Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nghiên cứu tính đa dạng thực vật có mạch trong một số kiểu thảm thực vật tại khu vực xã quân chu - huyện đại từ - tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 123 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––



NGUYỄN NGỌC HUỲNH



NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH
TRONG MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI KHU VỰC
XÃ QUÂN CHU - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.60




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MA THỊ NGỌC MAI







THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả


Nguyễn Ngọc Huỳnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học
Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Ma Thị
Ngọc Mai - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh
trƣờng Đại học Sƣ phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên, thầy cô giáo

Viện Sinh thái Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Quân Chu, Chi cục Kiểm
lâm, phòng Thống kê huyện Đại Từ, Chi cục Kiểm lâm Hồ Núi Cốc. Qua đây
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trƣờng THPT Ngô Quyền - tỉnh Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
Cao học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian,
kinh phí cũng nhƣ trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà
khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Ngọc Huỳnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới 4
1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam 5
1.3. Những nghiên cứu về hệ thực vật 6
1.3.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới 6
1.3.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam 7
1.4. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống 8
1.4.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 8
1.4.2. Những nghiên cứu về phổ dạng sống 10
1.5. Tổng quan về sách đỏ IUCN và sách đỏ Việt Nam 11
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 14
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu 14
2.4. Nội dung nghiên cứu 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.4.1. Đa dạng về thành phần thực vật 14
2.4.2. Đa dạng về hệ thực vật có mạch trong các trạng thái thảm thực vật. 14
2.4.3. Đa dạng về gá trị sử dụng. 14
2.4.4. Đa dạng về thành phần dạng sống. 14
2.4.5. Đa dạng về các kiểu thảm thực vật. 14
2.4.6. Đa dạng các loài thực vật quý hiếm. 14
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 15

2.5.1. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC) 15
2.5.2. Phƣơng pháp phân tích mẫu 15
2.5.3. Phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi với ngƣời dân địa phƣơng
sống trong KVNC. 15
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI 16
3.1. Điều kiện tự nhiên 16
3.1.1. Vị trí địa lý 16
3.1.2. Địa hình 16
3.1.3. Địa chất, thổ nhuỡng 16
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn 16
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Đa dạng về hệ thực vật khu vực nghiên cứu 19
4.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành 19
4.1.2. Đa dạng về mức độ họ 21
4.1.3. Đa dạng về mức độ Chi 25
4.2. Đa dạng của hệ thực vật trong các trạng thái thảm thực vật 27
4.2.1. Đa dạng về mức độ ngành trong các trạng thái thảm thực vật 27
4.2.2. Đa dạng về mức độ họ trong các trạng thái thảm thực vật tại
khu vực nghiên cứu 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
4.2.3. Đa dạng về mức độ chi trong các trạng thái TTV 36
4.3. Đa dạng về giá trị sử dụng 41
4.3.1. Nhóm loài cây làm cảnh (Ca). 42
4.3.2. Nhóm cây cho gỗ (G) 42
4.3.3. Nhóm cây cho quả hoặc hạt (Q) 42
4.3.4. Nhóm cây làm thuốc (T). 43

4.3.5. Nhóm cây cho củ ăn đƣợc (Cu) 43
4.3.6. Nhóm cây ăn trầu (At) 43
4.3.7. Nhóm cây lấy nhựa (Nh) 44
4.3.8. Nhóm cây làm phân xanh (Px) 44
4.3.9. Nhóm dùng đan lát (Đ) 44
4.3.10. Nhóm cho tinh dầu (D) 44
4.3.11. Nhóm làm rau ăn (R) 45
4.3.12. Nhóm cho sản phẩm chăn nuôi (Nu) 45
4.4. Đa dạng về thành phần các loài thực vật quý hiếm 45
4.5. Đa dạng về thành phần dạng sống 48
4.6. Đa dạng về các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu 52
4.6.1. Thảm thực vật tự nhiên 52
4.6.2. Rừng trồng 56
4.7. Đa dạng về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật 57
4.7.1. Trạng thái thảm cỏ 59
4.7.2. Trạng thái thảm cây bụi 59
4.7.3. Trạng thái rừng non thứ sinh 60
4.7.4. Trạng thái rừng thứ sinh trƣởng thành 60
4.8. Đề xuất giải pháp bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học khu vực
nghiên cứu 61
4.8.1. Các biện pháp về chính sách 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
4.8.2. Các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật 62
4.8.3. Các biện pháp kỹ thuật 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
I. Kết luận 64
II. Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Phụ lục 1: Danh lục các loài thực vật khu vực nghiên cứu 71
Phụ lục 2: Một số ảnh chụp tại khu vực nghiên cứu 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu
Xin đọc là
1
Q
Cho quả, hạt
2
Cu
Cho củ ăn đƣợc
3
Ca
Làm cảnh
4
D
Cho dầu và tinh dầu
5
Đ
Đan lát
6
G
Cho gỗ
7

Nh
Cho nhựa
8
T
Làm thuốc
9
Nu
Sản phẩm chăn nuôi
10
Px
Làm phân xanh
11
At
Ăn trầu
12
R
Làm rau ăn
13
CR
Rất nguy cấp (Critically Endangerd)/
14
EN
Nguy cấp (Endangered)
15
VU
Sẽ nguy cấp (Vulnerable).
16
T
Bị đe doạ
17

IUCN
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhien
Quốc tế (The Internatinonal Union for Conservation nature
and Natural Resources).
18
Nxb
Nhà xuất bản.
19
ODB
Ô dạng bản.
20
OTC
Ô tiêu chuẩn.
21
SL
Số lƣợng.
22
TTV
Thảm thực vật.
23
TV
Thực vật
24
VNC
Vùng nghiên cứu.
25
KVNC
Khu vực nghiên cứu
26
%

Tỉ lệ %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Phân bố các taxon (họ, chi, loài) trong các ngành tại KVNC 19
Bảng 4.2. Các họ đa dạng nhất trong KVNC 21
Bảng 4.3. Các chi đa dạng nhất tại KVNC 25
Bảng 4.4. Số lƣợng, tỷ lệ % các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm
thực vật 27
Bảng 4.5. Những họ có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm cỏ,
thảm cây bụi và rừng thứ sinh 28
Bảng 4.6. Các họ giầu loài nhất trong KVNC 35
Bảng 4.7. Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm thực vật 36
Bảng 4.8. Phân loại một số công dụng chính của các loài tại KVNC 41
Bảng 4.9. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng 46
Bảng 4.10. Dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật trong KVNC 49
Bảng 4.11 Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật KVNC 57


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ phân bố tỷ lệ % các bậc Taxon (họ, chi, loài) trong các
ngành thực vật khu vực nghiên cứu 19
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố số lƣợng các bậc taxon (họ, chi, loài) trong

các trạng thái thảm thực vật 27
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố công dụng các loài thực vật khu vực nghiên cứu 41
Hình 4.4: Tỷ lệ % phân bố các dạng sống trong kiểu thảm thuộc cỏ 49
Hình 4.5: Tỷ lệ % phân bố các dạng sống trong kiểu thảm cây bụi 50
Hình 4.6: Tỷ lệ % phân bố các dạng sống trong kiểu rừng thứ sinh 50
Hình 4.7: Tỷ lệ % các dạng sống trong các kiểu thảm thực vật thảm cỏ,
thảm cây bụi, rừng thứ sinh 51




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng
thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát
triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hƣởng lẫn nhau và với
hoàn cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952).
Rừng giữ vai trò to lớn đối với tự nhiên và con ngƣời nhƣ: cung cấp
nguồn gỗ, củi, dƣợc liệu và nhiều thuốc quý cho con ngƣời, rừng là nguồn
thức ăn hầu hết cho sinh vật trên trái đất, rừng có vai trò to lớn trong điều hòa
khí hậu trên trái đất, điều hòa nƣớc mặt nƣớc ngầm, điều hòa nhiệt độ, là nơi
cƣ trú động thực vật, tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, ngăn chặn gió bão,
chống xói mòn. Rừng nhƣ lá phổi xanh bảo vệ an toàn cho sự sống trên trái
đất, vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh
môi trƣờng quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trƣờng của
một quốc gia tối ƣu là ≥ 45% tổng diện tích) [47, 49, 74].
Việt Nam đất nƣớc đông dân, sản xuất công nghiệp ngày càng tăng quá

trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Mỗi năm trung bình nƣớc ta mất đi
khoảng 20 ngàn ha rừng, ngoài ra còn nhiều diện tích rừng bị khai thác quá
mức làm cho các hệ sinh thái rừng bị giảm tính đa dạng sinh học. Con ngƣời
đã phá đi các hệ sinh thái rừng tự nhiên và thay vào đó là các hệ sinh thái
rừng nhân tạo, con ngƣời đã làm cho chúng mất đi tính đa dạng và tính bền
vững. Việc bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học và nguồn gen là vấn đề
hết sức quan trọng, thực sự cần thiết và phải tiến hành thƣờng xuyên.
Hệ sinh thái rừng luôn có khả năng duy trì và điều hoà điều đó có nghĩa
là nếu rừng đƣợc bảo vệ tốt, tức là các quá trình vận động, các chu trình trong
hệ sinh thái rừng không bị ảnh hƣởng. Bảo vệ rừng tốt tức là ngăn chặn các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
tác động có hại đến rừng nhƣ lửa rừng, phá rừng để thực hiện các hoạt động
phi lâm nghiệp, khai thác rừng quá mức để cho các quá trình tự điều chỉnh
của rừng diễn ra thuận lợi theo đúng qui luật vốn có của nó.
Hệ sinh thái rừng có tính ổn định khi đƣợc bảo vệ. Nếu không có sự
can thiệp của con ngƣời, các hệ sinh thái rừng tiến hoá theo hƣớng ngày càng
phức tạp và bền vững. Phá đi các hệ sinh thái rừng tự nhiên và thay vào đó là
các hệ sinh thái rừng nhân tạo, con ngƣời đã làm cho chúng mất đi tính phức
tạp và tính bền vững.
Do đó, bảo tồn cả hệ sinh thái rừng là một đòi hỏi cấp bách, nhất là đối
với hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Bảo tồn nguồn gen thực vật rừng là một việc
làm cấp thiết và thƣờng xuyên, vừa nhằm phục vụ các mục tiêu trƣớc mắt và
lâu dài của công tác cải thiện giống, vừa góp phần quan trọng vào công tác
bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên có diện tích rừng 25.022,0 ha [báo cáo
quy hoạch phát triển lâm nghiệp TN] trong đó diện tích rừng đƣợc khoang
nuôi phục hồi rừng 1.117,9 ha, rừng cũ đƣợc chăm sóc là 227,0 ha, xây dựng

vƣờn rừng là 1.200 ha. Diện tích rừng của huyện đa phần là rừng đặc dụng, có
1 phần diện tích là rừng phòng hộ và rừng sản suất. Xã Quân Chu có diện tích
rừng là 4.570,0 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 215,9 ha; diện tích rừng
đặc dụng 2.686,7 ha. Để góp phần bảo vệ các quần xã đặc trƣng, phục hồi các
hệ sinh thái rừng đã bị khai thác kiệt, bảo vệ tính đa dạng thực vật và các loài
thực vật qúi hiếm chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật
có mạch trong một số kiểu thảm thực vật tại khu vực xã Quân Chu -
Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên”.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Trong đề tài chúng tôi có sử dụng một số khái niệm có liên quan đến
nội dung nghiên cứu:
* Khái niệm về thảm thực vật - Rừng
- Thảm thực vật: Thảm thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên mặt
đất nhƣ một tấm thảm xanh (theo Thái Văn Trừng) [36]. Theo giáo sƣ Trần
Đình Lý (1998) [21]: Thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng
cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất. Ở khái niệm này thảm
thực vật mới chỉ là một khái niệm chung chƣa chỉ rõ đặc trƣng hay phạm vi
không gian của một đối tƣợng cụ thể. Nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính
ngữ kèm theo nhƣ “Thảm thực vật Thái Nguyên” hay “ Thảm thực vật Đại
Từ”, “Thảm thực vật cây bụi”…v.v. Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là
cây cỏ, nhƣng đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của thảm thực vật là tập thể cây
cối đƣợc hình thành do một số lƣợng những cá thể của loài thực vật tập hợp
lại [21]. Do vậy thảm thực vật còn đƣợc coi là bộ mặt phản ánh tính đa dang

sinh học cho một vùng, một địa phƣơng.
- Rừng là một kiểu thảm thực vật mang các đặc trƣng riêng, chẳng hạn
nhƣ trong rừng cây gỗ (hay rừng tre nứa), với rừng cây gỗ thì yếu tố chủ đạo
trong đó là cây gỗ và cây gỗ phải có chiều cao ≥ 5m so với mặt đất và độ tàn
che (k) của của chúng phải ≥ 0,3, đối với rừng tre nứa độ tàn che > 0,5. Nếu k
< 0,3 thì chƣa thành rừng, k = 0,3 - 0,6 là rừng thƣa, k > 0,6 là rừng kín [21].
* Đa dạng sinh học, đa dạng loài
Theo Công ƣớc về Bảo tồn đa dạng sinh học đã thông qua tại Hội nghị
thƣợng đỉnh toàn cầu ở RiodeJaneiro năm 1992 "Ða dạng sinh học" có nghĩa
là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác
và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở
trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học [48].
Thuật ngữ đa dạng sinh học (Biodiversity) dùng để mô tả sự phong phú
và đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ
thể sống từ mọi nguồn, trong hệ sinh thái đất liền, hệ sinh thái biển và các hệ
sinh thái dƣới nƣớc khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng
sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay đa dạng gen);
giữa các loài (đa dạng loài); các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái); Bao gồm
cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các
quần thể hay các hợp phần sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị
sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài ngƣời.
Đa dạng loài là số lƣợng và sự đa dạng của các loài đƣợc tìm thấy trong
một khu vực nhất định tại một vùng hoặc địa điểm nào đó. Đa dạng loài là tất
cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng nhƣ đối với
các quần thể khác nhau.

1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
H.G Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến
Điện đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á
nhiệt đới, ôn đới và núi cao [42].
J.Bead (1938) đƣa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ
và loại quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loại quần hệ: loại quần hệ
rừng xanh từng mùa; loại quần hệ khô thƣờng xanh; loại quần hệ miền núi;
loại quần hệ ngập từng mùa và loại quần hệ ngập quanh năm [33].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật ở Đông Dƣơng đã chia
thảm thực vật thành 3 vùng: Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông Dƣơng và vùng
trung gian, đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [44].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam
- Năm 1918, nhà khoa học ngƣời Pháp, là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra một
bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây đƣợc xem là bảng
phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên thế giới). Theo
bảng phân loại này, rừng ở miền Bắc Việt Nam đƣợc chia thành 10 kiểu [57].
- Năm 1943, kỹ sƣ lâm học ngƣời Pháp Ronaldo đã chia Đông Dƣơng
thành 3 vùng thảm thực vật:
+ Thảm thực vật Bắc Đông Dƣơng.
+ Thảm thực vật Nam Đông Dƣơng.
- Năm 1953, Maurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu
các quần thể rừng thƣa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil , trên cơ sở
nghiên cứu của các nhà khoa học ông đã đƣa ra bảng phân loại thảm thực vật
rừng miền Nam Việt Nam.
- Năm 1956, giáo sƣ ngƣời Việt Nam, Dƣơng Hàm Hi đã xếp loại thảm

thực vật rừng miền Bắc Việt Nam theo 1 bảng phân loại mới.
- Năm 1962, ở miền nam Việt nam còn xuất hiện một bản phân loại
thảm thực vật rừng Nam Trƣờng Sơn.
- Bản phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt nam về thảm thực
vật rừng ở Việt nam là bản phân loại của Cục điều tra và quy hoạch rừng
thuộc tổng cục lâm nghiệp Việt nam, bảng phân loại này xây dựng năm 1960
[33], theo bảng phân loại này, rừng trên toàn lãnh thổ Việt nam đƣợc chia làm
4 loại hình lớn:
+ Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này
cần phải trồng rừng.
+ Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây
hoặc tỉa thƣa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
+ Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở
thành nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhƣng cần phải
xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
+ Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu,
chƣa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý.
Phân loại này không phân biệt đƣợc kiểu rừng nguyên sinh với các
kiểu phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế.
- Năm 1970, Trần Ngũ Phƣơng đƣa ra bảng phân loại rừng ở miền bắc
Việt nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mƣa mùa; đai
rừng á nhiệt đới mƣa mùa; đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi cao [28].
- Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt
nam, tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat, 1975), Thái Văn
Trừng đã đƣa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt nam trên quan điểm
sinh thái, đây đƣợc xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt nam phù

hợp nhất trên quan điểm sinh thái cho đến nay [35].
Nguyễn Hải Tuất (1991) nghiên cứu một số đặc trƣng chủ yếu về sinh
thái của các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu rừng cơ
bản: Rừng hỗn giao ẩm á nhiệt đới, rừng kín hỗn giao ẩm á nhiệt đới núi cao,
rừng kín hỗn giao cây hạt kín và hạt trần [38].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt
Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu
trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật dựa trên
yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành
5 kiểu thảm với 14 kiểu quần hệ [37].
1.3. Những nghiên cứu về hệ thực vật
1.3.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới
Năm 1962, G.N.Slucop đã đƣa ra số lƣợng các loài thực vật hạt kín
phân bố ở các châu lục nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Châu Á có khoảng 125.000 loài, trong đó: Đông Nam Á (80.000 loài);
các khu vực nhiệt đới Ấn Độ (26.000 loài); Tiểu Á (8.000 loài); Viễn Đông
thuộc Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc (6.000 loài); Xibêria
thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á (5.000 loài).
- Châu Âu có khoảng 15.000 loài, trong đó: Trung và Bắc Âu (5.000
loài); Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ (10.000 loài).
- Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài, trong đó: Hoa Kỳ và Canada
(25.000 loài), Mêhicô và Trung Mỹ (17.000 loài), Nam Mỹ (56.000 loài), Đất
lửa và Nam Cực (1.000 loài).
- Châu Phi có khoảng 40.500 loài, trong đó: Các vùng nhiệt đới ẩm
(15.500 loài); Madagasca (7000 loài); Nam Phi (6.500 loài); Bắc Phi, Angieri,
Marốc và các vùng phụ cận khác (4.500 loài); Abitxini (4.000 loài); Tuynidi

và Aicập (2.000 loài); Xomali và Eritrea (1.000 loài).
- Châu Öc có khoảng 21.000 loài, trong đó: Đông Bắc Öc (6.000 loài);
Tây Nam Öc (5.500 loài); Lục địa Öc (5.000 loài); Taxman và Tân Tây Lan
(4.500 loài) (dẫn theo Lê Trọng Cúc [12]).
1.3.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam
Công trình đầu tiên là bộ Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng, trong
công trình này các tác giả ngƣời Pháp đã thống kê thực vật ở Đông Dƣơng
(Việt Nam, Lào, Campuchia) có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch. Đây
là công trình rất có ý nghĩa và là nguồn tƣ liệu quý trong nghiên cứu hệ
thực vật [43].
Căn cứ vào bộ Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng cùng nhiều công
trình xuất bản từ năm 1942 đến 1969, Phan Kế Lộc trong công trình: “Bƣớc
đầu thống kê số loài đã biết ở miền Bắc Việt Nam” cho thấy, hệ thực vật Bắc
Việt Nam (giới hạn tận cùng về phía Nam là 17
0
vĩ Bắc) có 5.609 loài thuộc
1.660 chi và 240 họ [19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã giới thiệu khái quát những đặc điểm
cơ bản của 265 họ và khoảng 2300 chi thuộc ngành hạt kín ở nƣớc ta [3].
Phan Kế Lộc đã kiểm kê và ghi nhận đến nay trong hệ thực vật và ghi
nhận đến nay trong hệ thực vật Việt Nam đã biết đƣợc 9653 loài thực vật bậc cao
có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2011 chi và 291 họ. Nếu kể cả khoảng 733 loài cây
trồng đƣợc nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao có mạch biết đƣợc ở Việt
Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số
loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [19]. Cũng do điều
kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ thực vật của nƣớc ta có thành

phần loài khá phong phú, mang cả yếu tổ của thực vật nhiệt đới ẩm Indonesia -
Malaisia, yếu tổ của thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa
và các yếu tổ của thực vật Trung - Ấn và Tiểu Nam Á.
1.4. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống
1.4.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những công trình nghiên cứu của Alokhin (1904), Vƣsotxki (1915),
Craxit (1927) chỉ ra rằng mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc
trƣng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần
loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Việc nghiên cứu
thành phần loài, thành phần dạng sống là một chỉ tiêu quan trọng trong phân
loại thảm thực vật [33].
Phan Kế Lộc (1970), đã xác định hệ thực vật miền Bắc nƣớc ta có
5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ [19] .
Phan Nguyên Hồng (1991) lập danh lục cùng với một số chỉ tiêu khác
(dạng sống, môi trƣờng, khu dân phố) của 75 loài thuộc nhóm loài cây ngập
mặn điển hình và cây gia nhập vào rừng ngập mặn [15].
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong "Cây cỏ Việt Nam" đã thống kê
số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Hoàng Chung (1980), trong nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc
đã thống kế đƣợc thành phần loài trong đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam
có 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ [8].
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1983), khi nghiên cứu hệ thực vật Tây
Nguyên đã thống kê đƣợc 3210 loài, chiếm gần một nửa số loài đã biết của
toàn Đông Dƣơng [4].
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1995), nghiên cứu thành phần loài,
dạng sống của savan bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện đƣợc 123

loài thuộc 47 họ khác nhau [10].
Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), khi nghiên cứu một số đặc
điểm sinh thái, sinh vật học của savanna Quảng Ninh và các mô hình sử dụng
đã phát hiện đƣợc 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài [16].
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), thống kê thành phần loài trong
Vƣờn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 loài
cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành: Dƣơng xỉ, Hạt
trần và Hạt kín. Các loài này xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Trong
các loài trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần đƣợc bảo tồn nhƣ:
Hoàng thảo Tam Đảo, Trà hoa đài, Trà hoa vàng Tam Đảo, Hoa tiên, Trọng
lâu kim tiền [31].
Nguyễn Thế Hƣng (2003) [17], đã thống kê trong các trạng thái thảm
thực vật nghiên cứu ở huyện Hoành Bồ- Cẩm Phả- Quảng Ninh có 324 loài
thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch: Ngành Hạt trần
(Gymnospermae), ngành Thực vật khuyết (Pteridophyta), và ngành Hạt kín
(Angiospermae). Đồng thời khi so sánh với trạng thái rừng, khẳng định thảm
cây bụi có thành phần chủ yếu bao gồm các loài trong họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Na
(Annonaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Lê Ngọc Công (2004) [11], nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên
đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch gồm 160 họ, 468 chi, 654 loài
chủ yếu là cây lá rộng thƣờng xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý nhƣ: Lim,
Dẻ, Nghiến…v.v.
1.4.2. Những nghiên cứu về phổ dạng sống
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái cấu trúc cơ thể thực
vật thích nghi với môi trƣờng sống của nó.

Theo Raunkaier (1934), dấu hiệu chủ yếu để phân chia thành phần dạng
sống là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong
năm. Ông đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản [58]:
+ Phanerophytes (Ph): Nhóm cây có chồi trên mặt đất.
+ Chamaetophytes (Ch): Nhóm cây có chồi sát mặt đất.
+ Hemicryptophytes (He): Nhóm cây có chồi nửa ẩn.
+ Cryptophytes (Cr): Nhóm cây có chồi ẩn.
+ Therophytes (Th): Nhóm cây sống 1 năm.
Ông đã xây dựng phổ dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái đất (SB):
SB= 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th
Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng,
đảm bảo tính khoa học, dễ áp dụng cho các kiểu thảm thực vật, do vậy đã có
nhiều các nhà nghiên cứu đã áp dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu thành
phần dạng sống.
Hoàng Chung (1980), thống kê thành phần dạng sống cho loại hình
đồng cỏ Bắc Việt Nam, đã đƣa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại
kiểu đồng cỏ savan, thảo nguyên [8].
Lê Trần Chấn (1990), khi nghiên cứu hệ thực vật tại Lâm Sơn (Hòa
Bình) ông đã theo phƣơng pháp của Raunkiaer để phân chia thảm thực vật
thành 5 nhóm dạng sống. Tuy nhiên, tác giả dùng thêm một số kí hiệu để chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
tiết hóa một số dạng sống (a: kí sinh; b: bì sinh; c: dây leo; d: cây chồi trên
thân thảo). Ông không xếp phƣơng thức sống kí sinh, bì sinh vào dạng sống
cơ bản mà coi đây là những dạng phụ [6].
Phan Nguyên Hồng (1991), khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật ở
rừng ngập mặn Việt Nam ông đã chia 7 dạng sống cơ bản: Cây gỗ (G), cây
bụi (B), cây thân thảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B),

kí sinh (K), bì sinh (B) [15].
Phạm Hồng Ban (1999) [2], nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ
sinh thái tái sinh sau nƣơng rẫy vùng Tây Nam Nghệ An, áp dụng khung phân
loại của Raunkiaer để phân chia dạng sống, phổ dạng sống là:
SB=67,40Ph+7,33Ch+12,62He+8,53Cr+4,09Th.
Lê Ngọc Công (2004) [11], nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi trên một số thảm thực vật tại Thái Nguyên đã phân chia thảm
thực vật thành các nhóm dạng sống: cây gỗ, cây bụi, cây cỏ và dây leo.
Nhƣ vậy, nghiên cứu dạng sống là một trong những nội dung quan
trọng khi nghiên cứu hệ thực vật vì dạng sống thể hiện sự thích nghi của thực
vật với môi trƣờng sống. Cho đến nay đã có rất nhiều cách phân loại dạng
sống khác nhau, nhƣng để xây dựng phổ dạng sống của một hệ thực vật,
ngƣời ta thƣờng sử dụng cách phân loại của Raunkiaer (1934).
1.5. Tổng quan về sách đỏ IUCN và sách đỏ Việt Nam
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác
nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng, các
nguồn tài nguyên sinh học bị suy giảm. Để nâng cao nhận thức trong xã hội
và cộng đồng trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh học và xây dựng nguồn dữ
liệu quan trọng cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên
nhiên thế giới (IUCN) đã cho xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một
cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuỵêt chủng trên thế giới. Năm
1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân hạng
tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ hạng và
tiêu chuẩn của IUCN đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau: loài tuyệt chủng (EX), loài rất
nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU)…

Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của tập thể
tác giả thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là
Viện khoa học và công nghệ Việt Nam là tài liệu duy nhất công bố một cách
đầy đủ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Cuốn
sách đƣợc xuất bản vào các năm 1992, 1996 và mới nhất là năm 2007. Trong
cuốn “sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” năm 2007 đã công bố 847 loài
(thuộc 201 họ) quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần đƣợc bảo vệ.
Theo nghị định 32/2006/NĐ-Cp về quản lý thực vật, động vật rừng
nguy cấp, quý hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
thành 2 nhóm [7]:
- Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại, gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi
trƣờng hoặc có giá trị cao kinh tế, số lƣợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I đƣợc
phân thành: nhóm IA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là: nghành
thông với 7 loài và ngành mộc với 8 loài, nhóm IB gồm các loài động vật rừng.
- Nhóm II: hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thƣơng mại, gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị khoa học, môi trƣờng hoặc
có giá trị cao về kinh tế, số lƣợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy
cơ tuyệt chủng. Thực vật rừng, động vật rừng nhóm II cũng đƣợc chia thành
nhóm IIA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành: ngành thông với 10 loài
và ngành mộc lan với 27 loài, nhóm IIBgồm các loài động vật rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Ngoài tập “sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” thống kê số loài thực vật
có nguy cơ tuyệt chủng của cả nƣớc, thì các công trình nghiên cứu về các loài
có nguy cơ tuyệt chủng ở từng vùng và khu vực cụ thể còn rất ít. Một số công
trình đáng chú ý là.

Phân viện điều tra quy hoạch rừng Tân Bắc Bộ (2009) khi nghiên cứu
hiện trạng hệ thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng đã
thống kê và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phƣợng Hoàng gồm có 44 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 22
loài có tên trong nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Tóm lại, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng ở nƣớc ta còn rất ít. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà số lƣợng loài thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe doạ và có nguy cơ
tuyệt chủng. Tuỳ từng thời điểm, một loài có thể đang ở cấp này có thể
chuyển sang cấp khác (do nhiều nguyên nhân). Vì vậy, cần có nhiều nghiên
cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở từng
vùng cụ thể và phải đánh giá thƣờng xuyên nhằm có thể bảo tồn các loài thực
vật quý hiểm có giá trị ở nƣớc ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tính đa dạng của thực vật có mạch trong một số kiểu thảm
thực vật tại xã Quân Chu - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở khoa
học cho việc phục hồi rừng tự nhiên và gìn giữ và bảo tồn tính đa dạng sinh
học của các loài thực vật và những loài quý hiếm tại KVNC.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung
thêm một số các giải pháp để bảo tồn tính đa dạng thực vật có mạch.
- Ý nghĩa thực tiễn: Bƣớc đầu phân loại các kiểu thảm thực vật và xác
định đƣợc tính đa dạng thực vật có mạch, trên cơ sở đó đề xuất một số những

giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và nâng cao tính đa dạng thực vật tại KVNC.
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là tính đa dạng của thực vật có mạch trong một
số trạng thái thảm thực vật.
- Địa điểm nghiên cứu: xã Quân Chu - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Đa dạng về thành phần thực vật: Đa dạng về thành phần loài, đa
dạng ở mức độ ngành, đa dạng về số họ, số chi.
2.4.2. Đa dạng về hệ thực vật có mạch trong các trạng thái thảm thực vật.
2.4.3. Đa dạng về gá trị sử dụng.
2.4.4. Đa dạng về thành phần dạng sống.
2.4.5. Đa dạng về các kiểu thảm thực vật.
2.4.6. Đa dạng các loài thực vật quý hiếm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC)
- Tuyến điều tra (TĐT): Căn cứ vào địa hình tại khu vực nghiên cứu lập
các tuyến điều tra. TĐT có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức. Chiều
rộng quan sát của TĐT là 3m. Khoảng cách gữa các tuyến là 50-100m tùy vào
loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí các OTC và
các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu.
- Ô tiêu chuẩn (OTC): Chúng tôi áp dụng OTC có diện tích 400m
2
(20m
x 20m) cho các trạng thái rừng và thảm cây bụi. Trong OTC lập các ODB có
diện tích 4m
2

hoặc 25m
2
(5mx5m) thu thập số liệu về thành phần của thực vật.
ODB đƣợc bố trí hai bên đƣờng chéo trong OTC. Tổng diện tích các ODB phải
đạt ít nhất là 1/3 diện tích của OTC. Ngoài ra, dọc hai bên tuyến điều tra căn cứ
địa hình cụ thể chúng tôi đặt các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung. Trong
các OTC và ODB tiến hành xác định tên khoa học các loài cây (các loài chƣa
biết tên thì thu thập mẫu về định loại trong phòng thí nghiệm).
2.5.2. Phương pháp phân tích mẫu
- Xác định tên các loài cây theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1992 - 1993)
[13] “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (t 1,2,3) để chỉnh lí và lập danh
lục các loài thực vật tại vùng nghiên cứu.
- Xác định các trạng thái thảm thực vật dựa theo khung phân loại của
UNESCO (1973).
- Phân tích phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934).
- Xác định các loài thực vật quý hiếm tại KVNC nghiên cứu theo “Sách
đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2007;
Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lí thực vật rừng.
2.5.3. Phương pháp phỏng vấn, trao đổi với người dân địa phương sống
trong KVNC.

×