Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755 KB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA
GIÁO VIÊN HD : Th.S. LÊ ĐỨC THIỆN
SINH VIÊN TH : TRẦN XUÂN TÙNG
MSSV : 10011363
LỚP : DHTN6TH

THANH HÓA, THÁNG 06 NĂM 2014
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN













……………….Ngày … tháng … năm 2014
Giảng viên


Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng i
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NH: Ngân hàng.
NHTM: Ngân hàng thương mại.
BIDV: Ngân hàng TMCP Phát triển và Đầu tư Việt Nam.
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng ii
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV Thanh Hóa 15
Hình 2.2 Quy trình tín dụng của BIDV Thanh Hóa 19
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Thanh Hóa qua
giai đoạn năm 2011 - 2013 22
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn của BIDV chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn
năm 2011 - 2013 26
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm
2011-2013 30
Bảng 2.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa giai
đoạn năm 2011-2013 34
Bảng 2.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua giai
đoạn năm 2011-2013 37
Bảng 2.6 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm
2011-2013 40
Bảng 2.7 Doanh số cho vay theo ngành của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm
2011-2013 43
Bảng 2.8 Doanh số thu nợ theo ngành của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm
2011-2013 48
Bảng 2.9 Dư nợ theo ngành của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-

2013 52
Bảng 2.10 Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn
năm 2011-2013 56
Biểu đồ 2.10 Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn
năm 2011-2013 57
Bảng 2.11 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn
năm 2011-2013 61
Biểu đồ 2.11 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn
năm 2011-2013 62
Bảng 2.12 Nợ xấu theo ngành của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-
2013 64
Biểu đồ 2.12 Nợ xấu theo ngành của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-
2013 65
Bảng 2.13 Các chỉ số liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng của
BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-2013 68
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Thanh Hóa qua
giai đoạn năm 2011 - 2013 23
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng iii
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn của BIDV chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn
năm 2011 - 2013 27
Biểu đồ 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Thanh Hóa giai đoạn năm
2011-2013 31
Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua
giai đoạn năm 2011-2013 35
Biểu đồ 2.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua
giai đoạn năm 2011-2013 38
Biểu đồ 2.6 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn
năm 2011-2013 41

Biểu đồ 2.7 Doanh số cho vay theo ngành của BIDV Thanh Hóa giai đoạn năm
2011-2013 44
Biểu đồ 2.8 Doanh số thu nợ theo ngành của BIDV Thanh Hóa giai đoạn năm
2011-2013 49
Biểu đồ 2.9 Dư nợ theo ngành của BIDV Thanh Hóa giai đoạn năm 2011-2013
53
MỤC LỤC
i
THANH HÓA, THÁNG 06 NĂM 2014 i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
MỤC LỤC iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Nội dung nghiên cứu 2
1.2.1 Nội dung nghiên cứu 2
1.2.2 Bố cục nội dung nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 3
1.1 Tổng quan về tín dụng tại ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng tại ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Bản chất của tín dụng tại ngân hàng thương mại 3
1.1.3 Chức năng của tín dụng tại ngân hàng thương mại 3
1.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên 3

1.1.3.2 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất 4
1.1.4 Vai trò của tín dụng tại ngân hàng thương mại 4
1.1.5 Phân loại tín dụng 4
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng iv
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
1.1.5.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 4
1.1.5.2 Căn cứ vào đối tượng cho vay 5
1.1.5.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 5
1.1.5.4 Căn cứ vào tài sản thế chấp 5
1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 6
1.2.1 Khái niệm rủi ro 6
1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng 6
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng 6
1.2.3.1 Phân loại rủi ro tín dụng 6
1.2.3.2 Nợ xấu 8
1.2.3.3 Nợ quá hạn 8
1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 8
1.2.4.1 Ảnh hưởng đối với Ngân hàng 8
1.2.4.2 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế 8
1.2.4.3 Ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế 8
1.2.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tín
dụng của Ngân hàng 9
1.2.5.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn 9
1.2.5.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 9
1.3 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tín dụng và đo lường rủi ro tín
dụng của Ngân hàng thương mại 9
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 9
1.3.1.1 Doanh số cho vay 9
1.3.1.2 Doanh số thu nợ 9
1.3.1.3 Dư nợ 9

1.3.1.4 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%) 10
1.3.1.5 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) 10
1.3.1.6 Tổng dư nợ trên vốn huy động (%) 10
1.3.1.7 Hệ số thu nợ (%) 11
1.3.1.8 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 11
1.3.2 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 11
1.3.2.1 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) 11
1.3.2.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 12
CHƯƠNG 2 13
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 -
2013 13
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Thanh Hóa 13
2.1.1 Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Thanh Hóa 13
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa 13
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng v
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh Hóa được thành
lập theo Quyết định số 27/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 13
Trước năm 1992, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh
Hóa là một chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
tỉnh Hà Nam Ninh (cũ). Sau khi tái thành lập tỉnh ( tháng 4/1992), Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành chi nhánh
tỉnh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 13
2.1.1.2 Chức năng, phạm vi hoạt động 13
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 15

2.1.1.4 . Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa 19
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn này 2011 - 201321
2.1.2.1 Doanh thu 23
2.1.2.2 Chi phí 24
2.1.2.3 Lợi nhuận 24
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn
năm 2011 - 2013 24
2.1.3.1 Thuận lợi 24
2.1.3.2 Khó khăn 25
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011 - 2013 25
2.2.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011 - 2013 25
2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn này 2011 - 2013 28
2.2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng của Chi
nhánh giai đoạn năm 2011-2013 33
2.2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế của Chi nhánh
qua giai đoạn năm 2011-2013 42
2.3 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn năm 2011 - 2013 55
2.3.1 Tình hình dư nợ theo nhóm nợ 55
2.3.2 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng 60
2.3.3 Tình hình nợ xấu theo ngành 63
2.4 Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu tài chính68
2.4.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 68
2.4.2 Tổng dư nợ trên tổng tài sản 69

2.4.3 Tổng dư nợ trên vốn huy động 69
2.4.4 Hệ số thu nợ 70
2.4.5 Vòng quay vốn tín dụng 70
2.4.6 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 70
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng vi
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
2.4.7 Nợ xấu trên tổng dư nợ 71
2.5 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011 - 2013 71
2.5.1 Thành tựu 71
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 73
2.5.2.1 Hạn chế 73
2.5.2.2 Nguyên nhân 73
CHƯƠNG 3 76
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH
HÓA 76
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Thanh Hóa trong tương lai 76
3.1.1 Thách thức 76
3.1.2 Phương hướng hoạt động của Ngân hàng 76
3.1.2.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020 77
3.1.2.2 Kế hoạch kinh doanh 77
3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 78
3.2.1 Xử lý nợ xấu 78
3.2.2 Đảm bảo tuân thủ đúng quy chế, quy trình tín dụng 79
3.2.3 Biện pháp phân tán rủi ro, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 81
3.2.4 Biện pháp tăng cường công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ trong hoạt
động của Ngân hàng 82

3.2.5 Biện pháp về mặt nhân sự 82
3.3 Kiến nghị 83
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 83
3.3.2 Đối với Hội sở 84
3.3.3 Đối với chính quyền địa phương 84
3.3.4 Đối với Chi nhánh 84
PHẦN KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng vii
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
PHẦN MỞ ĐẦU
  
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay bất cứ hoạt động kinh doanh
nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro. Đặc biệt hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh được
những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra
ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Kinh
tế nước ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động
kinh doanh của các NHTM Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ
và khá sôi động. Hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực kinh
doanh giữa các Ngân hàng lớn hơn và cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên.
Rủi ro có mặt trong từng nghiệp vụ Ngân hàng, Ngân hàng muốn có lợi nhuận
thì phải chấp nhận rủi ro.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các
Ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm
định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế
những rủi ro tín dụng mà Ngân hàng sẽ gặp phải, và đương nhiên sẽ giảm bớt nợ
xấu cho Ngân hàng. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng trong thời
kỳ kinh tế phát triển, các NHTM đã quá mải mê chạy theo các hoạt động tìm

kiếm lợi nhuận, tập trung chủ yếu vào các mục tiêu trước mắt mà lơ là việc xây
dựng hệ thống quản trị rủi ro.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
đối với Ngân hàng cùng với những kiến thức có được trong quá trình học tập
,em quyết định chọn đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa” làm chuyên đề tốt
nghiệp để phản ánh rõ hơn tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối sự an
toàn và vững mạnh của các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa nói riêng.
1.2 Nội dung nghiên cứu
1.2.1 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình hoạt động tín dụng cũng như là rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, qua đó rút
kinh nghiệm và đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa.
1.2.2 Bố cục nội dung nghiên cứu
Phần Mở đầu.
Phần Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Thực rạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa.
Chương 3: Định hướng phát triển và giải phòng ngừa hạn chế rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh
Hóa.
Phần Kết luận: Kiến nghị.
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện

PHẦN NỘI DUNG
  
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng tại ngân hàng thương mại
Tín dụng là một giao dịch về tài sản dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ giữa
bên đi vay và bên cho vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi
vay sử dụng một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, đồng thời bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả khi đến hạn bao gồm vốn gốc và lãi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các cá
nhân và tổ chức được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn
và cho vay đối với các đối tượng nói trên. Trong mối quan hệ này thì ngân hàng
đóng vai trò trung gian vừa đi vay vừa cho vay.
1.1.2 Bản chất của tín dụng tại ngân hàng thương mại
 Người cho vay chuyển tài sản cho người đi vay sử dụng trong một thời
gian nhất định.
 Thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa người đi vay và
người cho vay.
 Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình
thức lợi tức.
1.1.3 Chức năng của tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác,
thông qua sự chuyển nhượng này chức năng phân phối lại tài nguyên của tín
dụng được thể hiện ở các mặt sau:
 Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện

tín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
 Ngược lại người đi vay cũng nhận được phần tài nguyên phân phối lại
thông qua tín dụng.
1.1.3.2 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
 Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh
được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.
 Tín dụng tạo ra nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản
xuất kinh doanh.
 Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy
lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.
1.1.4 Vai trò của tín dụng tại ngân hàng thương mại
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tín dụng có các vai trò chủ yếu
như sau:
 Là công cụ thúc đẩy phát triển sản xuất xã hội, tài trợ cho các ngành kinh
tế phát triển.
 Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất được liên tục
 Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất, góp phần thúc đẩy
các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
 Là công cụ thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.
1.1.5 Phân loại tín dụng
1.1.5.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Theo căn cứ này, tín dụng được chia làm 3 loại:
 Tín dụng ngắn hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm được sử dụng để cho vay bổ sung
thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của các cá nhân.
 Tín dụng trung hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, dùng để cho vay vốn
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng xây
dựng các công trình nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
 Tín dụng dài hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, dược sử dụng để cấp vốn cho xây
dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
1.1.5.2 Căn cứ vào đối tượng cho vay
Theo căn cứ này, tín dụng được chia làm 2 loại:
 Tín dụng vốn lưu động:
Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức
kinh tế như cho vay nhằm dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất.
 Tín dụng vốn cố định:
Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố định, loại tín dụng này
được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định
thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến
và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình
mới.
1.1.5.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
Theo căn cứ này, tín dụng được chia làm 2 loại:
 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Là loại tín dụng được cấp phát cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể
kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
 Tín dụng tiêu dùng:
Là loại cho vay đối với cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm
tài sản, xây dựng nhà cửa
1.1.5.4 Căn cứ vào tài sản thế chấp
Theo căn cứ này, tín dụng được chia làm 2 loại:
 Tín dụng có đảm bảo:
Là loại tín dụng được thực hiện dựa trên các cơ sở đảm bảo như: thế chấp,
cầm cố hay có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
 Tín dụng không có tài sản đảm bảo:
Là loại tín dụng không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay sự bảo lãnh của
bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.
1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro
Trong hoạt động của các NHTM thì rủi ro là những biến cố, sự kiện ngoài
ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng tác động xấu đến sự
tồn tại và phát triển của Ngân hàng, đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm
sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Nói cách khác rủi ro tín
dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do
nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho
Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động
và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.
Đây là loại rủi ro lớn nhất thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nghiêm
trọng do tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM nước ta.
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ-NHNN việc phân loại nợ, nợ xấu, nợ quá hạn được qui định như
sau:
1.2.3.1 Phân loại rủi ro tín dụng
 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
 Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
 Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng

hạn còn lại;
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định ( khoản 2 điều 6
quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 2: Nợ cần chú ý
 Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá
có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu;
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định ( khoản 3 điều 6
quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
 Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
 Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ
điều chỉnh kỳ trả nợ lần đầu được phân vào nhóm 2;
 Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định ( khoản 3 điều 6
quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
 Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
 Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90
ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định ( khoản 3 điều 6
quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
 Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90
ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
 Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định ( khoản 3 điều 6
quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN).
1.2.3.2 Nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
1.2.3.3 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá
hạn. Bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5.
1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Ảnh hưởng đối với Ngân hàng
Sự tổn thất của Ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra là thiệt hại về vật chất
hoặc uy tín của Ngân hàng. Rủi ro rín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng như thiếu khả năng chi trả cho khách hàng, vì phần
lớn nguồn lớn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động, khi Ngân hàng
không thu hồi được nợ gốc và lãi thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần
lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy rủi ro tín dụng sẻ làm cho Ngân hàng mất
cân đối trong việc thanh toán, dần làm Ngân hàng bị lỗ và có nguy cơ bị phá
sản.
1.2.4.2 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế
Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy khi
rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm một số Ngân hàng mất khả năng chi trả, tạo cho
dân chúng một tâm lý sợ hãi, mọi người sẽ đến Ngân hàng để rút tiền trước hạn

và hậu quả có thể đưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng do thiếu khả năng
thanh toán. Khi đó rủi ro tín dụng sẻ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
1.2.4.3 Ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
Do tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước bất ổn sẽ dẫn đến sự suy
thoái, khủng hoảng kinh tế chính trị quốc gia dẫn đến những thiệt hại về quan hệ
quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tín
dụng của Ngân hàng
1.2.5.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
 Uy tín của khách hàng.
 Mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
 Năng lực tài chính của khách hàng.
 Ngành nghề kinh doanh sản xuất của khách hàng.
 Mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội của khách hàng.
1.2.5.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
 Ngân hàng chưa chú trọng đúng mức mục tiêu khoản vay.
 Trình độ, năng lực làm việc của cán bộ tín dụng còn yếu.
 Thiếu chính sách cho vay phù hợp.
 Tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng còn yếu kém.
 Quá tin tưởng vào tài sản đảm bảo, thế chấp. Coi nhẹ việc phòng ngừa
rủi ro.
1.3 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tín dụng và đo lường rủi ro
tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
1.3.1.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách
hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay
chưa thu hồi lại.

1.3.1.2 Doanh số thu nợ
Là tất cả các khoản thu nợ mà Ngân hàng đã thu về trong một khoảng thời
gian nhất định không phân biệt thời điểm cho vay.
1.3.1.3 Dư nợ
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà
Ngân hàng chưa thu hồi lại.
1.3.1.4 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%)
Chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được tỷ trọng vốn huy động trong
tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Qua đó đánh giá được khả năng thu hút vốn của
Ngân hàng từ bên ngoài.
Công thức:

1.3.1.5 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, tức là
thông qua chỉ số này ta có thể biết được tài sản của Ngân hàng sử dụng có hiệu
quả hay không, tỷ lệ này càng lớn càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, chỉ số này
giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Công thức:
1.3.1.6 Tổng dư nợ trên vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng trong
hoạt động tín dụng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của
Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Nếu chỉ số này lớn hơn 100% thì hoạt động
cho vay có hiệu quả và ngược lại, tức là Ngân hàng không sử dụng hết nguồn
vốn huy động.
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
10
Tổng vốn huy động
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn = X 100%

Tổng nguồn vốn
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ trên tổng tài sản = X 100%
Tổng tài sản
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
Công thức:
1.3.1.7 Hệ số thu nợ (%)
Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
Ngân hàng, nó biểu hiện khả năng thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ
của khách hàng trong một kỳ. Hệ số này càng lớn càng tốt.
Công thức:


1.3.1.8 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Chỉ tiêu này phản ảnh tình hình luân chuyển đồng vốn cho vay, thời gian
thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn
càng cao.
Công thức:
Trong đó:
1.3.2 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
1.3.2.1 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư
nợ, góp phần đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
11
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ trên vốn huy động = X 100%
Tổng vốn huy động
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = X100%

Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = X100%
Dư nợ bình quân
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
càng nhỏ càng tốt và ngược lại.
Công thức:
1.3.2.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.
Những Ngân hàng có chỉ số này càng thấp tức là chất lượng tín dụng càng cao.
Công thức:

Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
12
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ = X100%
Tổng dư nợ
Nợ xấu
Nợ xấu trên tổng dư nợ = X100%
Tổng dư nợ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH
HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
  
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi

nhánh Thanh Hóa
2.1.1 Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Thanh Hóa
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh Hóa được thành lập
theo Quyết định số 27/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Trước năm 1992, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh
Hóa là một chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh
Hà Nam Ninh (cũ). Sau khi tái thành lập tỉnh ( tháng 4/1992), Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành chi nhánh tỉnh trực thuộc Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.1.2 Chức năng, phạm vi hoạt động
* Chức năng hoạt động
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa là
một trong những tổ chức tín dụng lớn của tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào luật các
tổ chức tín dụng, qui chế của Ngân hàng nhà nước và các văn bản pháp luật có
liên quan thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh
Hóa có các chức năng chủ yếu sau:
 Chức năng huy động vốn
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
Thực hiện huy động vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tế các loại thông qua
các hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn như tiền gửi thanh toán,
tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Đồng thời, trong trường hợp
nguồn vốn huy động không đủ dùng, ngân hàng có thể sử dụng thêm các nguồn
vốn khác như vay vốn từ các tổ chức tín dụng, từ Ngân hàng TMCP Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam, thị trường liên ngân hàng

 Chức năng cho vay
Sử dụng các nguồn vốn huy động ở trên, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
chi nhánh Thanh Hóa thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo
các hình thưc như: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngoài ra Ngân hàng
còn áp dụng các hình thức cho vay khác như chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn
hạn, thực hiện các nhiệm vụ bảo lãnh ngân hàng.
 Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Thanh Hóa thực hiện
các hoạt động kinh doanh dịch vụ của một ngân hàng hiện đại như :
 Kinh doanh mua bán các loại ngoại tệ mạnh.
 Tổ chức thanh toán chuyển tiền trong nước và ngoài nước, tổ chức thanh
toán không dùng tiền mặt.
 Tài trợ xuất nhập khẩu( thư tín dụng, chiết khấu Bộ chứng Từ).
 Chiết khấu hối phiếu.
 Tín dụng bảo đảm bằng kho hàng nhập khẩu.
 Cho vay chuẩn bị hàng xuất.
 Tài trợ dự án.
 Cho vay đồng tài trợ và bảo hiểm.
* Phạm vi hoạt động
Do tính chất nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát
Triển chi nhánh Thanh Hóa chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn nên hoạt động tín
dụng chủ yếu của chi nhánh là cho vay ngắn hạn và trung hạn. Cho vay ngắn
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
hạn là để bổ sung nguồn vốn kinh doanh tạm thời thiếu hụt của các doanh
nghiệp kinh doanh trên địa bàn, cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự
án mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh
doanh của doanh ngiệp, các dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư của nhà nước.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

* Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV Thanh Hóa
* Nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban giám đốc: chi nhánh có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
 Giám đốc
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
15
BAN GIÁM ĐỐC
Khối quan hệ
khách hàng
Khối quản
lý rủi ro
Khối tác
nghiệp
Khối quản
lý nội bộ
Khối trực
thuộc
Phòng quan
hệ khách
hàng
Phòng quản
lý rủi ro
Phòng quản
trị tín dụng
Phòng tài
chính kế toán
Chi
nhánh
Tam

Điệp

Phòng giao
dịch khách
hàng
Phòng tổ
chức hành
chánh
Phòng
quản lý và
dịch vụ
kho quỹ
Phòng kế
hoạch tổng
hợp
Tổ điện toán
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
 Trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ,
phạm vi hoạt động của đơn vị.
 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi
từ các phòng ban.
 Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.
 Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán
trưởng và kiểm soát trưởng.
 Phó giám đốc
Chia làm hai bộ phận: Phó giám đốc chuyên về kế toán và phó giám đốc
chuyên về tín dụng làm nhiệm vụ hổ trợ giám đốc trong việc tổ chức điều hành
mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức
hành chánh, thẩm định vốn, công tác vốn, công tác tổ chức tín dụng.

 Phòng quan hệ khách hàng
 Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: tham mưu, đề xuất
chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, xác định thị trường mục
tiêu, khách hàng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách
hàng lựa chọn sử dụng những sản phẩm tín dụng, dịch vụ khách hàng, phổ biến
hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, qui trình tín dụng,
dịch vụ khách hàng; thu thập, cập nhật hờ sơ, thông tin khách hàng.
 Công tác tín dụng: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi
được phân công theo đúng pháp quy và quy trình tín dụng. Theo dõi quản lý tình
hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài
sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, xử lý khi khách hàng
không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy
định; tổng hợp, phân tích quản lý thông tin tín dụng.
 Phòng quản lý rủi ro
 Quản lý giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín
dụng của chi nhánh.
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Đức Thiện
 Thực hiện việc xử lý nợ xấu: đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử
lý các khoản nợ xấu, xem xét trình lãnh đạo về việc giảm lãi suất, miễn lãi, quản
lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý.
 Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, công tác
kiểm tra nội bộ, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO.
 Phòng quản trị tín dụng
 Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, kiểm tra rà
soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng.
 Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ
đến hạn chuyển giao cho phòng quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng
thực hiện đúng các khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay, theo

dõi diễn biến các khoản tín dụng.
 Phòng dịch vụ khách hàng
Trực tiếp bán sản phẩm/ dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng, quản
lý tài khoản, mở tài khoản tiền gửi, xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của
khách hàng, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc
tế, thu đổi mua bán ngoại tệ. Giải ngân vốn, trực tiếp thực hiện các giao dịch về
thẻ; chi trả kiều hối đối với khách hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách
hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch để phản ánh với lãnh
đạo.
 Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
 Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất - nhập quỹ. Quản
lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ
có giá, vàng, bạc, đá quý ) của ngân hàng và khách hàng.
 Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu - chi tiền mặt phục vụ cho khách
hàng theo quy định.
 Chịu trách nhiệm hoàn toàn về bảo đảm an toàn kho quỹ và an ninh tiền
tệ, đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh và của khách hàng.
 Phòng tổ chức hành chính
Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Tùng Trang
17

×