Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích những đặc điểm chủ yếu của thị trường mỹ và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.01 KB, 25 trang )

Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM
1
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
MỤC LỤC
1. Những đặc điểm chủ yếu của thị trường Mỹ
1.1. Sơ lược về Mỹ
1.1.1. Một số nét khái quát
- Mỹ nằm ở Bắc Mỹ có tổng diện tích 2.629.091 km
2
với nhiều loại tài nguyên như than
đá, đồng , chì, phốt phát,… Dân số khoảng 324 triệu người (vào năm 2012), trong đó cấu
trúc tuổi:
0-14 tuổi: 20% (nam 32.050.686 / nữ 30.719.945)
15-24 tuổi: 13,8% (nam 22.112.002 / nữ 21.174.050)
25-54 tuổi:40,6% (nam 63.713.761 / nữ 63.556.345)
55-64 tuổi : 12,1% (nam 18.331.065 / nữ 19.711.907)
65 tuổi trở lên: 13,5% (nam 18.424.785 / nữ 24.052.919) (2012 ước tính).
- Tuổi thọ trung bình là 78,7 năm, sắc tộc chủ yếu là người da trắng 77,1% , hàng năm có
khoảng 1 triệu người nhập cư vào Mỹ.
- Trình độ giáo dục cao, số người sử dụng internet là 245 203 319 người chiếm 78,1%
tính đến tháng 9/2012. Lãnh thổ của Mỹ gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc.
1.1.2. Hệ thống chính trị
Mỹ là một nước Cộng hòa Liên Bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập.
Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng song không được trái với hiến pháp và
pháp luật của Liên bang.
1.1.3. Cơ chế hoạch định chính sách thương mại
Hiến pháp của Mỹ quy định quốc hội có quyền quản lý ngoại thương và quy định thuế


nhập khẩu. Song Quốc Hội ủy quyền này cho các cơ quan hành pháp thực hiện và những
2
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
cơ quan này phải có trách nhiệm báo cáo và tham vấn thường xuyên với các ủy ban của
Quốc Hội và các nhóm cố vấn của khu vực tư nhân.
1.1.3.1. Quốc hội liên bang: Có vai trò ban hành và giám sát luật, tất cả các hoạt động
ngoại thương của Mỹ đều do Quốc hội ban hành, các hiệp định sang phương hoặc đa
phương do chính quyền ký đều phải được quốc hội thông qua mới có hiệu lực thi hành.
1.1.3.2. Chính quyền liên bang: Đứng đầu là tổng thống, giúp việc cho tổng thống có
hệ thống các ủy ban chuyên trách về các vấn đề , các vấn đề thương mại có ủy ban chính
sách thương mại có chức năng giúp cho tổng thống về các vấn đề thương mại.
1.1.3.3. Đại diện thương mại: Đại diện thương mại là các thành viên nội các, mang
hàm địa sứ coa nhiệm vụ: xây dựng và điều phối, cố vấn, đàm phán thương mại, phối hợp
chính sách thương mại với các cơ quan khác, là phát ngôn viên của tổng thống về thương
mại quốc tế, báo cáo các vấn đề liên quan tới hoạt động thương mại tổng thống.
1.1.3.4. Bộ thương mại: bao gồm các cơ quan quản lý thương mại quốc tế và cục quản
lý xuất khẩu. Cơ quan quản lý thương mại quốc tế thực thi các luật chống phá giá, chống
trợ cấp, theo dõi việc tuân thủ các hiệp định thương mại mà Mỹ là một thành viên tham
gia.
1.1.3.5. Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ: là một cơ quan độc lập như toà án thực hiện
các công việc nghiên cứu, báo cóa, điều tra và khuyến nghị lên tổng thống nhiều vấn đề
liên quan đến chính sách thương mại.
1.1.3.6. Ủy ban cố vấn tư nhân học chính phủ: chuyên cố vấn cho tổng thống các vấn
đề liên quan nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
1.1.4. Một số nét lớn về kinh tế
1.1.4.1. Quy mô kinh tế: Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn và có sức cạnh tranh
nhất trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người lớn và thu nhập quốc dân lớn nhất thế
giới. Năm 2005, tổng thu nhập bình quân đầu người là 41.557 USD.
1.1.4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Mỹ là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
so với các nước công nghiệp phát triển nhóm G8.

3
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
Năm GDP - Tốc độ tăng trưởng thực tế Thay đổi phần trăm
2003 2,45%
2004 3,10% 26,53%
2005 4,40% 41,94%
2006 3,20% -27,27%
2007 3,20% 0,00%
2008 2,00% -37,50%
2008 1,10% -45,00%
2010 -2,40% -318,18%
1.1.4.3. Cơ cấu kinh tế: Hiện nay có tới 80% GDP được tạo ra từ ngành dịch vụ, công
nghiệp chiếm 18% và nông nghiệp chiếm 2%, trong tương lai tỷ trọng ngành dịch vụ sẽ
còn tiếp tục tăng. Mỹ rất mạnh và đóng vai chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính
tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bu điện… Các sản phẩm nông nghiệp chính
là lúc mỳ, ngô, hoa quả, bông, thịt, lâm sản, sản phẩm sữa, cá.
1.1.4.4. Kinh tế đối ngoại: Mỹ là nước cung cấp vốn, kỹ thuật công nghệ và là thị
trường quan trọng nhất để phát triển kinh tế thế giới.
1.1.4.5. Các bạn hàng chính của Mỹ: các nước WTO, NAFTA, và một số nước có ký
hiệp định song phương với Mỹ. Việt Nam là một trong nhứng nước đã ký hiệp định
thương mại với Mỹ.
4
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
1.2. Luật thương mại của Mỹ
1.2.1. Luật chống trợ giá
Mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của
những sản phẩm nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Mỹ. Do
vậy mức thuế chống trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá. Luật của Mỹ cũng như quy
định của WTO cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp dụng luật chống trợ giá như

một số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, trợ cấp cho vùng khó khăn, bảo vệ môi trường…
Những trợ cấp này được gọi là “trợ cấp đèn xanh”.
Thuế này chỉ áp dụng khi có đủ hai điều kiện:
+ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập vào Mỹ được
trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc
lãnh thổ xuất xứ (trợ giá ngược chiều).
+ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được trợ
giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt vật chất, hăocj ngăn cản hình thành
công nghiệp tương tự Mỹ.
1.2.2. Luật thuế chống phá giá
Luật thuế chống phá giá được dử dụng rọng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế
chông phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước
ngoài được bán phá giá vào Mỹ hoặc sẽ bán phá giá ở Mỹ với giá” thấp hơn giá trị thông
thường”. Thấp hươn giá trị thong thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn giá
bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế thích hợp.
Thuế chống phá giá sẽ được ấn định bằng mức chêch lệch giữa giá trị thông thường và
mức giá xuất khẩu vào Mỹ.
Thuế chống phá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện:
+ DOC phải xác địn hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể bán phá giá ở
thị trường Mỹ.
+ USITC phải xđ hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất, đe dọa
gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Mỹ.
5
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
1.2.3. Những quy định khi nhập khẩu vào Mỹ
 Trị giá hải quan:
Theo quy định của luật pháp Mỹ, trị giá hải quan (tức là trị giá chịu thuế nhập khẩu)
của Mỹ cơ bản được dựa trên trị giá giao dịch mà người mua đã thực trả hoặc sẽ phải trả
cho người bán.
Những chi phí sau đây không coi là trị giá giao dịch để áp thuế nhập khẩu nếu được

tách bạch trên hóa đơn bán hàng: Cước phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm; cước phí vận
tải nội địa từ nhà máy đến cảng ở nước xuất khẩu nếu giao hàng được thực hiện bằng một
vận đơn suốt; chi phí hợp lý cho xây lắp, lắp ráp, duy tu và trợ giúp kỹ thuật đối với hàng
hóa sau khi đã nhập vào Mỹ hoặc chi phí vận tải hàng hóa sau nhập khẩu; các loại thuế
nhập khẩu và thuế liên bang khác.
Ngược lại, những chi phí sau đây (nếu có và chưa nằm trong giá mà người mua đã trả
hoặc sẽ phải trả cho người bán) sẽ được cộng vào trị giá giao dịch để tính thuế nhập khẩu:
Các chi phí đóng gói hàng hóa mà người mua phải chịu; hoa hồng bán hàng mà người
mua phải chịu (hoa hồng người mua trả cho đại lý của người bán hoặc của nhà sản xuất);
phí bản quyền hoặc lixăng mà người mua phải trả như là một điều kiện của hợp đồng; các
khoản tiền phải trả cho người bán xuất phát từ việc bán lại hoặc sử dụng hàng hóa nhập
khẩu.
Trị giá hỗ trợ của người nhập khẩu dành cho nhà xuất khẩu. Trong thực tế có nhiều
trường hợp người nhập khẩu cung cấp dụng cụ, khuôn mẫu, nguyên liệu hoặc linh kiện
hoặc các mặt hàng khác với giá hạ hoặc miễn phí cho người xuất khẩu để sử dụng sản
xuất ra hàng hóa. Các thông số kỹ thuật và các bản vẽ thiết kế không phải được làm ở Mỹ
được người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu cũng coi là những trợ giúp và trị giá
của nó được cộng vào thành trị giá hải quan. Như vậy, trị giá tính thuế nhập khẩu có thể
khác với giá mà người mua và người bán đã thỏa thuận.
Trong trường hợp hải quan xác định trị giá giao dịch thể hiện trên chứng từ mua bán
không phải là giá đầy đủ hoặc có yếu tố giá nào đó không xác định được thì hải quan sẽ
sử dụng các phương pháp định giá khác để tính trị giá tính thuế nhập khẩu. Các phương
pháp này xếp theo thứ tự ưu tiên sử dụng gồm: trị giá giao dịch của hàng hóa cùng loại
hoặc tương tự, trị giá khấu trừ và trị giá tính toán.
6
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Thảo hóa đơn thương mại cho người nhập khẩu để kiểm tra thông qua trước khi lập
hóa đơn chính thức.
 Xuất xứ hàng hoá:
Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra hàng hóa. Tuy

nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có phức tạp và
khó khăn trong việc xác định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản
xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ
nhiều nước khác nhau.
Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến
đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng
hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để
mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Ví dụ, túi xách tay sản xuất ở Việt Nam bằng
da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam.
Tuy nhiên, trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công
việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được
tạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước
xuất xứ hàng hóa.
 Hóa đơn thương mại:
Hóa đơn thương mại là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng và
là cơ sở quan trọng để xác định trị giá hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.
Hàng nhập khẩu vào Mỹ không có hóa đơn thương mại có thể bị Hải quan giữ lại. Thông
tin trong hóa đơn thương mại không đầy đủ và/hoặc không trung thực và/hoặc không
chính xác có thể gây khó khăn và chậm trễ cho người nhập khẩu trong khâu giải phóng
hàng hoặc bị phạt tiền hoặc chịu “oan” thêm thuế nhập khẩu.
Đối với người xuất khẩu, thông tin không trung thực và/hoặc không chính xác trong
hóa đơn thương mại có thể dẫn đến bị Hải quan Mỹ phạt tiền hoặc cấm không cho xuất
hàng vào Mỹ hoặc ghi vào sổ đen để kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất khẩu sau đó.
7
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Hóa đơn thương mại phải được lập bằng tiếng Anh hoặc có bản dịch tiếng Anh chính
xác kèm theo. Một số thông tin yêu cầu (như trình bầy đưới đây) có thể được ghi ngay
trên hóa đơn hoặc trên phụ lục kèm theo.
Các yêu cầu đối với hóa đơn thương mại xuất hàng vào Mỹ rất nhiều và phức tạp.
Những thông tin yêu cầu có trong hóa đơn thương mại vượt quá xa mức bình thường và

không cần thiết đối với mục đích khai hải quan và tính thuế nhập khẩu. Yêu cầu này gây
khó khăn và tốn kém đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thâm nhập thị trường
như hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã
phải làm đi làm lại không dưới vài ba lần một hóa đơn thương mại xuất hàng sang Mỹ.
2. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
2.1. Tổng quan về quan hệ thương mại VN – Mỹ
Hai nước đã ký một số hiệp định, thỏa thuận về kinh tế:
- Tháng 8/1997, chính phủ mỹ thông qua quy chế đặc biệt cho phép cơ quan phát triển
Quốc tế Mỹ (USAID) hỗ trợ Việt Nam cải thiện hoạt động thương mại thông qua chương
trình hỗ trợ kỹ thuật về thương mại và chính sách thương mại
- Ngày 27/6/1997: hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả
Hiệp định gồm 11 điều, được ký tại Hà Nội do 1 lần ngoại trưởng Mỹ Albright thăm
Việt Nam đã ký với ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm. Hiệp định gồm 2 bản tiếng Việt và
tiếng Anh, tinh thần hiệp định dựa trên mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa VN và
Mỹ, đồng thời thừa nhận các lợi ích mà cả 2 quốc gia có từ sự bảo hộ lẫn nhau về quyền
tác giả
- Ngày 11/3/1998: tổng thống Clinton ban hành quy chế tạm miễn áp dụng cho Đạo
luật sửa đổi bổ sung Jackson – Vanik đối với VN, mở đường cho hoạt động nhiều công ty
và tổ chức của Mỹ tại VN. Đạo luật sửa đổi bổ sung Jackson – Vanik của Mỹ (1974) từ
chối các quan hệ kinh tế thị trường với một số quốc gia mà Mỹ đánh giá là có nền kinh tế
phi thị trường và có những hạn chế đối với các quyền di trú
- Ngày 26/3/1998: hiệp định hoạt động của cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC)
Việt Nam.
8
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
- Ngày 9/12/1999: hiệp định bảo lãnh khung và khuyến khích dự án đầu tư giữa ngân
hàng nhà nước VN và ngân hàng XNK Mỹ - EXIMBANK, cho EXIMBANK vào Việt
Nam.
- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Mỹ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực
từ ngày 10/12/2001).

Đây có thể coi là Hiệp định mang tính toàn diện gồm nhiều lĩnh vực như thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ… trong đó những nguyên tắc
pháp lý cơ bản làm nền tảng cho thương mại toàn cầu được vận dụng vào trong Hiệp định
thương mại của 2 nước.
- Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001).
Mỗi bên phù hợp với pháp chính của mình và các hiệp định song phương lien quan đến
sở hữu trí tuệ được ký kết hoặc sẽ được ký kết giữa các bên, bảo đảm bảo hộ 1 cách đầy
đủ và hiệu quả tài sản trí tuệ được tạo ra hoặc sử dụng cho các hoạt động hợp tác trong
khuôn khổ hiệp định này
- Hiệp định dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003 đến hết 31/12/2004).
Nếu các bên không chấm dứt hiệp định hoặc chấm dứt hiệp định trước 01/12/2004
hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho tới khi Việt Nam ra nhập WTO thì hiệp
định này sẽ tự động có hiệu lực them 1 năm nữa.
Theo đó trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo các mức cơ
sở nhất định. Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng them 7% mỗi năm (2% đối với các sản
phẩm từ len).
- Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004).
- Thư thỏa hiệp thỏa thuận hợp tác về phòng chống ma túy (có hiệu lực từ ngày
26/7/2004).
- Năm 2005: Hiệp định khung hợp tác về kinh tế kỹ thuật.
- Tháng 6/2005: Bản ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp.
- Ngày 14/5/2006: Mỹ và Việt Nam đạt được sự nhất trí trên nguyên tắc về việc Việt
Nam gia nhập WTO. Ngày 31/5/2006 hai nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm
9
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam -
Mỹ.
- Ngày 29/12/2006, tổng thống Bush ký tuyên bố trao PNTR (Quan hệ Thương mại
bình thường vĩnh viễn) cho Việt Nam.

- Ngày 15/03/2007: Mỹ và Việt Nam ký kết hiệp định hàng hải song phương tại
Washington D.C.
- Ngày 21/6/2007: thứ trưởng Bưu chính – Viễn thong Nguyễn Cẩm Tú và Phó Đại
diện Thương mại Karan Bhatia ký kết Hiệp định về khung Thương mại và Đầu tư (TIFA)
trong chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ 18 – 23/6.
- Trong năm 2007 và 2008, Mỹ đã thong qua 1 loạt đạo luật và các văn bản quy định
những điều kiện liên quan đến nhập khẩu 1 số mặt hàng, trong đó có những mặt hàng
chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam là đạo luật nông trại, đạo luật
Laccy sửa đổi tác động trực tiếp vào việc xuất khẩu hàng nông sản, gỗ, hàng tiêu dung,
vào thị trường Mỹ.
- Tháng 9/2008: ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ và tổng cục Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng Việt Nam (STAMEQ), thuộc bộ Khoa học và công nghệ, đã ký tuyên bố
chung về hợp tác trong lịnh vực an toàn sản phẩm tiêu dùng.
Kể từ khi HĐTM có hiệu lực tới nay, quan hệ buôn bán giữa 2 nước tăng nhanh: kim
ngạch xuất khẩu tăng cao, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng cao trong những năm gần
đây. Hiện có hơn 800 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam.
2.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp của Việt nam khi xuất khẩu
hàng hóa sang Mỹ
2.2.1. Cơ hội
- Thứ nhất, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong 6
tháng đầu năm 2013, Mỹ nhập hàng hóa của Việt Nam với tổng trị giá 10,9 tỷ USD, tăng
17,2% so cùng kỳ 2012. Theo Tổng cục Hải quan, với sự kiện Việt Nam trở thành thành
10
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, thương mại hàng
hóa song phương Việt Nam - Mỹ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 tiếp tục có
những bước khởi sắc đáng kể. Cho đến nay, Mỹ là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trên
toàn thế giới, đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong
khu vực Châu Mỹ.
- Thứ hai, Mỹ là thị trường có thị hiếu đa dạng và tương đối dễ tính. Đây là một dân

tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý càng mua sắm nhiều thì càng kích thích
sản xuất và dịch vụ tăng trương. Mỹ không phải thị trường cao cấp, trái lại là thị trường
rất dễ tiêu thụ, bởi có nhiều mức tiêu thụ hàng cho những người thu nhập cao, thu nhập
trung bình và thu nhập thấp. Hàng hóa có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán được
trên thị trường Mỹ. Các yếu tố phân phối, giá cả và chất lượng lần lượt là những yếu tố ưu
tiên đặc biệt trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân Mỹ…
- Thứ ba, thị trường này vẫn thường xuyên phải nhập khẩu với khối lượng lớn, nên
dù kinh tế suy thoái cũng không dễ cắt giảm mạnh ngay được. Hiện nay những mặt
hàng Việt Nam có thế mạnh và đang xuất khẩu mạnh như: may mặc, giày dép, thủy sản,
cà phê, sản phẩm gỗ cũng là những mặt hàng Mỹ thường xuyên phải nhập khẩu do cung
không đủ cầu.
- Thứ tư, cơ hội xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam:
 Dệt may: Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực lớn nhất:
- Nhu cầu nhập khẩu quần áo may sẵn, vải sợi, hàng thêu ren… là rất lớn.
- Chất lượng, mẫu mã hàng dệt may Việt Nam ngày càng phù hợp với tiêu dùng tại Mỹ
- Các công ty Mỹ thích kí hợp đồng mua hàng trực tiếp hơn là đặt gia công.
- Những quy định nhập khẩu tại Mỹ: Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá, sự
kiểm tra về chất lượng, nguyên liệu hàng hóa cũng “ít” khắt khe hơn so với Trung Quốc.
- Sự chuyển hướng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Mâu thuẫn giữa Trung
Quốc và Mỹ như việc điều chỉnh giá đồng nhân dân tệ, Mỹ áp thuế chống bán phá giá với
hàng dệt may Trung Quốc… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dệt may Việt Nam.
 Giày dép: Mỹ là thị trường nhập khẩu da giày lớn thứ hai:
11
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
- Được chú ý và đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã tại thị trường Mỹ.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng khá ổn định. Được hưởng ưu đãi về thuế.
- Giày dép Việt Nam có ưu thế về giá rẻ. Sản phẩm chiếm được ưu thế ở phân khúc thị
trường tiêu dùng thấp và trung bình, là khúc thị trường chiếm số đông và họ không quá
khắt khe về tiêu chuẩn, mẫu mã…
- Môi trường cạnh tranh tại Mỹ khá minh bạch.

 Thủy sản: Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai:
- Nhu cầu tiêu dùng trên thị trường lớn. Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế
giới.
- Chất lượng ngày càng được nâng cao, phù hợp với người tiêu dùng Mỹ
- Nguồn khai thác chính của Mỹ tại Vịnh Mexico bị thu hẹp. Nguyên nhân do sự cố
tràn khoan dầu năm 2010. Đây là cơ hội cho Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu hàng
thủy sản.
- Tín hiệu khả quan từ vụ kiện CBPG tôm của Việt Nam.
 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ: Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực lớn nhất:
- Xuất khẩu khá ổn định, tạo được lòng tin khách hàng.
- Cơ hội hợp tác với đối tác Mỹ nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại, uy tín nâng
cao
- Do không muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấp lớn là Trung Quốc nên dẫn tới
xu hướng thay đổi thị trường nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Mỹ.
- Ít nguy cơ bị kiện chống bán phá giá so với một số dối thủ.
- Khó khăn của các đối thủ lớn khác như Trung Quốc, Canada…
 Hàng nông sản:
- Cà phê: sản lượng cung ứng của Việt Nam rất dồi dào; thị trường Mỹ có tốc độ tăng
trưởng ổn định, đặc biệt là cà phê. Cà phê Việt Nam thích hợp cho việc pha chế ở Mỹ và
nhu cầu về cà phê đang tăng…
12
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
- Hạt điều: hình thành nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều với nhà máy chế biến công
suất cao, luôn trong trạng thái sẵn sàng cung ứng; các tiêu chuẩn thế giới dần được áp
dụng vào quy trình trồng trọt và chế biến điều tại Việt Nam giúp cải thiện chất lương,
nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh…
2.2.2. Thách thức
- Thứ nhất, những vướng mắc của hàng Việt Nam về các quy định pháp luật chặt
chẽ, chi tiết, các quy định về chất lượng, kỹ thuật… của Mỹ. Chẳng hạn như các quy
định về nhãn hiệu, thương hiệu; hạn ngạch nhập khẩu; các luật chống bán phá giá, chống

bán hạ giá… Có thể nói, đây là thách thức to lớn nhất đối với hàng hóa của Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ.
- Thứ hai, là các vấn đề về gian lận thương mại.
- Thứ ba, công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.
- Thứ tư, thách thức đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:
 Dệt may:
- Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chịu sự giám sát chặt chẽ của Mỹ.
- Hầu hết các doanh nghiệp may Việt Nam là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu
tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Điều này ảnh hướng đến khả
năng đáp ứng các hợp đồng lớn từ phía Mỹ. Ngoài ra, vốn ít, quy mô nhỏ, các doanh
nghiệp Việt Nam không đủ tiềm lực theo đuổi các vụ kiện thương mại dẫn đến bị thiệt
thòi.
- Những quy định mới gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn như
trước đây, luật quy định buộc tái xuất các sản phẩm vi phạm an toàn khi nhập khẩu vào
Mỹ thì hiện nay quy định mới cho phép CPSC có quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm
tính an toàn…
- Trung Quốc đã được dỡ bỏ hạn ngạch. Từ khi hết hạn ngạch, hàng dệt may giá rẻ
Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ, ảnh hưởng tới xuất khẩu của hàng Việt Nam.
 Giày dép:
13
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
- Không đáp ứng được yêu cầu đối tác do quy mô doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ,
trong khi đó, nhà nhập khẩu giày dép của Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn.
- Doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp giày dép vào
Mỹ. Cơ hội xuất khẩu vào thị trường đã rõ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam
chưa có sự chuẩn bị cũng như đầu tư nhiều cho thị trường này.
- Hàng giày dép bị kiểm tra khá nghiêm ngặt. Việc áp dụng Đạo luật An toàn sản phẩm
tiêu dùng (CPSIA) tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải gia tăng năng lực để kiểm soát
được vấn đề an toàn của sản phẩm. Khó hơn nữa khi khoảng 60% nguyên liệu và hóa chất
sản xuất phải nhập khẩu từ các nước, khó kiểm soát và thu được đầy đủ giấy tờ chứng

minh.
- Khó gia tăng thị phần do thị trường đã khá ổn định.
 Thủy sản:
- Các mặt hàng thủy sản còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại
thủy sản đông lạnh và thủy sản khô. Như vậy, rất khó cạnh tranh với các nước và dễ bị
gặp rủi ro.
- Xuất khẩu thủy sản và Mỹ phải tuân theo những rào cản, quy định, tiêu chuẩn khắt
khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu… Các lô hàng thủy sản xuất
khẩu vào Mỹ bị kiểm tra khá chặt chẽ, lô hàng không đạt chuẩn sẽ bị gửi trả về nước.
- Mặt hàng thủy sản Việt Nam gặp khó khăn bởi đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá
đối với tôm và cá tra, cá basa.
- Tại thị trường Mỹ, mức độ cạnh tranh đối với mặt hàng thủy sản là rất gay gắt. Trong
khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn tự cạnh tranh lẫn nhau.
- Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa chú trọng đến thương hiệu.
 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ:
- Sản phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được sản xuất thủ công, chất lượng sản phẩm thường
không đồng nhất. Trong khi đó, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu Mỹ lại khá khắt khe.
- Nhà nhập khẩu Mỹ là thường đặt những đơn hàng lớn, thời gian tương đối ngắn. Vì
thế không đáp ứng được yêu cầu của đối tác do quy mô doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt
14
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Nam chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, một doanh nghiệp không thể đáp ứng được đơn hàng,
kết hợp với các doanh nghiệp khác thì phía Mỹ không đồng ý, vì cho rằng sản phẩm sẽ
không đồng nhất, phức tạp trong khâu gom hàng, vận chuyển. Họ chuyển sang đối tác
Trung Quốc, có thể đáp ứng yêu cầu của họ.
- Sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Mỹ phải được kiểm tra chặt chẽ, theo đúng hệ thống tiêu
chuẩn của họ. Ngoài ra, Đạo luật Lacey đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam
(nghiêm cấm nhập khẩu, bán hoặc kd gỗ và sp gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào Mỹ).
Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết về nguồn gốc, kê khai
đầy đủ theo mẫu do Mỹ quy định.

- Vẫn có nguy cơ bị kiện chống phá giá.
 Hàng nông sản:
- Cà phê: chất lượng thấp nên giá không bằng các nước khác. Xu hướng tiêu dùng Mỹ
chuyển sang sử dụng các loại cà phê chất lượng cao và có xuất xứ rõ ràng. Thương hiệu
cũng là một vấn đề đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ. Doanh nghiệp Việt
Nam chủ yếu thông qua trung gian xuất khẩu sang Mỹ trong khi các đối tác Mỹ không
thích làm việc qua trung gian.
- Hạt điều: các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều chủ yếu là vừa và nhỏ, thiếu
các điều kiện về vốn, cnghệ, kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường. Rào cản kỹ thuật trong
thương mại…
2.3. Thực trạng hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm vừa
qua
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ
Mỹ là một cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế, khoa học công nghệ, có tài
nguyên rất phong phú. Vì vậy, thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn và quan trọng
nhất trên thế giới. Trong những năm vừa qua, Mỹ liên tục là thị trường dẫn đầu về kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ 2007 – 2012
15
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Năm
Kim ngạch
xuất khẩu
(triệu USD)
% thay đổi
(%)
Tổng kim
ngạch xuất
khẩu cả nước
(triệu USD)

Tỷ trọng trong
tổng KNXK cả
nước (%)
2007 10.089. 128,6 48.561 20,78
2008 11.869 117,6 62.685 18,93
2009 11.356 95,7 57.096 19,89
2010 14.238 125,4 72.192 19,72
2011 16.928 118,9 96.906 17,47
2012 19.668 116,2 114.573 17,17
6T/ 2013 10.889 - 61.539 17,69
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Qua bảng 2.1 ta thấy nhìn chung trong giai đoạn 2007 – 2012, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng từ 10,1 tỷ USD năm 2007 lên đến
19,7 tỷ USD năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19%/năm. Năm 2009, dưới sự
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kim ngạch xuất khẩu có sự giảm so với năm
2008 là 4,3% đạt 11,4 tỷ USD nhưng vẫn cao hơn kim ngạch năm 2007 là 10,1 tỷ USD.
Năm 2010 đánh dấu sự tăng mạnh về kim ngạch, kim ngạch đạt 14,2 tỷ USD đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân là 25,4%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt
được khá cao là 10,9 tỷ USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong giai đoạn 2007 – 2012 có xu hướng
giảm tuy nhiên vẫn ở mức rất cao.
2.3.2. Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ rất đa dạng về chủng loại. Các mặt hàng
chủ lực xuất khẩu sang thị trường này bao gồm: hàng dệt may, giầy dép, gỗ và sản phẩm
gỗ, dầu thô, hải sản, hàng nông sản…
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Mỹ
16
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 6-2013
Tổng số

10.089.12
8
11.868.509 11.355.757
14.238.13
2
16.927.763
19.667.94
0
10.888.822
Hàng dệt may 4.465.193 5.105.740 4.994.916 6.117.915 6.883.607 7.458.252 3.981.394
Giày dép 885.147 1.075.130 1.038.826 1.407.310 1.907.600 2.243.034 1.273.751
Gỗ và sp gỗ 948.473 1.063.990 1.100.184 1.392.557 1.435.099 1.785.640 875.607
Dầu thô 782.205 997.980 469.934 360.221 428.918 360.128 338.773
Hải sản 728.523 738.888 711.149 955.930 1.159.268 1.166.915 578.568
Máy vi tính, linh kiện 273.383 304.871 433.219 593.879 555.699 935.417 636.261
Hạt điều 227.851 267.718 255.224 372.368 397.659 406.518 228.919
Cà phê 212.666 210.770 196.674 250.132 341.093 459.616 194.743
Cao su 39.120 43.337 50.105 63.326 89.552 111.803 50.249
Hạt tiêu 20.742 46.585 43.615 57.627 144.843 120.384 120.080
Chè 2.426 3.024 5.730 4.917 4.937 8.969 4.946
Gạo 523 1.610 - - 11.332 27.434 15.811
Hàng rau quả 20.305 19.447 21.644 25.843 28.864 39.869 23.858
Túi xách, ví, vaili, mũ, ô 204.724 235.095 224.138 332.198 458.848 623.979 391.624
Dây điện, dây cáp điện 82.620 97.389 91.188 153.771 214.303 74.977 20.585
Sản phẩm từ chất dẻo 137.863 165.517 131.966 107.473 130.574 168.368 90.483
Sản phẩm gốm sứ 39.540 40.638 29.322 33.036 36.279 38.240 22.594
Sp mây, tre, cói, thảm 27.178 32.332 24.460 33.821 31.786 41.115 23.762
Sp đá quý, kim loại quý 20.799 22.339 34.660 51.391 72.557 106.839 116.206
Hàng hóa khác 969.847 1.396.109 1498.803 1.924.417 2.594.945 3.490.443 1.900.608
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

17
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Qua bảng 2.2, ta thấy kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Mỹ có
nhiều biến động. Nhìn chung ta thấy có sự tăng giảm về kim ngạch tùy vào từng mặt
hàng. Trong giai đoạn từ năm 2007-2012, 4 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch
xuất khẩu trên 1 tỷ USD là hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hải sản. Các mặt
hàng nông sản: hạt tiêu, hạt điều, gạo, cà phê, chè, hàng rau quả,… cũng chiếm tỷ trọng
không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Ngoài ra hàng hóa
xuất khẩu sang Mỹ còn bao gồm: Túi xách, ví, vaili, mũ, ô dù; Dây điện và dây cáp điện;
Sản phẩm từ chất dẻo; Sản phẩm gốm sứ; Sản phẩm mây, tre, cói & thảm; Sản phẩm đá
quý & kim loại quý và một số hàng hóa khác.
2.3.3. Phân tích một số mặt hàng chủ yếu
 Hàng dệt may:
Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản
trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng dệt may của Việt Nam chiếm
trung bình khoảng hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Năm
2008, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 tại thị trường Mỹ.
Trong giai đoạn 2007 – 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
liên tục tăng qua các năm từ 4,5 tỷ USD năm 2007 lên tới 7,5 tỷ USD năm 2012 đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân 13,4%/năm. Mặc dù năm 2009 chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế nhưng kim ngạch của hàng dệt may chỉ giảm 2,17% so với năm 2008. Hàng
dệt may là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường Mỹ, năm 2011 và năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
lần lượt chiếm 40,7% và 37,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Yêu cầu pháp lý về hàng dệt may nhập khẩu sang Mỹ bao gồm những nguyên tắc về
xuất xứ hàng hóa và Đạo luật Cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) về tính dễ
cháy của vãi, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo đặc biệt là quần
áo trẻ em.
 Giày dép:
Mỹ là thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới. Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

đã chiếm một thị phần nhất định. Theo số liệu thống kê, hiện nay Mỹ là thị trường nhập
khẩu giày dép lớn thứ 2 của Việt Nam sau EU.
18
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch
xuất khẩu giày dép cả nước và chiếm trung bình khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa sang Mỹ. Năm 2008 có sự tăng trưởng vượt bậc, kim ngach xuất khẩu sang Mỹ
bước sang con số 1 tỷ USD tăng 21,5% so với năm 2007. Do sự biến động của tình hình
kinh tế thế giới năm 2009 có sự sụt giảm so với năm 2007 tuy nhiên vẫn đạt trên mức 1 tỷ
USD. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu là 1,9 tỷ USD đạt tốc độ tăng trưởng 35,5%. Sang
năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,24 tỷ USD tăng 17,6 % so với năm 2011 và chiếm
11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Yêu cầu pháp lý về mặt hàng giày dép sang Mỹ bao gồm các điều luật ảnh hưởng tới
giày dép như Luật nhãn mác, Luật chất thải rắn, Luật sở hữu trí tuệ, Luật địa phương,
Quy định về vật liệu làm giày dép,… cùng với Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu
dùng (CPSIA) có hiệu lực từ 1/2/2010.
 Gỗ và sản phẩm gỗ:
Con người ngày càng có xu hướng trở về với thiên nhiên do vật các sản phẩm nội,
ngoại thất bằng gỗ đang được sử dụng rộng rãi. Việt Nam là nước đứng thứ 5 về xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ lớn nhất thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong giai đoạn 2007 – 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn theo chiều
hướng gia tăng. Tuy tốc độ gia tăng không lớn chỉ khoảng 17,6%/năm nhưng hàng năm
đều tăng khá ổn định. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 948,5 triệu USD chiếm tỷ
trọng 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Bắt đầu từ năm 2008 đến 2012,
kim ngạch xuất khẩu luôn ở trên mức 1 tỷ USD đưa mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ vào câu
lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD sang Mỹ. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD tăng
24,4% so với năm 2011.
Yêu cầu pháp lý về mặt hàng gỗ sang Mỹ có Đạo luật Nông nghiệp 2008, Đạo luật
Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, các sản phẩm phải có chứng nhận FSC của

Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới, Luật vải dễ cháy (FTA) đối với cá sản phẩm
chứa thành phần dệt…
 Hải sản:
19
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Hải sản là thực phẩm quan trọng tại Mỹ, hầu như có mặt trong mọi bữa ăn hàng ngày.
Mặt hàng hải sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thị
trường Mỹ là thị trường nhập khẩu mặt hàng hải sản lớn thứ 3 của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ nhìn chung có sự tăng trưởng nhẹ trong giai
đoạn 2007 – 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình là 12%/năm. Năm 2009 có sự giảm mạnh
giảm 3,8% so với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm
2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 955,9 triệu USD tăng khoảng 34,4% so với năm 2009 và
chiếm tỷ trọng 6,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Năm 2011 và 2012
kim ngạch xuất khẩu đã vượt mức 1 tỷ USD.
Yêu cầu pháp lý đối với hàng hải sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ bao gồm: Luật thực
phẩm, Đạo luật nông nghiệp 2008.
 Hàng nông sản:
Các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ bao gồm hạt điều,
cà phê, cao su, hạt tiêu, chè gạo, hàng rau quả,… Trong các mặt hàng này thì hạt điều và
cà phê có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ.
Hạt điều: trong giai đoạn 2007 – 2012 kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng từ 227,9 triệu
USD lên đến 406,5 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng 15,7%/năm và chiếm tỷ trọng trung
bình trên 2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Năm 2009 kim ngạch xuất
khẩu đạt 255,2 triệu USD mức tăng trưởng giảm 4,7%. Sang năm 2010, kim ngạch đã
tăng trở lại đạt 372,4 triệu USD tốc độ tăng trưởng kỷ lục là 45,9%.
Cà phê: Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cà
phê sang Mỹ có sự giảm nhẹ trong 2 năm 2008 và 2009 sau đó lại tăng trở lại. Trong giai
đoạn 2007 – 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch xuất khẩu đạt 23,2%.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 341,1 triệu USD tăng 36,4% so với năm 2010 và

chiếm tỷ trọng là 2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu
năm 2012 đtạ 459,6 triệu USD tăng 34,7% so với năm 2011.
20
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
2.4. Những hạn chế của xuất khẩu hàng hóa Việt nam sang thị trường Mỹ
- Sự tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với quy mô thị trường Mỹ
là chưa phù hợp. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé so với
nhu cầu nhập khẩu rất lớn của Mỹ.
- Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, sự tăng trưởng vẫn tập trung mạnh ở
các mặt hàng truyền thống, những mặt hàng xuất khẩu mới vẫn còn hạn chế. Tính đa dạng
hóa mặt hàng xuất khẩu của nước ta sang kh còn yếu. Các mặt hàng xuất khẩu cơ bản vẫn
là các sản phẩm sơ chế, hàng nguyên liệu thô, tỷ trọng hàng chế biến rất nhỏ.
- Điểm hạn chế lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam là vấn đề thương hiệu, chất
lượng và giá cả sản phẩm chưa tạo ra được sự cạnh tranh nổi trội. Năng lực cung cấp và
tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, quy mô và quy trình sản xuất chưa đáp
ứng được đủ các yêu cầu.
- Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ bắt buộc phải tuân thủ và đáp ứng
yêu cầu theo nhiều qui định và đạo luật khác nhau.
- Các doanh nghiệp Việt Nam khi mới tham gia xuất khẩu còn thiếu tính chuyên nghiệp
chưa có kinh nghiệm trong mối quan hệ làm ăn và xử lý tình huống xảy ra.
2.5. Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ
2.5.1. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu
- Cần phải tăng cường nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ hệ
thống rào cản phi thuế quan với những chi tiết về danh mục hàng hóa, những mặt hàng
hạn chế nhập khẩu và cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, về những đạo luật của Mỹ
như Luật chống bán phá giá, Luật thuế bù trừ, Luật chống khủng bố sinh học… thông qua
nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn như thông qua đối tác yêu cầu họ cung cấp thông
tin cần thiết hoặc thông qua các tổ chức kinh tế, thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán và
thương vụ Việt Nam tại Mỹ… Ngoài ra, cần phải am hiểu tường tận thị trường Mỹ thông
qua việc nghiên cứu thận trọng cả bằng các tư liệu và cả trên thực tế như tìm hiểu nhu

cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đặc điểm của thị trường Mỹ, hiểu rõ xu hướng phát
21
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
triển chung của thị trường đối với các danh mục sản phẩm xuất khẩu trong chiến lược
kinh doanh của các doanh nghiệp…
- Xây dựng các chiến lược sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đạt chất lượng cao: Các
mặt hàng xuất khẩu của Việt nam cần phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng. Hơn nữa các
sản phẩm sản xuất ra phải có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng lẫn giá cả sản phẩm,
cần phải cải tiến mẫu mã và hình thức của sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của
người dân Mỹ. Để đạt được điều này thì các doanh nghiệp cần sản xuất các mặt hàng xuất
khẩu trên dây chuyền hiện đại, kỹ năng và nghiệp vụ của công nhân cần phải được nâng
cao…
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ: Các doanh nghiệp
cần tổ chức xúc tiến trực tiếp thông qua khảo sát và tìm kiếm khách hàng trên thị trường
Mỹ, tham gia tích cực vào các hội trợ triển lãm, tổ chức các cuộc hội thảo…; tiếp thị các
mặt hàng bằng cách xây dựng trang Web của Công ty với thiết kế khoa học và gây được
ấn tượng cho khách hàng; xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của mình trên thị
trường; tăng cường và mở rộng các hoạt động thương mại điện tử…
2.5.2. Về phía Nhà nước
- Nhà nước cần phải thể hiện rõ vai trò của mình trong các hoạt động xuất khẩu: Đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị
trường, tìm kiếm vốn, trợ giúp về mặt pháp lý, hỗ trợ thông tin, có các ưu đãi và hỗ trợ tài
chính để các doanh nghiệp đổi mới và nâng cấp công nghệ sản xuất, có các chính sách
miễn giảm các loại thuế…
- Nhà nước đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động đối ngoại với Mỹ.
- Nhà nước chủ động phát triển nguồn nhân lực.
2.5.3. Một số giải pháp đối với mặt hàng cụ thể
 Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Mỹ:
- Về cơ cấu, mẫu mã: tập trung hơn nữa vào việc đổi mới cơ cấu, mẫu mã sản phẩm,
phát triển các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao

- Về những quy định, rào cản nhập khẩu của thị trường Mỹ: theo dõi sát diễn biến,
cũng như chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của phía Mỹ.
22
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
- Chủ động trong hoạt động xúc tiến thương mại
- Nâng cao năng lực sản xuất: Các doanh nghiệp cần mạnh dạn trang bị những thiết bị,
máy móc, đặc biệt là các loại may chuyên dụng, có thể làm gia tăng năng suất, và sản xuất
được những mẫu hàng khó, đáp ứng đúng tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu.
- Đầu tư vào nguồn nhân lực: Doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến đời sống công
nhân và thực hiện các chương trình đào tạo, rèn luyện tay nghề cho họ. Mặt khác, cần
nâng cao năng lực của nhà quản lý đặc biệt trong vấn đề thương thảo hợp đồng, đàm
phán…tránh bị “yếu thế” trước nhà nhập khẩu lớn mà bị mất quyền lợi.
- Các doanh nghiệp cần chủ động và linh hoạt hơn: phải tính toán là mình bán sản
phẩm gì, giá cả có thể giảm đến mức độ nào, hoặc giá cả mình có thể giữ nguyên nhưng
phải tăng chất lượng dịch vụ cho các nhà nhập khẩu để có thể có được sự thiện cảm của
các công ty đó, trên cơ sở đó tiếp tục có được đơn hàng.
 Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm giày
dép, đáp ứng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường này. Chất lượng sản phẩm ở đây,
thể hiện cả ở tính năng sử dụng và mức độ an toàn đối với người sử dùng.
- Cập nhật, thay đổi mẫu mã, thiết kế.
- Mở rộng qui mô doanh nghiệp: Đơn hàng tại Mỹ thường rất lớn và thời gian giao
hàng thường không kéo dài, do vậy, qui mô doanh nghiệp đóng vai trò quyết đinh có nhận
được hợp đồng hay không. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó có được hợp đồng lớn
từ phía Mỹ thì cần liên kết lại với nhau, chia sẽ và cùng nhau thực hiện hợp đồng, đây
cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng qui mô và thu được lợi nhuận cao.
- Chú ý xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng chuỗi cung cấp.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.
- Nâng cao năng lực quản lý và hoạt động doanh nghiệp

- Gia công cho các nhãn hiệu ở khúc thị trường cao cấp để gia tăng giá trị
23
Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Ngành giày dép Việt Nam chủ yếu gia tăng kim ngạch nhờ gia công cho nước ngoài,
bán hàng trực tiếp còn hạn chế. Tuy nhiên, cũng cần “gia công có hiệu quả”, gia công cho
các nhãn hiệu lớn và ở khúc thị trường cao cấp như Nike, Adidas hay Columbia, JC
Penney… sẽ có giá trị cao hơn. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nổ lực đáp ứng được
những tiêu chuẩn mà họ cũng đặt ra.
 Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Mỹ:
- Về chất lượng sản phẩm.
Từng bước xây dựng hình ảnh, chất lượng với người tiêu dùng. Thị phần mặt hàng
thủy sản xuất khẩu tại Mỹ còn tương đối thấp, do vậy, các doanh nghiệp càng phải hết sức
thận trọng, đảm bảo đúng chất lượng với người tiêu dùng, nhằm tạo lòng tin và từng bước
thu hút khách hàng.
- Về nguyên liệu sản xuất, chế biến.
Thiếu nguyên liệu đang là vấn đề đau đầu đối với toàn ngành xuất khẩu thủy sản. Để
xuất khẩu ổn định vào Mỹ, các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầy đủ,
tránh tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất trong thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp cần
liên kết chặt chẽ và hỗ trợ cho các nhà nuôi trồng thủy sản trong nước, đây là nguồn cung
đầu vào ổn định. Bên cạnh đó, giá cả cũng rẻ hơn, so với nguyên liệu nhập khẩu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
Doanh nghiệp thủy sản nên ứng dụng công nghệ thông tin thông minh vào công tác
quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng chế biến cho đến quá trình vận chuyển và
phân phối. Bên cạnh đó là công nghệ cảm ứng và phần mềm truy xuất nhằm giúp các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản nắm bắt những thông tin quan trọng về thủy sản
như nguồn gốc xuất xứ, ngày đánh bắt, nhiệt độ vận chuyển.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.
- Xây dựng thương hiệu mặt hàng thủy sản.
24

×