Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Các quy định về tiêu chuẩn ký thuật của EU và giải pháp để hành hóa việt nam vượt qua rào cản đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.33 KB, 19 trang )

Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
ĐỀ TÀI:
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG HÓA VIỆT NAM VƯỢT QUA
NHỮNG RÀO CẢN ĐÓ
1
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
MỤC LỤC
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ GIẢI PHÁP CHO
HÀNG HÓA VIỆT NAM VƯỢT QUA HÀNG RÀO ĐÓ
1. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC EU
1.1. Lịch sử hình thành
- Có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu
năm 1951.
- Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu
Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất
lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950 (được coi là ngày “sinh
nhật” của Liên minh châu Âu).
- Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý,
Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên.
Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành
15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27. Từ 1/7/2013 EU có 28
thành viên.
- Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích 4.422.773 km² với dân số 492,9 triệu
người (2006); tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) năm 2007.
2
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
- 5 quốc gia Tây Âu không phải là thành viên nhưng đã có những thỏa thuận hợp tác
nhất định kinh tế, pháp luật của Liên minh châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập
Liên minh châu Âu), Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông


qua Khu vực kinh tế châu Âu, và Thụy Sĩ, thông qua hiệp định song phương giữa nước
này và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung EURO và các lĩnh vực hợp tác
khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco,
San Marino và Vatican.
1.2. Cách thức hoạt động
1.2.1. Các hiệp ước
Hiệp ước Maastricht - Trụ cột thứ nhất
Hiệp ước Maastricht còn gọi là Hiệp ước Liên minh Châu Âu (tiếng Anh, "Treaty of
European Union"), ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht Hà Lan, nhằm mục đích:
• Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền
tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,
• Thành lập một liên minh chính trị gồm thực hiện một chính sách đối ngoại, an
ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh
sát và luật pháp.
• Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và
dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu.
Hiệp ước Schengen
19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Ngày 27/11/1990, 6 nước Pháp,
Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, hiệp ước này mới có
hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các
nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên
là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến 19/12/2011, tổng số
quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước thuộc khối liên minh Châu Âu).
Hiệp ước Amsterdam - Trụ cột thứ hai
Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2/ 10/ 1997 tại
Amsterdam, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/5/1999, đã có một số sửa đổi và bổ sung
trong các vấn đề:
1. Tư pháp và đối nội;
3

Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
2. Chính sách xã hội và việc làm;
3. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Hiệp ước Nice - Trụ cột thứ ba
Được lãnh đạo các quốc gia thành viên châu Âu kí vào ngày 26/2/2001 và bắt đầu có
hiệu lực vào ngày 1//2003. Hiệp ước Nice là sự bổ sung cho Hiệp ước Maastricht và
Hiệp ước Rome. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các
thành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu, vốn ban đầu là nhiệm
vụ của Hiệp ước Amsterdam nhưng không được hoàn thành. Trong cuộc trưng cầu dân
ý diễn ra vào tháng 6/2001, các cử tri Ireland đã phản đối việc thông qua Hiệp ước
Nice. Tuy nhiên, sau hơn một năm, kết quả đã bị đảo ngược.
Hiệp ước Lisbon - Tái cấu trúc Liên minh châu Âu
Ngày 1/12/2009, Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực và đã cải tổ nhiều khía cạnh
của Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay đổi cấu trúc pháp lý của
Liên minh châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột thành một chính thể pháp lý
duy nhất. Hiệp ước là cơ sở pháp lý cho vị trí Chủ tịch thường trực Hội đồng Liên
minh châu Âu, chức vụ mà ngài Herman Van Rompuy đang nắm giữ, cũng như vị trí
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về ngoại giao và an ninh, chức vụ mà bà
Catherine Ashton đang phụ trách.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban
châu Âu, Hội đồng châu Âu,Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liên
minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ
thống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về Nghị viện châu
Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một
bộ phẩn nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu (trong tiếng Anh, cần tránh nhầm lẫn giữa
"Council of the European Union" bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và
"European Council" bản chất thuộc về Liên minh châu Âu). Chính sách tiền tệ của khu
vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương
Châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc

tế có liên quan - quyền tư pháp - thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu.
4
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
2. HÀNG RÀO KĨ THUẬT CỦA EU ÁP DỤNG VỚI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hàng rào kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm
Là một loại hàng rào phi thuế quan liên quan tới các biện pháp mang tính kỹ thuật cần
thiết để ngăn chặn việc thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu
dùng, lợi ích quốc gia và bảo hộ sản xuất hàng hóa trong nước.
Là việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hết sức
khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật này có thể
liên quan đến tất cả các quá trình của sản phẩm từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định
bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, từng vùng
lãnh thổ… Vì vậy ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có các quy định khác nhau.
2.1.2. Mục đích
Tạo ra các trở ngại cần thiết cho hàng hóa của cácquốc gia khác nhập khẩu vào quốc
gia của mình để bảo đảm chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng là có thể dễ dàng lựa
chọn và sử dụng những sản phẩm thích hợp có chất lượng và thông số kỹ thuật phù
hợp với yêu cầu của mình
Bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ an ninh và môi trường, ngăn ngừa
các họat động gian lận và bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước.
2.1.3. Các hình thứchàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
2.1.3.1. Các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp
Những quy định về hàng rào thương mại có tính chất tòan cầu là Hiệp định về hàng
rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO. Đối tượng của Hiệp định TBT là các
biện pháp kĩ thuật. Trong phạm vi điều chỉnh Hiệp định TBT, các biện pháp kỹ thuật
được chia thành 3 nhóm sau:
- Quy định kỹ thuật là những yêu cầu kỹ thuật mang tính bắt buộc đối với hàng hóa,
dịch vụ nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là nếu các sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ sẽ

không được phép bán ra thị trường. Các doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình sản
xuất, thay đổi các yếu tố để tạo ra các sản phẩm đáp ứng quy định kỹ thuật.
5
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: là các yêu cầu kỹ thuật không mang tính bắt buộc đề cập đến
đặc tính của hàng hóa, phương pháp sản xuất, bao gói ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
và các vấn đề có liên quan khác của hàng hóa. Sản phẩm không tuân theo các tiêu
chuẩn của nước nhập khẩu vẫn được phép nhập khẩu và bán ra thị trường.
- Thủ tục đánh giá sự phù hợp về kỹ thuật là các thủ tục kỹ thuật như kiểm tra, thẩm
tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật.
2.1.3.2. Kiểm dịch động thực vật
Là biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ sức khỏe con người và động thực vật trước
nguy cơ nhiễm bệnh. Các yêu cầu và thủ tục liên quan tới các tiêu chuẩn đối với thành
phẩm là các phương pháp sản xuất và chế biến, thủ tục xét nghiệm, giảm dịch, xử lý
cách li…
Các quốc gia đưa ra các quy định nhằm bảo vệ sức khỏe con người, tuy nhiên đó cũng
tạo nên một hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa.
2.1.3.3. Xuất xứ, nhãn mác, bao bì và đóng gói hàng hóa
Các quy định về xuất xứ, nhãn mác, bao bì và đóng gói hàng hóa được sử dụng như
một hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Nhiều quốc gia quy định ngoài nơi sản xuất, các hàng hóa nhập khẩu phải ghi rõ
xuất xứ hàng hóa trên bao bì. Qui định này thường gắn với những hàng hóa mà luật
pháp quốc gia đó không cho phép nhập khẩu qua nước thứ ba.Nhãn hàng hóa được
quy định khá chặt chẽ về ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày
sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số
mã vạch, hướng dẫn sử dụng,…
Về bao bì và đóng gói: quy định về chất liệu dùng làm bao bì như không được sử
dụng các loại bao bì chế tạo từ các loại phế liệu có nguồn gốc động thực vật; quy định
về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng; quy định về kích cỡ của bao bì và cách

đóng gói;…
2.1.3.4. Các tiêu chuẩn về môi trường và nhãn sinh thái
Các tiêu chuẩn về môi trường chặt chẽ sẽ trở thành hàng rào kỹ thuật đối với hàng
hóa nhập khẩu. Quá trình sản xuất, sử dụng và thải loại sản phẩm như thế nào có ảnh
hưởng đến môi trường hay không. Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường từ sản xuất,
6
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
chế biến với mục đích nhằm hạn chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên môi
trường.
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng
biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn đối với môi trường. Các tiêu chuẩn về dán
nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phầm, từ giai
đoạn sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với
môi trường.
2.1.3.5. Các quy định về phân phối hàng hóa
Để bảo vệ thị trường nội địa, nhiều quy định về phân phối hàng hóa được các quốc
gia sử dụng như những hàng rào kỹ thuật hữu hiệu. Thứ nhất là các quy định về tổ
chức hệ thống phân phối như những ai tham gia, được sử dụng loại trung gian nào, tổ
chức hệ thống phân phối đến cấp nào. Thứ hai là quy định về chức năng phân phối như
bán buôn hay bán lẻ. Thứ ba là phạm vi phân phối đến đoạn thị trường nào theo nhóm
khách hàng và theo giới hạn địa lý.
2.2. Yêu cầu rào cản kĩ thuật của EU với Việt Nam
2.2.1. Các quy định và tiêu chuẩn của EU đối với hàng công nghiệp
2.2.1.1. Bộ tiêu chuẩn EN
Bao gồm các quy định về đặc tính kỹ thuật, quy trình sản xuất, đóng gói, vận
chuyển… đối với hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu. Hàng
hóa nhập khẩu không phải là đối tượng điều chỉnh của bộ tiêu chuẩn này. Tuy nhiên
do phản ánh yêu cầu của thị trường đối với hàng hóa được tiêu thụ tại đây nên việc đáp
ứng các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước
ngoài thâm nhập và cạnh tranh được trên thị trường này.

2.2.1.2. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000
Không bắt buộc phải tuân theo Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, tuy
nhiên những lợi ích mà các doanh nghiệp có được từ việc áp dụng làm cho tiêu chuẩn
này trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp có được chứng chỉ ISO 9000 sẽ có lợi thế lớn
trong kinh doanh tại thị trường đầy tính cạnh tranh như thị trường EU. Như vậy, chứng
chỉ ISO 9000 cũng là một điều kiện cần thiết đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi
muốn tạo lòng tin với bạn hàng EU về trình độ quản lý chất lượng và tính chuyên
nghiệp, từ đó tạo lòng tin về chất lượng sản phẩm của mình.
7
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
Lần ban hành mới nhất bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm có 3 tiêu chuẩn cơ bản:
• ISO 9000: 2005: Hệ thống quản lý chất lượng – Nguyên tắc cơ bản và từ vựng
• ISO 9001: 2008: Hệ thống quản lý chất lượng – Các quy định, yêu cầu
• ISO 9004: 2000: Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến
2.2.1.3. Nhãn hiệu CE đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo
Nhãn hiệu CE (European Conformity) là nhãn hiệu tuân thủ theo quy định của Châu
Âu và là sự tuyên bố của nhà sản xuất về việc thực hiện đúng theo các quy định của
Châu Âu. Tuy nhiên, nhãn hiệu CE không phải là chứng nhận về chất lượng sản phẩm
của nhà sản xuất vì CE chú trọng đến sự an toàn của người tiêu dùng và bảo vệ môi
trường thiên nhiên hơn là chất lượng sản phẩm. Hiện nay, không phải tất cả các sản
phẩm nhập khẩu vào Châu Âu đều phải gắn mắc CE. Việc gắn mác này chỉ bắt buộc
đối với 23 nhóm sản phẩm có tên trong danh sách “Cách tiếp nhận mới” – New
Approach Guide, gồm các sản phẩm như: máy móc, thiết bị điện, đồ chơi, dụng cụ y
tế…
2.2.1.4. Tiêu chuẩn quản lý môi trường
Tháng 9/1996 Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa đã ban hành bộ tiêu chuẩn quốc tế
về môi trường ISO 14000 bao gồm các quy định cụ thể và hướng dẫn sử dụng. Cấu
trúc của hệ thống:
• ISO 14001: Quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng
• ISO 14004: Hệ thống quản lý MT - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và

kỹ thuật hỗ trợ
• ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá MT – Nguyên tắc chung
• ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá MT – Quy trình đánh giá – Đánh giá hệ thống
quản lý MT.
• ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá MT - Chuẩn cứ trình độ chuyên gia đánh giá.
2.2.1.5. Bao bì và phế thải bao bì
Bao bì là một phần không thể thiếu của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập
khẩu. Vì vậy việc xử lý phế thải bao bì sau khi sản phẩm được sử dụng để hạn chế
nguồn rác thải sinh hoạt trong việc bảo vệ môi trường là vấn đề đang được quan tâm
hiện nay.
Những vấn đề liên quan đến bao bì và phế thải bao bì được quy định khá chặt chẽ
trong Chỉ thị 94/62/EEC. Chỉ thị này quy định cụ thể về thành phần của bao bì như tỷ
lệ kim loại nặng trong bao bì và những yêu cầu trong việc sản xuất bao bì. Chỉ thị này
8
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
đã được đưa vào luật của các quốc gia thành viên và cũng được áp dụng đối với cả
hàng hoá nhập khẩu vào EU.
Theo chỉ thị 94/62/EEC, phế thải bao bì là các loại bao bì hoặc các vật liệu làm bao
bì được thải ra sau các quá trình vận chuyển, phân phối và tiêu dùng như các loại túi
nilông được thải ra sau khi sử dụng sản phẩm, các container sau quá trình chuyên chở
hàng hoá…
Chỉ thị 94/62/EEC cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với quá trình sản xuất và
thành phần:
+ Thể tích, khối lượng của bao bì được giới hạn đến mức tối thiểu để duy trì mức độ
đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sản phẩm bên trong bao bì và người sử dụng.
+ Bao bì được thiết kế, sản xuất, sử dụng theo cách thức cho phép tái sử dụng hay
thu hồi, gồm tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động đối với môi trường khi chất
phế thải bao bì bị bỏ đi.
+ Bao bì được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và
các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã.

+ Trên bao bì phải ghi rõ thành phần nguyên liệu được sử dụng trong quá trình chế
tạo bao bì để thuận tiện hơn trong việc thu gom, tái chế và tái sử dụng.
+ Đối với những loại bao bì có thể tái sử dụng (Reusable nature of Packaging),
ngoài việc tuân thủ những yêu cầu trên thì các loại bao bì này còn phải tuân thủ theo
một số yêu cầu sau đây:
• Trong điều kiện sử dụng bình thường, bao bì phải đảm bảo được việc tái sử
dụng một số lần nhất định cả về tính chất vật lý và các đặc trưng của bao bì.
• Sức khoẻ, sự an toàn của người lao động phải đảm bảo trong quá trình sản xuất
bao bì.
• Nếu bao bì không được tái sử dụng trong một thời gian dài và có thể trở thành
phế thải thì việc thu hồi bao bì phải đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt cho
từng trường hợp cụ thể.
2.2.1.6. Nhãn hiệu sinh thái EU (Eco-label)
Chương trình dán nhãn sinh thái EU (Eco - labelling) đang được thực hiện rộng rãi
ở EU với mục đích phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường (các sản phẩm
có mức bất lợi đối với môi trường thấp nhất). Quá trình đánh giá dán nhãn sinh thái lên
sản phẩm dựa trên sự đánh giá về toàn bộ vòng đời sản phẩm từ thiết kế, sản xuất,
9
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
đóng gói bao bì sao cho khi kết thúc vòng đời sản phẩm việc vứt bỏ sản phẩm không
làm ảnh hưởng đến môi trường. Việc sử dụng nhãn hiệu sinh thái EU là tự nguyện,
khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.
Theo chương trình dán nhãn sinh thái EU có 14 nhóm sản phẩm thuộc chương trình
này. Đó là các nhóm sản phẩm: Bột giặt, bóng điện, máy giặt, giấy photocopy, tủ lạnh,
giầy dép, máy tính cá nhân, giấy ăn, máy rửa bát, máy làm màu đất, nệm trải giường,
sơn và véc ni, sản phẩm dệt và nước rửa bát. Hiện nay, Ủy ban Châu Âu đang nghiên
cứu bổ sung thêm 7 nhóm hàng nữa vào danh sách này và sẽ mở rộng thêm nhiều
nhóm hàng nữa trong tương lai.
2.2.1.7. Quy định về nhãn mác hàng hóa
Là một trong những quy định bắt buộc của EU đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị

trường này. Các quy định liên quan đến nhãn mác hàng hóa được quy định trong Chỉ
thị về nhãn mác của EU số 94/11/EC. Các sản phẩm có liên quan đến sức khỏe người
tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. Một số sản phẩm còn có thêm
nhãn hiệu chứng nhận bổ sung do một số cơ quan thông báo cấp để chứng nhận sản
phẩm tuân thủ các quy định của EU. Tại EU có một số cơ quan chuyên trách thực hiện
việc kiểm tra phân loại đối với các sản phẩm khác nhau, giấy chứng nhận do cơ quan
này cấp sẽ được các quốc gia thành viên khác chấp nhận.
2.2.1.8. Quy định trách nhiệm xã hội SA 8000
Với mục tiêu hạn chế sự cạnh tranh của các sản phẩm được sản xuất tại các nước
đang phát triển với giá nhân công rẻ xuất khẩu vào thị trường, EU đã đưa ra các quy
định về trách nhiệm xã hội như một loại rào cản đối với các sản phẩm này. Tiêu chuẩn
SA 8000 quy định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động trẻ em, lao động
cưỡng bức, sức khỏe và an toàn của người lao động, quyền tự do về thành lập các hiệp
hội đàm phán tập thể, chống phân biệt đối xử, các quy định về giờ làm việc và chế độ
tiền lương. Đáp ứng đầy đủ các quy định này là tương đối khó khăn với các doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động như dệt
may, giày dép; và được công nhận đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn SA 8000 còn khó
khăn hơn.
2.2.1.9. Quy định đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất-REACH
REACH là Quy chế về đăng ký, đánh giá, cấp phép sử dụng hóa chất trong sản
xuất. Từ năm 2008 các quy định của REACH bắt đầu có hiệu lực, theo đó các doanh
10
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
nghiệp muốn xuất khẩu hay sử dụng hóa chất thì đều phải đăng ký và xin phép sử
dụng các loại hóa chất này.
Mục tiêu chính của REACH là đảm bảo một mức độ cao về bảo vệ sức khỏe con
người và môi trường chống lại các rủi ro tiềm ẩn gây ra bởi hóa chất, thúc đẩy phương
pháp thử nghiệm thay thế, sự lưu thông tự do của các chất trên thị trường, tăng cường
khả năng cạnh tranh và đổi mới.
Phạm vi áp dụng: các loại hóa chất và sản phẩm hóa chất (một số loại hóa chất đặc

biệt: phân bón, chất tẩy, chất nổ, pháo hoa, chất tiền ma túy, các hợp chất khác…),
chất nano, hoặc các hóa chất dùng để sản xuất ra sản phẩm dân dụng…
2.2.2. Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp
Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU được đánh giá ở mức cao nhất trên thế giới.
Các loại rào cản “hữu hình” đang được EU áp dụng gồm:
- Thuế và chính sách thuế: các điều kiện để loại trừ hoặc cho phép được hưởng thuế
ưu đãi (GSP); áp dụng các mức thuế suất nhập khẩu khác nhau (thuế MFN, thuế tuyệt
đối, phụ thu, VAT…).
- Hoàn thuế VAT sau khi xuất khẩu (đối với một số lĩnh vực sản phẩm theo quy
định, sẽ được bồi hoàn số thuế VAT và thực hiện theo tùy nước và các mức khác
nhau).
- Áp đặt bảng giá giá tối thiểu theo mùa vụ để tính thuế nhập khẩu…
- Quy định về hạn ngạch nhập khẩu: hạn ngạch thuế quan.
- Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu.
- Áp dụng các loại rào cản kỹ thuật: SPS/TBT, Luật thực phẩm, Luật về chất lượng
sản phẩm, giám sát và kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật bảo hộ
sức khỏe người tiêu dùng, kiểm tra chất độc hại, dư lượng kháng sinh.
- Quy định về nhãn mác.
- Quy định bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu của EU, xuất xứ và
chỉ dẫn địa lý.
- Quy định bao bì đóng gói.
- Quy định về thực phẩm biến đổi gien, thực phẩm mới, thực phẩm chức năng.
11
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
- Tiêu chuẩn về môi trường sinh thái, và điều kiện lao động…
Các loại rào cản “vô hình”
- Trợ cấp cho lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài các khoản trợ cấp trực tiếp cho từng
lĩnh vực sản xuất, EU còn hỗ trợ gián tiếp thông qua các chương trình:
+ Các chương trình hỗ trợ đặc biệt nhằm giúp cho nông dân tự do lựa chọn loại sản
phẩm phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường mà vẫn được hưởng khoản trợ cấp

trực tiếp không thay đổi.
+ Chương trình lương thực, thực phẩm cấp miễn phí cho người nghèo, với số tiền
hàng năm khoảng 500 triệu Euro, trong đó EU đóng góp 75% (giai đoạn 2010-2012)
và 50/50 (2013-2015). Chương trình này giúp trợ giá cho nông dân và đảo kho dự trữ.
+ Chương trình cung cấp rau, quả tươi cho trẻ em bắt đầu từ năm 2009/2010 với
nguồn ngân sách của EU hàng năm khoảng 90 triệu Euro.
+ Chương trình cung cấp miễn phí sữa và sản phẩm sữa đối với học sinh mẫu giáo,
tiểu học, trung học (hơn 300 ngàn tấn sữa, tương đương 50 triệu euro được cung cấp
hàng năm cho học sinh EU).
- Chiến dịch quảng bá sản phẩm trang trại của EU về chất lượng, giá trị dinh dưỡng
an toàn VSTP, phương pháp chế biến, bảo hộ chỉ dẫn xuất xứ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
- Các tiêu chuẩn riêng do các tập đoàn bán lẻ đề ra về kích cở, mầu sắc, phân loại
2.3. Rào cản áp dụng đối với thủy sản
EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ thủy
sản bình quân đầu người là 22 kg/người/năm (mức trung bình của thế giới là
16,1kg/người/năm). Ngành công nghiệp đánh bắt cá của EU chỉ đáp ứng 60% nhu cầu
tiêu dùng trong nước. Hàng năm EU phải nhập khẩu khoảng 16 tỷ euro cá và sản phẩm
cá hàng năm để phục vụ cho công nghiệp trong nước (chế biến để tái xuất khẩu với giá
trị gia tăng) và tiêu dùng trong nước. Cá nuôi trồng nước ngọt chiếm 20% sản lượng
cá, với 65 ngàn lao động và kim ngạch hơn 3 tỷ euro/năm.
Phi lê cá tra, ba sa, tôm đông lạnh và nhuyễn thể hai mảnh vỏ là các sản phẩm xuất
khẩu chủ lực của Việt nam xuất khẩu sang EU và chiếm thị phần tương đối lớn: phi lê
cá tra- ba sa xếp thứ 1 và tôm sú đông lạnh xếp thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào
EU. Kim ngạch mặt hàng thủy sản chế biến đang có xu hướng tăng dần. Các nhóm sản
phẩm này hầu hết xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô nên không bị giới hạn về hạn
12
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
ngạch, thuế suất thuế nhập khẩu, song những quy định về quản lý, giám sát chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, nhãn mác… là những trở ngại chính.
2.3.1. Rào cản chung

- Thuế GSP, chống bán phá giá.
- Hạn ngạch thuế quan tự quản (Autonomous Tariff Quota – ATQ) đối với một số
sản phẩm theo mức thuế ưu đãi từ 0-4-6%.
- Quy định SPS/TBT theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm
soát tới hạn).
- Giám sát và kiểm tra chất lượng nhập khẩu.
- Cấp phép nhập khẩu.
- Nhãn mác môi trường.
- Các quy định của các tập đoàn bán lẻ (tiêu chuẩn Eurep GAP).
2.3.2. Một số rào cản cụ thể mới
- EU đang dự thảo chỉnh sửa chính sách thủy sản (Common Fisheries Policy), dự
kiến sẽ hoàn tất dự kiến vào 2013, theo hướng các thông tin (về sản phẩm, phương
thức sản xuất và xuất xứ), kiểm soát, và điều kiện bảo vệ môi trường thiên nhiên cần
được bổ sung đầy đủ hơn, giám sát chặt chẽ hơn
- Chính sách bảo vệ môi trường biển. Chỉ thị số 2008/56/EC ngày 17/6/2008 về
quản lý đánh bắt cá bằng các thiết bị thân thiện với môi trường, theo đó hạn chế số
lượng đánh bắt cá, để giảm tác động lớn hơn đến môi trường biển, bảo vệ các các loài
thủy sản do việc đánh cá hủy diệt gây ra, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Ngày 25/8/2010, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture
Alliance) đã thông báo về việc hoàn thành quy định về thực tiễn tốt (Best Aquaculture
Practice - BAP) đối với thuỷ sản làm tiêu chuẩn cho việc chứng nhận các trại nuôi cá
tra. Chương trình BAP là một chương trình toàn diện dựa trên số liệu chứng nhận nuôi
trồng thuỷ sản, cả trang trại và nhà máy chế biến, bao gồm các tiêu chuẩn về trách
nhiệm môi trường và xã hội, quyền lao động, phúc lợi động vật, an toàn thực phẩm và
truy xuất nguồn gốc. Tiêu chuẩn BAP cũng đã được phát triển cho tôm, cá rô phi và
kênh trang trại nuôi cá da trơn, trại và nhà máy chế biến. BAP cũng yêu cầu về bảo tồn
13
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
đa dạng sinh học, đất và quản lý nước, và quản lý thuốc và hóa chất, giám sát chất
lượng nước và nước thải

- Quy định IUU (Illegal, Unreported and Unregulated) và ảnh hưởng đến Việt nam
(Các văn bản pháp quy số: 1005/2008, 1010/2009, 86/2010 và 468/2010):
Chính sách mới (IUU) có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2010, về chống đánh bắt cá bất hợp
pháp, không khai báo và không theo quy định. Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào
EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt
phải xác nhận rằng thủy sản đánh bắt trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật,
các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản (trừ cá nước ngọt, cá
cảnh, một số loại thân mềm như sò, hàu, trai sông…)
Tác động của IUU đối với Việt Nam: Việc đăng ký, đăng kiểm tầu cá, quản lý khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như việc kiểm tra hoạt động, ghi nhật ký khai
thác, gắn thiết bị định vị vệ tinhvà kiểm soát ngư trường khai thác gặp nhiều khó
khăn cả về nhân lực và tài chính, trong khi đó tập quán mua nguyên liệu trực tiếp từ
các tầu cá, từ thương lái gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc và
xuất xứ và tăng chi phí của ngư dân, cơ sở sản xuất
2.4. Tác động tới chính sách, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU
liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của EU, chủ yếu là
chống bán phá giá cũng như các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào
cản kỹ thuật (TBT). Trong đó những biện pháp rào cản kỹ thuật luôn là những thách
thức đối với các DN xuất khẩu Việt Nam. Điều này hạn chế sự tiệp cận của các DN
vừa và nhỏ vốn thiếu nguồn tài chính và sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực bên
cạnh mạnh dạn mở rộng xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản khác.
Tại thị trường EU, thách thức lớn nhất của các DN khi thâm nhập vào đây là việc
công bố xuất xứ hàng hóa. Lý do chính là vì hầu hết các mặt hàng chủ lực của VN như
đồ gỗ, dệt may, da dày đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu là chủ yếu
(khoảng 70 – 85%) Nếu chúng ta không minh bạch trong việc công bố xuất xứ hàng
hóa thì nhiều khả năng sẽ bị vướng vào các vụ kiện tụng. Hậu quả để lại cho các DN bị
kiện là vô cùng lơn và phải mất nhiều thời gian để hồi phục.
Điển hình là mặt hàng giày mũ da Việt Nam, với mức áp thuế chống bán phá giá lên
đén 10% của UB Châu Âu từ đầu năm 2010 khiến kim ngạch xuất khẩu giày dép của

14
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
Việt Nam vào thị trưởng này giảm đáng kể. Một mặt hàng khác còn chịu ảnh hưởng
nawgnj nề hơn là xe đạp. Ủy Ban Châu Âu (EC) đã áp dụng thuế chống bán phá giá ở
mức 15,8-34,5% đối với xe đạp của Việt Nam. Sau 5 năm áp dụng thuế chống bán phá
giá, nagfnh xe đạp của Việt Nam gần như kiệt quệ. Lượng xe đạp XK sang thị trường
EU giảm mạnh, từ 1.067.772 chiếc năm 2005 xuống còn 21.421 chiếc năm 2009. Giá
trị xuất khẩu cũng giảm nghiêm trọng, đặc biệt năm 2007 giảm tới mức 95,3% so với
năm 2006. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm VN phải đối mặt với hàng
chục vụ kiện liên quan đến chống trợ cấp, chống bán phá giá. Trong năm 2010, số vụ
kiện lên đén trên 100 vụ. Với đà hội nhập hiện nay, con số đó có thể tăng lên vài trăm
vụ mỗi năm trong thời gian tới.
DNVN phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế như một ngôn ngữ quốc tế thống nhất về
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Trong khi đó, trình độ công nghệ, quản lý và khả năng
tài chính còn hạn chế, nhiều DNVN khó có thể áp dụng ngay tiêu chuẩn quốc tế với
sản phẩm hàng hóa của mình.
Theo đó, DN thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dối thủ cạnh tranh
hàng hóa cùng loại, khiến DN khó đi những bước đi thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho hàng hóa của mình, đặc biệt là chất lượng. Môi trường kinh doanh, pháp lý
không ổn định và năng lực quản lý còn yếu kém là những thách thức của DN.
Có khá nhiều DN áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của các nước mà họ định đưa ,ạt
hàng vào, nhưng họ lại không đầu tư cho việc mua thiết bị thử nghiệm. Kết quả mang
lại không được như ý muốn. Đây là hạn chế lớn, các DNVN cần có ý thức vượt qua.
Các DN XK thủy sản cũng gặp khó khăn với luật IUU (Illegal, unreported and
unregulated fishing – những quy định về hạn chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp
không có báo cáo và không theo quy định) được EU áp dụng từ ngày 1-1-2010. Theo
đó, tất cả các lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển
khai thác…, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU. Đây là yêu cầu khó đáp ứng
được trong thời gian còn lại của năm 2009 khi EU là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn
của Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng thủy sản có thuận lợi là EU đã công nhận năng lực

của NAFIQAD trong thực hiện lấy mẫu, kiểm tra lô hàng tại cảng, cấp chứng thư, tuy
nhiên các DN Việt Nam phải luôn chạy theo các tiêu chuẩn VSATTP, tiêu chuẩn vùng
nuôi ngày càng tăng, phải tăng đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu này.
Ảnh hưởng nhiều nhất của quy định này là ngành đánh bắt và xuất khẩu cá ngừ, vì
nếu thu mua sản phẩm không có chứng nhận khai thác sẽ không được chấp nhận ở
15
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
Châu Âu. Các nhà chế biến cá ngừ phải cung cấp một giấy chứng nhận khai thác ghi
chi tiết nơi sản phẩm được đánh bắt, khối lượng cũng như nguồn gốc của sản phẩm.
Chính sách này có thể trở thành một hàng rào phi thuế quan đối với thủy sản Việt Nam
vì nhành đánh bắt thủy sản Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ, trình độ của ngư dân còn
nhiều hạn chế.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc, các
DN Việt Nam đã chủ động xây dựng những vùng nguyên liệu, với sự quản lý chặt chẽ
từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, đảm bảo sản xuất ra nguyên liệu đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu. Theo ước tính từ Hiệp hội thì có khoảng 60% tổng sản lượng cá tra đang được
nuôi từ các DN chế biến. Xu hướng này sẽ tăng lên trong những năm tới khi những hộ
nuôi cá thể/độc lập khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển vùng nuôi
theo các tiêu chuẩn nuôi an toàn của thế giới.
Đến nay có 49 nhà máy chế biến được chứng nhận bởi những tiêu chuẩn như
GlobalG.A.P (45% tổng số các nhà máy cá tra); 103 trại nuôi cá tra (sở hữu hay hợp
tác với các nhà máy chế biến) đã và đang áp dụng các tiếu chuẩn nuôi an toàn khác
(khoảng 40% tổng diện tích nuôi cá tra); 5 trại nuôi cá tra thuộc các DN chế biến đang
thực hiện tiêu chuẩn, tiếp cận chứng nhận ASC.
Hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng có nhiều lợi thế hơn so với
các quốc gia khác do Việt Nam được hưởng chế độ GSP. Đặc biệt, từ khi được EU
cho phép hưởng chế độ thuế quan này. Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của
EU, do đó, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các quốc gia được hưởng GSP của EU.
Hiện tại Việt Nam có trên 600 nhà máy chế biến thủy sản, với hơn 430 nhà máy
đông lạnh, công suất 7.500MT/ngày. Trong số này có 539 nhà máy chế biến đạt các

tiêu chuẩn quốc gia về VSATTP bao gồm HACCP, GMP, SSOP. So với các quốc gia
trong khu vực Việt Nam là nước có nhiều nhà máy chế biến được cấp chứng nhận xuất
khẩu vào EU 393 nhà máy (năm 1999 chỉ có 17 nhà máy).Bên cạnh đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sản xuất đáp ứng các qui định của thị trường nhập khẩu, các công ty Việt
Nam không ngừng cải tiến điều kiện sản xuất, áp dụng công nghệ mới vào quản lý
chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng ở các thị trường nhập
khẩu.
16
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
3. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP
3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước
3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý
Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích nước ngoài đầu tư vào
sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết khâu yếu nhất hiện nay là không có
nhiều hàng để xuất khẩu, không đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.
Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt ổn định giá đất, điện, nước, cước vận tải
và các yếu tố khác liên quan đến giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh
tranh hàng xuất khẩu. Tiếp tục cấp tín dụng xuất khẩu.
Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường nước ngoài.Xử lý tốt các rào cản thương
mại.Mở rộng liên doanh hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia để mở rộng thị trường
xuất khẩu.Mạnh dạn mở cửa thị trường dịch vụ để giảm chi phí giao dịch.
Triệt để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng thuận lợi
cho xuất khẩu và đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao hiệu
quả, đồng thời tập trung vào các thị trường và mặt hàng trọng điểm, thị trường và mặt
hàng mới.
3.1.2. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU
Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực
sang thị trường EU. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện trong
sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may, do các đặc thù

riêng trong sản xuất và xuất khẩu, nước ta chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên
hiệu quả thực tế thu được từ xuất khẩu là rất thấp (25-30% doanh thu). Bởi vậy, Nhà
nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (không phải
gia công) làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp
sản phẩm sang EU. Khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến sản phẩm phù
hợp với thị hiếu tiêu dùng EU, nâng cao chất lượng, tăng cường xuất khẩu theo
phương thức mua nguyên liệu và bán thành phẩm, giảm dần phương thức gia công
xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao…
- Đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường EU như hàng thủ công
mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và hàng
17
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
thủy hải sản, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục đích
tăng khối lượng, nâng cao hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng này sang EU.
- Đối với một số mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trương EU như
cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su, rau quả…, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn
lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên
canh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm
ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn.
3.1.3. Gắn hoạt động nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu
nay trong buôn bán với EU, Việt Nam xuất siêu khá lớn, và nếu Việt Nam tăng
cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán, phía
EU sẽ không tìm cách cản trở xuất khẩu Việt Nam, đồng thời nhập khẩu được công
nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, giúp thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu nói chung và sang thị trường EU nói riêng. Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU
có thể thực hiện bằng 2 biện pháp sau:
- Đầu tư của chính phủ.
- Thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa để xuất khẩu

tại Việt Nam.
Để thực hiện, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư
EU ngoài những ưu đãi và quyền lợi họ sẽ được hưởng theo Luật đầu tư nước ngoài
của Việt Nam.
3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và
khách hàng để nắm được đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng EU.
Hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo phù hợp với người tiêu dùng.Thực phẩm đóng
gói sao cho gọn, tiện lợi, đảm bảo chất lượng, mẫu mã đa dạng và luôn thay đổi.Giá cả
sản phẩm không phụ thuộc vào giá thành sản xuất mà phụ thuộc vào thời điểm bán ra
và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
18
Hàng rào kỹ thuật của EU và giải pháp cho hàng hóa Việt Nam
3.2.2. Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh
phân phối trên thị trường EU
Do EU đã có hệ thống phân phối hàng hóa rộng khắp và mạnh mẽ nên hàng Việt
Nam xuất khẩu sang EU cần tham gia vào một hệ thống phân phối sẵn có và theo tiêu
chuẩn kỹ thuật cũng như thương mại mang tính toàn cầu do họ đề ra.
Ngoài ra có thể thâm nhập thị trường bằng liên doanh, dưới hình thức sử dụng giấy
phép nhãn hiệu hàng hóa. Hiện tại đây là phương thức hiệu quả nhất do khắc phục
được nhược điểm về thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.
3.2.3. Linh hoạt, cứng rắn trong đàm phán
Các doanh nghiệp cần linh hoạt và cứng rắn đảm bảo quyền lợi của mình trong quá
trình đàm phán. Tìm đối tác (nhà phân phối hoặc đại lý), đặt quan hệ làm ăn lâu dài
với các đối tác dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và sự tin cậy về chất lượng
hàng hóa.
3.2.4. Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng
Rào cản kỹ thuật có thể coi là rào cản thực sự và khó vượt qua nhất đối với hàng

hóa Việt Nam khi vào thị trường EU. Do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường áp
dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này giúp các doanh
nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định về số lượng và chất
lượng sang thị trường EU.
HACCP áp dụng với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp có
quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, IS0 9000 áp dụng đối với các doanh
nghiệp thuộc các ngành khác…
3.2.5. Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của
liên minh châu Âu EU
Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEDF) là một phần trong
“Chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế
thị trường của Việt Nam”. Nguồn vốn của SMEDF do EU cung cấp nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội được tài trợ của SMEDF để phát
triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời nhận được cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
19

×