Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân tùng phát, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.59 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
HĐKD Hoạt động kinh doanh
VBT Vốn bằng tiền
VLĐTX Vốn lưu động thườn xuyên
NCVLĐ Nhu cầu vốn lưu động
HĐTC Hoạt động tài chính
1
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

Phân tích tài chính của một doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực quan
trọng của ngành tài chính, cần thiết không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn cho cả bản
thân doanh nghiệp. Về phía các nhà đầu tư, phân tích tài chính giúp nhà đầu tư đánh
giá được doanh nghiệp họ định hợp tác, về giá trị của doanh nghiệp, khả năng thanh
toán của doanh nghiệp, cũng như điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tài chính
của doanh nghiệp đó. Vì vậy phân tích tài chính giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra
một quyết định chính xác về việc có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
Đối với doanh nghiệp, phân tích tài chính dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp cũng
như môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm được khả năng và triển
vọng tài chính của chính doanh nghiệp mình, từ đó có một chiến lược kinh doanh
tốt.
Trong đề tài này thì phân tích tài chính được tiếp cận trên giác độ của một nhà


phân tích tài chính.
1. Tính cấp thiêt của đề tài
Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Xu
thế hội nhập và toàn cầu hóa đã tạo ra vận hội mới cho doanh nghiệp và cũng tạo ra
một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển trong tình hình
đó, các doanh nghiệp phải có một tình hình tài chính mạnh và ổn định, chính sách
kinh doanh phù hợp, rõ ràng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm
nhiều đến công tác tài chính, thường xuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp đánh
giá các chỉ tiêu tài chính cũng như việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ tìm được giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính
cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Từ thực tế nêu trên, sau một thời gian thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Tùng
Phát, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp tư nhân
Tùng Phát, thực trạng và giải pháp”, với mong muốn làm rõ cơ sở lý luận của
công tác phân tích tài chính và đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp tư nhân
2
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tùng Phát từ đó đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn
trong tình hình tài chính của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Qua quá trình phân tích hiểu rõ về tình hình tài chính Doanh nghiệp tư nhân
Tùng Phát, từ đó chỉ ra những tồn tại và những nguyên nhân của những tồn
tại đó trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề “Phân tích tình hình tài chính
Doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát”.

- Chuyên đề tập trung vào phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp tư nhân
Tùng Phát trong phạm vi 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011.
4. Phương pháp phân tích
Sử dụng các phương pháp phân tích so sánh: dựa trên so sánh giữa số thực hiện
kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh
nghiệp. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp. So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành,
của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là
tốt hay xấu, được hay chưa được.
Sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số
của các đại lượng trong quan hệ tài chính.
5. Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề tốt
nghiệp được kết cấu theo ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát.
3
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân Tùng
Phát.
4
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I


LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Theo luật Doanh nghiệp 2005: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình kết hợp các yếu tố đầu
vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu … và sức lao động để tạo ra hàng hóa
và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận.
Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử
dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung của Tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Lựa chọn và quyết định đầu tư:Triển vọng của một doanh nghiệp trong
tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn
như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,
sản xuất sản phẩm mới … Để đi đến quyết định đầu tư, đòi hỏi doanh
nghiệp phải xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt kinh tế, kĩ thuật và tài
chính.
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời cho các
hoạt động của doanh nghiệp:Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều
đòi hỏi phải có vốn. Tài chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn
cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức huy động các
nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của
doanh nghiệp.
- Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu – chi và
đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
5
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng

5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh
nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế,
trích lập các quỹ giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp:Tài chính
doanh nghiệp kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua
tình hình thu – chi tiền, các báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn, điểm mạnh – điểm yếu trong quản lý và dự báo trước tình hình
tài chính doanh nghiệp.
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính: Doanh nghiệp cần lập kế hoạch tài
chính trước khi thực hiện bất kì hoạt động nào. Kế hoạch tài chính tốt sẽ
giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính thích hợp, đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và các công cụ để xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về
quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giả rủi ro,
mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Thực chất của việc phân tích tài chính là phân tích các báo tài chính của
doanh nghiệp vì mọi kết quả của sự điều hành và quản lý doanh nghiệp đều được
thể hiện trong các báo cáo tài chính.
Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì mà doanh nghiệp đã làm
được, chưa làm được, dự kiến những gì sẽ có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các
biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu.
Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thông qua
các con số “biết nói” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình
hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của
những nhà quản lý doanh nghiệp.

Ngày nay, phân tích tài chính đang có xu hướng trở thành hệ thống xử lý
thông tin cung cấp dữ liệu cho những người ra quyết định tài chính. Phân tích tài
chính không còn bị giới hạn trong các dữ liệu tài chính nữa mà có thêm dữ liệu kinh
tế và thị trường chứng khoán. Kết quả phân tích cũng ngày càng đầy đủ hơn cho các
6
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhà phân tích. Kết quả này là cơ sở dự báo tài chính ngắn hạn, trung và dài hạn của
doanh nghiệp.
Xu hướng phát triển của phân tích tài chính xuất phát từ những nỗ lực tập
trung của doanh nghiệp. Các dự án mà doanh nghiệp thực hiện ngày càng lớn đã
hướng các ngân hàng, các công ty tài chính xây dựng các phương pháp phân tích
hoàn thiện nhất để chấp nhân hoặc từ chối việc cấp tín dụng. Sự phát triển các hình
thức tài trợ mới, các ràng buộc của chính sách tín dụng, lạm phát, biến động của lãi
suất, tỷ giá hối đoái càng làm nổi bật vai trò của tài chính doanh nghiệp và phân tích
tài chính doanh nghiệp.
1.2 Các nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn
thông tin. Từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài
doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều
giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích
đáng.
1.2.1 Nguồn thông tin bên ngoài
- Thông tin chung: thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh
doanh, chính sách thuế, lãi suất…
- Thông tin về ngành: thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh
tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần…
- Thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp: Tình hình quản lý,

kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Nguồn thông tin bên trong ( thông tin kế toán)
1.2.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp, cung cấp thông
tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn
vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo
cáo. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của
doanh nghiệp như cơ cấu tài sản, năng lực hoạt động của tài sản, cơ cấu nguồn vốn,
khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ.
Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân
7
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanh toán và cơ cấu
vốn của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) là một báo cáo tài chính
phản ánh tình hình và các kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời
kỳ nhất định bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động khác.
Nhìn vào báo cáo kết quả HĐKD các nhà phân tích tài chính có thể biết được
sự dịch chuyển của tiền trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Nó cũng giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán
hàng hóa dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận
hành doanh nghiệp, trên cơ sở doanh thu và chi phí có thể xác định được kết quả
sản xuất kinh doanh: lỗ hay lãi trong năm. Bên cạnh đó, Báo cáo kết quả kinh doanh
còn cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài
chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản
thuần, cơ sở tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh
toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình
hoạt động. Báo cáo LCTT làm tăng khả năng đánh giá khách quan tính hình HĐKD
của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được
các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao
dịch và hiện tượng.
Báo cáo LCTT dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian
và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá,
dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời
với lượng lưu chuyển tiền tệ thuần và những tác động của thay đổi giá cả.
1.2.2.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống Báo cáo
tài chính của doanh nghiệp, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi
tiết các thông tin, số liệu được trình bày trên BCĐKT, báo cáo kết quả HĐKD, báo
8
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các
chuẩn mực kế toán cụ thể.
Những điều cần diễn giải thường là:
- Đặc điểm hoạt động, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ.
- Tuyên bố về viêc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
- Giải thích về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán áp dụng.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo
cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi

báo cáo tài chính.
- Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu.
- Những thông tin khác gồm: những khoản nợ tiềm tang, những khoản
cam kết và những thông tin tài chính khác; và những thông tin phi tài
chính.
1.3 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1.1Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và thường được thực hiện ở
bước khởi đầu của việc phân tích. Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các
mục đích:
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã
đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số
của chỉ tiêu kỳ kế hoạch.
- Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh
tế thông qua việc so sánh kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.
- Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh
kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình
của tổng thể hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của
đơn vị khác có cùng quy mô hoạt động, trong cùng một lĩnh vực hoạt
động.
Điều kiện so sánh được
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử
dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các
9
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm hơn cả về thời gian và không gian.

Về thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch
toán phải thống nhất trên ba mặt sau:
- Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế
- Phải cùng một phương pháp tính toán
- Phải cùng một đơn vị đo lường.
Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện tương tự nhau.
Kỹ thuật so sánh: Các kỹ thuật do sánh cơ bản là:
- So sánh bằng số tuyệt đối
- So sánh bằng số tương đối
- So sánh bằng số bình quân
Khi sử dụng phương pháp so sánh trrong phân tích các báo cáo tài chính, nhà
phân tích thường thực hiện kỹ thuật so sánh ngang và kỹ thuật so sánh dọc.
- So sánh theo hàng ngang là việc so sánh trên cùng một hàng của một
báo cáo tài chính hay cùng một chỉ tiêu hay giữa kỳ này với kỳ trước
hoặc các kỳ trước đó cả về số tuyết đối và tương đối.
- So sánh theo hàng dọc là việc so sánh theo cột, giữa chỉ tiêu này với
chỉ tiêu khác có liên quan.
Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung phân tích
của các chỉ tiêu kinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp.
1.3.1.2 Phương pháp phân tích số tỷ lệ
Phương pháp phân tích số tỷ lệ là phương pháp trong đó sử dụng các tỷ số tài
chính để phân tích. Các tỷ số tài chính là một đại lượng giá trị biều thị mối quan hệ
giữa hai hay nhiều chỉ tiêu tài chính. Đây là phương pháp truyền thống được áp
dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phương pháp phân tích này giúp các nhà
phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng
loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
1.3.1.3 Phương pháp phân tích DUPONT
Bản chất của phương pháp này là tách một chỉ tiêu tổng hợp (một tỷ số)
thành tích của chuỗi tỷ số có các mối liên hệ nhân quả với nhau. Điều này cho phép

10
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ta phân tích những ảnh hưởng của những tỷ số thành phần (tỷ số nhân tố) đối với tỷ số
tổng hợp. Với phương pháp này, nhà phân tích có thể tìm được những nhân tố , những
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong mỗi hoạt động cụ thể của doanh nghiệp,
từ đó thấy được mặt mạnh, điểm yếu trong các hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.1.4 Phương pháp phân tổ
Một hiện tượng kinh tế do nhiều yếu tố cấu thành. Nếu chỉ nghiên cứu hiện
tượng kinh tế qua chỉ tiêu tổng hợp thì không thể hiểu sâu sắc hiện tượng kinh tế đó.
Do vậy, cần có những chit tiêu chi tiết để nghiên cứu từng bộ phận, từng mặt cụ thể
của hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, phải sử dụng phương pháp
phân tổ. Phân tổ là phân chia sự kiện nghiên cứu, các kết quả kinh tế thành nhiều bộ
phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định. Thông thường trong phân tích, người
ta có thể phân chia các kết quả theo các tiêu thức sau:
- Phân chia theo thời gian: tháng, quý, năm.
- Phân chia theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
- Phân chia theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích.
1.3.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đi từ khái quát
đến những nội dung cụ thế, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Phân tích các mối quan hệ trên bảng CĐKT.
- Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh.
- Phân tích các tỷ số tài chính.
1.3.2.1 Phân tích các mối quan hệ trên bảng CĐKT
Vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX) là phần chênh lệch giữa nguồn vốn
dài hạn (hay nguồn vốn thường xuyên) với tài sản ngắn hạn. Nói cách khác nó là

một phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Có thể chia
BCĐKT thành các nhóm như sau:
Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn
Nguốn vốn dài hạn
+ Nợ dài hạn
+ Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
11
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
VLĐTX có thể xác định theo hai cách sau:
Cách 1: VLĐTX = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Cách 2: VLDTX = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
VLĐTX > 0 chứng tỏ doanh nghiệp có một phần vốn dài hạn đầu tư cho
tài sản ngắn hạn. Điều này thường đem lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn
tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập ổn định.
VLĐTX < 0 chứng tỏ một phần tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn
ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh với cơ cấu vốn rất mạo hiểm
Nhu cầu vốn lưu động (NC VLĐ)
Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình
kinh doanh đó.
Để xác định nhu cầu vốn lưu động, có thể chia bảng cân đối kế toán thành
các nhóm sau:
Ngân quỹ có
+ Tiền và tương đương tiền
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn
Ngân quỹ nợ

+ Vay và nợ ngắn hạn
Tài sản trong kinh doanh và ngoài kinh
doanh
+ Phải thu ngắn hạn
+ Hàng tồn kho
+ Tài sản ngắn hạn khác
Nợ trong kinh doanh và ngoài kinh
doanh
+ Phải trả người bán
+ Người mua ứng trước
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
+ Phải trả người lao động
+ Chi phí trả trước
+ Phải trả nội bộ
Nguồn vốn dài hạn
12
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Nợ dài hạn
+ Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
NC VLĐ = Tài sản trong KD và ngoài KD – Nợ trong KD và ngoài KD
NC VLĐ = HTK + Phải thu trong và ngoài KD – Nợ trong và ngoài KD
Nhu cầu VLĐ > 0: tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh lớn hơn nợ kinh doanh
và ngoài kinh doanh, thể hiện doanh nghiệp có một phần tài sản ngắn hạn cần
nguồn tài trợ. Điều này cũng có nghĩa là trong doanh nghiệp có một phần tài sản
ngắn hạn chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.

Nhu cầu VLĐ < 0: tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh nhỏ hơn nợ kinh doanh
và ngoài kinh doanh, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của doanh
nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh
Vốn bằng tiền: (ngân quỹ ròng)
Vốn bằng tiền (ngân quỹ ròng) là sự chênh lệch giữa VLĐTX và NC VLĐ.
Để xác định vốn bằng tiền có thể sử dụng một trong hai cách xác định sau:
Cách 1: VBT = Ngân quỹ có – Ngân quỹ nợ
VBT > 0: chứng tỏ doanh nghiệp chủ động về vốn bằng tiền
VBT < 0: chứng tỏ doanh nghiệp bị động về vốn bằng tiền
Cách 2: VBT = Vốn lưu động thường xuyên – nhu cầu vốn lưu động
VBT > 0: trong trường hợp vốn lưu động thường xuyên dương chứng tỏ vốn
lưu động thường xuyên thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động, trong trường hợp nhu cầu
vốn lưu động âm chứng tỏ doanh nghiệp có quá nhiều tiền chiếm dụng được từ bên
thứ 3
VBT < 0: chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ được một phần
nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng, phần này
càng nhiều càng chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc vào ngân hàng.
Mối quan hệ cân đối giữa vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc phát sinh nhu cầu vốn
lưu động là tất yếu. Để tài trợ nhu cầu vốn, một cơ cấu vốn an toàn là doanh nghiệp
thường xuyên có một phần vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín
dụng ngắn hạn. Tuy nhiên cơ cấu tham gia của vốn dài hạn và vốn tín dụng ngắn
13
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hạn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ an toàn hay
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có 8 trường hợp thể hiện
mối quan hệ giữa VLĐTX và nhu cầu VLĐ.

STT Dấu hiệu Nhận xét
1
Vốn bằng tiền > 0
VLĐTX >0
NC VLĐ được tài trợ hoàn toàn
bằng nguồn vốn dài hạn, doanh
nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ
sở nguồn vốn dài hạn
NC VLĐ > 0
2 NC VLĐ >0 VLĐTX > 0 NC VLĐ được tài trợ hoàn toàn
bằng nguồn vốn dài hạn
3
NC VLĐ >0 Vốn bằng tiền <0 NCVLĐ được tài trợ một phần
bằng VLĐTX, một phần bằng vốn
tín dụng ngắn hạn. TSDH được tài
trợ bằng NVDH
VLĐTX > 0
4 Vốn bằng tiền > 0
NC VLĐ < 0
Doanh nghiệp chiếm dụng được
vốn từ bên thứ ba lớn hơn toàn bộ
nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh
trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh của doanh nghiệp; mặt khác
doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ
trên cơ sở nguồn vốn dài hạn
VLĐTX > 0
5
Vốn bằng tiền > 0
NC VLĐ < 0

Dư thừa ngân quỹ trên cơ sở
nguồn vốn chiếm dụng được từ
bên thứ ba. Doanh nghiệp dùng
vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn
VLĐTX < 0
6 VLĐTX < 0 NC VLĐ < 0 Doanh nghiệp dùng vốn ngắn hạn
chiếm dụng được từ bên thứ ba
đầu tư cho dài hạn
7
VLĐTX < 0 Vốn bằng tiền <0 Doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn
(cả chiếm dụng từ bên thứ ba và
vay ngắn hạn ngân hàng) đầu tư
NC VLĐ < 0
14
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho tài sản dài hạn
8
NC VLĐ > 0 Vốn bằng tiền <0 DN dùng nợ ngắn hạn đầu tư dài
hạn; mức độ vay nợ nhiều
VLĐTX < 0
1.3.2.2 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh
Mục tiêu của phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là xác định mối liên hệ và
đặc điểm của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh
chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình ngành ( nếu có )
để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp so với doanh nghiệp khác.
1.3.2.3Phân tích các tỷ số tài chính

Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu được phân thành 5
nhóm chính. Tùy theo mục tiêu phân tích mà nhà phân tích chú trọng hơn tới nhóm
tỷ số này hay nhóm tý số khác.
a. Phân tích năng lực hoạt động
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Vòng quay
hàng tồn
kho và số
ngày của
một vòng
quay hàng
tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày tồn kho =
Cho biết tốc độ luân chuyển vốn
của doanh nghiệp, vòng quay hàng
tồn kho giảm thì thời gian của một
vòng hàng tồn kho sẽ tăng, chứng
tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm,
vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu
cầu vốn của doanh nghiệp tăng và
ngược lại.
15
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vòng quay
các khoản
phải thu và

kỳ thu tiền
trung bình.
Vòng quay khoản phải thu =
Kỳ thu tiền bình quân
=
Thông qua sự biến động của hệ số
quay vòng các khoản phải thu hay
kỳ thu tiền trung bình, nhà phân
tích có thể đánh giá tốc độ thu hồi
các khoản nợ của doanh nghiệp.
Vòng quay
tài sản lưu
động
Vòng quay tài sản lưu động = Tỷ số cho biết mỗi đồng tài sản lưu
động của doanh nghiệp tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu
Hiệu suất
sử dụng tài
sản cố
định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Tỷ số cho biết mỗi đồng tài sản cố
định của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất
sử dụng
tông tài
sản.
Vòng quay tổng tài sản =

Cho biết cứ một đồng tài sản đưa

vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một kì thì tạo ra bao nhiêu
đồng thu nhập.
16
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Hệ số khả năng
thanh toán ngắn
hạn.
Tỷ số thanh khoản hiện thời
=
Đo lường khả năng mà các
tài sản ngắn hạn có thể
chuyển đổi thành tiền để
hoàn trả các khoản nợ ngắn
hạn.
Hệ số khả năng
thanh toán
nhanh.
Tỷ số thanh khoản nhanh = Đo lường khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp bằng việc
chuyển đổi các tài sản ngắn
hạn, không kể hàng tồn kho.
Khả năng thanh
toán tức thì

Tỷ số thanh khoản tức thì = Chỉ tiêu này ít được sử dụng
trong trường hợp doanh
nghiệp đang HĐSXKD liên
tục và phát triển

c. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Hệ số nợ Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp
Hệ số nợ nói lên trong tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp,
nguồn vốn có từ bên ngoài (từ
các chủ nợ) là bao nhiêu hay
trong tổng số tài sản hiện có của
doanh nghiệp, có bao nhiêu phần
do vay nợ mà có
17
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tỷ suật tự
tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn

= 1 – hệ số nợ

Tỷ suất tự tài trợ đo lường sự góp
vốn của CSH trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp. Tỷ số này
càng cao thì sự phụ thuộc của
doanh nghiệp vào người cho vay
càng ít, món nợ của người cho
vay càng được đảm bảo và do
vậy việc cho vay càng an toàn và
ngược lại.
Hệ số nợ
dài hạn
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH =
Nợ dài hạn
Nguồn vốn CSH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ
phụ thuộc của doanh nghiệp đối
với chủ nợ. Chỉ tiêu này càng cao
thì rủi ro của doanh nghiệp càng
cao.
Hệ số khả
năng thanh
toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
=
LNTT + Lãi vay phải trả
Lãi vay phải trả
Hệ số này nói lên trong kỳ doanh
nghiệp đã tạo ra lợi nhuận gấp
bao nhiêu lần lãi vay phải trả. Hệ

số này càng cao thì khả năng rủi
ro mất khả năng chi trả càng thấp
và ngược lại.
Tỷ suất đầu
tư TSCĐ
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
TSCĐ
x 100
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng
của TSCĐ của doanh nghiệp
trong tổng tài sản. Chỉ tiêu này
càng lớn và xu hướng ngày càng
tăng thể hiện tình hình trang bị
cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh
nghiệp tăng lên, điều này tạo
18
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năng lực sản xuất, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường.
19
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
d. Phân tích khả năng sinh lời
Kết quả của các chính sách, quyết định liên quan đến thanh khoản. quản lý

tài sản và quản lý nợ cuối sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp. Nhóm tỷ số này giúp cho nhà phân tích đo lường khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp theo từng góc độ khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân
tích.
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Tỷ số lợi
nhuận trên
doanh thu
( ROS).
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = x
100
Tỷ số cho biết lợi nhuận
bằng bao nhiêu phần trăm
doanh thu hay cứ mỗi 100
đồng doanh thu tạo được
bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất lợi
nhuận tổng
tài sản.
Tỷ số sức sinh lợi cơ bản = x 100 Tỷ số cho biết bình quân cứ
mỗi 100 đồng tài sản của
doanh nghiệp tạo được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi.
Tỷ số lợi
nhuận ròng
trên tổng tài
sản(ROA)
ROA = x 100 Tỷ số ROA cho biết bình
quân mỗi 100 đồng tài sản

của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận dành
cho cổ đông
Tỷ số lợi
nhuận ròng
trên vốn
chủ sở hữu
(ROE)
ROE = x100 Tỷ số cho biết bình quân
mỗi 100 đồng vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận
dành cho các cổ đông
20
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN TÙNG PHÁT
2.1Khái quát chung về doanh nghiệp
2.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
• Tên gọi: Doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát
• Trụ sở: Đạo Tú - Tam Dương – Vĩnh Phúc
• Điện thoại: 0988 730 279
• Mã số thuế: 2500253387
• Thành phần: 100% vốn tư nhân
• Tổng vốn đầu tư: 10.598.000 USD
• Diện tích: 10.000 m²

• Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm
2.1.2 Thị trường tiêu thụ
Do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông sản, thực phẩm mà
chủ yếu lại tập trung vào chăn nuôi gia súc; đây là nhóm sản phẩm thiết yếu trong
tiêu dùng, vì vậy thì trường tiêu thụ của doanh nghiệp là rất rộng lớn nhưng cũng rất
bấp bênh do phụ thuộc vào nhiều vấn đề như dịch bệnh, giá cả, sở thích ăn uống…
hay thậm chí cả thời tiết.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty
Doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát là loại hình doanh nghiệp tư nhân nên chủ sở
hữu của doanh nghiệp cũng chính là người góp vốn vào doanh nghiệp, đồng thời
chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.1.4 Các chính sách khác
 Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch
 Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam
21
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Phương pháp nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
 Phương pháp hạch toán: theo phương pháp hạch toán tài chính của Việt Nam và
quốc tế
 Phương pháp kế toán TSCĐ:
• Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản: hạch toán theo giá mua
• Phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng
• Tỷ lệ khấu hao: áp dụng tỷ lệ khấu hao theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC
2.2 Phân tích thực trạng tài chính của công ty trong thời gian qua
2.2.1 Các BCTC của doanh nghiệp
Giới thiệu các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm gần nhất, từ năm

2009-2011
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán sơ lược các năm 2009, 2010, 2011
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
A Tài sản ngắn hạn 1,521,958,889 3,407,283,402 7,967,578,027
I
Tiền và các khoản
tương đương tiền 234,999,955 411,653,334 74,206,834
1 Tiền mặt 99,999,955 216,163,078 35,164,348
2 Tiền gửi ngân hàng 135,000,000.00 195,490,256 39,042,486.00
II
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn - - -
1 Đầu tư ngắn hạn - - -
2
Dự phòng giảm giá đầu
tư ngắn hạn - - -
III
Các khoản phải thu
ngắn hạn 39,960,000 168,280,640 688,357,440
1 Phải thu khách hàng 39,960,000 168,280,640 688,357,440
2
Trả trước cho người
bán - - -
3 Các khoản phải thu khác - - -
22
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4
Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi - - -
IV Hàng tồn kho 1,229,606,542 2,760,386,180 7,052,216,048
1 Nguyên vật liệu 508,608,238 838,282,501 774,600,000
2
Chi phí sản xuất KD dở
dang 720,998,304 1,922,103,679 6,277,616,048
3
Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho - - -
V
Tài sản ngắn hạn
khác 17,392,392 66,963,248 152,797,705
1
Thuế GTGT được khấu
trừ 17,392,392 66,963,248 152,797,705
2 Tài sản ngắn hạn khác - - -
B Tài sản dài hạn 8,327,803,541 10,019,452,289 9,919,767,509
I
Các khoản phải thu
dài hạn - - -
1
Phải thu dài hạn của
khách hàng - - -
2 Phải thu dài hạn khác - - -
3
Dự phòng phải thu dài
hạn khó đòi - - -
II Tài sản cố định 8,327,803,541 10,019,452,289 9,919,767,509

1
Tài sản cố định hữu
hình 6,727,803,541 7,419,452,289 6,805,254,030
_ Nguyên giá 7,372,943,829 8,405,443,829 8,144,721,829

_ Giá trị hao mòn lũy
kế (645,140,288) (985,991,540) (1,339,467,799)
2 Tài sản cố định vô hình 800,000,000 800,000,000 800,000,000
_ Nguyên giá 800,000,000 800,000,000 800,000,000

_ Giá trị hao mòn lũy
kế - - -
3
Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang 800,000,000 1,800,000,000 2,314,513,479
III Các khoản đầu tư tài - - -
23
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chính dài hạn
1 Đầu tư vào công ty con - - -
2
Đầu tư vào công ty liên
kết - - -
3 Đầu tư dài hạn khác - - -
IV Tài sản dài hạn khác - - -
1
Chi phí trả trước dài

hạn - - -
2 Tài sản dài hạn khác - - -
TỔNG TÀI SẢN 9,849,762,430 13,426,735,691 17,887,345,536
NGUỒN VỐN
A Nợ phải trả 2,386,000,000 6,184,081,912 7,319,461,711
I Nợ ngắn hạn 386,000,000 4,184,081,912 7,319,461,711
1 Vay và nợ ngắn hạn 193,000,000 3,767,000,000 6,810,000,000
2 Phải trả người bán 193,000,000 417,081,912 509,461,711
3 Người mua trả tiền trước - - -
4
Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước - - -
5 Phải trả người lao động - - -
6
Các khoản phải trả phải
nộp khác - - -

Dự phòng phải trả ngắn
hạn - - -
II Nợ dài hạn 2,000,000,000 2,000,000,000 -
1 Phải trả dài hạn người bán - - -
2 Phải trả dài hạn khác - - -
3 Vay và nợ dài hạn 2,000,000,000 2,000,000,000 -
4
Dự phòng trợ cấp mất
việc làm - - -
5 Dự phòng phải trả dài hạn - - -
B Nguồn vốn 7,463,762,430 7,242,653,779 10,567,883,825
I Vốn chủ sở hữu 7,453,277,934 7,107,225,280 10,391,929,026
1 Vốn đầu tư của chủ sở 7,328,333,931 6,839,754,170 10,116,837,003

24
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hữu
2
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 124,944,003 267,471,110 275,092,023

II Nguồn kinh phí 10,484,496 135,428,499 175,954,799
1
Quỹ khen thưởng phúc
lợi 10,484,496 135,428,499 175,954,799
2 Nguồn kinh phí khác - - -
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN 9,849,762,430 13,426,735,691 17,887,345,536
Bảng 2: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009, 2010, 2011
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ 9,034,286,814 17,829,817,287 17,733,128,400
2. Các khoản giảm trừ DT
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 9,034,286,814 17,829,817,287 17,733,128,400
4. Giá vốn hàng bán 8,490,349,113 15,520,009,342 15,581,605,230
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 543,937,701 2,309,807,945 2,151,523,170
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 1,130,920 2,436,849

7. Chi phí hoạt động tài chính 377,345,697 1,102,999,829 1,383,496,127
Trong đó: Chi phí lãi vay 1,102,999,829 1,383,496,127
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 851,310,889 403,674,528
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 166,592,004 356,628,147 366,789,364
11. Thu nhập khác
25
Vũ Tố Linh TCDN.E K11 Khoa Tài chính Ngân
hàng
25

×