Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của việt nam với tpp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 55 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o



Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013
Tên công trình: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung
thương mại của Việt Nam với TPP


Nhóm ngành: KD2










Hà Nội, tháng 5 năm 2013






MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Khái quát chung về hiệp định TPP và tình hình thương mại của Việt
Nam 3
1.1. Hiệp định TPP 3
1.1.1. Khái niệm TPP 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.3. Triển vọng TPP 4
1.1.3.1. TPP và RCEP 5
1.1.3.2. TPP-Nền tảng của FTAAP 5
1.2. Tình hình thương mại của Việt Nam với các nước TPP giai đoạn 1997-2012
7
1.2.1. Tỷ trọng xuất khẩu-nhập khẩu 7
1.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu-nhập khẩu 8
1.2.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu-nhập khẩu 10
1.2.3.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 10
1.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 12
Chương 2: Tổng quan tài liệu 14
2.1. Sự phát triển của mô hình lực hấp dẫn để ước lượng thương mại quốc tế14
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam . 15
2.2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu 15
2.2.1.1. GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu 15
2.2.1.2. Dân số của nước xuất khẩu và nhập khẩu 16
2.2.2. Nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy 17
2.2.2.1. Khoảng cách địa lý 17
2.2.2.2. Khoảng cách văn hóa 17
2.2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 18
2.2.2.4. Tỷ giá hối đoái 18

2.2.2.5. Cam kết thương mại 19
Chương 3: Xây dựng mô hình lực hấp dẫn để phân tích luồng thương mại hàng hóa
của Việt Nam khi tham gia TPP 22
3.1. Mô hình định lượng 22
3.2. Giả thuyết 24
3.3. Số liệu 24
Chương 4: Phân tích kết quả ước lượng 27
4.1. Kết quả ước lượng với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu 27
4.2. Kết quả ước lượng với 7 nhóm hàng hóa 31
Chương 5: Những giải pháp nhằm thúc đẩy luồng thương mại hàng hóa của Việt
Nam 37
5.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu 37
5.1.1. GDP 37
5.1.2. Dân số 37
5.2. Nhóm yếu tố khoảng cách 38
5.3. Nhóm yếu tố chính sách 38
5.3.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa 38
5.3.2. Thu hút đầu tư nước ngoài 38
5.3.3. Ổn định chính sách tỷ giá và kết hợp với các chính sách khác 39
5.3.4. Thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương và
nâng cao hiệu quả thi hành các hiệp định 39
Tài liệu tham khảo 42
Phụ lục 46


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt

AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương
ASEAN
Association of Southest Asian
nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEAN +1
ASEAN+China
ASEAN+ Trung Quốc
ASEAN+2
ASEAN+China+Japan
ASEAN + Trung Quốc+Nhật Bản
ASEAN+3
ASEAN+China+Japan+Korea
ASEAN + Trung Quốc + Nhật Bản
+ Hàn Quốc
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thương mại song phương
CIF
Cost Insurance and Freight
Giá thành, Bảo hiểm và Cước vận
chuyển
FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FE
Fixed Effects
Tác động cố định
FOB
Free On Board
Giao lên tàu
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
FTAAP
Free Trade Area of the Asia-
Pacific
khu vực mậu dịch tự do châu Á-
Thái Bình Dương
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia
GLS
Generalized Least Squares
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
tổng quát
OLS
Ordinary Least Squares
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường

RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
RE
Random Effects
Tác động ngẫu nhiên
RTA
Regional Trade Agreement
Hiệp định thương mại khu vực
SITC
Standard International Trade
Classification
Danh mục phân loại thương mại
quốc tế tiêu chuẩn
TPP
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
Hiệp định đối tác chiến lược xuyên
Thái Bình Dương
UNCTAD

United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển
Liên Hiệp quốc
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Hình 1: Viễn cảnh Châu Á-Thái Bình Dương
Hình 2: Kim ngạch thương mại trao đổi giữa Việt Nam và TPP giai đoạn 1997-2012
Hình 3: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam
và TPP năm 2012
Hình 4 : Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam với TPP theo các mặt hàng chủ yếu năm 2012
Hình 5: Tỉ trọng nhập khẩu của Việt Nam với TPP theo một số mặt hàng phổ biến năm
2012
Bảng 1: Tác động của các yếu tố đến luồng thương mại xuất nhập khẩu
Bảng 2: Thống kê mô tả số liệu
Bảng 3: Kết quả ước lượng với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
Bảng 4: Kết quả ước lượng với 7 nhóm hàng hóa
Bảng 5: Các nước thành viên AFTA và TPP
Bảng 6: Các chỉ số thống kê của 11 nước TPP năm 2011
Bảng 7: Phương pháp ước lượng






1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do lựa chọn đề tài)
Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương) khi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thông báo tại hội nghị các lãnh đạo APEC

vào tháng 11 năm 2010. Đối với Việt Nam, TPP giống như một sân chơi mới ràng buộc
bởi không ít các qui định và luật lệ. Tham gia TPP, Việt Nam phải lựa chọn cả cơ hội và
thách thức. Để tối ưu hóa lợi ích kinh tế, chúng ta cần nắm bắt được rõ các yêu tố ảnh
hưởng đến luồng thương mại của Việt Nam với các nước tham gia TPP. Trước yêu cầu đó,
tác giả quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập
trung thương mại của Việt Nam với TPP”
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu về hiệp đinh TPP và tác động của nó
đến luồng thương mại Việt Nam, song những nghiên cứu này chủ yếu phân tích bằng
phương pháp định tính. Thực ra, cũng đã có một số nghiên cứu định lượng về vấn đề này
nhưngnhững nghiên cứu này mới cho ra các kết quả rất chung chung và chưa đi sâu vào
tác động của TPP đến xuất nhập khẩu các nhóm hàng cụ thể. Do vậy, bài viết hi vọng sẽ
đưa ra những tác động cụ thể hơn của TPP tới từng nhóm hàng xuất nhập khẩu của Việt
Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới mức độ
tập trung thương mại của Việt Nam, đồng thời, đi vào các mặt hàng chính. Trên cơ sở đó,
bài viết sẽ gợi ý các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam,
tạo đà phát triển kinh tế theo mô hình đã chọn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của TPP tới hoạt động xuất nhập khẩu
Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Về mặt thời gian, không gian: Bài viết phân tích luồng thương mại của Việt Nam với
42 quốc gia, đặc biệt là 11 nước thành viên của đàm phán TPP, các nhân tố ảnh hưởng từ
năm 1997 đến 2012, các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu và tiềm năng thương mại.
2

Về mặt nội dung: Bài viết chỉ giới hạn ở nghiên cứu luồng thương mại hàng hóa chứ
không nghiên cứu luồng thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước TPP bởi hai lí do
chính. Thứ nhất, mô hình lực hấp dẫn cổ điển không đề cập đến luồng thương mại dịch vụ

bởi việc xác định các rào cản thương mại đối với ngành dịch vụ trở nên rất khó khăn. Thứ
hai, tác giả chưa thể thu thập số liệu ngành dịch vụ trao đổi song phương giữa Việt Nam
và các nước.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình được nghiên cứu và thực hiện, bài viết vận dụng mô hình hấp dẫn
(gravity model) với số liệu và thông tin thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
như sách, báo, tạp chí, Internet và các bài nghiên cứu khác.
Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng những phương pháp cơ bản như phương pháp hệ
thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh
để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Từ việc phân tích, đánh giá các tác động cụ thể của các yếu tố tác động đến luồng
thương mại hàng hóa của Việt Nam, bài viết đề xuất các chính sách phát triển và đẩy mạnh
xuất nhập khẩu vào nhóm nước tham gia TPP.
7. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Khái quát chung về hiệp định TPP và tình hình thương mại của Việt Nam
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Xây dựng mô hình hấp dẫn để giải thích luồng thương mại hàng hóa của Việt
Nam khi tham gia TPP.
Chương 4: Phân tích kết quả ước lượng
Chương 5: Những giải pháp nhằm thúc đẩy luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam
3

Chương 1: Khái quát chung về hiệp định TPP và tình hình thương mại của Việt Nam

1.1. Hiệp định TPP
1.1.1. Khái niệm TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership-viết tắt là TPP)

là một hiệp định thương mại nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự
do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã
có 11 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore,
Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Vietnam, Canada và Mexico).

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Đàm phán TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement –còn gọi là P4)-
một Hiệp định thương mại tự do được kí kết ngày 3/6/2005 giữa bốn nền kinh tế nhỏ ở
Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm: Singapore, Chile, New Zealand và Brunei.
Theo truyền thống của một FTA, hiệp định P4 tập trung vào thương mại hàng hóa
giữa các nước thành viên. Sau một năm thành lập,việc tập trung đã mở rộng sang các lĩnh
vực như thương mại dịch vụ, tài chính và đầu tư. Khi đàm phán diễn ra vào tháng 9 năm
2008, Hoa Kì tuyên bố sẽ chính thức tham gia vào đàm phán P4 mở rộng. Tháng 11 cùng
năm, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán, nâng
tổng số thành viên tham gia lên 8 nước (trừ Việt Nam đến 13/11/2010 mới tuyên bố tham
gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia chính thức
ngay từ đầu). Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Vòng đầu tiên của đàm phán TPP bị trì hoãn cho đến tháng 11 năm 2009 do sự thay
đổi trong chính quyển Mỹ. Sau khi tham vấn và xem xét, tổng thống Obama khẳng định
4

rằng Hoa Kì sẽ tham gia TPP với mục tiêu hình thành “hiệp định của thế kỉ 21” cả về độ
rộng và độ sâu của đàm phán. Chỉ lúc này, TPP mới chính thức được khởi động.
Trong vòng đàm phán thứ ba tại Brunei vào tháng 10 năm 2010, Malaysia tham gia
với tư cách thành viên. Tháng 6 năm 2012, Canada và Mexico được mời tham gia TPP và
chính thức tham gia bàn đàm phán lần đầu tiên ở vòng thứ 15 tại Auckland vào tháng

12/2012. Như vậy, tính đến cuối năm 2012, TPP có tổng số 11 thành viên.
Trong tương lai, số lượng các bên tham gia đàm phán còn có thể mở rộng thêm bởi
nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và APEC đã tỏ thái độ quan tâm đến TPP, đặc
biệt là Nhật Bản
1
, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan.

1.1.3. Triển vọng TPP

TPP được cho là một “tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong
lịch sử khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (Đỗ Tiến Chung, 2012).Ngay cả khi thỏa
thuận này không đạt được tiềm năng đầy đủ, TPP đại diện cho 11 nền kinh tế năng động
với tổng sản phẩm quốc nội là $21,000 tỷ và giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu là
$4,400 tỷ.
2
TPP11 hiện đang chiếm hơn 30% GDP của thế giới. Nếu Nhật Bản và Hàn
Quốc tham gia, tổng GDP của các nước TPP sẽ tăng lên tới $28,000 tỷ, hay 40% GDP thế
giới, và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên tới $6 nghìn tỷ, tương đương với khoảng
27% xuất khẩu thế giới. Tuy nhiên, lợi ích mà TPP đem lại không chỉ dừng lại ở việc thúc
đầy thương mại và đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập kinh tế trong
khu vực APEC và có khả năng sẽ thôi thúc các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Xét
về tầm quan trọng với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, TPP tăng cường mối quan hệ
kinh tế và chính trị giữa các nước thành viên.
Mặc dù các vòng đàm phán TPP đã diễn ra trong gần 5 năm, các sáng kiến thương
mại vẫn chưa được hiểu rõ. Qui mô và mức độ phức tạp của hiệp định thương mại tự do


1
Ngày 23/7/2013, Nhật Bản đã chính thức được chấp thuận tham gia các vòng đàm phán Hiệp
định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), http://international-trade-

reports.blogspot.com/2013/09/japan-joins-trans-pacific-partnership.html. Song, do phạm vi của
bài nghiên cứu chỉ từ 1997-2012 nên sự tham gia của Nhật Bản được coi là trong tương lai.
2
Tác giả tự tính toán, dựa trên số liệu từ UNCOMTRADE, cập nhật ngày 1/6/2013
5

sắp tới bao trùm các vấn đề truyền thống và các vấn đề thế kỉ, gây trở ngại cho các chuyên
gia theo dõi quá trình đàm phán.Một phần cũng do mức độ dày đặc của tiến trình TPP, bởi
kể từ khi đàm phán bắt đầu vào tháng 3 năm 2010, 19 vòng đàm phán tiếp theo liên tiếp
diễn ra. Nhưng có lẽ lí do chính nằm ở sự khác biệt của TPP với các hiệp định thương mại
tự do trước đó từ chương trình nghị sự bao quát đếnsự năng động của quá trình đàm phán.
1.1.3.1. TPP và RCEP
RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối
tác Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và New Zealand. Hiện tại, 16
quốc gia này đang chiếm khoảng 1/3 tổng lượng thương mại và GDP toàn cầu và dự tính,
RCEP sẽ trở thành khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, bên cạnh WTO.
RCEP nhằm mục đích cải thiện đáng kể các hiệp định thương mại ASEAN +1,
ASEAN+2, ASEAN+3 đã ký kết bằng cách tích hợp chúng vào một gói toàn diện và cũng
đồng thời khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực. Một thỏa thuận như
trên sẽ làm giảm thiểu tình trạng “ Hội chứng bát mỳ”, chồng chéo các ưu đãi thương mại
trong khu vực. RCEP được nhận định sẽ tiếp tục củng cố sự dịch chuyển "quyền lực kinh
tế toàn cầu" từ phương Tây sang châu Á, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường châu Âu
đang gặp nhiều bất ổn.
Các quốc gia phải cân nhắc giữa TPP và RCEP để phát triển : Hiệp định TPP hướng
tới mô hình thị trường tự do và RCEP theo mô hình chỉ huy tập trung do Trung Quốc điều
hành. Tuy vậy, TPP dường như có nhiều tham vọng hơn khi tiến sâu vào những vấn đề
như mua sắm chính phủ, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, còn RCEP tạo ra quy định
tiêu chuẩn thấp hơn để giảm hang rào thương mại quốc gia phù hợp với điều kiện từng nền
kinh tế trong khối.
Một vài quốc gia, bao gồm Australia, Bruney, Malaysia, New Zealand, Singapore và

Việt Nam đang hướng tới là đối tác thỏa thuận của cả TPP và RCEP. Đối tác TPP, bao
gồm Hoa Kì, cũng bày tỏ quan tâm tới việc mở rộng TPP ra các quốc gia khác xuyên vùng/
khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nước này cho rằng những thành viên mới được
chào đón miễn là họ phấn đấu ở mức độ chung về tự do hóa thương mại như các đối tác
thương mại hiện tại.
1.1.3.2. TPP-Nền tảng của FTAAP
6

Các lãnh đạo cao cấp của 21 nền kinh tế APEC cho rằng điểm đến của đàm phán
TPP là hình thành một khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương FTAAP. Việc
tiến tới khu mậu dịch tự do này sẽ cắt bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu trên các loại mặt hàng ,
từ xe cộ đến thực phẩm, trên 21 nước APEC. Bên cạnh đó, các quốc gia phải tìm được sự
thống nhất và hài hòa những ràng buộc của nền kinh tế; các doanh nghiệp của khối APEC
nên kết hợp chặt chẽ với nhau xóa bỏ những bất lợi và rào cản. Có như thế FTAAP hình
thành sẽ tạo ra sự bình đẳng trong khối và giúp đỡ những nền kinh tế còn lạc hậu và kém
phát triển.
Trong viễn cảnh, chúng ta giả định rằng chiến lược sẽ kéo dài đến một vùng mậu dịch
thương mại tự do rộng lớn vào năm 2020. Cuối cùng 21 nền kinh tế APEC sẽ đồng nhất
và kết quả là các nhà lãnh đạo APEC sẽ tuyên bố về sự hình thành của FTAAP. Viễn cảnh
được mình họa trong hình 1.Trong mỗi trường hợp, chúng ta giả định rằng một hiệp định
sẽ đi vào thực tiến vào năm sau khi nó được kí kết và sẽ mất năm năm để thực hiện.Cấu
trúc của thỏa thuận dựa trên khuôn mẫu của những thỏa thuận gần đây bao gồm Hoa Kì
(chiến lược TPP) và ASEAN (chiến lược châu Á).
TPP mở rộng cho phép các nước APEC tham gia làm tăng lợi ích về kinh tế cho các
nước. Nhưng để trở thành khu mậu dịch tự do lớn châu Á – Thái Bình Dương là một sự
khó khăn khi vấp phải những mâu thuẫn lợi ích nhóm, độ mở quá lớn của Hiệp định đang
là rào cản đối với những quốc gia đang muốn gia nhập TPP vì khả năng đàm phán song
phương và đa phương sẽ bị giảm đi rất nhiều trong hiệp định TPP chung.

Hình 1: Viễn cảnh châu Á-Thái Bình Dương









21 thành
viên
APEC
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

+10 thành viên
ASEAN
2012
2013
2016
2020
TPP 11
+Nhật Bản
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
Chiến lược châu Á
FTAAP
7


Nguồn: Jeffrey J. Schott, FTA Sequencing and the Extent of Structural Adjustments: Trans-
Pacific Track, Asian Track, Peterson Institute for International Economics, June 22, 2013.


1.2. Tình hình thương mại của Việt Nam với các nước TPP giai đoạn 1997-
2012
1.2.1. Tỷ trọng xuất khẩu-nhập khẩu
TPP chiếm 12% thương mại toàn cầu của Việt Nam, với mức tăng trung bình hàng
năm 5% trong giai đoạn 1997-2012. Từ điểm nhìn xuất khẩu và nhập khẩu, thương mại
của Việt Nam với TPP đã tăng đều đặn qua các năm, chiếm 14% và 9.4 % tổng xuất khẩu
và nhập khẩu của Việt Nam.









Hình 2: Kim ngạch thương mại trao đổi giữa Việt Nam và TPP giai đoạn 1997-2012

8


Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu ở website: www.wits.trade.org, truy cập ngày
30/3/2014
Hình 2 cho biết giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam
với các nước tham gia đàm phán TPP. Kim ngạch trao đổi thương mại thay đổi đáng kể
trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ năm 1997 đến 2006, Việt Nam chủ động
điều chỉnh về cơ chế, chính sách, pháp luật để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. Sau khi
gia nhập WTO vào năm 2007, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta tăng
mạnh. Tính đến năm 2008, xuất khẩu tăng 37% và nhập khẩu tăng 61% so với năm 2006.
Có thể thấy, việc gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gỡ bỏ một số rào

cản thuế quan và mở rộng sang các thị trường xuất nhập khẩu lớn trong TPP như Hoa Kì,
Singapore và Úc. Tuy nhiên, đến năm 2009, giá trị và sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu
của Việt Nam giảm xuống còn 1.8 tỷ hàng hóa xuất khẩu và 1.1 tỷ hàng hóa nhập khẩu.
Nguyên nhân của sự sụt giảm đột ngột này là do khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối
năm 2008. Đến năm 2012, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và các nước trong
TPP đạt khoảng 32 tỷ USD, tăng 21.31% so với năm trước và chiếm khoảng 27.10% tổng
kim ngạch xuất khẩu với thế giới. Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa giữa Việt
Nam và các nước trong TPP năm 2012 đạt khoảng 18 tỉ USD, tăng 1.76%.so với năm trước
và chiếm khoảng 16.48% tổng kim ngạch nhập khẩu với thế giới.

1.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu-nhập khẩu
-5
0
5
10
15
20
25
30
35
Tỷ USD
cán cân
xuất khẩu
nhập khẩu
9


Hình 3 biểu thị giá trị xuất khẩu và nhập khâu phân theo thị trường khu vực TPP.
Nhìn chung, Việt Nam là nước xuất siêu với TPP. Cụ thể, Việt Nam là nước xuất siêu của
Hoa Kỳ, Úc (Australia), Canada, Mexico, Malaysia và Peru. Trong số 10 nước TPP, Hoa

Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Singapore và Malaysia. Thương mại
Việt Nam-Hoa Kỳ tăng nhanh chóng trong vòng một thập kỉ qua tới 24.5 tỉ hàng hóa (năm
2012). Hoạt động buôn bán tăng lên theo cả hai hướng song nhập khẩu tăng nhanh hơn
xuất khẩu. Đối với các thành viên TPP khác, đặc biệt là ba nước ASEAN (Brunei, Malaysia
và Singapore), Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ truyền thống lâu đời. Đặc
biệt, trong hoạt động thương mại với Singapore, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn: năm
2012 lên đến trên 6.7 tỷ USD, bằng 282% kim ngạch xuất khẩu sang Singapore. Các thị
trường Mexico, Chile, Peru, Brunei còn chiếm một tỷ trọng khiếm tốn (6.3%) trong kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với TPP do cách trở về địa lý và sự không am hiểu
lẫn nhau về thị yếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm sau khi hiệp định
thương mại tự do Việt Nam-Chile có hiệu lực (6/2012), 75% hàng hóa sẽ được miễn thuế
nhập khẩu.Tóm lại, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với tất cả các nước TPP đang
ở giai đoạn phát triển rất tốt và có nhiều cơ hội để phát triển lên một tầm cao mới.






Hình 3: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam
và TPP năm 2012
10


Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu ở website: www.wits.trade.org, truy cập ngày
30/3/2014

1.2.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu-nhập khẩu
1.2.3.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu


Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu và nhập khẩu để phát triển kinh tế. Hình
4 minh họa tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam với TPP theo các mặt hàng chủ yếu năm
2012. Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới TPP là điện thoại các loại,
linh kiện điện tử, máy tính, dệt may, máy móc, thiết bị phụ tùng và phương tiện vận tải,
lương thực, thực phẩm. Những mặt hàng này chiếm tới hơn 80% tổng xuất khẩu của Việt
Nam với TPP.


-5
0
5
10
15
20
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
11

Hình 4 : Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam với TPP theo các mặt hàng chủ yếu năm 2012



Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu ở website: www.wits.trade.org, truy cập ngày
30/3/2014

Chú thích :
Crude –Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu (SITC 2-26-22-27-28)
Chemical –Hóa chất và sản phẩm liên quan(SITC 5)
Food –Lương thực, thực phẩm (SITC 0+1+22+4)

Fuels – Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan (SITC 3)
Miscl –Hàng hóa khác (SITC 9)
OresMtls –Quặng sắt và kim loại (SITC 27+28+68)
OthrManf –Hàng chế biến khác (SITC 6+8-68-65-84)
PetrlPrd –Sản phẩm dầu mỏ (SITC 332)
Textiles –Dệt may(SITC 26+65+84)
Transp –Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng (SITC 7)

Crude
1.35%
Chemical
0.89%
Food
9.56%
Fuels
7.93%
Miscl
7.93%
OresMtls
0.28%
OthrManf
39.00%
PetrlPrd
0.26%
Textiles
19.60%
Transp
13.20%
Crude
Chemical

Food
Fuels
Miscl
OresMtls
OthrManf
PetrlPrd
Textiles
Transp
12

Năm 2012, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chuyển dịch theo hướng: tăng dần
các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao như dệt may, da giầy (19.6%), máy móc, linh
kiện điện tử, phương tiện vận tải và phụ tùng (52%), giảm dần các nhóm hàng có hàm
lượng chế biến thấp như nông lâm, thủy hải sản hay khoáng sản (9.56%). Các doanh nghiệp
lớn đầu tư vào Việt Nam như Samsung, Canon và Nokia đang thâm nhập vào thị trường
toàn cầu, giúp nước ta xuất khẩu điện thoại, máy móc và linh kiện điện tử sang TPP. Sau
hiệp định thương mại song phương (BTA) Việt Nam-Hoa Kì (2000), Việt Nam trở thành
công xưởng của các hãng thời trang nổi tiếng như Nike, Adidas, GAP, Levis Strauss và
xuất khẩu dệt may sang Hoa Kì đạt 7.9 tỷ USD.Bên cạnh đó, một số mặt hàng thô, sơ chế
như nguyên liệu và nhiên liệu thô vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể (8%) trong cơ cấu hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sang các nước TPP.
1.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Hình 5: Tỉ trọng nhập khẩu của Việt Nam với TPP theo một số mặt hàng phổ biến năm
2012

Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu ở website: www.wits.trade.org, truy cập ngày
30/3/2014




Chú thích :
Crude
3.26%
Chemical
10.04%
Food
13.42%
Fuels
20.33%
Miscl
0.03%
OresMtls
5.94%
OthrManf
7.76%
PetrlPrd
17.62%
Textiles
2.20%
Transp
19.40%
Crude
Chemical
Food
Fuels
Miscl
OresMtls
OthrManf
PetrlPrd
Textiles

Transp
13

Crude –Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu (SITC 2-22-26-27-28)
Chemical – Hóa chất và sản phẩm liên quan (SITC 5)
Food – Lương thực, thực phẩm (SITC 0+1+22+4)
Fuels – Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan (SITC 3)
Miscl – Hàng hóa khác (SITC 9)
OresMtls – Quặng sắt và kim loại (SITC 27+28+68)
OthrManf – Hàng chế biến khác (SITC 6+8-68-65-84)
PetrlPrd – Sản phẩm dầu mỏ (SITC 332)
Textiles – Dệt may (SITC 26+65+84)
Transp – Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng (SITC 7)

Nhìn vào từng mặt hàng nhập khẩu (hình 5), máy móc, phụ tùng, sản phẩm điện tử,
linh kiện và hàng chế biến khác (Singapore, Malaysia và Hoa Kỳ) là nhóm hàng dẫn đầu
với kim ngạch năm 2012 là 26%. Tiếp đến là xăng dầu các loại và sản phẩm dầu mỏ
(Singapore) lần lượt chiếm 20.3% và 17.6%. Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt
may, da giầy có kim ngạch nhập khẩu đạt 396 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu
chính từ Hoa Kì (321 triệu USD). Dầu thô giảm về mặt lượng so với trước đây do nhà máy
lọc dầu Dung Tuất mỗi năm sản xuất hơn 2 triệu tấn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập khẩu
nguyên liệu, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất chủ yếu từ Trung Quốc, quốc gia
không phải là thành viên của TPP.

Tóm lại, có thể thấy TPP là thị trường tiêu thụ sản phẩm quan trọng của Việt Nam
đồng thời cũng là nguồn cung cấp hàng hóa có hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao cần
thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng
kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước TPP tương đối cao, TPP còn là một
trong số ít các khu vực tạo ra thặng dư thương mại cho Việt Nam.



14

Chương 2: Tổng quan tài liệu

.1. Sự phát triển của mô hình lực hấp dẫn để ước lượng thương mại quốc tế

Mô hình lực hấp dẫn là một trong những công cụ rất phổ biến trong việc xem xét,
phân tích kinh tế nói chung và thương mại nói riêng. Mô hình được giới thiệu lần đầu bởi
Jan Tinbergen (1962) dựa trên Định luật hấp dẫn của Newton. Mô hình ban đầu chỉ ra rằng
luồng thương mại giữa hai quốc gia tỉ lệ thuận với quy mô kinh tế, và tỉ lệ nghịch với
khoảng cách giữa hai nước đó. Tuy nhiên, các lý thuyết thương mại quốc tế tại thời điểm
đó không đủ khả năng giải thích cho mô hình lực hấp dẫn vì vậy mô hình này không được
ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu. Chẳng hạn, khác với mô hình lực hấp dẫn, mô hình
H-O lại chỉ ra rằng quy mô quốc gia không có ảnh hưởng đến luồng thương mại
(UNCTAD, 2012).
Sau đó, nhiều nghiên cứu đã cung cấp nền tảng lý thuyết cho mô hình lực hấp dẫn.
Các nghiên cứu nổi bật là của Anderson (1979), Bergstrand (1985, 1989), Eaton và Kortum
(2002), Helpman và cộng sự (2008) và Chaney (2008). Ví dụ, Anderson (1979) cho rằng
sản phẩm sản xuất ở các nước khác nhau là khác nhau và khách hàng có nhu cầu ở tất cả
các sản phẩm ấy. Vì vậy, tổng thu nhập quốc gia chính là tổng cầu nội địa và của nước
ngoài đối với sản phẩm và nước đó sản xuất. Các nước lớn thì trao đổi hàng hóa nhiều hơn,
và hiển nhiên chi phí thương mại cũng ảnh hưởng đến lượng xuất nhập khẩu.
Phương trình cơ bản của mô hình lực hấp dẫn là:
X
ij
=GS
i
M
j

u
ij

Trong đó X
ij
là lượng hàng hóa xuất khẩu từ nước i đến nước j. M
j
đại diện cho các
yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu (chẳng hạn là GDP của nước nhập khẩu). S
i
là các
yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung xuất khẩu (ví dụ là GDP của nước xuất khẩu). G là các
yếu tố không phụ thuộc vào nước i và nước j, ví dụ như mức độ tự hóa thương mại toàn
cầu. u
ij
là các yếu tố biểu hiện chi phí thương mại giữa hai nước (UNCTAD, 2012).
Các biến của mô hình có thể chia làm ba nhóm: các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, các
yếu tố ảnh hưởng đến cung, và các yếu tố thúc đẩy hay hạn chế thương mại. Đối với nhóm
các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu, thu nhập và dân số là các biến phổ biến nhất vì nó
15

thể hiện quy mô kinh tế của một quốc gia. Đối với nhóm các yếu tố thúc đẩy hay hạn chế
thương mại, các chính sách khuyến khích thương mại (thuế, FTA, BTA,…) và khoảng
cách (khoảng cách địa lý, kinh tế, xã hội) là các yếu tố chính.
Mô hình lực hấp dẫn được phát triển rất nhiều trong việc ước lượng thương mại song
phương, đa phương bằng cách thêm các biến độc lập vào mô hình chẳng hạn như các biến
giả về ngôn ngữ, thuộc địa cũ, văn hóa tương đồng, tỉ lệ dân thành thị, sự ổn định chính
trị,… (Binh Duong Nguyen, 2006). Các biến này đều có thể phân vào các nhóm kể trên.
Một trong những ứng dụng quan trọng của mô hình lực hấp dẫn là đánh giá ảnh hưởng của
các hiệp định thương mại và thuế quan. Aitken (1973) là người đầu tiên áp dụng mô hình

lực hấp dẫn vào việc đánh giá tác động của thành viên RTA đối với thương mại song
phương.

.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng thương mại hàng hóa của Việt
Nam
.2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu

.2.1.1. GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu

Là một trong những biến số quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân, GDP (Gross
Domestic Product) được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Nguyễn Văn
Công (2007) định nghĩa GDP là “giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kì nhất định”.
Xét về khía cạnh sản lượng, GDP đại diện cho khả năng cung cấp hàng hóa ở một
quốc gia. GDP của một nước càng lớn thì nước đó càng có nhiều khả năng sản xuất hàng
hóa để phục vụ nhu cầu thị trường. Đối với nước xuất khẩu, GDP làm tăng nguồn cung
xuất khẩu, trong khi, đối với nước nhập khẩu, GDP tăng đồng nghĩa với việc quốc gia đó
có thể tự chủ trong cung ứng hàng hóa và nhập khẩu ít hơn từ nước ngoài.
Xét về khía cạnh thu nhập, GDP được đo lường bằng tổng tất cả các khoản thu nhập
các thành viên của hộ gia đình nhận được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Thu nhập tăng lên đồng nghĩa với khả năng chi trả cao và thong thường sẽ thúc đẩy cầu
16

hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đặc biệt đúng bởi người dân Việt Nam ngày
càng có xu hướng “sùng ngoại”, coi hàng hóa nước ngoài là xa xỉ phẩm.
Hầu hết các nghiên cứu đều nhất quán cho rằng nhân tố thu nhập của cả nước xuất
khẩu và nhập khẩu tác động tích cực đến luồng thương mại. Ví dụ, nghiên cứu bao gồm
GDP và GDP bình quân (Từ Thúy Anh, 2008, Nguyen Van Chung, 2013), GNP, GNP bình
quân (Quoc Phuong Le và cộng sự, 1996, Nguyen Tien Trung, 2002).
.2.1.2. Dân số của nước xuất khẩu và nhập khẩu

Dân số là một nhân tố đặc biệt, một mặt dân số là một yếu tố sản xuất quan trọng (lao
động) có ảnh hưởng lớn đến sản lượng hàng hóa được sản xuất, mặt khác thì dân số lại là
nguồn tiêu thụ hàng hóa (Phạm Thị Hiển, 2012)
Với phương diện là lược lượng sản xuất, dân số làm tăng mức độ chuyên môn hóa và
khả năng cung ứng hàng hóa. Dân số của nước xuất khẩu tăng thì hàng hóa tạo ra càng
nhiều và nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho quá trình sản xuất càng lớn. Tuy
nhiên, tác động của dân số tớinguồn cung của các mặt hàng có đặc trưng sản xuất khác
nhau là khác nhau. Chẳng hạn, dân số tăng sẽ thúc đẩy sản xuất các mặt hàng thâm dụng
lao động nhiều hơn các mặt hàng thâm dụng vốn.
Với phương diện là người tiêu dùng, dân số sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới luồng thương
mại. Dân số nước xuất khẩu tăng đồng nghĩa với quy mô thị trường lớn và nhu cầu hàng
hóa ngày càng nhiều, xuất khẩu bị hạn chế. Bên cạnh đó, dân số nước nhập khẩu tăng thì
thu nhập bình quân (GDP per cap) càng thấp, người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa nội địa
thay vì hàng nhập khẩu (Elif Nuroglu, 2010).
Kết quả về tác động của dân số trong các nghiên cứu cũng không thống nhất.Năm
1986, Rajendra K. Srivastava and Robert T. Greencho rằng biến dân số có ý nghĩa thống
kê nhưng không đủ quan trọng để được xem như yếu tố cơ bản trong việc quyết định luồng
thương mại. Trái lại, Jeffrey A. Frankel, 1997 và Giovanni Bergstrand,1988 dùng hồi quy
OLS và số liệu từ UN Comtrade để chỉ ra rằng biến dân số có tác động tiêu cực đến luồng
thương mại xuất khẩu và nhập khẩu. Gần đây, Từ Thúy Anh, Đào Nguyên Thắng, 2008
chạy mô hình với số liệu thống kê từ tổng cục hải quan và chứng minh rằng biến dân số
tổng hợp của hai nền kinh tế mang dấu dương. Nghiên cứu của Thai Tri Do, 2006 và Đào
Ngọc Tiến, 2009 cũng cho ra kết quả tương tự.
17

.2.2. Nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy
Đối với các nhóm các biến thúc đẩy hay hạn chế thương mại, các nghiên cứu khác
nhau đưa ra các kết quả tương đối khác nhau.
.2.2.1. Khoảng cách địa lý
Khoảng cách địa lý ở hầu hết các nghiên cứu đều là yếu tố cản trở luồng thương mại

(Nguyen Tien Trung, 2002), (K. Doanh Nguyen, 2009), (Nguyen Van Chung, 2013). Tuy
nhiên, Từ Thúy Anh (2008) chỉ ra yếu tố khoảng cách chỉ ảnh hưởng đến nhập khẩu. Trong
nghiên cứu của Thai Tri Do (2006), khoảng cách địa lý dường như không ảnh hưởng đến
thương mại Việt Nam- EU.
Mặc dù khoảng cách địa lí thường được sử dụng để đại diện cho chi phí trao đổi, việc
phân tích hệ số khoảng cách trở thành một vấn đề. Theo lí thuyết, hầu hết các nhà nghiên
cứu đều ki vọng rằng chi phí giao dịch giảm trong những thập kỉ gần đây (Cairncross,
1997). Tuy nhiên, trong nghiên cứu thực nghiệm, tác động của khoảng cách dường như
tăng dần. Chẳng hạn, Frankel (1997), chỉ ra rằng hệ số của biến khoảng cách không có xu
hướng giảm.
Tương tự với khoảng cách giữa hai quốc gia, các quốc gia không tiếp giáp với biển
được coi là một trở ngại đối với thương mại, do chi phí giao dịch tăng. Hơn 90% hàng hóa
được vận chuyển qua đường biển nên các quốc gia nằm hoàn toàn trong đất liền có thể sẽ
phải tái xuất, tạm nhập thông qua các quốc gia có đường biên giới là biển. Biến giả
“landlocked” dự kiến mang dấu âm (-), đại diện cho chi phí vận tải.
.2.2.2. Khoảng cách văn hóa
Giữa hai quốc gia nếu có nhiều điểm tương đồng về văn hóa như ngôn ngữ, tôn giáo,
đồng tiền lưu thông sẽ giúp quá trình tiếp cận, nghiên cứu thị trường được dễ dàng hơn,
quá trình đàm phán tránh được những bất đồng, hiểu lầm đồng thời việc quảng bá hình ảnh
thương hiệu thuận lợi hơn. Nhờ đó, chi phí nghiên cứu thị trường, giao dịch và quảng bá
được giảm đi đáng kể (Phạm Thị Hiển, 2012). Đã có nhiều nghiên cứu đưa vào mô hình
trọng lượng các biến giả ngôn ngữ chung, tôn giáo chung,… (Frankel và Rose, 2002;
Nguyễn Trung Kiên, 2009….) và tất cả các nghiên cứu này đều đưa ra một kết luận chung
là sự tương đồng, giống nhau về văn hóa, ngôn ngữ có tác động thúc đẩy thương mại song
phương. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng trong thời đại ngày nay, với sự phát trển
18

của công nghệ thông tin, các quốc gia có rất nhiều kênh thông tin (báo chí, mạng xã hội,
điện thoại…) để tìm hiểu về văn hóa của các bạn hàng nên sự hiểu biết về văn hóa của
nhau không nhất thiết phải có những điểm chung, tương đồng về văn hóa.

.2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo Luật đầu tư của Việt Nam, “FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ
chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào được
chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh thu lợi nhuận trên lãnh thổ Việt
Nam”.Các nghiên cứu gần đây cho rằng FDI hỗ trợ hoạt động thương mại phát triển.
Chẳng hạn như, Nguyễn Bình Dương, Từ Thúy Anh, Chu Thị Mai Phương, 2012 chạy
mô hình với số liệu FDI của 11 nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thu được kết
quả hệ số FDI lần lượt bằng 0.08% và 0.12% trong mô hình xuất khẩu và nhập khẩu.
Tác động của FDI tới xuất nhập khẩu khá thấp do ở Việt Nam, chủ yếu các doanh
nghiệp nhà nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp nhập
khẩu thay thế (import-substituting industry). Bên cạnh đó, Việt Nam chuyên môn hóa
xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều sức lạo động và tài nguyên thiên nhiên nên
thương mại diễn ra theo chiều ngang và liên ngành.

.2.2.4. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền
tệ của nước kia (Đinh Xuân Trình, 2006, tr.48).Trong ngắn hạn, việc tỷ giá tăng lên sẽ làm
cho hàng hóa nội địa rẻ hơn so với hàng hóa nhập khẩu và có tính cạnh tranh về chi phí.
Do đó, xuất khẩu được khuyến khích và nhập khẩu bị hạn chế. Về mặt dài hạn, giá nguyên
vật liệu tăng làm cho chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu tăng lên. Nói cách khác, tỷ giá
tăng lên còn có thể có ảnh hưởng tiêu cực hay kìm hàm luồng xuất khẩu. Trong thực tế,
tác động của tỷ giá phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước cũng như hình thức
kiểm soát. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, giá trị gia
tăng từ hoạt động sản xuất không nhiều. Hơn thế, nếu sự biến động của tỷ giá không được
dự báo một cách chuẩn xác thì khi tỷ giá tằng, đồng nghĩa với rủi ro tăng, sẽ khiến các nhà
đầu tư sợ rủi ro hạn chế các hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu và chuyển sơn đầu tư vào thị
trường nội địa.
19

Các nghiên cứu về tỷ giá thực của Việt Nam đồng (VNĐ) so với các đồng tiền khácđưa

racác kết quả khá đa dạng. Thai Tri Do (2006) tìm ra rằng tỉ giá tác động tiêu cực đến
luồng thương mại Việt Nam và 23 nước Châu Âu. Trong khi đo, Bình Dương Nguyễn,
2006 cho rằng tỷ giá thực ảnh hưởng lớn đến nhập khẩu song ít ảnh hưởng đến xuất khẩu.
.2.2.5. Cam kết thương mại
Các bài viết sử dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các cam kết thương mại của
Việt Nam cũng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về tác động của
TPP còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) và
các hiệp định ASEAN mở rộng với các yếu tố quen thuộc. Quoc Phuong Le và cộng sự,
1996 sử dụng số liệu của Việt Nam và các nước APEC từ 1989 đến 1994 và kết luận các
yếu tố quyết định luồng thương mại Việt Nam và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng
giống như các nước khác trong khu vực. K. Doanh Nguyễn (2009) sử dụng số liệu của 23
nước trong vòng 16 năm từ 1990- 2005 ước lượng bằng phương pháp OLS, và Từ Thúy
Anh (2008) sử dụng số liệu Tổng cục Hải quan giai đoạn 1998- 2005 để kết luận rằng sự
kết hợp vùng làm tăng khả năng hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Hệ số của biến giả ASEAN dao động trong khoảng 0.55%-2.88%. Phạm Thị Hiển, 2012
đánh giá tác động của các nhân tố tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với 9
nước TPP song số quan sát khá nhỏ (81 quan sát) và chưa đề cập đến tác động tới các mặt
hàng cụ thể. Bảng 1 tóm tắt tác động của các nhân tố lên giá trị xuất nhập khẩu.

Bảng 1: Tác động của các yếu tố đến luồng thương mại xuất nhập khẩu
Yếu tố
Xu
hướng
tác
động
Nghiên cứu
Các yếu tố
ảnh hưởng
GDP gộp
chung cả hai

nước
+
Đỗ Thái Tri (2006), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng
(2008), Đào Ngọc Tiến (2009),
Nazia Gul và Hafiz M.Yasin (2011)

×