Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh vận tải và xuất khẩu hàng clinker rời và xi măng bao tại công ty TNHH vĩnh phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.87 KB, 21 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế cơ chế thị trường
có sự quản lí điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Cơ chế thị trường đã và ngày càng tỏ rõ
tính ưu việt của nó so với cơ chế quản lí kinh tế cũ, bên cạnh đó tháng 11 năm 2006
Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đã tạo điều kiện phát
triển cũng như thách thức rất lớn đối với nền kinh tế cả nước nói chung và đối với
từng doanh nghiệp, từng ngành nghề kinh doanh nói riêng, nó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung
hoạt động. Đó là đổi mới công nghệ, lao động và quản lí, nắm bắt các nhu cầu thị
trường một cách chính xác, nhanh nhạy để có những biện pháp đúng đắn, hợp lí đến
sản xuất kinh doanh của mình sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Nói cách khác,
cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tự khẳng định mình, có
như vậy mới có khả năng đứng vững trong cạnh tranh, ổn định và phát triển. Một
trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp đó là các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Chỉ có những doanh nghiệp
tổ chức tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách có hiệu quả
thì mới có thể tồn tại và phát triển trong cạnh tranh.
Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là mục tiêu cơ
bản của vấn đề quản lí, bởi lẽ nó là điều kiện kinh tế cần thiết và quan trọng cho sự
tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Ngành vận tải biển của nước ta đã và đang có những bước phát triển nhanh
chóng, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước nhưng trong thời gian tới cũng sẽ
gặp không ít khó khăn vì cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp nước
ngoài khi họ tham gia thị trường ở nước ta. Vì thế muốn tạo uy tín và khả năng cạnh
tranh thì doanh nghiệp vận tải biển phải không ngừng nâng cao chất lượng của mình.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã và
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


đang đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp nhất
là khi các doanh nghiệp của nước ta vẫn còn rất yếu về năng lực cạnh tranh nếu
không muốn nói là không có khả năng cạnh tranh ngay tại sân nhà.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Vĩnh Phước, em đã nhận được sự hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình các cán bộ, nhân viên Công ty. Đặc biệt dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy Phạm Việt Hùng cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi
em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, cần thiết cho công việc sau khi ra trường. Với
nội dung đề tài thực tập tốt nghiệp : “ Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh vận
tải và xuất khẩu hàng clinker rời và xi măng bao tại công ty TNHH Vĩnh Phước”
Báo cáo thực tập của em gồm:
I. Giới thiệu chung về công ty
II. Cơ cấu tổ chức của công ty
III. Tình hình hoạt động vận tải và xuất khẩu của Công ty.
IV. Các loại giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải và xuất khẩu của
công ty.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VĨNH PHƯỚC
1) Giới thiệu về công ty
 Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH VĨNH PHƯỚC
 Tên giao dịch quốc tế: Vinh Phuoc Limited liabilty Company
 Tên viết tắt: Vinh Phuoc Co.Ltd
 Trụ sở chính: Số 03, đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng.
 Điện thoại: 0313-3686208
 Fax: 0313-3686128
 Email:
2) Ngành nghề kinh doanh
- Dịch vụ logistics.

- Đại lý mua bán hàng hoá.
- Dịch vụ đại lý tàu.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu.
3) Tình hình hoạt động của công ty
a) Dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức
Trong những năm đầu đi vào hoạt động, công ty hoạt động chủ yếu về
logistics trên 2 mặt hàng Xi măng bao và clanker rời. Việc tạo uy tín với các
nhà máy Xi măng và nhiều mối hàng cùng với việc cung cấp dịch vụ logistics
có uy tín chất lượng, công ty càng lúc càng tạo được vị thế trên thương trường.
b) Đại lý mua bán hàng hóa
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:3
Hội đồng quản trị
Phòng Thương vụ
Phòng Hành chính
Ban Giám Đốc
Phòng Tài chính – Kế toán
Phó Giám Đốc
Kế toán trưởng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sau một thời gian hoạt động logistics và tạo được sự tin cậy với các bạn
hàng và đầu mối cung cấp, công ty mạnh dạn khai thác thêm mảng đại lý hàng
hóa, đóng vai trò trong việc phân phối hàng từ các nhà máy Xi măng. Hoạt
động đại lý mua bán và xuất khẩu hàng hóa trong nhiều năm trở lại đây đã trở
thành mảng chính song song với hoạt động logistics của công ty.
c) Dịch vụ đại lý tàu
Trong hoạt động logistics, công ty không có phương tiện vận tải, việc kết
nối vận tải đa phương thức thông qua các hợp đồng thuê vận chuyển. Trong
quá trình đó, công ty đảm nhiệm việc cung ứng nguyên nhiên nhiệu cho tàu và
các phụ liệu khác nếu cần.

d) Dịch vụ xuất nhập khẩu
Trong quá trình hội nhập và phát triển, công ty đang bước đầu mở rộng
hoạt động, khai thác thị trường quốc tế, xuất khẩu hàng clanker rời và xi măng
bao và cả vận chuyển bằng container. Do việc nắm bắt cạnh tranh với các công
ty nước ngoài chưa đủ kinh nghiệm, công ty đang xuất khẩu hàng theo điều
kiện ICC: FOB để đảm bảo cân đối rủi ro trong quá trình phát triển tiến ra quốc
tế.
4) Cơ cấu bộ máy quản lý
5.1) Sơ đồ
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
5.2) Diễn giải sơ đồ
a) Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Vĩnh Phước, có toàn quyền nhân
danh Công ty TNHH Vĩnh Phước để quyết định các vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của Công ty TNHH Vĩnh Phước. Hội đồng quản trị có các
quyền sau :

- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty.
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng
Giám đốc.
- Kiến nghị sửa đổi bổ sung điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng
năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận
và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và
ngân sách hàng năm.
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty.
- Các quyền khác được quy định tại điều lệ.
b) Ban Giám đốc

Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của hội
đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng giám đốc có trách
nhiệm hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ban Tổng giám
đốc có nhiệm vụ :
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty theo nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, điều
lệ công ty và tuân thủ pháp luật.
- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế
hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài
hạn của công ty.
- Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
- Ký kết, thực hiện các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh,
chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT và pháp luật về những sai
phạm gây tổn thất cho công ty.
- Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh
doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được HĐQT và
ĐHĐCĐthông qua.
- Các nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ.
c) Phòng thương vụ
Là Phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý hoạt động
kinh doanh của công ty, từng bước đề xuất phương án mở rộng và phát triển
dịch vụ logistics, đại lý mua bán hàng hoá, dịch vụ đại lý tàu, dịch vụ xuất nhập

khẩu đạt hiệu qủa, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ và
quyền hạn chủ yếu sau :
- Khai thác nguồn hàng, tham mưu và ký kết Hợp đồng vận tải, tổ chức
thực hiện hợp đồng.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Xây dựng kế hoạch mua bán hàng, tìm và lựa chọn offer, báo cáo, thống
kê hoạt động kinh doanh, doanh thu hàng tháng, quý và cả năm, định
hướng cho việc khai thác kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện
những yêu cầu quản lý do cấp trên quy định.
- Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng đã ký kết. Lựa
chọn phương án điều hành tàu tối ưu, đạt hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tính pháp lý của các hợp đồng
đã ký, kết quả kinh doanh.
- Phối kết hợp với Phòng Tài chính kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản
thu chi cho các dịch vụ mà công ty cung cấp
- Toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của phòng trên các lĩnh vực đều phải
tính toán hiệu quả kinh tế và trình Tổng giám đốc trước khi thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng – hàng quý - hàng năm.
Thống kê báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định của Nhà
nước và Tổng công ty.
d) Phòng Hành chính
- Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm hợp lý các trang thiết
bị văn phòng phẩm phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất.
- Quản lý đất đai, nhà cửa khu vực văn phòng Công ty, lập kế hoạch xây
dựng, sửa chữa văn phòng. Tổ chức thực hiện việc tu sửa, bảo dưỡng trụ
sở chính, trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên
lạc, xe ô tô tại trụ sở Công ty.
- Quan hệ với cơ quan chức năng địa phưong giúp cho hoạt động sản xuất

của Công ty hàng ngày được ổn định.
- Quản lý và phục vụ đầy đủ cho yêu cầu làm việc hội họp, đi lại lưu trú,
đón tiếp khách, đảm bảo vệ sinh nội vụ môi trường cảnh quan văn minh
lịch sự.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tổ chức khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong Công ty,
phòng chống dịch bệnh, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi truờng, thực
hiện pháp lệnh về dân số - kế hoạch hóa gia dình theo quy định của địa
phương. Xây dựng kế hoạch mua Bảo hiểm y tế và giám dịnh sức khỏe
cho người lao động khi nghỉ chế độ.
e) Phòng Tài chính – kế toán
+ Chức năng :
Là một phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài
chính, hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm
soát các thủ tục thanh toán, hạch toán đề xuất các biện pháp triển khai để công
ty thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu về tài chính.
+ Nhiệm vụ :
- Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình sử
dụng tài chính vật tư, tiền vốn, bảo đảm quyền chủ động trong kinh
doanh về tự chủ về tài chính, phân tích đánh giá hoạt động tài chính
trong khai thác kinh doanh, tìm ra biện pháp nhằm đạt được hiệu quả
kinh tế cao.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định, phục vụ tốt các yêu cầu
kiểm toán, thanh tra kiểm tra về tài chính của cấp có thẩm quyền.
- Bảo đảm việc ghi chép số liệu, tổng hợp tình hình, số liệu liên quan đến
hoạt động tài chính kinh doanh của công ty, cung cấp số liệu cần thiết
cho các Phòng nghiệp vụ liên quan.
- Phản ánh chính xác, trung thực đầy đủ kịp thời rõ ràng và dễ hiểu toàn

diện các mặt hoạt động kinh doanh của công ty trên nguyên tắc kế toán
độc lập về nghiệp vụ.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phổ biến và triển khai thực hiện các chế độ chính sách tài chính của Nhà
nước, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên có liên quan
đến nghiệp vụ kế toán ở các chi nhánh và các xí nghiệp thành phần.
- Yêu cầu các phòng ban, chi nhánh cung cấp số liệu, hồ sơ chứng từ liên
quan đến quản lý tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tham gia vào việc xây dựng các phương án cải tiến cơ chế quản lý, quy
chế trong các lĩnh vực liên quan, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các
chế độ chính sách về tài chính.
- Không thanh toán khi phát hiện sai sót, chưa đủ thủ tục, chứng từ còn
nghi vấn chưa rõ ràng, chứng từ tẩy xóa không hợp lệ, từ chối những
khoản chi tiêu không đúng chế độ, không có lệnh của Tổng giám đốc.
- Đề xuất những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong
hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính.
- Có quyền tham gia, tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ kế toán tài chính
trong phạm vi toàn công ty.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN II : HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI, XUẤT KHẨU HÀNG
CLINKER RỜI VÀ XI MĂNG BAO
1.Loại hàng hóa chủ yếu – xi măng và clinker:
 Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là chất kết dính thủy lực được
tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và
phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy
hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự

hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá
trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận
được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
 Phân loại xi măng:
-Xi măng Pooc lăng (Silicat) gồm có các loại:
+Đông kết nhanh với mác: 200, 250, 300, 400, 500, 600
+Kị nước với mác: 300, 400, 500, 600.
+Hóa rắn nhanh (sau 3 ngày) với mác 300
+Xi măng trát.
-Xi măng ôxit nhôm hóa rắn nhanh hơn nhiều Silicat và chống
được tác dụng của nước biêtr nhiều hơn, gồm có:
+ Ôxit nhôm với mác: 300, 400, 500, 600
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Thạch cao với mác: 300, 400, 500, 600
-Xi măng chịu axit, loại này chịu được các loại axit trừ HCl
-Xi măng trắng, giống xi măng Pooc lăng nhưng cường độ chịu
lưc kém hơn
 Clinker: Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 độ C của đá
vôi - đất sét và một số phụ gia điều chỉnh hệ số như quặng sắt,
boxit, cát .
- Thành phần hóa học chủ yếu của phối liệu gồm 04 oxit chính như: CaO
( từ đá vôi ), và SiO2, Fe2O3, Al2O3 ( từ đất sét) nếu thiếu sẽ được bổ sung
bằng các phụ gia điều chỉnh kể trên.
Các khóang chất này có cấu trúc tinh thể khác nhau và quyết định đến tính
chất của clinker Chất lượng của clinker sẽ quyết định tính chất của xi măng.
Ngòai ra còn có một số các oxit khác ở hàm lượng nhỏ : MgO, Na2O, K2O
( Hàm lượng MgO <=5%, tổng hàm lượng kiềm không vượt quá 2%
 Tính chất chung của 2 loại hàng hóa:

-Tính bay bụi: Do có bao gồm các hạt khô, nhỏ, khi vận chuyển ở
dạng hàng rời thì lượng hao hụt hàng hóa do bay bụi có thể lên đến 20%.
Bụi xi măng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và gây hư hỏng hàng
hóa khác.
- Tác dụng với gió và không khí làm cường độ chịu lực của xi
măng bị giảm.
- Tính kị nước: Khi gặp nước xi măng tạo thành chất keo và xảy
ra quá trình thủy phân, sinh nhiệt, đông cứng. Sau khi gặp nước, trong
vòng 24 giờ là thời gian sơ ninh,sau 24 giờ là thời gian ninh kết rắn chắc.
Phản ứng thủy phân xảy ra trong vòng 28 ngày.
- Tác dụng với các chất khác: Khi gặp amôniac, xi măng đông kết
nhanh, nhưng nếu chỉ cần 0,001% đường thì xi măng mất tính đông kết
 Yêu cầu đối với vận tải:
- Tuyệt đối không nhận vận chuyển xi măng có nhiệt độ lớn hơn
40
o
C.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Trời mưa phải ngừng xếp dỡ, phương tiện vận chuyển phải khô,
sạch, phải có đệm lót cách ly giữ xi măng và sàn mạn tàu, sà lan.
- Phải có công cụ và thiết bị xếp dỡ phù hợp, khi dùng máy chu
kỳ thì độ cao nâng hàng phải phù hợp.
- Công nhân làm nhiệm vụ làm nhiệm vụ trực tiếp xếp dỡ phải có
đủ phòng hộ lao động.
- Khi vận chuyển theo hình thức bao thì chủ hàng phải có bao dự
trữ theo số lần xếp dỡ.
Qua 1 lần xếp dỡ thì dự trữ 3% tổng số bao vận chuyển.
Qua 2 lần xếp dỡ thì dự trữ 5% tổng số bao vận chuyển

Qua 3 lần xếp dỡ thì dự trữ 8% tổng số bao vận chuyển
2.Hoạt động xuất khẩu clinker rời và xi măng bao của Công ty:
2.1.Sơ lược về điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) mà công ty đang
sử dụng:
-FOB: Người bán giao hàng, khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng
xếp hàng quy định. Người mua phải chịu tất cả chi phí về mất mát
hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ sau điểm ranh giới đó. Người bán
phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.
2.2.Các điều khoản chủ yếu trong 1 hợp đồng ngoại thương:
 Article 1: Commodity (Tên hàng)
 Article 2: Quantity/Weight (Số lượng, khối lượng)
 Article 3: Quality/Specification (Chất lượng, phẩm chất hàng
hóa)
 Article 4: Price (Giá cả)
 Article 5: Shipment/Delivery (Giao hàng)
 Article 6: Settlement/Payment (Thanh toán)
 Article 7: Necessary documents/Document requirement (Chứng
từ giao hàng)
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Các điều khoản khác: Bao bì, kí mã hiệu; bồi thường thiệt hại,
bảo hiểm,
2.3 Trong hoạt động tổng hợp này, công ty đóng vai trò là người mua hàng
từ các nhà máy xi măng và là chủ hàng đối với hãng tàu, công ty đang
xuất khẩu xi măng bao và clinker theo điều kiện FOB, các hoạt động đó
là:
- Công ty tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán clinker hay
xi măng bao với các nhà máy xi măng
- Công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác mua hàng nước

ngoài.
- Công ty ký kết các hợp đồng thuê vận chuyển bằng đường bộ và đường
thủy với các công ty vận tải.
- Công ty ký kết các hợp đồng giám định, hợp đồng bảo hiểm
- Đối với hàng hóa được nhận từ nhà máy xi măng Tam Điệp và Bỉm
Sơn, xác định lượng hàng thông qua cân điện tử hoặc kiểm đếm đầu
bao, nhận phiếu xuất kho. Qua quá trình vận tải đường bộ bằng ô tô,
hàng hóa được đưa ra cảng sông Ninh Phúc, chuyển hàng lên sà lan,
tiến hành cân kiểm tra đối với ôtô và giám định mớn nước đối với sà
lan, kẹp chì sà lan
-Đối với hàng hóa được nhận từ các nhà máy xi măng có cảng riêng phục
vụ (Bút Sơn, ), hàng được rót qua máng xuống trực tiếp sà lan, tiến
hành giám định mớn nước đối với sà lan, kẹp chì sà lan
-Sà lan vận chuyển theo đường thủy nội địa ra vị trí an toàn gần điểm
neo, sau đó theo lệnh điều động của chủ hàng ra điểm neo và đưa hàng
lên tàu.
3. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa tại cuối nguồn:
 Các công việc chủ yếu mà chủ hàng cần thực hiện khi giao nhận
hàng với tàu:
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở với người vận tải để
lấy sơ đồ xếp hàng.
• Liên hệ với điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
• Đưa hàng vào cảng và xếp hàng lên tàu.
• Lấy biên lai thuyền phó sau đó đổi lấy vận đơn đường
biển.
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa tại cuối nguồn (giao hàng lên tàu biển)
được cụ thể hóa cho 1 con tàu như sau:

3.1.Quá trình chuẩn bị trước khi tàu làm hàng:
 Chuẩn bị, thỏa thuận và ký kết các hợp đồng có liên quan: hợp đồng
mua hàng hóa từ nhà máy xi măng, hợp đồng vận chuyển đường bộ,
hợp đồng vận chuyển đường thủy, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, hợp
đồng dịch vụ giám định,
 Chuẩn bị hàng hóa trước khi tàu đến, rút hàng 70-90% lượng hàng như
trong hợp đồng xuất khẩu là tốt nhất, ưu tiên các tàu lớn, mức
thưởng/phạt cao.
 Bố trí, liên hệ sà lan chở hàng, lập kế hoạch vận chuyển và tập kết sà
lan tại vị trí an toàn, chờ điều động của chủ hàng.
 Sau khi tàu đã neo tại vị trí, liên hệ với đại lý sau đó cùng giám định
viên lên tàu đo đạc, tính toán khối lượng tàu không hàng, xem xét hầm
hàng, nếu không đủ điều kiện xếp hàng thì tiến hành chụp ảnh, xử lý
ngay.
• Chú ý: Xem xét kĩ các đại lượng như Constant, Density (cả nước
biển và nước Ballast) của tàu.
• Khối lượng tàu không hàng càng nhỏ càng có lợi cho chủ hàng.
• Nếu tàu vẫn để 1 lượng nước Ballast nhất định trong két thì tốt
hơn cho quá trình làm hàng vì điều đó làm cho chiều chìm của
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tàu lớn hơn, cao độ cần trục phải nâng để đưa hàng qua lan can
tàu cũng giảm, làm giảm thời gian 1 chu kỳ làm hàng của cần
trục, dẫn đến tăng năng suất làm hàng.
 Liên hệ với Foreman và Đại phó tàu, đảm bảo thời gian bắt đầu làm
hàng sớm nhất có thể, theo dõi công cụ làm hàng, là gầu ngoạm đối với
hàng rời và bộ sling cáp thép với hàng bao, bao gồm 2 loại là tự động
và điều khiển từ xa, đảm bảo đủ công cụ làm hàng.
• Sử dụng gầu ngoạm của tàu nếu thấy có thể đạt năng suất lớn

hơn.
• Cần có gầu dự phòng để đảm bảo quá trình làm hàng diễn ra
liên tục.
3.2.Bố trí phương tiện và tiến hành chuẩn bị làm hàng:
 Sà lan sau quá trình vận chuyển clinker từ đầu nguồn chưa cập mạn tàu
ngay mà neo đậu tại vị trí an toàn sau đó theo sự bố trí và sắp xếp của
chủ hàng sẽ lần lượt ra điểm neo của tàu để làm hàng, thường là 2-4
hàng 2 bên mạn tàu, việc tập trung 1 lượng quá lớn sà lan xung quanh
tàu sẽ gây cản trở giao thông tại khu vực neo đậu hoặc gây mất ổn định
cho tàu khi thời tiết xấu.
 Tiến hành các bước công việc kiểm tra giám sát sà lan sau:
• Kiểm tra giấy tờ: Bao gồm 3 loại: Giấy gửi hàng, Biên
bản kẹp chì và Phiếu xuất kho.
• Nhắc nhở phương tiện nếu việc bảo quản hàng hóa chưa
tốt: Bạt rách, nát, không phủ hết 2 đầu khoang của sà lan.
• Kiểm tra kẹp chì: Căn cứ vào biên bản kẹp chì, loại sà lan
, xem xét và kiểm tra chì, tiến hành cắt chì cùng với giám
định viên . Nếu chì không còn nguyên vẹn, đứt,vỡ hay
mất thì tiến hành ghi chép lại, nhắc nhở hoặc phạt chủ
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phương tiện. Chì kiểm xong được tập trung thành bộ và
lưu lại.
• Kiểm tra khối lượng hàng trên sà lan theo phương pháp
giám định mớn nước 6 điểm (việc của công ty giám định),
đảm bảo hàng hóa trên tàu đủ, thông báo về công ty và xử
lý ngay khi phát hiện hàng hóa bị thiếu.
• Mở nắp hầm hàng của sà lan, tiến hành kiểm tra, chụp
ảnh mô hình và căn cứ vào biên bản kẹp chì để nhận biết

nếu xảy ra mất mát hàng hóa thì thông báo về công ty và
xử lý ngay.
• Lấy mẫu để tiến hành giám định chất lượng hàng hóa
(việc của công ty giám định).
 Tiến hành thông báo cho Foreman và bắt đầu làm hàng.
3.3.Quá trình làm hàng:
 Trong quá trình làm hàng phải giám sát, nắm được các thông tin về:
• Nhật ký làm hàng: Để tiến hành thỏa thuận giờ ngừng làm hàng với Đại
phó tàu và Đại lý, lập Daily Report.
• Khả năng làm việc của các cẩu: Thông qua các công nhân vận hành cẩu,
thông báo cho tàu để cử người khắc phục ngay, đảm bảo làm hàng năng
suất cao.
• Thời tiết nơi tàu neo đậu: Để có phương án nhắc nhở, bố trí sà lan ra
điểm neo hợp lý đảm bảo an toàn. Nhắc nhở các sà lan tại điểm neo có
phương án bố trí bảo quản hàng hóa.
• Số máng hoạt động, các sà lan đang làm hàng, chờ làm hàng tại mỗi
máng, ước lượng thời gian xếp dỡ cho mỗi sà lan: Để điều động, bố trí sà
lan ra vào khu neo đậu hợp lý.
• Số hầm đang tiến hành làm hàng, khối lượng hàng hóa tại mỗi hầm: Để
có phương án đưa hàng lên tàu sao cho có lợi.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Tiến hành kiểm tra công tác hót vét hàng hóa, xác nhận sà lan làm xong
hàng, xác nhận khối lượng hàng với giám định viên và cấp lại giấy gửi
hàng, lưu phiếu xuất kho và biên bản chì.
3.4.Các bước công việc kết thúc:
 Thỏa thuận với Đại phó của tàu thời điểm tiến hành xác định khối
lượng hàng hóa đã lên tàu, thường là nhỏ hơn 1 chút so với lượng
hàng yêu cầu. Xếp lên tàu lượng hàng còn thiếu và cùng với giám

định viên xác định lại khối lượng hàng hóa nếu cần.
 Ký xác nhận các giấy tờ cần thiết, liên hệ với đại lý tàu để xác
nhận SOF lần cuối, lấy biên lai thuyền phó (Mate receipt) và đổi
lấy vận đơn đường biển (B/L).
 Có phương án giải quyết lượng hàng còn thừa: điều sang tàu khác
đang làm hàng tại vị trí gần điểm neo,
 Đưa về nộp công ty: Các giấy tờ cần thiết: SOF, danh sách sà lan
tại cuối nguồn; mẫu clinker vận chuyển; chì,
 Nhận Laytime Statement từ Đại lý tàu, thanh toán tiền phạt cho
hãng tàu hoặc thu tiền thưởng do làm hàng nhanh.
3.5. Các điểm chú ý khác:
 Liên tục báo cáo tình hình về cho cán bộ quản lý tại công ty, yêu
cầu báo cáo phải chuẩn xác, ngắn gọn, tránh rườm rà, lãng phí
 Đảm bảo sinh hoạt điều độ, không dùng rượu, bia, các chất kích
thích trong quá trình làm việc.
 Khi làm việc phải chú ý an toàn lao động, neo buộc đò chắc
chắn,
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN III : NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Với lãnh đạo công ty TNHH VĨNH PHƯỚC:
- Nâng cao chất lượng công tác kẹp chì, kẹp đúng thứ tự, đúng kĩ thuật,
điều này sẽ giảm thiểu tình trạng chì bị đứt, hỏng, khó quản lý và kiểm
tra.
- Giải quyết và có phương án kẹp chì 2 đầu khoang sà lan. Việc này sẽ đảm
bảo an toàn hàng hóa mà vẫn đảm bảo tính kinh tế, thay vì phải kẹp 2

lớp chì, lắp camera hay thuê bảo vệ giám sát.
- Có phương án phát triển dài hạn, tích lũy kinh nghiệm hoạt động để tiến
hành xuất khẩu theo điều kiện CIF thay vì FOB như hiện nay.
- Trong việc tuyển nhân viên cho bộ phận sale thì công ty nên tuyển những
người học Đại Học, Cao Đẳng Ngoại Thương, Hàng Hải, Kinh Tế,
trong việc tuyển chọn cho bộ phận sale thì công ty cần đặt ra các tiêu
chuẩn: trình độ ngoại ngữ chuyên ngành, khả năng giao tiếp với khách
hàng, chuyên môn trong nghiệp vụ giao nhận, nhạy bén …
- Công ty cần khai thác nhiều hơn nữa các khách hàng trong và ngoài nuớc
thông qua các phương tiện thông tin như internet vì hiện nay việc xuất
nhập khẩu thông qua phương tiện này rất phát triển và khách hàng cũng
đang dần quen thuộc với phương tiện này, cho nên công ty cần phải
xây dựng Website của mình 1 cách ấn tượng gây sự chú ý khiến khách
hàng khi lướt qua cũng phải dừng lại tìm hiểu, đồng thời trên web cần
có nhiều thông tin hơn nữa trong các vấn đề dịch vụ giao nhận của
công ty.
- Tạo điều kiện cho nhân viên học tập nghiệp vụ và hỗ trợ kinh phí để họ
nâng cao khả năng anh ngữ và một số ngoại ngữ khác như: Tiếng Hoa,
Nhật, Pháp…
- Cuối cùng, quy định cụ thể mức thưởng xứng đáng cho mỗi nhân viên khi
họ tìm kiếm được khách hàng lớn cho công ty. Điều này khuyến kích
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tinh thần làm việc và phấn đấu của nhân viên, giúp công việc đạt hiệu
quả cao hơn.
2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan
- Nên sâu sát hơn với thực tế giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu để có định
hướng đúng đắn trong công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tình trạng nhận tiền bồi dưỡng của doanh nghiệp tuy có đỡ hơn nhưng
vẫn còn là gánh nặng cho chi phí giao nhận hàng hóa đặc biệt là hàng
nhập khẩu. Vì vậy nên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra nhân viên
ngành và xử phạt thích đáng những đối tượng vi phạm.
- Thực hiện nghiêm túc việc giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp, thời gian
qua có thực hiện nhưng chỉ là cho có, chưa đáp ứng được yêu cầu của
doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh là một việc rất cần thiết và quan
trong với bất kỳ 1 doanh nghiệp nào vì thông qua việc đánh giá doanh
nghiệp thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã được tốt
chưa cần được thay đổi chiến lược kinh doanh nào để đạt hiệu quả cao
hơn giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Do đó, đảm bảo cho sự phát
triển của doanh nghiệp thì việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý và chính xác với tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiêp.
- Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Vĩnh Phước, em đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình các cán bộ, nhân viên Công ty.
Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Phạm Việt Hùng cùng với
sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, cần
thiết cho công việc sau khi ra trường. Với nội dung đề tài thực tập tốt
nghiệp : “ Tìm hiểu các hoạt động vận tải và xuất khẩu hàng clinker rời
và xi măng bao tại công ty TNHH Vĩnh Phước”
- Mặc dù đã cố gắng hoàn thành, song do thời gian và kiến thức còn nhiều
hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em
mong được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo.
- Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Phạm Việt Hùng đã tận tình hướng dẫn

em hoàn thành báo cáo.
HỌ TÊN: NGUYỄN SƠN LỚP: KTB50-ĐH2
MÃ SINH VIÊN: 35521 Trang:21

×