Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Một thành viên Gemadept Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.12 KB, 29 trang )

Báo cáo thực tập giữa khóa

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Điều này đã tác động tích cực đến kim ngạch xuất nhập khẩu của
nhiều ngành, trong đó có dịch vụ giao nhận và vận tải biển.
Việt Nam được coi là một trong một số quốc gia trên thế giới có tiềm năng lớn về phát
triển kinh tế biển. Với đường bờ biển dài trên 3000 km, có nhiều vũng, vịnh, cửa sơng
nằm gần kề Thái Bình Dương và nằm sát tuyến hàng hải quốc tế quan trọng nối liền các
trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất, sôi động nhất của thế giới hiện nay, việc phát triển
cảng biển, đội tàu, các cơ sở cơng nghiệp đóng – sửa chữa tàu biển và đặc biệt là thực
hiện các loại hình dịch vụ vận tải biển – thương mại ở nước ta rất thuận tiện. Để tìm hiểu
cụ thể hơn về vấn đề này và thực hành những kiến thức về vận tải và giao nhận đã được
học ở trường, em đã quyết định xin thực tập ở Công ty Gemadept chi nhánh Hà Nội và
lựa chọn đề tài thực hiện: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
biển tại chi nhánh Hà Nội của Cơng ty TNHH Một thành viên Gemadept Hải Phịng”.
Ngồi lời mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, báo cáo của em gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển của doanh nghiệp
Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dich vụ vận tải biển của
chi nhánh trong thời gian tới.

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

1


Báo cáo thực tập giữa khóa


Em xin chân thành cảm ơn cơ giáo Trần Thị Lương Bình – giảng viên khoa Tài chính
Ngân hàng, trường Đại học Ngoại thương – đã theo sát quá trình kiến tập của chúng em,
xin cảm ơn Chi nhánh GEMADEPT Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt kiến
tập, xin cảm ơn các nhân viên tại GEMADEPT Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình
kiến tập tại Chi nhánh!

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

2


Báo cáo thực tập giữa khóa

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1.
1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển
Khái niệm
Kinh doanh dịch vụ vận tải biển là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình vận

chuyển và bốc xếp. Quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nơi gửi đến nơi
nhận, ngồi q trình vận chuyển, xếp dỡ cịn có q trình phục vụ cho cả hai q trình
đó.
Phạm trù dịch vụ vận tải biển rất rộng và đa dạng. Trên thế giới có những loại hình
dịch vụ vận tải biển như: Dịch vụ đại lí tàu biển; Dịch vụ mơi giới thuê thuyền viên; Dịch

vụ kiểm đếm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển; Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển; Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ cứu hộ hàng hải; …
1.1.2. Đặc điểm
 Đây là phương thức vận tải cho phép vận chuyển một khối lượng lớn hàng hóa

xuất nhập khẩu.
 Hành trình trên những quãng đường dài (nhưng tốc độ chậm, phụ thuộc nhiều vào

thiên nhiên).
 Cước phí vận tải thấp.
 Trong hệ thống vận tải đa phương thức: đường sắt – đường bộ - đường thủy nội địa
– đường biển, tất cả đều hướng ra cảng biển.
 Nếu xét vận tải biển là “trung tâm” thì các hoạt động khác như:chủ hàng, ngân
hàng, bảo hiểm và các dịch vụ vận tải biển khác là “vệ tinh” quay quanh nó.

1.2.

Vai trị của kinh doanh dịch vụ vận tải biển đối với nền kinh tế

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

3


Báo cáo thực tập giữa khóa

Việt Nam
Ngày nay, với cuộc cách mạng container hóa và vận tải đa phương thức thì các dịch vụ

vận tải biển có liên quan là những yếu tố rất quan trọng.
Chất lượng hoạt động vận tải biển phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng phục vụ tại các
cảng biển, chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu biển, đặc biệt là chất lượng dịch vụ vận
tải biển được cung ứng. Tất cả những yếu tố trên tạo thành sức mạnh của ngành vận tải
biển của một đất nước, trong đó có Việt Nam.
Các dịch vụ vận tải biển cịn góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới và từng quốc gia phát
triển. Trong điều kiện tồn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu thì hoạt động vận tải biển,
trong đó có dịch vụ vận tải biển, không thể thiếu đối với việc phát triển kinh tế nước ta,
nhất là trong công tác xuất nhập khẩu.
Theo báo cáo của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, tỷ lệ lợi nhuận trên nguyên giá tài
sản cố định của khối dịch vụ vận tải biển là 20%.
1.3.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
biển của doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội và cũng là thách thức đối với nền kinh tế Việt
Nam nói chung và ngành vận tải biển nói riêng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh dịch vụ vận tải biển mà chúng ta cần chú trọng để phát huy thế mạnh,
khơi dậy tiềm năng và khắc phục những nhược điểm của loại hình kinh doanh này như:
yếu tố con người; năng lực tài chính; cơ sở hạ tầng, vật chất; sự tiến bộ của khoa học kĩ
thuật và cơng nghệ; trình độ quản lí, …

1.4.

Cơng việc của em tại nơi kiến tập

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066


4


Báo cáo thực tập giữa khóa
Trong q trình kiến tập, em được giao cơng việc ở phịng Đại lí của các hãng tàu. Công
việc của em là hỗ trợ các nhân viên trong phòng làm chứng từ (khi hàng đã được xếp lên
tàu thì liên hệ với khách hàng lấy chi tiết cần thiết (Shipper, Place of Payment, …) để làm
Bill of Lading) và phục vụ khách hàng (giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa,
chứng từ, giải quyết các thắc mắc của khách hàng cho đến khi hàng đã được giao cho
khách hàng ở cảng đích).

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

5


Báo cáo thực tập giữa khóa

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH GEMADEPT HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Những năm đầu của thập kỉ 90, nền kinh tế Việt Nam đang dần ổn định và phát triển tốt.
Năm 1986, chúng ta thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lí thị trường đồng thời áp dụng
chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ với nước ngồi. Trong lúc đó, tình hình phát triển
kinh tế thương mại của các nước trong khu vực và trên thế giới đang phát triển khá nhanh.

Nhằm theo kịp sự phát triển này, nước ta đã chú trọng đến phát triển lĩnh vực ngoại
thương và đầu tư nước ngoài. Và để làm được điều này, ngành giao thông vận tải phải đi
trước một bước để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.
Với lợi thế về vị trí địa lí và nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam có thể trở thành đối tác
quan trọng trong chiến lược kinh tế hướng ra biển của một số nước láng giềng không gần
biển hoặc ven biển nhưng không đủ điều kiện để phát triển ngành hàng hải của mình. Mặt
khác, khi xu thế kinh tế của khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình
Dương nói chung phát triển mạnh, cùng với tình hình chính trị ổn định của Việt Nam sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng hải nước ta.
Một thực tế rằng số lượng hàng hóa đến Việt Nam bằng container ngày một tăng và từ đó
xuất hiện nhu cầu về quản lí container. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành Giao thơng vận tải
đã đưa vào áp dụng phương thức vận tải container, và đây chính là một cơ sở vững chắc
cho việc phát triển hơn nữa ngành Giao thơng vận tải. Nắm bắt được tình hình đó, vào
năm 1990, ngành Giao thông vận tải đã ra quyết định thành lập Công ty Đại lý Liên hiệp
Vận chuyển (General Forwarding Agency Company, tên giao dịch quốc tế là
GEMADEPT, viết tắt là GMD).
Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

6


Báo cáo thực tập giữa khóa
Ban đầu, GEMADEPT là xí nghiệp quốc doanh, sau đó chuyển thành cơng ty cổ phần
mang tên Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển vào năm 1993 với số vốn điều lệ
là 6,2 tỉ đổng. Năm 1995, Công ty thành lập ICD Phước Long, loại hình cảng cạn đầu tiên
tại Việt Nam. Năm 2002, Công ty niêm yết cổ phiếu GMD trên thị trường chứng khốn.
Năm 2004, thành lập 2 cơng ty 100% vốn GMD tại Singapore và Malaysia. Năm 2006,
Công ty phát hành cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 475 tỉ đồng. Năm 2007, Công ty đầu tư

mua 3 tàu container viễn dương, mở 4 tuyến vận tải quốc tế, thành lập 3 công ty liên
doanh với các đối tác quốc tế lớn. Với sự lớn mạnh không ngừng, năm 2008,
GEMADEPT đã đưa vào khai thác 4 cơng trình quan trọng: cao ốc GEMADEPT,
Schenker-GMD Logistic Center, và 2 cảng tại Dung Quất, Hải Phịng. Ngày 04 tháng 06
năm 2009, Cơng ty đổi tên thành “Công ty TNHH Một thành viên GEMADEPT Hải
Phòng”.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của GEMADEPT chủ yếu tập trung vào việc khai thác
nguồn hàng xuất nhập khẩu chuyên chở bằng container từ Việt Nam đi khắp nơi trên thế
giới và từ trên thế giới về Việt Nam. Địa bàn hoạt động của công ty trảo khắp 3 miền Bắc
– Trung – Nam, trụ sở chính được đặt tại 221 Nguyễn Văn Trỗi – quận Phú Nhuận –
thành phố Hồ Chí Minh, có 3 chi nhánh: miền Bắc là GEMADEPT Hà Nội, GEMADEPT
Hải Phòng và miền Trung là GEMADEPT Đà Nẵng.
Chi nhánh GEMADEPT Hà Nội đặt tại 108 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là một
đơn vị có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, hạch toán độc lập và được mở
tài khoản tại ngân hàng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh


Kinh doanh dịch vụ đại lý cho các hãng vận chuyển và giao nhận nước ngồi như






hãng tàu HANJIN, HUYNDAI, …
Môi giới khách hàng
Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Các dịch vụ liên quan đến kinh doanh vận tải, khai thác bến bãi
Kinh doanh vận tải, khai thác bến bãi container


Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

7


Báo cáo thực tập giữa khóa
Khai thác vận chuyển hàng hóa bằng container



2.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
2.1.3.1. Nguồn nhân lực
Đối với một doanh nghiệp, dù nhỏ hay lớn, nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu
tố rất quan trọng quyết định sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp. Nếu chỉ có vốn
mà khơng có lực lượng lao động thì cũng khơng thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Bên
cạnh đó, việc sử dụng lao động thế nào cho phù hợp cũng sẽ quyết định đến kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay, chi nhánh hoạt động với tổng số 38 cán bộ
công nhân viên, 100% cán bộ công nhân viên đã tốt nghiệp đại học. Trong đó, số nhân
viên nữ là 8 người, số nhân viên nam là 30 người.
2.1.3.2.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC


Phịng
Kế tốn

Phịng
Đại lí của
các hãng
tàu

Phịng
Vận
chuyển
nội địa

Phịng
Quản lí
khai thác
kho bãi

Cơ cấu bộ máy quản lí và các phịng ban, các bộ phận của chi nhánh được liên hệ chặt chẽ
với nhau nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo chế độ một thủ
Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

8


Báo cáo thực tập giữa khóa
trưởng và có sự tập trung thống nhất trong bộ máy quản lí. Tổng số lao động trong doanh
nghiệp hiện nay là 38 người. Trong đó, lao động được phân bổ như sau:






Bộ phận quản lí: 2 người
Bộ phận kế tốn tài vụ: 2 người
Bộ phận đại lí và bộ phận vận chuyển nội địa: 15 người
Bộ phận quản lí và khai thác kho bãi: 19 người

Như vậy, với cơ cấu tổ chức như trên, các bộ phận hoạt động ln có sự ăn khớp, thống
nhất và hỗ trợ nhau trong mọi công việc. Với lực lượng lao động nam là chủ yếu, lực
lượng lao động của chi nhánh rất phù hợp và thuận lợi với đặc thù của ngành.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
 Bộ phận quản lí
- Giám đốc tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh doanh, điều hành và giám sát

tồn bộ bộ máy của cơng ty, chịu trách nhiệm đối với cơ quan cấp trên, cơ quan
-

chức năng và cơ quan pháp luật.
Phó Giám đốc đảm nhiệm công việc được Giám đốc phân công, thay mặt Giám
đốc khi Giám đốc vắng mặt.

 Bộ phận kế tốn
- Lập chế độ về chính sách tài chính, tín dụng và hình thức tổ chức hạch tốn, quản

lí sử dụng vốn và các tài sản của công ty đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu
-


quả.
Nắm bắt các thơng tin mới ban hành về sửa đổi, bổ sung liên quan đến lĩnh vực tài

-

chính kế tốn.
Lập các hóa đơn, chứng từ, mở sổ sách để theo dõi và thanh toán với khách hàng

-

xuất nhập khẩu và các đơn vị liên quan.
Tổ chức bộ máy quản lí thống kê kế tốn trong cơng ty, tiến hành thu ngân, thanh
quyết tốn một cách khoa học, vừa phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh, vừa thực

hiện đúng chế độ pháp luật quy định.
- Tính tiền lương thưởng, lập báo cáo, nộp Ngân sách Nhà nước.
 Bộ phận đại lí
- Chịu trách nhiệm khai thác tốt các nguồn hàng, tạo nguồn thu lớn cho đại lí, góp
phần tích cực vào sự phát triển của cơng ty.
 Bộ phận quản lí và khai thác kho bãi

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

9


Báo cáo thực tập giữa khóa
-


Phụ trách việc quản lí kho bãi, đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị sử dụng
cũng như nâng cấp, xây dựng bến bãi cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển
vận tải container và để mở rộng thêm phạm vi hoạt động của công ty.

2.2.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh GEMADEPT Hà Nội
trong những năm gần đây
Năm 2008 và 2009 là những năm khó khăn của ngành vận tải biển trong nước do ảnh

hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã làm giảm lượng đơn đặt
hàng, tăng giá dầu và vật tư đầu vào một cách nhanh chóng vào cuối năm 2008, nguồn
ngoại tệ khan hiếm, huy động vốn khó khăn và nếu có thì phải chịu mức lãi suất cao, …
đó là những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Cơng ty
GEMADEPT nói chung và Chi nhánh GEMADEPT Hà Nội nói riêng.

Bảng số 1
Kết quả hoạt động kinh doanh của GEMADEPT Hà Nội từ 2008 – 2010
Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

Doanh thu thuần


19,129,247,162

17,744,494,822

21,473,086,553

Giá vốn hàng bán

15,867,749,045

15,185,806,554

17,553,908,575

Chi phí kinh doanh

1,050,521,049

1,178,202,952

1,793,639,141

Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh

2,210,977,069

1,380,485,317


2,125,538,837

Lãi khác

(52,669,755)

(5,766,978)

912,327,339

Tổng lợi nhuận kế toán
2,158,307,314
Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Thuế thu nhập doanh
Mã sinh viên : 0853030066
200,631,78110
nghiệp phải nộp

1,374,718,338

3,037,866,176

264,759,541

154,459,679

Lợi nhuận sau thuế

1,109,958,798


2,883,406,497

1,957,675,532


Báo cáo thực tập giữa khóa
Nguồn: Phịng Kế tốn của Chi nhánh
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong 2 năm
2008 và 2009 cũng gặp phải tình trạng chung như ngành vận tải biển Việt Nam. Chi phí
kinh doanh của Chi nhánh đã tăng 12% vào năm 2009 và tăng đột biến lên 53% vào năm
2010. Do bị ảnh hưởng của khủng hoảng nên doanh thu của Chi nhánh năm 2009 giảm
8% so với năm 2008, tuy nhiên đã tăng trở lại vào năm 2010 (21%). Có được kết quả trên
là do sự nỗ lực của từng thành viên làm việc trong Chi nhánh, và do một số nguyên nhân
sau:
-

Toàn bộ nhân viên ngồi sự cố gắng khơng ngừng cịn rất có ý thức tiết kiệm

-

những chi phí kinh doanh khơng cần thiết .
Hoạt động dịch vụ vận tải biển của Chi nhánh hoạt động đặc biệt có hiệu quả với
sự kế thừa các hợp đồng được kí kết từ các năm trước của các hãng tàu do công ty

-

đang làm đại lí.
Một nguyên khác cũng rất quan trọng trong việc phục hồi sự phát triển của Chi
nhánh trong thời gian gần đây là uy tín kinh doanh của Chi nhánh được nâng cao,

có được điều này là do tập thể cán bộ Chi nhánh đã nhận thức được yếu tố “uy tín”

-

quyết định sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng nhận được sự hỗ trợ lớn về nguồn hàng từ Công ty mẹ.
Một nguyên nhân khách quan nữa góp phần vào sự phát triển của Chi nhánh là
lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ra vào Việt Nam đang tăng đáng kể.
Theo thống kê của Cục Hàng hải VN, 6 tháng đầu năm 2011 đội tàu biển Việt Nam
tiếp tục được bổ sung thêm cả về số lượng, tổng trọng tải nhưng thấp hơn so với
cùng kỳ năm 2010. Sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt trên 44 triệu tấn (tăng gần
16,8 %) và trên 83 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển (tăng trên 13 %). Vận tải trong
nước đạt 14,5 triệu tấn (tăng 24,9 %) với gần 10 tỷ T.km (tăng gần 20 %).

Như vậy, mức tăng trưởng về sản lượng vận tải biển trong 6 tháng đầu năm đạt khá cao.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc hoạt động vận tải biển của thế giới và Việt Nam nói

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

11


Báo cáo thực tập giữa khóa
riêng đã từng bước phục hồi. Và đây cũng là cơ hội để GEMADEPT Hà Nội tiếp tục phục
hồi và phát triển hơn.
2.3.

Một số đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh GEMADEPT

Hà Nội

Mặc dù trong những năm qua công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng hoạt
động vận tải quốc tế còn nhiều phức tạp và đang trong quá trình hồn thiện và tính cạnh
tranh trên thị trường hiện nay ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy muốn kinh doanh đạt
hiệu quả cao nhất, công ty phải đánh giá đúng năng lực của mình, tìm ra những điểm
mạnh, điểm yếu của mình, từ đó phát huy được điểm mạnh và hạn chế, khắc phục những
điểm yếu.

2.3.1. Điểm mạnh
2.3.1.1.
Các yếu tố chủ quan
 Nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, chi nhánh có một đội ngũ kinh doanh năng động, hiểu nghề, được bố trí cơng
việc đúng chun mơn, trình độ của họ. Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh liên quan trực
tiếp đến xuất nhập khẩu, làm đại lí cho hãng tàu và cơng ty giao nhận nước ngoài nên đa
số (khoảng 80%) nhân viên của chi nhánh đều thơng thạo ngoại ngữ (tiếng Anh). Ngồi
ra, mỗi nhân viên đều sử dụng thành thạo máy tính trong cơng việc. Chi nhánh luôn lấy
nguồn lực con người làm nền tảng trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh, bởi vậy
chi nhánh đã có chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt cho tất cả
cán bộ cơng nhân viên của mình như: đào tạo thêm 6 tháng cho nhân viên mới tuyển để
nhân viên mới có thể nắm bắt được cơng việc, hoặc hàng năm gửi nhân viên đi học nâng
cao nghiệp vụ tại Cơng ty Cổ phần Đại lí Liên hiệp Vận chuyển GEMADEPT.
 Chất lượng các hãng tàu chi nhánh đứng ra làm đại lí

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066


12


Báo cáo thực tập giữa khóa
Hiện nay, chi nhánh đã đứng ra làm đại lí cho nhiều hãng tàu trên thế giới như hãng tàu
HANJIN, HUYNDAI, … . Đây đều là những hãng tàu lớn, quen thuộc với thị trường
Châu Á, có khả năng tài chính và ln đặt yếu tố chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Do đó,
chi nhánh ln giữ được uy tín với khách hàng bởi tốc độ giao hàng, giải phóng hàng
nhanh và chất lượng dịch vụ tốt.
 Lượng khách hàng ổn định

Do hoạt động có uy tín và hiệu quả trên thị trường dịch vụ vận tải biển nên chi nhánh có
khá nhiều bạn hang truyền thống, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài, ổn định. Ngồi ra, chi
nhánh cịn nhận được sự hỗ trợ lớn về nguồn hang từ Công ty Cổ phần Đại lí Liên hiệp
Vận chuyển GEMADEPT.
 Am hiểu về thị trường vận tải tại Việt Nam

Trong bầu khơng khí cạnh tranh khốc kiệt của thị trường dịch vụ vận tải biển Việt Nam
hiện nay, chi nhánh có một thuận lợi rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài là
kinh nghiệm ngành nghề cùng với những kiến thức chuyên môn về địa phận cảng, sự am
hiểu về phong tục tập quán của từng địa phương. Đây được coi là các giá trị truyền thống
khơng có gì thay đổi được cho dù phương tiện có hiện đạị tới đâu cũng chỉ có thể giúp
cho thơng tin giữa các bên nhanh chóng hơn mà thơi.
 Có chiến lược kinh doanh đúng đắn

Thời gian qua chi nhánh đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hoạt động hiệu quả, chủ
yếu tập chung vào q trình phân tích tình hình thị trường, lập kế hoạch, thực hiện và
kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì mối quan hệ với
khách hàng.
Nhờ thưc hiện tốt chiến lược đề ra nên chi nhánh đã được những mục tiêu mà mình hướng

tới là tăng thêm năng lực cạnh tranh, thu lợi nhuận và không ngừng mở rộng thị trường
tiêu thụ dịch vụ hàng hải.
Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

13


Báo cáo thực tập giữa khóa
2.3.1.2.
Các yếu tố khách quan
 Điều kiện địa lí, tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận tải

biển.
 Những quan điểm và chính sách đổi mới về kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước

Việt Nam đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển.
 Hệ thống chính trị của Việt Nam tương đối ổn định
 Sự tăng trưởng mạnh của hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường Việt Nam trong
những năm gần đây.
 Hoạt động dịch vụ vận tải biển Việt Nam nói chung trong thời gian qua đã có
nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực
2.3.2. Điểm yếu
2.3.2.1.
Các yếu tố chủ quan
 Giá cước cao so với mặt bằng chung
Do việc cung cấp dịch vụ “từ cửa tới cửa” (door to door services) cho các chủ hàng của
chi nhánh còn có nhiều hạn chế (đội xe chuyên chở hàng hóa từ cảng tới kho, kho tới
cảng cịn ít về số lượng …) nên chi nhánh chủ yếu chỉ đứng ra làm trung gian giữa chủ

hàng và người vận tải, từ đó dẫn tới tăng chi phí và giá cả phục vụ trọn gói của chi nhánh
cao hơn giá cước chung hiện nay.
 Năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế cịn yếu

Tuy có nhiều ưu điểm và đã xây dựng được uy tín trên thị trường trong nước, xong khả
năng cạnh tranh của chi nhánh chỉ được đánh giá là cạnh tranh có điều kiện, tức là chưa
đủ để cạnh tranh tự do, bình đẳng với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.
 Chưa tận dụng được triệt để ưu thế của công nghệ thông tin

Hiện nay, trong khu vực các đối thủ cạnh tranh đang muốn tranh thủ sự tiến bộ của CNTT
và Internet để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thì chi nhánh chỉ tìm kiếm khách hàng
dựa vào đội ngũ bán hàng (sales marketing) mà chưa tận dụng được triệt để ưu thế của
quảng cáo và Internet để thu hút và tiếp xúc với khách hàng.
2.3.2.2.
Các yếu tố khách quan
 Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

14


Báo cáo thực tập giữa khóa
Thiếu vốn để đầu tư phát triển vật chất cho ngành vận tải biển cũng như các phương tiện
dịch vụ vận tải biển. Đó chính là những tồn tại căn bản nhất của ngành vận tải biển Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịgemch vụ vận tải biển như chi nhánh
Hà Nội của Cơng ty cổ phần đại lí liên hiệp vận chuyển GEMADEPT nói riêng.
 Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp


Hiện nay, sau khi Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp tham
gia dịch vụ vận tải biển thì hoạt động dịch vụ vận tải biển có điều kiện phát triển mạnh
mẽ, trở nên sơi động với nhiều doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế tham gia
(xem Bảng 2). Mỗi công ty không chỉ cung cấp một loại dịch vụ vận tải như trước đây mà
kinh doanh đa năng, tổng hợp. Trước tình trạng có quá nhiều doanh nghiệp cùng tham gia
kinh doanh dịch vụ vận tải biển như trên, một số doanh nghiệp không đủ năng lực đã
dùng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh đã làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành vận
tải biển Việt Nam.
Bảng số 2
Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển
Trước khi có
STT

1
2
3
4
5
6
7
8

Tên dịch vụ

Đại lí tàu biển
Đại lí vận tải đường biển
Mơi giới hàng hải
Cung ứng tàu biển

Kiểm điểm hàng hóa
Lai dắt tàu biển
Sửa chữa tàu biển tại cảng
Vệ sinh tàu biển

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

Sau khi có

Luật DN

Luật DN

và NĐ

và NĐ

10/2001/NĐ-CP
186
86
125
59
71
31
36
29

10/2001/NĐ-CP

272
130
200
96
106
50
52
40

15

Tăng/Giảm

+46,2
+51,1
+60
+62,7
+49,3
+61,3
+44,4
+37,9


Báo cáo thực tập giữa khóa
9

Xếp dỡ hàng hóa tại cảng
biển
Tổng cộng


58

80

681

+37,9

1026
Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam

Số liệu thống kê trong bảng trên đây cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia 9 loại hình
dịch vụ vận tải biển tăng rất nhanh. Các dịch vụ không cần vốn nhiều lại có tỉ suất lợi
nhuận cao như mơi giới, đại lí tàu biển, đại lí giao nhận hàng hóa, thì nhiều doanh nghiệp
được thành lập từ sớm, ngay khi có Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Đối với
loại hình dịch vụ cịn lại ta thấy số lượng doanh nghiệp sau Nghị định 10/2001/NĐ-CP
tăng mạnh. Đó là những lĩnh vực dịch vụ vận tải biển mà tỉ suất lợi nhuận khơng cao bằng
các loại hình nêu trên. Tuy vậy, con số nêu trên cũng cho thấy là dịch vụ vận tải biển vẫn
là lĩnh vực thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia do đó là lĩnh vực có thể chuyển giao cho
các thành phần kinh tế khác thực hiện.
 Một số hạn chế khác

Trong điều kiện cam kết quốc tế tự do hóa về dịch vụ vận tải biển, hệ thống pháp luật của
Việt Nam hiện nay còn chưa đủ, ngồi ra vẫn cịn tồn tại một số vướng mắc về thủ tục
hành chính, điều đó đã ảnh hưởng khá lớn tới việc hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh
của dịch vụ vận tải biển.

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066


16


Báo cáo thực tập giữa khóa

CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
VẬN TẢI BIỂN CỦA CHI NHÁNH
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của GEMADEPT Hà Nội
Giống như mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng
đầu của GEMADEPT Hà Nội là tận dụng tối đa các nguồn lực tạo ra doanh thu cao nhất
có thể đạt được, giảm đến mức thấp nhất các khoản chi phí khơng cần thiết, tăng lợi
nhuận và tiết kiệm nguồn lực của công ty. Từ mục tiêu cơ bản đó, GEMADEPT Hà Nội
tập trung thực hiện các hướng sau:
 Đảm bảo giữ vững khách hàng truyền thống, mối quan hệ đại lí, những khách hàng

và những hợp đồng đã kí kết, loại bỏ những mối quan hệ đại lí, những cộng tác
viên khơng đủ khả năng, không đủ tin cậy và bê bối công nợ, … Mở rộng mạng
lưới dịch vụ và quan hệ đối với các chi nhánh khác để bám sát hơn tình hình thị
trường nhằm tạo cơ hội kiếm việc làm đồng thời tích cực tìm kiếm các khách hàng
mang tính chiến lược mới, tìm kiếm bạn hàng mới, tìm hiểu thông tin nắm chắc
khả năng, yêu cầu ủy thác của khách hàng trong nước và nước ngồi.
 Khơng ngừng nâng cao sức cạnh tranh của GEMADEPT Hà Nội nhằm giữ vững
thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua phát huy lợi thế so
sánh đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066


17


Báo cáo thực tập giữa khóa
 Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, marketing trong chiến lược kinh

doanh, tăng cường giới thiệu GEMADEPT Hà Nội với các bạn hàng trong nước và
quốc tế.
 Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn đội
ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh.
 Dần hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức nhân sự tạo tiền đề cho việc tiêu chuẩn
hóa bộ máy và thống nhất chỉ đạo thực hiện dịch vụ trọn gói trong và ngồi nước,
hồn thiện chất lượng dịch vụ của chi nhánh GEMADEPT Hà Nội.

Một số giải pháp nhẳm đẩy mạnh hoạt động dịch vụ kinh doanh của chi

3.2.

nhánh trong thời gian tới
Thời gian qua chi nhánh đã luôn giữ được thế ổn định, mức độ tăng trưởng năm sau đều
cao hơn năm trước. Điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài
đối với chi nhánh nói riêng và tồn cơng ty nói chung.
Song, bên cạnh những thuận lợi, chi nhánh cũng gặp khơng ít khó khăn, để cạnh tranh
trên thị trường hết sức khắc nghiệt ngày nay.
Trong thời gian trước mắt chi nhánh cần củng cố hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ.
Ban Giám đốc của chi nhánh cần chủ trương kết hợp hài hịa và tạo điều kiện hỗ trợ các
loại hình dịch vụ trên cơ sở đó lấy lĩnh vực kinh doanh đại lí làm nịng cốt.
Cụ thể là:

3.2.1.

Giải pháp về thị trường, khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của

GEMADEPT Hà Nội
 Công ty cần phải cho cán bộ theo sát khách hàng, duy trì mối quan hệ truyền
thống, mở rộng mối quan hệ mới, thu thập thông tin, dự đốn khách hàng tiềm
năng có thể xuất hiện, từ đó lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể.

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

18


Báo cáo thực tập giữa khóa
 Tăng thêm các hình thức ưu đãi về cước, thời gian lưu kho, bãi cho khách hàng lớn

nhằm giữ quan hệ bạn hàng cho công ty.
 Đầu tư thêm các phương tiện vận tải, thực hiện trọn gói hợp đồng giao hàng từ cửa
đến cửa (door to door) … tạo cho khách hàng sự yên tâm về chuyến hàng của
mình.
 Do hiện nay GEMADEPT đang làm đại lí cho rất nhiều hãng tàu như: MEARSK
LINE (Đan Mạch), HANJIN SHIPPING CO, HUYNDAI (Nam Triều Tiên),
YANGMING LINE (Đài Loan), … vì vậy chi nhánh cần tăng cường hoạt động
giao nhận hàng hóa (forwarder) để cho khách hàng có thể sử dụng trọn gói dịch vụ
của GEMADEPT cho việc xuất khẩu hàng hóa của mình. Đây cũng sẽ tạo nguồn
thu khơng nhỏ cho cơng ty nói chung và GEMADEPT Hà Nội nói riêng.
 Cử cán bộ đi tham quan, tìm hiểu nguồn hàng, thu thập thơng tin chính xác, kịp


thời để có thể lập ra phương án kinh doanh tối ưu nhất.
3.2.2. Giải pháp về sử dụng và quản lí nguồn nhân lực
Đây là vấn đề sống cịn với GEMADEPT Hà Nội, muốn duy trì thị phần, giữ được khách
hàng thì cần phải có đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, trung thành, bên cạnh đó bộ máy
phải tinh giản, gọn nhẹ.
 Rà soát và sắp xếp nhân lực một cách hợp lí và phù hợp với năng lực các nhân viên

để có thể phát huy hết khả năng của họ.
 Xây dựng các quy chế chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, có khả năng thích

ứng với sự thay đổi và điều chuyển theo từng thời kì và hồn cảnh kinh doanh của
chi nhánh.
 Cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời, đúng với công sức người lao

động.
 Nâng cao hơn nữa đời sống cán bộ công nhân viên, tăng lương đúng kì, …
 Đào tạo thêm nhân lực về nghiệp vụ vận tải quốc tế để họ có thể thực sự hiểu biết
và tuân thủ đầy đủ bộ luật quản lí an tồn quốc tế và các cơng ước, luật lệ quốc tế.
 Tăng cường cơng tác quản lí, căn cứ vào nhu cầu của chi nhánh mình để sắp xếp,
tổ chức sử dụng và có kế hoạch đào tạo cán bộ có đủ trình độ thực hiện nhiệm vụ
của chức danh đươc đảm nhận.
Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

19


Báo cáo thực tập giữa khóa

 Tiếp tục đẩy mạnh trẻ hóa, nâng cao tay nghề đội ngũ lao động phù hợp với nhu

cầu của thị trường và đòi hỏi ngày một khắt khe của khách hàng.
 Phát triển đội ngũ môi giới hàng hải chuyên nghiệp để mở rộng việc tìm hàng cho
đội tàu chuyên chở.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lí, khai thác kho bãi và vận chuyển nội địa
 Có chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt, có thương lượng trong từng thương vụ phù
hợp với từng đối tượng khách hàng và từng dịch vụ.
 Chi nhánh cần có sự phối hợp với các hãng cho thuê kho bãi (hiện nay
GEMADEPT có gần 20.000 m2 kho bãi nhà xưởng ở các cảng biển trong toàn
quốc) để giảm các chi phí tại các bến bãi cho khách hàng, nhất là các khách hàng
lẻ tập kết nhằm từng bước tiếp tục giảm giá cước cho khách hàng.
 Giảm bớt thời gian chạy rỗng và thời gian đỗ của phương tiện để giảm giá. Cụ thể
là: chú trọng vào việc điều phối, đôn đốc trong việc xếp dỡ hàng và chờ đợi tại
cảng, các phòng ban cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để sẵn sang thủ tục cần thiết khi
tàu cập cảng.
3.2.4. Các giải pháp khác
 Phát huy nội lực, tập trung vốn vào lĩnh vực hiện tại mình mạnh nhất (cụ thể là làm
đại lí cho các hãng tàu quốc tế - lĩnh vực mang lại doanh thu lớn nhất cho chi
nhánh). Hiện nay chi nhánh làm đại lí cho nhiều hãng tàu như: MEARSK LINE
(Đan Mạch), HANJIN SHIPPING CO, HUYNDAI (Nam Triều Tiên),
YANGMING LINE (Đài Loan), và làm đại lí cho các hãng đại lí vận tải như:
BERKART (Đức), SHENKER (Nam Triều Tiên), E&E … .
 Nâng cao chất lượng sử dụng hệ thống máy tính và Internet để có thể cập nhật
thơng tin kịp thời, chính xác từ các cảng biển và các hãng tàu về lịch trình, giá
cước, … từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn.
 Áp dụng Thông tin vệ tinh Immarsat
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển như chi nhánh GEMADEPT
Hà Nội, nguyên tắc điều tiết và vận hành hiện đại yêu cầu nhà quản lí việc chun chở
hàng hóa trọn gói đường dài phải quản lí đội xe, tàu của mình với hiệu suất cao. Yêu cầu

trên có thể dễ dàng được đáp ứng nhờ vào hệ thống thơng tin Immarsat qua các thiết bị xử
lí dữ liệu đặt trên nóc phương tiện giao thơng.
Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

20


Báo cáo thực tập giữa khóa
Các thiết bị này sẽ lấy thông số từ các bộ phận cảm biến trong phương tiện và tự động
truyền các báo cáo về vị trí, hàng hóa điều kiện của phương tiện cho trung tâm kiểm soát
của chi nhánh, đồng thời cho phép người điều khiển phương tiện có thể liên lạc với chi
nhánh.
Hiện nay, đối với GEMADEPT Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ thơng tin vệ tinh
Immarsat vào cơng việc của mình là việc hoàn toàn nằm trong khả năng, đặc biệt là khi
Việt Nam đã thiết lập và đưa vào sử dụng Đài thơng tin Vệ tinh Immarsat Hải Phịng hịa
mạng với hệ thống vệ tinh Immarsat tồn cầu.
Vớí khả năng thơng tin trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình, Immarsat thực sự là một
giải pháp công nghệ thông tin tối ưu cho chi nhánh cũng như các cá nhân, tổ chức Việt
Nam khác.
 Có những biện pháp để duy trì mối quan hệ lâu dài với các khách hàng:
- Trong hoạt động kinh doanh, đối với khách hàng phải ln đặt chữ tín lên hàng
-

đầu.
Đẩy mạnh hoạt động bán hàng.

Trong thị trường ngày nay, sẽ là chưa đủ nếu cơng ty chỉ cung ứng ra những dịch vụ có
chất lượng cao và trông đợi ở khách hàng. Những giá trị của dịch vụ đó phải được thơng

tin tới những người mua và ảnh hưởng tích cực tới họ, cả khách hàng hiện tại lẫn tiềm
năng.
Thực tế, chi nhánh mới chỉ chú trọng vào lực lượng bán mà chưa coi trọng các phương
pháp xúc tiến khác, do đó cơng ty cần:
+ Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuếch trương sản phẩm.
+ Đưa ra một số biện pháp khuyến mại, giảm giá.
-

Trong q trình cung cấp dịch vụ trọn gói, cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với khách
hàng thông qua hệ thống trao đổi thông tin thường xuyên nhằm giúp họ có kế

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

21


Báo cáo thực tập giữa khóa
hoạch sản xuất điều độ, hợp lí hơn, tránh sản xuất quá nhiều dẫn tới tăng chi phí
-

tồn kho. Đó chính là giá trị phụ thêm mà công ty mang lại cho khách hàng.
Đảm bảo đúng tiến độ giao nhận cho khách hàng để giúp công việc của họ được
thuận lợi hơn.

3.3.

Một số kiến nghị về những chính sách của Nhà nước liên quan đến dịch
vụ vận tải biển


3.3.1.

Xúc tiến thực hiện cải cách hành chính

Để nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển thì việc cải cách thủ tục hành
chính, đơn giản giấy tờ và áp dụng công nghệ tin học là điều bắt buộc phải làm.
Nếu hệ thống thông tin qua mạng tại cơ quan Cảng vụ hàng hải không được hồn chỉnh
và đồng bộ thì khách hàng sẽ khơng chọn mạng làm phương tiện để truyền thông tin nữa
(thay vào đó là dùng FAX). Như vậy, cơ quan Cảng vụ lại phải đánh máy lại toàn bộ giấy
tờ tài liệu liên quan để truyền qua mạng cho các cơ quan quản lí Nhà nước khác tại cảng.
Vậy là Cảng vụ lại phải thêm nhiều người và mất rất nhiều thời gian , chi phí để làm việc
này.
Thực tế cho thấy, chế độ hành chính của ta cịn q nhiều khâu, nhiều cửa. Điều này dẫn
đến sự chậm trễ, mất thời gian và hao phí tiền bạc của các chủ tàu và chủ hàng. Cải cách
thủ tục hành chính là một khâu rất cần thiết trong công cuộc đổi mới của nước ta.
Bắt đầu từ ngày 01/07/2002, các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào
áp dụng thí điểm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, triển khai Quyết định
55/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, theo đó:
-

Các cơ quan quản lí Nhà nước chuyên ngành tại cảng được sử dụng bản photo, thư

-

điện tử, fax liên quan đến hồ sơ, giấy tờ của tàu, hàng hóa, thuyền viên.
Số giấy tờ trên do chủ tàu (hoặc người khai báo – đại lí) cung cấp cho Cảng vụ Sài

-


Gòn khi vào cảng, rời cảng.
Các thông tin về tàu sẽ được đưa lên mạng dữ liệu của Cảng vụ Sài Gịn, dùng
chung mạng có các cơ quan liên quan (biên phòng, hải quan, kiểm dịch,… ), khi
cần thơng tin thì các cơ quan này vào mạng và lấy.

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

22


Báo cáo thực tập giữa khóa
Chủ trương này cần phải được đúc rút kinh nghiệm và áp dụng rộng rãi tại các cảng biển
trên tồn quốc, vì điều này cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ vận
tải biển nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
3.3.2.

Hồn thiện hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc cải cách, sắp xếp tổ chức lại các
doanh nghiệp. Đây là biện pháp tổ chức quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của
toàn ngành.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp sẽ phát huy được nội lực của từng con người, phát huy
được nguồn vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động dịch vụ vận tải biển phải
tiến hành theo hướng giảm đầu mối, tập trung chun mơn hóa để có các doanh nghiệp đủ
sức cạnh tranh tại thị trường trong nước, đồng thời có khả năng vươn ra nước ngồi chia
sẻ thị trường khu vực.
Đối với các doanh nghiệp thuộc một số ngành dịch vụ quan trọng của ngành vận tải biển,

Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, đồng thời cho nước ngoài mua một
số cổ phần để giữ đầu vào và tạo cầu nối cho việc đầu tư ra nước ngồi.
Song song với việc cổ phần hóa, Nhà nước cần đầu tư để củng cố và phát triển của các
Tổng cơng ty mạnh để giữ vai trị chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị
trường, đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Nhà nước
trên thị trường trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp xâm nhập thị trường khu vực
và thế giới.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã được Nhà nước cho triển khai thí điểm mơ hình cơng
ty mẹ - Cơng ty con. Thơng qua mơ hình này, Nhà nước có thể đầu tư vốn vào những lĩnh
vực quan trọng, cần nắm giữ, đồng thời chủ động điều tiết vốn theo định hướng cần thiết.

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

23


Báo cáo thực tập giữa khóa
3.3.3.

Tăng cường những chính sách liên quan đến đào tạo và sử dụng con người cho
dịch vụ vận tải biển

Nhà nước cần có cơ chế tài chính phù hợp để giúp các Trung tâm huấn luyện và đào tạo
nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển hoạt động có hiệu quả.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm việc tại các cơ sở dịch vụ vận tải biển để có thể
nâng cao trình độ, kiến thức chun mơn, đặc biệt nâng cao trình độ ngoại ngữ Anh văn
cho cán bộ.
Phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo, các trường đại học và trung học hàng

hải với cơ quan quản lí Nhà nước (Bộ Giao thơng Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam) và
các công ty vận tải biển trong việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ lao động đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
3.3.4.

Tăng cường những chính sách liên quan đến việc tạo môi trường kinh doanh

thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển
 Có văn bản pháp quy chính thức quy định việc khuyến khích và đảm bảo cho
quyền bình đẳng thực sự cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải
biển.
 Ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về các hình thức vận tải tiên tiến như vận
chuyển bằng container, vận chuyển đa phương thức, cho phù hợp với sự phát triển
của vận tải biển quốc tế và Việt Nam.
3.3.5. Một số kiến nghị khác
Trong môi trường kinh doanh, bên cạnh một tiêu chuẩn không thể thiếu là kết cấu hạ tầng
hồn chỉnh và cước phí cạnh tranh so với các nước khác, chính sách phát triển đúng, đi
đôi với hệ thống pháp luật rõ rang, minh bạch có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải biển, tạo hành
lang pháp lí điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ, làm cho các doanh nghiệp trong
nước và ngoài nước yên tâm đầu tư phát triển. Luật pháp trong một quốc gia có ảnh

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

24


Báo cáo thực tập giữa khóa

hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh
của ngành vận tải biển và dịch vụ vận tải biển.
Luật pháp của một quốc gia tác động đến hoạt động kinh doanh vận tải biển thể hiện trong
Hiến pháp, Luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Vận tải đường bộ, Luật Vận tải đường
thủy nội địa, Luật Vận tải đường sắt, Luật Thương mại, … tất cả tạo ra hành lang pháp lí
cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển hoạt động. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt
Nam cần xúc tiến việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
vận tải biển bởi pháp luật là công cụ quản lí và mặc dù ngành Hàng hải Việt Nam tuy đã
có một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối hồn chỉnh, nhưng ngành càng phát triển
thì càng phát sinh mâu thuẫn trong quản lí nên lại càng phải xúc tiến việc rà soát, sửa đổi
bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật.
Những điều trên là hết sức cần thiết vì ngồi yếu tố trong nước, vận tải biển Việt Nam còn
chịu ảnh hưởng trực tiếp của thông lệ và tập quán quốc tế.
Từ việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thống nhất, phù hợp với thông lệ và tập quán quốc
tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển như chi nhánh GEMADEPT Hà Nội
sẽ có cơ sở pháp lí vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình trong phạm vi quốc
gia hay quốc tế.

Sinh viên
: Đỗ Thị Ngọc Huế
Mã sinh viên : 0853030066

25


×