BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------***----------
PHẠM VĂN KHANG
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
CHĂM SÓC PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI NĂM 2011
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2006 – 2012
Người hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM DUY TƯỜNG
HÀ NỘI 2012
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận, ngồi sự cố gắng của
bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường,
thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Nhân dịp bản khóa luận này hồn thành, em xin chân thành cảm ơn:
-
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà
-
Nội.
Các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Bộ
môn Dinh dưỡng và Vệ sinh An tồn thực phẩm đã tận tình giảng dạy và
-
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Duy
-
Tường về sự hướng dẫn tận tình của thầy trong thời gian em làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân, các cán bộ Y tế ở các xã
thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái cũng như nhân dân trong các xã đó đã
-
nhiệt tình giúp đỡ em trong q trình tiến hành lấy số liệu tại thực địa.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, cha mẹ
và tồn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình
học tập và hồn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Phạm Văn Khang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI
:
CED
Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể
:
Chronic Energy Deficiency – Thiếu năng lượng trường diễn
CS
:
Cộng sự
CSSK
:
Chăm sóc sức khỏe
KT & TH
:
Kiến thức và thực hành
NCBSM
:
Nuôi con bằng sữa mẹ
PNMT
:
Phụ nữ mang thai
SDD
:
Suy dinh dưỡng
SD
:
Standard Deviation – Độ lệch chẩn
SMHT
:
Sữa mẹ hồn tồn
TTDD
:
Tình trạng dinh dưỡng
TĐVH
:
Trình độ văn hóa
VDD
:
Viện Dinh dưỡng
WHO
:
Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đã thực hiện khóa luận một cách
khoa học, chính xác và trung thực. Các kết quả, số liệu
trong khóa luận đều có thật và chưa được đăng tải trên tài
liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Phạm Văn Khang
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG
Số bảng
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Tên bảng
Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Tuổi trung bình, số con, khoảng cách tới trạm y tế.
Tuổi thai.
Cân nặng, chiều cao của PNMT.
Mức tăng cân của PNMT.
Hiểu biết số lần đi khám thai.
Kiến thức của PNMT về chăm sóc thai nghén.
Hiểu biết lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ.
Thực hành khám thai.
Người khám thai.
Ăn kiêng, uống viên sắt của phụ nữ mang thai.
Những nội dung được tư vấn.
Nội dung tư vấn NCBSM.
Nội dung tư vấn cho trẻ ăn bổ sung.
Tình hình tiếp cận thông tin, chia sẻ kinh nghiệm.
Liên quan của dân tộc với thực hành khám thai.
Liên quan của TĐVH với thực hành khám thai.
Liên quan của chia sẻ kinh nghiệm với khám thai.
Liên quan của xếp loại kinh tế với ăn uống.
Liên quan của được tư vấn với ăn uống.
Liên quan của được tư vấn với uống viên sắt.
Tran
g
18
19
20
20
20
21
21
23
24
25
26
27
28
29
29
30
30
31
31
32
32
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ
Tên biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Phân bố nhóm tuổi phụ nữ mang thai.
Biểu đồ 3.2 Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai.
Biểu đồ 3.3 Kiến thức về ăn kiêng
Biểu đồ 3.4 Thực hành của phụ nữ mang thai về mức độ ăn uống
khi có thai.
Biểu đồ 3.5 Thời điểm tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.
Tran
g
19
21
24
25
28
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống của con người.
Dinh dưỡng và sức khoẻ có mối liên quan chặt chẽ với nhau, để có một sức
khoẻ tốt, trước hết mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và
những thực hành thật tốt về các biện pháp chăm sóc sức khoẻ. Trong những
mục tiêu của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, phụ nữ
mang thai (PNMT), bà mẹ và trẻ em được quan tâm hàng đầu. Bởi vì đây là
những đối tượng chiếm số đơng trong xã hội, nếu sức khoẻ phụ nữ mang thai,
bà mẹ và trẻ em được nâng cao thì có nghĩa là sức khoẻ của tồn xã hội được
bảo vệ [29].
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của phụ nữ mang thai có ảnh hưởng
trực tiếp tới TTDD của bào thai, cân nặng sơ sinh thấp, tỷ lệ tử vong chu sinh,
tử vong bà mẹ và tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở bà mẹ và trẻ em. Chính
vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một kiến thức chăm sóc sức khoẻ đúng, đầy
đủ và có một chế độ dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức khoẻ cho mình và cho đứa
trẻ được sinh ra. Tổng điều tra năm 2000 cho thấy, tỷ lệ thiếu năng lượng
trường diễn (BMI<18,5) của phụ nữ độ tuổi 20 - 49 trong cả nước là 26,5%, tỷ
lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 32,2% [12], [31]. Theo nghiên cứu của Tơ
Thanh Hương và cs (1994) thì tỷ lệ trẻ sơ sinh thấp cân tại một số địa phương:
Hà Nội (3,5%), TP Nam Định (5%), một số vùng nông thôn Hà Tây, Nam Hà
là (11%) [11]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Mai (2004) tại Hải Phòng
thấy chỉ có 26,4% bà mẹ có thai cho rằng cần ăn tăng; 41% hiểu cần tăng 912kg trong thời kỳ mang thai; số phụ nữ khám thai ≥3 lần chiếm 40,1% [16].
Theo thống kê năm 2002 tính trên cả nước tỷ lệ tử vong của bà mẹ là 165 trên
100000 ca sinh sống, trong đó vùng núi phía Bắc cao gấp 4 lần so với miền
8
xi [33]. Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, SDD sớm còn thường gặp ở
nước ta đặc biệt là những vùng nghèo, vùng kinh tế kém phát triển [34]. Vùng
Tây Bắc Bộ là một khu vực cịn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội,
chăm sóc sức khoẻ. Trình độ văn hố của phụ nữ mang thai cịn thấp; tỷ lệ
thiếu năng lượng trường diễn những phụ nữ này còn khá cao. Riêng Yên Bái,
một tỉnh thuộc khu vực này, có tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành
chăm sóc PNMT cịn thấp. Đã có rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng của bà
mẹ và trẻ em ở khu vực này, nhưng các nghiên cứu về PNMT ở địa phương
này cịn rất ít. Nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành
chăm sóc phụ nữ mang thai tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011”
được tiến hành để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm nâng
cao sức khoẻ và kiến thức, thực hành về chăm sóc thai nghén cho PNMT ở địa
phương. Nghiên cứu được tiến hành với những mục tiêu sau:
1.
Mơ tả tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại huyện Văn Yên
2.
tỉnh Yên Bái năm 2011.
Đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc phụ nữ mang thai tại địa
phương trên.
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ có thai
Dinh dưỡng đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi
và đảm bảo cho phụ nữ mang thai có tình trạng sức khỏe tốt và ổn định. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa dinh dưỡng thời kỳ bào thai tới sức
khỏe của các giai đoạn say này của cuộc đời. Baker một nhà khoa học người Anh
đã đưa ra lý thuyết dinh dưỡng vịng đời.
Tử vong
Phát triển trí tuệ kém
tăng nguy cơ bệnh mãn tính
ở tuổi trưởng thành
Sơ sinh
Tỷ lệ tử
vong mẹ cao
Thiếu dd
bào thai
Phụ nữ thiếu
dinh dưỡng
Chậm tăng trưởng
Trẻ thấp cịi
Kém tăng cân
khi có thai
Thiếu niên
thấp cịi
Sơ đồ: Các vấn đề dinh dưỡng thường gặp trong các thời kỳ của đời người.
Bình thường một cơ thể cần chế độ dinh dưỡng đáp ứng được các hoạt
động sống của mình, lao động, học tập, nghỉ ngơi... Đối với phụ nữ có thai, việc
10
ăn uống càng phải được chú trọng hơn vì lúc này thức ăn được coi như là nguồn
nguyên liệu để:
-
Nuôi bào thai.
Cung cấp đủ cho sự phát triển của rau thai.
Tăng dự trữ mỡ để tạo sữa cho trẻ bú sau đẻ [14].
Để đạt được những nhu cầu trên phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn nhiều
hơn lúc bình thường và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
1.2. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai
Có nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bao gồm:
Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống, phương pháp lâm sàng, phương pháp
nhân trắc học, phương pháp hóa sinh. Nhưng đối với PNMT tình trạng dinh
dưỡng thường được đánh giá qua mức tăng cân hay phương pháp nhân trắc
học. Vì mức tăng cân đáp ứng được nhu cầu sẽ cung cấp đủ các chất dinh
dưỡng: protein, lipid, glucid đặc biệt là cacxi, phospho, sắt, các vitamin tan
trong dầu ( A, Đ, E, K), vitamin B1, B2, PP, Caroten với phần trăm mg% rất
nhỏ nhưng không thể thiếu được, đảm bảo cho sự dự trữ các chất dinh dưỡng
của mẹ khi có thai. Tuy nhiên trong những tháng đầu của thời kỳ có thai,
người mẹ đã có một lượng chất dinh dưỡng nhất định dự trữ ở rau thai và nhất
là ở các kho dự trữ của mẹ [5]. Do vậy khơng chỉ tăng cân trong lúc có thai là
chỉ số quan trọng mà cân nặng của mẹ trước khi có thai cũng rất quan trọng.
1.2.1.
Cân nặng của phụ nữ trước khi có thai
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body
Mass Index: BMI) để đánh giá mức độ gày béo của cơ thể [2]. Cơng thức tính
chỉ số BMI như sau:
11
BM
I
Cân nặng (kg)
=
[Chiều cao (m)]2
Bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,9.
Khi BMI <18,5 là gầy, biểu hiện tình trạng thiếu năng lượng trường
diễn (Chronic Enery Deficiency-CED). Cơng thức tính BMI trên cho thấy liên
quan đến hai chỉ số cân nặng, chiều cao. Cân nặng, chiều cao của phụ nữ trước
sinh là yếu tố quan trọng vì nó thể hiện có một lượng chất dinh dưỡng nhất
định đã được dự trữ [7].
Chăm lo sức khỏe tốt về cân nặng của phụ nữ trước khi có thai để nhằm
tăng chỉ số chiều cao qua các thế hệ tiếp theo sau này. Cân nặng của người
phụ nữ trước khi có thai cũng là một yếu tố quan trọng, nó thể hiện thể lực
của người phụ nữ trước khi có ý định sinh con. Cân nặng của người phụ nữ
trước khi có thai mà quá thấp so với chuẩn sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân
(<2500g), đẻ non. Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến (1998), nhóm bà mẹ
có cân nặng trước khi có thai <40kg thì có tỷ lệ sinh con nhẹ cân là 28,6% và
có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 2 lần so với nhóm bà mẹ có cân nặng
trước khi mang thai >40kg [25]. Theo tổng điều tra dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu
năng lượng trường diễn (BMI<18,5) ở phụ nữ từ 20-49 tuổi đã giảm từ 33,1%
năm 1990 xuống còn 26,3% năm (2000). Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn
ở nông thôn cao hơn thành phố (28,3% và 20,5%) [31]. Nghiên cứu của Lê
Bạch Mai (2003) thấy những phụ nữ có chiều cao <145cm có nguy cơ sinh ra
12
những đứa trẻ bị SDD bào thai gấp 4,5 lần và sinh ra những đứa trẻ bị thiếu
máu sơ sinh gấp 1,8 lần so với bà mẹ có chiều cao >145cm [18].
1.2.2.
Tăng cân của bà mẹ khi có thai
Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ mang thai được đánh giá qua mức tăng
cân của bà mẹ trong quá trình mang thai. Vì mức tăng cân đáp ứng đủ nhu cầu đề
nghị sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng Protid, Lipid, Glucid, Ca, P, Fe,
Vitamin…đảm bảo cho sự dự trữ các chất dinh dưỡng của bà mẹ có thai [7].
Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai được ăn uống đầy đủ thai nhi phát triển
bình thường, cân nặng của người PNMT thường tăng từ 10 – 12 kg [15]. Cân
nặng của trẻ sơ sinh được tính bằng một phần của cân nặng tăng lên này. Cơ thể
của người phụ nữ phải tạo máu, cơ bắp, dịch thể và tế bào cần thiết cho sự phát
triển của đứa trẻ.
Người phụ nữ có thai tăng cân khơng đủ, đứa trẻ sinh ra có cân nặng thấp
và đứa trẻ sinh ra có cân nặng thấp sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng sau này.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hưng và cs năm (1999) ở trẻ dưới 5 tuổi tại
Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy, tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai
có liên quan chặt chẽ với cân nặng lúc sinh. Trẻ có cân nặng lúc sinh <2500g có
tỷ lệ suy dinh dưỡng là 38,7% cao hơn so với 16,5% ở nhóm trẻ sinh ra có cân
nặng lúc sinh ≥ 2500g, trẻ có cân nặng sơ sinh cao hơn sẽ ăn được tốt hơn và ít
mắc bệnh hơn [13].
Theo FAO, người phụ nữ có thai tăng trung bình 12,5kg và số cân được
phân bố như sau:
- Bào thai, rau thai, nước ối: 4750g.
- Tử cung, vú: 1300g.
- Dich tế bào: 1200g.
- Mỡ dự trữ: 4000g tương ứng với 3600 Kcal (để dự trữ năng lượng cho việc
tạo sữa sau khi sinh).
13
Theo khuyến nghị tổng số cân nặng của bà mẹ cần tăng trong cả quá trình
manh thai trung bình là 10 – 12kg. Số cân nặng tăng được phân bố trong thai kỳ
như sau:
3 tháng đầu : tăng 1kg hoặc không
3 tháng giữa: tăng 4 – 5kg
3tháng cuối: tăng 5 – 6kg
Tỷ lệ tăng cân cũng rất quan trọng trong tổng số cân cần tăng. Đối với
phụ nữ có cân nặng bình thường nên tăng 0,4kg/tuần, với người có cân nặng
thấp nên tăng 0,5kg/tuần và với những người thừa cân chỉ nên tăng 0,3kg/tuần
trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ [2].
Mức tăng cân của cả 9 tháng mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ
có ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng sơ sinh.
Theo nghiên cứu của Phạm Duy Tường (2002) bà mẹ khi mang thai
tăng trên 9kg thì con có cân nặng sơ sinh trung bình là 3270g, trong khi đó bà
mẹ tăng cân dưới 9kg thì cân nặng của con trung bình chỉ có 2970g [27] .
Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và cs (2004) thấy nhóm bà mẹ tăng cân
trong 3 tháng cuối của thai kỳ dưới 0,5kg/tháng sinh con có cân nặng lúc sinh
là 2862g thấp hơn 166g; 196g và 345g so với nhóm thai phụ tăng từ 0,5 –
1,25kg ; 1,25 –2,0kg và trên 2kg/ tháng tương ứng [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy, Lê Thị Hợp và cs tại 4 xã miền núi,
tỉnh Bắc Giang năm 2003-2004 thấy mức tăng cân của bà mẹ trong 9 tháng
mang thai là 8,4 kg [10].
14
Một nghiên cứu ở Cần Thơ (2004) cho thấy tỷ lệ thai phụ có chỉ số
khối cơ thể dưới 18,5 là 27,6%; tăng cân trung bình của người mẹ trong 3
tháng cuối là 4,8 kg; trong đó tỷ lệ tăng dưới 4kg tới 36,6% [24].
Nguyễn Thị Xuân Mai (2004) thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn
của bà mẹ trước có thai ở Hải Phịng rất cao 38,2%, mức tăng cân còn thấp chỉ
đạt 8,9 kg trong thời gian mang thai [16].
Như vậy ta có thể thấy tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta còn ở tỷ lệ cao, mức tăng cân của phụ nữ có
thai chưa đủ so với yêu cầu.
1.3. Kiến thức thực hành chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ mang thai
1.3.1. Khám và quản lý thai nghén
Khi có thai người mẹ nên đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký khám
và quản lý thai nghén sớm, thực hiện khám thai định kỳ tối thiểu 3 lần vào 3 giai
đoạn của thời kỳ mang thai để theo dõi sự phát triển của thai, phát hiện bệnh lý của
thai, bệnh lý của bà mẹ và để tiên lượng một cuộc đẻ an toàn [3], [4].
Lần 1: Khi thai 3 tháng đầu nhằm:
-
Xác định có đúng thai hay khơng.
Nếu có thai tiến hành đăng ký thai nghén.
Xem thai có bất thường ở giai đoạn đầu hay khơng.
Phat hiện các bệnh của phụ nữ mang thai.
Lần 2: Vào 3 tháng giữa nhằm:
-
Xem thai phát triển bình thường hay khơng.
Phụ nữ có thích nghi tốt với thai nghén hay không.
15
Lần 3: Vào 3 tháng cuối nhằm:
-
Xem thai có thuận khơng, có phát triển bình thường khơng.
Dự kiến ngày đẻ và chọn nơi an toàn nhất cho bà mẹ và cho con khi đẻ.
Xác định nguy cơ thai nghén ở 3 tháng cuối của PNMT ( nếu có).
Nghiên cứu của Trần Việt Anh phản ánh chất lượng khám thai PNMT
tại Đơng Anh cịn nhiều tồn tại: Chỉ có 66,7% số phụ nữ được cân khi khám
thai, 58,8% được thử nước tiểu và 48% được đo huyết áp, có 21% phụ nữ
không được khám một nội dung nào [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhâm
tại 2 xã của Yên Bái (2005) cho thấy tỷ lệ khám thai vào 3 tháng đầu là
64,2%, khám trên 3 lần ở các PNMT 3 tháng cuối là 51,0% vẫn còn thấp [20].
1.3.2.
Tiêm phòng uốn ván
Tiêm phịng uốn ván để đảm bảo cho mẹ khơng bị uốn ván sau đẻ, đảm
bảo cho con không bị uốn ván sơ sinh. Để có miễn dịch tốt, tiêm phịng uốn
ván phải đảm bảo: tiêm đủ 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất một tháng và
trước đẻ ít nhất 15 ngày [4].
Theo thống kê năm 1998 của Bộ Y tế, tỷ lệ tiêm phòng đủ 2 mũi uốn
ván trên cả nước là 42%. Theo một nghiên cứu (1998) của Trường Đại học Y
Hà Nội tại huyện Kim Bảng, Hà Nam cho thấy 65,8% phụ nữ được tiêm
phòng uốn ván khi mang thai nhưng chỉ có 50% được tiêm đủ cả 2 mũi [30].
Còn nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy và cs (2001) cho thấy phụ nữ mang thai
không tiêm phòng uốn ván còn tới 16,4% ở huyện Kim Sơn, 20% ở huyện
Bình Lục, 19,1% ở huyện Vĩnh Bảo [11].
1.3.3.
Uống viên sắt phòng thiếu máu ở phụ nữ mang thai
16
Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng cao do người mẹ cần phải
chuyển cho thai nhi từ 200-370mg sắt trong suốt quá trình mang thai, 30170mg cho hình thành rau thai, 450mg cho việc tăng khối lượng máu mẹ,
250mg sắt cho quá trình mất máu khi sinh. Nhu cầu tồn bộ q trình mang
thai người mẹ cần 840mg sắt [2].
Sắt chứa trong thức ăn và lượng sắt dự trữ của mẹ thường không đáp
ứng được nhu cầu sắt gia tăng trong suốt thời kỳ mang thai. Chính vì vậy
chương trình phịng chống thiếu máu dinh dưỡng đã được triển khai cho các
phụ nữ mang thai uống mối ngày uống 1viên sắt-acid folic (60mg sắt nguyên
tố và 0,4mg a.folic) càng sớm càng tốt và tiếp tục trong 1 tháng sau sinh [4].
Theo nghiên cứu của Lê Bạch Mai trên 300 phụ nữ sinh con tại khoa
sản Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên (2003) thấy tỷ lệ bà mẹ có uống viên sắt
trong thời gian có thai chỉ đạt 47,06% [18].
Nghiên cứu của Dương Thị Hồng (2002) ở Lương Sơn, Hồ Bình: số
phụ nữ có thai uống viên sắt đạt 70,8%, trong đó số uống viên sắt ngay từ đầu
khi có thai đạt 52,2%, uống thường xuyên đạt 60,5% [17]. Nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thành Hưng (2006) tại Hà
Nội, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng vẫn phổ biến ở mức vừa và nặng, thiếu máu
tăng dần theo tuổi thai: ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu là 16,7%, từ 4- 6 tháng là
35,5% và 7- 9 tháng là 53,4% [22].
1.3.4.
Chế độ ăn trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ có thai, đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng
vì nó ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và con [2]. Nếu được nuôi dưỡng kém
bà mẹ dễ mắc bệnh, con có thể bị đẻ non tháng, nhẹ cân, sau đẻ mẹ thường
17
thiếu sữa cho con bú [3]. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải ăn nhiều hơn bình
thường, đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng để tăng được 10 –12kg.
Trong chế độ ăn của người phụ nữ có thai khơng nên kiêng khem quá mức chỉ
giảm ăn các gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm; không nên dùng các loại kích
thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc. Bữa ăn của người phụ nữ có
thai cũng cần đa dạng, không nên chỉ ăn một loại thực phẩm trong một nhóm
thức ăn [2].
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, năng lượng hàng ngày cho
phụ nữ có thai 3 tháng cuối cần tăng thêm 350kcal/ngày, tương đương ăn thêm
một bát cơm rưỡi mỗi ngày [32]. Nghiên cứu của Phạm Duy Tường (2002) về
khẩu phần thực tế của phụ nữ mang thai cho thấy: Khẩu phần thực tế của phụ
nữ mang thai mới chỉ xấp xỉ đạt nhu cầu năng lượng đề nghị, các chất khoáng
như canxi chỉ đạt từ 57 – 65% đặc biệt là sắt khẩu phần đáp ứng dưới 50%,
vitamin B2 chỉ đạt 30 – 40% nhu cầu đề nghị. Tỷ lệ cân đối giữa canxi và
phospho chỉ đạt nửa so với yêu cầu [27].
Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy (2003) ở Vĩnh Bảo-Hải Phòng cho
thấy bà mẹ mang thai thực hành ăn nhiều hơn là 28,7% - 30,4%, nhưng còn
khoảng 60% phụ nữ vẫn còn ăn bình thường như trước khi mang thai [9].
Theo nghiên cứu của Lê Bạch Mai và cs (2003) tại Hưng Yên thấy năng
lượng bình qn của phụ nữ có thai đạt 1945kcal/người/ngày đáp ứng 83% nhu
cầu khuyến nghị, tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G =12,6: 8,26: 69,14 ; khẩu phần
còn thiếu về năng lượng và chất béo [18].
1.3.5.
Lao động và nghỉ ngơi của phụ nữ thời kỳ mang thai
18
Trong thời kỳ thai nghén PNMT cần phải có chế độ lao động nghỉ ngơi
hợp lý. PNMT không nên làm các việc nặng nhọc như gánh vác nặng, đi xa,
dầm mưa rãi nắng [3].
Nhiều nghiên cứu cho thấy lao động nặng và thời gian nghỉ trước đẻ của
PNMT có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ trẻ sơ sinh thấp cân. Theo Hồng Văn Tiến
thì số PNMT được nghỉ ngơi dưới 30 ngày tỷ lệ trẻ đẻ ra có CNSS thấp là 20,8%,
trong khi các phụ nữ nghỉ từ 30 ngày trở lên thì tỷ lệ trên chỉ có 7,6% [25].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Mai (2004) cho thấy tỷ lệ phụ nữ
mang thai lao động bình thường như trước khi chưa mang thai chiếm 56,2%;
số đối tượng không được nghỉ trước lúc đẻ là 48% [16]. Nghiên cứu của
Nguyễn Khánh Chi (2005) tại 2 xã ở tỉnh Yên Bái cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang
thai không đảm bảo lao động trong thời kỳ mang thai còn cao 26,1%, tỷ lệ phụ
nữ không được nghỉ ngơi trong thời kỳ mang thai cao 18,3% [6].
1.3.6.
Hậu quả của thiếu dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai
Mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với một người phụ nữ, đứa
trẻ sinh ra muốn khỏe mạnh thơng minh thì trong giai đoạn này người mẹ cần
phải được chăm sóc ăn uống đầy đủ. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang
thai không phải là tổng của nhu cầu bào thai và nhu cầu của người phụ nữ như
lúc bình thường, một loạt những thay đổi sinh lý khi người phụ nữ mang thai
làm thay đổi nhu cầu dinh dưỡng, q trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa.
Nếu trong giai đoạn này người PNMT không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu
dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ tình trạng trẻ đẻ ra nhẹ cân, chấm phát triển
thể lực, trí tuệ, cịi xương, suy dinh dưỡng.
19
Người phụ nữ không chuẩn bị tốt sức khỏe cho mình trước khi có thai cũng
ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu về
phụ nữ tuổi tiền hôn nhân ở Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ (2005) cho thấy 15,5% số
phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai dưới 39kg và 11,5% số phụ nữ có cân
nặng trước khi mang thai dưới 41kg sinh ra trẻ có cân nặng sơ sinh thấp [28],
yếu tố này liên quan đến việc tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh. Cũng
nghiên cứu trên cho thấy 38% phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ ở Cẩm Khê có chỉ số
khối cơ thể nhỏ hơn 18,5 (là ngưỡng thiếu dinh dưỡng của WHO cho người
trưởng thành), những phụ nữ này khi mang thai tăng cân rất ít, có tỷ lệ thiếu
máu cao [28].
1.3.7.
Một số đặc điểm về địa điểm nghiên cứu
Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được thành
lập từ tháng 3 năm 1965. Dân số trung bình đến năm 2007 là 115614 người,
phân bố ở 26 xã và một thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên 1391,54km 2. Điều
kiện kinh tế ở địa phương này còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nơng nghiệp cịn cao,
tỷ lệ dân tộc kinh chiếm khoảng 56,33%.
20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Phụ
-
nữ đang mang thai tại địa bàn trong thời điểm
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Các phụ nữ đang mang thai không đồng ý phỏng
vấn hoặc có vấn đề về bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ…
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Văn Yên
2.1.3.
tỉnh Yên Bái.
Thời gian nghiên cứu: Từ 10/05/2011 đến 15/05/2011.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp
2.2.2.
cắt ngang mô tả.
Lấy mẫu:
Lấy xã làm đơn vị chọn mẫu, huyện Văn Yên có 27 xã và thị trấn,
chọn ngẫu nhiên ra 6 trong 27 xã và thị trấn đó. Trong mỗi xã toàn bộ các
phụ nữ mang thai được đưa vào nghiên cứu.
2.3. Các biến số, chỉ số và phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.
•
•
-
Các biến số
Các chỉ tiêu nhân trắc
Tuổi phụ nữ mang thai
Dân tộc
Trình độ văn hóa
Tình trạng hơn nhân
Số con
Tuổi thai
Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai
Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai
Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai
21
Kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mang thai
Kiến thức về chế độ ăn, ăn kiêng khi mang thai
Hiểu biết về số cân nặng cần tăng và cân nặng sơ sinh thấp
Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Kiến thức Ăn bổ sung, cho trẻ ăn khi trẻ bị ốm
Hiểu biết về lao động và nghỉ ngơi khi mang thai
Thực hành chăm sóc PNMT
Khám thai và quản lý thai nghén
Ăn uống khi mang thai
Thực hành uống viên sắt khi mang thai
Thực hành tiếp cận kiến thức khi mang thai
Chia sẻ kinh nghiệm khi mang thai
•
•
2.3.2.
Các chỉ số đánh giá
Đánh giá TTDD của phụ nữ trước khi mang thai dựa vào chỉ số
-
BMI để xác định mức độ thiếu năng lượng trường diễn (CED).
CED độ 1:
17,0 – 18,4
CED độ 2:
16,0 – 16,9
CED độ 3:
<16,0
Bình thường: 18,5 – 24,9
Thừa cân
: >25,0
Đánh giá TTDD của phụ nữ mang thai: dựa vào mức tăng cân của
-
phụ nữ mang thai so với mức tăng cân khuyến nghị [2], [7].
Đánh giá kiến thức thực hành CSSK của phụ nữ mang thai: Dựa
-
theo những nội dung hoạt động CSSK tại cộng đồng. Những hiểu biết và
thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc thai nghén, chế độ lao
động và nghỉ ngơi của phụ nữ mang thai.
2.3.3.
Phương pháp thu thập số liệu
22
-
Đặc điểm chung, kiến thức và thực hành chăm sóc sức khoẻ PNMT được
thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi đã được
-
thiết kế sẵn.
Chiều cao: Sử dụng thước Microtoire với độ chính xác 0,1cm. Khi đo
người được đo bỏ dày dép, mũ nón, bờm tóc, đứng quay lưng vào tường
sao cho hai chân sát vào nhau, gót chân, bụng chân, mơng, vai và chẩm
đầu theo một đường thẳng áp sát vào tường, mắt nhìn thẳng về phía trước,
hai tay bng thõng theo thân mình. Thước kéo xuống áp sát đỉnh đầu
•
thẳng góc với thước đo, đọc kết quả và ghi số cm với một số lẻ.
Cân nặng:
Hỏi cân nặng bà mẹ trước lúc có thai để tính ra BMI của phụ nữ đó trước
•
khi mang thai.
Hiện tại sử dụng cân Seca điện tử với độ chính xác 100g. Cân được đặt ở
vị trí bằng phẳng. Đối tượng mặc quần áo mỏng, đứng giữa bàn cân, khơng
cử động mắt nhìn thẳng. Kết quả được tính bằng kg với một số lẻ.
2.4. Khống chế sai số, phân tích và sử lý số liệu
2.4.1.
Khống chế sai số
-
Bộ câu hỏi được sử dụng theo ngôn ngữ địa phương, đã điều chỉnh sau
khi nghiên cứu thử ở thực địa.
Điều tra viên được hướng dẫn tỉ mỉ và thực hành thành thạo trước khi
-
thu thập số liệu.
-
Quá trình thu thập số liệu được theo dõi giám sát thường xuyên.
-
Quá trình nhập liệu nên được nhập lại 2 lần với hai người khác nhau.
2.4.2.
Phân tích và sử lý số liệu
23
-
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần
mềm thống kê SPSS với các test thống kê thông thường dùng trong nghiên
cứu y học.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
-
Nghiên cứu có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Đối tượng tham
gia hoàn toàn tự nguyện, được bồi dưỡng cho việc tham gia nghiên cứu.
-
Đối tượng được giải thích đầy đủ về mục đích, nội dung, lợi ích của
cuộc điều tra.
-
Sẵn sàng trả lời và tư vấn cho đối tượng những thông tin liên quan đến
dinh dưỡng và sức khoẻ.
-
Các thông tin do đối tượng chỉ được dùng cho nghiên cứu.
-
Phản hồi kết quả với chính quyền địa phương.
-
Nghiên cứu nhăm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khơng nhằm mục đích
nào khác.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
n
%
Kinh
79
38,7
Dân tộc
Dao
55
27,0
Các dân tộc khác
70
34,3
24
Trình độ văn hóa
Tình trạng hơn nhân
Nguồn nước ăn uống
Loại hố xí
Khơng đi học
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung cấp, đại học
Khơng trả lời
Có chồng
Khơng
Nước mưa
Nước máy
Khác
Hố xí đất
Hố xí 1 ngăn
Hố xí 2 ngăn
Hố xí tự hoại
Khơng có
9
42
144
33
5
1
203
1
1
29
174
54
63
37
39
11
4,4
20,6
55,9
16,2
2,5
0,5
99,5
0,5
0,5
14,2
85,3
26,5
30,9
18,1
19,1
5,4
Nhận xét: Số phụ nữ mang thai được nghiên cứu là 204. Tỷ lệ PNMT
thuộc dân tộc Kinh là 38,7%, dân tộc Dao là 27,0% và có 34,3% các phụ nữ
thuộc dân tộc khác. Có 4,4% phụ nữ khơng đi học, 20,6% học hết cấp 1,
55,9% học hết cấp 2, 16,2% học hết cấp 3, 2,5% trung cấp đại học. Có 99,5%
phụ nữ mang thai có chồng, 0,5% khơng chồng. Dùng nước ăn uống là nước
mưa chỉ có 0,5%, 14,2% nước máy và 85,3% nước khác. Có 26,5% sử dụng
hố xí đất, 30,9% hố xí một ngăn,18,1% loại 2 ngăn, 19,1% loại tự hoại và có
5,4% là khơng sử dụng hố xí.
25
Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm tuổi phụ nữ mang thai
Nhận xét: Trong 204 PNMT có 18,6% thuộc nhóm tuổi <20, chiếm
nhiều nhất là 48% nhóm từ 20 – 24, 25,5% tuổi từ 25 – 29, 5,4% từ 30 – 34,
2,5% từ 35 – 39 và khơng có phụ nữ nào ở nhóm tuổi ≥ 40.
Bảng 3.2: Tuổi trung bình, số con dưới 5 tuổi và khoảng cách từ nhà tới
trạm y tế của phụ nữ mang thai
Chỉ số
X
± SD
Tuổi PNMT
23,2 ± 4,2
Số con dưới 5 tuổi
0,3 ± 0,5
Khoảng cách từ nhà tới trạm y tế
3,5 ± 2,7
Nhận xét: Tuổi trung bình của PNMT là 23,2, số con trung bình 0,3,
khoảng cách từ nhà tới trạm y tế trung bình 3,5km.
Bảng 3.3: Tuổi thai