Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHÂN TÍCH kỹ THUẬT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.86 KB, 10 trang )

I) TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN
Thị trường chứng khoán đang trở thành một điểm nóng thu hút sự quan
tâm rất lớn của mọt đối tượng trong xã hội. Cùng với sự quan tâm đó, giới tham
gia thị trường chứng khoán cũng bắt đầu quan tâm đến những kĩ thuật ứng dụng
trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Hai hệ thống kĩ
thuật phân tích được nói đến nhiều nhất là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.
Trong khi đa số chúng ta đều ít nhiều có những kiến thức nhất định về phân tích
cơ bản thì số lượng người hiểu và nắm về phân tích kĩ thuật còn hạn chế, hơn thế
nữa khả năng ứng dụng và tính chính xác của nó còn là một vấn đề đang bàn cãi
hàng trăm năm nay. Để thành viên Saga cũng có kiến thức nhất định về khía cạnh
phân tích kĩ thuật, chúng tôi quyết định cung cấp loạt bài nghiên cứu về phân tích
cơ bản. Đây là loạt bài lấy từ bài nghiên cứu của hai thành viên của Saga. Hy vọng
có thể giúp các bạn một chút về kiến thức và nhận được góp ý của các Saganors
-) Các quan điểm về Phân tích kỹ thuật
Nguyên lý của thành công trong đầu tư chứng khoán là dựa trên giả định rằng
trong tương lai người ta sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm mà họ đã mắc phải trong
quá khứ.
(Edwin Lefevre, Reminiscenses of a Stock Operator)
Thị trường chứng khoán hay bất kì thị trường nào đều không bao giờ phản ánh
đúng giá trị thực của một hàng hóa được trao đổi bên trong đó mà nó phản ánh giá
trị mà nhà đầu tư nhận thức được và cho rằng nó đáng giá như thế.
Giá của bất kì một chứng khoán đã cho nào đều không chi ra mối quan hệ thực
tế giữa cung và cầu mà là phản ánh kỳ vọng tương lai của cung và cầu.
Vậy “Phân tích kỹ thuật” là gì? Nhiều nhà quan sát coi Phân tích kỹ thuật là
một tập hợp những mánh khóe và cần đến sự tập luyện nghiêm túc thực sự. Những
người vận dụng kết quả sau quá trình tập luyện ấy còn được gọi là “pháp sư”.
Nhiều người hiểu về tính đúng đắn của công việc này nhưng họ vẫn đặt ra câu hỏi
về tính chính xác trong dự báo các xu thế chính trên thị trường chứng khoán và thị
trường các loại hàng hóa khác. Bản thân trong những người sử dụng Phân tích kỹ
thuật cũng không có một sự thống nhất về quan điểm về bản chất của Phân tích kỹ


thuật vì Phân tích kỹ thuật có thể dược hiểu thuần túy là một khoa học mà cũng có
thể được hiểu là một nghệ thuật.
Hiểu một cách rộng nhất thì Phân tích kỹ thuật luôn cố gắng nghiên cứu tình
trạng “sức khỏe hiện tại của toàn thị trường hay của mỗi chứng khoán với mục
đích là nhằm dự báo biến động tương lai của giá bằng cách dựa trên những kinh
nghiệm có được với các hình mẫu kĩ thuật (hay mô hình kĩ thuật) thị trường đã
xuất hiện trong quá khứ và áp dụng lại khi có mô hình tương tự xuất hiện. Giả
thuyết căn bản trong Phân tích kỹ thuật là những kiến thức đã có về giá và hình
mẫu đồ thị trong quá khứ sẽ được sử dụng “tham khảo” nhằm xác định giá có xu
thế như thế nào trong tương lai đối với mỗi thị trường cụ thể.
Edward và Magee còn đưa ra 4 điểm căn bản sau về Phân tích kỹ thuật:
• Giá trị thị trường của một chứng khoán được xác định duy nhất thông qua
tác động qua lại giữa cung và cầu.
• Cung và cầu chịu ảnh hưởng, ở bất kì thời điểm nào, bởi hàng trăm những
yếu tố, một số là ảnh hưởng hợp lý, một số hầu như phi lý. Thông tin, ý kiến, tâm
lý, dự đoán,…(có thể đúng, có thể sai,…) về tương lai kết hợp và trộn lẫn với nhau
và với những yếu tố cần thiết khác để tạo thành sự cân bằng chung của toàn thị
trường. Không một cá nhân nào có thể nắm lấy và định lượng những điều này mà
thị trường sẽ tự thực hiện.
• Bỏ qua những dao động nhỏ thì giá nhìn chung sẽ vận động theo những xu
thế giá chung của thị trường, những xu thế này là ổn định trong một khoảng thời
gian tương đối dài.
• Những thay đổi trong xu thế thị trường thể hiện qua sự dịch chuyển của
điểm cân bằng cung cầu dù là vì bất kì nguyên nhân nào đều có thể xác định sớm
hơn hoặc muộn hơn thời điểm thị trường biến động.
Cuối cùng ta sẽ xem xét định nghĩa của Steven B. Achelis, tác giả của cuốn sách
“Technical Analysis from A to Z”:
“Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư…”
Xét cho cùng định nghĩa về Phân tích kỹ thuật cũng chỉ cần đơn giản như vậy

còn cụ thể bản chất, cách thực hiện sẽ được nghiên cứu ở các phần tiếp theo đặc
biệt là phần lý thuyết Dow.
II) PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN TA CẦN XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ
SỐ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT SAU:
1. Chỉ số RSI.
Năm 1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở
thành một trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ
thuật. Đây là một chỉ số thuộc nhóm các phương pháp tương quan phản ánh tương
quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ.
1.1 . Định nghĩa:
Hiện nay RSI là một trong những chỉ số được các tay buôn chứng khoán sử
dụng rộng rãi và thường xuyên xuất hiện trong các phần mềm phân tích kĩ thuật.
Chúng tôi xin được giới thiệu những điều cơ bản nhất về chỉ số này. RSI trước hết
là một chỉ số cho biết xu hướng biến động của một loại cổ phiếu hay hàng hóa hoặc
chỉ số thị trường. Đây không phải là chỉ số đo lường mức độ khác biệt của một cổ
phiếu hay chỉ số này so với một cố phiếu hay chỉ số thị trường khác. RSI chỉ đơn
thuần so sánh một cổ phiếu với chính nó, cho thấy sự vận động qua thời gian. Nhìn
chung, RSI được sử dụng phổ biến trong phân tích kĩ thuật cho thị trường chứng
khoán, ít khi được sử dụng trong thị trường hàng hóa và thị trường tương lai.
1.2. Tính toán RSI:
Trong đó: X là số phiên giao dịch liền trước phiên giao dịch hiện tại, được sử
dụng để thu thập số liệu tính toán.
RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP
trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng
và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó.
Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI.
Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng /
n
Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADn = Tổng giá các phiên giảm
/ n

Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức:
RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1)
Trong đó: RS = AIn / ADn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình
các phiên giảm
Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động.
Giá CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai –
Mã CK DNP
Ngày Giá Thay đổi %thay đổi Khối lượng
18/05 76.000 2.000 2,70% 56.350
17/05 74.000 2.000 2,78% 36.190
16/05 72.000 -3.500 -4,64% 43.350
15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550
14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750
(Nguồn SSI)
Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên
AG = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100
Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên
AL = (3.500) / 5 = 700
Hệ số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số AG/AL, quy
chuẩn về thang 100 sẽ tính được RSI là:
RSI = 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75
1.3. Ý nghĩa:
RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách
phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong
khoảng 0 đến 100.
Giá trị 50 của RSI gọi là giá tị trung bình tại đây sức mua và bán có tương
quan ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn
hơn sức bán, giá cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản ánh sức bán
càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống.
RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn

hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI
nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo
Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các
phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản
ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá.
1.4. Sử dụng RSI
Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tích RSI dựa vào 3 ngưỡng:
* Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu mua.
Wilder cũng đưa ra các giả thiết rằng khi RSI vượt qua mức 70, đây là thời điểm
mà giá đang gần chạm đỉnh, hoặc ít nhất đó cũng là dấu hiệu cho thấy chắc chắn sẽ
có những phản ứng đáng kể đối với xu hướng đi lên của thị trường (uptrend).
* Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán.
Ngược lại, khi RSI giảm xuống mức dưới 30, những thay đổi với đáy của thị
trường cũng như phản ứng đối với xu hướng đi xuống (downtrend) đang gia tăng.
Điều này là đúng với cả các nghiên cứu định kì theo ngày hoặc theo tuần.
* Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về sự thắng
thế của phe mua, RSI < 50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán.
Trong số các khoảng thời gian được sử dụng để tính toán RSI, khoảng thời
gian 14 ngày được sử dụng phổ biến nhất, và cũng chính là khoảng thời gian mà
người khai sinh ra chỉ số RSI là Wilder sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục
đích sử dụng mà các con số thời gian khác có thể mang lại những kết quả tốt hơn.
Hai khoảng thời gian khác cũng được sử dụng phổ biến là 9 ngày và 25 ngày.
Khoảng thời gian càng dài thì các dấu hiệu có độ sai lệch càng thấp, tuy nhiên,
điều này có thể dẫn tới một độ trễ nhất định so với mức đỉnh điểm hay mức đáy
của thị trường.
Cũng như các chỉ số, các công cụ dự báo khác được sử dụng trong thị trường
chứng khoán, RSI cũng chỉ đơn thuần là một công cụ. Trong một số trường hợp chỉ
số này thực hiện vai trò khá tốt, nhưng trong những trường hợp khác thì ngược lại.
Cần phải nhớ rằng, một danh mục đầu tư lành mạnh, được thiết lập dựa trên rất
nhiều công cụ chứ không chỉ đơn thuần dựa trên một công cụ nhất định nào cả.

2. Dải Bollinger
2.1 Khái niệm
Dải Bollinger trong phân tích kỹ thuật: là dải băng độ lệch chuẩn (standard
deviation envelopes).
Khái niệm này xuất phát từ quan sát thấy rằng dao động của giá cổ phiếu luôn biến đổi
chứ không ổn định ở một tỉ lệ nào đó.
2.2 Đặc điểm:
Dải Bollinger bao gồm 3 đường được vẽ tương quan với biểu đồ giá: đường biên
trên (upper band), đường giữa thường là đường trung bình động (moving average)
và đường biên dưới (lower band). Khoảng cách giữa hai đường biên và đường
trung bình được xác định bằng độ lệch chuẩn của giá, thể hiện sự biến động của thị
trường. Thị trường bình lặng, thì khoảng cách này càng thu hẹp và ngược lại, khi
thị trường càng sôi động thì khoảng cách này càng rộng.
2.3. Nguyên tắc hoạt động
Đi cùng với Bollinger là hai khái niệm %b và “band width – bề rộng của dải”.
%b cho nhà đầu tư biết giá hiện đang ở vùng nào trong dải Bollinger. %b sẽ bằng
1 khi giá ở vùng biên trên và bằng 0 khi giá vùng ở biên dưới. “Band width” có ý
nghĩa như chính cái tên của nó, thể hiện độ rộng của dải Bollinger so với mức dao
động bình quân.
Hầu hết các chuyên gia phân tích đều sử dụng đường trung bình đơn giản 20
ngày và hai đơn vị lệch chuẩn cho hai biên. Cụ thể hơn, biên trên được tính bằng
cách lấy đường trung bình cộng với hai lần độ lệch chuẩn của giá trong 20 ngày
gần nhất. Tương tự là phép trừ cho biên dưới. Sử dụng hai đơn vị lệch chuẩn
nhằm đảm bảo 95% dữ liệu giá sẽ nằm trong phạm vi của dải Bollinger.
Từ đó, thị trường được cho là rơi vào tình trạng bán tháo (oversold) khi giá
chạm biên dưới của dải này. Thị trường sẽ mua quá (overbought) khi giá chạm
biên trên của dải Bollinger.
Cách sử dụng dải Bollinger đơn giản nhất là dùng hai biên của dải này làm mốc tín
hiệu. Nói cách khác, nếu giá một cổ phiếu bật lên sau khi chạm biên dưới và cắt
qua đường trung bình thì biên trên sẽ là thời điểm chốt lời thích hợp. Ngược lại, sự

giao nhau của giá và đường trung bình theo chiều xuống thì biên dưới sẽ là cơ hội
mua vào. Khi thị trường tăng mạnh, giá thường sẽ dao động trong khu vực tạo bởi
biên trên và đường giữa. Trong tình huống này, việc giá đi xuống phía dưới đường
trung bình sẽ là tín hiệu cho khả năng đảo chiều của thị trường.
Cách sử dụng:
Sự bật lại dải Bollinger
Khi giá luôn có chiều hướng quay trở lại khu vựa giữa của dải Bollinger thì
giá sẽ xuống
Khi giá chạm vào các đường bollinger phía trên và dưới, chúng thường bị
bật trở lại đó là vì dải Bollinger hoạt động như những mức hỗ trợ và kháng cự
(support và resistance). Giá di chuyển phía trong dải Bollinger càng lâu bao nhiêu
thì dải Bollinger này càng mạnh bấy nhiêu. Nhiều nhà giao dịch thiết lập cho mình
cách chơi dựa trên đặc điểm bật lại của dải Bollinger, chiến thuật này được sử
dụng tốt nhất khi thị trường bập bềnh (sideway) và không có xu hướng rõ ràng.
Bollinger thắt chặt
Khi dải Bolliger ép chặt lại, nó thường báo hiệu một dấu hiệu phá vỡ (beakout)
sắp xảy ra. Nếu nến phá vỡ dải trên, giá thường sẽ tiếp tục lên cao, nếu nến phá vỡ
dải phía dưới, giá thường tiếp tục xuống thấp.
3. MACD - Chỉ số biến động chênh lệch hội tụ trung bình trượt.
3.1. Khái niệm:
Đường trung bình di động hội tụ phân kỳ là một chỉ số dao động được phát
triển bởi Gerald Appel. Nó chỉ ra khi nào động lực của một giao dịch thay đổi từ
xu hướng lên tới xu hướng xuống và ngược lại.
MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ
thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính.
• 1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất
Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
• 2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
• 3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
• 3.2. Cách xác định:

• a. Đường MACD nhanh
• Là chênh lệch giữa trung bình trượt mũ ngắn hạn và trung bình trượt mũ
dài hạn của giá với hệ số làm trơn tương ứng với các chu kỳ 12/13 và 26
phiên của EMA thông thường.
MACD nhanh = EMA (26) – EMA (13)
Hệ số làm trơn ( Smoothing factor) = 2/n+1
• Trong đó: n là số phiên
Hệ số làm trơn n
0.20 9
Hệ số làm trơn n
0.15 12
0.075 26
• Ví dụ: Hệ số làm trơn với chu kỳ 9 phiên là 0,2.
EMA = [ Giá đóng cửa ngày i x Hệ số làm trơn] + [Trung bình trượt ngày
i- 1 x ( 1- Hệ số làm trơn )]
• b. Đường MACD chậm
• Là chuyển động trung bình trượt mũ của đường MACD nhanh với hệ số làm
trơn tương ứng với chu kỳ 9 phiên.
MACD chậm = EMA (làm trơn
9)
• 3.3. Sử dụng:
• Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách
chính khi sử dụng chỉ báo MACD:
• - Sự giao cắt của đường trung bình giá.
• - Biểu đồ MACD.
• - Sự phân kỳ của MACD.
• MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA)
• Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của
các đường trung bình giá.
• - Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung

bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm
trên đường zero.
• - Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường
trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm
phía dưới đường zero.
• Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên
đường zero.
• Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán
xuất hiện
• Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao
cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện
sớm và nhanh hơn.
• Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín
hiệu của MACD.
• Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín
hiệu của MACD.
• MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử
dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của
MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.

×