Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 70 trang )









NGUYỄN THỊ THU HÀ


TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÂM
VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI
PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ – HÀ NAM NĂM 2012


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2007 - 2013








HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI








NGUYỄN THỊ THU HÀ



TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÂM
VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI
PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ – HÀ NAM NĂM 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2007 - 2013

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG





HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
Đại học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi được học tập và bảo vệ thành công khóa luận.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Lê Thị Hương, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng, Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, cô đã
trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức khoa
học, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Linh đã có những góp
ý hữu ích giúp tôi thực hiện khoá luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Dinh dưỡng
và An toàn thực phẩm, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cán bộ y tế phường Trần Hưng Đạo
Thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị của tôi,
những người luôn sát cánh bên tôi, chia sẻ cho tôi những điều bổ ích. Con
đặc biệt cám ơn bố, bố đã giảng giải cho con rất nhiều trong khóa luận này.
Xin chân thành cám ơn những người bạn thân mến đã chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu dưới mái trường thân yêu này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hà



LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Phòng Đào tạo Đại học Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
 Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Viện Đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
 Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hà – sinh viên năm thứ 6 chuyên ngành
Bác sỹ Y học dự phòng, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa
học, chính xác và trung thực, các kết quả, số liệu trong luận văn này đều là có
thật, thu được trong quá trình nghiên cứu và chưa được đăng tải trên bất kỳ tài
liệu khoa học nào.
Hà Nội ngày tháng năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hà



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CC/T
CN/CC
CN/T
CS
DQ
IQ
KHHGĐ

SDD
TVĐ
UNICEF
VDD
WHO
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Chiều cao theo tuổi
Cân nặng theo chiều cao
Cân nặng theo tuổi
Cộng sự
Chỉ số phát triển tâm vận động
Chỉ số thông minh
Kế hoạch hóa gia đình
Suy dinh dưỡng
Tâm vận động
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
Viện dinh dưỡng
Tổ chức y tế thế giới




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về dinh dưỡng 3
1.1.1 Một số khái niệm về dinh dưỡng 3
1.1.2 Thực trạng suy dinh dưỡng hiện nay 5
1.2 Tổng quan về sự phát triển tâm vận động. 8
1.2.1 Đặc điểm sự phát triển tâm vận động trong các giai đoạn 8
1.2.2 Test Denver II 10
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
2.2 Đối tượng nghiên cứu 14
2.3 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 14
2.3.2 Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu 14
2.3.3 Các nhóm chỉ số, biến số 15
2.4 Phương pháp thu thập thông tin 16
2.4.1 Cách thức và phương pháp thu thập thông tin 16
2.4.2 Sai số và khống chế sai số 21
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 22
2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 22
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 23
3.1.1 Thông tin về trẻ 23
3.1.2 Thông tin về gia đình 24
3.2 Tình trạng dinh dưỡng 26
3.2.1 Cân nặng trẻ lúc sinh 26



3.2.2 Cân nặng, chiều cao tại thời điểm điều tra 26
3.2.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể tại thời điểm điều tra 27
3.2.4 Tỷ lệ thừa cân tại thời điểm điều tra 29
3.3 Phát triển tâm vận động (TVĐ) 30
3.3.1 Phát triển TVĐ ở khu vực 1 (cá nhân – xã hội) 30
3.3.2 Phát triển tâm vận động khu vực 2(vận động tinh tế và thích ứng) 31
3.3.3 Phát triển TVĐ khu vực 3 (ngôn ngữ) 32
3.3.4 Phát triển tâm vận động ở khu vực 4 (vận động thô sơ) 33
3.3.5 Mức độ phát triển chung của 4 khu vực 34
3.3.6 Đánh giá chỉ số phát triển tâm vận động (DQ) 34
3.4 Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và tâm vận động của trẻ 35
3.4.1 Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng các thể và phát triển tâm
vận động của trẻ 35
3.4.2 Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân và mức độ phát triển tâm vận
động ở 4 khu vực 39
Chương 4 BÀN LUẬN 40
4.1 Tình trạng dinh dưỡng 40
4.2 Sự phát triển tâm vận động (TVĐ) 43
4.3 Mối liên quan giữa mức độ phát triển tâm vận động và tình trạng dinh
dưỡng 48
KẾT LUẬN 50
KHUYẾN NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1 – PHIẾU PHỎNG VẤN
Phụ lục 2 – TEST DENVER II



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 - Phân bố các nhóm tuổi của trẻ 23
Bảng 3.2 - Thông tin chung của nhóm bà mẹ được hỏi 24
Bảng 3.3 - Thông tin chung về gia đình trẻ được điều tra 25
Bảng 3.4 - Cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ 26
Bảng 3.5 - Tỷ lệ SDD các thể theo các nhóm tuổi 28
Bảng 3.6 - Tỷ lệ trẻ thừa cân dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao 29
Bảng 3.7 - Mức độ phát triển chung của 4 khu vực 34
Bảng 3.8 - Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng các thể với mức độ
phát triển khu vực cá nhân xã hội 35
Bảng 3.9 - Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng các thể và mức độ
phát triển khu vực vận động tinh tế 36
Bảng 3.10 - Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng các thể và mức độ
phát triển khu vực ngôn ngữ 37
Bảng 3.11 - Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng các thể và mức độ
phát triển khu vực vận động thô 38
Bảng 3.12 - Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân và mức độ phát triển tâm
vận động theo các khu vực 39
Bảng 4.1 - So sánh các thể SDD với các nghiên cứu khác 40
Bảng 4.2 - So sánh mức độ phát triển tâm vận động bằng test Denver II với
các nghiên cứu trước 44





DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 - Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm
(1999 - 2011) – Nguồn: Viện Dinh dưỡng quốc gia 7
Biểu đồ 3.1 - Phân bố nhóm tuổi theo giới 24
Biểu đồ 3.2 - Cân nặng khi sinh của trẻ 26

Biểu đồ 3.3 - Tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể theo các mức độ 27
Biểu đồ 3.4 - Tỷ lệ SDD các thể theo giới 27
Biểu đồ 3.5 - Mức độ phát triển khu vực cá nhân xã hội theo các nhóm tuổi 30
Biểu đồ 3.6 - Mức độ phát triển khu vực vận động tinh tế và thích ứng 31
Biểu đồ 3.7 - Mức độ phát triển khu vực ngôn ngữ theo các nhóm tuổi 32
Biểu đồ 3.8 - Mức độ phát triển khu vực vận động thô theo các nhóm tuổi 33
Biểu đồ 3.9 - Mức độ phát triển tâm vận động đánh giá theo chỉ số DQ 34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là mầm non, là tương lai và là niềm hy vọng của toàn thể nhân
loại. Sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần của trẻ em ngày hôm nay sẽ
là sự hứa hẹn tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội sau này.
Giai đoạn từ lúc lọt lòng đến 6 tuổi là một quãng đời có tầm quan trọng
đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ. Đây là thời kì tăng trọng
lượng nhanh nhất trong cuộc đời trẻ, nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể
được hoàn chỉnh đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương và hệ vận động
của trẻ [22] [30]. Việc đánh giá tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng và phát triển
tâm lý, vận động cho trẻ là cần thiết hơn cả. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét có đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự
phát triển của trẻ hay không, còn đánh giá sự phát triển tâm vận động (TVĐ)
của trẻ nhằm giúp cho sớm nhận định được các mức độ phát triển của trẻ cả
về thể chất và tinh thần, từ đó tìm ra cách giải quyết thích hợp và kịp thời để
trẻ phát triển tốt hơn trong những năm sau.
Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, các nước đang phát
triển có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng và hàng năm có 12,9
triệu trẻ chết vì bệnh tật như viêm phổi, ỉa chảy, ho gà, trong đó suy dinh
dưỡng là nguyên nhân trực tiếp chiếm tới 50% [21]. Theo số liệu thống kê của

Viện Dinh Dưỡng cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta năm
2011 là 16,8% tính theo cân nặng/tuổi, là 27,5% tính theo chiều cao/tuổi [28].
Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ SDD ở Việt Nam vẫn còn khá cao so với khu vực (Trung
Quốc: 8%, Malayxia: 11%, Mông Cổ: 13%) [21]. Đi cùng với đó, vấn đề thừa
cân béo phì cũng là thách thức lớn cho tình trạng dinh dưỡng trẻ em hiện nay.
Theo số liệu của WHO, trong năm 2010 số lượng trẻ em thừa cân dưới 5 tuổi
trên thế giới, được ước tính là hơn 42 triệu [38].
2

Trên thế giới, các nghiên cứu về sự phát triển tâm vận động đã được
tiến hành từ thế kỷ XIX nhưng còn hạn chế. Sang thế kỷ XX đã có nhiều công
trình nghiên cứu nhờ có các kỹ thuật tiên tiến. Có nhiều trắc nghiệm để đánh
giá sự phát triển tâm vận động ở trẻ em, như trắc nghiệm Gessell, Binet
Simon, Merrill Palmer, Terman Merrill, Brunet Lezine, Denver I và Denver II
trong đó test Denver được sử dụng nhiều nhất [5] [7] [8] [19] [20]. Tại Việt
Nam, test Denver đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa thần kinh, Bệnh viện
Bạch Mai, Hà Nội từ năm 1977 (gọi là test Denver I). Từ năm 2000, Khoa
Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hoá thành
test Denver II và từ đó đến nay đã có nhiều đơn vị khác trong nước tiếp tục
triển khai thực hiện [1]. Test Denver II có một số thay đổi và điều chỉnh so
với Test Denver I cho phù hợp với môi trường và văn hoá Việt Nam. Hiện
nay ở Việt Nam các nghiên cứu sử dụng test Denver thường được tiến hành ở
những bệnh viện chuyên khoa hoặc các cơ sở mầm non ở các thành phố lớn.
Tuy nhiên, việc đánh giá sự phát triển tâm lý, vận động riêng rẽ hoặc đi kèm
với đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Vì vậy, để góp phần đánh giá sự phát triển cả về thể chất và tâm lý, vận
động của trẻ nhỏ, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Tình trạng dinh
dưỡng và phát triển tâm vận động của trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần
Hưng Đạo Thành phố Phủ Lý – Hà Nam năm 2012” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi tại phường Trần

Hưng Đạo Thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012.
2. Đánh giá sự phát triển tâm vận động ở những trẻ này bằng test Denver II.

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về dinh dưỡng:
1.1.1 Một số khái niệm về dinh dưỡng:
 Dinh dưỡng:
Là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh
dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm
bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [15].
 Tình trạng dinh dưỡng:
Là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh
mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố
như: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh
môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà
mẹ…
Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào
và tình trạng sức khoẻ. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu
hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng
hoặc cả hai [15].
 Suy dinh dưỡng:
Là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh
dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác
nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận
động của trẻ.
Tùy theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng biểu hiện

các thể, các hình thái khác nhau [2] [15] [25].
4

Hiện nay, suy dinh dưỡng được hiểu rộng hơn là tình trạng thiếu hay
thừa về các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao do thiếu hay thừa năng lượng và
thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.
 Phương pháp đánh giá suy dinh dưỡng:
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), ba chỉ số nhân
trắc nên dùng là: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều
cao.
Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai
độ lệch chuẩn (< -2SD) so với quần thể WHO 2005 [2] [6] [25] [37].
 So sánh bảng CN/T, khi CN dưới CN
TB
– 2SD, trẻ SDD thể nhẹ cân.
 So sánh bảng CC/T, khi CC dưới CC
TB
– 2SD, trẻ SDD thể thấp còi.
 So sánh bảng CN/CC, khi CN dưới CN
TB
– 2SD, trẻ SDD thể gầy còm.
Dựa vào chỉ số Z- Score, tính theo công thức:
Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu
Z – Score =
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu
WHO 2005 với 3 chỉ tiêu theo Z- score:
Cân nặng/Tuổi:

Chiều cao (Chiều dài)

/Tuổi
Cân nặng/Chiều cao
<-2: SDD thể nhẹ cân
<-3: SDD thể nhẹ cân
nặng

<-2: SDD thể thấp còi
<-3: SDD thể thấp còi
nặng
>2: Thừa cân
>3: Béo phì
<-2: SDD thể còm
<-3: SDD thể còm nặng
5

1.1.2 Thực trạng suy dinh dưỡng hiện nay:
 Thực trạng suy dinh dưỡng trên thế giới:
Trên thế giới, tỷ lệ SDD thấp còi năm 1985 là 51,5%, năm 1990 là
56,5%, năm 1994 là 44,9%, hiện nay là 31,9% (năm 2009) [16] [31] [32] [36].
Theo báo cáo của UNICEF, hiện nay thế giới có khoảng 146 triệu trẻ em dưới
5 tuổi được xem là thiếu cân, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu
Mỹ La tinh.
Tại Nam Á, Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan, số trẻ thiếu cân chiếm 1/2
tổng số trẻ thiếu cân của thế giới. Riêng tại Ấn Độ, khoảng 47% trẻ dưới 5
tuổi bị thiếu cân [16] [31] [32] [36].
Ở Đông và Nam Phi, nơi nạn đói thường xuyên xảy ra, có 29% trẻ bị
thiếu ăn. Tại Đông Á, Trung Quốc, số trẻ thiếu cân giảm 6,7% mỗi năm kể từ
năm 1990, tuy nhiên ở các nước khác trong khu vực, tình hình vẫn diễn biến
rất chậm [16] [31] [32] [36].
Đầu những năm 90, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã dự đoán vào

năm 2000, tỷ lệ thấp còi trẻ em nước ta sẽ là 45%, đến năm 2013 sẽ dưới 35%
với điều kiện đạt mức tăng trưởng kinh tế liên tục các năm là 9%. Riêng trong
thập kỷ 90, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm đi được 19,8%. Như
vậy, SDD thấp còi đã giảm đáng kể và nhanh hơn nhiều so với dự báo của các
chuyên gia, dù rằng hiện vẫn còn ở mức cao [16] [31] [32] [36].
Vấn đề suy dinh dưỡng đang dần được đẩy lùi, trong khi vấn đề khác
lại xuất hiện. Theo Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, trên toàn thế giới béo
phì đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980. Trong năm 2008, có khoảng hơn 1,4
tỷ người, 35% người ở độ tuổi 20 trở lên bị thừa cân và 11% bị béo phì.
Trong năm 2011, trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân đã lên tới con số 40 triệu.
Hơn 30 triệu trẻ em thừa cân đang sinh sống tại các nước đang phát triển và
10 triệu người ở các nước phát triển [26]. Thừa cân béo phì đang là vấn đề
đáng phải quan tâm cùng với vấn đề suy dinh dưỡng như đã biết.
6

 Thực trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam:
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hiện nay ở Việt
Nam đã và đang tiếp tục giảm dần.Từ năm bắt đầu thực hiện chương trình
KHHGĐ (1995), chỉ sau 4 năm tỷ lệ SDD đã giảm xuống còn 36,7% (1999),
trung bình mỗi năm giảm 2%, tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh
[6] [16] [21] [28]. Như vậy, mỗi năm đã đưa khoảng gần 200 nghìn trẻ dưới
5 tuổi thoát khỏi SDD. Năm 2000, theo số liệu thống kê của Viện Dinh
Dưỡng, tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi còn 33,1% [6] [16] [21] [28]. Năm
2011, tỷ lệ này chỉ còn là 16,8% [6] [16] [21] [28]. Suy dinh dưỡng nặng đã
giảm hẳn, hiện nay Việt Nam chủ yếu là SDD thể nhẹ và vừa. Có thể nói
thành tựu giảm nhanh tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi là rất đáng ghi nhận.
Tuy rằng tỷ lệ SDD ở trẻ đã giảm đáng kể, Việt Nam vẫn còn ở tỷ lệ
cao so với các nước khác trên thế giới. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở
Việt Nam đã giảm nhiều không còn ở mức cao, còn tỷ lệ trẻ SDD thể thấp
còi vẫn còn là một thách thức lớn. Theo công bố kết quả điều tra toàn quốc

2010 - 2011 tại 63 tỉnh thành với gần 100 000 trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ
SDD thể nhẹ cân còn ở mức 16,8%, nhưng tỷ lệ SDD thể thấp còi là 27,5%
[6] [16] [21] [28]. Vì vậy, vấn đề SDD đặc biệt là SDD thấp còi cần phải
được chú trọng hơn.
7


Biểu đồ 1.1 - Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các
năm (1999 - 2011) – Nguồn: Viện Dinh dưỡng quốc gia
Tỷ lệ SDD có sự chênh lệch giữa các khu vực, các tỉnh. Những vùng có tỷ
lệ SDD cao là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, vùng núi và Trung du phía Bắc (trên
30%). Tỷ lệ SDD thấp là ở Thành phố Hồ Chí Minh (6,8%), Đà Nẵng (7,8%),
Hà Nội (10,8%), trong khi có một số vùng có tỷ lệ SDD cao trên 20% như Nghệ
An, Lai Châu, Lào Cai, Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Bình… [6] [16] [21] [28].
Bên cạnh những cố gắng giảm suy dinh dưỡng, Việt Nam cũng đang
phải đối phó với tình trạng trẻ em dưới năm tuổi bị thừa cân, béo phì. Đến
cuối năm 2009, cả nước đã có 4,8% số trẻ dưới năm tuổi bị thừa cân béo phì,
tăng 6,2 lần so với năm 2000. Tình trạng thừa cân, béo phì mới xuất hiện
nhưng đang tăng nhanh ngay cả ở những vùng nông thôn (từ 2,2% năm 2005
lên 4,2% năm 2009) [3]. Đây cũng là một báo động cho ngành dinh dưỡng
Việt Nam hiện nay.
8

1.2 Tổng quan về sự phát triển tâm vận động.
1.2.1 Đặc điểm sự phát triển tâm vận động trong các giai đoạn:
Sự phát triển của tâm lý diễn ra trên cơ sở sự phát triển về giải phẫu và
sinh lý [22] [33], đặc biệt là trên cơ sở sự phát triển của não bộ và của hệ thần
kinh.
Trẻ em phát triển qua 6 giai đoạn [24] [35]:
 Giai đoạn bào thai.

 Giai đoạn sơ sinh (từ 1 đến 29 ngày tuổi).
 Giai đoạn nhũ nhi (từ 30 ngày tuổi đến 2 tuổi).
 Giai đoạn tiền học đường (từ 1 đến 6 tuổi).
 Giai đoạn học đường (từ 7 tuổi đến 18 tuổi).
 Giai đoạn dậy thì (từ 11 đến 18 tuổi).
Giai đoạn sơ sinh, ở trẻ chủ yếu là hiện tượng thích nghi, chấm dứt kiểu
sống lệ thuộc để sống độc lập; hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có biến đổi nhiều
nhất: phổi bắt đầu hô hấp trao đổi khí còn hệ tim mạch chuyển tuần hoàn rau
thai thành tuần hoàn sơ sinh. Các cơ quan khác như da, trung tâm điều nhiệt,
hệ tiêu hóa cũng có biến đổi thích nghi. Trẻ sơ sinh hoạt động chủ yếu do các
phản xạ về vận động còn mang tính chất hỗn loạn do trung tâm dưới vỏ chi
phối. Tùy mỗi trẻ, tùy môi trường và tùy sự chăm sóc vỗ về âu yếm của mẹ
mà khả năng nhận thức và phát triển tình cảm của từng trẻ khác nhau [24].
Bước sang giai đoạn nhũ nhi, trẻ ngủ giảm dần còn 14 -16 giờ một
ngày, tới 6 tháng ngủ được 8 giờ một đêm. Vận động và nhận thức cũng có
nhiều thay đổi. Từ 2 tháng trương lực cơ các chi giảm dần, cổ giữ vững, nằm
sấp thỉnh thoảng tự ngóc đầu; biết dõi mắt nhìn theo người hoặc vật. Từ 3
tháng giảm dần phản xạ Moro, biết quay đầu lắng nghe biểu lộ tình cảm. Từ 4
tháng biết lật, cười ra tiếng, biết la khóc vì sợ hãi, biết biểu lộ thích thú. Từ 6
9

tháng, biết trườn, cổ giữ thẳng được đầu, chuyển vật từ tay này qua tay kia
cầm, đưa vật vào miệng, nhặt đồ chơi bằng 5 ngón tay, biết nhận người lạ và
trốn các mối đe dọa. Từ 9 tháng, trẻ tự ngồi vững, nhặt vật nhỏ bằng 2 ngón
tay, phát âm và hiểu được từng tiếng, thích trò chơi âm thanh và hình ảnh. Từ
12 tháng, trẻ bước đi, tự đứng dậy một mình, chơi được trò chơi đơn giản, nói
câu 2 - 3 từ, biết lời khen và cấm đoán. Giai đoạn này, trẻ tự thiết lập cách
phản ứng với môi trường xã hội. Khi vui, khi hờn giận, không vừa lòng, trẻ
biết sử dụng gương mặt, mắt, tiếng cười, tiếng khóc để bày tỏ cho người khác
biết và làm theo ý mình. Từ 6 tháng, trẻ biết nhớ mẹ [24].

Giai đoạn từ 1 - 3 năm là giai đoạn rất đặc biệt. Đây là giai đoạn tiểu
não dần dần hoàn thiện chức năng. Điều này thấy rõ qua mối quan hệ của trẻ
với thế giới xung quanh và xã hội loài người được thay đổi về cơ bản cùng
với sự phát triển của vận động đi lại và tiếng nói. Việc tự đi lại cho phép trẻ
làm quen một cách toàn diện với các sự vật, hiện tượng xung quanh nó, còn
sự phát triển tiếng nói của trẻ giúp trẻ khả năng tiếp xúc nhiều hơn với người
lớn. Hành vi của trẻ 2 - 3 tuổi thể hiện rất rõ bằng hoạt động tìm tòi, lôi cuốn
chúng đến với mọi đồ vật, chạm, sờ, đẩy, cầm lấy chúng [14] [24].
Đặc điểm hoạt động tư duy của trẻ ở năm thứ hai thay đổi rất rõ, tuy
các kích thích phức hợp vẫn còn tác dụng, nhưng đã khác về chất. Trẻ đã bắt
đầu biết tách các thành phần của các kích thích xuất phát từ một đối tượng –
xuất hiện hình ảnh của từng đối tượng. Các hiện tượng của môi trường bên
ngoài đối với trẻ ở năm thứ hai đã có được đặc điểm mới. Từ thế giới tổng
quát không phân chia xung quanh của trẻ, bắt đầu xuất hiện từng đối tượng
riêng rẽ. Sự tiến bộ to lớn này trong việc phân tích môi trường bên ngoài chỉ
có thể diễn ra nhờ tác dụng của các dấu vết do các đối tượng gây ra trong não
của trẻ [14]. Dần dần ở trẻ được hình thành hệ thống hành động thích đáng
đối với các đối tượng khác nhau: Trẻ ngồi lên ghế, dùng thìa xúc thức ăn,
10

uống nước từ chén Nhờ tác động qua lại giữa trẻ với các đối tượng mà hình
thành được các chức năng khái quát - nét hoạt động đặc biệt của não người.
Cũng vào thời điểm này (khoảng 2 - 3 tuổi) tiếng nói của trẻ bắt đầu
phát triển nhanh. Tiếng nói trở thành tín hiệu có ưu thế khi nó tác động lên
các thụ cảm thể thính giác. Sang năm thứ 3 trẻ có thể nói lại và nhớ dễ dàng
những từ mới do người lớn nói ra ngay cả trong những trường hợp trẻ chưa
hiểu ý nghĩa của từ đó. Từ 2,5 đến 3 tuổi, vốn ngôn ngữ của trẻ không những
chỉ gồm những từ riêng rẽ hay những thành ngữ, mà có cả những câu được
đặt ra trong quá trình phát triển ngôn ngữ và là những liên hợp khác nhau của
những từ ngữ đã quen biết trước đó, với việc sử dụng các giới từ, động từ và

những đặc điểm khác nhau về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ [22] [23].
Thời kỳ 3 - 5 tuổi, trẻ cần được chăm lo vỗ về vì đây là lứa tuổi học
mẫu giáo xa mẹ nhiều. Tuổi này trẻ bắt đầu phân biệt được giới tính.
Tròn 6 tuổi, não được 1300g như người lớn, sự biệt hóa và tăng trưởng
não bộ đã hoàn thành. Tuổi này trẻ cần được đi học để hoàn thiện ngôn ngữ,
phát triển trí tuệ, đi học trẻ biết ý thức hoàn thành nghĩa vụ, tạo được các quan
hệ xã hội; trẻ tham gia vào trò chơi tập thể, dần dần chia tay tuổi thơ [24].
1.2.2 Test Denver II:
Để đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ, việc quan tâm đến cả yếu tố
thể chất và tâm lý, vận động ở trẻ là cực kỳ quan trọng. Trên thế giới, các
nghiên cứu về sự phát triển tâm vận động đã được tiến hành từ thế kỷ XIX
nhưng còn thô sơ. Sang thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu nhờ có
các kỹ thuật tiên tiến. Có nhiều trắc nghiệm để đánh giá sự phát triển tâm vận
động ở trẻ em, như trắc nghiệm Gessell, Binet Simon, Merrill Palmer, Terman
Merrill, Brunet Lezine, Denver I và Denver II trong đó test Denver được sử
dụng nhiều nhất [5] [7] [19].
11

Tên đầy đủ của test Denver là Denver Developmental Screening Test
(viết tắt là DDST). Test Denver còn được gọi là Trắc nghiệm đánh giá sự phát
triển tâm lý, vận động cho trẻ nhỏ. Nhóm tác giả xây dựng test Denver là
William K. Pranken Burg, Josian B. Doss và Alma W. Fandal thuộc Trung
tâm Y học Denver (Colorado, Hoa Kỳ). Test Denver được áp dụng lần đầu
tiên vào năm 1967, tên là Test Denver I, được tiêu chuẩn hoá trên 20 quốc gia
và đã được áp dụng cho hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới (Bệnh viện Nhi
Trung ương, 2004) [1].
Ở Việt Nam, năm 1972-1975 Vũ Thị Chín và cộng sự đã tiến hành
thăm dò sự phát triển tâm lý, vận động của trẻ từ 0-3 tuổi ở nhà trẻ bằng thang
đo Brunet- Lezine [5]. Lê Đức Hinh đã sử dụng trắc nghiệm Denver I trong
đánh giá phát triển tâm vận động cho trẻ em tại khoa Thần kinh Bệnh viện

Bạch Mai. Năm 1990 tác giả đã viết một tài liệu khá đầy đủ về cách sử dụng
trắc nghiệm này [7]. Quách Thuý Minh và CS đã áp dụng trắc nghiệm Denver
I đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ em tại một số nhà trẻ mẫu giáo
nội thành Hà Nội [19] [20]. Nguyễn Thị Yến, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim
Chi đã áp dụng trắc nghiệm Denver I đánh giá sự phát triển tâm vận động của
99 trẻ em dưới 5 tuổi tại Hà Nội và Hà Tây [4].
Từ năm 2000, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục
nghiên cứu và chuẩn hoá thành test Denver II và từ đó đến nay đã có nhiều
đơn vị khác trong nước tiếp tục triển khai thực hiện. Test Denver II có một số
thay đổi và điều chỉnh so với Test Denver I cho phù hợp với môi trường và
văn hoá Việt Nam và bao gồm nhiều mục hơn (Test Denver I: 105 tiết mục;
Test Denver II: 125 tiết mục). Test Denver II được thiết kế để sử dụng tốt trẻ
cho em độ tuổi sơ sinh đến 6 tuổi và được tổng kết qua đánh giá hành vi của
trẻ trên một loạt những kỹ năng được thiết kế phù hợp với lứa tuổi. Test này
thường được sử dụng trong việc theo dõi những triệu chứng của trẻ để phát
12

hiện ra vấn đề, trong việc xác thực những nghi ngờ bằng trực giác có thể dùng
test để đo và trong việc giám sát những vấn đề xấu trong sự phát triển của trẻ,
cũng như những vấn đề ở những người đã trải nghiệm nhưng khó khăn trong
thời kỳ chu sinh [1].
Mục đích của trắc nghiệm: Nhằm tiêu chuẩn hóa một phương pháp
đánh giá sự phát triển tâm vận động để có thể phát hiện sớm các trạng thái
chậm phát triển ở trẻ em trước tuổi đi học. Trắc nghiệm chủ yếu là vận dụng
các tiêu chuẩn bình thường đã biết, sắp xếp các tiêu chuẩn đó vào một hệ
thống chung để tiến hành, dễ nhận định, dễ đánh giá và tiện làm nhiều lần trên
cùng một đối tượng [1].
Test Denver II không phải là test IQ, cũng không phải là những dự báo
chính xác cho sự thích ứng trong tương lai hay những năng lực trí tuệ. Nó
không được thiết kế cho việc chẩn đoán một cách chung chung như mất khả

năng học tập, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc và cũng không nên sử dụng
cho việc chẩn đoán, lượng giá cũng như kiểm tra về thực thể. Hơn thế test
được thiết kế để so sánh những hành vi của trẻ qua rất nhiều các hành vi với
những hành động của trẻ khác ở cùng một độ tuổi.
Test Denver II gồm 125 tiết mục, nó được sắp xếp thành 4 nhóm khu
vực, để dễ theo dõi từng loại chức năng như sau [1]:
- Khu vực 1 đánh giá cá nhân – xã hội là sự hoà hợp với xã hội và có liên
quan đến nhu cầu cá nhân, gồm 25 tiết mục.
- Khu vực 2 đánh giá vận động tinh tế - thích ứng là sự phối hợp tay -
mắt, thao tác với những vật nhỏ bé và cách giải quyết vấn đề, gồm 30
tiết mục.
- Khu vực 3 đánh giá ngôn ngữ là sự nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ,
gồm 39 tiết mục.
13

- Khu vực 4 đánh giá vận động thô là quá trình biết ngồi, đi, chạy nhảy,
các loại vận động các nhóm cơ lớn, gồm 31 tiết mục.
Test này cũng bao gồm 5 quan sát hành vi. Cách đánh giá hành vi này
giúp cho những người theo dõi có sự đánh giá chủ quan về tất cả hành vi của
trẻ và chứa đựng những đo lường thô về việc trẻ sử dụng khả năng của chúng
như thế nào.
Những giá trị của Denver II đã thiết lập nên một tập hợp các dấu ấn lâm
sàng của trẻ trong suốt thời kỳ phát triển và cảnh báo những khó khăn trong
quá trình phát triển của trẻ dưới dạng tiềm năng. Test Denver II thường được
sử dụng để sớm xác định xem trẻ này so với trẻ khác như thế nào. Song nó
không phải là sự tiên đoán sau này trong sự phát triển của trẻ.
14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Thời gian: từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ dưới 6 tuổi và các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại địa bàn phường.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Trẻ dưới 6 tuổi tại thời điểm điều tra, trên địa bàn phường Trần Hưng
Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trẻ không mắc các bệnh bẩm
sinh, bệnh mạn tính, và các bất thường về phát triển trí tuệ, hiện tại
không mắc các bệnh cấp tính.
- Bà mẹ: là mẹ của các trẻ được chọn, không bị tâm thần, không bị rối
loạn trí nhớ và hợp tác.
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu:
 Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu 1 tỷ lệ:



p(1- p)
n = Z
2
1-/2
.
e
2

15


Trong đó:
n = Cỡ mẫu nghiên cứu
p = 0,31 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt
Nam (ước tính theo số liệu báo cáo năm 2010 của Viện Dinh Dưỡng).
Z
1-/2
= 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với α= 0,05 với độ
tin cậy của ước lượng là 95%.
e: là sai số cho phép, chọn e = 0,05.
Từ công thức trên ta tính được n = 329.
Ước tính có khoảng 10% đối tượng sẽ bỏ cuộc hoặc di chuyển trong quá
trình nghiên cứu nên số mẫu sẽ là 350 trẻ.
 Quy trình chọn mẫu:
Tổng số trẻ dưới 6 tuổi của phường tại thời điểm nghiên cứu là 670. Cỡ
mẫu nghiên cứu là 350 trẻ. Áp dụng phương pháp chọn mẫu l ngẫu nhiên hệ
thống. Đầu tiên xác định khoảng mẫu k = 670/350 = 2; liệt kê danh sách trẻ
dưới 6 tuổi của toàn phường (trước thời điểm điều tra), dựa vào bảng số ngẫu
nhiên chọn số ngẫu nhiên i. Các cá thể được chọn vào mẫu lần lượt theo thứ
tự i+k, i+2k, i+3k, cho tới khi đủ cỡ mẫu 350. Trường hợp nếu trẻ được
chọn không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia nghiên cứu, hoặc từ chối nghiên
cứu thì lấy trẻ kế tiếp ngay sau trẻ được chọn trong bảng danh sách. Trong
những gia đình có trẻ được điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ
mẹ của trẻ qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
2.3.3 Các nhóm chỉ số, biến số:
 Nhóm thông tin chung
Thông tin chung bao gồm: Các thông tin về trẻ: tên, ngày sinh, giới;
đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của bố mẹ trẻ.
16

Các thông tin này được thu thập dựa trên bộ câu hỏi mẫu sẵn phỏng vấn

các bà mẹ của trẻ.
 Nhóm chỉ số về nhân trắc
Thu thập các chỉ số về cân nặng, chiều cao của trẻ để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng theo 3 chỉ số: cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều
cao, theo WHO 2005.
 Nhóm chỉ số về tâm lý, vận động [1]:
- Sử dụng trắc nghiệm đánh giá sự phát triển Denver II.
- Trắc nghiệm Denver II gồm 125 tiết mục được sắp xếp trên phiếu kiểm
tra theo 4 khu vực. Đánh giá thao tác vận dụng của trẻ qua 4 khu vực
này.
 Khu vực (1): Cá nhân – xã hội: sự tương tác của trẻ với người khác và
thực hiện nhu cầu cá nhân gồm 23 tiết mục.
 Khu vực (2): Vận động tinh tế - thích ứng: sự phối hợp tay mắt, khả
năng thao tác với vật nhỏ: 30 tiết mục
 Khu vực (3): Ngôn ngữ: Sự hiểu và sử dụng ngôn ngữ : 21 tiết mục
 Khu vực (4): Vận động thô: khả năng lẫy, bò, ngồi, đi, chạy vận động
của các nhóm cơ lớn: 31 tiết mục.
2.4 Phương pháp thu thập thông tin:
2.4.1 Cách thức và phương pháp thu thập thông tin:
 Phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc sẵn để phỏng vấn
trực tiếp các bà mẹ là mẹ của các trẻ đã được lựa chọn.
Bộ câu hỏi gồm các phần:
- Thông tin chung của trẻ: Tên, địa chỉ, ngày sinh, tuổi, giới.
- Thông tin gia đình: Nghề nghiệp bố, mẹ, kinh tế gia đình, số con.

×