Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Chính sách thương mại nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.31 KB, 32 trang )


[N]
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính thiết yếu của việc lựa chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Nước ta có
những tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp. Và thật vậy, nền nông nghiệp
Việt Nam đã có riêng cho mình những dấu ấn nhất định: xuất khẩu gạo hàng thứ
hai trên thế giới, xuất khẩu hồ tiêu luôn đứng ở vị trí đầu bảng,… thành công là
đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế như việc thu
mua nông sản chủ yếu thông qua thương lái là chính, chưa có sự liên kết chặt chẽ
giữa nông dân và nơi chế biến… Mặt khác, một nền nông nghiệp hiện đại không
đơn thuần chỉ là giống mới, công nghệ tiên tiến mà còn phải có hệ thống thương
mại nông thôn phát triển. Với gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn, tiềm năng
của thị trường nông thôn Việt Nam là rất lớn. Nhưng gần như thị trường này hiện
nay các doanh nghiệp vẫn đang còn bỏ ngỏ. Thương mại nông thôn đã và đang trở
thành vấn đề có tính cấp thiết.
Nhận thức được điều này, nhà nước ta đã có những chính sách, những
chương trình hành động cụ thể để phát triển thương mại nông thôn- Những hoạch
định mang tính chiến lược, định hướng cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam.
Là những sinh viên chuyên ngành QTKD thương mại, chúng em xin mạnh
dạn tìm hiểu và trình bày đề tài: “chính sách thương mại nông thôn” nhằm
nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện chính sách trong những năm gần đây,
từ đó đưa ra giải pháp để thực hiên những chính sách này từ giác độ kinh tế
2. Mục đích và nhiệm vu nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu những chính sách về thương mại nông thôn của
nước ta từ năm 2005 đến 2010, cả trên 2 giác độ lí luận và thực tiễn, qua đó đánh
giá những gì đạt được, những điểm còn hạn chế và đưa ra quan điểm tính phù hơp
của chiến lược trên thực tế.
Kinh tế thương mại I Page 2
[N]
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng: chính sách thương mại nông thôn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: những chính sách được nhà nước đưa ra và thực hiện
về thương mại nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu, thu thập thông
tin, kết hợp với thống kê mô tả.
5. Kết cấu bài viết
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục phân công công việc, bài viết gồm 5
phần
I. Mục tiêu của chính sách thương mại nông thôn
II. Chính sách
III. Đánh giá quá trình thực hiện
IV. Sự phù hợp của chính sách với thực tế
V. Giải pháp đưa ra
Mục lục
Kinh tế thương mại I Page 3

Mục tiêu của chính sách thương mại nông thôn

trang 5

Mục tiêu của chính sách thương mại nông thôn

trang 5
I
I

Chính sách

trang 7


Chính sách

trang 7
II
II

Đánh giá quá trình thực hiện

trang15

Đánh giá quá trình thực hiện

trang15
III
III

Sự phù hợp của chính sách với thực tế

trang 22

Sự phù hợp của chính sách với thực tế

trang 22
IV
IV

Giải pháp đưa ra

trang 24


Giải pháp đưa ra

trang 24
V
V
[N]
I. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
NÔNG NGHIỆP
1. Bối cảnh thực hiện chính sách
Kinh tế thương mại I Page 4
[N]
Chúng ta cần nhìn nhận lại tầm quan trọng của thị trường trong nước nói
chung và thị trường nông thôn nói riêng. Số dân đang sống ở vùng nông thôn
chiếm trên 80% dân số. Hơn nữa nước ta là nước nông nghiệp, thị trường nông
thôn gắn với sản xuất nông nghiệp, làm sao phải tiêu thụ được hàng nông sản do
nông dân, thợ thủ công sản xuất ra. Bên cạnh đó là vấn đề tiêu thụ sản phẩm đồng
thời cung ứng được những vật tư cho sản xuất. Nhất là trong giai đoạn khủng
hoảng hiện nay, xuất khẩu các sản phẩm nông sản như gạo, cà phê, cá tra, cá ba sa,
trái cây… đang gặp nhiều khó khăn thì việc mở rộng thị trường nội địa được coi là
biện pháp quan trọng. Và hiện nay nhu cầu của nông dân để tiêu thụ hàng hóa rất
lớn nhưng do khả năng tài chính, khả năng thanh toán không đều, nhất là miền núi,
vùng sâu vùng xa còn khó khăn nên các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng gắn với
sản xuất chưa thực sự đến được với người dân. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận
thấy tiềm năng của thị trường nông thôn có nhu cầu hàng hóa cao, đa dạng phong
phú nhưng việc quan trọng đưa hàng hóa về nông thôn chưa thật sự phù hợp
2. Mục tiêu chính sách
a) Mục tiêu tổng quát
Chính sách thương mại nông thôn được đưa ra nhằm phát triển nông thôn
ngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của các

thành phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt
động dịch vụ và phương thức kinh doanh; góp phần định hướng và thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp phát triển; đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ở địa
bàn nông thôn, trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa
đói giảm nghèo, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế
thành công ở địa bàn nông thôn.
b) Mục tiêu cụ thể
Với đề án “phát triển thương mại nông thôn” mục tiêu cụ thể đặt ra trong
giai đoạn hiện nay:
Kinh tế thương mại I Page 5
[N]
- Tốc độ tăng trung bình hàng năm (chưa loại trừ yếu tố giá) của tổng mức
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 khoảng
22%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 20%.
- Đến hết năm 2010, cơ bản hoàn thành việc rà soát, đánh giá và tổ chức lại
hợp tác xã thương mại ở địa bàn nông thôn.
- Đến năm 2011, hoàn thành quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở địa
bàn nông thôn; trong đó có quy hoạch chợ biên giới.
- Đến năm 2012, hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các chợ đầu mối
bán buôn nông sản tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch được
duyệt.
- Đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế
cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới; 100% chợ trung tâm của các huyện
được kiên cố hóa; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa.
- Đến năm 2015, tỷ lệ hàng nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng
chiếm từ 25 – 30%; đến năm 2020 là 45 – 50%.
- Đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn
mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối nông sản, chợ
biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; 80% số thị trấn có hình
thức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa. Hình thành 01 sở giao dịch gạo tại Cần

Thơ, 01 sở giao dịch cà phê tại Đắk Lắk và một số trung tâm đấu giá hàng nông
sản.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nhất là công tác
quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa lưu thông trên thị
trường.
II. CHÍNH SÁCH
1. Định hướng chính sách
1.1. Phát triển thương mại nông thôn theo mô hình sau
a) Cấu trúc thương mại trên địa bàn xã, bao gồm:
Kinh tế thương mại I Page 6
[N]
- Mạng lưới chợ dân sinh (là loại hình tổ chức thương mại chủ yếu ở địa bàn
xã đến năm 2015 và 2020).
- Mạng lưới kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh, kể cả hộ nông dân vừa
sản xuất vừa kinh doanh thương mại.
- Mạng lưới kinh doanh của các hợp tác xã thương mại với quy mô nhỏ và
vừa ở các xã, cụm xã với hoạt động chủ yếu là cung ứng các dịch vụ phục vụ sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của xã viên hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và
sinh hoạt của cư dân nông thôn.
b) Cấu trúc thương mại trên địa bàn thị trấn, thị tứ, bao gồm:
- Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất - chế biến, lưu thông
hàng hoá và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại có hệ thống chi nhánh,
cửa hàng, cơ sở sơ chế, phân loại, bao gói, bảo quản và dự trữ nhỏ; các xí nghiệp,
trạm trại sản xuất, hệ thống bến bãi, kho cơ sở và kho trung chuyển đặt tại các thị
trấn, thị tứ.
- Mạng lưới kinh doanh của các hộ kinh doanh có phương thức kinh doanh
cơ bản như hộ kinh doanh trên địa bàn xã nhưng có quy mô lớn hơn, có phương
thức kinh doanh hiện đại (nhượng quyền thương mại, kinh doanh theo chuỗi,
thương mại điện tử) sớm hơn.
- Mạng lưới chợ trung tâm huyện, chợ dân sinh và một số loại hình tổ chức

phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại quy mô nhỏ và vừa (chủ yếu là hạng
III), cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi được hình thành từng bước theo
quy hoạch.
c) Phát triển các loại hình tổ chức thương mại đặc thù:
Tại các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung hoặc vùng ven đô, tiếp
tục cải tạo, nâng cấp, xây mới một số chợ đầu mối tổng hợp hoặc chuyên doanh
bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, tạo tiền đề hình thành các trung tâm đấu
giá và sở giao dịch hàng nông sản; đồng thời phát triển chợ trên sông, chợ biên
giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Kinh tế thương mại I Page 7
[N]
1.2.Tổ chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng
a) Đối với hàng nông sản
- Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, hình thành các kênh
tiêu thụ cấp độ lớn với sự tham gia của các doanh nghiệp nòng cốt (doanh nghiệp
100% vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá); doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh, hệ
thống đại lý, chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh. Gắn tổ chức kênh này với
việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ một số nông sản chủ yếu (thóc gạo, lạc,
rau, quả, thủy sản, muối) thông qua các hợp tác xã với phương thức ký hợp đồng
ngay từ đầu vụ sản xuất.
- Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hoá chưa phát triển, phân tán, tạo
lập kênh lưu thông ở cấp độ vừa và nhỏ, phù hợp cung cầu thị trường; với sự tham
gia của doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh Hàng nông sản
được tiêu thụ chủ yếu thông qua mạng lưới chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa
hàng chuyên doanh tại các thị trấn, thị tứ; chợ dân sinh và cửa hàng tạp hóa ở địa
bàn xã. Gắn với kênh này là việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ một số nông
sản chủ yếu (thóc gạo, lạc, rau, quả xuất khẩu, thủy sản, muối) thông qua các hộ
kinh doanh với hợp đồng kinh tế được ký vào thời điểm thu hoạch.
- Tại các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xây dựng mối liên kết

kinh tế bền vững giữa hộ nông dân, hợp tác xã thương mại với cơ sở sản xuất - chế
biến, giữa cơ sở sản xuất - chế biến với doanh nghiệp thương mại; xây dựng cơ chế
để các hộ sản xuất và xã viên hợp tác xã được mua cổ phần trong các công ty cổ
phần hoặc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.
b) Đối với vật tư nông nghiệp
Phát triển mạng lưới kinh doanh theo hướng củng cố, hoàn thiện mạng lưới
chợ tư liệu sản xuất, hệ thống phân phối, hệ thống đại lý, cơ sở kinh doanh của các
chủ thể sản xuất kinh doanh. Triển khai xây dựng mô hình thí điểm cung ứng vật
tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) theo hướng gắn
với các mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản.
c) Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng
Kinh tế thương mại I Page 8
[N]
- Căn cứ nhu cầu, thị hiếu và mức thu nhập của cư dân nông thôn, thiết lập
mạng lưới kinh doanh tiêu dùng với quy mô và phương thức hoạt động phù hợp
từng địa bàn; phát triển các chợ kinh doanh tổng hợp, hệ thống đại lý, cửa hàng
thương nghiệp tại các trung tâm cụm xã, cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp, hợp
tác xã thương mại và hộ kinh doanh.
- Từng bước phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương
mại trong quá trình cải tạo mạng lưới chợ truyền thống ở nông thôn, trước hết là tại
các chợ ở thị trấn, thị tứ.
1.3.Phát triển chợ đến địa bàn nông thôn
a) Đối với nông thôn đồng bằng
- Di dời, cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ dân sinh có quy mô chợ hạng
III ở địa bàn xã.
- Nâng cấp, cải tạo, mở rộng hoặc xây mới các chợ tổng hợp bán buôn, bán
lẻ có quy mô chợ hạng II hoặc hạng I tại các trung tâm kinh tế huyện.
- Tập trung xây dựng chợ đầu mối bán buôn nông sản quy mô lớn tại các
vùng sản xuất hàng hoá tập trung của vùng và tỉnh.
b) Đối với nông thôn trung du, miền núi

Ngoài định hướng phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất tập
trung, chợ dân sinh địa bàn xã và trung tâm huyện, chú trọng nâng cấp, cải tạo và
xây mới chợ biên giới có quy mô hạng III, chợ cửa khẩu, chợ nằm trong khu kinh
tế cửa khẩu có quy mô hạng II và hạng I.
1.4.Quản lý chợ trên địa bàn nông thôn
Phát triển doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ theo các
mô hình sau:
 Mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chuyên kinh doanh,
quản lý chợ hoặc hoạt động đa lĩnh vực, trong đó có chợ, thông qua đấu thầu
hoặc được giao quyền sử dụng, khai thác và quản lý chợ (đối với các chợ do
Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư).
Kinh tế thương mại I Page 9
[N]
 Mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên kinh doanh, quản lý
chợ hoặc hoạt động đa lĩnh vực, trong đó có chợ, tự bỏ vốn đầu tư chợ và tổ
chức kinh doanh, khai thác, quản lý.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, một doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh,
quản lý chợ có thể quản lý một hoặc một số chợ.
2. Chính sách
Chính sách thương mại đối với nông thôn là một bộ phận của chính sách
nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng và nhà nước ta. Chính sách thương
mại nông thôn có thể kể đến một số chính sách cơ bản như sau:
a) Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới chợ, trung tâm
thương mại :
Gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn , làm sao để có thể cung ứng đủ
hàng hóa thiết yêu cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân đồng thời bao
tiêu được sản phẩm nông nghiệp và nông thôn sản xuất ra, đó là vấn đề không dễ.
Đầu tư phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại hứa hẹn đáp ứng điều đó,
khai thác tốt hơn thị trường nông thôn trước nay bị các doanh nghiệp trong nước
bỏ ngỏ. Có thể kể đến:

Quyết định 311/2003QD-TTg thủ tướng chính phủ kí ngày 20/3/2003 Điều
1 mục I, ý d.
“d. Củng cố, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật
phục vụ thương mại theo hướng: tổ chức, khai thác có hiệu quả các mạng lưới
chợ; đẩy mạnh và phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên, sàn giao dịch hàng
hoá, kho dự trữ bảo quản hàng hoá nông sản để các cơ sở này trở thành nơi giao
dịch, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, hàng hoá cho nhu cầu sản xuất và đời
sống đáng tin cậy nhất; phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, các hình
thức tổ chức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố, thị xã và các vùng kinh
tế tập trung; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin
thị trường và xúc tiến thương mại trong nước.” (trích nguyên văn quyết định)
Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt
Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến
năm 2020. Đề án đề cập đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình
Kinh tế thương mại I Page 10
[N]
phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn. Trong đó, nhấn mạnh việc
hình thành mạng lưới chợ…
Quyết định 23/QĐ- TTg chỉ rõ phương hướng thực hiện cho các hoạt động
cụ thể như (Nguyên văn được trích trong nghị định):
Điều 1,mục III đã đưa ra nhưng chính sách chủ yếu như sau:
“III. Giải pháp và chính sách chủ yếu
1. Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mới
hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn,
trong đó trọng tâm là quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển thương mại.
2. Chính sách đầu tư
a) Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn được hưởng
chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29

tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đầu tư; được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị
định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP
ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị
định số 151/2006/NĐ-CP.
b) Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối
với một số loại hình hạ tầng thương mại chủ yếu ở địa bàn nông thôn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Thực hiện thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực cho
một số loại sản phẩm nông thủy sản.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thị trường.
Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện quy định của pháp luật về bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, niêm
yết giá và bán đúng giá niêm yết của các cơ sở kinh doanh, nhất là tại các chợ; xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.”(trích
dẫn nguyên văn)
Kinh tế thương mại I Page 11
[N]
b) Chính sách phát triển phương thức giao thương theo hướng hiện đại:
Một trong những yếu tố giúp hệ thống thương mại nông thôn phát triển ổn
định, hiện đại là thay đổi phương thức giao thương. Nếu có những hợp đồng bao
tiêu sản phẩm nông dân sẽ bớt lo lắng trước những biến động của thị trường. Để
làm được điều này chính phủ đã có những chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp:
Theo quyết đinh 80/25002/QĐ- TTg ngày 24/6/2002 Thủ tướng chính phủ
đã kí có quy định:
“Điều 1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa (bao gồm nông sản, lâm sản,
thủy sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện

hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để
phát triển sản xuất ổn định và bền vững.
Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ
của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định
của hợp đồng.”
c) Chính sách khuyến khích hoạt động của các tổ chức thương mại:
Các doanh nghiệp thương mại là yếu tố không thể thiếu trong mọi nền kinh
tế. Phát triển các tổ chức, các doanh nghiệp thương mại là xây dựng yếu tố cấu
thành trên thị trường. Ý thức được điều này nhà nước luôn khuyến khích sự ra đời,
hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thương mại (hợp với quy định đã đặt ra
trong luật doanh nghiệp trên thị trường ) đặc biệt là ở nông thôn, cũng như có
nhưng định hướng cụ thể góp phần tạo phương hướng hoạt động giúp các doanh
nghiệp này kinh doanh hiệu quả hơn.
Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt
Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến
năm 2020 có nêu:
Kinh tế thương mại I Page 12
[N]
“5. Định hướng tổ chức, hoạt động các loại hình thương nhân chủ yếu
a) Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại
- Rà soát, đánh giá, phân loại và tổ chức lại các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
thương mại hiện có trên địa bàn nông thôn.
- Phát triển hợp tác xã thương mại theo một số mô hình sau:
+ ở khu vực nông thôn đồng bằng: phát triển hợp tác xã đa chức năng hoặc hợp
tác xã dịch vụ tổng hợp; chú trọng mô hình hợp tác xã nông nghiệp - thương mại -
dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
+ ở khu vực nông thôn trung du, miền núi: phát triển hợp tác xã đa chức năng,
hợp tác xã kinh doanh thương mại tổng hợp với các hình thức bán lẻ linh hoạt;
phát triển tổ hợp tác mua chung - bán chung, mua chung - bán riêng hoặc các tổ

dịch vụ để hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống ở những
nơi chưa có điều kiện thành lập hợp tác xã;
+ Phát triển hợp tác xã chợ ở cả địa bàn nông thôn đồng bằng và nông thôn trung
du, miền núi; trong đó chú trọng phát triển hợp tác xã mà xã viên chủ yếu là các
hộ kinh doanh trong chợ.
- Phát triển các liên hiệp hợp tác xã thương mại theo hướng củng cố các đơn vị
hiện có; thành lập mới liên hiệp hợp tác xã thương mại với phương thức kinh
doanh kết hợp truyền thống với hiện đại tại các tỉnh có kinh tế hộ, kinh tế trang
trại phát triển.
b) Đối với thương mại tư nhân
- Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại tư nhân theo quy định của
Luật Doanh nghiệp.
- Khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển theo hướng:
+ Tham gia vào hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế, liên hiệp hợp tác xã và hợp tác xã thương mại thông qua các hình thức đại
lý mua, bán, hợp đồng mua bán; tham gia vào các chuỗi phân phối bằng liên kết,
liên doanh, nhượng quyền thương mại;
+ Tự phát triển hoặc liên kết, hợp nhất thành công ty hoặc hợp tác xã bán lẻ; từng
bước ứng dụng mô hình chuỗi phân phối bán lẻ và phương thức nhượng quyền
thương mại, trước hết tại địa bàn thị trấn, thị tứ;
Kinh tế thương mại I Page 13
[N]
+ Các hộ kinh doanh trong chợ tham gia các hợp tác xã chợ, vừa là xã viên của
hợp tác xã chợ, vừa là đối tượng sử dụng các loại hình dịch vụ do hợp tác xã chợ
tổ chức.” (trích dẫn)
Kinh tế thương mại I Page 14
[N]
III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Mạng lưới chợ nơi thừa nơi thiếu
Ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 23/QĐ-TTg phê duyệt

Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến
năm 2020. Đề án đề cập đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình
phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn. Trong đó, nhấn mạnh việc
hình thành mạng lưới chợ…
Thị trường nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã
hội. Đây là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, xuất
khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, thị trường
nông thôn và nền sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, chưa gắn chặt với sản xuất
khiến việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Hàng hóa yếu thế cạnh tranh,
nhiều mặt hàng có chất lượng thấp. Trong khi đó, vai trò của thương nhân ở địa
bàn nông thôn mới chủ yếu phát huy được ở khâu tiêu thụ nông sản và mở đầu
kênh phân phối; vai trò thương mại Nhà nước và hợp tác xã khá mờ nhạt; các cơ sở
kinh doanh vừa thiếu vừa nghèo nàn, lạc hậu. Nạn kinh doanh hàng giả, hàng kém
chất lượng và hành vi gian lận thương mại còn phổ biến; việc chấp hành pháp luật
về đăng ký kinh doanh, thuế, sổ sách kế toán thống kê, báo cáo tài chính, nhãn mác
hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường còn lỏng lẻo và tùy tiện.
Theo Bộ Công Thương, hiện có đến 45% hàng hoá được lưu chuyển qua chợ
dân sinh. Hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn thiếu chợ. Điển hình như các tỉnh
phía Bắc, Tây Nguyên, bình quân 10km2 chỉ có 0,1-0, 2 chợ. Cả nước còn hơn
3.000 xã thiếu chợ hoặc chỉ có chợ quy mô nhỏ; 43% chợ tạm. Trong khi đó, nhiều
chợ đầu mối xây dựng hoành tráng, kinh phí hàng tỷ đồng lại không phát huy hiệu
quả.
Kinh tế thương mại I Page 15
[N]
2. Phát triển mạng lưới chợ vấp phải vấn đề thiếu vốn, xây dựng và phát
triển chợ còn thiếu đồng bộ
Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015, định hướng
đến năm 2020 đã nêu rõ tầm quan trọng của hệ thống các chợ đầu mối, siêu thị,
cửa hàng tiện ích… Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống chợ, trung tâm thương mại
hợp quy hoạch, mang lại hiệu quả cao, rất cần những giải pháp đồng bộ, sự góp sức

của cả cộng đồng.
Có thể khẳng định, thiếu vốn là khó khăn đầu tiên mà bất kỳ địa phương nào
cũng gặp phải khi bắt tay vào xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống
chợ. Bởi với số tiền hỗ trợ 500 triệu đồng từ Trung ương, địa phương khó có thể
hoàn thiện hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích… Vẫn biết công tác này cần sự
vào cuộc của cả cộng đồng thông qua chương trình xã hội hóa việc xây chợ, nhưng
chính bản thân người dân cũng chưa thực sự hiểu rõ thì làm sao có thể kêu gọi họ
đóng góp, tham gia?
Trong thời gian qua, lãnh đạo các địa phương cũng đã nhận ra tầm quan
trọng và sự cần thiết của việc xây chợ nên có sự đầu tư mạnh mẽ cho việc hình
thành mạng lưới chợ. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, nhiều địa phương chỉ
có thể cải tạo, nâng cấp, sửa chữa chứ không thể đầu tư xây mới. Trong khi đó
phong trào xã hội hóa đầu tư phát triển chợ vẫn chưa đạt được kết quả cao. Lý do
lớn nhất là nguồn vốn để xây dựng chợ rất lớn, trong khi khả năng hoàn vốn thấp
và kéo dài. Từ đó dẫn đến thực tế các nhà đầu tư chỉ tập trung đầu tư xây dựng chợ
tại các nơi có khả năng sinh lời nhanh, ngoảnh mặt với việc xây dựng chợ nông
thôn hoặc ở vùng sâu, vùng xa.
Chưa kể việc xây dựng, phát triển chợ còn thiếu đồng bộ. Một số chợ đã xây
dựng xong nhưng chưa có đường giao thông. Không ít chợ được xây dựng ở địa
điểm không hợp lý, khó thu hút được tiểu thương tham gia, dẫn đến lãng phí tiền
của của Nhà nước.
Kinh tế thương mại I Page 16
[N]
3. Các chợ hoạt động kém hiệu quả do người dân có thu nhập thấp không
có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao. Các sản phẩm nông sản
là các mặt hàng chủ yếu
Một thực tế nữa là, một số chợ tại các xã vùng sâu hiện nay vẫn chưa thể
hoạt động hiệu quả vì có rất ít người mua và xuất hiện tình trạng người dân không
muốn vào chợ xây mới mà chỉ thích mua bán ở các chợ “xổm”.
Ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, các sản phẩm nông sản chủ yếu được

cung ứng theo hai loại hình. Người sản xuất (chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ) bán cho
các đầu mối thu gom, các đầu mối mang đi tiêu thụ tại chợ trung tâm huyện, tỉnh
hoặc bán cho các nhà máy chế biến. Trường hợp thứ hai là người sản xuất bán cho
các đầu mối thu gom, đại lý. Các đại lý bán (chủ yếu là gạo và các loại đặc sản của
địa phương) trực tiếp cho người tiêu dùng. Cũng có người tự mang nông sản đến
bán tại chợ (các loại rau quả)… Chính vì vậy, nhiều người chưa thấy hết được vai
trò, lợi ích của chợ trong hoạt động giao thương.
Bên cạnh đó, do thu nhập của người dân nông thôn còn thấp nên nhu cầu
tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao khá hạn chế. Thành phần tham gia
tại các chợ nông thôn là các hộ nông nghiệp với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu
là nông sản, thực phẩm tươi sống tự sản xuất và nuôi trồng. Các hộ tự trao đổi hàng
hoá với nhau hoặc cung ứng cho thương lái. Các hộ tiểu thương kinh doanh hàng
hoá và dịch vụ tại chợ chiếm số lượng ít, chủ yếu là vải sợi, quần áo may sẵn, bách
hoá tổng hợp, dịch vụ ăn uống giải khát. Chính vì vậy, hoạt động thương mại ở
nông thôn chưa phát triển, chưa kích thích sản xuất và hình thành nền nông nghiệp
hàng hóa.
4. Mục tiêu đưa ra nhưng chỉ để ngắm
Một trong những yếu tố giúp hệ thống thương mại nông thôn phát triển ổn
định, hiện đại là thay đổi phương thức giao thương. Theo Quyết định 80/2002 của
Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ hàng nông sản được tiêu thụ
thông qua hợp đồng sẽ chiếm từ 25-30% và đến năm 2020 là 45-50%. Tuy nhiên,
Kinh tế thương mại I Page 17
[N]
trước thực tế mua bán nông sản hiện nay, mục tiêu trên dù khiêm tốn nhưng cũng
không dễ thực hiện.
Ai cũng hiểu, tiêu thụ hết nông sản qua hợp đồng sẽ tạo điều kiện để sản
xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ, thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) và
nông dân tham gia, qua đó góp phần hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng
hoá tập trung, vùng sản xuất hàng nông sản chất lượng cao theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ hàng hóa được tiêu thụ qua hợp đồng còn thấp.

Quyết định 80 đề ra mục tiêu: mở rộng phương thức ký hợp đồng tiêu thụ
nông sản hàng hoá để đến năm 2005 ít nhất 30%, đến năm 2010 có trên 50% sản
lượng nông sản hàng hoá của một số ngành sản xuất hàng hoá lớn được tiêu thụ
thông qua hợp đồng. Thế nhưng, năm 2005, mục tiêu đạt 30% số lượng nông sản
hàng hoá được tiêu thụ thông qua hợp đồng chỉ thành công đối với một số nông
sản như mía, bông, sữa. Các mặt hàng chủ lực khác là cà phê, lúa, thủy sản không
đạt được mục tiêu đề ra. Năm 2010 đã đến, mục tiêu 50% sản lượng nông sản được
tiêu thụ thông qua hợp đồng là nhiệm vụ khó khả thi. Đơn cử như mặt hàng lúa,
thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và
PTNT), lúa hàng hoá tiêu thụ thông qua hợp đồng chỉ chiếm khoảng 6 – 9% sản
lượng. Trong khi đó Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới. Một số mặt hàng chủ lực khác như thuỷ sản tiêu thụ qua hợp đồng chỉ đạt
dưới 10% sản lượng, cà phê ở mức 2 – 5 % diện tích.
5. Liên kết 4 nhà chưa đạt được hiệu quả và mong muốn đã đề ra, không
“nhà” nào có trách nhiệm với vai trò của mình. Đặc biệt vẫn còn thiếu
tiếng còi trọng tài của nhà nước
Ngay từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông
qua hợp đồng – xây dựng mối liên kết “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, doanh
nghiệp và nhà nông. Trong đó, Nhà nước khuyến khích các DN ký kết hợp đồng
tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu
thụ nông sản, ổn định sản xuất và phát triển bền vững. Thế nhưng, hơn 8 năm qua,
vẫn chưa thể thiết lập mối liên kết giữa “4 nhà”.
Kinh tế thương mại I Page 18
[N]
Trong mối liên kết “4 nhà” thì DN và nhà nông đóng vai trò quan trọng nhất.
DN sẽ là trung tâm của chuỗi tiêu thụ này bởi họ là người chủ động ký kết hợp
đồng, hướng dẫn, giúp đỡ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật
tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thoả thuận, bảo đảm lợi ích
của cả hai bên. Tuy nhiên, hầu hết các DN đều thụ động trong công tác này. Theo

Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông nghiệp Lê Quý Đăng, các
DN có một số hạn chế về năng lực sản xuất, mạng lưới thu gom nông sản còn
thiếu, chưa thực sự làm tốt vai trò trung tâm trong mối liên kết. Bên cạnh đó, còn
có hiện tượng một số DN lạm dụng độc quyền ép giá, ít quan tâm đầu tư cho vùng
nguyên liệu.
Nhà nông trực tiếp làm ra sản phẩm, tuy nhiên họ tham gia mối liên kết một
cách thụ động. Nội dung hợp đồng thường do DN đưa ra, thiếu sự bàn bạc, thương
thảo với nông dân, nên lợi ích của người sản xuất chưa thoả đáng. Khó khăn khi
tham gia liên kết “4 nhà” của nhà nông còn do trình độ sản xuất, tập quán sản xuất
lạc hậu, chưa theo kịp yêu cầu sản xuất hàng hóa; tiềm lực sản xuất, kinh tế của
nông dân còn thấp, thiếu thông tin thị trường, các kiến thức về pháp luật. Và trên
thực tế cũng đã xuất hiện hiện tượng nông dân chưa tôn trọng đúng các cam kết
trong hợp đồng đã ký với DN. Nhiều DN dù thiếu nguyên liệu nhưng vẫn không
thể mua sản phẩm của nông dân do không đạt tiêu chuẩn yêu cầu, hoặc nông dân
bán sản phẩm cho đối tượng khác do giá cao hơn hợp đồng đã ký kết.
Nhà nước tham gia mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các
chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đồng thời là người kiểm tra,
giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Do đó
có thể nói rằng, Nhà nước đóng vai trò trọng tài trong quá trình liên kết “4 nhà”.
6. Chất lượng hàng hóa tại nông thôn
Có thể khẳng định, Đề án phát triển hệ thống thương mại nông thôn giai
đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 có cái nhìn khá toàn diện khi đề cập
đến hầu hết các khía cạnh, từ hệ thống hạ tầng đến cách mua bán thông qua hợp
đồng…
Kinh tế thương mại I Page 19
[N]
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để thu hút người dân đến chợ, đồng thời
cũng là yếu tố giúp chợ hoạt động bền vững lại chưa được chú trọng trong Đề án
này, đó là chất lượng hàng hóa.

Nông thôn, thị trường của hàng kém chất lượng!
Bị “truy nã” gắt gao ở các thành phố lớn, hàng giả, hàng kém chất lượng tìm
cách “dạt” về nông thôn
Lợi dụng sự thiếu thông tin về sản phẩm của bà con, nhiều tư thương đã bất
chấp thủ đoạn, tìm mọi cách để đưa hàng giả, hàng kém chất lượng về nông thôn.
Từ những mặt hàng có giá trị thấp như bánh kẹo, nước giải khát, may mặc đến
hàng có giá trị cao như đồ gia dụng, phụ tùng xe máy giả, nhái bày bán ở các chợ
huyện, chợ xã. Đặc biệt, những sản phẩmphục vụ sản xuất như thức ăn chăn nuôi,
phân bón, thuốc trừ sâu… có thể tìm thấy hàng giả, hàng kém chất lượng khá
nhiều, gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng.
Hiện tượng gian lận thương mại hàng hóa, không ghi tem nhãn, hàng giả,
hàng nhái, hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm… xảy ra phổ biến ở
hầu hết địa bàn các huyện với những gian hàng quy mô nhỏ lẻ. Nguy hại hơn là
trường hợp người bán còn đảo nhãn mác, biến hàng giá rẻ thành hàng cao cấp rồi
ngang nhiên bày bán trên sạp hàng, khiến người mua không phân biệt được đâu là
hàng chính hiệu, đâu là hàng kém chất lượng. Những mặt hàng này chủ yếu có
xuất xứ từ Trung Quốc (giá rẻ hoặc hàng đã hết hạn sử dụng).
Thị trường nông thôn tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa nhưng đang tồn tại
nghịch lý: Hàng tốt nhất, của ngon vật lạ đều dành cho xuất khẩu hoặc thị trường
thành thị; còn hàng lỗi, hàng xấu thì đưa về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa. Tâm lý của người tiêu dùng thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn. Người
dân nông thôn chỉ quan tâm đến sản phẩm đó có phù hợp với túi tiền của mình hay
không!? Bởi vậy, giá rẻ là tiêu chí hàng đầu, sau mới là chất lượng. Chính điều này
đã dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng mặc sức tung hoành.
Người tiêu dùng nông thôn luôn là người thiệt thòi nhất. Họ không được
quyền định đoạt giá cả, không được quyền bàn thảo hợp đồng và là người gánh
chịu tất cả mọi rủi ro nếu gặp hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo
Kinh tế thương mại I Page 20
[N]
an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực tế người dân nông thôn hiện đang phải mua hàng

giá cao chứ không phải mua hàng giá rẻ. Nông dân đang tiêu thụ phần lớn là hàng
giả, hàng kém chất lượng. Nhưng vì không có thông tin nên đã bị lừa khi mua
hàng, do đó họ là người phải “gánh đòn” bởi sự thiếu kiểm soát chất lượng trên thị
trường
7. Nông thôn với cuộc vận động Người việt dùng hàng Việt
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng coi thị trường nông thôn là
nơi thải hàng kém chất lượng, bằng chứng là thông qua cuộc vận động “ Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không ít doanh nghiệp đã tìm thấy thị
trường tiềm năng của mình, đó chính là những vùng nông thôn, nơi vốn bị coi là
không thể kích thích được tiêu dùng.
Nhưng điều quan trọng qua các đợt bán hàng này không nằm ở doanh số mà
ở việc định hướng, giúp người tiêu dùng nông thôn nhận diện hàng Việt. Lâu nay
thị trường nông thôn vẫn bị doanh nghiệp bỏ ngỏ, nông dân chịu thiệt đơn thiệt kép
khi phải dùng hàng hóa giá cao, chất lượng không ổn định, thông tin sản phẩm
không rõ ràng. Qua những phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn thấy sức mua và
nhu cầu của người dân nông thôn là rất lớn, nhiều tiềm năng; người tiêu dùng nông
thôn rất “khát” hàng sản xuất trong nước có chất lượng, giá cả phù hợp, nhưng
chưa có nhiều sự lựa chọn vì ít hàng hóa cung ứng. Do đó, hoạt động đưa hàng
Việt về nông thôn phải được tổ chức thường xuyên hơn mới mang lại hiệu quả đối
với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Kinh tế thương mại I Page 21
[N]
IV. SỰ PHÙ HỢP CỦA CHÍNH SÁCH VỚI THỰC TẾ
Với 80% dân số ở nông thôn, tình hình thương mại ở nông thôn phát triển
manh mún, tự phát, không theo quy hoạch đã kiềm chế sự phát triển của nông thôn
nói chung và thương mại nông thôn nói riêng. Để khắc phục tình trạng đó Đảng và
nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển thương mại nông thôn theo đúng
hướng và ổn định. Những chính sách mà chính phủ đề ra rất phù hợp với tình hình
nông thôn hiện nay. Biểu hiện:
 Để thúc đẩy phát triển thương mại nhà nước đề ra chính sách khuyến khích

phát triển loại hình hợp tác xã thương mại, kết hợp giữa phương thức kinh
doanh truyền thống và hiện đại, phát triển kinh tế trang trại.
 Khuyến khích thương mại tư nhân ….
 Để phát triển thương mại nông thôn bền vững nhà nước cũng đề ra những
chính sách phù hợp như: thay đổi phương thức giao thương. Đưa hợp đồng
vào trong quá trình sản xuất bao tiêu, xây dựng hệ thống chợ, trung tâm
thương mại………….
 Chính sách của nhà nước là hoàn toàn phù hợp tuy nhiên còn chung chung.
 Thị trường là luôn biến động, không ai có thể lường hết được những thay đổi
đó. Những tác động từ bên trong và bên ngoài đã tác động trực tiếp và gián
tiếp khiến chính sách còn nhiều điểm thiếu sự phù hợp và luôn đứng trước
bờ vực của sự lỗi thời.
 Do mỗi địa phương lại có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng địa
phương đó mới có đã làm cho chính sách không thể đáp ứng phù hợp với tất
cả các địa phương. Làm hình thành nhiều lỗ hổng pháp luật mà nhiều gian
thương đã lợi dụng để trục lợi cá nhân.
 Chính sách là phù hợp nhưng khi đưa vào thực hiện đã bị nhiều người biến
tướng nhằm thu lợi cá nhân.
 Nông thôn rộng lớn làm cho quá trình quản lý giám sát sự thực hiện chính
sách gặp nhiều khó khăn, cán bộ ở nông thôn nói chung trình độ thấp, thói
quen làm việc quan liêu thiếu nhanh nhậy, tiến bộ…đã làm cho chính sách
chưa tới được với bà con. Khiến tình hình hàng giả,hàng nhái còn diễn ra
tràn lan,thiếu kiểm soát….
Tuy còn tồn tại những hạn chế trên nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận
Kinh tế thương mại I Page 22
[N]
những thành công mà chính sách đem lại. biểu hiện rõ ràng ở phần thực hiện chính
sách.
Sự khởi sắc trong thương mại nông thôn đã cho thấy sự đúng đắn của chính
sách thương mại nông thôn, tuy còn bộc lộ một vài khuyết điểm. Điều này cho thấy

nhà nước cần quan tâm hơn nữa về vấn đề này, cần có những sửa đổi bổ sung kịp
thời để ngăn chặn những sai lệch trong thương mại nông thôn. Giúp thương mại
nông thôn phát triển nhanh và bền vững hơn.
Kinh tế thương mại I Page 23
[N]
V. GIẢI PHÁP ĐƯA RA
Với mong muốn chính sách thương mại nông thôn phát huy được hết tác
dụng mà Đảng và Nhà nước mong muốn, chúng tôi xin đề cập một số giải pháp
nhằm đưa chính sách vào sát thực tế hơn.
Các giải pháp chúng tôi đưa ra dựa trên những thiếu sót của bản thân chính
sách, những trở ngại đến từ môi trường thực tế và những rủi ro từ nhiều phía từ đó
đưa ra những ý kiến khắc phục.
Một nền nông nghiệp hiện đại không đơn thuần chỉ là giống mới, công nghệ
tiên tiến mà còn phải có hệ thống thương mại nông thôn phát triển. Nhưng trên
thực tế, ngay cả ở những địa phương có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển
nhưng mạng lưới chợ cũng rất thiếu hoặc quy hoạch không hợp lý.
Giải pháp đầu tiên của chúng tôi kỳ vọng sẽ giải tỏa được những hạn chế,
khúc mắc này.
Giải pháp đầu tiên: Ưu tiên phát triển mạng lưới chợ
Với định hướng của nhà nước và tình hình thương mại nông thôn đã được
nêu ở trên, thì giải pháp này sẽ giải quyết vấn đề như thế nào? Sau đây là chi tiết
giải pháp.
Theo Bộ Công Thương, hiện có đến 45% hàng hoá được lưu chuyển qua
chợ dân sinh. Ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước
(Bộ Công Thương) cho biết, mục tiêu phát triển thương mại nông thôn nhằm kích
thích tiêu dùng và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hoá trong nước. Do vậy, việc đầu
tiên là rà soát, đánh giá và tổ chức lại hợp tác xã thương mại ở địa bàn nông
thôn.
Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn, trong đó
có quy hoạch chợ biên giới, phải được hoàn thành. Đến năm 2015, 50% chợ

biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và
xây mới. Từ nay đến năm 2020, sẽ cải tạo, nâng cấp 142 chợ và xây mới 276 chợ
biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu với tổng vốn đầu tư 1.534
tỷ đồng.
Năm 2012, các chợ đầu mối nông sản sẽ được xây dựng xong tại các vùng
sản xuất hàng hoá tập trung như chợ lúa gạo ở Cần Thơ, chợ nông sản Nghệ An,
Kinh tế thương mại I Page 24
[N]
Hải Dương, chợ rau quả chất lượng cao ở Lâm Đồng… Đây là cơ sở để hình thành
các trung tâm đấu giá và sở giao dịch hàng nông sản. Đến năm 2020, với tổng số
vốn đầu tư dự kiến là 6.040 tỷ đồng, các địa phương sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp
31 chợ và xây mới 82 chợ đầu mối nông sản ở địa bàn nông thôn. Ngoài ra, sẽ xây
dựng 3.000 chợ tại 3.000 xã chưa có chợ từ nay đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư
1.500 tỷ đồng (Số liệu của Bộ Công Thương).
Nếu mọi việc tốt đẹp, đến năm 2015, chúng ta sẽ có toàn bộ chợ trung tâm
huyện được kiên cố hóa, 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối quy mô nhỏ
và vừa; tỷ lệ hàng nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng chiếm 25 – 30%,
đến năm 2020 là 45 – 50% (Số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Với mục đích này, lần đầu tiên, doanh nghiệp (DN) khi mở rộng mạng
lưới kinh doanh ở nông thôn có thể được hưởng hàng loạt chính sách ưu đãi
lớn về thuế, tín dụng.
Giải pháp thứ 2:Vốn
Về vấn đề thiếu vốn, chúng tôi sẽ lấy tỉnh Bình Dương là một ví dụ.
Hiện tại, phần lớn chợ tại các địa phương của tỉnh Bình Dương là chợ tạm,
chợ tự phát, có quy mô nhỏ, hệ thống hạ tầng kém. Hiện chỉ có 12/71 chợ xã đạt
chuẩn của Bộ Xây dựng, chiếm 16,9%. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới,
Bình Dương đề ra mục tiêu đến năm 2010, 100% số xã trên địa bàn tỉnh phải có
chợ. Mục tiêu này xem ra khó hoàn thành khi cho đến nay ở các huyện Phú Giáo,
Bến Cát chưa xã nào có chợ đạt chuẩn, việc xây dựng chợ nông thôn chưa được
đầu tư đúng mức. Nguyên nhân được lãnh đạo địa phương đưa ra là chưa tìm được

chủ đầu tư thích hợp.
Câu hỏi ở đây được đặt ra là: Làm sao có vốn? Làm sao để phong trào xã hội
hóa đầu tư phát triển chợ đạt kết quả cao?
Đầu tiên nên chú trọng việc đầu tư phát triển các chợ dân sinh, phục vụ sản
xuất và đời sống tại chỗ của nông dân. Trong quá trình này, cần quan tâm xây dựng
cơ sở vật chất cho chợ. Đầu tư xây dựng chợ gắn với quy hoạch nông thôn và quy
hoạch phát triển thương mại trên từng địa bàn cụ thể. Khuyến khích tăng số hộ
kinh doanh trên chợ và tăng thời gian bán hàng hàng ngày của các hộ”.
Chúng tôi đề xuất cụ thể như sau:
Kinh tế thương mại I Page 25

×