Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.78 KB, 70 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG VÀ CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÁI CẤU TRÚC NGÂN
HÀNG TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : LÊ ĐỨC THIỆN
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HẠNH
Mã số sinh viên : 10021123
Lớp : CDTN12TH
Thanh Hóa, tháng 07 năm 2013

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong
chuyên đề tốt nghiệp được tìm hiểu qua các trang
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Thanh Hoá, ngày 05 tháng 07 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Hạnh
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CAR Tỷ lệ an toàn vốn
CTCK Công ty chứng khoán
CSTT Chính sách tiền tệ
ĐHCĐ Đại hội cổ đông
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế


HĐQT Hội đồng quản trị
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
WB Ngân hàng thế giới
PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hôi
phat triển đồng thời cũng đem lại không ít rủi ro. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng
không nằm ngoài làn sóng ấy, chỉ trong một thời gian ngắn nhưng hệ thống ngân hàng
Việt Nam có nhiều biến đổi. Hoạt động ngân hàng đa dạng hơn, các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng không ngừng gia tăng, các ngân hàng mới không ngừng gia tăng Để đối
mặt và giải quyết các vấn đề phát sinh trong và sau khi khủng hoảng nền kinh tế các quốc
gia trên thế giới thường áp dụng phương pháp tái cấu truc nền kinh tế mà trong đó tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng là một trong những công việc hết sức quan trọng. Việc hướng tới
một hệ thống ngân hàng ổn định, khoa học và hoạt động hiệu quả tạo điều kiện cho việc
ổn định và hoạt động kinh doanh các ngành khác trên thị trường. Đã không ít quốc gia
tiến hành cấu trúc hệ thống ngân hàng và đạt được kết quả nhất định. Qúa trình tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua đề án
“Cơ cấu lại hế thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” vào tháng 3/2012, với
mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến
năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng. Có thể thấy rằng Việt
Nam đang có cách tiếp cận chủ động trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm đảm
bảo đạt được mục tiêu hiệu quả nhất trong điều kiện chưa có nguy cơ hay khả năng suy
thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến đối tượng, biện pháp,
lộ trình và những khó khăn, thách thức, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tái cấu trúc
cần phải được nghiên cứu, bổ sung và cụ thể hoá. Trong khi thực trạng hệ thống ngân
hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thị trường còn khá nhiều bất ổn, có nhiều

ngân hàng hoạt động yếu kém, hoạt động thị trường chưa hiệu quả thì việc tái cấu trúc là
một hướng đi tích cực nhưng đồng thời cũng không hề dễ dàng. Nhằm nghiên cứu những
vấn đề liên quan tới tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, rút ra các bài học kinh nghiệm từ
các trường hợp tái cấu trúc ngân hàng của các quốc gia, đồng thời nghiên cứu thực trạng
hệ thống ngân hàng Việt Nam, em chọn đề tài “ Tái cấu trúc ngân hàng và các vấn đề
liên quan đến tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài
cũng đề xuất một số giải pháp cần thiết cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với
mong muốn hệ thống ngân hàng sẽ được hoàn thiện và vững mạnh hơn, đảm bảo cho việc
thực hiện mục đích chung của nền kinh tế.
Về nội dung, đề tài nghiên cứu tái cấu trúc hệ thông ngân hàng, các phương thức tái cấu
trúc hệ thông ngân hàng, các trường hợp tái cấu trúc ngân hàng trên thế giới và ở Việt
Nam, thực trạng ngân hàng Việt Nam và trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này.
Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước. Về thời gian, đề tài nghiên cứu
giới hạn hoạt động của Chính phủ và các ngân hàng trong giai đoạn sau khủng hoảng tài
chính đến nay.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tái cấu trúc ngân hàng trong nền kinh
tế hiện nay và được sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Đức Thiện nên em đã chọn đề tài này
làm bài chuyên đề tốt nghiêp của mình với mục đích chính là đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Dựa trên những mục tiêu và định hướng của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề liên quan tới tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Chương 2: Những bài học về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới
và các vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Ngân hàng là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, vì vậy việc tái cấu trúc ngân
hàng phỉ được nhìn nhận trên phương diện tổng thể. Nội dung và trọng tâm trong tái cấu
trúc ngân hàng không chỉ cần được xem xét từ góc độ từng ngân hàng, mà còn từ góc độ

Nhà nước, Chính phủ, nền kinh tế theo từng quá trình và trên toàn hệ thống.
Tái cấu trúc, theo nghĩa hẹp, được hiểu là quá trình tổ chức lại một tổ chức nhằm tạo
ra “trạng thái” tốt hơn cho tổ chức đó để thực hiện những mục tiêu đề ra. Một chương
trình tái cấu trúc có thể diễn ra một cách toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ
chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành, các hoạt động và các quá trình, các
nguồn lực khác của tổ chức. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khaimootj phần hay
nhiều mảng của tổ chức nhằm đạt mục tiêu là nâng cao chất lượng của bộ phận đó.
Suy rộng ra cho một hệ thống, tái cấu trúc là sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu thành phần
các tổ chức trong hệ thống, hoặc thay đổi cách quản lý, cách hoạt động của các tổ chức
bộ phận nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, thực hiện những mục tiêu thống nhất của hệ
thống. Theo Margery Waxman, WB, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là các gói giải pháp
về thể chế, tài chính và pháp lý nhằm cứu vãn những ngân hàng phá sản và khôi phục hệ
thống ngân hàng trở lại hoạt động bình thường. Còn đối với Claudi Dziobek, IMF, tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng để nhằm cải thiện hiệu quả của ngành ngân hàng, có nghĩa là
phuacj hồi khả năng thanh toán và lợi nhuận,nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng
để thực hiện chức năng trung gian tài chính giữa người đi vay và người cho vay, đồng
thời khôi phục lòng tin của công chúng.
Dù diễn đạt như thế nào thì có thể thấy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng liên quan đến
việc thay đổi sữa chữa các sai lầm trong cấu trúc hệ thống ngân hàng, đưa hệ thống vào
cơ chế hoạt động hợp lý và có hiệu quả, làm tăng khả năng tiếp cận của người dân và
doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhorddoois với các dịch vụ của ngân hàng,
tạo tiền đề vững chắc cho hệ thống nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Như vaayjtais
cấu trúc hệ thống ngân hàng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều biện pháp pháp lý,
thể chế và tài chính được triển khai theo từng bước, từ những biện pháp khẩn cấp lấy lại
lòng tin, đảm bảo thanh khoản đến việc tạo dựng những cơ chế xử lý những ngân hàng đổ
vỡ và giải quyết tài sản tồn đọng. Đối tượng tái cơ cấu có thể là cả hệ thống ngân hàng
hoặc từng ngân hàng ở tất cả các loại hình. Tái cấu trúc ngân hàng nếu có biện pháp khả
thivaf được thực hiện tốt có thể giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tăng
lòng tin của người dân và nhà đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh với ngân hàng trên thế
giới, mang lại động lực cho quá trình tái cấu trúc của cả nền kinh tế, góp phần vào quá

trình tăng trưởng bền vững cho quốc gia. Sự thay đổi có tầm ảnh hưởng quyết định đến
sự thành bại của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lại nằm ở phía Chính phủ nói chung và
NHTW nói riêng.
1.2. Nguyên nhân thực hiện tái cấu trúc ngân hàng
Hệ thống TCTD của Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ kể từ đầu thập niên 90 của
thế kỷ XX đến nay và đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước với
tổng tài sản gấp 2 lần so với GDP, trong đó tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã tăng rất
nhanh và lên dến 125% GDP vào cuối năm 2010. Hệ thống các TCTD nói chung, hệ
thống các NHTM nói riêng đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và trở thành nguồn
cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế,cả về vốn ngắn hạn cũng như trung và dài hạn, cả
vốn bằn VND cũng như vốn bằng ngoại tệ. Một số NHTM và TCTD lớn đã vươn lên
thành lập tập đoàn tài chính với quy mô vốn điều lệ tương đương lên đến hàng trăm triệu
USD, hàng loạt hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo
hiểm, vàng, ngoại tệ, cho thuê tài chính,… thông qua hàng trăm chi nhánh, sử dụng hàng
vạn lao động, thành lập nhiều công ty con,… đạt lợi nhuận mỗi năm tới hàng ngàn tỉ
đồng, kể cả trong nền kinh tế khó khăn những năm 2009, 2011.
Một nền kinh tế có thể chỉ khoẻ mạnh khi được hỗ trợ bởi một hệ thông ngân hàng
khoẻ mạnh. Trước diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn nội
tại của nền kinh tế thì việc tái cấu trúc ngân hàng một các toàn diện là việc làm cần thiết.
Nếu hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng sẽ kéo theo nguy cơ khủng hoảng của kinh
tế xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ
thống. Nền kinh tế của một quốc gia khó có thể phát triển ổn định và lành mạnh khi hệ
thống ngân hàng nhiều bất ổn và hoạt động kém hiệu quả.
Nhu cầu cấu trúc trở nên cần thiết hơn khi hiện trạng của các ngân hàng gặp nhiều
vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến ngân hang hoạt động không hiệu quả; thậm chí trì
trệ, vốn yếu, thiếu hụt thanh khoản và chất lượng tài sản suy giảm đứng trước nguy cơ tan
rã, phá sản… những vấn đề trên xuất phát từ những yếu kém nội tại của hệ thống ngân
hàng. Nhiều nguyên nhân là do cơ cấu sai, không hợp lý cụ thể: không xác định được
chiến lược và kế hoạch, đội ngũ lãnh đạo làm việc không chất lượng, công cụ kiểm soát
rủi ro cần thiết, quản trị nguồn nhân sự kém,… Ví dụ như sự phát triển nhanh chon dễ dãi

trong việc thành lập ngân hàng cũng như việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, các ngân
hàng không đủ lực lượng quản lý được đào tạo bài bản về quản trị ngân hàng, điều này dễ
dẫn đến các vụ lừa đảo, thất thoát tài sản; đặc biệt, tình trạng thiếu minh bạch trong sổ
sách, trong các báo cáo tài chính bao gồm giấu hoặc chuyển lỗ, không hạch toán đúng chi
phí dự phòng tín dụng, đúng các khoản chi phí và thu nhập…gây sức ép cho nền kinh tế,
buộc Chính phủ phải tìm cách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua tái cơ cấu các
ngân hàng và các định chế tài chính. Nếu không sàng lọc và tái cấu trúc sớm, các vụ đỗ
vỡ hàng loạt trong hệ thống các TCTD có thể xảy ra.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố từ chính sách điều tiết mang tính vĩ mô kém hiệu quả,
khả năng dự báo yếu dẫn đến việc điều tiết không kịp thời, các quy định về chính sách
không chặt chẽ cũng sẽ làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Ví dụ
như nền kinh tế tăng trưởng cao, Nếu Chính phủ khuyến khích ngân hàng gi tăng tín
dụng mà không có chính sách kiềm chế hợp lý thì điều này dẫn đến các ngân hàng dễ dãi
trong việc cho vay dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu và nợ không hiệu quả, gây ra mất
thanhkhoanr, từ đó ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Ngoài ra việc tái cấu trúc cũng bắt nguồn từ vấn đề mang tính bắt buộc để phù hợp
với xu hướng phát triển, ví dụ như xu hướng thay đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân
hàng trong xu hướng hội nhập đó là chuyển dần cơ cấu ngân hàng quốc doanh sang ngân
hàng TMCP.
1.3. Mục tiêu tái cấu trúc ngân hàng
1.3.1. Các mục tiêu ngắn và trung hạn
Thứ nhất, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản,
chi trả và hoạt động của các trung gian tài chính không bị đình trệ. Đây là mục tiêu cơ
bản nhất của việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính ổn định trong hoạt động của ngân hàng
và của cả hệ thống nền kinh tế
Thứ hai, giải quyết các vấn đề một cách kịp thời nhằm ngăn ngừa sự lây lan hoặc các
vấn đề hệ thống
Thứ ba, khôi phục lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Khi hệ
thống ngân hàng được cơ cấu lại, tính thanh khoản của hệ thống ổn định, mức độ tín
nhiệm của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo được lòng tin của các thành phần kinh tế đối

với hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, tối thiểu hoá chi phí tái cấu trúc đối với NHTW. Song song với những mục
tiêu củng cố sức mạnh cho hệ thống ngân hàng thì việc tái cơ caauscungx nhằm mục đích
giảm thiểu tới mức nhỏ nhất các chi phí liên quan đến NHTW, để mang lại hiệu quả cao
nhất cho quá trình tái cấu trúc.
1.3.2. Các mục tiêu dài hạn
Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ quản lý nhà nước mới, phát triển phương cách qunr
trị theo hướng phù hợp hơn chuẩn mực quốc tế, ngày càng đáp ứng đủ các yêu cầu của
nền kinh tế. Theo đó, cần phải đảm bảo các nguyên tắc khi cho vay của ngân hàng
khuyến khích các nguồn vốn mới.
Thứ hai, xây dựng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng để
có thể đạt các chuẩn mực của quốc tế, tăng cường sức mạnh nội tại của ngân hàng, chống
lại các mầm móng bất ổn và khủng hoảng.
Thứ ba, tăng cường cơ sở hạ tầng tổng thể của hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy
hệ thống tài chính phát triển,tạo cơ sở cho việc ổn định lâu dài của toàn bộ nền kinh tế.
Đồng thời góp phần nâng cấp việc tiếp cận các dịch vụ tài chính
1.4. Điều kiện thực hiện tái cấu trúc thành công
Việc cơ cấu lại chỉ thực sự cần thiết khi hoạt động của các TCTD đi chệch khỏi chức
năng cơ bản của chúng trong nền kinh tế hoặc có những trục trặc nảy sinh gây mất an
toàn hoặc nguy cơ đổ vỡ có tính hệ thống
Việc tái cấu trúc cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và cần trả lời được câu
hỏi tại sao phải cấu trúc, tái cấu trúc khía cạnh nào, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế
nào sau quá trình tái cấu trúc, các ngan hàng sẽ xử lý khoản nợ xấu như thế nào… Điều
quan trọng của quá trình tái cấu trúc là phải thiết lập được môt tiêu chí rõ ràng, đưa ra
những kỉ cương của nhà nước, kỷ luật của thị trường cần được triển khai thận trọng trên
nguyên tắc tư nguyện với lộ trình và bước đi cụ thể, thích hợp. Phải nhìn vào từng trường
hợp rõ ràng để tìm ra giải pháp.
Phải có khuôn khổ pháp lý phù hợp cho phép chính phủ có thể can thiệp nhằm đảm bảo
rằng hệ thống bảo hiểm tiền gửi có đủ vốn để xử lý khủng hoảng và có thể sử dụng nhanh
chóng và hiệu quả, bên cạnh đó can thiệp vào các ngân hàng mất khả năng thanh toán,

quá trình can thiệp của Chính phủ sẽ làm nẩy sinh một số vấn đềpháp lý liên quan đến
việc nắm giữ cổ phần của các cổ đông hiện tại vì thế cần có luật tương ứng để điều chỉnh.
Đây là quá trình phức tạp, do đó, vai trò của NHNN phải được thể hiện mạnh mẽ, và
những việc can thiệp đó phải nhanh chóng và kịp thời, phải có một quy trình toàn diện
đánh giá và theo dõi liên tục tình trạng nợ xấu và mất thanh khoản trong hệ thống ngân
hàng, tránh tình trạng bị động. Cán bộ thanh tra giám sát cần được đào tạo các kỹ năng để
thực thi các luật định và các nhà quản lý, các cơ quan giám sát phải được tiếp cận thông
tin một cách đầy đủ kịp thời để đảm bảo tái cấu trúc hiệu quả, minh bạch.
Bên cạnh đó, một số vấn đề cần đảm bảo khi thực hiện tái cấu trúc là: Cần phải có
niềm tin vào hệ thống; đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền,người đi vay, các bên liên
quan với một mức độ nhất định; áp dụng thực thi các chuẩn mực quốc tế trong phòng
ngừa rủi ro, trên hết là hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý vấn đề. Phải có phục hồi tối đa
các khoản nợ xấu. Tốc độ cải cách hợp lý với chi phí tối thiểu. Tôn trọng quy luật thị
trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Kiểm soát chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt tttrong
chính sách tiền tệ. Công khai, minh bạch hoá thông tin về nợ xấu, hiệu quả hoạt ddoonhj
kinh doanh
1.5. Các phương thức tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Các phương thức tái cấu trúc ngân hàng rất đa dạng tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế,
chính sách vĩ mô, năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng…mà mỗi quốc gia sẽ lựa
chọn phương án tối ưu nhất . Các phương thức được các quốc gia sử dụng bao gồm:
1.5.1. Xây dựng, điều chỉnh khung pháp lý và các cơ chế chính sách cho việc điều tiết,
giám sát và đánh giá theo chuẩn mực quốc tế
Đối với khung pháp lý, cần phải xây dựng và điều chỉnh các điều khoản trong cácđạo
luật theo hướng phù hợp gơn với các quy định quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng các
cơ chế, chính sách điều tiết, giám sát và đánh giá bao gồm các quy định về bảo hiểm tiền
gửi, trích lập dự phòng, quy định vốn tối thiểu, các chuẩn mực kế toán phù hợp với quốc
tế là điều thật sự cần thiết.
1.5.2. Thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện tái cấu trúc
NHTW có thể cân nhắc và thành lập “Ban tái cấu trúc ngân hàng” với nhiệm vụ thực
hiện tái cấu trúc, sẽ hoạt động theo các mục tiêu sau:

Yêu cầu các ngân hàng có vấn đề về vốn tự có phải tăng vốn hoặc sáp nhập
Cung cấp bảo lãnh các khoản vay liên ngân hàng
Lập quỹ tái cấu trúc và tái đầu tư vào ngân hàng khi không tự tăng được vốn. Với quỹ tái
cấu trúc NHTW có thể mua lại cổ phần của các ngân hàng có mức vốn dưới tỷ lệ an toàn
Đề xuất lên Chính phủ việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho một số ngân hàng
Đưa ra khung pháp lý để các ngân hàng có thể mua, bán nợ xấu và nợ dưới tiêu chuẩn
1.5.2. Xử lý nợ khó đòi hay nợ không hiệu quả
NHTW cần phải rà soát lại tỷ lệ nợ xấu và mức dự phòng rủi ro tín dụng một cách kỹ
lưỡng để có thể xác định chính xác, kịp thời các vấn đề nảy sinh, để NHTW có thể kịp
thời có nhiều phương pháp xử lý.
1.5.4. Tái cấp vốn
Biện pháp tái cấp vốn có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
Chính phủ bơm vốn hoặc mua cổ phiếu để nnawms quyền quản lý
Sâp nhập ngân hàng với nhau,trong nước với nước ngoài, hay giữa các ngân hàng trong
nước với nhau
Thay đổi cơ cấu sở hữu đối với các ngân hàng được tái cấu trúc
1.5.5. Xử lý nợ doanh nghiệp
Nợ của các NHTM có thể mua và bán thông qua các công ty mua bán nợ. Trên thế
giới cóhai loại hình công ty mua bán nợ tập trung ở cấp độ quốc gia và công ty mua bán
nợ của NHTM. Đối với công ty mua bán nợ cấp quốc gia cũng có hai dạng: một loại
được thành lập để xử lý nhanh nợ xấu của ngân hàng, loai còn lại được sử dụng lâu dài để
hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp.
Để mua bán nợ đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có môi trường pháp lý hiệu quả, hoạt động của
các ngân hàng phải được minh bạch, công khai, tạo niềm tin cho thị trường. Đồng thời,
cần phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan cũng như điều kiệnđể mua lại nhằm
tránh tình trạng các NHTM dồn hết nợ xấu cho NHTW.
1.5.6. Đổi mới quản trị, công nghệ và nhân lực
Để nâng cao chất lượng quản lý của các ngân hàng, việc thay đổi phương thức quản lý
thật sự cần thiết. Với yêu cầu ngày càng cao trong vấn đề quản trị ngân hàng, đòi hỏi mỗi
ngân hàng cần phải có mô hình tổ chức thích hợp cũng như khả năng quản trị, hoạch định

chiến lược linh hoạt với những thay đổi của thị trường. Cần phải thực hiện các yêu cầu
quản trị sau:
Thực hiện tốt việc công bố thông tin
Mở rộng quyền cổ đông, giảm ảnh hưởng cổ đông là doanh nghiệp đến quyền sở hữu
ngân hàng, giảm ảnh hưởng của cổ đông lớn
Nâng cấp các quy định về kiểm soát, giám sát
Đưa vào thực hiện mô hình quản lý rủi ro Basel II
Quản trị tỷ lệ tổng tài sản/nợ, thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế IAS
1.6. Những khó khăn và rủi ro khi thực hiện tái cấu trúc ngân hàng
Bên cạnh những tác động tích cực từ việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, còn tồn tại
những khó khăn và rủi ro mà các quốc gia phải quan tâm xem xét khi tiến hành thực hiện
quá trình này trước, trong và sau khi tái cấu trúc. Các khó khăn và rủi ro thường gặp dưới
đây được đưa ra bởi PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn trong hội thảo quốc tế “Tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý Việt Nam”.
Thứ nhất, khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích phát sinh trong quá trình tái cấu
trúc ngân hàng. Đó là những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích của người gửi tiền, lợi
ích cua người vay, của các nhóm cổ đông khác nhau, của các nhóm ngân hàng khác nhau,
sự phân chia lợi ích giữa nhà nước với thị trường và giữa các nhóm lợi ích.
Thứ hai, khó khăn do những chi phí phát sinh trong quá trình tái cấu trúc và khả năng
chịu đựng của nền kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chi phí do quá trình tái cấu trúc
có thể lên từ 20% đến 50% GDP nếu việc tái cấu trúc diễn ra sau khủng hoảng, nếu việc
tái cấu trúc chậm trễ hoặc tái cấu trúc không hiệu quả gây kéo dài sẽ càng làm cho chi phí
tái cấu trúc tăng cao hơn. Tái cấu trúc là một quá trình tốn kém đối với không chỉ các
TCTD mà còn gây ra tổn thất lớn trong ngân sách Chính phủ và nguồn lực xã hội. Ngoài
chi phí trực tiếp thì chi phí cơ hội của việc tái cấu trúc cũng rất lớn.
Thứ ba, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề sau khi tái cấu trúc như vấn đề
nhân sự và vấn đề quản trị.
Thứ tư, rủi ro kéo dài, không dứt điểm do thiếu cơ sở pháp luật, khoa học và năng lực
thể chế cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Thứ năm, rủi ro lệ thuộc vào ngân hàng nước ngoài, do tỷ lệ các ngân hàng ở trong

tình trạng thiếu thanh khoản và có tài sản xấu chiếm tỷ trọng lớn, số lượng ngân hàng
hoạt động hiệu quả để có khả năng mua lại, thâu tóm ít hơn nhiều so với số lượng các
ngân hàng yếu kém. Điều này cũng ảnh hưởng tới an ninh tài chính – tiền tệ quốc gia.
Thứ sáu, rủi ro mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng, do những ngân hàng thuộc
sở hữu nhà nước có thể có cơ chế bảo lãnh ngầm đối với người gửi tiền. Trong khi đó,
các ngân hàng tư nhân không được đảm bảo có thể khiến luồng tiền ồ ạt rút khỏi những
ngân hàng này, hoặc việc Chính phủ đóng cửa một số ngân hàng này, hoặc việc Chính
phủ đóng cửa một số ngân hàng có thể tạo ra nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân
hàng khác hệ thống.
Biểu đồ 1.1: Những khó khăn thách thức đối với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại
VN
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là quá trình phân bổ lại các nguồn lực tài chính, nhân
lực, tổ chức, công nghệ quản lý…;thể chế và cấu trúc sở hữu tài sản nhằm làm cho hệ
thống hoạt động vững mạnh, tăng khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với các dịch vụ của ngân hàng, tạo tiền đề cho sự
phát triển của hệ thống nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Động cơ dẫn đến tái
cấu trúc do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế, nợ xấu của ngân hàng
gia tăng, khả năng thanh khoản thấp, trung gian tài chính không hiệu quả voà khuôn khổ
pháp lý, giám sát không hiệu quả. Bên cạnh đó,sự mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng
của công chúng cũng là một trong những nguyên nhân của tái cấu trúc. Việc thực hiện tái
cấu trúc hưởng tới nhiều mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhưng trọng tâm nhất là
duy trì sự ổn định và tăng cường các chức năng của hệ thống ngân hàng, tạo lòng tin nơi
công chúng cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Để thực hiện việc tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng, các quốc gia cần phải xem xét các điều kiện để việc tái cấu trúc diễn
ra thành công. Từ đó lựa chọn ra các phương pháp tái cấu trúc phù hợp trên nguyên tắc
cân nhắc giữa lợi ích với những khó khăn và rủi ro trước, trong và sau khi tái cấu trúc.
Chương 2: Những bài học về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế
giới và các vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
2.1. Những bài học về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới
2.1.1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc

2.1.1.1. Bối cảnh
Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á đã gây ra hậu
quả nặng nề cho thị trường tài chính các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc.
Để xây lại thị trường tài chính ổn định hơn, Trung Quốc đã thực hiện cải tổ hệ thống
ngân hàng mạnh mẽ. Nhiệm vụ quan trọng của chương trình cải cách tài chính năm 1997
tại Trung Quốc là tái cơ cấu các định chế tài chính đang gặp khó khăn thanh khoản, bị
thua lỗ và mất khả năng thanh toán, nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và tìm ra các biện
pháp cho phép các định chế tài chính yếu kém rút ra khỏi thị trường. Do vậy, công cuộc
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không chỉ hướng đến các NHTM mà bao gồm các định
chế tài chính phi ngân hàng như các công ty uỷ thác đầu tư, các hợp tác xã tín dụng.
2.1.1.2. Phương pháp tái cấu trúc
Đầu tiên, Chính phủ TQ tiến hành tổ chức lại ngân hàng nhân dân Trung Hoa nhằm
tăng cường khả năng giám sát và tính độc lập, tự chủ trong quản lý, điều hành các chính
sách tiền tệ của NHTW này. Đồng thời củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài
chính bằng việc lập Uỷ ban Giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung vào công tác quản
trị rủi ro ở các ngân hàng. Ban hành hàng loạt văn bản và quy định mới, áp dụng những
chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị công ty
hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, khôi phục, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận
diện những ngân hàng có vấn đề để kịp thời có biện pháp xử lý rủi ro. Tiếp đó, TQ tiến
hành hàng loạt các biện pháp lớn bao gồm: tăng vốn, chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần,
sáp nhập, xử lý các khoản nợ khó đòi, đóng cửa cho phá sản một số định chế tài chính
mất khả năng thanh toán.
a. Thực hiện tăng vốn
Đối với vấn đề thanh khoản, kế hoạch tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước được
triển khaisong song. Số vốn yêu cầu được huy động theo cơ chế ngoài ngân sách, bằng
công cụ trái phiếu chính phủ được phát hành với thời hạn 30 năm. Tháng 3/1998, một đợt
phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 270 tỷ nhân dân tệ đã được thực hiện, mục
đích là tăng vốn cho 4 NHTMNN. Tuy nhiên, các NHTM và các hợp tác xã tín dụng
nông thôn không được hưởng nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ. Việc tăng vốn của họ chủ
yếu đến từ các cổ đông hoặc lợi nhuận tích luỹ, nên nguồn vốn của các tổ chức này khó

có thể tăng lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt, đối với các công ty uỷ thác đầu tư, vốn
của họ không được tăng trong thời gian dài trong khi tích tụ thêm các khoản lỗ và nợ xấu.
b. Thực hiện sáp nhập
Từ 1995 đến 1998, hơn 2000 hợp tác xã tín dụng thành thị được sáp nhập vào 88
NHTM cấp thành phố theo các nguyên tắc: đánh giá tài sản và vốn, xoá các khoản nợ
xấu, ước tính khoản đóng góp và khuyến khích sự tham gia của các cổ đông mới. Tuy
nhiên giải pháp này vẫn chưa có trường hợp nà thành công. Do hoạt động yếu kém của
các hợp tác xã tín dụng thành thị trước đó, 88 NHTM mới đã có khoản nợ xấu lớn và bị
thua lỗ nặng nề, và một số rơi vào tình trạng khủng hoảng thanh toán. Để giảm thiểu rủi
ro, Chính phủ đã được thực hiện kế hoạch cắt giảm số lượng NHTM cấp thành phố tư
239 xuống còn 60 thông qua biện pháp sáp nhập.
c. Đóng cửa, giải thể và cho phá sản
Trong 2 năm 1997 và 1998, 1 NHTM mất khả năng thanh toán và 3 công ty đầu tư và
uỷ thác đã bị đóng cử tại TQ, các khoản nợ của 4 định chế này lên đến 120 tỷ nhân dân tệ
d. Xử lý nợ xấu của các NHTM
Tại TQ khi đó, số lượng nợ xấu của các NHTM là rất lớn, chiếm tỷ trọng từ 6-7%
trên tổng dư nợ. Theo quy chế của Bộ tài chính đề ra khi đóthì chỉ 1% dư nợ của năm
trước liền kề phải được trích ra làm việc dự phòng cho việc xoá đi các khoản nợ xấu
của năm hiện hành. Kết quả là các khoản trích lập dự phòng rủi ro rất nhỏ. Năm 1998,
TQ thông báo bắt đầu áp dụng các quy tắc, quy định, định mức và tỷ lệ an toàn theo
chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn được nâng lên 8%,
những quy định mới về khoản vay. Nhờ đó, toàn cảnh về số nợ dưới tiêu chuẩn trở
nên rõ rang hơn và hình thành kế hoạch làm sạch bảng cân đối của các NHTM.
Tháng 4/1999, 4 công ty quản lý tài sản được thành lập để xử lý toàn bộ số nợ xấu và
dưới tiêu chuẩn ước tính lên 670 tỷ nhân dân tệ cho các NHTMNN và tiếp sau đó
thêm 3 công ty nữa đã ra đời. Họ chịu trách nhiệm tách bạch các khoản nợ xấu ra khỏi
các NHTMNN, những công ty này được giao toàn quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý,
mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và sinh lời từ công ty đó.
Bên cạnh đó số nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 70% tổng dư nợ
trong hệ thống ngân hàng được đưa ra ngoài bảng cân đối để xử lý. Sau đó, Chính phủ

dùng 40 tỷ nhân dân tệ dự trù ngân sách năm 1998 cho mục đích xoá nợ xấu của
những doanh nghiệp nhà nước này. Đồng thời, những doanh nghiệp nhà nước có nợ
xấu được sắp xếp lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm giảm chất lượng tài sanrcuar
những ngân hàng cho vay vốn.
e. Chuyển đổi các khoản nợ thành vốn góp
Đây chỉ là giải pháp cuối cùng trong việc tái cấu trúc, vì nó không có lợi đến quyền
của chủ nợ và kết quả cuối cùng không được như trông đợi. Một trường hợp điển hình là
công ty Đầu tư và Uỷ thác Everbright có khoản nợ vay lớn tại công ty dầu mỏ nhà nước
và 2 NHTMNN, nhưng không thể trả được nợ khi đáo hạn, để công ty khỏi bị phá sản,
NHTW đã quyết định chuyển đổi số nợ của công ty thành vốn góp. Tuy nhiên công ty
vẫn không có lãi trong 3 năm liên tiếp, và các chủ nợ hua lỗ nhiều trong việc chuyển đổi
này.
f. Tư nhân hoá và giảm quy mô
Chính phủ TQ khuyến khích các NHTMNN xúc tiến kế hoạch niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Cụ thể là chuyển 4 NHTMNN, chiếm 70% tài sản và thị phần tín
dụng sang các doanh nghiệp cổ phần. Động thái này buộc các ngân hàng phải xây dựng
cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh theo định hướng thương mại nhiều hơn,
nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, kế
hoạch đầu tư và trên sổ sách kế toán. Nhằm tạo ra môi trường lành mạnh để tránh cho các
ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn làn sóng nợ tiêu chuẩn mới phát sinh, NHTW TQ kiên
quyết yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, vì đó là
bước đi đầu tiên trong việc quản trị rủi ro ngân hàng. Từng ngân hàng được yêu cầu lập
kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ
khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển
nguồn nhân lực…
g. Ban hành, đổi mới các quy định điều tiết hoạt động ngân hàng và tăng cường
hoạt động thanh tra, giám sát
Các cơ quan quản lý tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, đặc biệt là các ngân
hàng lớn,nhằm ngăn chặn nguy cơ lan truyền rủi ro hệ thống giống như cuộc khủng
hoảng Châu Á năm 1997. Đồng thời, trong giai đoạn cải cách, cơ quan này ban hành một

khuôn khổ điều tiết linh hoạt, đảm bảo cho các ngân hàng phát triển ổn địnhtrong môi
trường hoạt động liên tục thay đổi và độ mở ngày càng tăng.
h. Chấp nhận sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài
Chính phủ TQ đã triển khai việc cơ cấu lại hoạt động ngân hàn một cách linh hoạt
theo hướng tìm kiếm sự trợ giúp các ngân hàng yếu kém từ ngân hàng nước ngoài một
cách thận trọng. Mặc dù các ngân hàng nước ngoài có những lợi thế nhất định, nhưng chấ
nhận các ngân hàng này gia nhập thị trường TQ đã phải chuẩn bị một nền tảng vững chắc
cho công tác thanh tra, giám sát. Hơn nữa, các ngân hàng nước ngoài được phép gia
nhập thị trường phải tập trung nguồn lực tín dụng cho các ngành chủ chốt của nền kinh
tế, đồng thời tuân thủ quy định về giới hạn hoạt động một vài lĩnh vực chính yếu.
Từ những biện pháp trên, chúng ta có thể thấy ngành tài chính TQ không bị ảnh
hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay trên thế giới là nhờ tiến trình
tái cấu trúc ngân hàng mà Chính phủ nước này đã thực hiện kịp thời. TQ đã vạch ra kế
hoạch tổng thể và đồng bộ, gắn việc tái cấu trúc ngân hàng với tiến trình tái cấu trúc hệ
thống doanh nghiệp nhà nước, tiến hành tái cơ cấu các khoản nợ của doanh nghiệp này,
chuyển đổi mô hình kinh doanh ngân hàng, tăng cường chất lượng quản trị, giám sát
tổng thể thị trường tài chính, tiếp tục áp dụng kinh nghiệm của nước khác một số cách
chọn lọc….
2.1.2. Tái cấu trúc ngân hàng tại Nhật Bản
2.1.2.1. Bối cảnh
Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Nhật Bản được triển khai vào năm 1998,
thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài của NB. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự phát triển
bong bóng đầu cơ trong những năm 1980, khi các nhà đầu tư rót tiền ồ ạt vào thị trường
bất động sản và thị trường chứng khoán. Cùng với đó, sự tư do hoá thị trường khiến cho
nguồn đầu tư vào NB tăng kéo theo nhu cầu về văn phòng ở trung tâm thành phố. Từ
năm 1981-1991, giá đất 6 thành phố lớn của NB tăng 500 lần. Sau khi bong bóng nổ, giá
đất này sụt, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật giảm mạnh. Năm 1995 bắt đầu xuất hiện sự
sụp đổ của các ngân hàng địa phương và các quỹ tín dụng. Trong nước bắt đầu xuất hiện
tình trạng thận trọng khi cho vay, ở nước ngoài thì gặp khó khăn trong việc huy động vốn
ngoại tệ. Trong khi đó, Chính phủ Nhật khá chậm trễ trong việc đưa ra các vấn đề giải

quyết khủng hoảng cộng thê việc đất nước đang rơi vào tình trạng giảm phát khiến cho
mọi việc càng trở nên tồ tệ hơn. Để giải quyết vấn đề, NB đã thực hiện cải cách toàn
diện.
2.1.2.2. Phương thức tái cấu trúc
Để ổn định thị trường của mình, Chính phủ Nhật đã thực hiện khá nhiều biện pháp
như bơm thanh khoản vào thị trường thông qua chính sách tài khoá, hạ lãi suất… Với
việc xử lý các khoản nợ xấu, Nhật có những biện pháp như sau:
a. Bảo hộ toàn bộ khoản tiền gửi
Kéo dài khoảng thời gian bảo hộ cho tới khi ngân hàng phải thực hiện trách nhiệm đối
với người gửi tiền. Trong khi đó các ngân hàng tăng cường công bố các khoản nợ xấu.
Việc bảo hộ đem lại lợi ích cho cả những người được hưởng lợi và người gửi tiền.
b. Cung ứng vốn bằng nguồn vốn ngân sách
Chính phủ Nhật tái cấp vốn cho các ngân hàng bằng nguồn vốn ngân sách Chính phủ.
Chi hàng nghìn tỷ Yên tăng cường một cách triệt để đối với các ngân hàng chủ chốt, số
tiền này phần lớn đã được thu hồi.
c. Quốc hữu hoá tạm thời các tổ chức tài chính
Chính phủ Nhật đã quốc hữu hoá một số ngân hàng cùng với việc rót một loạt vốn
ngân sách cho ngân hàng chủ chốt đã khiến cho việc bất ổn thị trường tài chính phần nào
được giảm bớt.
Tuy nhiên sau khi đưa ra nhiều giải pháp bơm thanh khoản, Chính phủ Nhật đã đưa
rất nhiều giải pháp nhằm xử lý tận gốc những yếu kém của các ngân hàng:
d. Ban hành các văn bản pháp luật liên quan
Tháng 9/1998, Quốc hội Nhật đã thông qua Luật khôi phục hệ thống ngân hàng nhằm
giải quyết khoản nợ khổng lồ. Tháng 10/1998, dự án luật liên quan tới các ngân hàng bị
phá sản đã được Quốc hội Nhật phê chuẩn với nội dung, Chính phủ có thể bơm tiền vào
một số ngân hàng với điều kiện nhất định, nếu ngân hàng có số VCSH / tổng tài sản cao
hơn 4% thì Chính phủ có thể mua cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng
nhưng giám đốc ngân hàng buộc phải từ chức, ngân hàng phải giảm các chi nhánh và
đóng cửa các chi nhánh ở nước ngoài, nếu ngân hàng có VCSH/ tổng tài sản nhỏ hơn 2%
thì ngân hàng tạm thời bị quốc hữu hoá, sau đó phải ngừng hoạt động và sáp nhập với các

ngân hàng khác hoặc cắt giảm quy mô hoạt động
e. Chia nhỏ nhóm ngân hàng để tái cấu trúc
Chính phủ Nhật đã phân loại các ngân hàng trong nước thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất
là các ngân hàng cho vay lành mạnh, sắp giải quyết dứt điểm các khoản nợ khó đòi;
nhóm thứ hai là các ngân hàng đang phải vật lộn với nợ xấu. Mặc dù quy mô ccuar nhóm
thứ nhất nhỏ hơn rất nhiều so với nhóm tư hai, song đó là nơi tập trung những ngân hàng
khổng lồ khoẻ mạnh nhất, là điểm tựa cho quá trình phục hồi toàn bộ hệ thống.
Sự phân chia này, theo các nhà phân tích, sẽ tạo ra các phân cực rõ ràng, nhất là trong
hoạt động kinh doanh chứng khoán, mà kết quả của sự phan cực này các ngân hàng nhỏ
sẽ càng khó khăn hơn trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra cac ngân hàng còn thành lập
các liên minh.
Các chính sách để cứu trợ hệ thống ngân hàng Nhật trong năm 1998 đã được ban
hành liên tục, cho thấy Chính phủ Nhật đã thừa nhận sự yếu kemstrong hệ thống đó và
cũng chứng tỏ đây là điểm nóng nhất và quyết tâm của Chính phhur trong việc cải cách
hệ thống tài chính đất nước
2.1.3. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Thái Lan
2.1.3.1. Bối cảnh
Nguyên nhân khủng hoảng và những bất cập trong hệ thống ngân hàng ở Thái Lan là
do khủng hoảng tài chính Châu Á và những điểm yếu trong chính sách mà Chnhs phủ
Thái Lan đa áp dụng. Chất lượng tín dụng rất thấp, nợ xấu chiếm 7,2% trên tổng dư nợ
vào năm 1995 tăng lên 11,6% năm 1997. Với sự yếu kém trong chuẩn mực kế toán. Bên
cạnh đó các ngân hàng còn có tình trạng thiếu vốn. Nhưng do các ngân hàng chưa trích
lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các danh mục tín dụng của mình do chưa có quy định nào
về trích lập dự phòng rủi ro để phân loại tín dụng, nên chỉ số an toàn vốn do các ngân
hàng báo cáo không phản ánh được các thự tế mức độ an toàn vốn tại các ngân hàng. Lãi
suất đối với các khoản nợ quá hạn tiếp tục được luỹ kế, tổi phồng thu nhập của ngành tài
chính, khiến các ngân hàng và các công ty tài chính vẫn tiếp tục trả được cổ tức, hoa
hồng và thuế dựa trên những khoản lợi nhuận không tồn tại, dẫn đến việc mất vốn ngày
càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, tín dụng vẫn tập trung vào bất động sản, trong đó, cho vay

×