ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của nhân dân nói chung cũng đã được cải
thiện đáng kể. Tuy vậy, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ trẻ em bị suy dinh dưỡng
và người trưởng thành bị thiếu nhiệt lượng trường diễn (CED: Chronic Energy
Deficiency), bên cạnh đó là một tỷ lệ đáng kể thừa cân béo phì.
Sinh viên các trường đại học, cao đẳng là một đối tượng cần quan tâm vì
đây chính là lực lượng lao động trí óc trong tương lai, lứa tuổi 17-22 lại là lúc cơ
thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển; ở những nước đang phát triển như Việt
Nam, độ tuổi này có thể vẫn có hiện tượng lớn bù do ở những năm trước đó cơ
thể chưa tăng trưởng hết tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy, mọi lệch lạc
trong dinh dưỡng đều có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ và có thể để lại
những hậu quả lâu dài cho sức khỏe, thể lực và làm giảm sút khả năng học tập
của sinh viên, từ đó dẫn tới giảm sút khả năng làm việc, lao động sau này.
Trong một thời gian dài do hậu quả của chiến tranh, tình hình kinh tế của
nước nhà còn gặp nhiều khó khăn nên TTDD của đại bộ phận nhân dân ta nói
chung và của học sinh, sinh viên nói riêng còn đang thiếu về số lượng, kém về
chất lượng, chưa đảm bảo đủ nhu cầu để duy trì sức khoẻ tốt và nâng cao khả
năng lao động, học tập. Các nghiên cứu về nhân trắc thể lực của người Việt Nam
trong thế kỷ XX cho thấy trong khoảng gần 50 năm (1932 - 1925) không thấy
các biểu hiện gia tăng về tầm vóc thể lực của người Việt Nam [14]. Với sự
chuyển đổi của nền kinh tế, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới
và đã thu được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đời sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện và điều đó có ảnh hưởng
không nhỏ tới thanh niên. Theo nghiên cứu của Trần Đình Toán và cs (1994)
trên 674 sinh viên trường đại học Văn hóa cho thấy tỷ lệ CED là 54,6 %. Nghiên
1
cứu của các tác giả Hà Huy Khôi và cs (1997) về TTDD của 1070 sinh viên Đại
học Y Hà Nội, Thái Bình và Bắc Thái cho thấy tỷ lệ CED ở nam là 39,2%, ở nữ
là 47,9%. Tác giả Hà Huy Tuệ và Lê Bạch Mai (2008) nghiên cứu TTDD và
mức tiêu thụ lương thực thực phẩm trung bình của người từ 16-60 tuổi tại xã
Duyên Thái, tỉnh Hà Tây, kết quả cho thấy tỷ lệ CED của người trưởng thành là
22,2% và tỷ lệ thừa cân béo phì là 16%. Trong nghiên cứu về tình trạng thể lực
thanh niên Việt Nam năm 2009 ở 454 sinh viên Học viện Quân Y, tác giả Lê Thị
Tuyết Mai cho thấy có 27,5 % nam, nữ trong nghiên cứu trong tình trạng CED.
Sự thay đổi về TTDD qua các thời kỳ cho thấy vai trò của dinh dưỡng và điều
kiện xã hội có sự ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng của thanh niên trong
đó có sinh viên [9, 13, 17, 16].
Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, bên
cạnh tỷ lệ CED còn cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng dẫn đến thay đổi
mô hình bệnh tật và tử vong [14].
Hậu quả của CED ở người trưởng thành (BMI<18,5) là giảm khả năng lao
động, số ngày nghỉ việc trong năm tăng, thời gian phải nằm viện dài hơn, tăng
nguy cơ bệnh tật và tử vong, [5, 26]. Bên cạnh đó, béo phì là một trong những
nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết
áp, đái tháo đường, bệnh sỏi mật, ung thư, [5, 26, 15, 11, 23].
Cho tới nay, đã có một số đề tài về sinh viên được tiến hành nhưng phần
lớn tập trung vào vấn đề thể lực, chưa có nhiều nghiên cứu về TTDD cũng như
những yếu tố ảnh hưởng. Đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh
hưởng ở sinh viên mới nhập Trường Đại học Y Hà Nội” được tiến hành mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên trường đại học Y Hà Nội.
2. Đánh giá một vài yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
sinh viên trường đại học Y Hà Nội.
2
Chương 1:
TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm tình trạng dinh dưỡng
Từ lâu người ta đã biết có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và
tình trạng sức khoẻ. TTDD có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc
điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Khi mới hình thành khoa học
dinh dưỡng, để đánh giá TTDD, người ta chỉ dựa vào các nhận xét đơn
giản như gầy, béo; tiếp đó là một số chỉ tiêu nhân trắc như Brock,
Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh dưỡng và các tiến
bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá TTDD ngày càng hoàn thiện và ngày
nay trở thành một chuyên khoa của dinh dưỡng học.
TTDD của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh
dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của con người khác nhau tuỳ theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý (ví
dụ: thời kỳ có thai, cho con bú…) và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Cơ
thể sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm không những phải trải
qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, phụ thuộc váo các yếu tố khác như sinh hoá
và sinh lý trong quá trình chuyển hoá mà việc sử dụng thực phẩm chủ yếu phụ
thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá thể. TTDD tốt phản ảnh sự cân bằng
giữa thức ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể có TTDD không tốt ( thiếu
hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc
cả hai.
3
1.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc học
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và
cấu trúc cơ thể theo tuổi và TTDD. Phương pháp nhân trắc học có ưu điểm là
đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu lớn, trang thiết bị không đắt
tiền, dễ vận chuyển. Có thể khai thác đánh giá được các dấu hiệu về TTDD
trong quá khứ và xác định được mức độ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương
pháp nhân trắc học cũng có một vài nhược điểm như: không đánh giá được sự
thay đổi về TTDD trong giai đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các
thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu.
Có thể chia ra các nhóm kích thước nhân trắc sau đây:
- Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng.
- Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều cao.
- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các
mô mềm bề mặt: Lớp mỡ dưới da và cơ.
Như vậy, những kích thước cơ bản đối với mọi nhóm tuổi là chiều cao,
cân nặng, nếp gấp da ở cơ tam đầu và vòng tay. Muốn đánh giá TTDD phải
biết được tuổi, cân nặng, chiều cao cũng như các kích thước nhân trắc khác.
Ở người trưởng thành dinh dưỡng hợp lý, cân nặng nói chung ổn định và
duy trì trong một giới hạn nhất định, ta gọi là cân nặng “nên có” hay “thích hợp”.
Có nhiều công thức tính cân nặng “nên có” nhưng gần đây, Tổ chức y tế
thế giới khuyên dùng “chỉ số khối lượng cơ thể” (Body Mass Index, BMI)
trước đây gọi là chỉ số Quetelet(*) để đánh giá về tình trạng dinh duỡng [25].
BMI thường được sử dụng cho người trưởng thành, khi có số đo chính xác
cân nặng và chiều cao, người ta cho rằng tỷ lệ này có liên quan chặt chẽ với
tình trạng béo. Chính vì vậy người ta thường gọi là chỉ số đánh giá tình trạng
béo phì hay chỉ số khối cơ thể. Các chỉ số này đã được sử dụng cho những
nghiên cứu lớn về dịch tễ học đánh giá TTDD và béo phì bởi việc áp dụng các
4
chỉ số này với việc lấy 2 số đo chiều cao và cân nặng dễ thực hiện, nhanh và
chính xác [16].
- Chỉ số khối lượng cơ thể :
BMI=
Cân nặng (kg)
Chiều cao (m)
2
Chỉ số BMI có liên quan chặt với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể, do đó là
một chỉ số được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy, béo [d,26].
Ghi chú : Quetelet Adolphe (1796- 1876) là nhà toán học, thống kê học
và thiên văn học, người Bỉ.
Năm 1988, James WP, Ferro- Luzzi A và Waterlow JC đã đề nghị một
bảng phân loại để đánh giá các mức độ của CED (Chronic Energy Deficiency,
CED) dựa vào BMI như sau :
CED độ 3 : BMI dưới 16
CED độ 2 : BMI từ 16 - 16,9
CED độ 1 : BMI từ 17 - 18,4
Người bình thường : BMI từ 18,5 - 24,9 [27,26]
Các mức độ béo cũng được chia như sau [26, 29]:
Bình thường: BMI từ 18,5 - 24,99
Thừa cân độ 1: BMI từ 25 - 29,99
Thừa cân độ 2: BMI từ 30 - 39,99
Thừa cân độ 3: BMI ≥ 40
Ở thanh niên người ta thường đo bề dày lớp mỡ dưới da, chu vi vòng
cánh tay, vòng cơ và nhất là hay sử dụng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI), cách
phân loại béo, gầy dựa vào chỉ số BMI trên [19, 23, 30, 32, 33, 34, 35].
Với người trưởng thành châu Á, WPRO khuyến cáo nên dùng các
ngưỡng sau để đánh giá [38, 39]
5
Thiếu cân: <18,5
Giới hạn bình thường: 18,5 - 22,9
Thừa cân: 23,0 - 24,9
Béo phì độ 1: 25,0 - 29,9
Béo phì độ 2: ≥ 30,0
Để đánh giá mức độ phổ biến CED ở cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới
khuyến nghị dùng các ngưỡng sau đây ( đối với người trưởng thành :
+ Tỷ lệ thấp : 5 – 9 % quần thể có BMI < 18,5
+ Tỷ lệ vừa : 10 – 19% quần thể có BMI < 18,5
+ Tỷ lệ cao : 20 – 29 % quần thể có BMI < 18,5
+ Tỷ lệ rất cao : ≥ 40 % quần thể có BMI < 18,5
- Cân nặng:
Cùng với chiều cao, cân nặng có trong hầu hết các điều tra cơ bản, trong
các nghiên cứu hình thái. Cân nặng một người gồm hai phần: phần cố định và
phần thay đổi. Tuy nhiên, cân nặng còn phụ thuộc vào chiều cao, giữa cân
nặng và chiều cao ở người Việt Nam có mối tương quan khá chặt, hệ số tương
quan khoảng từ 0,60 đến 0,65. Vì vậy, trong các chỉ số thể lực phần nhiều có
cả cân nặng và chiều cao [8].
- Chiều cao đứng:
Chiều cao đứng bằng tổng chiều cao đầu, chiều cao cổ, chiều cao thân
và chiều cao chi dưới. Chiều cao đứng cũng là một trong những đặc điểm
hình thái quan trọng. Nó được nói đến ở hấu hết những nghiên cứu nhân trắc
hình thái. Chiều cao đứng có liên quan mật thiết đến thể lực. Những người có
thể lực tốt thường có chiều cao đứng gần bằng chiều cao trung bình [19, 12].
6
1.3 Ảnh hưởng của thiếu nhiệt lượng trường diễn với sức khỏe, bệnh tật
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng
được quan tâm hơn, lượng cung cấp lương thực thực phẩm tăng lên. Điều này
đã làm giảm tỷ lệ CED ở người trưởng thành, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Ở
Việt Nam, theo một nghiên cứu về TTDD ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (tuổi từ
15-49) tại một huyện tỉnh Hải Dương (2006), tỷ lệ CED là 36,8% [19]. Theo
Hà Huy Khôi và cs (1997) nghiên cứu về TTDD của 1070 sinh viên Đại học
Y Hà Nội, Thái Bình và Bắc Thái cho thấy tỷ lệ CED ở nam là 39,2%, ở nữ là
47,9%. Tác giả Hà Huy Tuệ và Lê Bạch Mai (2008) nghiên cứu TTDD và
mức tiêu thụ lương thực thực phẩm trung bình của người từ 16-60 tuổi tại xã
Duyên thái, tình Hà Tây, kết quả cho thấy tỷ lệ CED của người trưởng thành
là 22,2%. Trong nghiên cứu về tình trạng thể lực thanh niên Việt Nam năm
2009 ở 454 sinh viên học viện Quân Y, tác giả Lê Thị Tuyết Mai cho thấy có
27,5 % nam, nữ trong nghiên cứu trong tình trạng CED [9, 13, 17, 16]. Theo
nghiên cứu của Nuru Huda và Ruzita Ahmad (2010) về TTDD của 624 sinh
viên có độ tuổi từ 18-26, kết quả chỉ ra rằng: có một tỷ lệ cao CED (27,4%),
thiếu cân ở nữ (32,78%) cao hơn nam (20,07%). Trong đó, tỷ lệ CED của sinh
viên đến từ Trung quốc là 29,81%, cao hơn nhóm sinh viên đền từ Ấn độ
(27,96%) và Malaysia (25,33%). Abdelhamid kerkadi (2003) cho thấy sinh
viên các nước Ả rập Thống Nhất tuổi từ 18-25 có tỷ lệ CED là 13%. Còn ở
Ba Lan, tỷ lệ sinh viên nữ bị CED thì cao hơn (14,3%) [23, 31].
Nghiên cứu tại vùng Rwanda, châu Phi, Francosis (1990) cho thấy số
ngày nghỉ ốm trong năm của phụ nữ có BMI thấp dưới 18,6 tăng lên rõ rệt.
Nếu tính toán kỹ lượng thời gian nằm nghỉ hàng ngày và quy ra số ngày (16
giờ tương đương 1 ngày) thì thấy rằng số ngày nghỉ của những người có BMI
thấp là rất lớn [26].
7
BMI Số ngày nghỉ/năm
Số ngày nằm nghỉ
(đã quy đổi)/năm
≤17 77 40
17,1-17,5 58 40
17,6-18,6 29 12
18,7-23,8 14 7
23,9-26,1 14 7
Tại Bangladesh, Pryer (1990) cũng đã ủng hộ quan sát này khi nhận thấy
có sự liên quan giữa số ngày nghỉ việc vì lý do sức khoẻ với tỷ lệ nam giới có
BMI thấp. Còn ở Braxin, de Vasconcellos (1992) cho thấy nhóm ngày nghỉ
ốm trên một năm từ 8-14 ngày ở những người CED độ II là 2,9% cao hơn
những người có BMI từ 20,0-24,9 (0,6%) [26].
Dinh dưỡng và điều kiện vệ sinh là những yếu tố chính làm giảm tỷ lệ
mắc bệnh nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò quan trọng
của dinh dưỡng đối với sự hình thành và duy trì khả năng miễn dịch của cơ
thể. BMI như là một chỉ số tốt để đánh giá khả năng miễn dịch và tính nhạy
cảm đối với các bệnh nhiễm trùng. BMI thấp làm giảm khả năng miễn dịch và
tăng tính nhạy cảm đối với các bệnh đó. BMI thấp cũng có mối liên quan với
sự biến đổi nhiều chức năng quan trọng của tế bào dẫn đến thay đổi sự chuyển
hoá và tác động vật lý của thuốc. Điều này đã ảnh hưởng tới tác dụng, liều
lượng, thời gian và sự thành công của thuốc (Chandra, 1983) [25].
Người ta cũng nhận thấy rằng có sự liên quan giữa BMI thấp và tỷ lệ tử
vong. Satyanarayana và cộng sự (1991) nghiên cứu về nam giới ở Ấn Độ, tỷ
lệ tử vong tính trên 1000 dân trong 1 năm có liên quan đến BMI như
sau [26,25]
BMI Số ca tử vong/1000/năm
≥18,5 12,1
17-18,49 13,2
16-16,99 18,9
<16 32,5
8
Ở Việt Nam, Đỗ Thị Kim Liên và cs (1997) nghiên cứu ở phụ nữ nông
thôn lứa tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15-49) cho thấy có mối liên quan giữa thiếu
năng lượng trường của bà mẹ với tình trạng suy dinh dưỡng của con. Tỷ lệ
suy dinh dưỡng của con các bà mẹ CED (60,0%) cao hơn hẳn tỷ lệ suy dinh
dưỡng của con các bà mẹ có tình trạng thể lực bình thường (49,5%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Điều này cũng phù hợp vì người mẹ
gầy yếu thường sinh ra những đứa trẻ yếu, nhẹ cân, có thể đó là tình trạng suy
dinh dưỡng từ trong bụng mẹ [8].
1.4 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì đối với cơ thể
Béo phì ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
Theo WHO [29] ước tính hiện nay trên toàn Thế giới có khoảng 1 tỷ người
thừa cân, tronng đó có hơn 300 triệu người béo phì. Béo phì ngày nay không
còn là căn bệnh của những nước giàu mà đã trở thành vấn nạn của toàn cầu.
Béo phì là tình trạng tích luỹ thái quá và không bình thường của lipid
trong các tổ chức mỡ tới mức có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thừa cân là
tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao còn béo phì
là lượng mỡ tăng không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể [5, 10, 7].
Người béo phì thường có tác hại là mất đi sự thoải mái lanh lợi trong
cuộc sống. Họ rất khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành như như
một hệ thống cách nhiệt. Họ thường có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân,
hay nhức đầu, tê buồn ở hai chân. Hiệu suất lao động giảm vì người béo phì
phải mất thì giờ và công sức hơn để làm một công việc một động tác trong lao
động do khối lượng cơ thể quá nặng nề [7].
Người càng béo thì các nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Trước hết, người
béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, đái
tháo đường, hay bị các rối loạn dạ dày, ruột, sỏi mật, và hậu quả là có thể
9
dẫn tới tử vong. Tỷ lệ chết thường tăng cao ở những người có BMI >29-30 [6,
11, 32, 23, 36].
Tăng và giảm cân có liên quan với huyết áp, các kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng cứ giảm 1kg thì sẽ giảm 1,2-1,6 mmHg huyết áp tâm thu và giảm
1,0-1,3 mmHg huyết áp tâm trương. Nếu cứ giảm được 10% cân nặng cơ thể
thì sẽ giảm được 20% nguy cơ mắc các bệnh mạch vành tim. Phụ nữ ở độ tuổi
20 có chỉ số BMI từ 29-31 thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không phụ
thuộc insulin cao hơn so với BMI<22. Nguy cơ mắc bệnh này cũng cao hơn ở
người trưởng thành tăng 5kg trong vòng 8 năm [26].
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu ở chiến sĩ công an, những người thừa
cân béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp 14,5%, trong khi đó những người bình
thường chỉ có 4,6% tăng huyết áp. Như vậy tỷ lệ tăng huyết áp ở những người
thừa cân, béo phì cao gấp 3,2 lần so với những người bình thường [19]. Sự
liên quan giữa béo phì và sỏi mật cũng được chứng minh, những phụ nữ có
BMI>32 có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật tăng gấp 6 lần so với phụ nữ có
BMI<20 [26].
Chi phí dành cho béo phì chiếm tỷ lệ cao trong tổng số chi phí chăm sóc
sức khoẻ nhân dân. Tại Mỹ (1995) chi phí dành cho béo phì lên tới 6,8% (70
tỷ đô la mỹ) trong tổng số chi phí dành cho chăm sóc sức khoẻ và 24 tỷ đô la
mỹ chi cho các hoạt động thể lực [36].
Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng Cholesterol trong máu và huyết
áp tăng lên theo mức độ béo và khi cân nặng giảm sẽ kéo theo giảm huyết áp
và cholesterol. Những phụ nữ béo phì đến tuổi mãn kinh, các nguy cơ ung thư
túi mật, ung thư vú và tử cung tăng lên. Ở nam giới bệnh ung thư thận và ung
thư tuyến tiền liệt hay gặp ở những người béo nhiều hơn [7].
10
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng
Quá trình lớn lên cùng với việc phát triển các kích thước nhân trắc cơ thể
trong một quần thể nhất định đã chứng tỏ là không hằng định, mà biến đổi
theo thời gian, chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố. Một số nhà nghiên cứu
như Virey (1816), Villermé (1829) đã thảo luận vấn đề này ngay từ đấu thế kỷ
19, trước khi hiện tượng này được thực sự quan sát thấy vào một thế kỷ sau
đó. Cho đến nay hầu hết các nhà sinh học đều thống nhất là sự tăng trưởng
của cơ thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh, đặc biệt là
dinh dưỡng [12]. Theo Mueller thì sự phát triển của cơ thể cơ bản là do di
truyền quy định, nhưng nếu các điều kiện về dinh dưỡng và môi trường không
thoả mãn thì mức phát triển không tương xứng với tiềm năng di truyền của nó [22].
Trước những biến đổi nhanh chóng về kinh tế ở các nước công nghiệp cùng
với các vấn đề xã hội (được gọi là các yếu tố ngoại cảnh), tác giả Martorell
thực hiện nghiên cứu một số đặc điểm tương đồng của xã hội nước Anh thế
kỷ 19 với các nước đang phát triển ngày nay và khẳng định rằng kích thước ở
các nước đang phát triển hiện nay là hình ảnh trẻ em nước Anh đã trải qua thế
kỷ 19 [28]. Các yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất là dinh dưỡng và bệnh tật.
Bên cạnh đó là các yếu tố khác, có ảnh hưởng gián tiếp do tác động của chúng
đến TTDD và sức khoẻ của cơ thể. Các yếu tố đó bao gồm:
3.5.1 Yêu tố kinh tế
Có sự liên quan khá rõ rệt giữa BMI với mức thu nhập của đối tượng
được nghiên cứu. Garcia và Alderman (1989) nghiên cứu về 800 gia đình
nông thôn thuộc 4 tỉnh ở Pakistan cho thấy những gia đình có thu nhập thấp
nhất cả nam và nữ đều có BMI thấp hơn những gia đình có thu nhập cao nhất.
Còn tại Brazil, những người có thu nhập trên 2500 USD/năm thì có tỷ lệ %
BMI trên 27 cao hơn những người có thu nhập dưới 160USD/năm. Ngược lại,
những người có thu nhập thấp dưới 160 USD/năm có tỷ lệ % BMI dưới 18,5
11
cao hơn những người có thu nhập cao trên 2500 USD/năm (Francois, 1989)
[25]. Một nghiên cứu khác ở Thái Lan cũng thấy rằng TTDD của những gia
đình ở tầng lớp xã hội thấp có tỷ lệ mắc các bệnh thiếu dinh dưỡng cao hơn
những gia đình ở tầng lớp xã hội cao hơn [12].
Mức sống có tương quan rõ rệt với tỷ lệ thanh niên đạt chiều cao mục
tiêu. Nhóm thanh niên nghèo chỉ có từ 25 – 30% đạt mục tiêu về chiều cao
trong khi ở nhóm người giàu cả ở thành thị và nông thôn có 45% đạt mục tiêu
về chiều cao trong khi ở nhóm người giàu cả ở thành thị và nông thôn có 45%
đạt mục tiêu. Mức sống rõ ràng đã có ảnh hưởng tích cực tới việc phát triển
chiều cao thanh niên [5]. Qua báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001
– 2002 cho thấy mức sống càng cao thì tỷ lệ CED càng thấp và tỷ lệ thừa cân,
béo phì càng cao.
3.5.2 Địa dư
Sự gia tăng về cân nặng, chiều cao có liên quan tới địa dư sinh sống.
Ngay từ thời Villermé (1829) đã có một phát hiện liên quan tới vấn đề này.
Khi nghiên cứu con số thống kê các tiêu chuẩn tuyển lính năm 1800 – 1810,
Villermé thấy có mối liên quan rõ ràng là khi quy định chiều cao nhập lính
thấp thì số người lính ở vùng nông thôn tăng lên, người lính ở vùng thành phố
có xu hướng chiều cao cao hơn ở vùng nông thôn [37]. Kết quả nghiên cứu
của Hoàng Văn Lương và cs (2004) ở đối tượng là nam thanh niên khám
tuyển nhập ngũ tại 2 huyện H và P cho thấy chiều cao của nam thanh niên ở
vùng đồng bằng cao hơn nhóm thanh niên ở vùng núi [11]. Vùng nông thôn
có tỷ lệ CED cao hơn thành thị nhưng đồng thời có tỷ lệ thừa cân, béo
phì thấp hơn.
3.5.3 Một vài yếu tố khác
12
Một vài yếu tố khác như: kích cỡ gia đình cũng ảnh hưởng đến TTDD
của trẻ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các tác giả còn cho thấy tình
trạng học vấn của cha mẹ có liên quan đến chất lượng bữa ăn của con cái họ [11].
Trình độ học vấn có ảnh hưởng qua nhiều kênh tới TTDD. Học vấn cao
là cơ sở để hiểu cách giữ gìn sức khoẻ, cách chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.
Ảnh hưởng gián tiếp của trình độ học vấn là do người có trình độ cao hơn
cũng có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, cho phép cải thiện đời sống, dinh
dưỡng khoa học. Một nghiên cứu ở Anh về vấn đề liên quan giữa tình trạng
thất nghiệp của bố các em, những em có bố bị thất nghiệp có chiều cao thấp
hơn so với những em có bố đi làm việc [20].
13
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên năm thứ nhất năm học 2010-2011.
Tiêu chuẩn chọn: Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Đối tượng tham
gia nghiên cứu không có bất thường về hình thể, ảnh hưởng tới nhân trắc,
tham gia tự nguyện.
Tiêu chuẩn loại: Những sinh viên không sẵn sàng tham gia nghiên cứu
và không có khả năng cung cấp thông tin sau khi đã giới thiệu mục đích
nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu muốn bỏ cuộc đều có thể chấm
dứt vào bất kỳ thời điểm nào.
Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, mô tả.
Cỡ mẫu, cách chọn mẫu: Chọn toàn bộ sinh viên năm thứ nhất năm học
2010-2011.
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Cân nặng của đối tượng được thu thập bằng cân điện tử Tanita của Nhật
Bản có độ chính xác 0,1kg. Cân được đặt trên mặt phẳng cân bằng, sinh viên
bỏ dép và các vật nặng trước khi đứng lên cân.
Chiều cao được đo bằng thước Microtoise của Pháp có độ chính xác tới
0,1cm. Sinh viên bỏ giầy dép và mũ trước khi đứng lên thước đo. Sinh viên
đứng thẳng, tay buông thẳng, quay lưng lại phía thước. Kiểm tra 5 điểm trạm:
chẩm, bả vai, mông, bắp chân và gót chân.
Các chỉ số khác được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn và đã được
chuẩn hóa bằng điều tra thử.
Thiết lập biến số và chỉ số cho nghiên cứu [7, 33]
Các khái niệm
14
Mục
tiêu
Nhóm
biến số
Tên biến
Phương
pháp thu
thập
Công cụ
thu thập
1. Đánh
giá
TTDD
TTDD - Tuổi
- Cân nặng
- Chiều cao
- Chỉ số khối lượng cơ thể
(BMI)
Hỏi, dựa
vào danh
sách lớp đã
có ở trường
Cân
Đo
Dựa vào
cân nặng và
chiều cao
Bảng danh
sách lớp
Cân
Thước
Dựa vào cân
nặng và
chiều cao
2.
Yếu tố
ảnh
hưởng
đến
TTDD
Tình
trạng
kinh tế
- Chi phí do gia đình cung cấp
- Điều kiện nhà ở của gia đình
- Những vật dụng có trong
gia đình
- Quê quán (vùng miền)
- Nơi ở hiện tại
Hỏi ghi Phiếu hỏi
Cỡ gia
đình
- Số người
- Thứ tự trong số các con
- Tuổi
- Giới
Hỏi ghi
Quan sát
Phiếu hỏi
- Nghề chính của bố, mẹ.
- Nghề phụ của bố, mẹ.
Hỏi Phiếu hỏi
- Trình độ văn hoá của bố,
mẹ
Hỏi ghi Phiếu hỏi
2.3 Xử lý số liệu
15
Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên được đánh giá theo ngưỡng phân
loại CED của WPRO-2000 [8, 5].
Test χ2 được sử dụng để đánh giá sự khác biệt giữa các tỷ lệ, T-test được
sử dụng để đánh giá sự khác biệt giữa 2 biến liên tục có phân bố chuẩn.
Các loại sai số thường gặp trong điều tra cắt ngang:
- Sai số chọn.
- Sai số nhớ lại
- Sai số thu thập thông tin
- Sai số phỏng vấn
- Cách khắc phục:
- Tập huấn kỹ cho điều tra viên về cách tiến hành cân đo nhân trắc và cách
ghi chép phiếu điều tra sinh viên.
- Giám sát viên cân đo lại ngẫu nhiên 5% số đối tượng.
2.4 Đạo đức trong nghiên cứu
- Các sinh viên tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện.
- Thực hiện lấy số liệu vào thời điểm thuận tiện nhất: giữa giờ ra chơi, cuối
giờ học hoặc buổi nghỉ .
- Thiết kế câu hỏi ngắn <15 phút
- Nghiên cứu không ảnh hưởng sức khoẻ: không lấy máu, không dùng
thuốc điều trị,
- Giải thích rõ với đối tượng về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc điều tra.
- Nếu các đối tượng nghiên cứu không muốn tiếp tục thì có thể dừng cuộc
phỏng vấn bất cứ lúc nào kể cả sau khi đã kí cam kết hợp tác tự nguyện hoặc
đang tiến hành phỏng vấn.
- Sinh viên sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý khi kết thúc
chương trình nghiên cứu.
16
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Giới
Biểu đồ 3.1.1: Phân bố về giới trong đối tượng nghiên cứu.
Nhận xét: Tổng số sinh viên được điều tra là: 962 sinh viên, trong đó số
sinh viên nữ chiếm 54,0%, số sinh viên nam chiếm 46,0%.
3.1.2 Tuổi
Biểu đồ 3.1.2: Tuổi của đối tượng nghiên cứu
17
Nhận xét: Sinh viên trong nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi 18 chiếm
77,0%, sinh viên ở độ tuổi 17 chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,1%).
3.1.3 Nơi ở
Biểu đồ 3.1.3 : Phân bố về nơi ở của đối tượng nghiên cứu.
Nhận xét: Sinh viên sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 79,4 %, số sinh
viên sống ở các vùng thành phồ, thị xã, thị trấn chỉ chiếm 20,6%.
3.1.4 Kinh tế gia đình:
Bảng 3.1.4 Đặc điểm kinh tế gia đình của sinh viên nghiên cứu.
Kinh tế gia đình Tổng số Tỷ lệ %
Trung bình, nghèo 556 57,8
Khá, giàu 406 42,2
Tổng 962 100
Nhận xét: Tỷ lệ gia đình sinh viên có mức thu nhập trung bình, nghèo
(57,7%) chiếm tỷ lệ cao hơn gia đình sinh viên có mức thu nhập khá, giàu (42,2%).
3.2 Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
18
3.2.1 Tình trạng dinh dưỡng chung
Biểu đồ 3.2.1: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Đa số TTDD của sinh viên ở mức bình thường (61,5%). Tỷ lệ
sinh viên TNLTD là 33,5%, trong đó CED độ 1 là 26,5%, CED độ 2 là 5,2%
và độ 3 là 1,8%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ đáng kể (6,1%).
3.2.2 Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên theo nhóm tuổi
Bảng 3.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng của sinh viên theo nhóm tuổi
TTDD
Tuổi
17 18 19-22
n % n % n %
Béo phì độ 2 0 0 1 0,1 0 0
Béo phì độ 1 3 2,2 13 1,8 1 1,1
Thừa cân 7 5,1 31 4,2 2 2,3
Bình thường 83 61,0 447 60,5 62 71,3
CED độ 1 38 27,9 198 26,8 19 21,8
CED độ 2 4 2,9 44 6,0 2 2,3
CED độ 3 1 0,7 5 0,7 1 1,1
Tổng số 136 100,0 739 100,0 87 100,0
Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân, béo phì và CED phân bố đồng đều ở các nhóm
tuổi, trong đó sinh viên ở nhóm tuổi 17 có tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ
cao nhất (7,3%), nhóm tuổi 19-22 có tỷ lệ thấp nhất (3,4%). Tỷ lệ CED cao
nhất ở nhóm tuổi 18 (33,5%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 19-22 (25,9%).
19
3.2.3 Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên theo giới
Biểu đồ 3.2.3: Tình trạng dinh dưỡng theo giới.
Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của nam (9,0%) cao hơn của nữ
(3,5%), trong khi đó tỷ lệ CED của nữ (34,8%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam
(30,8%). Tỷ lệ béo phì độ 1 và độ 2 của nam chiếm tỷ lệ đáng kể (3,6%),
trong đó có những nữ sinh viên ở mức CED độ 3 (1,2%).
20
3.2.4 Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng sinh viên theo nơi ở
Biểu đồ 3.2.4: TTDD sinh viên theo nơi ở
Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của sinh viên ở thành phố, thị xã
(12,2%) cao hơn những sinh viên ở vùng nông thôn (4,4%), trong khi đó tỷ lệ
sinh viên ở mức CED ở thành phố hay nông thôn gần như tương đương nhau.
3.2.5 Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng sinh viên theo kinh tế gia đình
Biểu đồ 3.2.5: TTDD của sinh viên theo kinh tế gia đình
21
Nhận xét: Những sinh viên sống ở gia đình có tình trạng kinh tế thuộc
mức khá, giàu có tỷ lệ thừa cân, béo phì (8,9%) cao hơn những sinh viên sống
ở gia đình có mức kinh tế trung bình, nghèo (4,0%). Ngược lại sinh viên sống
ở gia đình thuộc mức trung bình, nghèo thì tỷ lệ CED (35,4%) cao hơn sinh
viên ở gia đình thuộc mức khá, giàu (28,3%).
3.2.6 BMI theo giới và kinh tế gia đình
Bảng 3.2.6 BMI theo giới và kinh tế gia đình
STT Giới Kinh tế CED BT p
(χ2)
n % n %
1 Nam Trung bình, nghèo 100 36,23 176 63,77 <0,01
Khá - giàu 37 22,16 130 77,84
2 Nữ Trung bình, nghèo 97 34,64 183 65,36 >0,05
Khá - giàu 78 32,64 161 67,36
3 Chung Trung bình, nghèo 197 35,43 359 64,57 <0,05
Khá - giàu 115 28,33 291 71,67
Nhận xét: Nhóm nam sinh viên có kinh tế trung bình, nghèo có tỷ lệ
CED cao hơn nhóm nam sinh viên có kinh tế khá, giàu. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,01. Trong khi đó ở nữ không có sự khác biệt giữa hai
nhóm này (p>0,05). Nhìn chung, TTDD có sự khác nhau giữa hai nhóm có
kinh tế trung bình, nghèo va nhóm có kinh tế khá, giàu.
3.3 Một vài yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của sinh viên
22
3.3.1 Cân nặng nam sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 3.3.1 Cân nặng nam sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
STT Yếu tố n
Χ
± SD
p(T-test)
1 Nơi ở Nông thôn 343 54,1 ± 7,0 <0,001
Thành phố, thị xã 100 58,2 ± 8,8
2 Số anh em
trong gia đình
Có >2 anh chị em 151 53,6 ± 6,3 <0,01
Có 1-2 anh chị em 292 55,8 ± 8,1
3 Thứ tự con
trong gia đình
Con thứ 219 55,3 ± 7,8 >0,05
Con cả 224 54,8 ± 7,4
4 Nghề nghiệp
của bố
Nông dân và nghề khác 260 53,8 ± 6,6 <0,001
CBNV, buôn bán 182 56,8 ± 8,6
5 Nghề nghiệp
của mẹ
Nông dân và nghề khác 268 53,6 ± 6,3 <0,001
CBNV, buôn bán 174 57,2 ± 8,9
6 Học vấn của
bố
Từ cấp 2 trở xuống 102 52,6 ± 5,5 <0,001
Từ cấp 3 trở lên 340 55,8 ± 8,0
7 Học vấn của
mẹ
Từ cấp 2 trở xuống 131 53,3 ± 7,1 <0,01
Từ cấp 3 trở lên 311 55,7 ± 7,7
8 Kinh tế gia đình Trung bình, nghèo 276 53,6 ± 6,7 <0,001
Giàu, khá 167 57,4 ± 8,5
9 Chi tiêu cá
nhân hàng
tháng
≤ 1,500,000 VNĐ 159 53,8 ± 6,8 <0,05
> 1,500,000 VNĐ 97 56,1 ± 8,4
Chung 443 55,0 ± 7,6
Nhận xét: Cân nặng trung bình của nam sinh viên là: 55,0 ± 7,6 kg. Cân nặng
sinh viên ở nông thôn: 54,1 ± 7,0 kg; ở thành phố, thị xã: 58,2 ± 8,8 kg; kinh tế gia đình từ
trung bình trở xuống 53,6 ± 6,7 kg; kinh tế khá trở lên 7,4 ± 8,5 kg; khác biệt ở cả 2 so
sánh đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sinh viên ở gia đình có từ 1 tới 2 con: 55,8 ± 8,1
kg, gia đình có nhiều con: 53,6 ± 6,3 kg, bố mẹ có trình độ học vấn dưới cấp 2 thì có cân
nặng thấp hơn bố mẹ có trình độ học vấn cao. Sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
23
3.3.2 Cân nặng nữ sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 3.3.2 Cân nặng nữ sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
STT Yếu tố n
Χ
± SD
p(T-test)
1 Địa dư Nông thôn 421 46,6 ± 4,9 >0,05
Thành phố, thị xã 98 47,4 ± 4,9
2 Số anh em
trong gia đình
Có >2 anh chị em 231 46,3 ± 4,6 >0,05
Có 1-2 anh chị em 288 47,1 ± 5,2
3 Thứ tự con
trong gia đình
Con thứ 269 47,0 ± 5,1 >0,5
Con cả 250 46,5 ± 4,8
4 Nghề nghiệp
của bố
Nông dân và nghề khác 286 46,5 ± 4,7 >0,5
CBNV, buôn bán 231 46,9 ± 4,9
5 Nghề nghiệp
của mẹ
Nông dân và nghề khác 287 46,4 ± 4,8 >0,05
CBNV, buôn bán 230 47,1 ± 5,1
6 Học vấn của bố Từ cấp 2 trở xuống 115 46,0 ± 4,9 >0,05
Từ cấp 3 trở lên 402 46,9 ± 4,8
7 Học vấn của mẹ Từ cấp 2 trở xuống 131 45,9 ± 5,0 <0,05
Từ cấp 3 trở lên 386 47,0 ± 4,9
8 Kinh tế gia đình Trung bình, nghèo 280 46,5 ± 4,9 >0,05
Giàu, khá 239 47,1 ± 4,9
9 Chi tiêu cá nhân
hàng tháng
≤ 1,500,000 VNĐ 199 46,7 ± 5,0 >0,05
> 1,500,000 VNĐ 92 46,7 ± 4,4
Chung 519 46,8 ± 4,9
Nhận xét: Cân nặng trung bình của nữ là 46,8 ± 4,9 kg. Sinh viên nữ ở
thành phố, thị xã có cân nặng cao hơn so với nông thôn nhưng chưa thấy có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Nữ sinh viên có mẹ có trình độ học vấn dưới cấp 2
cân nặng (45,9 ± 5,0 kg) thấp hơn sinh viên có mẹ có trình độ học vấn từ cấp
3 trở lên (46,9 ± 4,8 kg) với p<0,05. Cân nặng trung bình của nữ theo các
nhóm khác không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.3.3 Chiều cao nam sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 3.3.3 Chiều cao nam sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
24
STT Yếu tố n
Χ
± SD
P(Ttest)
1 Địa dư Nông thôn 343 166,0 ± 5,5 <0,05
Thành phố, thị xã 100 167,3 ± 5,7
2 Số anh em
trong giađình
Có >2 anh chị em 151 166,1 ± 5,2 >0,05
Có 1-2 anh chị em 292 166,4 ± 5,7
3 Thứ tự con trong
gia đình
Con thứ 219 166,5 ± 5,7 >0,05
Con cả 224 166,1 ± 5,4
4 Nghề nghiệp
của bố
Nông dân và nghề
khác
260 166,2 ± 5,4 >0,05
CBNV, buôn bán 182 166,5 ± 5,8
5 Nghề nghiệp
của mẹ
Nông dân và nghề
khác
268 166,2 ± 5,3 >0,05
CBNV, buôn bán 174 166,5 ± 5,9
6 Học vấn của bố Từ cấp 2 trở xuống 102 166,1 ± 5,2 >0,05
Từ cấp 3 trở lên 340 166,4 ± 5,7
7 Học vấn của mẹ Từ cấp 2 trở xuống 131 166,2 ± 5,7 >0,05
Từ cấp 3 trở lên 311 166,4 ± 5,5
8 Kinh tế gia đình Trung bình, nghèo 276 165,9 ± 5,6 >0,05
Giàu, khá 167 166,9 ±5,5
9 Chi tiêu cá nhân
hàng tháng
≤ 1,500,000 VNĐ 159 166,3 ± 5,1 >0,05
> 1,500,000 VNĐ 97 166,5 ± 5,7
Chung 443 166,3 ± 5,5
Nhận xét: Chiều cao trung bình của sinh viên nam là 166,3 ± 5,5 cm.
Theo giới và địa dư: chiều cao sinh viên nam nông thôn: 166,0 ± 5,5cm; sinh
viên nam thành phố, thị xã: 67,3 ± 5,7cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Chiều cao nam sinh viên theo các nhóm khác chưa thấy có sự khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.3.4 Chiều cao nữ sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 3.3.4 Chiều cao nữ sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng
STT Yếu tố n
Χ
± SD
P(Ttest)
25