Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua trong chăn nuôi lợn thương phẩm f1 (l x mc) tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.87 KB, 86 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





nguyÔn thÞ thu huyÒn



NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DÂY LÁ VÀ CỦ KHOAI LANG
Ủ CHUA TRONG CHĂN NUÔI LỢN THƯƠNG PHẨM
F1 (L  MC) TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hƣng Quang








THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua trong
chăn nuôi lợn thương phẩm F1 (L x MC) tại Thái Nguyên” là một phần của
dự án “ Cải thiện hệ thống sản xuất khoai lang - lợn ở Việt Nam” triển khai tại
một số hộ nông dân của xã Đồng Tiến - huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên.
Tôi xin cam đoan những số liệu đã sử dụng trong luận văn này là hoàn
toàn mới và chưa có ai công bố trong bất kỳ tài liệu trong và ngoài nước nào.
Tôi xin đảm bảo những thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được
ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tc giả

Nguyễ n Thị Thu Huyề n

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN
Sau mộ t thờ i gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
“Nghiên cứ u sử dụ ng dây lá và củ khoai lang ủ chua trong chăn nuôi lợ n thương
phẩ m F 1 (LxMC) tại Thái Nguyên” . Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy

giáo TS. Nguyễn Hưng Quang đã tậ n tì nh quan tâm , chỉ bảo hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp; cùng toàn thể các thầy,
cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - thú y, Khoa
sau Đại học, các em sinh viên khóa 37 trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các
hộ gia đình Tạ Xuân Hợp, Nguyễn Thị Thúy, Tạ Đình Hồng, Nguyễn Văn Hải và
Nguyễn Văn Hiếu tại xã Đồng Tiến - huyện Phổ Yên - Thái Nguyên đã giúp đỡ và
tạo điều kiện để tôi tiến hành công trình nghiên cứu đề tài thuận lợi.
Tôi cũng chân thành cám ơn chương trình phát triển dự án của trung tâm
khoai tây quốc tế (CIP); Viện chăn nuôi quốc gia (NIAH); Trung tâm kiểm định
chất lượng Giống và Vật tư hàng hóa Nông nghiệp Thái Nguyên đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn gia đình cùng những người bạn đã động
viên tôi trong thời gian vừa qua giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 10 năm 2011
Tc giả
Nguyễn Thị Thu Huyền



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt 4
1.1.1. Dinh dưỡng năng lượng 4
1.1.2. Dinh dưỡng protein 6
1.1.3. Dinh dưỡng axit amin 8
1.1.4. Dinh dưỡng khoáng 10
1.1.5. Vitamin 10
1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua cho lợn thịt 11
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt 11
1.2.2. Phương pháp ủ chua thức ăn 19
1.3. Tình hình sản xuất khoai lang 26
1.4. Dây lá, củ khoai lang và một số loại thức ăn xanh sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt 27
1.4.1. Đặc điểm khoai lang 28
1.4.2. Dây lá và củ khoai lang 29
1.4.3. Một số loại thức ăn xanh khác 30
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 32
1.5.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của dây lá và củ khoai lang . 32
1.5.2. Nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang trong chăn nuôi lợn thịt 34
1.5.3. Nghiên cứu sử dụng các phế phụ phẩm khác bằng phương thức ủ chua 37
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40
2.2. Nội dung nghiên cứu 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu 40
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 40
2.3.2. Quy trình ủ chua dây lá và củ khoai lang 43
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iv
2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu 44
2.3.5. Phương pháp đo độ dày mỡ lưng của lợn 45
2.3.6. Phương pháp theo dõi 45
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 47
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. Năng suất và thành phần dinh dưỡng một số giống khoai lang nghiên cứu 48
3.2. Kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua 51
3.3. Hiệu quả sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau của lợn thí nghiệm đến sinh trưởng của
lợn thịt F1 (L x MC) 533
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 53
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 57
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 60
3.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm 62
3.5. Sơ bộ hoạch toán chi phí 65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 67
1. Kết luận 67
2. Tồn tại 68
3. Đề nghị 68
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
1. Tài liệu tiếng việt 670
2. Tài liệu dịch 674
3. Tài liệu tiếng nước ngoài 675
PHỤ LỤC 78



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A

Sinh trưởng tuyệt đối
BW

Khố i lượng cơ thể tích lũy
C

Hệ số sinh trưởng
CF

Xơ thô (Crude fibre)
CIAT

Tổ chức Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế
CIP

Trung tâm Khoai tây Quốc tế
CP

Protein thô (Crude protein)
Ca

Can xi
cs

Cộng sự

CT

Công thức
DE

Năng lượng tiêu hoá
ĐC

Đối chứng
ĐVTA

Đơn vị thức ăn
FAO

Tổ chức nông lương thế giới
GE

Năng lượng thô
g

Gram
P

Phot pho
HCN

Axit cianhydric
HCl

Axit clohydric

HI

số gia nhiệt
Kcal

Kilocalo
Kg

Kilogram
KL

Khối lượng
KP

Khẩu phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
L x MC

Landrace x Móng Cái
Mcal

Megacalo
ME

Năng lượng trao đổi
mm


Milimét
NE

Năng lượng thuần
NEm

Nhu cầu duy trì
NEp

Nhu cầu sản xuất
NFE

Dẫn xuất không đạm (Nitrogen free extractives)
NH
3


Amoniac
NXB

Nhà xuất bản
TA

Thức ăn
TA ủ

Thức ăn ủ chua
TAHH

Thức ăn hỗn hợp

TN

Thí nghiệm
TT

Tăng trọng
tr.

Trang
VCK

Vật chất khô
VFA

Acid béo bay hơi
VTM

Vitamin
R

Sinh trưởng tương đối
Sd

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
STTĐ

Sinh trưởng tuyệt đối
STTL

Sinh trưởng tích lũy


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 41
Bảng 2.2: Tỉ lệ phối trộn và thành phần dinh dưỡng của TAHH tự phối trộn 42
Bảng 2.3: Giá trị dinh dưỡng của một kg thức ăn Greenfeed 43
Bảng 3.1: Năng suất dây lá và củ của một số giống khoai lang nghiên cứu qua hai
lần cắt 1, 2 (t/ha) ở vụ đông xuân 48
Bảng 3.2: Năng suất dây lá và củ của một số giống khoai lang nghiên cứu qua hai
lần cắt 1, 2 (t/ha) ở vụ xuân h 49
Bảng 3.3: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của một số giống khoai lang
nghiên cứu qua hai lần cắt 1, 2 50
Bảng 3.4: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua 51
Bảng 3.5: Khối lượng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm vụ đông xuân (kg) 54
Bảng 3.6: Khối lượng của lợn qua các kì cân vụ xuân h (kg) 54
Bảng 3.7: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm vụ đông xuân (g/con/ngày) 57
Bảng 3.8: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm vụ xuân h (g/con/ngày) 58
Bảng 3.9: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) 60
Bảng 3.10: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm vụ xuân h 63
Bảng 3.11: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm vụ đông xuân 64
Bảng 3.12: Sơ bộ hạch toán giá thành vụ đông xuân 65
Bảng 3.13: Sơ bộ hoạch toán giá thành vụ xuân h 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn vụ xuân h 56
Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn vụ đông xuân 56
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 59
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm vụ đông xuân 61
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm vụ xuân h 61




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn
thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bên cạnh đó nó còn cung cấp
lượng phân bón hữu cơ rất lớn cho ngành trồng trọt, lượng ga lớn cho sinh hoạt và
sản xuất. Ngành chăn nuôi nói chung, ngành chăn nuôi lợn nói riêng muốn phát
triển bền vững dựa trên nhiều yếu tố trong đó thức ăn là một yếu tố quyết định tới
70% giá thành sản phẩm. Theo số liệu thống kê chăn nuôi ở Việt Nam năm 2009,
tổng sản lượng thịt hơi là 3.692.075 tấn (bao gồm thịt trâu, bò, lợn và gia cầm các
loại), phần lớn trong đó là thịt lợn hơi chiếm 78,78% tổng số sản lượng thịt. Thống
kê cũng cho biết trong số 20.809 trang trại chăn nuôi các loại, ở vùng Trung du
miền núi phía Bắc có 1.436 trang trại, các trang trại này chủ yếu là chăn nuôi lợn và
gia cầm (Tổng cục thống kê, 2010) [43]. Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc chăn
nuôi lợn chủ yếu vẫn nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình tận dụng nhiều phụ phẩm nông
nghiệp, hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa có được sự đầu tư chú trọng về thức ăn nên
năng suất, hiệu quả chưa cao.
Trong khi tình hình chăn nuôi hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn như:
dịch bệnh, thiếu thức ăn và chi phí của thức ăn hỗn hợp lại cao. Vì vậy việc tìm

nguồn thức ăn rẻ tiền cho chăn nuôi là một vấn đề cấp thiết. Dây lá và củ khoai lang
đã không chỉ là nguồn thức ăn cho con người mà còn được sử dụng làm thức ăn
chính trong chăn nuôi lợn từ lâu đời. Nhưng khoai lang vụ chính vào vụ đông xuân,
có một lượng lớn dây lá và củ được thu hoạch, đây là nguồn thức ăn rất tốt cho lợn,
song rất khó phơi khô trong mùa đông mưa ẩm và lạnh để dự trữ, hơn nữa củ khoai
có đặc điểm là tỷ lệ nước cao 70,63 - 81%, dây lá là 83,08 - 90.9%, không thể bảo
quản ở dạng tươi trong thời gian dài vì nó dễ bị ôi và thối (Nguyễn Thị Tịnh, 2006)
[40]. Chính vì vậy giải pháp ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ nguồn thức ăn
trong thời gian khá dài và còn nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, bên cạnh đó
giá thành rẻ… phù hợp với các hộ chăn nuôi vùng núi phía Bắc.
Mục tiêu của chăn nuôi lợn thịt là lợn lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn, tiêu tốn
thức ăn thấp, tỷ lệ móc hàm cao, thịt nạc nhiều, chi phí khác thấp, an toàn với sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
khỏe người tiêu dùng (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [20]. Thức ăn là yếu tố quan
trọng trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của
lợn. Lượng thức ăn cho ăn và thành phần, đặc điểm của thức ăn sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [38]. Thức ăn cần
phải đảm bảo về năng lượng, cũng như sự cân đối và đầy đủ các axit amin, vitamin,
khoáng Một số loại thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn như: Ngô là loại thức ăn có
hàm lượng năng lượng cao, tuy nhiên hàm lượng protein trong ngô lại thấp hơn các
loại ngũ cốc khác (Trần Thế Thông, 1979) [31], bên cạnh đó các axit amin không
cân đối. Đậu tương hàm lượng protein cao nhưng có các chất ức chế men trypsine,
chymotrypsine làm giảm tỷ lệ tiêu hóa protein. Đồng thời, ở đậu tương ngho
vitamin nhóm B nhưng giàu Ca, P. Cũng với họ đậu đỗ thì cỏ stylo cũng đang được
sử dụng nhiều do hàm lượng chất khô cao, có mùi thơm đặc trưng, nhưng hàm
protein trong chất khô không cao. Lá sắn có hàm lượng protein thô cao (25,6%)
trong đó giàu lysine, thiếu methionine, caroten và khoáng cao với lá sắn tươi có

hàm lượng HCN cao 1,436 mg/kg chất khô vì vậy lá sắn cũng như đậu tương cần xử
lý để tăng tỷ lệ tiêu hóa. Một loại thức ăn giàu đạm và cân đối phải nói đến đó là bột
cá. Để tăng khả năng tiêu hóa và đảm bảo chất lượng của thức ăn cần phối trộn
nhiều loại thức ăn khác nhau.
Mỗi giống lợn có nguồn gốc, sự phân bố, đặc điểm sinh học là khác nhau. Xét
về đặc điểm riêng của lợn Móng Cái thì có đặc điểm sinh trưởng chậm thể hiện lúc
mổ thịt ở khối lượng 63 - 65 kg lúc 9 tháng tuổi có tỷ lệ móc hàm 78%, tỷ lệ nạc
44,1%, độ dày mỡ lưng là 3,6cm (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [20]. Đối với lợn
Landrace có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng thấp từ
2,70 - 3,01kg; tỷ lệ thịt nạc khoảng 56%; khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt khoảng 70
- 80kg (Nguyễn Thiện và cs, 2005) [27]. Vì vậy việc sử dụng lợn lai F1 (L x MC) sẽ
cho hiệu quả chăn nuôi cao vì đảm bảo cả khả năng thích nghi và tốc độ sinh trưởng
tốt. Ngoài ra lợn lai F1 không đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao như lợn ngoại thuần
nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn của địa phương vẫn cho sinh trưởng phát
triển bình thường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
Nhiều công trì nh nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài tìm hiểu về việc
sử dụng nguồn phế phụ phẩ m của ngành trồng trọt phục vụ cho chăn nuôi . Dây lá
và củ khoai lang ở nước ta là mộ t trong nhữ ng nguồ n thức ăn chính trong chăn nuôi
lợn ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ . Xuất phát trước tình hình giá thức ăn hỗn hợp
đang ngày càng tăng cao và nguồ n thứ c ăn cho chăn nuôi từ dây lá và củ khoai lang
đối với các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông thôn chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng dây l và củ khoai lang ủ chua trong chăn nuôi
lợn thƣơng phẩm F1 (L x MC) tại Thi Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài
- Khảo sát và đánh giá được năng suất chất xanh và củ của một số giống khoai lang.
- Đánh giá được chất lượng dinh dưỡng các công thức ủ chua thức ăn từ dây lá

và củ khoai lang với các phụ gia khác nhau.
- Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng các công thức thức ăn ủ chua từ
dây lá và củ khoai lang ủ khác nhau đến sinh trưởng và chi phí thức ăn của lợn thịt
F1 (L x MC) tại các mùa vụ khác nhau.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu sự biến động của các thành phần hóa
học trong thức ăn ủ chua dây lá và củ khoai lang và các nguyên liệu khác để làm cơ
sở dùng làm thức ăn cho lợn.
* Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt bằng cách ủ chua
các nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền tại địa phương trong quy mô chăn nuôi nông hộ.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt
1.1.1. Dinh dưỡng năng lượng
Mọi hoạt động sống, phát triển, sinh sản của lợn đều gắn liền với quá trình sử
dụng và trao đổi năng lượng. Năng lượng trong thức ăn được dự trữ trong các dạng
vật chất của thức ăn như mỡ, đường, protein và hydratcacbon. Lợn nhận năng lượng
thức ăn từ bên ngoài, thông qua tiêu hoá hấp thụ ở đường tiêu hoá vào cơ thể và
được tổng hợp thành mỡ, glucose, protein thuần của cơ thể lợn Lê Hồng Mận và cs
(2003) [16].
Năng lượng trong thức ăn được gia súc trực tiếp nhận chính là nguồn năng
lượng sinh học. Nó được sinh ra khi một phân tử hữu cơ bị oxy hoá nói một cách

khác năng lượng sinh học (còn gọi là năng lượng dinh dưỡng) là sự biến đổi năng
lượng thực có trong thức ăn thành dạng năng lượng phù hợp với quá trình sống khác
nhau của cơ thể trong giới hạn của nhiệt năng (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16].
Năng lượng có thể được giải phóng dưới dạng nhiệt hoặc được giữ lại dưới dạng
liên kết năng lượng bậc cao để sử dụng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đơn
vị nhỏ nhất để đo nhiệt năng là Calo (Cal). Năng lượng trong thức ăn được biểu thị
bằng đơn vị Cal, Kcal, Mcal của năng lượng thô, năng lượng tiêu hoá, năng lượng
trao đổi hay năng lượng thuần:
Năng lượng thô (GE) là năng lượng được giải phóng khi đốt cháy vô cơ trong
thiết bị đo Calo. Năng lượng thô của một thành phần thức ăn phụ thuộc vào tỉ lệ của
carbohydrate, chất béo và lượng đạm có trong thức ăn. Nước và chất khoáng không
sinh ra năng lượng; carbohydrate cho 3,7 (đường) đến 4,2 (tinh bột) kcal/g. Protein
cho 5,6 kcal/g, chất béo cho 9,4 kcal/g. Nếu biết trước thành phần thức ăn, ta có thể
tính toán tương đối chính xác lượng năng lượng thô.
Năng lượng tiêu hoá (DE): Năng lượng thô trong khẩu phần ăn trừ đi năng
lượng thô bị đào thải qua phân sẽ cho năng lượng tiêu hoá (DE). Hơn nữa giá trị
năng lượng tiêu hoá DE thường sẵn có ở các loại thức ăn thông dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
Năng lượng trao đổi (ME): ME là năng lượng tiêu hoá trừ đi năng lượng mất ở
dạng khí và nước tiểu. Sự mất năng lượng dưới dạng khí (khí sinh ra trong bộ máy
tiêu hóa của lợn) thường bằng khoảng 0,13% (Noblet và cs, 1989) [60], (Shi và
Noblet, 1993) [67]. Nếu protein ở dạng kém chất lượng hay quá dư thừa trong thức
ăn thì ME sẽ giảm vì các amino acid không được sử dụng cho quá trình tổng hợp
protein sẽ bị dị hoá và được cơ thể sử dụng như nguồn năng lượng, còn nirtogen sẽ
bị đào thải dưới dạng urê. Nếu lượng urê trong nước tiểu cũng tăng, làm năng lượng trao
đổi của khẩu phần giảm. Năng lượng trao đổi của khẩu phần cho lợn vỗ béo và lợn nái
nuôi theo chế độ ăn hạn chế tăng lên vì tiêu hoá được cải thiện.

Năng lượng thuần: NE là hiệu số giữa ME - số gia nhiệt (HI). Số gia nhiệt HI
là tổng nhiệt lượng giải phóng cho sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình tiêu hoá
và trao đổi chất. Năng lượng thuần là năng lượng để lợn sử dụng cho nhu cầu duy
trì (NEm) và sản xuất (NEp). Những nhu cầu này thường được biểu thị trên cơ sở
trọ211ng lượng trao đổi của cơ thể, trọng lượng này được quy ước là trọng lượng cơ
thể luỹ thừa số mũ 0,75 BW
0,75
. Các báo cáo về năng lượng tiêu tốn cho tích luỹ mỡ
(ME) thường từ 9,516,3 Mcal ME/kg (Tess và cs, 1984) [71]. Do đó năng lượng
dùng cho tích lũy thịt nạc ít hơn nhiều so với tích luỹ mỡ.
Nguồn năng lượng có được của vật nuôi chủ yếu từ:
Đường và tinh bột: Tinh bột là nguồn năng lượng và carbohydrate chủ yếu
trong phần lớn các khẩu phần của lợn. Đối với độ tuổi từ dưới 2 - 3 tuần lợn con
được cho ăn thức ăn có nhiều tinh bột sẽ không lớn nhanh bằng lợn được cho ăn
khẩu phần có nhiều carbohydrate là glucose, lactose hay sacarose.
Thêm vào đó bổ sung chất xơ vào khẩu phần của lợn sẽ làm giảm năng lượng
tiêu hoá DE của khẩu phần. Khi lượng chất thô vượt quá 10 - 15% khẩu, lượng thức
ăn ăn vào có thể sẽ bị giảm do độ choán quá nhiều hoặc tính ngon miệng của thức
ăn thấp. Khẩu phần năng lượng thấp (chất xơ cao) sẽ cho tỉ lệ tăng trưởng tương
đương với tỉ lệ tăng trưởng của lợn được ăn khẩu phần năng lượng cao trong giai
đoạn nhiệt độ môi trường thấp, nhưng khẩu phần loại này thường làm giảm tỉ lệ
tăng trưởng khi nhiệt độ môi trường cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Việc sử dụng chất xơ ở động vật dạ dày đơn khác nhiều và nó phụ thuộc chủ
yếu vào nguồn gốc của chất xơ. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các thành phần vật lí
hoá học của khẩu phần, mức độ cho ăn, tuổi và trọng lượng cơ thể của động vật, sự
thích ứng đối với nguồn chất xơ, sự khác biệt giữa các cá thể lợn. Các thành phần

chất xơ được tiêu hoá rất kém trong ruột non và tạo cơ chất cho sự lên men trong
ruột già. Các sản phẩm cuối cùng của sự lên men vi sinh vật trong ruột già là các
acid béo bay hơi (VFA). Sự đóng góp VFA cho lợn ước tính bằng khoảng 5 - 28%
nhu cầu năng lượng duy trì, phụ thuộc vào mức độ và tần số cho ăn và tỉ lệ chất xơ
trong khẩu phần.
Chất béo: Đối với lợn choai - xuất chuồng (20 - 100kg) thì Pettirgew và Moser
(1991) [61] chỉ rõ khi bổ sung chất béo vào khẩu phần, tăng trọng được cải thiện,
thức ăn ăn vào giảm tỉ lệ tăng trọng, khi lượ ng thức ăn tăng thì độ dày mỡ lưng tăng.
Nhìn chung việc thay thế năng lượng từ carbohydrate bằng chất béo trong khẩu phần
cho lợn ở môi trường nhiệt độ trung bình sẽ cải thiện tăng trọng và giảm ME cần thiết
cho mỗi đơn vị trọng lượng cơ thể tăng. Việc nuôi ở môi trường nhiệt độ cao, lượng
ME ăn vào có thể tăng từ 0,2 - 0,6g cho mỗi 1% chất béo bổ sung vào khẩu phần.
Việc tăng thêm này là do lượng gia nhiệt của chất béo thấp hơn lượng gia nhiệt của
carbohydrate (Stahly, 1984) [68].
Đối với lợn nhu cầ u năng lượ ng cao hơn so vớ i cá c gia sú c khá c rất cần năng
lượng hơn các gia súc khác, nguyên nhân chí nh là do cấu tạo di truyền giống lợn
tích luỹ mỡ cao.
1.1.2. Dinh dưỡng protein
Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử lượng lớn gồm 4 nguyên tố:
cacbon, hydro, oxy và luôn có nitơ (còn gọi là azot hoặc đạm), ngoài ra còn có một
vài nguyên tố khoáng như photpho (P), lưu huỳnh (S), kẽm (Zn) Cấu tạo nên phân
tử protein là các axit amin, được trùng hợp bởi các mạch peptit. Hiện nay, tiêu
chuẩn của protein trong thức ăn lợn là protein thô hoặc protein tiêu hoá Lê Hồng Mận,
2003 [16]. Protein là cơ sở của sự sống, trong cơ thể protein là nguyên liệu tạo hình tế
bào, các men sinh học, hormon, kháng thể, protein có tính chất đệm để duy trì độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
toan kiềm trong máu. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, chiếm 1/5

cơ thể lợn. Protein của thức ăn sau đó được tiêu hoá, phân giải ra các axit amin,
được tổng hợp thành các tế bào mô đặc trưng cho cơ thể sinh trưởng và phát triển.
Cơ thể không tự tổng hợp được protein từ gluxit, lipit và các sản phẩm trao đổi nitơ.
Nguyên liệu để tổng hợp protein trong cơ thể chỉ có thể là protein và axit amin trong
thức ăn. Vì vậy việc cung cấp cho khẩu phần với khối lượng và tỉ lệ chính xác sẽ
giảm được tỉ lệ protein trong khẩu phần một cách thích hợp.
Người ta đã phát hiện trên 150 axit amin khác nhau, nhưng để tạo thành
protein chủ yếu có 22 axit amin tham gia (Từ Quang Hiển và cs 2004) [8]. Thành
phần cấu tạo cơ bản của protein là axit amin, trong đó được phân ra làm hai loại;
axit amin thiết yếu (axit amin không thay thế), và axit amin không thiết yếu (axit
amin có thể thay thế).
Để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của
gia súc, phải cung cấp đầy đủ và cân đối về số lượng, chất lượng protein và axit
amin trong khẩu phần. Để tạo thành protein thuần càng nhiều có nghĩa là tạo ra
protein tích luỹ hữu ích cho cơ thể càng nhiều, thì nguồn protein thô thức ăn cung
cấp cho gia súc phải được cân đối đầy đủ tỉ lệ và chất lượng 10 axit amin thiết yếu
để gia súc tiêu hoá, hấp thụ triệt để. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa như tỷ lệ năng lượng/protein, tỷ lệ năng lượng/lysine và một số axit
amin "giới hạn" khác, giống, nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe con vật (Lê
Hồng Mận và cs 2003) [16]. Giá trị sinh học protein đầy đủ của thức ăn có ý nghĩa
lớn đối với động vật dạ dày đơn (như lợn, ), còn đối với động vật dạ dày bốn túi
(động vật nhai lại) chỉ cần protein thô đầy đủ trong thức ăn là đảm bảo đủ yêu cầu.
Khi gia súc còn non, quá trình sinh trưởng gắn chặt với trao đổi protein trong
cơ thể. Nó tuân theo một quy luật nhất định, con vật càng non trao đổi chất càng
mạnh thì khả năng tích luỹ protein càng lớn, khi con vật trưởng thành thì khả năng
tích luỹ protein càng giảm, hàm lượng protein cũng giảm theo. Gia súc càng lớn thì
tổng lượng protein cung cấp cho chúng càng tăng. Nếu tính theo 1 kg khối lượng cơ
thể thì nhu cầu protein giảm theo sự tăng lên của khối lượng. Như vậy đối với gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


8
súc non càng cho ăn đầy đủ, cân đối protein bao nhiêu thì chúng càng lớn nhanh bấy
nhiêu và càng rút ngắn thời gian sinh trưởng. Giai đoạn đầu nhu cầu protein cần
đảm bảo 16,8 - 17,5%/kgTA, đến giai đoạn sau nhu cầu phát triển cơ xương giảm,
vì vậy nhu cầu protein giảm 13 - 15%/kgTA (Nguyễn Thiện và cs 2005) [27]. Khi
gia súc trưởng thành cho ăn nhiều protein là lãng phí. Nếu cho con vật non ăn
quá nhiều sẽ không làm tăng tốc độ sinh trưởng mà chỉ tăng quá trình oxy hoá,
làm giảm tỉ lệ lợi dụng protein và hàm lượng urê trong nước tiểu cũng tăng lên
gây ô nhiễm môi trường.
1.1.3. Dinh dưỡng axit amin
* Axit amin thiết yếu và không thiết yếu
Trong cơ thể động vật nói chung protein được tạo nên từ 23 - 25 loại axit amin
trong đó có 10 loại thiết yếu và 10 loại không thiết yếu. Axit amin không thiết yếu
là những axit amin mà cơ thể động vật có thể tự tổng hợp được hoặc tạo ra bằng
cách chuyển hoá các axit amin khác.
Axit amin thiết yếu là axit amin cơ thể gia súc không tự tổng hợp được hoặc
không tổng hợp đầy đủ ở tỉ lệ vừa đủ để đạt sự tăng trưởng và sinh sản, tối ưu mà
phải cung cấp từ thức ăn cho lợn. 10 loại axit amin thiết yếu là arginine, histidine,
isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, trytophan, valine.
Các axit amin thay thế được bao gồm alanine, asparagine, cystine, cystein,
glutamin, glyxin, proline, serine, struline, tyrosine.
Trong 10 loại axit amin thiết yếu có một số loại rất quan trọng ảnh hưởng quan
trọng nhất gọi là những axit amin giới hạn. Thường các axit amin được xếp vào đầu
bảng loại này là lysine, methionine, threonine và tryptophan.
* Sự thiếu hụt và dư thừa axit amin
Khi khẩu phần ăn thừa hoặc thiếu một loại axit amin nào đó con vật sẽ biểu
hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng để phát hiện nhất là sức ăn của lợn kém, chậm
lớn, không có hiệu quả. Cho lợn ăn lượng protein cao (để mục đích làm cân bằng đủ
axit amin) vượt quá 25% cho lợn vỗ béo là lãng phí, gây ô nhiễm môi trường do

lượng protein trong đó có các axit amin tiêu hoá ít, thải ra ngoài qua nước tiểu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
phân, kết quả làm giảm tăng trọng và hiệu quả thức ăn. Lợn ăn quá nhiều một lượng
axit amin riêng lẻ có thể gây nhiều triệu chứng xấu gây độc, gây tính đối kháng, hay
gây mất cân bằng axit amin (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16]. Theo tác giả Bùi Đức
Lũng và cs (1995) [15] hàm lượng lysine trong protein thô của những thức ăn là rất
khác nhau. Giàu lysine là protein của bột cá (8,9%), sữa khô (7,9%), men thức ăn (6,8),
khô dầu đậu tương (5,9%). Ngho lysine là protein của cao lương (2,5%), ngô
(2,9%), gạo (3,3%), khô dầu hướng dương (3,4%). Có thể sử dụng L - lysine bổ
sung vào khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm để cân đối sự thiếu hụt có trong thức
ăn, mặt khác có thể giảm được hàm lượng protein động vật.
Nếu khẩu phần thức ăn của gia súc thừa một loại axit amin nào đó kể cả axit
amin cần thiết hay không cần thiết đều làm giảm khả năng lợi dụng protein của con
vật dẫn đến làm thay đổi cân bằng axit amin trong khẩu phần, từ đó sẽ tạo ra yếu tố
hạn chế mới làm giảm hiệu suất lợi dụng protein. Trong quá trình hấp thu con vật sẽ
hấp thu cả các cặp axit amin đối kháng như lysine - arginine, valine - leucine -
izoleucine. Những cặp axit amin đối kháng này sẽ làm mất cân bằng axit amin, làm
giá trị sinh học protein của khẩu phần giảm. Khi thừa axit amin trong khẩu phần
trước hết điều đó sẽ làm giảm sự tiêu thụ thức ăn của lợn. Lợi dụng điều này người
chăn nuôi có thể điều chỉnh giảm cung cấp thức ăn cho lợn thời kỳ cuối nuôi thịt để
làm giảm lượng mỡ bụng và dưới da.
* Giá trị sinh học của protein
Trong phần lớn khẩu phần ăn của lợn, có một số axit amin không hoặc có ít giá
trị sinh học. Do protein không được tiêu thụ triệt để, từ đó dẫn đến nhiều axit amin
không được hấp thụ hoàn toàn. Trong một vài sản phẩm như trứng, sữa axit amin có
giá trị sinh học gần như tuyệt đối, trong khi ở các sản phẩm thực vật axit amin có
giá trị sinh học thấp hơn nhiều. Khi thiết lập khẩu phần cho lợn thì phải biết rõ hàm

lượng sẵn có của nguyên liệu mà ta định phối chế để đảm bảo cân bằng axit amin.
Giá trị sinh học (còn gọi là tỷ lệ tiêu hoá ở ruột) của axit amin bị ảnh hưởng
bởi loại, tỷ lệ axit amin, loại protein, đặc biệt là phương pháp bảo quản chế biến
thức ăn. Nếu cân bằng đầy đủ các axit amin trong khẩu phần thức ăn cho lợn thì sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
duy trì được tăng trọng và sẽ làm giảm được đáng kể lượng protein thô thức ăn đưa
vào. Thí nghiệm trên lợn thịt thấy rằng: khi cân đối đủ axit amin thiết yếu thì chỉ
cần khẩu phần chứa 11 - 12% protein thô là lợn tăng trọng bình quân 585 g/ngày.
Nhưng nếu không được cân bằng axit amin thì để đạt tăng trọng bình quân như vậy
phải tăng lượng protein thô tới 22% (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16].
1.1.4. Dinh dưỡng khoáng
Khoáng là thành phần vô cơ không kém phần quan trọng và thiết yếu đối với
cơ thể. Chất khoáng cũng quan trọng như protein, gluxit, lipit ngoài chức năng cấu
tạo tế bào, trong cơ thể nó ở trạng thái hoà tan và phân ly ở dạng ion đảm bảo cân
bằng nội môi. Nó là thành phần của enzym và vitamin, là yếu tố xúc tác trong quá
trình sinh học của cơ thể. Nếu khẩu phần ăn thiếu chất khoáng con vật sẽ bị rối loạn
trao đổi chất, sinh sản bị ngưng trệ, sức sản xuất bị sút kém (Hoàng Toàn Thắng và
cs, 2005) [24].
Cơ thể lợn có trên 20 loại khoáng chất, trong đó có 10 nguyên tố phải bổ sung
thường xuyên vào thức ăn gồm: canxi, photpho, natri, clo và các vi lượng sắt, kẽm,
iod, đồng, mangan (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16].
Ngày nay hầu hết lợn được nuôi công nghiệp (nuôi nhốt), không được tiếp cận
với môi trường bên ngoài (bãi, vườn, cỏ xanh) nên ở môi trường chăn nuôi như vậy
cần phải bổ sung khoáng chất vào cho lợn hàng ngày. Trong các loại khoáng chất
thì Ca và P là hai loại khoáng chất giữ vai trò chính trong việc phát triển và duy trì
bộ xương và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác. Thiếu Ca hay P sẽ làm giảm
tốc độ sinh trưởng, lợn chậm lớn còi cọc. Nếu tỷ lệ Ca/P trong khẩu phần không

phù hợp gây rối loạn trao đổi Ca, P làm mất cân đối trong khẩu phần. Tỷ lệ Ca/P
lớn làm giảm hấp thụ P dẫn đến vôi hoá xương, lợn chậm lớn, đặc biệt khẩu phần
ngho P tiêu hoá. Ngược lại khi tỷ lệ này thấp thì ít gây hại hơn (Lê Hồng Mận và
cs 2003) [16].
1.1.5. Vitamin
Cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vitamin với lượng rất ít chỉ tính từ µg
(microgam) trong thức ăn nhưng có vai trò rất lớn tới quá trình trao đổi, các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
của các enzym và hormon. Nó là chất xúc tác sinh học xúc tiến việc tổng hợp phân giải
các chất dinh dưỡng (Trần Tố và cs, 2008) [42]. Vitamin chia làm hai nhóm: Nhóm
vitamin tan trong dầu mỡ bao gồm các vitamin: A, K, D, E; Nhóm vitamin tan trong
nước bao gồm các vitamin: B12, C, B6, B1, thiamin, niacin, axit pantothnic, axit folic,
biotin, choline
Cơ thể lợn thường xuyên nhận được nguồn VTM từ thức ăn, với những lượng
vô cùng nhỏ. VTM giúp cho sinh vật phát triển bình thường, sinh sản đều đặn có
khả năng chống đỡ bệnh tật cao. Ngược lại, khi cơ thể thiếu một trong các VTM cần
thiết sẽ dẫn tới mất cân bằng về sinh lý và sẽ mắc bệnh, gọi là bệnh thiếu VTM
(avitaminosic) (Trần Tố và cs, 2008) [42]. Chẳng hạn thiếu VTM A có thể dẫn đến
mù loà, tốc độ sinh trưởng chậm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp. Nếu
thiếu VTM D dẫn đến chức năng của cơ không hoạt động bình thường ảnh hưởng
đến sự hấp thu Ca và P. Thiếu VTM E làm biến đổi sinh lý ở đường sinh dục, suy
thoái khung xương, cơ tim tắc nghẽn mạch, thiếu máu (Từ Quang Hiển và cs, 2001)
[7]. VTM K thiếu dễ gây bệnh chảy máu và máu chậm đông (Trần Tố và cs ,
2008) [42].
1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng dây l và củ khoai lang ủ chua cho lợn thịt
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt
1.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt

Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ chất thông qua quá trình trao đổi chất, là
sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều của các bộ phận cũng như toàn
bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước. Thực chất của sinh
trưởng chính là sự tăng trưởng và sự phân chia tế bào trong cơ thể gia súc (Dương
Mạnh Hùng, 2004) [12]. Sinh trưởng là sự tích luỹ dần các chất chủ yếu là protein.
Sự tích luỹ các chât kiến tạo cơ thể do gen quy định. Khi nghiên cứu sinh trưởng
không thể không đề cập đến vấn đề phát dục.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] phân chia các quy luật sinh trưởng và
phát dục của lợn theo hai cách:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: Quá trình sinh trưởng và phát
dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai
(postnatal).
+ Quá trình sinh trưởng, phát triển trong thai được chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn phôi thai: Được tính từ lúc trứng thụ tinh đến lúc 22 ngày, đặc điểm
của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong 2 ngày
đầu), hợp tử phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và thành các lá phôi.
Giai đoạn tiền thai: Tính từ ngày 23 - 39 hình thành hầu hết các cơ quan bộ
phận trong cơ thể non.
Giai đoạn thai: Tính từ ngày 40 đến khi được sinh ra là giai đoạn phát triển
nhanh về kính thước và khối lượng của thai.
+ Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ: Bú sữa, thành thục, trưởng
thành và già cỗi.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cơ thể động vật, có mối
quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Sinh trưởng và phát dục của gia súc, gia cầm
tuân theo quy luật nhất định đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: giai
đoạn trong thai và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ (Trần văn Phùng, 2004) [20]. Sinh

trưởng là quá trình diễn ra từ khi hợp tử được hình thành cho đến khi cơ thể lớn
lên, thành thục về thể vóc, do đó quá trình sinh trưởng chịu sự tác động của
nhiều yếu tố.
Mỗi giống, mỗi loài đều có tốc độ sinh trưởng khác nhau, sự sinh trưởng đó do
gen quy định và di truyền từ bố mẹ, nhưng hầu hết các gen này là do các gen quy
định tính trạng số lượng.
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều: Không đồng đều về khả năng
tăng khối lượng, không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của cơ
thể, không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương. Điều quan trọng
nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết thúc
vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] để đánh giá khả năng sinh trưởng của
vật nuôi, ta dùng phương pháp cân định kỳ khối lượng và đo kích thước các chiều
của cơ thể vật nuôi, từ đó tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng
sinh trưởng của vật nuôi. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng là:
+ Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích
luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo biểu thị
sinh trưởng tích luỹ của vật nuôi.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi
tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn sinh trưởng tuyệt đối thường dùng
đơn vị là g/con/ngày.
+ Sinh trưởng tương đối (R): Là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích
thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo. Đơn vị
sinh trưởng tương đối là %.
+ Hệ số sinh trưởng (C): Là tỷ lệ % của khối lượng, kích thước ở thời điểm
cuối khảo sát so với thời điểm đầu. Đơn vị tính hệ số sinh trưởng là %.

- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt: Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu
là protein, protein thịt là loại protein hoàn thiện, chứa tất cả các axit min cần thiết
cho cơ thể con người. Thịt theo nghĩa rộng bao gồm các tổ chức cơ, mỡ, xương, da
và các cơ quan, bộ phận khác của con vật. Theo nghĩa hẹp, thịt gồm các cơ và tổ
chức mỡ, do đó đánh giá khả năng cho thịt có liên quan đến khả năng sinh trưởng
tích luỹ của các bộ phận này (cơ và mỡ).
- Mô cơ là mô có giá trị thực phẩm cao nhất, nó chiếm 35% khối lượng cơ thể
con vật bao gồm 2 loại: cơ vân và cơ trơn.
- Mô mỡ được tạo thành từ mô liên kết hình lưới xốp cùng với lượng lớn tế
bào mỡ. Đây là nơi dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mô mỡ được chia
làm 2 loại: mô mỡ dưới da và mô mỡ trong da. Tuỳ loại gia súc, tuổi giết mổ, mức
độ gầy béo và vị trí trên cơ thể con vật mà lượng mỡ khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Ngoài ra còn có mô sụn, mô xương và mô liên kết, song giá trị dinh dưỡng của
chúng thường thấp (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [25]. Trong chăn nuôi lợn thịt để
đánh giá khả năng cho thịt dựa vào các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ thịt móc hàm, thịt xẻ, thịt
nạc, thịt mỡ, xương, da, độ dày mỡ lưng, độ dài thân thịt.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục và khả năng cho thịt
* Yếu tố di truyền:
Sự phát dục của động vật do các gen bên trong cơ thể quy định, do đó ở mỗi
loài sự phát triển có khác nhau. Giống là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất
chăn nuôi do mỗi giống lợn có đặc điểm trao đổi chất và khả sinh trưởng khác nhau.
Ngay thời kỳ đầu khi con vật còn bú sữa, các bộ phận chức năng của cơ quan chưa
phát triển đầy đủ như: bộ máy tiêu hoá, sự điều khiển thân nhiệt, phải sau một thời
gian nhất định các bộ phận này mới được hoàn thiện dần dần. Hệ số di truyền về sự
tăng trưởng của gia súc trong thời kỳ bú sữa mẹ thường thấp (lợn hệ số di truyền là
0,15). Thời kỳ sau cai sữa kiểu di truyền của gia súc ngày càng có biểu hiện rõ nét

ra kiểu hình.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1999) [29] cho
thấy mức độ tăng trọng hàng ngày của lợn nội thấp. Đối với lợn đực hậu bị và cái
hậu bị từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi của lợn Móng Cái là 179 và 197g/ngày. Chỉ số
tiêu tốn thức ăn từ 3 đến 10 tháng tuổi của lợn đực, cái thiến 5,04 đơn vị thức ăn. Tỷ
lệ nạc, mỡ lúc 10 tháng tuổi của lợn đực, cái thiến lần lượt là 33,74% và 42,71%.
Các giống lợn ngoại thuần và lợn lai có khả năng tăng trọng cao hơn với lợn
Landrace bình quân 5 tháng tuổi tăng trọng 621,59g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,59
ĐVTA/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc đạt 57,67%, tỷ lệ móc hàm 84,86%. Với lợn lai 3/4
và 7/8 lần lượt là: 523,25 - 525,39g/ngày; 3,63 - 3,47 ĐVTA; 48,9 - 50,38; 82,81 -
85,25% (Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân và cs 1999) [26]. Trong thực tế, phương
thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng trọng mặc dù trong cùng
một giống. Tuy tốc độ sinh trưởng có chậm hơn cho ăn tự do nhưng nâng cao được
tỷ lệ thịt nạc (Trần Quốc việt, Bùi Thị Ngợi, 1995) [45].
* Yếu tố dinh dưỡng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
Thức ăn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của vật nuôi (Dương Mạnh Hùng, 2004) [12]. Lợn chỉ có thể đạt năng xuất
cao khi đủ dinh dưỡng có giá trị hoàn toàn, nghĩa là lợn phải được cung cấp toàn bộ
các chất dinh dưỡng cần thiết có hoạt tính sinh học cao đảm bảo hoạt động sống
bình thường của cơ thể và tạo thành một sản phẩm tối đa có chất lượng cao. Vì vậy
để đạt được khả năng sinh trưởng cao cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và sự cân
bằng hợp lý các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn như: năng lượng, protein, axit
amin, khoáng và VTM. Thấy được mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong
khẩu phần là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ
thịt nạc, thịt mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Do đó vấn đề đặt ra là lập một khẩu
phần thức ăn phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn của lợn là điều rất cần thiết.

- Thời gian nuôi dưỡng: Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ của lợn
chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi trên cơ sở quy luật sinh trưởng tích luỹ
các chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn từ đó đưa ra các phương thức nuôi dưỡng.
+ Nuôi lấy thịt nạc thì yêu cầu thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết mổ nhỏ
+ Nuôi lấy thịt mỡ thì thời gian nuôi dài hơn, khối lượng giết mổ lớn hơn so
với phương thức nuôi lấy thịt nạc.
* Yếu tố chăm sóc, quản lý:
Bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng, tính biệt, thiến, diện tích
trong khu vực nuôi nhốt lợn đều có tác động nhất định tới khả năng sinh trưởng,
tích luỹ của lợn thịt. Chăm sóc, quản lý tốt sẽ làm lợn tăng trọng nhanh và làm giảm
giá thành trên một đơn vị sản phẩm chăn nuôi. Trong chăn nuôi lợn thịt người ta
hay dùng các thuốc an thần, che tối chuồng nuôi ở giai đoạn vỗ béo để lợn nghỉ
ngơi, ít vận động cho kết quả rõ rệt. Những thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn lạ,
vận chuyển, thiến, tiêm, thay đổi chỗ ở, phân đàn có ảnh hưởng xấu tới tốc độ
sinh trưởng và phẩm chất thịt.
1.2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn thịt
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [24] tiêu hoá là quá trình phân
giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn thông qua tác động cơ học, hoá học và vi
sinh vật học để biến các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
thể động vật có thể hấp thu và sử dụng được. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)
[20] quá trình tiêu hoá ở lợn diễn ra dưới ba hình thức: Tiêu hoá cơ học; tiêu hoá
hoá học và tiêu hoá vi sinh vật. Ba quá trình này diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng
tương hỗ lẫn nhau dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh thể dịch.
Tiêu hoá ở miệng: Ở miệng của lợn, quá trình tiêu hoá diễn ra chủ yếu dưới
hai hình thức: Cơ học và hoá học. Lợn dùng mõm lấy thức ăn, vừa ăn vào vừa nhai
và vừa nuốt liên tục.

Quá trình tiêu hoá hoá học ở miệng được thực hiện bởi hai men chứa trong
nước bọt, đó là men amilaza và men mantaza. Hai men này thuỷ phân tinh bột (gạo,
ngô, sắn và khoai) thành đường glucose:
Tinh bột Đường mantose + Dextrin
Sau đó chỉ một ít đường mantose dưới tác dụng yếu ớt của men mantaza phân
giải thành đường glucose.
Mantose 2 Glucose
Càng nhai lâu ở miệng đường glucose được tạo ra càng nhiều. Lượng nước bọt
tiết ra bị chịu ảnh hưởng bởi thức ăn và các chất kích thích khác như HCl, axit
lactic, axit foocmic và axit axetic. Những axit này kích thích tiết nhiều nước bọt.
Thức ăn khô cũng làm tăng tiết nước bọt nhiều hơn thức ăn lỏng. Ngoài ra, lượng
nước bọt tiết ra tăng theo tuổi, rõ rệt nhất là từ khi cai sữa chuyển sang ăn thức ăn
thực vật.
Tiêu hoá ở dạ dày: Tiêu hoá ở dạ dày gồm quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu
hoá hoá học.
+ Tiêu hoá cơ học là sự co bóp nhào trộn thức ăn do cơ trơn dạ dày thực hiện.
Quá trình này rất quan trọng: vừa làm cho thức ăn nát nhuyễn, vừa làm cho thức ăn
ngấm đều các men tiêu hoá để sự tiêu hoá được triệt để hơn.
+ Tiêu hoá hoá học là quá trình tác động của các men tiêu hoá do dịch vị tiết
ra. Ở dạ dày lợn có 2 kiểu phân tiết dịch: Một là sự phân tiết mang tính kiềm ở vùng
thượng vị, ở đây lượng dịch tiết ra rất hạn chế so với tổng số dịch tiết. Hai là sự
phân tiết mang tính axit từ vùng thân vị và hạ vị, lượng phân tiết này rất lớn từ sau

×