Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.31 KB, 87 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐỖ LÂM BÌNH




NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ
NƯỚC, RÁC THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH HÀ NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 60 85 02










Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CTYT : Chất thải y tế
BV : Bệnh viện
GB : Giường bệnh
TW : Trung ưong
CTR : Chất thải rắn
KCB : Khám chữa bệnh
YTDP : Y tế dự phòng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
ĐH : Đại học
CĐ : Cao đẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng lượng chất thải bệnh viện tại một số nướctrên thế giới 3
Bảng 2.2: Chất thải y tế theo
giường
bệnh trên thế giới 4
Bảng 2.3: Chất thải y tế phát sinh theo

giường
bệnh tại Việt Nam 8
Bảng 2.4: Đặc tính nước thải của bệnh viện 22
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện 23
Bảng 2.6: Nhân lực y tế tại các xã, phường tại Hà Nam 31
Bảng 2.7: Thực trạng cơ sở vật chất trạm y tế xã/ phường 32
Bảng 2.8: Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải y tế 35
Bảng 4.1: Số bệnh viện trong tỉnh Hà Nam 39
Bảng 4.3. Số lượng rác thải ước tính tại các bệnh viện 41
Bảng 4.4: Các loại hình xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện 43
Bảng 4.5: Số lượng nước thải ước tính tại các bệnh viện 44
Bảng 4.6: Các loại hình xử lý nước thải y tế của các bệnh viện tỉnh Hà Nam 50
Bảng 4.7: Khối lượng rác thải y tế của bệnh viện qua các năm 54
Bảng 4.8: Khối lượng rác thải y tế ở các khoa phòng tại bệnh viện 55
Bảng 4.9: Khối lượng rác thải y tế của bệnh viện năm 2010 56
Bảng 4.10: Tổng lượng rác thải y tế đem xử lý của bệnh viện năm 2010 57
Bảng 4.11: Mức độ ô nhiễm của các chất khí tại lò đốt chất thải y tế của
bệnh viện 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 4.12: Mứ c độ hiể u biế t củ a nhân viên bệ nh việ n về phân loạ i rá c
thải y tế 59
Bảng 4.13: Số lượng nước thải ước tính của bệnh viện 61
Bảng 4.14: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý ở bệnh viện mùa khô 63
Bảng 4.15: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý ở bệnh viện mùa mưa 63
Bảng 4.16: Kết quả trung bì nh mẫu nước thải sau xử lý ở bệnh viện mùa
mưa và mù a khô 64



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Đồ thị lượng rác thải y tế của các bệnh viện tại tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2008-2010 42
Hình 4.2: Đồ thị các loại hình xử lý rác thải y tế của các bệnh viện của
Hà Nam 43
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ của phương án 1 45
Hình 4.4: Sơ đồ xử lý nước thải bằng hệ thống DEWATS 46
Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ của phương án 2 48
Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ của phương án 3 49
Hình 4.7: Khối lượng rác thải y tế của bệnh viện qua các năm 54
Hình 4.8: Mứ c độ hiể u biế t củ a nhân viên bệ nh việ n về phân loạ i rá c thả i y tế 60
Hình 4.9: Sơ đồ thu gom nước thải và nước mưa tại bệnh viện tỉnh Hà Nam 62
Hình 4.10: Biểu đồ tỷ lệ đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm của
lò đốt 64
Hình 4.11: Biểu đồ tỷ lệ đánh giá của người dân về nước thải y tế 65


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới 3
2.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế 3

2.1.2. Phân loại chất thải y tế 4
2.1.3. Quản lý chất thải y tế 5
2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 8
2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế 8
2.2.2. Phân loại chất thải y tế 12
2.2.3. Quản lý chất thải y tế 14
2.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế 18
2.3.1. Xử lý chất thải rắn y tế 18
2.3.2. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải y tế 21
2.5. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế 29
2.6. Đặc điểm ngành y tế Hà Nam 31
2.6.1. Nhân lực y tế 31
2.6.2. Cơ sở hạ tầng tuyến xã (phường) 32
2.7. Các văn bản liên quan đến xử lí rác thải y tế hiện nay ở Việt Nam 32
2.7.1. Các văn bản do chính phủ và quốc hội ban hành 33
2.7.2. Các văn bản liên bộ 33
2.7.3. Các văn bản của bộ Y tế 34
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đối tượng nghiên cứu 36
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 36
3.3. Nội dung nghiên cứu 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.4. Phương pháp nghiên cứu 36
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 36
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1. Khái quát đặc điểm của các bệnh viện trong tỉnh Hà Nam 39
4.1.1. Số bệnh viện trong tỉnh Hà Nam 39
4.1.2. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải tại các bệnh viện tỉnh Hà Nam 40

4.1.2.1. Số lượng rác thải tại các bệnh viện 40
4.1.2.2. Các hình thức thu gom rác thải tại các bệnh viện 42
4.1.2.3. Các loại hình xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện 42
4.1.3. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện tỉnh Hà Nam 44
4.1.3.1. Số lượng nước thải tại các bệnh viện 44
4.1.3.2. Các phương pháp xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện tại Hà Nam 45
4.2. Thực trạng thu gom và xử lí rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Nam 51
4.2.1. Một số đặc điểm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam 51
4.2.2. Thực trạng thu gom rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam 52
4.2.3. Thực trạng xử lý rác thải y tế của bệnh viện đa khoa Hà Nam 56
4.2.3.1 Giai đoạn trước 2005 56
4.2.3.2. Giai đoạn sau 2005 56
4.2.4. Mứ c độ hiể u biế t củ a nhân viên bệ nh việ n về phân loạ i rá c thả i y tế 59
4.3. Thực trạng thu gom và xử lí nước thải tại bệnh viện đa khoa Hà Nam 60
4.5.1. Số lượng nước thải ước tính của bệnh viện 60
4.5.2. Quy trình xử lý nước thải của bệnh viện Hà Nam 62
4.4. Đánh giá củ a ngườ i dân về mứ c độ ô nhiễ m củ a bệ nh việ n 64
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.2. Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ quan

trọng của ngành y tế. Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế
không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường
một lượng lớn các chất thải nguy hại. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành
phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn, 5% là chất
thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát
sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ
làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung
quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tỷ lệ bệnh tật của cộng
đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam hiện nay có xấp xỉ 1050 bệnh viện,
hơn 10000 trạm y tế xã cùng với các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự
phòng, cơ sở sản xuất dược phẩm, các cơ sở này thải ra lượng rác thải y tế
khổng lồ, riêng chất thải rắn là hơn 400 tấn mỗi năm (Bộ Y tế, 2007). Tuy
nhiên với lượng rác thải khổng lồ mới chỉ có 1/3 được đốt bằng lò hiện đại, số
còn lại được thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên
bệnh viện hoặc thải ra bãi rác chung dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây
lan mầm bệnh rất cao.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây ra ngày càng
bức xúc thì việc trang bị cho các bệnh viện, trạm y tế các kiến thức cũng như
trang thiết bị để xử lý rác thải y tế là nhu cầu cấp bách hiện nay. Hà Nam là
một trong những tỉnh thể hiện rõ nhất thực trạng này. Chỉ có một số ít bệnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
viện được cung cấp những trang thiết bị cần thiết cho công tác môi trường, cụ
thể như Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. Còn lại là các bệnh viện tuyến
huyện như bệnh viện Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng… thì việc trang bị

các thiết bị cần thiết cho công tác môi trường vẫn chưa được quan tâm. Bệnh
viện Đa khoa Hà Nam là bệnh viện lớn nhất trong tỉnh, với đội ngũ y bác sỹ
đông đảo, hàng năm khám chữa bệnh cho hàng ngàn lượt người. Vấn đề xử lý
rác, và nước thải y tế đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều từ nhân dân
cũng như ban lãnh đạo của bệnh viện. Để có thể đánh giá được thực trạng môi
trường của bệnh viện chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng thu gom và xử lí nước, rác thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Hà Nam”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, xử lí rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa
Hà Nam
- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, xử lí nước thải y tế tại bênh viện đa
khoa Hà Nam
- Đề xuất các giải pháp để quản lí và xử lí rác thải y tế ở Hà Nam









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới

2.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp Các nghiên cứu đã
quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản
lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất
thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải ); tác hại của CTYT
đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với
sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng
đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh; những
vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương nhiễm khuẩn ở y
tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài
bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng; người phơi
nhiễm với HIV ở nhân viên y tế. [52], [53], [55], [56].
Bảng 2.1: Lượng chất thải hàng ngày tại bệnh viện một số nước trên thế
giới
(kg/giường/ngày)
Loại bệnh viện
Na uy
Tây Ban
Nha
Anh
Pháp
Mỹ
Hà Lan
Bệnh viện tổng hợp
3.9
4,4
3,3
3,35
5,24

4,2-6,5
BV đa khoa
-
-
-
2,5
4,5
2,7
Sản khoa
-
3,4
3,0
-
-
-
BV tâm thần
-
1,6
0,5
-
-
1,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Lão khoa
-
1,2
9,25

-
-
1,7
Như vậy có thể thấy rằng lượng rác thải y tế tại các bệnh viện rất lớn,
đặc biệt là bệnh viện đa khoa tổng hợp và sản khoa. Tại bệnh viện tổng hợp ở
lượng rác thải trung bình từ 3.3 đến 6.5 kg/giường/ngày. Tại bệnh viện Lão
khoa hầu hết các nước đều có lượng rác thải khoảng trên 1 kg/giường/ngày,
riêng ở Anh có tỷ lệ rác khá cao 9.25 kg/giường/ngày. Với lượng rác thải
như trên nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ là nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường lớn.
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và
phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại,
quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc
khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các
khoa phòng [33].
Bảng 2.2: Chất thải y tế theo
giường
bệnh trên thế giới (kg/GB/ngày)
Tuyến bệnh viện
Tổng
lượng
CTYT
CTYT nguy hại
Bệnh viện trung ương
4,1 -
8,7

0,4 -
1,6


Bệnh viện tỉnh
2,1 -
4,2

0,2 -
1,1

Bệnh viện huyện
0,5 -
1,8

0,1 -
0,4

Nguồn: [51]
2.1.2. Phân loại chất thải y tế
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (1992), ở các nước đang phát
triển phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải
sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc
nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác
với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dược phẩm (không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
kể các loại thuốc độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải
phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao) [17], [58].
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có
khả năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền
nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn được dùng trong

điều trị, nghiên cứu ; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác
động vật, các phần của cơ thể ); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất
thải gây độc tế bào; Chất thải phóng xạ [58].
2.1.3. Quản lý chất thải y tế
Quản lí chất thải đang trở thành vấn đề lớn ở hầu hết các nước, đặc biệt
là quản lí rác thải y tế. Vài năm gần đây, vấn đề thải bỏ rác thải y tế ngày càng
được quan tâm hơn do tình trạng bán rác thải y tế, rò rỉ và nhiều vấn đề tương
tự như vậy.
Pakistan đang phải đương đầu với vấn đề như vậy. Khoảng 250.000 tấn
rác được thải ra mỗi năm từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các chất thải y tế
này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do có thể phát tán trong nguồn
nước, không khí, đất. Tại thành phố Karachi có khoảng 250 bệnh viện với
41000 giường bệnh, mỗi ngày thải ra khoảng 1,8 kg rác thải/giường bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện
pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở y tế, 12,5% công nhân xử lý
chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn
thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất,
chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có
khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu
vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy [59].
Theo H.Ô-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi
trường khu vực Châu Á, phần lớn các nước đang phát triển không kiểm soát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
tốt CTYT, chưa có khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các
loại chất thải. Từ những năm 90, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo,
Australia, Newzealand đã đi đầu trong công tác xử lí CTYT, Malaixia có
phương tiện xử lý rác thải tập trung trên bán đảo và các hệ thống xử lý rác thải

thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocneo [59].
Ngày nay có nhiều cách thức xử lý rác thải rắn trong bệnh viện. Việc
lựa chọn đúng cách thức xử lý rác đem lại nhiều lợi ích cho bệnh viện, giúp
xử lý hiệu quả rác thải theo cách tiết kiệm nhất.
* Công nghệ lò đốt
Theo thống kê của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ thì hiện trên
90% rác thải y tế được xử lý qua đốt. Việc xử lý này giúp giảm mức độ ô
nhiễm khi biến rác thải thành khí CO
2
và nước qua việc đốt ở một nhiệt độ
khoảng 1000
o
C. Việc xử lý đốt đảm bảo rằng rác thải y tế hoàn toàn tiệt trùng
và có thể giảm khối lượng rác thải y tế tới 90%. Tuy nhiên công nghệ đốt để
lại nhiều vấn để môi trường phải xử lý thêm như tạo ra tro bụi và đồng thời
phát ra khí dioxin gây bệnh ung thư. Với lý do này các tổ chức thế giới đã
khuyến nghị không tiếp tục sử dụng công nghệ lò đốt để xử lý rác thải y tế lây
nhiễm, thay vào đó là sử dụng các công nghệ thay thế khác có khả năng xử lý
triệt để hơn.
* Công nghệ lò hấp
Lò hấp được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành y tế để tiệ t trùng các
thiệt bị y tế và xử lý rác thải y tế lây nhiễm trở thành rác thải thông thường.
Công nghệ lò hấp sử dụng sự kết hợp giữa xử lý ở nhiệt độ cao, hấp hơi và tạo
áp lực lớn để khử vi trùng, vi rút gây bệnh và các mầm sinh học để biến rác
thải y tế độc hại trở thành rác thải thông thường có thể được xử lý theo quy
trình bình thường như chôn xuống đất. Công nghệ lò hấp có mức độ tiêu diệt
virus và tác nhân gây bệnh cao nhất so với các loại hình công nghệ khác. Vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
những ưu điêm trên, Công nghệ lò hấp được lựa chọn phổ biến sử dụng trong
các bệnh viện để thay thế dần cho công nghệ lò đốt.
* Tiệt trùng bằng hóa chất
Xử lý rác thải y tế bằng hóa chất tức là sử dụng hóa chất để loại bỏ sự
độc hại của rác thải y tế, biến chúng thành rác thải thông thường. Hóa chất
được kết hợp với nước nóng để khử trùng. Các loại hóa chất hay sự dụng là
Chlorine, khí Ozone, Formaldehyde, Ethylene, khí oxit, khí propylene oxide
và axít periacetic. Công nghệ này cho phép xử lý triệt để một số loại rác thải,
tuy nhiên nó vẫn tạo ra những hiệu ứng phụ đối với phần rác thải sau xử lý.
Vì vậy việc sử dụng cách thức tiệt trùng bằng hóa chất ít được sử dụng trong
các bệnh viện do các loại rác thải y tế rất đa dạng dẫn tới khó đảm bảo rác thải
sau xử lý hoàn toàn đã tiệt trùng.
* Xử lý bằng công nghệ vi sóng
Công nghệ xử lý bằng vi sóng được sử dụng khá phổ biến tại các cơ sở y
tế. Quy trình xử lý đó là rác thải trước hết được nghiền và trộn với nước, sau đó
dùng vi sóng xử lý. Khi kết hợp việc nghiền rác thải khi xử lý khiến cho tổng
khối lượng rác thải giảm tới 80% trong quá trình tiêu diệt các chất độc hại và
tiệt trùng. Tuy nhiên xử lý vi sóng được đánh giá không phù hợp với một số
loại rác thải chứa hóa chất do tạo ra những tác động phụ có thể ảnh hưởng tới
sức khỏe của người tham gia vào quy trình xử lý rác thải. Mặt khác công nghệ
vi sóng chỉ thích hợp cho những trung tâm y tế có quy mô xử lý rác thải nhỏ.
* Xử lý bằng công nghệ sinh học
Hình thức xử lý này đang dần phát triển. Quy trình xử lý có việc sử
dụng chất vi sinh để tiêu diệt vi trùng. Về cơ bản quy trình xử lý này khá
giống với việc xử lý bằng hóa chất vì tận dụng các tính năng của vi sinh (hóa
chất) để tiêu diệt vi trùng.
* Xử lý bằng chất phóng xạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Hình thức xử lý này chỉ phù hợp với một số loại rác thải đặc biệt.
Nguyên lý là sử dụng chất phóng xạ nhằm tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh.
Phương pháp này đòi hỏi việc xử lý phải được cách ly để tránh bị nhiễm
phóng xạ. Việc sử dụng phương pháp này cần phải được nghiên cứu kỹ càng
để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như
đốt rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được
áp dụng ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu
Á đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippin
đã áp dụng phương pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã
khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng
việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ trương nâng cao
nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT gây ra để
bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp [54].
2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Tính đến nay, cả nước hiện có 1.087 bệnh viện với tổng số hơn 140.000
giường bệnh. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005
vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40 - 50 tấn/ngày là chất thải rắn y tế
nguy hại phải xử lý. Đến năm 2010, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là
hơn 500 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60 - 70 tấn/ngày là chất thải rắn y tế
nguy hại phải xử lý.
Bảng 2.3: Chất thải y tế phát sinh theo
giường
bệnh tại Việt Nam
Tuyến bệnh viện
Đơn vị
Tổng

lượng
CTYT
CTYT nguy hại
Bệnh viện trung ương
(kg/GB/ngày)
0,97

0,16

Bệnh viện tỉnh
(kg/GB/ngày)
0,88

0,14

Bệnh viện huyện
(kg/GB/ngày)
0,73

0,11

Trung Bình
(kg/GB)
0,86

0,14


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
Lượng chất thải rắn y tế phát sinh là cơ sở quan trọng để xác định khối
lượng thu gom, công suất lò đốt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số
công trình nghiên cứu trong nước về tổng lượng CTYT phát sinh trên địa bàn
cả nước có sự sai lệch: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiển 50 - 70
tấn/ngày; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga (Bộ Y tế) là 16,5
tấn.ngày; kết quả nghiên cứu của Lê Doãn Diên 37,5 tấn ngày; theo báo cáo
diễn biến môi trường Việt Nam 2004 là 57,5 tấn/ngày; của Bộ Xây dựng là
34 tấn/ngày. Sở dĩ có sự chệnh lệch như vậy vì một số đề tài khi nghiên cứu
về lượng CTYT phát sinh có xét đến cả chất thải xây dựng, bùn bể phốt
Một số đề tài nghiên cứu khác chỉ xét đến lượng CTYT phát sinh khi cần
thiêu đốt. Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế (2001) tại 280 bệnh viện lượng
CTYT phát sinh mỗi ngày khoảng 429 tấn/ngày, trong đó lượng CTYT nguy
hại khoảng 34 tấn/ngày, ước tính tổng lượng khoảng 15 triệu tấn/năm CTYT,
trong đó có khoảng 21.000 tấn/năm CTYT nguy hại [17], [28]. Các số lượng
CTYT trên ở các nghiên cứu là khác nhau, tuy nhiên diều này có thể thấy rằng
dù lượng CTYT trên nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ là nguyên nhân
lớn gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
Hiện nay, mức tăng chất thải y tế là 7,6 %/năm. Dự kiến đến năm 2015,
tổng lượng chất thải rắn y tế là 600 tấn/ngày và năm 2020 là 800 tấn/ngày.
Lượng chất thải lỏng hiện là 150.000 m
3
/ngày đêm. Tổng cục Môi trường
cũng cho biết, khí thải y tế tuy không phát sinh nhiều song lại có đặc thù là có
chất phóng xạ hoặc các chất không lọc được qua màng lọc nên cần xử lý
đặc biệt. Tuy nhiên, vấn đề nan giải hiện nay là các cơ sở khám chữa bệnh
không duy trì hoạt động của các trạm xử lý do thiếu kinh phí duy tu bảo
dưỡng, trả lương cho người vận hành.
Đối với 35 bệnh viện trực thuộc bộ Y tế, hầu hết đều đã áp dụng các
công nghệ thiêu đốt chất thải tập trung, lò đốt cho cụm bệnh viện hay tại chỗ;

Chỉ còn một bệnh viện (Bệnh viện Tâm thần TƯ 1) hiện nay chưa có cơ sở xử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
lý chất thải rắn, áp dụng phương pháp thiêu đốt ngoài trời và chôn lấp. Tuy
nhiên, lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh rất thấp (chỉ khoảng 30
kg/ngày) do tính đặc thù của bệnh viện, ít thực hiện phẫu thuật, thủ thuật
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ một số tỉnh trong khu vực, hầu hết
các trung tâm y tế cấp huyện và bệnh viện đa khoa của tỉnh đã thực hiện thu
gom CTR y tế. Nhiều bệnh viện và trung tâm y tế đã tổ chức thu gom phân
loại CTR y tế nguy hại tại nguồn như ở tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, An
Giang, Bạc Liêu Tại đồng bằng sông Cửu Long, khối lượng CTR y tế từ
bệnh viện có quy mô cấp huyện và bệnh viện đa khoa thải ra môi trường là
41,7 tấn/ngày, trong đó có 8,3 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Ví dụ: tỉnh
Đồng Tháp có 3,7 tấn/ngày CTR y tế, 0,7 tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh
An Giang có 5,3 tấn/ngày CTR y tế, 1 tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh Cà
Mau có 3,8 tấn/ngày CTR y tế, 0,8 tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh Trà Vinh
có 2,1 tấn /ngày CTR y tế, 0,4 tấn/ngày CTR y tế nguy hại [49]
Sau khi phân loại CTR y tế tại bệnh viện, loại rác thải sinh hoạt thông
thường sẽ được xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị, riêng rác thải y tế
nguy hại trong các bệnh viện từ cấp huyện trở lên đem đi đốt. Cho đến nay
mới có khoảng 7% bệnh viện có lò đốt rác đạt tiêu chuẩn môi trường. Các
tỉnh đã trang bị 1 lò đốt rác đạt tiêu chuẩn và đã đưa vào khai thác như: Đồng
Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà
Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau (loại lò Hoval MZ, RET, DHBK-HCM, với công
suất từ 50 -300kg/giờ). Còn lại 93% bệnh viện có lò đốt rác thủ công hoặc xử
lý thô sơ chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Một điều đáng lưu ý nữa, ở một số
bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, được trang bị lò đốt rác đạt tiêu chuẩn nhưng chỉ
khai thác sử dụng hết khoảng 1/3 - 1/4 công suất lò đốt, trong khi các trung

tâm y tế cấp huyện lại đang thiếu nguồn kinh phí để trang bị lò đốt rác nên
phải xử lý CTR y tế nguy hại bằng công nghệ thô sơ thủ công không đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Trong 12 năm qua, ngành y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có
nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở, đặc biệt là quản
lý CTR, nhưng trên thực tế còn có nhiều hạn chế.
Đa số các tỉnh chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTR y tế. Nguyên
nhân là do nhận thức về tác hại gây ô nhiễm của chất thải y tế của các tỉnh
còn yếu; thiếu mặt bằng xây dựng hệ thống xử lý chất thải; chưa chú trọng bố
trí vốn đầu tư cho xử lý chất thải y tế hoặc nguồn kinh phí ngành y tế hạn hẹp
và các tỉnh chưa đặt vấn đề quy hoạch lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung để
giảm kinh phí đầu tư mà hiệu quả thiết thực.
Trong khi đó, đa số các bệnh viện tuyến huyện các tỉnh miền núi, vùng
đồng bằng đều chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý thải y tế nguy hại, vì vậy người
ta chủ yếu tự thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất
của bệnh viện.
Hiện nay, cả nước mới có 80 lò đốt hai buồng đạt tiêu chuẩn môi trường,
với công suất từ 300 - 450kg/ngày. Thậm chí, theo ước tính các lò đốt hiện
đại, đạt tiêu chuẩn môi trường mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của
các bệnh viện, khoảng 30% bệnh viện sử dụng lò đốt thủ công và 30% bệnh
viện tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại trong khu đất của bệnh viện.
Trong việc quản lý chất thải rắn, các bệnh viện còn để xảy ra hiện tượng
phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào
chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Khi vận chuyển chất
thải, chỉ có 53,0% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp
đậy; 53,4% bệnh viện nơi lưu giữ chất thải có mái che đây là những yếu tố

để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.
Như vậy lượng chất thải y tế nguy hại tăng nhanh do việc áp dụng nhiều
kỹ thuật y tế mới, sử dụng nhiều các thiết bị y tế dùng một lần như bơm tiêm
nhựa và việc tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ tính theo từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
bệnh nhân. Số lượng các bệnh viện, trạm y tế ngày càng gia tăng, số lượng
bệnh nhân cũng gia tăng theo. Do vậy khối lượng rác y tế thải vào môi trường
cũng gia tăng gây áp lực rất lớn đối với các bệnh viện trong việc xử lí rác. Với
khối lượng rác thải như vậy nếu không được xử lí đúng cách sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe cũng như cũng như cuộc sống của những cán bộ công nhân
viên, người bệnh đang trực tiếp có mặt tại bệnh viện và những người sống
xung quanh bệnh viện.
2.2.2. Phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm [21]:
* Chất thải lâm sàng
- Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu thấm
máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng gạc, bông, găng
tay, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng
dịch dẫn lưu
- Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm kim tiêm, lưỡi và cán dao
mổ, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt và
chọc thủng cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn.
- Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các
phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau
khi xét nghiệm, túi đựng máu…
- Nhóm D: là chất thải dược phẩm, bao gồm: Dược phẩm quá hạn,

dược phẩm bị nhiễm khuẩn, bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng,
thuốc gây độc tế bào.
- Nhóm E: là các mô, cơ quan người, động vật, bao gồm: tất cả các mô
của cơ thể, các cơ quan, tay chân, nhau thai, bào thai,xác súc vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
* Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt động riêng giống như các chất
phóng xạ. Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động
chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: chất thải
rắn, lỏng khí.
- Chất thải phóng xạ rắn, gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị, như: gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng
chất phóng xạ
- Chất thải phóng xạ lỏng, gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các
chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ…
- Chất thải phóng xạ khí, gồm: các chất khí lâm sàng như: 113Xe. Các
khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ…
* Chất thải hóa học
Chất thải hóa học bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí. Chất thải trong
cấc cơ sở y tế được phân thành hai loại: chất thải hóa học không gây nguy hại
như đường, axit béo, một số muối vô cơ, hữu cơ và chất thải hóa học nguy hại
bao gồm:
- Formaldehyde được sử dụng trong khoa giải phẫu, lọc máu, ướp xác
và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.
- Các chất quang hóa có trong các dung dịch cố định và tráng phim
hydroquinone, Kalihydroxide, Bạc, Glutaraldehyde.

- Các dung môi:
Các thuốc mê bốc hơi: Halothane (Fluothane), Enflurane (Ethrane),
Isoflurane (Forane),
Các hợp chất không có Halogen: Xylene, Acetone, Isopropanol, Toluene,
Ethyl acetate, Acetonitrile, Benzene.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
- Oxyte ethylene: được sử dụng để tiệt khuẩn các thiêt bị y tế, phòng
phấu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại khó
này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.
- Các chất hóa học hốn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn
như: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn ethanol, methanol, acide.
* Bình chứa áp suất
Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng
O
2
, CO
2
, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ
gây cháy nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.


* Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy

xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất
hoá học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
2.2.3. Quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lí, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Theo quy chế chất thải y tế, chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải nguy hại và chất thải thông thường.
Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm gồm các tế bào có dính máu, mủ, dịch,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
nước lau rửa từ các khoa điều trị, xét nghiệm, phòng mổ, cấp cứu, khoa lây;
các chất thải là dụng cụ phục vụ điều trị bệnh như bơm kim tiêm, ống thuốc,
dao mổ; chất thải hoá học phát sinh từ các dung môi hữu cơ, huyết thanh quá
hạn. Nếu không được xử lý triệt để, chúng sẽ là mầm bệnh nguy hại.
Ở nước ta CTYT đã được quản lý bằng hệ thống các văn bản pháp luật,
nhưng việc thực hiện chưa nghiêm túc theo quy định, hầu hết CTYT ở các bệnh
viện chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Nhiều bệnh
viện không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hoặc có thì nhiều hệ thống
cống rãnh đã bị hư hỏng, xử lý xuống cấp; rác thải không được phân loại, chôn
lấp thủ công hoặc đốt thủ công tại chỗ. [23], [24], [30], [36]
* Về quản lý rác thải:
Theo Cục Bảo vệ môi trường, 70% lượng chất thải y tế nguy hại (như
xilanh, kim tiêm, bệnh phẩm ) phát sinh ở thành thị. Riêng số chất thải nguy
hại ở 1/3 Hà Nội và TP HCM đã chiếm 1/3 cả nước. Ở nhiều bệnh viện, loại

rác này được thu gom cùng chất thải thông thường khác. Các cơ sở thường
hợp đồng với công ty môi trường đô thị để thu rác. Nhiều trường hợp chất thải
nguy hại đã được phân loại và để riêng, nhưng sau đó lại bị đổ lẫn với các
chất thải thông thường trước khi công ty môi trường đến thu gom.
Kết quả điều tra năm 2002 của Bộ Y tế tại 294 bệnh viện trong cả nước
cho thấy 94,2% bệnh viện phân loại CTYT tại nguồn phát sinh, chỉ có 5,8%
bệnh viện chưa thực hiện. Các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh
viện tư nhân thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn tốt hơn các bệnh viện
tuyến huyện và bệnh viện ngành. Có 93,9% bệnh viện thực hiện tách riêng vật
sắc nhọn ra khỏi CTYT, hầu hết các bệnh viện sử dụng chai nhựa, lọ truyền
đã dùng để đựng kim tiêm. Nhưng qua kiểm tra thực tế, việc phân loại CTYT
ở một số bệnh viện chưa chính xác, làm giảm hiệu quả của việc phân loại chất
thải. 85% bệnh viện sử dụng mã màu trong việc phân loại, thu gom và vận
chuyển chất thải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của Đinh Hữu Dung
(2003) cho thấy: cả 6 bệnh viện đều phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát
sinh nhưng chưa có bệnh viện nào phân loại rác đúng theo Quy chế của Bộ Y
tế và việc phân loại phụ thuộc vào hình thức xử lý hiện có của bệnh viện.
Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế (2004) về CTYT ở 175 bệnh
viện tại 14 tỉnh, thành phố, cho thấy số bệnh viện có thùng chứa chất thải
chiếm 76%, có bể chứa rác chiếm 9,6%, có nắp đậy thùng rác hoặc mái che bể
chứa rác chiếm 43%, rác được để riêng biệt chiếm 19,3% trong tổng số bệnh
viện, nơi chứa rác thải đảm bảo vệ sinh chiếm 35,5%; 29% bệnh viện chôn
CTR trong bệnh viện; có 3,2% bệnh viện vừa chôn, vừa đốt trong bệnh viện.
Hầu hết các CTR trong bệnh viện đều không được xử lý trước khi đem đốt
hoặc chôn. Một số ít bệnh viện có lò đốt CTYT nhưng lại quá cũ kỹ và gây ô

nhiễm môi trường.
Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2007) tại 4 bệnh viện Hà Nội, Bệnh viện Lao
và bệnh phổi Trung ương được đánh gía là bệnh viện quản lý rác thải tốt nhất
trong 4 bệnh viện được kiểm tra nhưng Đoàn kiểm tra đã phát hiện trong buồng
bệnh chỉ có thùng đựng rác sinh hoạt thiếu thùng chứa đờm của bệnh nhân.
Ở Bệnh viện Việt Đức tất cả rác thải đều chứa chung trong một loại túi
đựng
rác màu vàng. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), năm 2006, tỷ lệ bệnh viện
thực hiện phân loại CTYT là 95,6% và thu gom hàng ngày là 90,9%. Phương
tiện thu gom CTYT như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn
thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế
quản lý CTYT. Chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom đạt
yêu cầu theo quy chế [23].
* Về nước thải:
Về chất thải lỏng bệnh viện, một vài bệnh viện chưa có hệ thống xử lý
nước thải. Có bệnh viện tuy được đầu tư nhưng do công nghệ xử lý chưa đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
bảo nên vẫn chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Sau khi lấy mẫu nước thải đi
phân tích cho thấy chỉ số vi sinh vượt gấp hàng trăm lần, có nơi vượt gấp cả
nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2004) tại 175 bệnh viện ở 14 tỉnh, thành
phố thì có đến 31,5% bệnh viện không có hệ thống thoát nước thải, chủ yếu ở
các bệnh viện tuyến huyện. Trong số bệnh viện có hệ thống thoát nước thì có
tới 47,4% bệnh viện sử dụng hệ thống thoát nước chung gồm cả nước mưa,
nước thải sinh hoạt, nước thải y tế; chỉ có 21,1% bệnh viện có hệ thống thoát
nước thải riêng biệt; 26,3% bệnh viện có hệ thống thoát nước thải kín; 31,4%
hở và 42,3% vừa kín vừa hở.

Kết quả điều tra tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh (2003): cả 6 bệnh viện đều
có hệ thống cống thoát nước thải nhưng chất lượng cống khác nhau, có bệnh
viện hệ thống cống nổi nhưng không có nắp đậy, nước thải bệnh viện không
được xử lý (bệnh viện Yên Bái), hoặc xử lý một phần (bệnh viện Quảng Nam,
Cần Thơ), hoặc đã xử lý toàn bộ (bệnh viện Phú Thọ, Quảng Ngãi, Đồng Tháp)
nhưng tất cả đều đổ nước thải ra cống thoát nước chung [30].
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), năm 2006, tỷ lệ bệnh viện có hệ thống
xử lý nước thải tuyến Trung ương là 71%, tuyến tỉnh là 46%, tuyến huyện là 30%
và bệnh viện tư nhân là 85%. Tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước
thải là 37% và chỉ có khoảng 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho phép. Hiện cả
nước còn có gần 640 bệnh viện cần được trang bị hệ thống xử lý nước thải, số
bệnh viện cần cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải khoảng 220 bệnh viện [23].
* Về xử lý khí thải bệnh viện: Khí thải chủ yếu là khí thải từ lò đốt rác
thủ công khi xử lý rác thải, không có các máy móc thải khí độc hại. Chỉ có
một số bệnh viện lớn có hệ thống xử lý khí thải hoặc có hotte hút hơi khí độc
tại các khoa/ phòng Xét nghiệm, X quang, còn đa phần các bệnh viện chưa có
hệ thống xử lý khí thải. Khí thải từ lò đốt vẫn chưa được kiểm tra đánh giá,
kiểm tra chất lượng khí thải ra môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Ở một số bệnh viện còn để xảy ra hiện tượng chưa phân loại rác tại
nguồn. Việc vận hành lò đốt, xử lý đôi khi để lẫn rác sinh hoạt với rác y tế
nên gây tốn kém, lãng phí nhiên liệu. Thêm vào đó, hệ thống lò đốt ở các
bệnh viện tuyến huyện phần lớn là lò đốt công nghệ Bách khoa, chưa thực sự
đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Việc quản lý chất thải y tế không đúng cách không chỉ nguy hại đối với
những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với chất thải y tế nguy
hại như bác sĩ, y tá, hộ lý, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những người trực

tiếp làm công việc xử lý rác thải mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng
đồng và môi trường sống. Để tránh những nguy hại đó, thiết nghĩ, ngành y tế
cần quan tâm, đầu tư hơn nữa cho xử lý chất thải y tế. Đồng thời, nhân viên y
tế cần thực hiện tốt thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất
thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi đến KCB tại cơ sở y tế cũng
cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
2.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế
2.3.1. Xử lý chất thải rắn y tế
Hình thức xử lý chất thải rắn trong bệnh viện ở nước ta rất đa dạng, phụ
thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện.
Đối với chất thải rắn y tế có 95,6% bệnh viện có phân loại chất thải rắn,
90,9% bệnh viện thực hiện thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày nhưng chỉ có
khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đúng quy
định. Hiện nay phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất
thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt
tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế). Có 35%
bệnh viện có lò đốt chất thải y tế nhưng công suất sử dụng chưa hợp lý và
việc xử lý khí thải còn gặp nhiều khó khăn

×