Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.32 KB, 30 trang )

Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới,hoạt động kinh tế nói chung
,hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng. Sự giao lưu buôn bán giữa các quốc
gia khác nhau với khối lượng ngày một lớn đã đòi hỏi quá trình thị trường hàng hóa xuất nhập
khẩu phải nhanh chóng và thuận tiện cho các bên.
Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Đông Hà Nội ,em nhận thấy tín dụng chứng từ là phương pháp được áp
dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía :Người bán hàng
đảm bảo nhận tiền,người mua nhận được hàng hóa và có trách nhiệm trả tiền. Đây được coi là
phương tín dụng quốc tế phổ biến và an toàn nhất hiện nay,đặc biệt là trong thanh toán hàng
hóa xuất nhập khẩu. Nó không những phục vụ cho việc mở rộng, phát triển hoạt động xuất
nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, mà còn là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát
triển của Ngân hàng.
Từ thực tiễn trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ
thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội” làm báo cáo thực tập giữa khóa của mình.
Với đề tài này, em hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện hoạt động thanh toán
quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội.
Ngoài phần mở đầu và kết luận,bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về NHNo &PTNT Đông Hà Nội
1
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
Chương 2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng NN và PTNT chi nhánh Đông Hà Nội.
Chương 3 Giải pháp mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh Đông Hà Nội và một số kiến nghị.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG HÀ NỘI


1. Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN&PTNN Đông Hà Nội
 Chi nhánh NHNN&PTNT Đông Hà Nội được thành lập theo quyết định
170/QD/HDQT-TCCB ngày 2/7/2003 của Chủ tịch HDQT NHNN&PTNT Việt Nam.
Cơ sở vật chất và nhân sự của chi nhánh chủ yếu là tiếp nhận từ Tổng công ty Vàng Bạc
Đá Quí Việt Nam và một chi nhánh Bà Triệu được tách ra từ chi nhánh Láng Hạ. Trụ sở
chính của chi nhánh đặt tại 23B Quang Trung,đây cũng là trụ sở do Tổng công ty VBDQ
Việt Nam chuyển giao.
 16/9/2003 Chi nhánh Đông Hà Nội chính thức khai truơng đi vào hoạt động.
 1/1/2008 Chi nhánh Đông Hà Nội được xếp hạng chi nhánh hạng 1.
 4/9/2008 Chi nhánh Đông Hà Nội nhận giấy chứng nhận Hệ thống Quản Lí Chất lượng
phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 cắp bởi tổ chức chứng nhận SGS (Thụy Sĩ )
và Tổ chức công nhận UKAS (Anh).
 5/8/2009 Chi nhánh Đông Hà Nội được cập nhập phiên bản mới phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001:2008.
 Trong năm 2009,Chi nhánh được vinh dự nhận bằng khen của thủ tướng Chính Phủ vì
đã có nhiều thành tích trong giai đoạn 2008-2009,góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội
và bảo vệ Tổ Quốc.
2. Mô hình hoạt động
2
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHNo Đông Hà Nội
3
Ban giám đốc
Ông Trần Xuân Đạo,Giám đốc
Ông Âu Văn Trường,Phó Giám đốc
Bà Đỗ Thị Hoài Ninh,Phó Giám đốc
Bà Đặng Thị Ngọc Huyền,Phó Giám đốc
Hội Sở
P. Dịch vụ
&

Marketing
P.Kinh
doanh
ngoại hối
P. Tín
dụng
P. KH &
tổng
hợp
P.Hành
chính
nhân sự
P. Kế toán
ngân quĩ
P. Điện
toán
Mạng lưới
PGD.
Lê Ngọc
Hân
PGD.
Nguyễn
Công Trứ
PGD.
Lý
Thường
Kiệt
PGD.
Bà Triệu
PGD.

Số 1
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
 Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng như nhận tiền gửi tiết
kiệm,tiền gửi không kì hạn,có kì hạn ,tiền gửi thanh toán của các tổ chức dân cư
trong và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ.
 Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi,tín phiếu,kì phiếu,trái phiếu NH và các hình
thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và kinh doanh ngân hàng.
 Cho vay trung,dài hạn,ngắn hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế,cá
nhân,hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng
Nhà Nước và qui định của NHNo Việt Nam.
 Chiết khấu thương phiếu,kì phiếu ,trái phiếu và các giấy tờ có giá theo qui định của
NH Nhà Nước Việt Nam.
 Thực hiện các nghiệp vụ,dich vụ Ngân Hàng như thanh toán quốc tế,bão lãnh,tái bảo
lãnh,chiết khấu,tái chiết khấu bộ chứng từ,kinh doanh ngoại tệ,rút tiền tự động,dịch
vụ thẻ tín dụng,dịch vụ ngân quĩ,tư vấn,chuyển tiền tỏng nước và quốc tế.
 Thực hiện quan hệ đại lí thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với các ngân hàng
nước ngoài.
 Đầu tư dưới nhiều hình thức:liên doanh mua cổ phần, với các doanh nghiệp ,tổ
chức kinh tế khác khi được NHNo VN cho phép.
 Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ,quản lí tiền vốn,các dự án đầu tư phát triển.
4. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2010
 Tình hình huy động vốn:
Bảng 1:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN NĂM 2010
(Đơn vị :tỷ đồng)
ST
T
CHỈ TIÊU 31/12/2009 31/12/2010 Tăng giảm so
với năm 2009
KH
2010

Tăng giảm với
KH
4
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
Số
tiền
% Số tiền %
1 Tổng nguồn 2195 2395 200 9,11% 2300 4,1 %
2 Cơ cấu nguồn
theo đồng tiền
Nội tệ 1778 1917 139 7,8% 1862 57 3%
Ngoại tệ 417 478 61 14,6%
3 Phân theo loại
nguồn
2195
Tiền gửi dân cư 712 883
TCKT 1483 1512
TCTD 0
(Nguồn báo cáo KQHDKD NHNo Đông HN 2010 )
Như vậy,nguồn vốn của NH Đông Hà Nội đang có xu hướng tăng trưởng cao,đến
31/12/2010,chỉ tiêu nguồn vốn vượt so với kế hoạch,tốc độ tăng trưởng tăng 9,11% nếu so với
cùng thời điểm năm 2009. Về cơ cấu nguồn vốn, trong đó thành phần chủ yếu là của TCKT
(69%),tiền gửi dân cư cũng tăng thị phần trong năm 2010 nếu so cùng thời điểm với năm 2009.
Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về huy động vốn,Chi Nhánh cũng tiến hành huy động vốn
trên nhiều hình thức song song với tăng cường quảng cáo ,tiếp thị các dịch vụ nhằm tối thiểu
hóa rủi ro cũng như với mục đích để đối diện với những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các
ngân hàng thời gian gần đây.
 Tình hình đầu tư vốn
Tính đến 31/12/1010,đã hoàn thành chỉ tiêu được giao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ khá. Tuy
nhiên,6 tháng cuối năm,thực hiện chủ trương chung,hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng

hạn mức tín dụng do NHNo qui định. Nếu như 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng dự nợ bình
quân tăng12% ,thì 6 tháng cuối năm lại chỉ tăng 2%. Nhìn chung,cơ cấu dư nợ là hợp lí,theo
đúng định hướng của NHNo. Dư nợ trung dài hạn chiếm 49% tổng dư nợ. Cơ cấu trên có tác
động tích cực đối với việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh đồng thời về mặt kinh tế xã hội. Nhìn
chung,tổng vốn đầu tư năm 2010 có xu hướng tăng cao hơn các năm trước,điển hình tăng 14
% so với năm 2009 và 20% so với năm 2008.
Bảng 2 :BẢNG DƯ NỢ
5
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
(đơn vị :tỷ đồng)
S
T
T
CHỈ TIÊU 31/12/2009 31/12/2010 Tăng giảm
so với 2009
KH
2010
Tăng giảm so với
KH
Số
tiền
% Số tiền %
1 Tổng dư nợ 1561 1780 220 14% 1695 85 5%
Nội tệ 1180 1391 211 17,8%
Ngoại tệ qui đổi 381 389 8 20%
2 Dư nợ theo thời gian
Ngắn hạn 727 901 174 24% 835 66 8%
Trung hạn,dài hạn 834 879 45 5,4% 850 29 3,5%
(Nguồn báo cáo KQHDKD NHNo Đông HN 2010 )
 Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn của chi nhánh trong năm qua giảm đáng kể so với cùng kì năm 2009,tương ứng
với 80 tỷ đồng, tỷ trọng thấp,chiếm 4,5 % tổng dư nợ,giảm 1,3 % so với 2009. Trong đó Chi
nhánh cũng có biện pháp lập quĩ dự phòng rủi ro,lập 39 tỷ dự phòng để đảm bảo an toàn nguồn
vốn và xử lí kịp thời mọi bất trắc.
6
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
 Tình hình kinh doanh ngoại tệ
(Đơn vị:USD)
Tổng Mua vào Bán ra Lãi KD (VND)
Giao ngay Kì hạn
3263557 2277858 1080265 581821449
Bảng 3 &4
Chỉ tiêu 2009 2010 Tăng giảm %
Doanh số mua ngoại tệ từ khách
hàng tổ chức,cá nhân
4144 20958,8 405,76%
Doanh số bán ngoại tệ cho Trụ
sở chính
4500 6339,6 40,88%
(Nguồn báo cáo KQHDKD NHNo Đông HN 2010 )
Trong suốt năm 2010,chi nhánh đã đạt được khá nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh
ngoại tệ với mức độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức khá cao. Cho thấy sự nỗ lực của cán bộ
phòng TTT vì đây là năm có khá nhiều bất ổn kinh tế đi kèm với sự thay đổi thất thường của tỷ
giá hối đoái.
 Kết quả tài chính
Thu nhập năm 2010 tăng cao,tăng 325% so với năm trước. Trong đó,thu nhập chủ yếu từ
Tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 104,064 tỷ vượt mức kế hoạch 5,15%, tổng chi trả lãi 299,22 ty
̉.Điều này cho thấy sự nỗ lực không ngừng của các bộ chuyên viên trong Chi nhánh,luôn
không ngừng cố gắng đa dạng hóa hoạt động dịch vụ của Chi nhánh
7

Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1. Khái niệm
1.1 Khái niệm
Phương pháp tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận ,trong đó một ngân hàng (Ngân
hàng mở thư tín dụng )theo yêu cầu của khách hàng (Ngân hàng yêu cầu mở thư tín dụng )sẽ
trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng )hoặc
chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho
Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.
1.2 Các bên tham gia gồm có:
Người yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho
một người khác.
Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp tín dụng
cho người nhập khẩu.
Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà Người
hưởng lợi chỉ định.
Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng đại lí của Ngân hàng phát hành ở nước
người hưởng lợi.
2. Cơ sở pháp lí của thanh toán tín dụng chứng từ
Qui tắc về tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform customs and
practice for documentary credits UCP DC)của ICC. Đến nay UCP đã 5 lần sửa đổi vào
1952,196,21974,1983 (UCP400),1993 (UCP 500). Hiện nay,UCP được sử dụng tại 180 nước
trên thế giới,1962 lần đầu tiên được dịch ra tiếng việt.
• Số hiệu 500 ban hành 1993 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1994,UCP600 có
hiệu lực ngày 1/1/2007
• 12/1996,trên tinh thần cụ thể hóa điều 19 của UCP500 ,ICC đã ban hành
qui tắc số 525 thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các NH với nhau (Uniform rules
for bank to bank reimbursement under documentary credits URR 525) có hiệu lực kể từ

ngày 1/1/1996. Ở Việt Nam bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/1996.
8
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
• Đáp ứng yêu cầu cách xử lý chứng từ điện tử trong thư tín dụng chứng từ
được ICC đề cập trong cuộc họp ngày 24/5/2000 tại Paris,sau 18 tháng nỗ lực thực
hiện,ICC cho ra đời văn bản bổ sung e.UCP(được coi là UCP 500.1) có hiệu lực từ
2/2002.
• Đầu 2003,ICC cho ra đời văn bản No.465 ISP- the international standard
banking practice for examination of documents under documentary credits (thực hành
NH theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ)
• 1/2007 áp dụng UCP600
• Ngoài ra,tín dụng chứng từ còn được điều chính bởi các văn bản pháp lí
như :Incoterm 2000 (mới đây là Incoterm 2010 ),luật hối phiếu và các tập quán thương
mại quốc tế. Trên thực tế tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc
hai bên lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng,cũng như tập quán kinh doanh của ngân
hàng.
3. Qui trình thanh toán tín dụng chứng từ
8
5
2
6 7
8 5 3 1
1 6 7
9
Ngân hàng thông báo
Advising Bank
Ngân hàng phát hành
Issuing Bank
Chi nhánh NHPH
Applicant Bank

Người hưởng lợi
Beneficiary
1
4
Người yêu cầu
Applicant
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
1. Gửi đơn yêu cầu phát hành tín dụng và tiến hành kí quĩ
2. Phát hành LC qua Ngân hàng đại lí cho Người xuất khẩu hưởng lợi
3. Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo LC và chuyển bản gốc LC cho
người hưởng lợi
4. Giao hàng
5. Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành LC
6. Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho Người yêu
cầu
7. Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
8. Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ
4. Điều kiện xin mở LC
• Đơn xin mở LC trả ngay (at sight) (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng ). Cơ sở viết đơn là hợp
đồng mua bán ngoại thương đã kí kết.
• Đối với LC trả chậm.
 Giấy phép nhập khẩu nếu có
 Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu
 Đơn xin mở LC trả chậm theo mẫu in sẵn của Ngân hàng. Cơ sở viết đơn là hợp đồng
mua bán ngoại thương đã kí kết.
 Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ theo mẫu của Ngân hàng.
5. Thư tín dụng
5.1 Khái niệm:
Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Nếu
không mở thư tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xác lập được và người xuất

khẩu sẽ không giao hàng cho người nhập khẩu.
5.2 Vai trò
Thư tín dụng là một văn bản mang tính pháp lí,nó là căn cứ để Ngân hàng quyết định việc trả
tiền cho Ngân hàng hay không. Ngoài ra,thư tín dụng là một công cụ hiệu quả trong việc cụ
thể,chi tiết ,hoàn thiện hóa những nội dung mà hợp đồng chưa bàn tời,khắc phục những sai
sót,những điều khoản không có lợi trong hợp đồng nếu xét thấy việc hủy hợp đồng là có lợi.
10
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
5.3 Nội dung của thư tín dụng
Thư tín dụng có tính chất quan trọng,nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán ,nhưng
sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Một thư tín dụng có thể
có những điểu khoản sau:
(1) Số hiệu,địa điểm,và ngày mở LC
(2) Tên và địa chỉ của những người có liên quan tới phương thức tín dụng
chứng từ
(3) Số tiền của LC
(4) Thời hạn hiệu lực,thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong LC
(5) Những nội dung về hàng hóa như :tên hàng,số lượng,trọng lượng,giá ca
̉,qui cách phẩm chất ,bao bì,kí mã hiệu cũng được ghi trong LC
(6) Những nội dung về vận tải ,giao nhận hàng(FOB,CIF,CFR ),nơi gửi hàng
và nơi giao hàng ,cách vận chuyển và cách giao hàng
(7) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then
chốt của LC .
(8) Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở LC
(9) Những điểu khoản đặc biệt khác
5.4 Hình thức thư tín dụng thương mại (L/C)
5.4.1 LC có thể hủy ngang.
Đây là loại LC mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi bổ
sung hoặc hủy bỏ nó là không cần báo cáo trước cho người hưởng lợi biết (Đương nhiên là việc
hủy bỏ phải được thực hiện trước khi LC thanh toán)

5.4.2 LC không thể hủy ngang.
Đây là loại LC mà sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi ,bổ sung hoặc hủy bỏ nó
Ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên liên quan. Vì
thế quyền lợi của người bán được đảm bảo. Tuy nhiên,LC không thể hủy ngang không có nghĩa
không thể hủy bỏ . Trong trường hợp các bên đồng ý hủy bỏ LC thì nó được công nhận là
không còn giá trị thực hiên. Đây là loại được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế
ngày nay.
11
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
5.4.3 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận(confirmed irrevocable letter of credit)
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền theo
yêu cầu của ngân hàng mở LC.
5.4.4 Thư tín dụng không thể hủy ngang,miễn truy đòi (irrevocable without recourse letter of
credit)
Là loại LC mà sau khi người xuất khẩu đã trả được tiền thì ngân hàng không còn quyền đòi
lại tiền dù trong bất kì trường hợp nào
5.4.5 Thư tín dụng tuần hoàn (revolving letter of credit )
Là loại LC không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự
động có giá trị như cũ như vậy cho đến khi nào hoàn tất hợp đồng. Loại này được áp dụng
trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh
toán không thay đổi.
5.4.6 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit)
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được ,mở ra căn cứ vào một LC khác làm đảm bảo
theo LC này tổ chức xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu mở ,yêu cầu ngân
hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng.
5.4.7 Thư tín dụng đối ứng (reciprocal LC)
Là loại LC không thể hủy ngang trong đó qui định nó chỉ có hiệu lực khi LC khác đối ứng
với nó được mở ra. Điều đó có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được LC do tổ chức nhập
khẩu mở thì phải mở lại LC tương ứng thì nó mới có giá trị. LC này được sử dụng trong giao
dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu.

5.4.8 Thư tín dụng thanh toán chậm (deferred payment LC)
Là loại LC không hủy bỏ trong đó qui định ngân hàng xác nhận LC cam kết với người
hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền LC vào thời hạn cụ thể ghi trên LC sau khi nhận được
chứng từ và không cần có hối phiếu.
5.4.9 Thư tín dụng dự phòng (standby letter of credit SBLC)
12
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
LC dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là tương tự ,thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng
phát hành tới người thụ hưởng trong việc :
 Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở LC dự phòng đã vay hoặc đã ứng trước.
 Thanh toán khoản nợ của người mở LC dự phòng
 Bồi thường những thiệt hại do người mở LC dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của
mình.
5.4.10 LC có thể chuyển nhượng (TRasferable letter of credit)
• Người thụ hưởng trong LC chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người hưởng thụ khác.
• Các chứng từ trong LC chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể sử dụng như LC gốc.
• Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của LC chuyển nhượng bằng hóa đơn
của mình.
5.4.11 Thư tín dụng với điều khoản đỏ (red clause LC)
Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt (trước đây điều khoản này được ghi bằng mực
đỏ),người mở LC cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền đảm tháo khoán trước một số tiền
nhất định trước khi giao hàng thay vì nó một cách đơn giản khi giao hàng. Vì thế nó còn gọi là
thư tín dụng ứng trước
5.4.12 Thư tín dụng có điều khoản T/TR (telegraphic transfer reimbursement)
Là loại thư tín dụng thông thường nhưng có qui định :ngân hàng phục vụ người
hưởng lợi sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ ,phù hợp với những điều kiện đã qui
định trong LC thì được phép điện đòi tiền ngân hàng mở LC hay một ngân hàng chỉ định trong
thư tín dụng ,nó được áp dụng trong trường hợp hai ngân hàng có quan hệ thân tín lấn nhau.
PHẦN B:THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNo ĐÔNG HÀ NỘI
1. Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
Trong 5 tháng đầu năm 2011,hoạt động TTQT của toàn NHNo &PTNT Đông Hà Nội
tăng trưởng vượt bậc. Doanh số tăng cả trong thanh toán hàng xuất lẫn hàng nhập. Về
13
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
hàng xuất,từ chỗ doanh số còn rất nhỏ trong T1 với 55729,90 USD thì đến cuối T4 con
số này đã phát triển vượt trội đến 1043706,41 USD,tốc độ tăng trưởng biến đổi thất
thường. Đôi khi khá cao (312,21% trong T1 và 345,37% T4),cũng có khi là 2,01% trong
T3 và giảm 93,41% trong T5. Nhìn chung,đây cũng là điều đáng khích lệ trong hoạt
động TTQT của NH. Doanh số nhập có xu hưởng giảm nhiều trong 4 tháng đầu năm.
Điển hình là mức tăng nhẹ trong T2 và giảm mạnh trong 2 tháng tiếp theo: 14,38% T3
và 57,12% T4. T5 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong doanh số nhập với mức tăng
trưởng vượt trội:217,96% tương đương với tăng 2422455,88 USD.
Bảng 1:Doanh số thanh toán quốc tế
Đơn vị:USD
Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5
Doanh số thanh
toán XK
55729,90 229722,77 234348,12 1043706,41 68777,73
Doanh số thanh toán
NK
2994663,5
5
3027047,36 2591677,1
5
1111409,1 3533864,98
(Nguồn phòng TTQT chi nhánh NHNo Đông HN)
2. Tình hình hoạt động thanh toán thực hiện kinh doanh theo phương thức TDCT:
Bảng 2:Bảng so sánh tỷ trọng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

với các phương thức thanh toán khác
Tháng Tổng doanh số
TTQT theo
phương thức
chuyển tiền
Tổng
doanh số
TTQT theo
phương
thức nhờ
thu
Tổng
doanh số
TTQT theo
phương
thức TDCT
Tổng doanh
số TTQT
Tỷ trọng
thanh toán
theo
phương
thức
TDCT
T1 1748254,66 136800 1160351 3045405,66 38,10%
T2 445005,13 547664 326531 1319200,13 24,75%
T3 717965,29 9640 2013455 2741060,29 73,46%
T4 1160240,17 70240 806419 2036899,17 39,59%
T5 490626,71 35943 3455073 3981642,71 86,78%
(Nguồn phòng TTQT chi nhánh NHNo Đông HN)

Biểu đồ so sánh tỷ trọng thanh toán theo phương thức TDCT với các phương
thức TTQT khác. (đơn vị :USD)
14
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
Xét theo phương thức thanh toán,phương thức TDCT được sử dụng tương đối rộng
rãi trong những tháng đầu năm gần đây. Khởi điểm T1 và T2 tương dối thấp (38,10%
và 24,75%). Tuy nhiên,tỷ lệ này có xu hướng tăng vọt trong 3 tháng tiếp theo,cho thấy
phương thức đang dần được sử dụng rộng rãi. Tính đến riêng T5,phương thức thanh
toán này chiếm 86,78% trong tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế.
Sở dĩ phương thức này khá được ưa chuộng là do tính chặt chẽ của nó trong qui trình
thanh toán,cũng như hạn chế được rủi ro cho các bên giao dịch. Hàng xuất khẩu Việt
Nam thường là hàng gia công,nguyên liệu thô chuxa qua tinh chế,sự tín nhiệm của
khách hàng nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao. Hơn nữa
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không có kênh thông tin để tìm hiểu
về bạn hàng nước ngoài cho nên sử dụng phương thức này là an toàn nhất.
3. Thanh toán LC nhập khẩu
Bảng 3 :Bảng thanh toán LC nhập khẩu.
Tháng Phát hành Thanh toán
Số món Trị giá (USD) Số món Trị giá
T1 11 1160112 12 1160351
T2 5 326531 5 326531
T3 18 1989759 20 2013455
T4 10 793765 12 806419
T5 15 3265475 17 3455073
Tổng 59 7535642 66 7761829

Mấy năm trở lại đây,nước ta đang dần trong quá trình đổi mới và đang trên đà phát
triển cao nhất là sau khi tham gia các tổ chức quốc tế như AFTA và WTO. Kim ngạch
xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm qua tăng đáng kể,và đặc biệt là nhập
khẩu đối với nước như Việt Nam. Điều này là dấu hiệu đáng mừng để hoạt động thanh

toán quốc tế phát triển. Qua bảng số liệu trên,có thể nhận thấy rằng việc sử dụng LC
nhập khẩu trong NH Đông Hà Nội tương đối phổ biến. Mặc dù số món tuy ít nhưng
trị giá mỗi món tương đối cao,mỗi món lên đến hàng triệu USD mỗi tháng. Đây cũng
là lợi thế cho NH tránh được những chi phí khác phát sinh. Trong năm tháng đầu
năm,chi nhánh đã mở được 59 LC trị giá 7535642 USD,cùng với đó thanh toán được
15
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
66 món ,trị giá 7761829 USD. Sự chênh lệch giữa số lượng LC phát hành và thanh
toán trong suốt mấy tháng đầu năm qua có thể là do nhiều LC mở và LC thanh toán
không cùng đồng thời. LC mở vào cuối tháng trước nhưng sang đầu tháng sau mới
được thanh toán. Cũng có thể một số món thanh toán ngân hàng chỉ đóng vai trò là
ngân hàng thanh toán chứ không phải ngân hàng mở LC. Chính vì vậy mà tổng giá trị
LC được thanh toán lớn hơn tổng giá trị LC được phát hành. Ta có thể thấy rõ hơn sự
chênh lệch giữa doanh số phát hành và thanh toán LC qua biểu đồ sau:
Biểu đồ tình hình phát hành và thanh toán LC trong 5 tháng đầu năm 2011.
(Đơn vị:usd)
Nhìn vào biểu đồ trên,ta nhận thấy sự phát triển không đồng đều trong cả LC phát hành và
LC thanh toán. Điển hình,ở mức khởi điểm tương đối cao trong T1 với 1160112 USD L/C phát
hành và 1160351USD L/C thanh toán,doanh số này giảm đáng kể trong T2, giảm 833580USD
(72%) với LC phát hành và mức tương đương với LC thanh toán. Tuy nhiên,sang T3,tất cả
doanh số LC phát hành và LC thanh toán đều có sự thay đổi đáng kể,đánh dấu bằng sự tăng
trưởng vượt trội ở mức 510% với LC phát hành và 516.6% đối với LC thanh toán. Tỷ lệ này
không kéo dài được bao lâu khi sang T4,toàn bộ doanh số LC phát hành và thanh toán đều
giảm hơn 50%. Tháng 5 đánh dấu sự hoạt động trở lại mạnh mẽ của LC NK trong thanh toán
quốc tế. Tính đến thời điểm cuối tháng 5,cả LC phát hành và LC thanh toán đều đạt ở mức :
3265475 USD và 3455073 USD,tăng lần lượt 312% và 328.44% so với T4 và 181.4%; và
197,76% so với T1. Một điểm đáng chú ý ở đây là tốc độ tăng doanh số lớn hơn tốc độ tăng số
món cho thấy giá trị của mỗi món LC được mở ra ngày càng tăng.
Nguyên nhân cho sự tăng trưởng không ổn định trong mấy tháng đầu năm là do ảnh hưởng
mạnh của nền kinh tế vĩ mô,các chính sách tỷ giá (trong đó đặc biệt là các thông tư

13/2010TT_NHNN,thông tư 19/2010/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành đã ảnh
hưởng khá mạnh đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tuy vậy,một lượng khá lớn khách
hàng thường xuyên của Ngân hàng có qui mô hoạt động lớn cũng tăng lượng thanh toán. Hiện
tại, một số công ty có giao dịch thường xuyên với chi nhánh là DIANA,Tocontap,nhà xuất bản
Kim Đồng…Hơn nữa,nhờ NHNo đã có quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng trên 110 nước
trên thế giới và việc sử dụng mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng trên thế giới (SWIFT)
làm cho tốc độ mở và xử lý chứng từ nhanh chóng,hiệu quả. Về doanh số, thanh toán LC NK
16
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
trong suốt 5 tháng đầu năm qua tuy có sự tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung là tăng
trong suốt thời kì.
Hiện nay,các mặt hàng nhập khẩu thanh toán qua chi nhánh chủ yếu từ các nước Đông Nam
Á,Trung Quốc,NHật,Hàn Quốc,Mỹ. Trong đó,Trung Quốc chiếm 45,74%,Ấn Độ chiếm
15%,Mỹ chiếm 8%,các nước Đông Nam Á chiếm 27,99%,Hàn quốc 6% và các nước khác. Giá
trị hàng nhập khẩu từ thị trường Châu Á chiếm khoảng 70-80% tổng giá trị nhập khẩu.
Trong những năm gần đây,các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao năng lực kĩ
thuật,đổi mới công nghệ sản xuất nên các mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất ra đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Chính vì vậy mà các mặt hàng tiêu dùng nhập
khẩu vào nước ta giảm dần thay vào đó là số lượng các mặt hàng máy móc ,nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất lại tăng,do nhu cầu công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước. Cụ thể,trong 5
tháng đầu năm 2011,các mặt hàng nhập khẩu thực hiện thanh toán qua ngân hàng có :nguyên
vật liệu sản xuất như sắt,thép, nhựa,phân bón,xăng dầu chiếm tới 50%. Các mặt hàng máy
móc,thiết bị sản xuất chiếm tới 20%,hàng tiêu dùng chủ yếu là các mặt hàng đồ điện gia dụng
như máy bơm nước,tủ lạnh,điều hòa,,, chiếm 15%,thuốc cũng là một mặt hàng nhập khẩu đáng
kể (chiếm tới 9%),còn lại là các mặt hàng khác (như sữa,bông,giấy…) chiếm tới 6%.
4. Phát hành và thông báo LC xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Nó giúp cải thiện cán
cân thanh toán ,góp phần phát triển đất nước. Vai trò của xuất khẩu đối với các NHTM tại Việt
Nam hiện nay cũng không kém phần quan trọng. Chính vì vậy mà các Ngân hàng đã không
ngừng hoàn thiện mình,tìm cách thu hút khách hàng thanh toán hàng xuất khẩu. Nhìn

chung,công tác thanh toán hàng xuất khẩu tại chi nhánh Đông Hà Nội trong thời gian qua cũng
có những kết quả tương đối đáng mừng trong điều kiện cạnh tranh và đầy biến động kinh tế,xã
hội trên thị trường.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thanh toán xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng
chứng từ tại chi nhánh là rất thấp so với số lượng,doanh số phát hành LC và thanh toán LC
nhập. Đây là tình trạng chung của các NH Việt Nam chứ không chỉ riêng gì NHNo Đông Hà
Nội. Lý do vì Việt Nam ta vẫn đang là nước trong tình trạng nhập siêu trong gần thập kỉ
qua,kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu rất nhiều. Hơn nữa,các đơn vị có hàng xuất khẩu
17
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
lớn là khách hàng truyền thống của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam,song song với đó là
việc phá giá đồng nội tệ cùng các chính sách tiền tệ thắt chặt,chính sách kết hối của Ngân hàng
nhà nước trong việc quản lí chặt chẽ nguồn ngoại tệ trong các NHTM và trên thị trường tự
do.Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng vì thiếu ngoại tệ để thanh toán LC hàng nhập.
Bảng 4:Khối lượng thông báo và thanh toán LC XK.
(đơn vị :USD)
Tháng Thông báo LC Thanh toán LC
Số món Trị giá Số món Trị giá
T1 2 120090 2 115070
T2 0 0 0 0
T3 1 134532 2 186758
T4 0 0 0 0
T5 1 147652 1 151245
Tổng 4 402274 5 453073
(Nguồn phòng TTQT chi nhánh NHNo Đông HN)

Qua 5 tháng đầu năm,tổng số thông báo LC tại chi nhánh là 4 món với trị giá 402274
USD. Thanh toán LC xuất khẩu là 5 món với trị giá là 453073 USD. Sở dĩ giá trị thanh toán
LC xuất khẩu và thông báo LC chêch lệch là do trong quá trình thanh toán các bên giao dịch có
thay đổi như người bán ,người mua thay đổi hay người bán không đủ hàng…Chi nhánh cũng

thực hiện một số giao dịch chỉ với vai trò là Ngân hàng thanh toán.
Cụ thể về tình hình thông báo LC thì trong 5 tháng đầu năm 2011,doanh số chỉ dừng lại ở
mức rất thấp với các món nhỏ rời rạc,tốc độ tăng không ổn định giữa các tháng. Trong 5 tháng
qua,tổng số món thông báo LC chỉ ở mức 4 món với tổng trị giá chỉ là 402274 USD. Nếu tính
trung bình trong 5 tháng qua,mỗi thánh chi nhánh chỉ thực hiện được 1 thông báo LC với trị giá
khoảng 100568,5USD. Xét đến mức tăng trưởng,tính đến thời điểm cuối T5,số món thông báo
LC thậm chí còn giảm một nửa so với thời điểm đầu năm.
18
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
Từ phân tích trên cho thấy doanh số thông báo LC của Chi nhánh đang có xu hướng thu
hẹp,thay vào đó là sử dụng các phương pháp thanh toán khác,điển hình là phương thức chuyển
tiền. Đây là điều mà chi nhánh cấn quan tâm và tìm cách khắc phục.
Thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng là Nhật,Mỹ,Hàn
Quốc, Trung Quốc,các nước Nam Á, Đông Nam Á trong đó Trung Quốc chiếm 7%,Nhật chiếm
35%,Hàn Quốc chiếm 10%,Hồng Kông chiếm 2%,các nước Nam Á chiếm 27%,các nước Đông
Nam Á chiếm 14%,còn lại là các nước khác. Các nước này chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng
nông sản thực phẩm như chè,cà phê chiếm 18%,gạo chiếm 40%. Mặt hàng gia công chiếm
17%,đồ gỗ chiếm 16%,còn lại là các mặt hàng khác.
Cơ cấu này được biểu hiện qua biểu đồ sau:
PHẦN C: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNo &PTNT ĐÔNG HÀ NỘI
Những kết quả đã đạt được
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội từ khi mới thành
lập đến nay,Phòng TTQT là đầu mối tổ chức nghiệp vụ thanh toán quốc tế,các nghiệp vụ thu
hút ngoại tệ. Trong 5 tháng đầu năm 2011,phòng đã tích cực triển khai các công tác cần thiết
một cách đồng bộ,chú trọng phát triển nghiệp vụ TTQT. Từ những nỗ lực đó,bộ phân TTQT đã
đạt được một số kết quả nhất định,đóng góp một phần vào thành công chung của NHNo
&PTNT Đông Hà Nội:
 Phí thu được từ dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT:
Trong 5 tháng đầu năm qua,lợi ích mà dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT đã

đem lại cho NHNo&PTNT Đông Hà Nội không phải là nhỏ,góp phần tăng lợi nhuận
cho toàn chi nhánh. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thường
chiếm hơn 60% hoạt động thanh toán quốc tế chính vì vậy mà phí dịch vụ thu được
thông qua hoạt động này là rất lớn chiếm 60%-70% trên tổng phí thu được thông qua
hoạt động TTQT .
19
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
 Với phương châm thanh toán nhanh chóng,chính xác và an toàn trong tất cả các
nghiệp vụ hoạt động,công tác TTQT của NH đã được tổ chức chặt chẽ,bỏ đi các khâu
trung gian rườm rà,mất nhiều thời gian. Đồng thời cải tiến qui trình thanh toán phừ
hợp,đảm bảo nhanh chóng kịp thời và an toàn cho khách hàng.
 Tăng cường quan hệ với các Ngân hàng đại lí trên toàn quốc và trên thế giới,vì thế
mạng lưới TTQT được mở rộng.
 Dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT góp phần thúc đẩy hoạt động
của các bộ phận khác.
Hoạt động thanh toán theo PT TDCT khi thực hiện không chỉ đem lại lợi ích cho NHNo
Đông Hà Nội thông qua phí dịch vụ mà nó còn tác động vào rất nhiều hoạt động khác tại
ngân hàng. Cụ thể,các doanh nghiệp mở LC tại chi nhánh thường mua ngoại tệ của chi
nhánh để thanh toán cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua
chi nhánh thu tiền hàng về cùng bán ngoại tệ cho chi nhánh,chính vì vậy hoạt động TTQT
theo PT TDCT đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.
Ta có thể quan sát bảng sổ liệu kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh dưới đây để thấy rõ:
Tháng
5 4 3 2 1
Doanh số mua
bán USD 4800773,88 6124037 8739312 7361515
652
080
1
Lãi KDNT VND 277662305 235640000

18430000
0 366600000
830
470
000
Tổng phí và lãi thu
được (VND)
487327309 415270000
33600000
0 496029622
325
786
546

(Nguồn phòng TTQT chi nhánh NHNo Đông HN)
1. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức TDCT
Qua việc tìm hiểu hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo Đông Hà Nội có
thể nhận thấy còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động TTQT
theo phương thức TDCT.
 Những hạn chế do nguyên nhân khách quan
20
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
_ Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán nói chung và TTQT nói riêng còn thiếu,bất
cập các văn bản pháp lí hiện hành còn chồng chéo,hiệu lực chưa cao,nhiều qui định thiếu
tính tổng quát,dẫn đến tình trạng “vừa thiếu”,”vừa thừa”,không đủ linh hoạt để thích nghi
với tín đa dạng,phong phú của các giao dịch thực tiễn.
_ Việt Nam vẫn chưa có các cơ quan làm công tác thu thập thông tin ,dự báo sớm rủi ro có
thể xảy ra,hay cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và các NHTM.
_Các chính sách vi mô của nhà nước và môi trường kinh tế chưa tạo điều kiện thuận lợi.

_Thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa phát triển mạnh dẫn đến tỷ giá không ổn định ,rất
dễ phát sinh rủi ro cho các NHTM khi thực hiên TTQT. Hiện nay,Việt Nam mới chỉ có thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng,hoạt động của thị trường này kém sôi động,nghiệp vụ đơn
giản,đối tượng mua bán chủ yếu là USD.
_ Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng,có rất nhiều Ngân hàng nước ngoài,họ am
hiểu về hoạt động TTQT hơn,qui mô hoạt động lớn hơn trong khi NHNo Đông Hà Nội mới
tiến hành hoạt động TTQT chưa được bao lâu.
_ Sự am hiểu của khách hàng khi tham gia hoạt động TTQT còn rất thấp. Đôi khi sự thiếu
am hiểu này dễ phát sinh rủi ro ,tạo khó khăn cho các cán bộ công tác thanh toán. Theo số
liệu phòng Thương Mại và công nghiệp Việt Nam,có tới 70% Giám đốc doanh nghiệp vừa
và nhỏ chưa được đào tạo ngiệp vụ ngoại thương và TTQT trong khi 80-85% số doanh
nghiệp đó tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu. Ngay cả ở các
ngân hàng thương mại,số cán bộ thông thạo qui tắc TTQT và ngoại ngữ (tiếng Anh) cũng
không phải nhiều.
 Những hạn chế từ phía chi nhánh NHNo Đông Hà Nội
 Hạn chế về sản phẩm:
Các dịch vụ thanh toán đang triển khai của chi nhánh còn nghèo nàn so với một số chi
nhánh khác trong hệ thống NHNo và so với các NHTM khác. Hoạt động thanh toán quốc tế
hiện nay của chi nhánh mới chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực cơ bản,còn nhiều dịch vụ chưa
được triển khai như thanh toán biên giới,phát hành bảo lãnh thanh toán nước ngoài. Khách
hàng đa số là khách hàng thực hiện giao dịch nhập khẩu,chưa có chính sách ưu đãi thu hút
khách hàng xuất khẩu như giảm phí,đòi tiền nhanh ., ,chưa cạnh tranh được với NH Ngoại
thương và các ngân hàng nước ngoài.
 Hạn chế về công nghệ
Hiện nay Chi nhánh vẫn đang áp dụng hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng theo
kiểu cũ,do đó ngoài hoạt động kế toán và quản lí điện SWIFT trong thanh toán quốc tế,thì
21
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
các hoạt động nghiệp vụ khác đều thực hiện và quản lí thủ công. Trong thời gian đầu hoạt
động,mạng kế toán cũng chưa hoàn thiện,hay phát sinh trục trặc làm ảnh hưởng đến hoạt

động của các bộ phận cũng như khách hàng.
 Khả năng cạnh tranh còn hạn chế
Với vị thế là một chi nhánh đóng trên địa bàn tại trung tâm,là nơi tập trung nhiều ngân
hàng lớn kể cả trong và ngoài nước có lợi htees trong công nghệ ngân hàng tiên tiến,trình độ
nhân viên cũng như tiềm lực về tài chính. Các ngân hàng này có bề dày kinh nghiệm và uy
tín trong hoạt động thanh toán quốc tế như ngân hàng ngoại thương,các ngân hàng liên
doanh nước ngoài,ANZ,Citi bank Hơn nữa,NHNo Đông Hà Nội vẫn là chi nhành còn non
trẻ,chưa có nhiều bề dày kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi. Điều này
khiến NHNo Đông Hà Nội khó có cơ hội khẳng định mình một cách rõ nét trên thị trường.
 Đội ngũ cán bộ còn thiếu và chưa được đào tạo đầy đủ:
Riêng về mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế ,hiện nay tại chi nhánh có 9 cán bộ đảm
nhiệm mạng nghiệp vụ này (kể cả cán bộ chi nhánh trực thuộc). Tuy nhiên,số cán bộ được
đào tạo chính thức về nghiệp vụ ngân hàng và hoạt động ngoại thương chỉ chiếm 50% số
cán bộ,còn lại là các cán bộ khác mới chỉ có điều kiện tham gia lớp nghiệp vụ ngắn hạn ,chủ
yếu vẫn là tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các nhân viên vẫn chưa tiếp cận khai thác hết
tiềm năng của khách hàng ,thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban:
Hoạt động TTQT không chỉ liên quan đến bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ,mà còn
đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của các bộ phận khác như Tín dụng,Kế toán…Tuy nhiên,từ
khi đi vào hoạt động cho đến nay,việc phối hợp giữa các phòng ban trong Chi nhánh còn
chưa tốt ,chưa hợp lí ,làm giảm hiệu quả công việc. Việc quảng bá các dịch vụ ngân hàng,tư
vấn khách hàng vẫn cục bộ theo từng bộ phận,chưa có sự kết hợp hài hòa.
Nhìn chung,sau 5 tháng đầu năm 2011,hoạt động NHNo Đông Hà Nội đã thu được nhiều
thành công ,góp phần vào kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT VN. Tuy nhiên,vẫn còn
một số hạn chế cần phải có định hướng và giải pháp để hoàn thiện và phát triển hoạt động
TTQT theo phương thức TDCT.
22
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG

HÀ NỘI.
Sau gần chục năm hoạt động, chi nhánh NHNo &PTNT Đông Hà Nội đã thu được những
kết quả đáng mừng trong hoạt động TTQT ,đặc biệt là hoạt động TTQT theo phương thức
TDCT. Những kết quả này không chỉ đem lại lợi ích cho NHNo Đông Hà Nội mà còn góp phần
không nhỏ vào thành công của hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam .
Việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT đặc biệt theo phương thức TDCT là điều
kiện không thể thiếu để nâng cao uy tín của NHNo Đông Hà Nội,NHNo Vn ở trong nước cũng
như trên thế giới. Muốn làm được điều này,NHNo Đông Hà Nội trước mắt cần khắc phục
những hạn chế và khó khăn tồn tại gây ảnh hưởng đến hoạt động TTQT nói chung và theo
phương thức TDCT nói riêng.
1 Giải pháp cho chi nhánh NHNo Đông Hà Nội trong công tác hoàn thiện và phát triển
TTQT theo phương thức TDCT
1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh NHNo Đông Hà Nội
1.1.1 Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức
Củng cố tổ chức bộ máy từ hội sở chính đến các chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch.
Giáo dục,nhận thức rõ vai trò,vị trí quan trọng của hoạt động kinh doanh đối ngoại trong tổng
thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung,của NHNo &PTNT VN và chi
nhánh NHNo &PTNT Đông Hà Nội nói riêng.
1.1.2 Công tác đào tạo
Nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực nghiệp vụ ngoại tệ,tín dụng,bảo lãnh quốc
tế ,các nghiệp vụ liên quan đảm bảo đạt trình độ ngang bằng các chi nhánh và ngân hàng
thương mại lớn khác đang hoạt động trên địa bàn. Đảm bảo 100% cán bộ giao dịch trực
tiếp với ngoại tệ mặt được đào tạo về nghiệp vụ nhận biết ngoại tệ mặt,đảm bảo có khả
năng thu nhận và chi trả ngoại tệ mặt.
1.1.3 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và cho vay ngoại tệ
23
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
Tăng tỷ trọng ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động năm 2011 lên 20%,trong đó tỷ trọng
nguồn vốn huy động từ dân cư là 50%,từ tổ chức kinh tế là 45% ,tổ chức tín dụng tối đa là 5%.
1.1.4 Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế

Mục tiêu đặt ra của chi nhánh là: Doanh số thanh toán quốc tế cuối năm 2011 tăng 10-
20%,đạt mức 90-100 triệu USD,tăng tỷ trọng xuất khẩu trong thanh toán quốc tế,đa dạng
hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
1.1.5 Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Phấn đấu doanh số kinh doanh ngoại tệ đến cuối năm 2011 tăng 10-20% so với năm
2010,tăng tỷ trọng ngoại tệ mua từ các tổ chức kinh tế ,đa dạng các nguồn ngoại tệ đảm bảo
phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng. Triển khai các điểm đại lí thu đổi ngoại tệ
1.1.6 Hiện đại hóa công nghệ
Từng bước kết hợp hiện đại hóa công nghệ ,áp dụng các công nghệ tiên tiến để phục vụ
hoạt động kinh doanh ngoại tệ,đảm bảo các giao dịch được thực hiện nhanh chóng,kịp
thời,thuận tiện cho khách hàng.Đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị,hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng ,trang bị mua sắm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu giao dịch tiên tiến.
1.2. Tạo nguồn ngoại tệ,đẩy mạnh hoạt động thu hút ngoại tệ đủ để đáp ứng TTQT nói
chung và theo phương thức TDCT nói riêng.
 Mở rộng mạng lưới đại lí thu đổi ngoại tệ ,xây dựng chính sách đại lí phù hợp để đảm
bảo hoạt động của các đại lí ổn định và tăng khả năng cạnh trạn giữa cac ngân hàng
khác.
 Tiếp tục phát triển hoạt động chi trả tiền hối WESTERN UNION, vì nếu hoạt động
chi trả này ngân hàng làm tốt sẽ có nhiều người nước ngoài gửi ngoại tệ cho người
thân ở Viện Nam thông qua chi nhánh. Những người thân của họ rút tiền thường sẽ
đổi ngoại tệ này ra VND để dùng.
 Liên hệ với các công ty xuất nhập khẩu lao động khuyến khích các công ty này mở tài
khoản tiền gửi ngoại tệ các lao động xuất khẩu. Đây cũng hứa hẹn đem lại nguồn
ngoại tệ không nhỏ cho chi nhánh vì thực tế hàng năm con số lao động xuất khẩu của
Việt Nam ta rất lớn.
 Xây dựng chính sách ưu đãi khuyến khích các tổ chức kinh tế có nguồn vốn ngoại tệ
ổn định gửi ngoại tệ tại chi nhánh. Xây dựng chính sách ưu đãi không chỉ về mặt
24
Phạm Thị Thu Hoàn- Anh 10- TCNH MSV:0853030064
nguồn vốn ,mà kết hợp với các bộ phận khác để có chính sách toàn diện về tín

dụng,thanh toán quốc tế,kế toán ngân quĩ
1.3 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và
tăng khả năng cạnh tranh,đẩy mạnh công tác tiếp thị và chính sách khách hàng
 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
o Tăng cường công tác tiếp thị và tư vấn khách hàng để có thể triển khai các sản
phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế: nghiệp vụ xuất khẩu,nhờ thu,thanh toán biên
giới,chuyển tiền….
o Kết hợp với các bộ phận phòng ban khác trong chi nhánh để khai thác các khách
hàng xuất khẩu trong số khách hàng của chi nhánh,đặc biệt là phòng Kinh doanh
để khai thác các khách hàng xuất trong số các khách tín dụng và xây dựng kế
hoạch tài trợ hàng xuất.
o Đảm bảo 100% cán bộ thanh toán quốc tế có kiển thức cơ bản về nghiệp vụ
chuyên môn.Có khả năng tư vấn cho khách hàng,đảm bảo hoạt động thanh toán
nhanh chóng kịp thời.
 Dịch vụ chi trả kiều hối
Đẩy mạnh việc tiếp xúc với khách hàng có nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về,tuyên truyền
về các phương thức chuyến tiền kiều hối,đặc biệt là hình thức chuyển tiền nhanh
western union ,kịp thời triển khai các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng của
NHNo cũng như xây dựng chương trình riêng tại chi nhánh.
1.4 Xây dựng kế hoạch đào tạo các nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn của cán
bộ
 Nâng cao năng lực quản lí,điều hành của cán bộ các cấp chi nhánh. Các cán bộ phụ trách
TTQT có trình độ ngoại ngữ cần thiết,được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết. . Đảm
bảo 100% cán bộ TTQT được đào tạo bài bản về nghiệp vụ,trình độ ngoại ngữ và có
kiến thức về kinh tế xã hội,thương mại quốc tế.
 Tạo điều kiện để cán bộ thực hiện nghiệp vụ ngoại tệ được tham gia các lớp tập
huấn,các hội thảo chuyên đề về thanh toán quốc tệ,các nghiệp vụ liên quan đến hoạt
động ngoại tệ.
25

×