Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sản xuất thuốc trừ sâu từ vi nấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.33 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
THUỐC TRỪ SÂU CÓ NGUỒN GỐC TỪ
VI NẤM
THÁI NGUYÊN – 10/2014
MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa-nóng ẩm, mưa nhiều tạo
điều kiện thuận lợi cho nhiều loài cây nông nghiệp phát triển nhưng đồng thời đây
cũng là môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng gây hại cây trồng phát triển.
Trong những năm gần đây, côn trùng gây hại phát sinh mạnh mẽ cả về số lượng và
chủng loại đang đe dọa nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản ở nước
ta. Để có thể diệt trừ được sâu bệnh hại, nhiều biện pháp khác nhau đã được đưa
ra. Việc sử dụng rộng rãi các hóa chất đã được tổng hợp có tác dụng đáng kể trong
ngăn ngừa sâu hại, tuy nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đã gây ra ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đồng thời còn tạo ra tính kháng
thuốc cho các thế hệ sâu hại sau này làm chúng phát triển ngày càng mạnh, thuốc
hóa học còn tiêu diệt cả những loài thiên địch có ích cho cây trồng, gây mất cân
bằng sinh thái đồng ruộng. Để khắc phục các nhược điểm đó, các biện pháp sinh
học, đặc biệt là sử sụng các chế phẩm thuốc trừ sâu vi sinh được xem là cách giải
quyết hiệu quả. Trong các thuốc trừ sâu vi sinh, thuốc trừ sâu vi nấm đang có
những triển vọng đạt hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh hại. Để nghiên cứu và
tìm hiểu về những vấn đề cơ bản liên quan đến thuốc trừ sâu từ vi nấm em đã thực
hiện bài tiểu luận “Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi nấm”. Trong quá trình thực
hiện bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong sẽ nhận được sự
đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Học viên thực hiện


Nguyễn Thị Thùy Linh

2
I. Khái quát về vi nấm và thuốc trừ sâu vi sinh
1. Khái quát về vi nấm
1.1. Khái niệm về vi nấm
Vi nấm (Microfungi) là tất cả các nấm không có mũ nấm (thể quả, fruit-body)
có thể thấy rõ bằng mắt thường. Những nấm có mũ nấm là các nấm bậc cao. Tuy
nhiên khi nuôi cấy sợi nấm của các nấm bậc cao để nghiên cứu hoặc để sản xuất
sinh khối thì chúng cũng được coi. Để nghiên cứu vi nấm bắt buộc phải quan sát
dưới kính hiển vi và phải nuôi cấy trong các điều kiện vô khuẩn như đối với vi
khuẩn.
1.2. Phân loại vi nấm
Căn cứ vào hình thái người ta chia vi nấm thành hai nhóm khác nhau: nhóm
nấm men (Yeast) và nhóm nấm sợi (Filamentous fungi-nấm mốc). Chúng chỉ khác
nhau về hình thái chứ không phải là những taxon phân loại riêng biệt. Nhiều nấm
men cũng có dạng sợi và rất khó phân biệt với nấm sợi.
1.2.1. Nấm men
Thuật ngữ Nấm men (yeast, levure) chỉ là tên chung để chỉ nhóm vi nấm
thường có cấu tạo đơn bào và thường sinh sôi nảy nở bằng phương pháp nẩy chồi
(budding). Nấm men không thuộc về một taxon phân loại nào nhất định, chúng có
thể thuộc ngành Nấm túi (Ascomycota) hoặc ngành Nấm đảm (Basidiomycota).
Nảy chồi là cách sinh sản vô tính điển hình của nấm men. Khi đó thành tế bào
mở ra để tạo ra một chồi (bud). Chồi phát triển thành tế bào con và có thể tách
khỏi tế bào mẹ ngay từ khi còn nhỏ hoặc cũng có thể vẫn không tách ra ngay cả
khi lớn bằng tế bào mẹ. Nhiều khi nhiều thế hệ vẫn dính vào một tế bào đầu tiên
nẩy chồi và tạo thành một cành nhiều nhánh tế bào trong giống như cây xương
rồng. Chồi có thể mọc ra theo bất kỳ hướng nào (nẩy chồi đa cực- multilateral
budding) hoặc chỉ nẩy chồi ở hai cực (nẩy chồi theo hai cực- Bipolar budding)
hoặc chỉ nảy chồi ở một cực nhất định (nẩy chồi theo một cực – monopolar

budding).
Dạng sinh sản hữu tính ở nấm men là dạng các bào tử túi (ascospore) được
sinh ra từ các túi (asci). Có thể xảy ra sự tiếp hợp (conjugation) giữa hai tế bào
nấm men tách rời hoặc giữa tế bào mẹ và chồi. Còn có cả sự biến nạp trực tiếp
trong 1 tế bào sinh dưỡng (vegetative cell), tế bào này biến thành túi không qua
3
tiếp hợp (unconjugated ascus). Thường trong mỗi túi có 4 hay đôi khi có 8 bào tử
túi. Trong một số trường hợp lại chỉ có 1-2 bào tử túi. Bào tử túi ở chi
Saccharomyces có dạng hình cầu, hình bầu dục; ở chi Hanseniaspora và loài
Hansenula anomala có dạng hình mũ ; ở loài Hansenula saturnus bào tử túi có
dạng quả xoài giữa có vành đai như dạng Sao Thổ. Một số bào tử túi có dạng kéo
dài hay hình xoắn…Bề mặt bào tử túi có thể nhẵn nhụi, có thể xù xì hoặc có gai…
Bào tử màng dày (hay bào tử áo- chlamydospore) là dạng bào tử giúp nấm men
vượt qua được điều kiện khó khăn của ngoại cảnh, chứ không phải là hình thức
sinh sản. Một số nấm men còn có thể sinh vỏ nhày.
Để phân loại nấm men, người ta có thể dựa trên các chỉ tiêu về đặc điểm hình
thái hay đặc điểm sinh lý, sinh hóa, còn để phân loại các chi nấm men thì dựa vào
các chỉ tiêu chủ yếu là đặc điểm tế bào dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản hữu tính và
đặc điểm sinh lý, nuôi cấy.
Bên cạnh rất nhiều nấm men có ích như là các loại nấm men dùng để sản xuất
rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mỳ, tạo sinh khối giàu protein và vitamin,
sản xuất enzym, sản xuất acid citric từ khí thiên nhiên, sản xuất riboflavin (vitamin
B2)… còn có những loại nấm men có thể gây bệnh [2].
Hình1.1. Một số loại nấm men gây bệnh ở người
1.2.2. Nấm sợi (nấm mốc)
4
Nấm mốc cũng thuộc nhóm vi nấm, có kích thước hiển vi. Khác với nấm
men, chúng không phải là những tế bào riêng biệt mà là một hệ sợi phức tạp, đa
bào có màu sắc phong phú.
Nấm mốc có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt

phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm. Chiều ngang của khuẩn ti
thay đổi từ 3-10 mm. Nấm mốc có hai loại khuẩn ti: khuẩn ti khí sinh mọc trên bề
mặt môi trường, từ đây sinh ra những cơ quan sinh sản và khuẩn ti cơ chất mọc sâu
vào môi trường.
Đa số nấm mốc có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức khác nhau như sợi
khí sinh, sợi cơ chất. Sợi cơ chất của nấm mốc không đơn giản như ở xạ khuẩn mà
phức tạp hơn. Ở một số nấm mốc, các sợi nấm nối với nhau thông qua các cầu nối,
các cầu nối hình thành giữa các sợi nằm gần nhau gọi là sự hợp nối do có hiện
tượng 2 khối nguyên sinh chất trộn lẫn với nhau. Đó có thể là một hình thức lai
dinh dưỡng. Thể đệm của nấm mốc được cấu tạo bởi nhiều khuẩn ti liên kết lại với
nhau, từ đó sinh ra các cơ quan sinh sản của nấm mốc. Hạch nấm mốc là một tổ
chức giúp cho nấm sống qua những điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chúng thường có
hình tròn hoặc bầu dục không đều, kích thước tùy theo loài, từ dưới 1 mm đến vài
cm. Sợi nấm trong hạch không phát triển, khi gặp điều kiện thuận lợi hạch sẽ nảy
mầm và phát triển bình thường [7].
2. Khái quát thuốc trừ sâu vi sinh
Thuốc trừ sâu vi sinh là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các
chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo
phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để
tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao có khả năng phòng trừ được các loại sâu
hại cây trồng nông, lâm nghiệp [8].
Sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh mang lại nhiều lợi ích như sau:
+ Không độc hại cho người và gia súc, không nhiễm bẩn môi trường sống, không ô
nhiễm môi trường.
+ Chưa tạo nên tính kháng thuốc của sâu hại
+ Không ảnh hưởng đến chất lượng, phẩm chất nông sản, không ảnh hưởng đến đất
trồng, không khí trong môi trường (do không để lại dư lượng)
5
+ Không làm mất đi những nguồn tài nguyên sinh vật có ích như các loại ký sinh
thiên dịch và những vi sinh vật có lợi với con người

+ Nếu sử dụng hợp lý, đúng phương pháp, đúng kỹ thuật trong điều kiện nhiệt độ
thích hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Hiệu quả thuốc vi sinh thường kéo dài vì chúng không chỉ tiêu diệt trực tiếp lứa
sâu đang phá hoại mà chúng còn có thể lan truyền cho thế hệ tiếp theo.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh cũng có những nhược điểm nhất
định như: tác động của thuốc trừ sâu chậm, hiệu quả thuốc ban đầu không cao,
phổ tác dụng của thuốc hẹp,…
Trong công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh, dựa vào đối tượng vi sinh vật
được sử dụng để tạo thuốc trừ sâu mà người ta chia ra làm 3 công nghệ sản xuất
sau:
• Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu từ vi khuẩn: Sử dụng các vi khuẩn que bào mầm
(Bacillaceae), nấm que ruột, vi tảo đơn bào giả. Trong các loài đó có loài chuyên
kí sinh, có loài kiêm kí sinh.
• Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, sử dụng các virus ký sinh trên côn trùng
(Baculovirus) như: virus đa diện nhân (NPV), virus hạt (GV), virus đa diện tế bào
chất (CPV).
• Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu từ vi nấm: Vi nấm có phạm vi ký sinh rất rộng,
chỉ riêng thống kê phạm vi của bạch cương là 700 loại thuộc 149 họ 15 bộ côn
trùng, hơn 10 loài nhện, vv…Hiện nay, công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu từ vi nấm
ký sinh trên côn trùng đang được quan tâm nghiên cứu.
II. Tình hình nghiên cứu thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi nấm
Nhiều loài nấm sợi có khả năng năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng. Tuy
vậy cho đến nay mới chỉ có các loài sau đây được sử dụng để sản xuất các loại chế
phẩm nấm diệt sâu hại:
− Ascheroria spp.
− Beauveria basiana (nấm bạch cương)
− Conidiobolus obscurus
− Culicinomyces clavosporus
− Metarrhizium anisopliae (nấm lục cương)
− Hirsutella thompsonu

− Zoophthora radicans
Có hai loại vi nấm được sử dụng phổ biến hơn và đạt hiệu quả cao trong việc
phòng trừ sâu hại cây trồng và cây rừng đó là nấm bạch cương và nấm lục cương.
6
II.1. Một số loại vi nấm được sử dụng phổ biến để làm thuốc trừ sâu.
Trong các loại vi nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu có hai loại vi nấm
được sử dụng phổ biến hơn và đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu hại cây
trồng và cây rừng đó là nấm bạch cương và nấm lục cương.
2.1.1 Nấm bạch cương (Beauveria basiana)
Nấm bạch cương còn gọi là nấm cứng trắng, nấm tằm vôi. Chúng là loại
thường gặp trên nhiều loại sâu hại. Người ta phát hiện được nấm bạch cương
trong trường hợp nấm này gây bệnh làm chết hàng loạt tằm của nghề nuôi tằm.
Sau đó người ta tìm cách phân lập và nuôi cấy chúng trên môi trường nhân tạo.
Các nấm bạch cương có thể sợi nấm màu trắng, dạng lông, sợi nấm mảnh có
đường kính 1,5-2 µm, cuống bào tử mọc đơn hoặc phân nhánh. Tế bào sinh bào tử
hình bình, hình ống hoặc hình cầu, thẳng hoặc hơi uốn cong. Trục sợi uốn hình
chữ “Z”, bào tử mọc trên đầu góc chữ Z cùng với cuống rất nhỏ. Trên cơ thể côn
trùng, khi khô sợi nấm chuyển từ màu trắng sang màu crem hay đôi khi có pha
thêm một ít màu đỏ.
Hình 2.1. Bào tử trần và cuống nấm bạch cương
Nấm bạch cương thể hiện tính độc với côn trùng nhờ độc tố beauvericin
(C
45
H
57
O
9
N
3
), đây là một loại depsipeptit vòng, có điểm sôi khoảng 93-94

o
C. Cơ
chế tác động của nấm bạch cương lên côn trùng được diễn ra như sau: Khi phun
chế phẩm nấm, những bào tử của nấm sẽ phát tán trong không khí hay bám trên
thân, lá cây. Khi gặp cơ thể sâu, bào tử sẽ nảy mầm mọc thành sợi nấm đâm
xuyên qua lớp vỏ kitin của sâu và phát triển trong cơ thể của chúng. Sợi nấm mọc
rất nhanh trên cơ thể côn trùng, khi đó cơ thể côn trùng huy động các tế bào bạch
7
huyết (lymphocyte) đến để chiến đấu chống lại độc tố beauvericin của nấm.
Nhưng độc tính của độc tố quá mạnh nên khi nấm tiêu diệt được hầu hết các tế
bào bạch huyết cũng là lúc côn trùng phải chết.
Hình2.2.Sợi nấm bạch cương mọc trên cơ thể côn trùng
Các nấm bạch cương xuất hiện trên 120 loài thuộc 45 họ và 7 bộ côn trùng
rừng. Nếu kể cả sâu hại nông nghiệp thì chúng có thể ký sinh trên gần 200 loài.
Một số loại nấm bạch cương tiêu biểu có thể kể đến bao gồm:
+ Aporia crataegi
+ Aradua cinnamomeus
+ Bembidion sp
+ Cacoecia crataegana
+ Chrysopa vulgaris
+ Cionus sp
+ Rhizotrogus sp
+ Scolytus scolytus
2.1.2 Nấm lục cương (Metarrhizium anisopliae)
Năm 1878 khi nghiên cứu về các loại sâu Anisoplia austriaca, nhà khoa học
người Nga I.I Metchnikov đã phát hiện thấy một loài nấm có bào tử màu lục có
thể gây chết hàng loạt côn trùng. Lúc đó ông đặt tên cho hai loại nấm này là
Entomophthora anisopliae. Về sau này kiểm tra lại, người ta xếp chúng vào giống
Metarrhyzium.
Các nấm lục cương có dạng sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, có đường

kính từ 3-4 µm. Sợi có màu từ trắng tới hồng. Bào tử của nấm là bào tử trần, dạng
hình que, kích thước 3,5µm x 7,2µm, có màu xám đến oliu-lục. Bào tử xếp thành
8
chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường, thấy bào tử tạo ra trên bề mặt côn
trùng một lớp phấn khá rõ.
Hình2.3. Nấm lục cương
Nấm lục cương có thể phát triển trong giới hạn pH=6,9-7,4. Nhiệt độ thích
hợp cho sự phát triển của nấm lục cương là 24
o
C-25
o
C. Nếu nhiệt độ môi trường
lớn hơn 28
o
C sợi nấm sẽ không sản sinh ra bào tử trần. Ngoài ra, muốn nấm có
bào tử cần phải có độ ẩm của không khí khá cao.
Nấm lục cương có chứa nhiều loại độc tố có tên là deutrucin A, B, C, D.
Trong đó, deutrucin A (C
29
H
47
O
7
N
5
) và B (C
30
H
51
O

7
N
5
) là những depsipeptit vòng
có thể tách từ dịch nuôi cấy nấm lục cương.
Cơ chế tác động của nấm lên côn trùng được diễn ra như sau: Bào tử nấm lục
cương khi rơi trên bề mặt côn trùng trong khoảng 24 giờ sẽ nảy mầm tạo thành
ống mầm chui xuyên qua vỏ của côn trùng, sau đó tiếp tục phân nhánh tạo thành
một mạng sợi nấm chằng chịt trên khắp bề mặt của cơ thể côn trùng. Lúc này
ngoại độc tố được tiết ra sẽ tác động lên côn trùng, khiến cho côn trùng bị chết.
9
Hình 2.4. Côn trùng chết do nhiễm nấm lục cương
Cho đến nay người ta đã biết được trên 70 loài côn trùng bị nấm lục cương
tiêu diệt, trong số đó có tới 34 loài côn trùng cánh cứng và chỉ có 5 loài côn trùng
cánh vảy. Một số côn trùng mẫn cảm với nấm này bao gồm:
− Melolotha melolotha
− Melolotha hippocastanei
− Anisoplia autriaca
− Otiorrhymchus ligustici
− Plusia gamma
II.2. Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm
2.2.1 Chọn chủng nấm giống để sản xuất
Tùy từng loại nấm ký sinh trên côn trùng hại mà người ta nghiên cứu để sản
xuất ra các loại chế phẩm khác nhau. Có thể sử dụng nấm bạch cương phân lập
trên sâu róm thông để sản xuất chế phẩm Bb phòng trừ sâu róm thông. Có thể sử
dụng nấm lục cương phân lập trên bọ xít, rày nâu, bọ cánh cứng hại dừa để sản
xuất ra chế phẩm nấm Ma phòng trừ các đối tượng sâu hại dừa.
2.2.2. Chọn môi trường
• Môi trường nhân giống cấp 1 (trên ống thạch) được sử dụng phổ biến trong sản
xuất vi nấm bao gồm các môi trường sau:

− Môi trường Crapek Dox: Agar (20g), Sacharoza (30g), NaNO
3
(3g), KH
2
PO
4
(1g), MgSO
4
.7H
2
0 (0.1g), KCl (0.5g), FeSO
4
(0.01g), H
2
O (1000ml), pH=5.5
− Môi trường Sabouraud: Agar (20g), Glucoza (40g), Pepton (10g), H
2
O
(1000ml), pH=6
− Môi trường Sabouroud khoáng chất (PT.Thùy 1992): Agar (20g), Pepton
(10g), Glucoza (40g), MgSO
4
.7H
2
O (0.5g), KH
2
PO
4
(1g), H
2

O (1000ml),
pH=6
• Môi trường nhân giống cấp 2
Theo phương pháp lên men chìm có thể sử dụng hai môi trường điển hình
sau:
− Môi trường cao nấm men (Rombach và Agula, 1988): Cao nấm men (10g),
Pepton (15g), KH
2
PO
4
(1g), MgSO
4
.7H
2
O (1g), Agar (20g), H
2
O (1000 ml),
pH=6
− Môi trường Sabouroud, Dextroza, Agar, cao nấm men (SDAY): Cao nấm men
(10g), Pepton (15g), Sacharoza (10g), Agar (20g), H
2
O (1000ml), pH=6.5
10
Theo phương pháp lên men xốp, môi trường nhân giống cấp 2 bao gồm các
thành phần sau: Bột cám gạo (50%), Bột ngô (30%), Bột đậu tương hoặc đậu
xanh (10%), Trấu hoặc bã mía, vỏ lạc (10%)
Năm 2003-2004, Phạm Thị Thùy và cộng sự đã nghiên cứu môi trường sản
xuất nấm lục cương có thành phần 50% cám gạo, 20% bột ngô, 20% bột đậu,
10% trấu với tỷ lệ nước/môi trường sản xuất là 50%, cấy chủng nấm lục cương
được phân lập trên bò sữa Phú Quốc, chất lượng chế phẩm nấm đạt cao 3 x 10

10
BT/g. Đây là kết quả rất tốt có triển vọng rút ngắn số lượng chế phẩm nấm để
phòng trừ sâu hại trên 1 ha cây trồng, nhằm giảm giá thành cho nhà nông [1], [3],
[4], [5].
2.2.3. Quy trình sản xuất
a) Sản xuất theo phương pháp nuôi cấy chìm
Chuẩn bị giống: Giống vi nấm sẽ được nuôi cấy trên môi trường mạc nha –
men bia. Sau 3 – 4 ngày lấy ra, làm khô lạnh để sử dụng dần.
Nhân giống: Cấy giống chuẩn bị vào bình nón, nuôi lắc 25-28 giờ ở 25-28
o
C.
Lên men: Thành phần môi trường lên men gồm: 2% nấm men chăn nuôi, 1%
tinh bột, 0.2% NaCl, 0.01% MnCl
2
, 0.05% KCl. Cấy 2-10% giống vào nồi men,
pH khoảng 5-5.6, nuôi ở 25-28
o
C trong 3-4 ngày, lượng khí thổi là 2-2.5 lít không
khí/1 lít môi trường/1 phút.
Tách, ly tâm, thu sinh khối: Cho dịch nuôi qua máy ly tâm để tách nước, thu
bào tử dạng sệt có độ ẩm 70-80% và lượng bào tử 6-8 x 10
9
/g, sau đó đưa đi phun
sấy để làm dạng khô.
b) Sản xuất theo phương pháp nuôi cấy trên môi trường lỏng không khử trùng,
không khuấy trộn và thổi khí
Đun sôi môi trường tự chế từ các nguyên liệu tự nhiên như cháo hạt ngũ cốc,
nước chiết khoai tây, cà rốt, giá đỗ,…Để nguội xuống 35-40
o
C thì cấy bào tử nấm.

Đậy nilon để tránh bụi và tránh nhiễm.
Nuôi ở nhiệt độ 25-28
o
C. Sau 7-10 ngày, từ màng nấm xuất hiện bào tử. Đến
ngày 18-25 thì vớt nấm đặt lên miếng kính, dựng nghiêng cho róc nước.
Làm khô bào tử ở nhiệt độ thấp (30-32
o
C), nghiền, trộn với bột than bùn.
c) Sản xuất theo phương pháp có khử trùng
11
Môi trường đặc chế từ các nguyên liệu tự nhiên như khoai tây, cà rốt, vỏ dưa,
ngô màng, hạt ngũ cốc, đựng trong túi nilon khử trùng trong nồi hấp 121
o
C trong
40 phút.
Đợi nguội thì cấy bào tử vào
Nuôi ở nhiệt độ 25-28
o
C. Bào tử sẽ hình thành sau 12-15 ngày.
Lấy ra, hong khô, nghiền và trộn với bột than bùn.
d) Sản xuất theo phương pháp lên men kết hợp
Nuôi nấm làm giống cấy trên hạt ngũ cốc trong bình nón.
Nhân giống vào bình nón đựng môi trường dịch thể, nuôi 12-17 giờ.
Cấy 2-4% giống vào nồi lên men đựng môi trường (gồm 6% rỉ đường, 1%
cao ngô, 0.05% MgSO
4
, 0.2% KH
2
PO
4

. Nuôi ở 25-28
o
C trong 1.5 ngày có thổi khí
và khuấy. Dịch lên men đạt 50-100 triệu tế bào/ml.
Đổ dịch râ khay để nuôi tĩnh, đặt lên giá. Sau 1 ngày bắt đầu xuất hiện màng
nấm. Sau 3-4 ngày thấy hình thành bào tử. Bào tử hình thành ồ ạt ở ngày thứ 5.
Vớt màng, đặt vào khay khô, đậy khay để tiếp 2-3 ngày cho bào tử chín.
Lấy ra làm khô nhẹ (30-32
o
C), giữ trong túi nilon. Xay ở nhiệt độ thấp.
Xác định số lượng bào tử. Trộn với caolin sẽ đạt ít nhất 10
9
bào tử/g chế
phẩm [6].
Trong điều kiện thiếu trang thiết bị hoàn chỉnh để lên men chìm, người ta có
thể sử dụng phương pháp lên men bề mặt không vô trùng từ một số chủng nấm.
Giai đoạn khó khăn trong quy trình sản xuất này là hạn chế sự nhiễm tạp của vi
sinh vật lạ trong quá trình nuôi cấy. Sự không vô trùng ở đây được thể hiện ở môi
trường dinh dưỡng không được hấp khử trùng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất như
thông lệ. Trong quá trình này, để đảm bảo không bị nhiễm tạp khuẩn, môi trường
dinh dưỡng được đun sôi ở 100
o
C trong 30 phút, khi nguội, người ta cho thêm
chất kháng sinh (streptomycin) với nồng độ 0,01%.
Để đảm bảo được sự phát triển áp đảo của chủng giống cần nuôi cấy, người ta
phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Lượng bào tử nuôi cấy vào đủ áp đảo được sự phát triển ban đầu của vi sinh vật lạ
là 1-2 tỉ bào tử/cm
3
.

+ pH của môi trường từ 5,0-5,5. Đây là pH thích hợp cho sự phát triển của nấm, ức
chế sự phát triển của vi khuẩn.
12
+ Cần lưu ý khi sử dụng dụng cụ, thiết bị, phòng nuôi cấy sạch sẽ đảm bảo giảm
thiểu sự tạp nhiễm của vi sinh vật lạ.
Ngoài ra, một điểm đáng được lưu ý của chủng nấm mốc nuôi cấy là ngay sau
khi nảy mầm, các bào tử của chủng nấm mốc này sẽ tiết ra các chất trao đổi giống
chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm lạ.
e) Sản xuất theo phương pháp lên men xốp của Viện Bảo vệ thực vật (Nguyễn
Văn Tuất, 2004; Phạm Thị Thùy, 2010)
− Chọn chủng nấm: Sản xuất nấm Metarhizium anisopliae chọn chủng
Metarhizium anisopliae được phân lập trên rầy nâu hoặc trên bọ xít hại dừa.
− Chọn môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2
+ Môi trường nhân giống cấp 1: khử trùng ở 0.8 at trong 30 phút.
+ Môi trường nhân giống cấp 2 và môi trường lên men xốp phải khử trùng 1 at
trong 30 phút. Cấy giống cấp 1 vào môi trường nhân giống và môi trường sản
xuất theo quy trình sau: Ống giống thuần Môi trường nhân giống cấp 1
Môi trường nhân giống cấp 2 Rải ra nia để hình thành bào tử trần (2
ngày) Thu sinh khối, sấy 40-45
o
C trong 6-8 giờ Hỗn hợp phụ gia để tạo chế
phẩm nấm Kiểm tra chất lượng bào tử nấm Thử hoạt lực trên sâu Đóng
gói, bảo quản và sử dụng.
13
Nuôi nấm trong các ống thạch
nghiêng hay trong đĩa petri 7-
10 ngày, t
o
=28-30
o

C
Nội bào tử
Các chậu thủy tinh lớn có lớp
môi trường dịch 1-1,5 cm
Nuôi 12 ngày, t
o
=25-30
o
C
Chậu
sấy
100
o
C
trong
30 phút
Môi
trường
dịch nấu
sôi ở
100
o
C
trong 30
phút
Vớt thảm nấm có bào tử, cuốn
tròn, mặt bào tử ở trong
Hình 2.5. Sơ đồ lên men bề mặt tạo chế phẩm thuốc trừ sâu của nấm bạch cương
III. Giới thiệu một số chế phẩm thuốc trừ sâu vi nấm
Hình 3.1. Một số chế phẩm thuốc trừ sâu vi nấm

III.1. Chế phẩm thuốc trừ sâu xanh Ometar
Ometar là chế phẩm được sản xuất từ chủng nấm lục cương (Metarhizium
anisopliae). Chế phẩm có khả năng tiêu diệt các đối tượng như rầy và bọ xít lúa,
bọ cánh cứng dừa.
Mật độ bào tử khi phun chế phẩm ometar cần đạt là 10
7
bào tử/ml.
14
Thấm cho ráo nước+chất phụ
gia
Nghiền nhỏ bằng máy nghiền
thịt
Sấy khô ở 30-35
o
C, 2 ngày
Đóng gói, bảo quản ở 5-10
o
C
trong tối
Chế phẩm ometar được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long như: Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng,…
III.2. Thuốc trừ sâu Muskardin
Muskardin là thuốc trừ sâu vi sinh có thành phần chính là nấm bạch cương
được chế biến dưới dạng bột thấm nước. Muskardin có phổ tác động rất rộng trên
nhiều loại côn trùng như: sâu tơ, sâu xanh trên rau màu, sâu đục thân, sâu cuốn lá,
sâu đục thân hại bắp, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh trên cây chè.
III.3. Thuốc trừ sâu sinh học AT vi sinh
Chế phẩm AT trừ sâu sinh học dạng lỏng có thành phần gồm: Metarhizium
anisipoliae, Beauveria bassiana và Isaria sp.
Thuốc trừ sâu sinh học AT vi sinh có hiệu lực phòng trừ đối với các loại sâu

đục quả, sâu sừng ở ngô, bọ nhảy trên lá, sâu đục quả đậu, nhộng hóa bướm, sâu
bướm già, sâu ở củ cải, sâu khoang, sâu cắt lá, rệp vừng, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bọ xít
trên lá, bọ trích hút, rầy phấn trắng,…
III.4. Một số chế phẩm từ nấm lục cương
+ Chế phẩm Metavina 80LS được sử dụng để diệt mối hại công trình đê, đập.
+ Chế phẩm Metavina 10DP được sử dụng để phòng mối cho các công trình xây
dựng mới hay cải tạo, nâng cấp.
+ Chế phẩm Metavina 90DP được sử dụng để diệt mối cho các công trình đang
sử dụng, xây dựng mới.
+ Chế phẩm Metament 90DP được sử dụng để diệt truyến trùng, bọ nhày, ấu
trùng bọ hung, bọ hà, sâu xám.
15
KẾT LUẬN
Thuốc trừ sâu từ vi nấm đang được áp dụng rộng rãi để diệt trừ các loại sâu
bệnh có hại cho cây trồng. Trong đó nấm bạch cương và nấm lục cương là hai loại
vi nấm phổ biến được nghiên cứu và sử dụng để tạo ra các sản phẩm có thể diệt trừ
được sâu bệnh hại cây trồng. Nghiên cứu và ứng dụng thuốc trừ sâu từ vi nấm sẽ
mở ra nhiều triển vọng to lớn để thúc đẩy sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh trong
ngành nông nghiệp ở nước ta.
16
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình Nội dung
Hình 1.1 Một số loại nấm men gây bệnh ở người
Hình 2.1 Bào tử trần và cuống nấm bạch cương
Hình 2.2 Sợi nấm bạch cương mọc trên cơ thể côn trùng
Hình 2.3 Nấm lục cương
Hình 2.4 Côn trùng chết do nhiễm nấm lục cương
Hình 2.5 Sơ đồ lên men bề mặt tạo chế phẩm thuốc trừ sâu của nấm
bạch cương
Hình 3.1 Một số chế phẩm thuốc trừ sâu vi nấm

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thanh Bình (2003), “Mô hình sản xuất nấm xanh Metarhizium
anisopliae để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại nông hộ gia đình tỉnh Sóc Trăng”,
Báo cáo hội nghị Khoa học Công nghệ toàn quốc về BVTV lần thứ 3 tháng 8
năm 2003.
2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyển, Phạm Văn Ty (2000), “Vi sinh vật
học”, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Văn Tuất (2004), “Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài:
Nghiên cứu sản xuất sử dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số
loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học”, Bộ Khoa học và công
nghệ - Viện bảo vệ thực vật.
4. Phạm Thị Thùy và cộng sự (2003), “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng
dụng chế phẩm Beauveria và Metarhizium để phòng trừ một số sâu hại cây
trồng”, Tuyển tập công trình nghiên cứu Bảo vệ thực vật, NXB Nông
Nghiệp.
5. Phạm Thị Thùy (2010), “Giáo trình Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực
vật”, NXB Giáo dục Việt Nam.
6.
7.
8.
18

×