Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.15 KB, 53 trang )

QT 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NẠO VÉT KÊNH RẠCH
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định
- Công nhân phải biết bơi.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Xe xúc 1,25m3
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe ô tô tự đổ 5T
- Biển báo hiệu
- Thùng chứa bùn
- Xô múc bùn
- Chổi gom, xẻng, liềm, dao phát bờ.
- Thuyền tôn nhỏ, cào rác.
- Bàn quay, cảo.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h, giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc
- Tùy theo bề rộng kênh rạch, độ sâu rạch, cự ly trung chuyển xa hay gần để bố
trí dây chuyền cho thích hợp. Nếu mương có B > 6m thì bắt cầu công tác.
- Dọn dẹp mặt bằng, lắp thiết bị, giàn giáo thi công, phát cây cỏ hai bờ kênh rạch.
- Chọn vị trí thích hợp ở trên bờ để đưa bùn lên.
- Tiến hành nạo vét bùn kênh rạch, vớt rác, các vật nổi, cây cỏ vào xô rồi chuyển
lên vị trí trên bờ đã chọn. Trong một dây chuyền bố trí số người múc bùn và số người vận


chuyển bùn đảm bảo cho dây chuyền hoạt động được liên tục.
- Bạt, sửa mái taluy.
- Bùn được chuyển lên bờ sau đó đưa vào thùng đựng bùn hoặc lên thùng xe và
vận chuyển đến đúng nơi quy định.
- Công việc được tiến hành cho đến khi đạt cao trình quy định.
- Vận chuyển bùn đến nơi qui định.
- Dọn dẹp mặt bằng, công cụ, thiết bị, vệ sinh hiện trường.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Mặt, mái, bờ kênh rạch (trong phạm vi quản lý) sạch sẽ, cao trình đáy kênh rạch
đạt yêu cầu quy định
1
QT 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NẠO VÉT HẦM GA
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo, rào chắn
- Thùng chứa bùn, chổi gom
- Xô múc bùn
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Dụng cụ mở hầm ga
- Nước tắm vệ sinh
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
- Đối với các hầm ga ảnh hưởng triều có thể nạo vét theo con nước.

2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15 phút.
- Xúc bùn dưới hầm ga vào xô, đưa lên trên đổ vào thùng chứa bùn. Khi bùn
được đổ đầy thùng, công nhân xúc bùn lên phương tiện vận chuyển. Vận chuyển bùn đất
đến đúng nơi quy định.
- Công việc xúc và vận chuyển bùn trên được thực hiện cho đến khi trong hầm ga
sạch hết bùn.
- Cuối ngày làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
-Lượng bùn còn lại trong hầm ga ≤ 5cm.
2
QT 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NẠO VÉT MÁNG
HẦM
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo, rào chắn
- Thùng chứa bùn
- Xô, giỏ múc bùn
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Dụng cụ mở hầm ga
- Chổi gom
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:

- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15 phút.
-Xúc bùn trong máng vào xô, giỏ đưa lên trên đổ vào thùng chứa bùn. Khi thùng
được đổ đầy bùn, công nhân xúc bùn lên phương tiện vận chuyển. Vận chuyển bằng xe ô
tô đến đổ đúng nơi quy định.
- Công việc xúc và vận chuyển bùn trên được thực hiện cho đến khi trong máng
hầm sạch hết bùn.
- Cuối ngày làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
Lượng bùn còn trong máng <2cm.
3
QT 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NẠO VÉT LÒNG
CỐNG
CỐNG TRÒN, VÒM, HỘP
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 1:
- Nạo vét các cống có kích thước: đường kính ≤ 800 và cống loại khác không
ngậm nước có bề rộng tương đương.
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1.An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Cuốc lam, xô, ky thùng chứa bùn.
- Nẹp tre hoặc ống nhựa Þ21, các quả cầu, dây thông cống, thang lên xuống.
- Biển báo, rào chắn, bộ đàm.

- Dụng cụ mở hầm ga.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Bàn quay cống, thanh chuyền
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h, giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Đặt biển báo hiệu công trường tại 2 hầm ga, hai đầu đoạn cống cần làm.
- Mở hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15phút.
- Dùng nẹp tre (hoặc ống nhựa Þ21) luồn xuống cống để đưa được dây thông có
buộc quả cầu vào trong lòng cống.
- Dùng bàn quay kéo quả cầu nhiều lần trong lòng cống (trong quá trình quay cầu
phải có thanh chuyền để tăng khả năng vét bùn) để gạt bùn về 2 hố ga.
- Xúc bùn dưới hố ga đưa lên thùng chứa, đặt tại miệng ga. Khi các thùng chứa
đầy xúc lên xe đi đổ đúng nơi quy định.
- Công việc kéo quả cầu và xúc bùn từ hố ga như trên được thực hiện cho đến khi
trong lòng cống và ga sạch hết bùn.
- Cuối giờ làm việc, hàng ngày thu dọn, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Chuyển dụng cụ lao động, biển báo về nơi quy định.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Lượng bùn còn lại trong hầm ga và cống ≤ 5cm.
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 2:
- Nạo vét bùn cống ngầm có đường kính > 800 và các loại cống khác không
ngậm nước có kích thước bề rộng tương đương.
I.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

4
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Cuốc lam, xà beng, ky múc bùn, biển báo công trường, rào chắn, thang lên
xuống, xe cải tiến, đèn pin, xẻng, bộ đàm.
- Dụng cụ mở hầm
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc3,5/7
II.THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h, giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao
15phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Đặt biển báo hiệu công trường tại 2 hầm ga, hai đầu đoạn cống thi công.
- Mở hố ga chờ khí độc bay đi trong 15phút.
- Công nhân thay phiên nhau chui vào lòng cống bốc, xúc bùn vào trong xô, ky
vận chuyển bùn ra hầm ga và đưa lên đổ vào thùng chứa đặt tại miệng hầm ga.
- Để thao tác chui chuyền đạt hiệu quả và an toàn nên bố trí khoảng cách tối đa
giữa 2 hầm ga ≤ 30m, trên 30m cần mở hầm ga.
- Khi bùn được đổ đầy thùng, công nhân xúc bùn lên xe vận chuyển, mang đổ
đến đúng nơi quy định.
- Công việc xúc và vận chuyển bùn trên được thực hiện cho đến khi trong lòng
cống và hầm ga sạch hết bùn .
- Cuối giờ làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:

- Lượng bùn còn lại trong ga và cống ≤ 5cm.
5
QT 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NẠO VÉT HẦM GA
VÀ MÁNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo, rào chắn
- Thùng chứa bùn
- Xô múc bùn
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Dụng cụ mở hầm ga
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15 phút.
- Xúc bùn trong máng đổ vào xô chứa bùn cho đến khi sạch máng. Xúc bùn dưới
hầm ga vào xô, đưa lên trên đổ vào thùng chứa bùn. Khi bùn được đổ đầy thùng chứa,
công nhân xúc bùn lên phương tiện vận chuyển. Vận chuyển bằng xe ô tô đến đổ đúng
nơi quy định.
- Công việc múc và vận chuyển bùn trên được thực hiện cho đến khi trong máng
và hầm ga sạch hết bùn.

- Cuối giờ làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Lượng bùn còn lại trong máng ≤ 2 cm.
- Lượng bùn còn lại trong hầm ga ≤ 5 cm.
6
QT 6: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
NẠO VÉT LÒNG CỐNG VÀ HẦM GA, MÁNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Cuốc lam, xô, ky thùng chứa bùn
- Nẹp tre hoặc ống nhựa Þ21, các quả cầu, dây thông cống, thang.
- Biển báo, rào chắn
- Dụng cụ mở hầm ga.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Bàn quay cống, thanh chuyền
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15 phút.
- Dùng nẹp tre (hoặc ống nhựa Þ21) luồn xuống cống để đưa được dây thông có

buộc quả cầu vào trong lòng cống.
- Dùng bàn quay kéo quả cầu nhiều lần trong lòng cống (trong quá trình quay cầu
phải có thanh chuyền để tăng khả năng vét bùn) để gạt bùn về 2 hố ga.
- Xúc bùn dưới hố ga đưa lên thùng chứa, đặt tại miệng ga.
- Công việc kéo quả cầu và xúc bùn từ hố ga như trên được thực hiện cho đến khi
trong lòng cống và hầm ga sạch hết bùn.
- Vét đất, vật cản đến khi sạch máng, đổ vào thùng chứa, sau đó đổ lên xe chở đi
đổ đúng nơi quy định
- Cuối giờ làm việc, hàng ngày thu dọn, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Chuyển dụng cụ lao động, biển báo về nơi quy định.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Lượng bùn còn lại trong máng ≤ 2 cm.
- Lượng bùn còn lại trong hầm ga và lòng cống ≤ 5 cm.
7
QT 7: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
NẠO VÉT TRƯỚC MIỆNG HẦM GA, SÂN NƯỚC
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Biển báo hiệu
- Chổi gom, cào, xẻng.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.

2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc, vị trí công tác.
- Tiến hành vét đất, rác và các vật cản trước miệng hầm ga, sân nước bỏ vào giỏ,
xô sau đó đổ lên phương tiện và vận chuyển đến đổ đúng nơi quy định.
- Công việc được tiến hành cho đến khi đất, rác và các vật cản trước miệng hầm
ga không còn.
- Cuối giờ làm việc thu dọn dụng cụ làm việc, dọn dẹp vệ sinh hiện trường.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Trước miệng hầm ga, sân nước sạch đất, rác và các vật cản trở việc thu nước.
8
QT 8: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VỚT RÁC TRÊN MẶT
KÊNH RẠCH
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Xe xúc 1,25m3
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe ô tô tự đổ 5T
- Thuyền tôn nhỏ.
- Biển báo hiệu, xe gom, thuyền tôn nhỏ, chổi gom, cào rác, xẻng, liềm, dao phát
bờ, giỏ, xô.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.

2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc, vị trí công tác.
- Sau khi chuẩn bị xong dụng cụ, đẩy xe đi dọc bờ kênh, rạch nhặt rác và chặt
các cây con trong phạm vi từ mép bờ kênh, rạch và dùng cào để cào rác dưới mặt nước,
hớt gom lên xe, khi đầy đẩy xe đến các vị trí tập kết tạm và đổ vào thùng xe, vận chuyển
đến đổ đúng nơi quy định.
- Nếu tại các kênh, rạch không có bờ quản lý thì dùng thuyền đi dọc theo kênh,
rạch để gom rác, các cành cây, khi đầy chở về vị trí tập kết tạm thời đổ vào thùng xe, vận
chuyển đến đổ đúng nơi quy định.
- Công việc này được tiến hành thường xuyên trong cả ngày.
- Hết giờ làm việc quy định, vệ sinh dụng cụ và để đúng nơi quy định.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
Trên mặt kênh rạch, dọc bờ hành lang quản lý không còn các đống rác tồn lưu.
9
QT 9: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
DUY TU NẠO VÉT BẰNG CƠ GIỚI
A. NẠO VÉT HẦM GA BẰNG XE HÚT BÙN
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe hút bùn 6m3
3. Cấp bậc công việc trung bình: 4/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.

2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15 phút.
- Hút bùn trong hầm ga cho đến khi đầy bồn chứa bùn, xả nước trong bồn chứa
đúng nơi quy định.
- Công việc trên được thực hiện cho đến khi trong hầm ga sạch hết bùn.
- Vận chuyển bùn đến đổ đúng nơi quy định, cào bùn từ bồn của xe hút xuống
bãi đổ bùn.
- Cuối ngày làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Lượng bùn đất trong hầm ga ≤ 5cm.
10
B. NẠO VÉT LÒNG HẦM MÁNG BẰNG XE PHUN RỬA CỐNG & XE
HÚT BÙN
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe hút bùn 6m3
- Xe phun rửa cống 6m3
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 4/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.

2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiện trường.
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15 phút.
- Dùng xe hút bùn tại hầm ga.
- Dùng xe phun rửa cống thổi bùn trong lòng cống ra hầm ga (cung cấp nước cho
xe phun rửa cống). Dùng xe hút bùn tiếp tục hút bùn trong hầm ga và bùn từ lòng cống
được thổi ra cho đến khi đầy bồn chứa bùn, xả nước trong bồn chứa đúng nơi quy định.
- Công việc trên được thực hiện cho đến khi trong lòng cống và hầm ga sạch hết
bùn.
- Vận chuyển bùn hút đến đổ đúng nơi quy định, cào bùn từ bồn của xe hút bùn
xuống bãi đổ.
- Cuối ngày làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Lượng bùn đất trong hầm ga và lòng cống ≤ 5cm.
Lưu ý: Đối với các tuyến ngậm nước cần phải chặn cống và bơm sạch nước
trước khi sử dụng cơ giới để nạo vét.
11
QT 10: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SỬA CHỮA TƯỜNG HẦM GA
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Cement PC30, cát, đá 1x2, gạch 4x8x19cm, vật liệu khác.
- Máy cắt, máy đầm, máy phát điện, đèn
3. Cấp bậc công việc trung bình:

- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn bị dụng cụ, vị trí
công tác làm việc
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15 phút.
- Cắt mặt đường, đào đất.
- Đục phá phần bị hư hỏng, đổ bê tông hoặc xây gạch trát lại phần hư hỏng.
- Hoàn trả mặt đường, vỉa hè theo hiện trạng.
- Vận chuyển vật liệu phế thải đến đổ đúng nơi quy định, thu dọn vệ sinh, dụng
cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy định.
- Thu hồi rào chắn biển báo.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
Tường hầm ga mới phải thực hiện đúng thiết kế mẫu, đạt yêu cầu kỹ thuật.
12
QT 11: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SỬA CHỮA MIỆNG THU NƯỚC
HẦM GA
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Cement PC30, cát, đá 1x2, ván, đinh.
- Máy đầm, máy cắt, máy phát điện , đèn….

3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30, đêm từ 21 h đến 5 h
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn bị dụng
cụ, vị trí công tác làm việc
- Cắt mặt đường, đào phá nền miệng thu cũ, san phẳng đáy, vuông cạnh. Đổ bê
tông sàn thu nước.
- Vận chuyển vật liệu phế thải đến đổ đúng nơi quy định, thu dọn vệ sinh, dụng
cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về
nơi quy định.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo đúng thiết kế.
13
QT 12 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
LÀM MỚI HẦM GA TRÊN TUYẾN CỐNG CŨ
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe cẩu 5T
- Khuôn, nắp hầm, cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6, ván, đinh.
- Máy cắt. Máy đầm, máy phát điện, đèn.
3. Cấp bậc công việc trung bình:

- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30, đêm từ 21 h đến 5 h.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Cắt mặt đường hoặc vỉa hè.
- Đào phá lớp mặt
- Đào đất cấp 3
- Đập phá bốc dỡ cống cũ
- Đổ bê tông đá 4x6 M100
- Đóng cốt pha và đổ bê tông đá 1x2 M200
- Lắp đặt khuôn nắp hầm ga
- Sau khi hoàn tất công việc tái lập hoàn trả mặt đường.
-Vận chuyển vật liệu phế thải đổ đúng nơi quy định, thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ
sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy định.
- Đặt biển báo, rào chắn tại vị trí mở hầm ga.
- Thu hồi rào chắn, biển báo.
- Tháo dỡ cốt pha, cây chống vận chuyển về nới qui định.
- Vệ sinh, dọn dẹp mặt bằng.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo đúng thiết kế.
- Không ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống cũ.
- Khuôn hầm ga không thấp hoặc cao hơn so với mặt đường.
14
QT 13 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NÂNG KHUÔN HẦM
GA

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe cẩu 5T
- Máy cắt, máy đầm, máy phát điện, đèn.
- Cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6, ván, đinh.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 3,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30, đêm từ 21 h đến 5h
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Căt mặt đường.
- Đào phá lớp mặt nền.
- Mở nắp hầm ga.
- Bốc dỡ khuôn cũ.
- Đổ bê tông đá 1x2 M200 ( có phụ gia) đến cách mặt nền 22cm
- Lót vữa dày 2cm M100 để lắp khuôn.
- Lắp đặt khuôn cũ.
- Đậy nắp hầm ga.
- Hoàn trả mặt vỉa hè hoặc mặt đường theo hiện trạng.
- Vận chuyển vật liệu phế thải, thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy
nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao độngvề nơi quy định.

- Thu hồi rào chắn, biển báo.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Cao độ khuôn hầm ga ngang bằng so với bề mặt.
- Đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.
15
QT 14 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA CỐNG
BỊ SỤP
A. CỐNG TRÒN TRÊN LỀ ĐƯỜNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe ô tô tự đổ 5T
- Xe cẩu 5T
- Ống cống.
- Cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6, gạch 4x8x19
- Vật liệu khác.
- Máy đầm, máy cắt, máy phát điện đèn.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30, đêm từ 21 h đến 5 h
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.

- Cắt mặt vỉa hè, đào phá mặt nền vĩa hè.
- Đào đất.
- Đập phá phần cống hư hỏng.
- Lắp đặt gối cống đúc sẳn.
- Lắp đặt cống.
- Đổ bê tông đá 1x2 M150 chèn cống.
- Xây gạch đinh 4x8x19 ốp mối nối.
- Trát vữa mối nối M100 dày 2cm.
- Long cát lằn phui đào.
- Hoàn trả vỉa hè theo hiện trạng (quyết định 145 của UBND Tp. HCM)
- Vận chuyển vật liệu phế thải, xà bần đến đổ đúng nơi quy định, thu dọn vệ sinh,
dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy định.
- Thu hồi rào chắn, biển báo.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
- Hoàn trả nguyên trạng bề mặt đường đã bị đào phá
16
B. CỐNG TRÒN DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe ô tô tự đổ 5T
- Xe cẩu 5T
- Ống cống.
- Cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6, gạch 4x8x19, vật liệu khác.
- Máy đầm, máy cắt, máy phát điện, đèn.
3. Cấp bậc công việc trung bình:

- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Cắt mặt nền đường BT nhựa.
- Đào phá nền đường.
- Đào đất.
- Đập phá, tháo dỡ phần cống hư hỏng.
- Lắp đặt gối cống bằng bê tông đúc sẳn.
- Lắp đặt cống.
- Đổ bê tông đá 1x2 M150 chèn cống.
- Xây gạch đinh 4x8x19 ốp mối nối M75.
- Trát vữa mối nối M100 dày 2cm.
- Hoàn trả mặt đường nhựa theo hiện trạng (quyết định 145 của UBND
Tp.HCM).
- Vận chuyển vật liệu phế thải, xà bần đến đổ đúng nơi quy định, thu dọn vệ sinh,
dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy định.
- Thu hồi rào chắn, biển báo.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
- Hoàn trả nguyên trạng bề mặt đường đã bị đào phá
C. CỐNG HỘP,VÒM TRÊN LỀ ĐƯỜNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
17
1. An toàn lao động:

- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe ô tô tự đổ 5T
- Xe cẩu 5T
- Cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6, gạch 4x8x19, dầm BTCT, dalle BTCT, vật
liệu khác.
- Máy đầm, máy cắt, máy phát điện, đèn.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30, đêm từ 21 h đến 5 h
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Cắt mặt nền vỉa hè.
- Đào đất cấp 3.
- Đập phá phần cống hư hỏng.
- Đổ BT đá 1x2 M200 phần vách hư hỏng
- Lót dầm và dalle BTCT đậy chổ sụp.
- Đổ bê tông chèn chổ nối.
- Long cát hoàn trả mặt vĩa hè theo hiện trạng.
- Cuối ngày làm việc hàng ngày vận chuyển đất dư, vật liệu phế thải, xà bần đến
đổ đúng nơi quy định, thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận
chuyển dụng cụ lao động về nơi quy định.
- Thu hồi rào chắn , biển báo.

III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
- Hoàn trả nguyên trạng bề mặt lề đường đã bị đào phá
D. CỐNG HỘP,VÒM DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị: dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe ô tô tự đổ 5T
- Xe cẩu 5T
18
- Cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6, gạch 4x8x19, dầm BTCT, dalle BTCT, vật
liệu khác.
- Máy đầm, máy cắt, máy phát điện, đèn.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30, đêm từ 21 h đến 5 h.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Cắt mặt nền đường BT nhựa.
- Đào phá nền đường.
- Đào đất cấp 3.
- Đập phá phần cống hư hỏng.

- Đổ BT đá 1x2 M200 phần hư hỏng
- Lót dầm và dalle BTCT đậy chổ sụp.
- Đổ bê tông chèn chổ nối.
- Long cát lưng cống.
- Lấp cát hoàn trả mặt đường.
- Hoàn trả mặt đường theo cấu tạo ban đầu
- Vận chuyển đất dư, vật liệu phế thải, xà bần đến đổ đúng nơi quy định, thu dọn
vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy
định.
- Thu hồi rào chắn, biển báo.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
- Hoàn trả nguyên trạng bề mặt đường đã bị đào phá
19
QT 15 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THAY KHUÔN HẦM
GA
A. TRÊN LỀ ĐƯỜNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe cẩu 5T
- Khuôn hầm, cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6.
- Máy cắt.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:

- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Cắt mặt nền, đào phá mặt nền vỉa hè, mở nắp hầm.
- Tháo dỡ phần hư hỏng.
- Đổ BT phần hư hỏng.
- Lót vữa để lắp đặt lại khuôn mới.
- Đậy nắp hầm ga.
- Hoàn trả mặt vỉa hè theo hiện trạng.
- Vận chuyển đất dư, vật liệu phế thải, xà bần đến đổ đúng nơi quy định, thu dọn
vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy
định.
- Thu hồi biển báo, rào chắn.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Khuôn hầm ga không cao hay thấp hơn so với mặt lề đường
B. DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
20
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe cẩu 5T
- Khuôn hầm, cement PC30, cát.
- Máy cắt, máy đầm, máy phát điện, đèn.
3. Cấp bậc công việc trung bình:

- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 21 h đến 5 h.
- Nghỉ giải lao giữa ca 3 lần mỗi lần 30 phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Cắt mặt nền đường BT nhựa.
- Đào phá nền đường, mở nắp hầm ga.
- Đập phá, tháo dỡ phần khuôn cũ hư hỏng.
- Lót vữa để lắp đặt lại khuôn mới.
- Đậy nắp hầm ga.
- Hoàn trả mặt đường theo kết cấu ban đầu.
- Vận chuyển đất dư, vật liệu phế thải, xà bần đến đổ đúng nơi quy định, thu dọn
vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy
định.
- Thu hồi rào chắn, biển báo.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG :
-Nắp hầm bằng với khuôn hầm ga, không được cao hoặc thấp hơn mặt đường.
21
QT 16 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THAY NẮP HẦM
GA
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe cẩu 5T

- Nắp hầm ga.
3. Cấp bậc công việc trung bình:
- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Mở nắp hầm cũ và lắp đặt nắp mới
- Thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào
chắn, biển báo về nơi quy định.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Nắp hầm bằng với khuôn hầm ga, không được cao hoặc thấp hơn mặt đường.
22
QT 17 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THAY MÁNG
LƯỠI HẦM GA
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Xe cẩu 5T
- Máy cắt, đầm.
- Máng, lưỡi hầm BTCT, cement PC30, cát, đá 1x2, đá 4x6, gạch 4x8x19, vật
liệu khác.
3. Cấp bậc công việc trung bình:

- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Mở nắp hầm, cắt mặt nền tháo dỡ khuôn.
- Tháo dỡ máng, lưỡi hầm ga hư.
- Lắp đặt lại máng, lưỡi, xây gạch, đổ bê tông hoàn thiện.
- Lắp đặt lại khuôn nắp hầm ga.
- Hoàn trả vỉa hè, nền đường theo hiện trạng.
- Vận chuyển đất dư, vật liệu phế thải, xà bần , thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh
mặt bằng. Vận chuyển dụng cụ lao động về nơi quy định.
- Thu hồi rào chắn, biển báo.
III.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
- Máng lưỡi lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật.
23
QT 18 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT LƯỚI CHẮN
RÁC
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Lưới chắn rác, cement, cát.
3. Cấp bậc công việc trung bình:

- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư đến hiện trường. Chuẩn
bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Đào phá tạo rãnh.
- Lắp đặt lưới chắn rác, trát vữa hoàn thiện.
- Vận chuyển đất dư, vật liệu phế thải, xà bần , thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh
mặt bằng. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Lưới phải được đặt đúng ngang bằng, thẳng đứng theo đúng tiêu chuẩn thiết kế
kỹ thuật.
- Lớp tô phẳng, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
24

QT 19 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
LẮP ĐẶT MIỆNG THU NƯỚC ĐỨNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. An toàn lao động:
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển:
- Biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, dụng cụ mở hầm ga, xô, giỏ.
- Xe ô tô tự đổ 2,5T
- Khuôn nắp miệng thu nước đứng, cement, cát, đá 4x6.
- Máy cắt.
3. Cấp bậc công việc trung bình:

- Công nhân: bậc 4,5/7
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:
1. Thời gian làm việc:
- Từ 7h30 đến 16h30.
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
2. Thực hành thao tác:
- Có mặt tại hiện trường, vận chuyển biển báo bảo vệ, đèn báo, rào chắn, vật tư
đến hiện trường. Chuẩn bị dụng cụ, vị trí công tác làm việc.
- Cắt mặt đường.
- Mở nắp hầm, đào phá mặt đường
- Đổ bêtông đá 4x6 lót đáy miệng thu.
- Ghép cốp pha đổ bêtông vách miệng thu.
- Lắp đặt khuôn nắp thu nước.
- Tháo cốp pha, tô láng hoàn chỉnh.
- Đậy nắp hầm ga.
- Vận chuyển đất dư, vật liệu phế thải, xà bần , thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh
mặt bằng. Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quy định.
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Miệng thu nước đứng bằng gang phải được đặt ngang phẳng với mặt đường, đạt
tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật.
- Lớp bêtông hoàn thiện phẳng, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
QT 20 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT KHUÔN, NẮP, MÁNG LƯỠI HẦM GA BẰNG
BTCT
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
25

×