Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận văn quản trị kinh doanh khảo sát và đánh giá thị trường sữa bột trẻ em tại thành phố biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 57 trang )











KH NG
SA BT TR EM TI THÀNH PH
BIÊN HÒA



NGUYN TH LAN THANH



c 

 1-3
 lý lu 4
1.1. Khái nim, tm quan trng ca công tác nghiên cu th ng . 4
1.1.1. Khái ni. 4
1.1.2. Tm quan trng ca công tác nghiên cu th  5
1.2. Quy trình nghiên cu th  6
1.3.  7
1.3.1. Nghiên cu t 8
1.3.2. Kho sát ly m 8


1.3.3 Quan sát trc ti 9
13.4 Th nghi 9
1.3.5 Thu thp và phân tích d li 9
1.3.6 Các nhóm tr 10
1.4 ng dng nghiên cu th  10
1.4.1 Thông tin th  10
1.4.2 Nghiên cu nhu cu th  11
1.4.3 Nghiên cu kênh phân ph 11
c  nhn biu và hình  11
1.4.5 Thu thi th c 11
1.4.6 Nghiên cnh v  12
 ci vi sn ph 12
1.4.8 nh v  12
1.5 Khái nim sa bt và vai trò sa bt trong cuc s 12
1.5.1 Khái nim sa b 12
m ca mt hàng sa b 13
1.5.3 Vai trò ca mt hàng sa b 14
1.5.4 Ch ng sa b 15
1.5.5 Qun lý ca Chính ph v mt hàng sa b 16
 17
th ng sa bt tr em ti thành ph Bi 18
2.1. Gii thiu th  18
2.1.1 Yu t  18
2.1.2 Yu t kinh t  18
2.1.3 Yu t giao thông t 21
2.1.4 Yu t giáo dc t 22
2.1.5 Yu t dân s 23
2.2. Thc trng th ng sa ti thành ph  24
2.2.1 Thc trng kinh doanh sa ti thành ph  24
2.2.2 Thc trng giá sa ti thành ph Biên Hòa hi 26

2.2.3 Mt s c kh 28
2.3.2.1 Mt s c kh 28
2.3.2.2 Thng kê các yu t  31
 37
cho th ng sa bt tr  38
3.1 Tình hình cung cu sn phm sa bt tr em hi 38
3.2. Mt s gii pháp qun lý th ng sa t 40
3.2.1. Phi h  40
3.2.2 ng giám sát các hong qu 44
3.3 Kin ngh  45
3.3.1 KIm soát nguyên liu sa nhp khu 45
3.3.2 Chính ph tham gia qun lý sa cht ch  46
i v 47
 48
 49









Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột
Bảng 2.1 Mức tiêu thụ sữa tại thành phố Biên Hòa
Bảng 2.2: Biểu giá sữa của một số hãng sữa tại Biên Hòa
Bảng 2.3: Tỉ lệ tăng giá sữa của các công ty
Đồ thị 2.1: Nhóm tuổi của người được khảo sát
Đồ thị 2.2: Tỉ lệ nghề nghiệp của nhóm được khảo sát

Đồ thị 2.3: Tỉ lệ giới tính được khảo sát
Đồ thị 2.4: Tỉ lệ trình độ học vấn của nhóm đưoc khảo sát
Đồ thị 2.5: Mức thu nhập của nhóm được khảo sát
Đồ thị 2.6: Tỉ lệ % sẵn sàng chi tiêu (mua sữa) so với thu nhập
Đồ thị 2.7: Tỉ lệ chọn mua sữa
Đồ thị 2.8: Loại sữa thường mua
Đồ thị 2.9: Thang điểm yêu thích các thương hiệu sữa
Đồ thị 2.10: Mức giá sữa bột trẻ em hiện nay
Đồ thị 2.11: Mức độ quản lý của Chính phủ
Đồ thị 2.12: Địa điểm mua sữa bột trẻ em
Đồ thị 3.1: Lượng nguyên liệu sữa nhập khẩu (tấn)
Sơ đồ 3.1: Nguyên liệu sữa bò đầu vào
Hình 3.1: Máy phân tích nhanh chất lượng sữa
 TING ANH

AA : Acid Arachidonic
AFTA : Asean Free Trade Area
DHA : Docosahexaenoic Acid
GDP : Gross Domestic Product
HSBC : The Hongkong and Shanghai Banking Corporation
USD : United States Dollars
WTO : World Trade Organization

 TING VIT

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KCN : Khu công nghiệp
STT : Số thứ tự
TH : Trung học

THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TMCP : Thương mại cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1
TỔNG QUAN
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đời sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sữa hàng ngày trong mỗi gia đình
trở thành thiết yếu đặc biệt là sữa dành cho trẻ em. Vì vậy, thị trường sữa ngày
càng có thêm nhiều sản phẩm mới đa dạng về nhãn hiệu và chất lượng. Tuy nhiên,
với hàng loạt nhãn hiệu sữa đang có mặt trên thị trường như hiện nay người tiêu
dùng không biết lựa chọn sao cho đảm bảo về chất lượng và công dụng của từng
mặt hàng sữa mang lại. Đặc biệt là khi ngày nay với nhiều dòng sản phẩm sữa
được chào bán trên thị trường rất phong phú, đa dạng về các thể loại: sữa nước, sữa
bột, sữa chua…Không chỉ dừng lại ở đây mà chất lượng sản phẩm, hàng giả, hàng
nhái tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng khi
quyết định đi mua sữa cho con trẻ.
Hơn nữa, sữa là một loại sản phẩm đặc biệt hơn các loại sản phẩm khác bởi
đây chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho các thế hệ tương lai của đất
nước. Nếu ngay từ đầu các bé được sử dụng đúng loại sản phẩm, đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm thì quá trình phát triển trí não, tăng trưởng của bé sẽ tốt
hơn. Ngược lại nếu sản phẩm không được đảm bảo thì ngay từ đầu khi các bé hấp
thụ sản phẩm sẽ không những không phát triển bình thường mà có khi còn làm
chậm hay giảm một số chức năng vốn có. Vì vậy, điều này là rất quan trọng cần
phải có sự can thiệp, tác động, quản lý của Chính phủ là rất lớn, từ diễn biến thị
trường trên thực tế mà Chính phủ sẽ có những chính sách áp dụng phù hợp cho
ngành sữa Việt Nam hiện nay.
Xác lập vấn đề nghiên cứu

2
Như đã trình bày ở trên, tình hình thị trường sữa bột trẻ em trên địa bàn Biên
Hòa đang là một bài toán khá phức tạp. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu
thực trạng thị trường và đề xuất một số giải pháp cũng như một số kiến nghị với
Chính phủ và người dân. Trên cở sở đánh giá thực trạng đề ra một số giải pháp để
phát triển thị trường sữa bột trẻ em tại Biên Hòa một cách hiệu quả.
Do đó, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Khảo sát và đánh giá thị trƣờng
sữa bột trẻ em tại thành phố Biên Hòa” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sữa bột và quản lý thị trường sữa bột của
Chính phủ. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng thị trường sữa bột tại
thành phố Biên Hòa, phát hiện ra những mặt hạn chế trong quản lý thị trường sữa
bột tại thành phố Biên Hòa và đưa ra các giải pháp quản lý thị trường sữa bột trẻ
em hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
+Phạm vi không gian: Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu những nhận định, đánh
giá về sản phẩm sữa bột trẻ em của người dân tại thành phố Biên Hòa.
+ Phạm vi thời gian thực hiện: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường
sữa bột, quản lý của Chính phủ đối với thị trường sữa bột trẻ em tại thành phố Biên
Hòa trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012
+ Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu là thực trạng thị trường sữa bột trẻ em
(từ 1 năm đến 3 năm) hiện nay tại thành phố Biên Hòa và quản lý của Chính phủ
về thị trường sữa, bằng nội dung chính sách quản lý thị trường, tổ chức liên quan
tới việc thực thi, kiểm soát thị trường.
3
Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thị trường sữa bột trẻ em tại
thành phố Biên Hòa và việc thực hiện vấn đề quản lý thị trường sữa bột nói chung,
từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý của
Chính phủ hơn nữa.

Cụ thể, qua đề tài nghiên cứu, người tiêu dùng cũng phần nào thấy được đặc
điểm và vai trò của mặt hàng sữa bột trẻ em như thế nào, và từ đó đưa ra những lựa
chọn tiêu dùng thông thái, tránh mua phải những sản phẩm giả, không đúng chất
lượng. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp kinh doanh sữa bột trẻ em sẽ nắm bắt
thêm được các tình hình luật pháp quản lý thị trường sữa ra sao, và từ đó họ có cái
nhìn tổng quan về ngành mình đang kinh doanh, để đưa ra những chiến lược cạnh
tranh lành mạnh trên thị trường mình đang kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, để đạt lợi nhuận tối đa.Về phía quản lý của Chính phủ, qua đề tài
nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quát nhất về thị trường sữa từ đó đưa ra các
chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp kinh
doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ về những vi phạm của nhà cung ứng
sữa trên thị trường.
Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài các phần như tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt,
kết luận… đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng thị trường sữa bột trẻ em tại thành phố Biên Hòa.
Chương 3: Một số giải pháp cho thị trường sữa bột trẻ em tại thành phố Biên Hòa
và kiến nghị.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trƣờng
1.1.1 Khái niệm: [5]
Nghiên cứu thị trường liên quan đến việc thu thập, ghi âm và làm cho ý nghĩa
của tất cả các thông tin có sẵn mà sẽ giúp đỡ một đơn vị kinh doanh để hiểu thị
trường của nó. Nghiên cứu thị trường đặt ra để trả lời các câu hỏi sau đây:
 Ai làm cho các đối tượng mục tiêu?
 Họ muốn gì?
 Khi nào họ cần nó?

 Trường hợp không bán tốt nhất?
 Làm thế nào nó có thể được đưa ra cho họ?
 Tại sao họ muốn / cần nó?
 Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang làm gì?
 Thị trường của chúng tôi thay đổi?
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác
nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để
giúp người làm marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu
quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin
không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không
dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với
thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.

5
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, trước khi quyết định thâm nhập một thị
trường, tung ra một sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch quảng bá truyền
thông, hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố chiêu thị như tăng giảm giá,
thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị v.v. họ đều thực hiện nghiên cứu thị trường
trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do đánh giá không đúng tầm mức quan
trọng của nghiên cứu thị trường, hoặc cũng có thể có nhận thức nhưng do hạn chế
về ngân sách, đã không chú tâm đúng mực đến công tác nghiên cứu thị trường
trước khi tung một sản phẩm mới, kết quả là họ đã phải trả giá đắt khi vấp phải
những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trình triển khai thâm nhập thị trường.
1.1.2 Tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trƣờng:
Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm là sự chấp nhận
của người mua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Làm thế nào
biết được khách hàng có thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận?
Chỉ có cách duy nhất, chính xác nhất và cũng là một kỹ thuật xưa như trái đất là

hỏi chính khách hàng người được cho là sẽ mua sản phẩm, hoặc/và người dù không
trực tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm. Cùng
với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng
được phát triển tinh vi hơn, người ta tranh thủ mọi cơ hội để thu thập thông tin
khách hàng, thị trường.
Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng đến vậy? Bởi vì:
 Thông tin là chìa khoá để am hiểu thị trường.
 Cần phải hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh.
6
 Cần phải dự báo được những sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của
khách hàng.
 Cần phải biết làm thế nào để ứng phó với những sự thay đổi đó.
 Cần phải có phương pháp hệ thống hoá việc thu thập, phân tích và xử lý
thông tin thị trường.
Nghiên cứu thị trường giúp các công ty lập kế hoạch trước chứ không phải
là đoán trước
Trong kinh doanh, nhu cầu luôn luôn thay đổi và do đó nó là điều cần thiết để
biết làm thế nào mọi thứ đang thay đổi. Nghiên cứu thị trường đòi hỏi một hình
thức đặc biệt của kỹ năng và do đó công ty nghiên cứu thị trường thường được sử
dụng bởi vì họ có kinh nghiệm cần thiết và cũng bởi vì nghiên cứu thị trường có rất
nhiều thời gian.
1.2 Quy trình nghiên cứu thị trƣờng:
Nắm bắt thị trường là một yêu cầu nghiệp vụ vô cùng quan trọng trong kinh
doanh. Người Việt Nam có câu "sai một ly, đi một dặm". Nếu dựa trên những cơ
sở không đáng tin cậy mà đi đến một quyết định đầu tư quan trọng, tức là tổ chức
đó đã sẵn sàng chấp nhận một tỉ lệ rủi ro cao.
Để hạn chế rủi ro, người ta cần có một cơ sở đáng tin cậy. Chính vì vậy, người
ta đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu làm thế nào để có thể thu được kết quả
tương đối chính xác nhất, phản ánh đúng nhất tình hình thị trường, để dựa vào đó
mà quyết định phương hướng kinh doanh của mình.

Quá trình nghiên cứu thị trường bao gồm việc xác định hệ thống, thu thập, phân
tích và phân phối thông tin cho mục đích phát triển kiến thức và ra quyết định. Các
7
lý do và thời gian mà tại đó công ty hoặc tổ chức của bạn có thể xem xét thực hiện
nghiên cứu thị trường khác nhau, nhưng mục đích chung của việc đạt được trí
thông minh để ra quyết định vẫn không đổi trong suốt.
Cho dù tổ chức đang tiến hành quảng cáo, đặc biệt các dự án nghiên cứu thị
trường, tạo ra một chương trình nghiên cứu thị trường mới hoặc sửa đổi một một
trong hiện tại, các bước chính trong quá trình này là gì? Trong khi có hàng chục
các bước nhỏ trên đường đi, những bước phù hợp với một trong sáu bước chính
của quá trình nghiên cứu thị trường. Đó là:
1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
2. Phát triển phương pháp tiếp cận vấn đề.
3. Xây dựng nghiên cứu thiết kế và chiến lược.
4. Thu thập dữ liệu.
5. Thực hiện phân tích dữ liệu.
6. Báo cáo và trình bày.
1.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu thị trường được chia ra làm hai dạng:
Nghiên cứu định tính
 Tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy.
 Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Tại sao?
 Dựa trên số lượng nhỏ.
Nghiên cứu định lượng
 Đo lường.
8
 Phân khúc và so sánh.
 Dựa trên số lượng lớn và nội dung phỏng vấn được sắp xếp có chủ ý.
Một số phƣơng pháp nghiên cứu: [5]
1.3.1 Nghiên cứu tại bàn

Phương pháp này liên quan đến việc tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp, cho dù công
bố hoặc chưa công bố. Một nơi tốt để bắt đầu với hồ sơ của một công ty của các
hạng mục như sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, tài chính và dữ liệu khác. Các nguồn
khác của dữ liệu thứ cấp là những ấn phẩm của chính phủ trên Internet, chẳng hạn
như chi tiêu của chính phủ và điều tra thực phẩm hiển thị những gì các hộ gia đình
điển hình tiêu tiền của họ, và xu hướng xã hội phác thảo những thay đổi trong mô
hình xã hội ở đất nước này. Tổ chức nghiên cứu thương mại như Mintel cũng cung
cấp các báo cáo nghiên cứu thị trường, có thể truy cập trên Internet.
1.3.2 Khảo sát lấy mẫu
Là cách phổ biến nhất để thu thập dữ liệu lĩnh vực. Nó liên quan đến việc tham
gia một cuộc điều tra dân số của một khu vực nhỏ của dân số mà đại diện cho tất cả
các của một nhóm cụ thể.
Thuận tiện để lấy mẫu thông tin từ bất kỳ nhóm nào. Phán quyết lấy mẫu là tinh
tế hơn: người phỏng vấn sẽ chọn trả lời cao, đường phố trên cơ sở dù có hoặc
không xuất hiện để thuộc về một phân đoạn cụ thể hoặc dân số - nói rằng, tầng lớp
trung lưu những người kinh doanh. Lấy mẫu hạn ngạch giao dịch với các loại cụ
thể của người trả lời - ví dụ như nữ sinh viên đang theo học các ngành khoa học xã
hội.
1.3.3 Quan sát trực tiếp
9
Hãy quan sát những sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng đang mua và cách
khách hàng sử dụng chúng. Hãy quan tâm đặc biệt đến những khó khăn mà khách
hàng gặp phải khi dùng các sản phẩm và dịch vụ thông dụng. Những khó khăn này
có thể đại diện cho các cơ hội thị trường. Nhân viên bán hàng là những người có
điều kiện tốt nhất để nghiên cứu bằng phương pháp quan sát.
1.3.4 Thử nghiệm.
Một công ty sản xuất thực phẩm đóng gói giới thiệu loại sản phẩm mới ở các
mức giá khác nhau với các kích thước bao bì khác nhau và trưng bày mẫu trong
một số cửa hàng được chọn. Sau đó, công ty sẽ ghi nhận phản ứng của khách hàng
để điều chỉnh giá cả và kích thước bao bì phù hợp trước khi chính thức tung sản

phẩm ra thị trường.
1.3.5 Thu thập và phân tích dữ liệu mua hàng
Sự phát triển của công nghệ thông tin và mã vạch đã giúp các công ty có thể lưu
giữ thông tin về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Chẳng hạn, bằng cách truy
tìm dữ liệu bán hàng trên máy tính, một siêu thị có thể xác định chính xác và nhanh
chóng mức độ ưa chuộng của khách hàng về các loại nước ngọt có gas.
ScrubaDub- một hệ thống rửa xe ở Boston - đã lưu mã vạch xe của khách hàng để
xác định tần số sử dụng, cũng như để có hình thức khuyến mãi cho khách hàng
trung thành. Các công ty gửi thư trực tiếp như Lands’ End lại đi một bước xa hơn
khi khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm xác định những khách hàng nào nên
nhận catalog hay hàng cung cấp đặc biệt.
1.3.6 Các nhóm trọng điểm
10
Nhóm trọng điểm là một nhóm người được mời để thảo luận về sản phẩm, dịch
vụ, nhận thức của họ về một công ty cụ thể, hoặc thậm chí là các vấn đề chính trị…
theo hướng dẫn của một người trung gian đã được đào tạo. Người trung gian này
có thể hỏi các thành viên trong nhóm tập trung, chẳng hạn như: "Anh chị cảm thấy
thế nào về việc giá xăng tăng?", "Anh chị nghĩ các nhà sản xuất xe hơi nên làm gì
để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng giá này?", "Nhà sản xuất xe
hơi nào có nhiều khả năng nhất trong việc giải quyết hiệu quả vấn đề này?",…
1.4 Ứng dụng nghiên cứu thị trƣờng:
Ngày nay, nghiên cứu thị trường trở thành một công cụ không thể thiếu trong
việc nắm bắt thị trường, được sử dụng một cách rất phổ biến, phục vụ cho những
mục đích rất đa dạng, dưới đây là những ứng dụng phổ biến nhất của nghiệp vụ
nghiên cứu thị trường.
1.4.1 Thông tin thị trƣờng.
Bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường để:
- Thu thập thông tin về các sản phẩm mới được phát triển có thể dùng thay thế cho
sản phẩm của bạn. Qua đó bạn có thể chủ động đề ra biện pháp để đối phó với
những biến động bất ngờ trên thị trường.


- Thu thập thông tin về chính sách nhà nước như dự kiến phân bổ ngân sách nhà
nước (nếu ngân sách nhà nước có ảnh hưởng đến thị trường của bạn), thuế xuất
nhập khẩu, quota và các thoả thuận cấp nhà nước có liên quan đến thị trường,
nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm của bạn Qua đó có thể dự đoán
thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.
11
- Thu thập thông tin về hoạt động của các đối tác, khách hàng tiềm năng. Qua đó
giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn, ngăn ngừa rủi ro
1.4.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng.
Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng để qua đó có
thể tung sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện hữu nhằm có thể đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của thị trường, cũng cố vị trí của mình trên thị trường.
1.4.3 Nghiên cứu kênh phân phối.
Thu thập thông tin về thói quen và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng để
thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm mới sắp được tung ra thị trường. Hoặc phát
triển thêm kênh phân phối mới cho sản phẩm hiện hữu khi phát hiện sự thay đổi
trong hành vi tiêu dùng của một bộ phận khách hàng.
1.4.4 Đánh giá mức độ nhận biết của một thƣơng hiệu và hình ảnh của thƣơng
hiệu.
Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn khách hàng nhằm đánh giá mức độ
nhận biết về thương hiệu trước và sau khi tung ra một chiến dịch quảng bá thương
hiệu nhằm để đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông.
1.4.5 Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh.
Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh nhằm phục vụ cho việc phân tích
cạnh tranh. Thu thập thông tin về hoạt động của đối thủ cạnh tranh nhằm phán
đoán chiến lược của họ như các kế hoạch đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới, bổ sung nhân lực, xây dựng kho tàng, nhà máy, kênh phân phối. Thu thập
thông tin về các hoạt động chuẩn bị của đối thủ cạnh tranh về các hoạt động truyền
12

thông như chương trình khuyến mại, khuyến mãi. Qua đó bạn có thể đề ra chiến
lược chận trước hoặc đáp trả trước khi quá muộn.
1.4.6 Nghiên cứu giá, định vị giá.
Thu thập thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào,
thu thập thông tin về sự phân phối lợi nhuận trong các thành phần tham gia phân
phối sản phẩm để kịp thời điều chỉnh nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm,
tăng lợi nhuận cho mình. Qua đó có thể định vị giá một cách hợp lý.
1.4.7 Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm, thƣơng hiệu.
Thu thập phản hồi từ phía khách hàng, người tiêu dùng để cải tiến dịch vụ
khách hàng nâng cao tính cạnh tranh. Hoặc chấn chỉnh những nhận thức lệch lạc về
thương hiệu, bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.8 Định vị thƣơng hiệu.
Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường về các sản phẩm trên
thị trường để qua đó tìm ra một định vị thích hợp cho sản phẩm, thương hiệu của
mình.
1.5 Khái niệm sữa bột và vai trò sữa bột trong cuộc sống:
1.5.1 Khái niệm mặt hàng sữa bột: [6]
Sữa bột là loại sữa được làm khô trong chu trình chế biến để chuyển từ dạng
nước thành dạng bột đồng thời khi chế biến còn được bổ sung thêm một số chất:
canxi, DHA, AA, ARA, hỗn hợp prebitoric….và một số các chất phụ gia khác tùy
theo tính chất của từng sản phẩm.
13
Các dạng sữa bột hiện nay: sữa bột nguyên kem, sữa bột tan nhanh, sữa bột
gầy.
+ Sữa bột nguyên kem: Là sữa bột chứa từ 26% đến 42% hàm lượng chất
béo.
+ Sữa bột tan nhanh: Là sữa bột chứa từ 1,5% đến 26% hàm lượng chất béo.
+ Sữa bột gầy: Là sữa bột chứa nhỏ hơn 1,5% hàm lượng chất béo.
1.5.2 Đặc điểm của mặt hàng sữa bột:
Nhóm nguyên liệu và vật liệu phụ trong thành phần sữa bột thường bao gồm:

(1) độ tinh khiết của tất cả các loại nguyên liệu và vật liệu phụ phải đảm bảo yêu
cầu đối với sản xuất thực phẩm, (2) chủng sữa tinh khiết,(3) các vitamin, (4) dầu
thực vật,(5) đạm, ( 6) đường sữa, đường sacaroza, glucoza,lactoza, (7) tinh bột, (8)
axit lactic, axit xitric, (9) muối khoáng, (10) nước uống, (11) các chất phụ gia khác
tùy theo tính chất của từng sản phẩm.
Để phân biệt được các loại sản phẩm sữa bột trên thị trường có rất nhiều
cách, dưới đây là một số cách đơn giản:
+ Tùy theo công dụng sản phẩm được chia ra các loại như sau:
- Loại sản phẩm dùng cho trẻ đẻ non và trẻ đến 3 tháng tuổi.
- Loại sản phẩm dùng cho trẻ từ 4 đến 12 tháng.
- Loại sản phẩm dùng cho trẻ từ 1 tới 3 tuổi.
- Loại sản phẩm dùng cho bà mẹ mang thai.
- Loại sản phẩm dùng cho người già.
+ Tùy theo phương pháp chế biến sản phẩm được chia:
- Loại sản phẩm sữa bột không có phụ gia.
14
- Loại sản phẩm sữa bột có phụ gia.
- Loại sản phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng.
+ Tùy theo phương pháp chế biến và nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa thì được
chia làm các loại sau:
- Loại sản phẩm sữa bột dùng không cần đun sôi (ăn trực tiếp).
- Loại sản phẩm cần phải đun sôi lại trước khi uống.
Trên đây là một số cách để chúng ta dễ dàng nhận biết sản phẩm sữa bột. Sữa
bột ngoài các đặc điểm trên thì sữa bột còn có thời gian bảo quản rất dài, các nhà
sản xuất có thể tiết kiệm được một phần lớn cho chi phí vận chuyển sữa do sản
phẩm có khối lượng giảm đi nhiều lần khi ta so sánh với nguyên liệu sữa tươi ban
đầu. Sữa bột còn có một tính chất rất quan trọng là độ hòa tan của sản phẩm.
1.5.3 Vai trò của mặt hàng sữa bột
Sữa là thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng hoàn hảo được vắt từ vú động
vật, sữa chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho người như protein, gluxit,

lipit, vitamin, các muối khoáng. Những hợp chất này rất cần thiết cho khẩu phần
thức ăn hằng ngày của con người. Do đó các sản phẩm từ sữa có một ý nghĩa quan
trọng đối với dinh dưỡng của con người, nhất là đối với trẻ em, người già, và người
bệnh. Từ sữa người ta có thể sản xuất ra nhiều loại thực phẩm khác nhau như sữa
bột, sữa cô đặc, bơ, kem…
Đặc biệt là sữa bột không những được sử dụng tại gia đình để pha chế mà
còn là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như trong
sản xuất sữa tái chế và các sản phẩm chế biến từ sữa: như trong công nghiệp sản
xuất bánh nướng, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, chocolate, socola, xúc xích.
15
1.5.4 Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng sữa bột
- Chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, mùi vị, trạng thái, cụ thể được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột
Tên chỉ tiêu
Đặc trƣng của sữa bột
1. Màu sắc
Từ màu trắng sữa đến màu kem nhạt
2. Mùi, vị
Thơm, ngọt đặc trưng của sữa bột, không có mùi, vị lạ
3. Trạng thái
Dạng bột, đồng nhất, không bị vón cục, không có tạp chất lạ


(Nguồn: Theo cục vệ sinh an toàn thực phẩm)
[3]

- Chỉ tiêu vi sinh: tổng số vi khuẩn hiếu khí, số vi sinh vật gây bệnh như ecoli,
salmonella, clostridium…
- Chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, tỷ trọng, khả năng hòa tan, độ chua, kích thước hạt, hàm

lượng các chất dinh dưỡng như hàm lượng chất béo, lactose, vitamin, protein,…
- Khả năng hòa tan của sữa bột được xác định qua các chỉ tiêu: chỉ số hòa tan, độ
thấm ướt, độ phân tán…
- Chỉ số hòa tan: phương pháp chung xác định chỉ số hòa tan là cho 10g sữa bột
gầy (hoặc 13g sữa bột nguyên kem) vào 100ml nước ở 20 khuấy trộn trong một
thời gian xác định, sau đó đem li tâm trên thiết bị chuẩn với số vòng quay và thời
gian xác định. Sau quá trình li tâm, ta tách bỏ một thể tích xác định phần lỏng, tiếp
tục cho một lượng nước cất vào ống ly tâm, lắc đều rồi đem ly tâm lần hai. Thể
16
tích cặn thu được chính là chỉ số hòa tan của sản phẩm sữa bột. Vậy chỉ số hòa tan
càng lớn thì độ hòa tan càng thấp.
- Độ thấm ướt: Là thời gian cần thiết tính bằng giây để làm ướt 10g sữa gầy hoặc
13g sữa bột nguyên kem khi ta đổ sữa vào 100ml nước ở 20
0
C.
- Độ phân tán: Là tỉ lệ % sữa bột không tan, thông thường người ta thường cho 10g
sữa bột gầy hoặc 13g sữa bột nguyên kem vào 100ml nước ở 20
0
C, khuấy đều
trong 20 giây rồi cho hỗn hợp vào bình thử.
1.5.5 Quản lý của Chính phủ về mặt hàng sữa bột
Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất
rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng
nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, của tổ
chức nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những mục tiêu
đã định.
Quản lý của Chính phủ là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ
máy công quyền để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ
chức xã hội (chính trị- kinh tế- xã hội), giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và
phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.

Quản lý của Chính phủ về thương mại: là một khoa học, có đối tượng nghiên
cứu là các mối quan hệ tương tác giữa các thực thể có liên quan tới hoạt động
thương mại và quản lý hoạt động thương mại của một nước, ngoài ra còn nghiên
cứu tính quy luật của các quan hệ tác động và xu hướng sử dụng các công cụ,
phương pháp quản lý của các cơ quan quyền lực của Chính phủ đối với lĩnh vực
thương mại.
17
Quản lý của Chính phủ về mặt hàng sữa bột: là hoạt động có tổ chức của
Chính phủ thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách, Chính phủ sẽ
tác động đến thị trường sữa bột trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể
sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất và
cung cấp sữa trên thị trường.

Tóm tắt chƣơng 1
Như vậy thông qua chương 1, nhóm tác giả đã đề cập đến các vấn đề liên quan
đến các phương pháp nghiên cứu thị trường, quy trình thực hiện nghiên cứu thị
trường qua các bước phù hợp nhằm tránh những sai sót xảy ra trong hoạt động
nghiên cứu. Nhóm tác giả cũng nhận thấy rằng, cần phải giới thiệu về sản phẩm
nghiên cứu đó là sữa bột dành cho trẻ em, nên chúng tôi cũng đã có những giới
thiệu sơ nét về sữa bột, đặc điểm của sữa bột và vai trò của sữa bột trong công
đồng xã hội.
Ngoài ra chúng tôi cũng giới thiệu một số chỉ tiêu đánh giá sữa bột hiện nay,
cũng như giới thiệu các hoạt động liên quan đến quản lý của Chính phủ nhằm tạo
sự ổn định, bền vững trong việc phát triển sản phẩm sữa đến cộng đồng.
Hy vọng đây là những yếu tố cần thiết cho người đọc khi muốn tham khảo các
thông tin cơ bản trong đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Trân trọng!



18

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT
TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
2.1 Giới thiệu thị trƣờng Biên Hòa:
2.1.1 Yếu tố địa lý Biên Hòa:
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh
Cửu, nam giáp huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp thị xã Dĩ
An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.
Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km
(theo Quốc lộ 51).
Tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km
2
, với mật độ dân số là 3030 người/km
2
.
Thành phố Biên hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị, xã hội của tỉnh lớn này.
Vì là tỉnh lỵ của Đồng Nai nên hầu hết các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đều
nằm tại thành phố này. Mới đây, Hội Đồng nhân dân tỉnh có quyết định dời trung
tâm hành chánh hiện tại về Khu đô thị mới Tam Phước - Xã Tam Phước, Thành
phố Biên Hoà. Từ Hà Nội vào theo quốc lộ 1A, tại vòng xoay Tam Hiệp, sẽ gặp
cửa ngõ đi vào Trung tâm thành phố.
Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 23 phường và 7 xã). Cụ
thể:

×