí thư Thành ủy TP
HCM Lê Thanh Hải đến thăm và mừng thọ nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng,
một người được đánh giá là có đầu óc siêu việt do tự học nhưng không màng
bằng cấp. Ông tâm sự một cách bức xúc rằng, cách thức bổ nhiệm, sử dụng con
người thông qua tiêu chuẩn bằng cấp ở nước ta hiện đang có “vấn đề” cần
nghiên cứu. Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết góp vào câu chuyện bằng một
thực tế thỉnh thoảng xảy ra: Cán bộ yếu thì cho đi học, bắt cán bộ giỏi làm thay;
đến khi bổ nhiệm thì nhờ có bằng cấp nên cán bộ yếu được đề bạt (Báo Tuổi
Trẻ 18-7).
Xin kết lại chuyện danh và thực bằng đoạn văn của Trương Đông Sơ trong Cổ
học tinh hoa:
Sĩ, đại phu (người làm quan) nên vì đời mình mà tiếc danh, không nên vì đời
mình mà mua danh. Có học thức, chuộng khí tiết, lấy hay cho phải cẩn thận, uy
nghi phải trang trọng, ấy thế là tiếc danh. Tâng bốc lẫn nhau, a dua những kẻ
quyền quý, làm ra kiểu cách khác thường, lờ mờ hai mặt, ấy thế là mua danh.
Người tiếc danh thì yên lặng mà hay, kẻ mua danh thì rực rỡ mà dở.

Đề 11
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12
Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn
(không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện

nay với đất nước.
Đáp án.
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý
sau:
- Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần
cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở.
- Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý
kiến riêng của bản thân, có sự lý giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết
phục.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn
đạt.
- Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Đề 12
Nói KHÔNG với các tệ nạn xã hội.
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen
xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy,
sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối,
dần dần biến chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:
a) Tại sao phải nói "không!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác
hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo
đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn
chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành
hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người
ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp Một khi đã nhiễm thì rất khó
từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân
cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã
hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí
khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến
tim mạch
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh
hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc

dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở
và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng
thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự
mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu,
hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không
lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng,
mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách,
ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
*Chúng ta cần:
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).

Đề 13
Sống sao cho khỏi phải xót xa
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ của thanh niên cũng như mùa
xuân. Là lứa tuổi đẹp nhất trong mỗi cuộc đời. Thanh niên là lứa tuổi với nhiều
ước mơ, dự định và hoài bảo lớn nhất.Để có thể làm tốt những hoài bảo đó thì
những thanh niên đó cần phải có một mục đích sống một lí tưởng sống. Vậy lí

tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Bạn có biết tại sao chúng ta lại được sống trong một đất nước độc lập ngày nay
không? Vì sao một đất nước nhỏ như chúng ta lại có thể đánh thắng được giặc
ngoại xâm hùng mạnh không? Đó chính là nhờ lí tưởng của ông cha ta ngày
xưa. Trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng triệu thanh
niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hy sinh cuộc đời thanh xuân đẹp
nhất của mình, góp sức quan trọng cùng toàn dân tộc đánh thắng hai kẻ thù
hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại độc lập, tự do
cho Tổ quốc.Họ đã có những lý tưởng sống đẹp họ chiến đấu hi sinh vì Đất
nước thân yêu.Vậy sống trên 1 đất nước hòa bình độc lập này chúng ta cân phải
làm gì để tiếp bước ông cha ta với sứ mệnh xây dựng Việt Nam thành một quốc
gia hùng mạnh đang đặt lên vai thanh niên chính họ phải lĩnh sứ mệnh vô cùng
cao cả và thiêng liêng này bởi họ là chủ nhân, là tương lai, là ‘’mùa xuân’’ của
dân tộc. Thanh niên sống là phải có lý tưởng. Đễ thực hiện được lí tưởng đó mỗi
thanh niên chúng cần phải trang bị một hành trang thật vững chắc đễ vào đời
bằng việc học tập và phải sống có đạo đức. Nhưng nhìn thẳng vào thực tế hiện
nay, khi đất nước ta đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tệ nạn xã hội ngày một
gia tăng thì thanh niên chưa chứng tỏ đầy đủ được vai trò, trọng trách của mình
trước sứ mệnh của đất nước.Mà lai có nhiều thanh niên ngày nay chỉ biết sống
cho chính bản thân mình, những người có lối sống buông thả, sống cho qua
ngày. Họ chùn bước trước khó khăn, lắc đầu trước thử thách và sống vô trách
nhiệm với xã hội. Bởi lẽ một điều, họ vẫn còn mặc cảm với quê hương. Thái độ
đáng trách này biểu hiện ở những người ta sống tha hương, chỉ biết sống vì
đồng tiền, lúc nào cũng đem lợi ích của mình lên bàn cân để so đo, tính toán.
Bảo vệ quyền lợi của mình, đó là đúng, nhưng dường như đừng quá vì bản thân
mà xem nhẹ công đồng. Đó là lối sống ích kỷ. 'Sống' - Đó chỉ là một từ đơn giản
thôi nhưng nó hàm chứa biết bao nhiêu điều. Sống vì điều gì và sống như thế
nào. Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người trong chúng ta. Để thanh
niên ngày nay trở thành trụ cột của nước nhà không chỉ ở hiện tại mà ngay cả
trong tương lai thì vấn đề sống còn là thanh niên phải xác định được cho mình

một lý tưởng; sau khi đã xác định được phải phấn đấu để thực hiện lý tưởng đó.
Chỉ có như thế thanh niên Việt Nam mới có thể hoàn thành được sứ mệnh mà
đất nước giao phó và có thể ngẩng cao đầu với thanh niên thế giới. Mỗi thanh
niên sẽ có quan niệm riêng của mình về lý tưởng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh,
trình độ,, lý tưởng đó phù hợp với xu thế chung của đại đa số thanh niên, và
mang lại lợi ích cho dân tộc đó mới thật sự là lý tưởng. Con người ta luôn khát
vọng hướng tới cái cao cả tức là hướng tới chân lý, những người sống phấn đấu
hướng tới cái cao cả thường được gọi là người có lý tưởng. Như vậy chân lý
không chỉ là ngọn đèn pha mà còn là cái đích của lý tưởng. Trong công cuộc đổi
mới của đất nước, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên chính là
nguồn nhân lực chất lượng cao nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện
đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước. Thanh niên Việt Nam đã thể hiện rất
nhiều ưu điểm như thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tiếp thụ cái mới
nhanh Nhiều bạn trẻ đã thể hiện lối sống cao đẹp, thổi bùng ngọn lửa vì cộng
đồng và không cam chịu đói nghèo. Các mùa hè tình nguyện đã thu hút hàng
nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi. Nhiều dự án
lớn do thanh niên đảm nhiệm Kế thừa lời dạy về lý tưởng cho thanh niên của
Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn ngày hôm nay của đất nước, thanh niên có
thể xây dựng cho mình một chân lý - một lý tưởng: Không ngừng phấn đấu xây
dựng Việt Nam trở thành một nước ‘’Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh’’. Tất nhiên sự nghiệp to lớn này là của toàn dân tộc nhưng
thanh niên giữ một vai trò quan trọng, bởi sự nghiệp này không phải một sớm
một chiều mà đạt được; cần có thời gian, ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sự phấn
đấu của chúng ta. Thanh niên là lớp người trẻ tuổi sẽ kế tục và biến sự nghiệp
này thành hiện thực.Giống như câu nói “Tinh thần của tuổi trẻ là đá quý kỳ lạ
có thể nung sắt thành vàng”.
Là 1 thanh niên thế kỉ 20 với bước hội nhập hiện nay,với những lý tưởng và
hoài bão lớn, chúng ta hãy ra sức học tập và sống có đạo đức.Để thật sự là 1
người có ích trên xã hội này. Chúng ta ai cũng sống có khát vọng, hoài bão và
hết mình vì nó. 'Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người chỉ sống có

một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì nhưng năm tháng sống
phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài, sống phí Sống có lý
tưởng để đưa đất nước mình đi lên hội nhập với các cường quốc năm châu.





Đề 14
Thất bại là mẹ thành công.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ.Thất bại là không đạt được
kết quả, mục đích như dự định, trái với thành công. Vậy mà câu tục ngữ lại
khẳng định thất bại là mẹ thành công-một điều hết sức mâu thuẫn.Hẳn ai cũng
biết mẹ là người sinh ra, tạo ra.Tổng kết lại, ta hiểu rằng có thất bại thì ta mới
có kinh nghiệm, từ đó dẫn tới thành công. Vậy đúng là thất bại đã sinh ra thành
công, có bại mới có thắng. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng
thật ranó lại là 1 kinh nghiệm sống mang ý nghĩa thực tế: Thất bại dạy cho ta
những bài học để ta vượt lên và tiến tới thành công.
Tại sao vậy? Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công. Nguyên nhân của
thành công có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm:- Có năng lực- Chớp
được thời cơ.
Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không?
Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại
hơn là khi người ta thành công thì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành
công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công.
- Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực
của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và
dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình
thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp
thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn

bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Do đó thất bại sinh ra thành
công là vậy.
- Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn
muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính
kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành
công vậy.Ý NGHĨA của nó như thế nào?
- Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì
sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như
vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được Nó còn một ý nghĩa nữa, một
ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm
cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự
bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.Câu nói trên chỉ có tác dụng đối với
người có ý chí và lòng đam mê mà thôi.



Đề 15
Lạc quan để giàu có.
“Lạc quan để giàu có” - Bài viết được tuyển vào vòng chung khảo Cuộc thi
"Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi" Bài dự thi được tuyển chọn vào vòng
chung khảo Cuộc thi "Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi".
“Lạc quan để giàu có”- quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi.
Đến nay cuộc đời tôi đã sang tập số 23. Năm nay cũng là năm tuổi của tôi. Tôi ít
mê tín nhưng luôn tin vào bản thân mình. Tôi yêu sách, thích đọc sách và hay
sưu tầm sách hay để đọc. Tôi thích tìm cái mới trong cuộc sống. Tôi luôn muốn
đổi mới bản thân mình. Tôi đang là sinh viên năm IV. Cuộc sống tôi đã có nhiều
thay đổi. “Lạc quan để giàu có”- cuốn sách đã khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất,
đọc nhiều lần nhất, đã thay đổi cuộc đời tôi, cho tôi những bước đi vững tin
hơn, mạnh mẽ hơn vào cuộc sống.
Khi viết bài viết này, tôi muốn chia sẻ đến tất cả các bạn trẻ, tất cả mọi người chỉ

một điều duy nhất về quan điểm của bản thân tôi với cuộc sống: “Giá trị cuộc
sống là gì? Và con đường tư duy nào tìm đến với giá trị đích thực của cuộc
sống”.
“Lạc quan để giàu có” là một cuốn sách vừa nhỏ vừa mỏng, vừa giản dị mà vừa
xinh xắn. Giá của nó cũng thật rẻ, chỉ vỏn vẹn 13.000đ, rất hợp với túi tiền của
một sinh viên nghèo như tôi. Lời văn gọn gàng, hành văn mạch lạc, ý tứ súc
tích, ngôn từ trong sáng và có nhịp điệu là những yếu tố đã làm nên sự thành
công to lớn của tập sách này. Từ cách thức trình bày diễn đạt đến nội dung
truyền tải của sách thật đúng là mười phân vẹn mười. Không phô trương, không
bày biện nhưng phẩm chất của sách cũng như của tác giả: Hồng Hà, người mà
tôi chưa từng quen biết mặt mũi tiếng tăm, thật đáng nể phục. Sách do nhà xuất
bản Trẻ ấn hành.
“Lạc quan để giàu có” chứa đựng đầy đủ triết lý về cuộc sống. Nó mô tả về một
đời sống thực thật sự vẹn toàn mà tôi nghĩ rằng đấy là câu chuyện về cuộc sống
hiện tại. Nó chỉ cho ta một con đường tư duy rõ ràng để rèn luyện bản lĩnh và
vươn đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Đó là con đường tìm đến với
“giếng thịnh vượng” của Giàu, nhân vật chính của truyện chứa đựng trong tập
sách nhỏ nhắn này.
Tôi xin chia sẻ các bạn về việc làm của Giàu. Giàu là con của bác phó mộc
nghèo và lại bệnh tật vì lao lực. “Ông hầu như không còn một xu dính túi và
nằm dán trên giường bệnh” như câu chuyện kể. Giàu mới 12 tuổi. Giàu mồ côi
mẹ. Giàu thương cha nên vâng lời cha đến “giếng thịnh vượng” lấy nước theo
lời cha dặn: “Nhiều đời nay, dân làng đã có thói quen đến thăm giếng thịnh
vượng mỗi ngày. Từ trước tới giờ không ai trễ nãi việc ấy cả. Con trai ơi, hãy
hào phóng với giếng, rồi giếng thịnh vượng sẽ hào phóng với con.”
Và hành trình đến với “giếng thịnh vượng” bắt đầu. Nhưng Giàu không đi theo
con đường mà dân làng đã thường đi. Giàu tự hỏi và thắc mắc mãi tại sao giếng
chẳng hào phóng với cha cậu hoặc với hầu hết dân làng. Giàu có nghị lực, chịu
khó và ham học hỏi. “Giếng thịnh vượng của Giàu không chỉ đơn thuần là
giếng nước, mà đó là sự thịnh vượng thật sự. Trên đường tìm đến “giếng thịnh

vượng”, Giàu đã gặp nhiều người tốt chỉ đường cho Giàu: bà lão bên bìa rừng,
bác sĩ nhãn khoa, rồi bác thợ ống nước, rồi người làm vườn, rồi ngư ông, rồi
người chèo thuyền, rồi cô nhạc công, rồi người quản lý khách sạn. Để rồi cuối
cùng Giàu nhận ra rằng “giếng thịnh vượng” không như cha cậu hay hầu hết
dân làng cậu nghĩ mà “giếng thịnh vượng nằm trong suy nghĩ của ta”.
Điều đáng chú ý trong câu chuyện kể là những nhân vật mà Giàu tiếp xúc đều
là những con người thành đạt và có cuộc sống thịnh vượng. Cuộc sống thịnh
vượng mà họ có được đều bắt nguồn từ tinh thần hăng say lao động, yêu lao
động và lao động sáng tạo. Đấy là một cuộc sống toàn diện cả tinh thần lẫn vật
chất chứ không đơn thuần là công việc. Cuộc sống của họ có ý nghĩa vì họ hiểu
ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc sống của họ thịnh vượng vì họ luôn góp phần làm
cho cuộc sống thịnh vượng. Họ, những con người thành đạt thật sự, đã thật sự
hiểu bản chất của cuộc sống.
Như bác sĩ nhãn khoa nói: “mọi vĩ nhân đều bắt đầu sự nghiệp bằng những ước
mơ đội đất vá trời. Họ biết rõ họ đang ở đâu và cần đi đến nơi nào. Sau đó họ
tập trung toàn bộ nghị lực và trí tuệ để đến được nơi ấy”, “Khi biết sống có hoài
bão cũng là lúc cuộc sống của chú thay đổi”. “Khi cháu có hoài bão, mọi thứ
đột nhiên rõ ràng đến không ngờ. Cháu sẽ nhìn qunh và nói: ‘À, hóa ra thế giới
là thế này đây.’ Đó chính là lúc con người, cơ hội và của cải mà cháu mong
muốn sẽ đến với cháu.” “Hãy tin vào chính mình”.
Hoặc như quan điểm của bác thợ sửa ống nước cho rằng: “nhiều người trong
chúng ta đều vui vẻ đổi rất nhiều thời gian của mình lấy tiền, qua một công việc
làm. Đây là sự trao đổi thẳng thừng. Nhiều người cho rằng làm như thế là họ
đang đầu tư thời gian phát triển kỹ năng và kinh nghiệm làm việc và được lợi
nhiều hơn từ thời gian và công sức bỏ ra. Nhưng đó là sự đầu tư sai lầm: ngay
khi sự tao đổi kia ngừng lại, chẳng hạn khi người làm công không còn thời gian
để đổi hoặc công ty không còn tiền để đổi lấy thời gian của người làm công thì
ống nước sẽ khô kiệt. Thế nên ta nói thời gian đó có giá trị thấp.” “Khi là thợ
ống nước giỏi hơn, ta đưa những giọt nước thời gian mình có vào những lần sử
dụng mang lại giá trị cao hơn. Đó là sự đầu tư cho thời gian. Mỗi giọt nước

được đầu tư sẽ mang đến cho ta nguồn lợi nhuận không ngừng tăng lên. Vì thời
gian giúp tạo ra những nguồn tiền mới VÀ những vòi thời gian mới.” Tôi không
trích sai chữ nào theo nguyên văn. Triết lý này thật là tuyệt vời.
Giống như nữ nhạc công nói: “Không thể đem thời gian so sánh với tiền bạc
được. Tiền tiêu rồi, ta lại kiếm được nhiều hơn. Với thời gian, một khi ta đã lãng
phí, nó không bao giờ trở lại. Thời gian là thứ của cải quý giá nhất, thế nên ta
nên phải đầu tư để hiểu thời gian hơn”, “Khi tìm được sự hòa hợp đích thực,
cháu sẽ thấy mình có nguồn sức mạnh lớn không tưởng tượng nổi. Sự hòa hợp
chính là nền tảng của sự giàu có.” Vâng, thời gian còn quý hơn cả tiền bạc.
Tiền bạc mất đi có thể tìm lại và tạo ra được. Thời gian qua rồi thì không thể
quay ngược trở lại vì con người chưa tạo ra được thời gian. Và đi tìm sự giàu có
không chỉ đơn giản là làm ra thật nhiều tiền mà còn phải hòa hợp với xã hội,
hòa hợp với thiên nhiên, với đại vũ trụ.
Còn người làm vườn thì nói rằng: “Cuộc sống khó nhọc hay phong phú đều do
suy nghĩ của ta. Sự thịnh vượng đến từ suy nghĩ của ta đấy.” “Mỗi lời nói hoặc
suy nghĩ hợp lý của cháu đều giống như mặt nước chạm tới mặt nước giếng.
Mỗi câu hỏi hợp lý hơn của cháu đều xuất phát từ giếng ấy. Nó là vô tận.”
Tôi cũng cực kỳ tâm đắc với cách làm việc thông minh bảo toàn sức khỏe của
người chèo thuyền. “Khi lần đầu tiên thấy của cải ngoài kia, cháu bắt đầu thấy
đâu đâu cũng có cơ hội. Nếu không biết điều tiết nhịp nhàng, chắc chắn cháu sẽ
làm mình kiệt sức, náo loạn và cuối cùng cháu sẽ đuối dần.” “…càng thư giãn
và cân bằng nhiều hơn lúc mái chèo ở trên mặt nước, ta chuẩn bị tốt hơn cho
lần chèo kế tiếp. Đó là lý do ta gọi là tái tạo sức lực. Quan trọng hơn nữa là, thời
gian mái chèo của ta ở dưới nước càng ít ta càng đi nhanh. Thế nên khoảng
thời gian mái chèo ở trên mặt nước sẽ lâu gấp đôi khoảng thời gian mái chèo ở
dưới mặt nước, như vậy thuyền ta sẽ đi nhanh gấp đôi.”
Và còn rất nhiều những triết lý thâm thúy đang chờ đón bạn trong tập sách xinh
xắn này.
Nhìn chung, những nhân vật thành đạt trong câu chuyện của Giàu đều có quan
điểm sống thật sự đẹp, sâu sắc mà nhẹ nhàng. Và tôi nghĩ cuộc sống của họ

không xa vời với mục đích hướng tới xây dựng cuộc sống của chúng ta. Các bạn
tìm đọc tập sách này sẽ rất hữu ích cho cuộc đời bạn. Cuộc sống thay đổi từ việc
thay đổi quan điểm sống.
Câu chuyện đã diễn ra chỉ trong một ngày đàng của Giàu thôi mà để lại biết bao
triết lý sâu xa về cuộc sống thịnh vượng và con đường đi đến đó. Ngôn từ không
thể diễn tả hết ý tứ của tập sách truyền tải. Nhưng tôi hy vọng những điều mà
Giàu học được sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ và cố gắng đi tìm để đạt đến điều
đó.
1. Suy nghĩ, viết ra, làm theo và ôn lại.
2. Chọn cấp độ mình muốn.
3. Những gì ta nhận thấy sẽ luôn làm giàu hiểu biết của ta.
4. Cứ hỏi đi, có lợi nhiều đấy.
5. Học là một trò chơi.
6. Đầu tư nhiều hơn cho thời gian không lãng phí như trước.
7. Đầu tư nhiều hơn cho tiền bạc, không sài nhiều như trước.
8. Giếng thịnh vượng nằm trong suy nghĩ của ta.
9. Giàu có chỉ là sự bắt đầu, không phải là mục đích cuối cùng.
10. Gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch.
11. Niềm đam mê chính là la bàn định hướng.
12. Biết mà không làm có nghĩa là chưa biết gì.
13. Giá trị là sông, của cải là nước.
14. Làm việc và sáng tạo không ngừng.
15. Trù tính trước thất bại.
16. Thấy gỗ từ cây.
17. Cơ hội đến trong từng khoảng khắc.
18. Chìa khóa để có lực đòn bẩy là cách sử dụng nó.
19. Nguồn của cải có được nhờ một cuộc sống cân bằng.
20. Thời gian là thứ của cải quý giá nhất.
21. Sự hòa hợp chính là nền tảng của sự giàu có.
22. Thời gian có chu kỳ.

23. Không phải cứ bắt tay vào việc là xong, còn phải tính đến thời điểm thích
hợp.
24. Khi tạo ra sự cộng hưởng, ta bắt đầu tích lũy.
25. Định ra chuẩn đánh giá cho mình.
26. Người có tiêu chuẩn 5 sao có cuộc sống sung sướng hơn người theo tiêu
chuẩn 2 sao.
27. Môi trường là sân chơi.
28. Thứ ta có chính là thứ ta muốn.
29. Nước có nhiều mức độ khac nhau.
30. Mọi thứ đang đón chờ bạn…
Đấy là tất cả những gì Giàu đã học được ghi chép lại. Và điều chắc chắn là
Giàu không chỉ học được có thế phải không các bạn? Thật đúng như tục ngữ
Việt Nam chúng ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu chuyện có pha chút hư cấu nhưng tôi nghĩ là hoàn toàn có thể hiện thực
hóa được. Và sự hư cấu thông minh ấy có chăng cũng là muốn đề cao khả năng
của con người mà thôi. Giàu có thể là một đứa trẻ quá thông minh nhưng với
bằng tuổi ấy cũng là đủ khôn để Giàu nhận thức về điều đó. Tôi thật sự thích
cách đặt vấn đề rồi dẫn dắt và giải quyết vấn đề của tác giả, rất tự nhiên, rất linh
hoạt, rất logic. Và dường như khi đọc đi đọc lại tập sách mỏng này tôi luôn có
cảm nhận rõ ràng: mọi thứ vẫn đang đón chờ chúng ta. Nào! Chúng ta hãy
hành động đi các bạn ơi! Tương lai chúng ta đang đón chờ chúng ta đó!
Tôi đã đọc nhiều sách, không dám nói là tất cả, nhưng chưa có tập sách nào
đơn giản mà đầy đủ và rõ ràng một cách nhẹ nhàng để cho tôi thấy tự tin và đủ
vững tin để mạnh mẽ tiếp cận và xâm nhập cuộc sống như tập sách này. Thật sự
vậy! Và tôi cũng hiểu rằng để hiểu được tập sách này thì phải cần đọc nhiều
sách và có cả một phần trải nghiệm cần thiết trong cuộc sống. Chính vì vậy mà ở
cuối sách nhà xuất bản Trẻ đề lời bạt rằng: “Xin đừng quên sách mà lãng quên
nó ngay. Xin hãy đọc lại vài lần để tìm thấy ý nghĩa sâu xa của câu chuyện vừa
kể. Nếu chưa tìm ra ý nghĩa sâu xa ấy liệu bạn có bỏ cuộc không? Hay bạn nhất
định phải khám phá ra nó?”. Tôi rất quý tập sách này! Và tôi mong muốn mình

được hiểu nhiều hơn với “Lạc quan để giàu có”.
Tôi xin làm một phép so sánh để sinh động hóa giá trị của cuốn sách mà tôi ca
ngợi. Tôi đánh giá tác phầm “Lạc quan để giàu có” của tác giả Hồng Hà có giá
trị gấp mười lần tác phẩm “Ping- A frog in search of a New Pond” của tác giả

×