Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Công ty cổ phần và sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.93 KB, 24 trang )

Mục lục
Phần I : Công ty cổ phần và sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc ở Việt
Nam
I. Khái quát về công ty cổ phần
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Sự ra đời và phát triển
3. Ưu thế và hạn chế của công ty cổ phần
II. Thực trạng doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam và sự cần thiết cổ phần hoá
Phần II : Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam
1. Mục tiêu và các bớc
2. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam
3. Những đánh giá chung
Phần III : Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nớc
1
Lời nói đầu
Công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nớc là một
thách thức lớn đối với Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, những năm cuối
thế kỷ 20. Đảng và Nhà nớc ta đã nỗ lực, hy vọng có thể thành lập thị trờng trờng
chứng khoán vào đầu một thiên niên kỷ tới, mà trớc hết công việc có tầm quan trọng
chiến lợc là cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nớc, những Công ty cổ phần chính là
những tế bào của cơ thể thị trờng chứng khoán.
Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nớc trong diện cổ phần hoá còn rất nhiều bỡ
ngỡ và gặp không ít khó khăn , trở ngại trong việc thực hiện cổ phần hoá. Hầu hết hệ
thống các doanh nghiệp nhà nớc đã hình thành từ thời quản lí tập trung bao cấp, khi
chuyển sang cơ chế mới lại thiếu kiểm soát chặt chẽ nên phát triển tràn lan. Một
trong những bộ phận quan trọng doanh nghiệp nhà nớc không đủ điều kiện tối thiểu,
trang bị quá đơn sơ, trách nhiệm tài sản không đợc phân định rõ ràng. Mặt khác trong
điều kiện kinh tế t nhân còn quá non yếu, chỉ mới hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp nên doanh nghiệp nhà nớc cha thể tập
trung toàn lực cho yêu cầu phát triển ở những ngành, lĩnh vực then chốt .


Để duy trì tốc độ phát triển cao , Việt Nam đã bắt đầu phải đối mặt với những
thách thức về nguồn lực đầu t cho phát triển . Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của
các nớc trên thế giới và khu vực đã làm giảm nguồn vốn đầu t vào Việt Nam từ
khoảng gần 10 tỷ USD hàng năm xuống 2 tỷ USD trong năm 1998, trong khi đó theo
tính toán của các nhà phân tích kinh tế: Để Việt Nam duy trì đợc tốc độ phát triển 6 -
7 % hàng năm thì vốn đầu t lên đến 400 - 500 tỷ USD. Để có thể huy động đợc nguồn
vốn khổng lồ chắc chắn không thể chỉ dựa vào nguồn nội lực để phát triển kinh tế đất
nớc. Chính vì vậy mà cổ phần hoá đã trở thành chủ trơng lớn của Đảng và nhà nớc ta ,
nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nớc và thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế - xã hội.
2
Vì điều kiện và năng lực có hạn nên ngời viết xin trình bầy một số cơ sở lí luận
của Công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc ở nớc ta.
Bài viết này gồm 3 phần :
Phần I : Công ty cổ phần và sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc ở Việt
Nam
Phần II : Thực trạng cổ phần hoá dnnn ở Việt Nam
Phần III: Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nớc
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Minh Hằng đã tận tình hớng
dẫn và giúp đỡ em hoàn bài tiểu luận này.
3
Phần I
Công ty cổ phần và sự cần thiết cổ phần hoá
I. Khái niệm và đặc điểm :
1. Khái niệm :
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh do nhiều ngời góp vốn , nhng
đóng góp với hình thức cổ phần thông qua việc phát hành cổ phiếu .
Vậy công ty cổ phần có hai đặc điểm :
1. Nhiều ngời góp vốn (tơng tự công ty trách nhiệm hữu hạn ).

2. Góp vốn thông qua phát hành cổ phiếu (Đặc điểm này khác với công ty
trách nhiệm hữu hạn , vì công ty trách nhiệm hữu hạn không đợc phát hành cổ
phiếu ).
Cổ phần : là phần vốn của công ty đợc chia thành nhiều phần bằng nhau và đợc
phát hành dới nhiều hình thức cổ phiếu gọi là cổ phần .
Cổ phiếu là phiếu chứng nhận phần góp vốn của cổ đông và quyền đợc hởng lãi
suất cổ phần của cổ đông .
Cổ phiếu có hai loại :
1. Loại u đãi (có ghi danh): loại này giành đợc cho các sáng lập viên và các thành
viên của Hội đồng quản trị . Đặc điểm của loại này là không đợc chuyển nhợng , mua
bán , đó là một sự ràng buộc phải gắn bó với công ty suốt đời .
Trong trờng hợp công ty bị phá sản thì cổ phiếu u đãi là loại cổ phiếu đợc thanh toán
trớc.
2.Cổ phiếu th ờng là loại cổ phiếu không ghi danh đợc tự do mua bán, chuyển nhợng ,
nghĩa là đợc phát hành rộng rãi trên thị trờng . Loại này khác cổ phiếu u đãi ở chỗ :
lãi suất không ổn định , điều kiện rủi ro cao hơn cổ phiếu u đãi và biến động theo sự
kinh doanh của công ty . Khi công ty bị phá sản thì cổ phiếu thờng phải thanh toán
sau cổ phiếu u đãi .
4
Trái phiếu : (phát hành để huy động vốn bổ sung) là phiếu ghi nợ mà ngời mua
trái phiếu thành chủ nợ , ngời phát hành là con nợ ( công ty cổ phần là con nợ ).
Đặc điểm trái phiếu là đợc tự do chuyển nhợng , mua bán , khả năng thanh toán
cao , lãi suất trái phiếu ổn định. Khi công ty bị phá sản thì trái phiếu đợc thanh
toán trớc cổ phiếu.
Giá cổ phiếu: Vốn cổ phần
Mệnh giá ( giá danh nghĩa ) =
Tổng số cổ phiếu phát hành
Giá thị trờng : là giá thực giao dịch trên thị trờng. Nếu mệnh giá không đổi thì
giá trên thị trờng ổn định. Trên thị trờng giá luôn biến động theo các yếu tố sau :
+ Lãi suất cổ phần (công ty nào có lãi suất cổ phần cao thì cổ phiếu của công ty

đó đợc mua nhiều hơn và làm cho giá thị trờng tăng lên, lãi suất chịu tác động
thực trạng và tơng lai của công ty ).
+ Lãi suất ngân hàng ảnh hởng đến giá thị trờng của cổ phiếu
+ Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nớc và trên thị trờng thế
giới ảnh hởng đến giá thị trờng của cổ phiếu
Bên cạnh đó các hiện tợng xã hội nh bãi công, thay đổi nguyên thủ quốc gia sẽ
ảnh hởng đến giá cổ phiếu trên thị trờng.
Cổ đông là ngời góp vốn, ngời nắm giữ cổ phiếu, có quyền quyết định đối với
hoạt động của công ty. Quyền hạn của cổ đông phụ thuộc vào vốn, nếu vốn cao thì
quyền hạn cao và ngợc lại. Cổ phần nhỏ hơn hoặc bằng 50% gọi là cổ phiếu chi
phối, nếu nhỏ hơn hoặc bằng 20% vốn của công ty gọi là cổ phần kiểm soát.
Họp đại hội đồng có thể họp đại biểu cổ đông căn cứ vào vốn cổ phiếu. Lá phiếu của
cổ đông phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông đó sở hữu : vai trò phụ thuộc vào số cổ
phần sở hữu.
2. Sự ra đời của công ty cổ phần và phát triển :
Sự ra đời của công ty cổ phần là tất yếu khách quan
Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỉ thứ 16 ở các nớc phát triển , đến nay đã có lịch
sử phát triển hàng trăm năm . Công ty cổ phần là sự hình thành một kiểu tổ chức
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trờng , nó ra đời không nằm trong ý muốn chủ
5
quan của bất kì lực lợng nào mà là một quá trình phát triển kinh tế khách quan , do
những nguyên nhân sau:
- Quá trình xã hội hoá t bản , tăng cờng tích luỹ và tập trung t bản ngày càng cao là
nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy công ty cổ phần ra đời .
- Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí của tiến bộ kĩ thuật tạo
động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển . Công ty cổ phần ra đời rất
sớm (thế kỉ 16) nhng phải đến cuối thế kỉ 19 mới đợc phát triển một cách rông rãi
và trở thành phổ biến trong các nớc t bản . Công ty cổ phần hình thành và phát
triển mạnh mẽ , phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lợng sản xuất
và yêu cầu khắc nghiệt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng

- Sự phát triển rông rãi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần
ra đời và phát triển vì :
Việc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể nào thực hiện đợc nếu
không có thị trờng tiền tệ phát triển , không có những doanh nghiệp và dân c có
nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trờng .
Thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển của các công ty cổ phần trên thế giới đều
chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ đợc thông qua các ngân hàng, đôi khi còn do
bản thân ngân hàng tiến hành . Chẳng hạn ở Đức năm 1896 , trong ngành điện lực
có 39 công ty cổ phần . Hầu hết các công ty cổ phần này đều nảy sinh từ sự giúp
đỡ của các ngân hàng . Nh vậy về lịch sử cũng nh về logic tín dụng là một cơ sở
trực tiếp , là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển .
Tuy nhiên công ty cổ phần không đồng nhất với hình thức tín dụng. Khi mua cổ
phiếu ngời mua không phải là ngời cho vay của công ty cổ phần , mà là ngời chủ
chung của công ty đó . Nh trên thực tế , việc bỏ vốn tiền ra mua cổ phiếu chẳng qua
là việc chuyển hoá vốn đó thành vốn sinh lợi tức . Đứng về mặt kinh tế thuần tuý
không thể coi ngời chủ cổ phần với ngời chủ cho vay là một , ngời chủ cho vay đòi
hỏi phải có ngời vay. Trái lại xuất hiện sự xuất hiện của công ty cổ phần là thủ tiêu
ngời cho vay mà thay vào đó là ngời quản lí và ngời giám đốc làm thuê, lợi tức của
vốn cho vay cũng phải là lợi nhuận doanh nghiệp và đối lập với lợi nhuận doanh
nghiệp với t cách là thu nhập do quyền sở hữu mang lại : lợi tức cổ phiếu mà ngời chủ
cổ phiếu nhận đợc có nghĩa là toàn bộ lợi nhuận chuyển hoá thành hình thái lợi tức .
6
Nh vậy công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mới , một loại hình trên cơ sở tín
dụng.
Trong lịch sử công ty cổ phần là một kiểu tổ chức doanh nghiệp có nhiều u thế ,vì
thế các nhà nớc t bản độc quyền đã coi trọng loại hình này . Nhiều nhà nớc t bản độc
quyền đã sử dụng các tổ chức tài chính đa dạng để tạo khả năng huy động vốn dới
hình thức phát hành cổ phiếu ,trái phiếu ;đồng thời sử dụng quyền lực trong việc tạo
ra môi trờng kinh tế , yếu tố tâm lí cũng nh cơ sở pháp luật thuận lợi thúc đẩy nhanh
quá trình cổ phần hoá tạo điều kiện ra đời các công ty cổ phần . Với các động tác

này , các công ty cổ phần đã phát triển mạnh và thịnh hành trong giai đoạn chủ nghĩa
t bản độc quyền nhà nớc và trở thành phổ biến ở các nớc có nền kinh tế thị trờng phát
triển mạnh mẽ. Ví dụ ở Mĩ vào năm 1939 số lợng các công ty cổ phần chiếm 51,7%
tổng số các tổ chức kinh doanh công nghiệp và 92,6% giá trị tổng sản lợng công
nghiệp .
Tóm lại công ty cổ phần là quá trình phát triển kinh tế khách quan do đòi hỏi của sự
hình thành và phát triển nền kinh tế thị trờng , nó là kết quả tất yếu của quá trình tập
trung t bản , nó diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công
nghiệp và sự tự do cạnh tranh dới chủ nghĩa t bản .
3.Ưu thế và hạn chế của công ty cổ phần
Những u thế cơ bản của công ty cổ phần là khả năng huy động vốn cao nhanh
chóng, đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh . Kinh tế càng phát triển, càng thay đổi thì
sự rủi ro càng cao và hình thức công ty cổ phần là hình thức giúp nhà kinh doanh hạn
chế đợc rủi ro , tức là tránh đợc rủi ro bằng cách cùng lúc đầu t vào nhiều công ty
khác nhau , chia rủi ro cho nhiều ngời vì công ty cổ phần là công ty của nhiều ngời và
chế độ trách nhiệm hữu hạn ; tận dụng trí tuệ của nhiều ngời ( cổ đông , hội đồng
quản trị ). Tổ chức công ty cổ phần có tinh thần dân chủ cao nên phát huy đợc trí tuệ
của nhiều ngời , kinh tế càng phát triển thì lợi thế này càng trở nên quan trọng .
Tuy nhiên công ty cổ phần còn có nhiều hạn chế : công ty cổ phần với chế độ
trách nhiệm hữu hạn đem lại nhiều thuận lợi cho công ty nhng lại chuyển rủi ro sang
cho các chủ nợ , các cổ đông tham gia . Các chủ cổ phần không quen biết nhau và
nhiều ngời trong họ không hiểu kinh doanh , mức độ tham gia góp vốn vào công ty có
sự khác nhau, do đó mức độ ảnh hởng của các cổ đông đối với công ty không giống
7
nhau , điều đó có thể dẫn đến việc lợi dụng và lạm dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và
phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Công ty cổ phần tuy có sự tổ
chức chặt chẽ nhng việc phân công về quyền lực và chức năng của từng bộ phận cho
hoạt động của công ty hiệu quả lại rất phức tạp . Trong hoạt động kinh tế , phụ thuộc
vào tỷ lệ góp vốn, do đó quyền kiểm soát công ty vẫn trong tay các cổ đông lớn. Việc
khắc phục những hạn chế trên phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của nền kinh

tế, trình độ dân trí, trình độ điều hành quản lí của nhà nớc và sự hoàn hảo của hệ
thống pháp luật
Dù vậy công ty cổ phần là hình thức mang tính chất xã hội hoá cao , không
những đợc thể hiện ở phơng diện sở hữu mà còn thể hiện tập trung ở việc sử dụng
vốn.
II. Thực trạng doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam và sự cần thiết cổ
phần hoá
1. Quá trình hình thành phát triển của doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam
Các doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam đợc hình thành từ năm 1954 ( ở miền
Bắc) và từ năm 1975 ( ở miền Nam ). Do hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và
đợc xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm nên các doanh nghiệp nhà nớc ở Việt
Nam có nhiều đặc trng khác biệt so với nhiều nớc trong khu vực và trên thế giới, biểu
hiện ở chỗ :
Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé , cơ cấu phân tán. Năm 1992 cả nớc có
trên 2/3 tổng số doanh nghiệp nhà nớc có số lợng lao động dới 100 ngời, chỉ có 4%
doanh nghiệp có số lợng lao động trên 100 ngời. Số lợng lao động trong khu vực
doanh nghiệp nhà nớc chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội khoảng 5
6 %.
Trình độ kĩ thuật, công nghệ lạc hậu , trừ một số rất ít (18%) số doanh nghiệp
nhà nớc đợc đầu t mới đây, phần lớn các doanh nghiệp nhà nớc đã đợc sử dụng khá
lâu, có trình độ kĩ thuật , công nghệ thấp kém so với các nớc từ 3 đến 4 thế hệ. Có
doanh nghiệp còn trang bị các thiết bị kĩ thuật từ năm 1939 và trớc đó đợc xây dựng
bằng kĩ thuật của nhiều nớc khác nhau nên tính đồng bộ của các doanh nghiệp thấp.
8
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng , các doanh nghiệp khó có khả năng cạnh tranh
cả trong nớc và trên thế giới .
Việc phân bố còn bất hợp lí về ngành, vùng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trờng, các doanh nghiệp nhà nớc không còn đợc bao cấp mọi mặt nh trớc nữa, đã thế
lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh trạnh quyết liệt , nên nhiều doanh nghiệp
không thể trụ nổi buộc phải phá sản , giải thể . Đặc biệt trong những năm gần đây

chúng ta đã tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nớc . Do đó mặc dù số lợng các
doanh nghiệp đã giảm từ 12.084 tính đến ngày 1/4/1994 xuống còn 6.264 doanh
nghiệp nhà nớc , nhờ sự đổi mới về tổ chức quản lí , về kĩ thuật và công nghệ của các
doanh nghiệp còn lại , tổng sản phẩm giá trị tuyệt đối của kinh tế nhà nớc , cũng nh
tỷ trọng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) không những không giảm mà còn tăng lên
đáng kể
Bảng sau đây cho chúng ta thấy rõ điều đó :
Tốc độ tăng trởng
kinh tế bình quân
hàng năm (%)
1971 1980
0,4
1971
1985
6,4
1986 1990
3
1991
1997
7,8 8,5
Tỷ trọng kinh tế
quốc doanh
GDP(%)
1990
34,1
1991
36,0
1992
39,6
1993

42,9
1997
43,6
(Theo số liệu của Tổng cục thống kê )
Tốc độ tăng trởng nền kinh tế nớc ta trong những năm qua đã tăng nhanh, đặc
biệt các doanh nghiệp nhà nớc vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nhiều ngành kinh tế,
nhất là những ngành quan trọng đòi hỏi đầu t lớn, kĩ thuật cao và các ngành sản xuất
cung ứng các hàng hoá và các dịch vụ công cộng. Đồng thời doanh nghiệp nhà nớc
vẫn là thành phần kinh tế đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nớc . Có thể nhận thấy
rằng : hầu hết các doanh nghiệp nhà nớc của ta hình thành từ thời quản lí tập trung
quan liêu bao cấp, khi chuyển sang cơ chế mới lại thiếu kiểm soát chặt chẽ việc thành
lập nên phát triển tràn lan (nhất là cấp tỉnh thành phố, quận huyện, cơ quan, trờng
học). Một bộ phận quan trọng doanh nghiệp nhà nớc không đủ điều kiện tối thiểu để
hoạt động, thiếu vốn tối thiểu , trang thiết bị quá đơn sơ, trách nhiệm tài sản không đ-
9

×