Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nghiên cứu so sánh với pháp luật việt nam và một số đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 97 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học
Ngoại Thương 2014

Tên công trình:
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 3

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC HỘP iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 5
1.1. Những nguyên tắc trong việc giao kết hợp đồng 5
1.1.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái pháp luật, đạo đức 5
1.1.2. Nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, thiện chí, hợp tác 6
1.2. Trình tự giao kết hợp đồng 8
1.2.1. Chào hàng 8
1.2.2. Chấp nhận chào hàng 11


1.3. Hình thức hợp đồng 19
1.4. Một số kết luận và đề xuất 20
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 22
2.1. Những nguyên tắc thực hiện hợp đồng 22
2.2. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng 27
2.2.1. Nghĩa vụ của người bán 27
2.2.2. Nghĩa vụ của người mua 38
2.3. Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 41
2.3.1. Các chế tài do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 41
2.3.2. Các biện pháp không mang tính chế tài 68
2.3.3. Các trường hợp miễn trách 75
2.4. Một số kết luận và đề xuất cho Việt Nam 80
ii

KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng nước ngoài
Tiếng Việt
CISG
United Nations Convention
on Contracts for the
International Sale of Goods
Công ước Viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế
UNCITRAL
United Nations
Commission on
International Trade Law
Ủy ban của Liên Hợp Quốc
về Luật thương mại quốc tế
UNIDROIT
Institut international pour
l'unification du droit privé
Viện thống nhất Tư pháp
Quốc tế
PECL
The Principles of European
Contract Law
Luật hợp đồng Châu Âu
Incoterms
International Commerce
Terms
Các điều khoản thương mại
quốc tế
BLDS

Bộ luật dân sự Việt Nam
năm 2005
LTM

Luật thương mại Việt Nam
năm 2005
HĐMBHH


Hợp đồng mua bán hàng
hóa
BKK

Bất khả kháng


iv

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1: Án lệ về chấp nhận chào hàng theo Điều 18 CISG 17
Hộp 2: Án lệ về trường hợp bồi thường thiệt hại theo quy định của CISG 53
Hộp 3: Án lệ liên quan đến vi phạm cơ bản chiếu theo Điều 25 CISG 65

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 80 quốc gia tham gia vào Công ước Viên 1980
của Liên hợp Quốc (CISG) trên toàn thế giới (tính đến ngày 26 tháng 9 năm 2013),
nhưng trong số đó vẫn chưa có Việt Nam. Bộ Công Thương đã hoàn thành nghiên cứu về
khả năng Việt Nam tham gia vào CISG vào ngày 28/12/2012 và đã có công văn số
12694/TTr-BCT gửi Thủ tướng chính phủ đề xuất việc Việt Nam gia nhập Công ước này.
Đồng ý với đề xuất trên, ngày 14/01/2013 Văn phòng Chính phủ đã gửi Công văn số
413/VPCP-QHQT, theo đó Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với chủ trương Việt Nam gia
nhập Công ước Viên 1980 và giao cho các bộ ngành liên quan thực hiện các thủ tục gia
nhập Công ước này.
Với bối cảnh này, việc nghiên cứu CISG càng cần thiết hơn bao giờ hết, nó sẽ trả lời
cho chúng ta nhiều câu hỏi : Khi gia nhập thì sẽ có những lợi ích gì? Những khó khăn có

thể gặp phải khi gia nhập? Có nhất thiết phải sửa đổi luật pháp hiện hành khi gia nhập
Công ước Viên hay không? Làm thế nào để hài hòa hóa giữa Công ước và pháp luật hiện
hành; v.v
Đây cũng chính là những câu hỏi cần trả lời nếu Việt Nam muốn tham gia vào một
Công ước lớn như CISG và đặc biệt là khi Chính phủ đã có chủ trương gia nhập Công
ước này.
Để giải quyết những câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra ở trên, nhất thiết cần tìm hiểu,
nghiên cứu chuyên sâu về sự khác biệt và tương đồng; thiếu sót và bổ sung giữa CISG và
các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là rất cần
thiết và thiết thực tại thời điểm này. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn
đề tài nghiên cứu là: "Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế 1980:
Nghiên cứu so sánh với pháp luật Việt Nam và một số đề xuất".
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2

Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu cụ thể là dựa vào những công trình
nghiên cứu có liên quan, nhóm nghiên cứu cho rằng việc nghiên cứu Công ước Viên
1

được thực hiện rất nhiều kể từ khi Công ước có hiệu lực vào ngày 01/01/1998 ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới có tham gia hay không tham gia vào Công ước.
Ở nước ngoài, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, so sánh Công ước với luật nội
địa. Có thể lấy ví dụ như công trình " Que change la Convention de Vienne sur la vente
internationale par rapport au droit français interne? Recueuil Dalloz Sirey: Paris" (Sự
khác nhau giữa Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế và luật của Pháp) hay
"Japan’s Accession to the CISG: The Asia Factor" của Hiroo Sono. Hay trong công trình
nghiên cứu: "L'essor de la Convention de Vienne en Asie" (Sự bành trướng của Công ước
Viên 1980 tại Châu Á) của Claude Witz cho thấy những phán quyết của trọng tài Trung
Quốc mà chủ yếu là CIETAC (China International Economic and Trade Arbitration
Commission) liên quan đến Công ước Viên 1980 là vào khoảng 300 phán quyết

1
. Qua đó,
ta có thể thấy rõ được tầm ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề thương mại của Trung Quốc -
một trong những nước đầu tiên ở Châu Á tham gia vào Công ước Viên 1980.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu so sánh Công ước Viên 1980 với luật Việt Nam đã
có tuy nhiên vẫn còn khiêm tốn và chỉ tập trung ở một số học giả và nhà nghiên cứu. Bài
"Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế" của VCCI đã đưa ra những so sánh, đối chiếu về những nội dung
cơ bản giữa Công ước Viên và luật Việt Nam cùng những kinh nghiệm của các nước
trong việc gia nhập Công ước, song, những vấn đề bài báo cáo đưa ra mới chỉ là những
nghiên cứu chung, sơ bộ. Như vậy, rõ ràng chưa có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu, bài
bản về so sánh chế định hợp đồng giữa CISG và pháp luật Việt Nam, mà được công bố
tại Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu chọn đề tài này mang tính chất tiên phong nhằm xem xét, đánh
giá, phân tích những lợi ích hay hạn chế mà Công ước có thể mang lại cho pháp luật cũng


1
VCCI, Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (CISG), tr.36.
3

như nền kinh tế của Việt Nam cùng những bài học kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế
giới; để từ đó rút ra bài học và những đề xuất cho Việt Nam; đồng thời đề tài này sẽ là
tiền đề, cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về Công ước Viên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu so sánh giữa CISG và pháp luật Việt Nam là nhằm tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt giữa 2 nguồn luật nói trên; giải thích, phân tích chúng trên
những cơ sở khác nhau giữa những yếu tố liên quan để trả lời cho những câu hỏi sau:
 Nếu gia nhập CISG thì có cần phải sửa đổi hay bổ sung luật để hài

hòa hóa nhằm tránh xảy ra các xung đột giữa pháp luật Việt Nam và những quy định
trong CISG hay không?
 Việc gia nhập CISG có ảnh hưởng như thế nào đến pháp luật và kinh
tế của Việt Nam?
 Việt Nam và cụ thể là những doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm
những gì để có thể thích ứng, và áp dụng hiệu quả CISG?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
những quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG và theo pháp luật Việt
Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Tìm hiểu thực tiễn nghiên cứu, áp dụng
Công ước và rút kinh nghiệm từ những nước đã tham gia CISG như: Pháp, Mỹ, và Trung
Quốc; đồng thời dựa trên truyền thống kinh doanh, văn hóa pháp luật bản địa, từ đó dự
kiến các ảnh hưởng và đề xuất.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ năm 1988 (năm Công ước có hiệu lực)
đến năm 2013.
4

Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: “Thành lập hợp đồng” và “Thực hiện hợp
đồng”. Khi nghiên cứu pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa, thì đề tài
được lựa chọn tập trung vào nghiên cứu Luật thương mại Việt Nam 2005 và Bộ luật Dân
sự 2005 – 2 văn bản luật cơ bản và nền tảng nhất điều chỉnh các quy định về pháp luật
hợp đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chung như tổng hợp, phân tích, thống kê. Và do đây là một đề tài nghiên cứu so sánh về
pháp luật nên không thể thiếu được những phương pháp được áp dụng rất phổ biến trong
nghiên cứu luật học là so sánh luật học, phân tích và bình luận án lệ.
Do đặc điểm trừu tượng của pháp luật nên những phân tích và bình luận luật, án lệ

là rất cần thiết trong việc làm rõ những quy phạm pháp luật, những chế định, quyết định
trong văn bản pháp luật hay trong bản án góp phần tăng thêm hiệu quả trong việc nghiên
cứu so sánh luật.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 2: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

5

CHƯƠNG 1: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1. Những nguyên tắc trong việc giao kết hợp đồng
"Mua bàn hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận"
– theo khoản 8 Điều 3 LTM. Như vậy, cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hóa chính là
hợp đồng.
Nói cách khác, việc mua bán hàng hóa xảy ra (và chỉ có thể xảy ra) khi các bên
thiết lập được thỏa thuận, tức là thực hiện giao kết hợp đồng.
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là viêc các bên xác lập với nhau quyền và
nghĩa vụ tương ứng giữa bên bán và bên mua. Vì vậy, về bản chất, giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa có cùng nguyên tắc với giao kết hợp đồng dân sự, tức là việc các bên
bày tỏ ý chí với nhau theo một bộ quy tắc ứng xử tích cực, với trình tự nhất định, qua đó
xác lập với nhau quyền và nghĩa vụ (cụ thể ở đây là quyền và nghĩa vụ của bên bán và
bên mua trong hoạt động mua bán hàng hóa).
Giao kết hợp đồng, mặc dù xảy ra dựa trên ý chí tự do (vì lợi ích) của nhân thể
hoặc pháp nhân, cũng cần phải tuần thủ theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích của mỗi bên, cũng như lợi ích của xã hội. Có hai nguyên tắc được hình
thành từ tập quán lâu đời trong thương mại và được luật hóa bởi pháp luật Viêt Nam (tại
Điều 389 BLDS và từ Điều 10 đến Điều 15 LTM), sẽ được nhóm nghiên cứu trình bày
ngay sau đây.

1.1.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái pháp luật, đạo đức
Nguyên tắc này được ghi nhận cụ thể tại khoản 1 Điều 389 BLDS, theo đó, nhằm
tạo điều kiện cho các chủ thể thỏa mãn được các nhu cầu, lợi ích của bản thân (trong lĩnh
vực muc bán hàng hóa), BLDS cho phép mọi chủ thể được quyền "tự do giao kết hợp
đồng". Tức là, mọi nhân thể, pháp nhân khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia
giao kết bất kì một hợp đồng dân sự nào, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản.
6

Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng dân sự đã
được pháp luật quy định cụ thể (hiển nhiên các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa), cũng như những hợp đồng dân sự khác dù rằng pháp luật chưa quy định.
Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú
ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những
người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải không
trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ,
mỗi một chủ thể vừa có quyền “tự do giao kết hợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp
luật và đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng và đạo đức xã hội được coi là "sự giới hạn"
ý chí tự do của mỗi một chủ thể trong việc giao kết hợp đồng nói riêng, cũng như đối với
mọi hành vi nói chung của họ.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, "tự do" nên (hoặc phải) hiểu theo hai thành tố quan
trọng. Đó là tự do tham gia vào sự lựa chọn, và tự do phản kháng lại sự cản trở lựa chọn.
Tự do giao kết hợp đồng là một trong những quyền của tự do kinh doanh, tuy nheien
BLDS mới chỉ dừng ở mức liệt kê các quyền cũng tuyên bố tôn trọng và bảo vệ các
quyền đó, mà chưa giải thích rõ biểu hiện của những quyền đó. BLDS quy định các bên
có quyền tự do giao kết hợp đồng, nhưng khó có thể đảm bảo đảm bảo quyền lợi (luật
hóa) khi có bên thứ ba xuất hiện cản trở việc tự do giao kết hợp đồng (mà thực chất là
không hề có quy định điều chỉnh trường hợp này). Như vậy, trong tự do giao kết hợp
đồng cần phải nêu rõ các thành tố tự do phản kháng lại các cản trở phi chính đáng tới tự
do giao kết hợp đồng (về mặt pháp lý, tự do phản kháng là quyền tự do khởi kiện chống
lại các hành vi cản trở phi chính đáng).

1.1.2. Nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, thiện chí, hợp tác
Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 389 BLDS. Theo đó, bảo
đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý
chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Có thể nhận định
rằng "bình đăng, tự nguyện thiện chí, hợp tác" sẽ luôn là những nguyên tắc cơ bản của
việc giao kết hợp đồng. Bởi lẽ quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các
7

quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn
cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình
đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp
đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì
vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và
thiếu ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh
giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong
một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi
nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên
trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của
chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này
đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc
tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện
khi nội dung của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn,
nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Đối với các nguyên tắc giao kết hợp đồng, CISG không hề có bất kỳ một quy định
cụ thể nào, mà các nguyên tắc chỉ được ghi nhận (một cách hợp lý) thông qua các quy
định rải rác trong các chương của của CISG. Dễ thấy nguyên tắc tự do được biểu hiện tại
khoản 1 Điều 9: "Các bên bị ràng buộc bởi các tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các
thói quen đã được thiết lập giữa họ". Nguyên tắc "bình đẳng, tự nguyện, thiện chí, hợp
tác" được biểu hiện tại khoản 1 Điều 7: "Khi giải thích Công Ước này…đảm bảo sự tuân

thủ nguyên tắc thiện chí trong thương mại quốc tế" và khoản 1 Điều 8: "Nhằm phục vụ
cho các mục đích của Công Ước này, các tuyên bố và cách xử sự khách của một bên
được diễn giải theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý
định ấy".v…v. Rõ ràng việc không quy định cụ thể các nguyên tắc giao kết hợp đồng thể
hiện tính mềm dẻo và nỗ lực hòa hợp của các nhà làm luật CISG. Bởi lẽ, tuy không luật
hóa, các nhà làm luật đã mặc nhiên thừa nhận các nguyên tắc xử sự chung (hình thành từ
8

tập quán) của mỗi nước (là thành viên của Công Ước) và vùng văn hóa khác nhau; nhưng
cũng đồng thời tránh được các xung đột (hiển nhiên) giữa các nguyên tắc giao kết hợp
đồng của các nước và vùng văn hóa khác nhau.
1.2. Trình tự giao kết hợp đồng
1.2.1. Chào hàng
Khái niệm chào hàng. Khoản 1 điều 390 BLDS quy định : "Giao kết hợp đồng là
việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề
nghị đối với bên đã được xác định cụ thể".
Điều 14 CISG quy định:
"1. Một đề nghị giao kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi
là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chi của người chào hàng muốn
tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ
chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc
gán tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời
làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại".
Từ hai quy định trên, có thể thấy rằng:
Thứ nhất, về mặt thuật ngữ, pháp luật Việt Nam, cụ thể là BLDS không sử dụng
"chào hàng" (offer) như CISG mà thay vào đó là thuât ngữ "đề nghị giao kết hợp đồng",
những mặc định "chào hàng" và "đề nghị giao kết hợp đồng" có ý định, cùng sự ràng
buộc pháp lý tương đương. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, quảng cáo, hay lời mời chào hàng
cũng có thể coi là đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng không cần (không có) đảm bảo giá

trị pháp lý ràng buộc. Sự bất hợp lý trong việc sử dụng thuật ngữ "đề nghị giao kết hợp
đồng" thay cho "chào hàng" chắc chắn dẫn tới sự mâu thuẫn cũng như rất khó để phân
biệt giữa quảng cáo và đề nghị giao kết hợp đồng (có sự ràng buộc pháp lý), kéo theo là
khó khăn cho người áp dụng cũng như người tham gia ký hợp đồng.
Thứ hai, về mặt nội dung, quy định tại Điều 390 BLDS chỉ ra ba đặc điểm cơ bản
của chào hàng (sau đây bài nghiên cứu sẽ sử dụng thuật ngữ "chào hàng" thống nhất
9

chung thay cho "đề nghị giao kết hợp đồng" hay "đề nghị giao kết hợp đồng được coi là
chào hàng" của BLDS) đó là:
- Chào hàng phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng. Các nhà làm luật mặc
định rằng xuất phát từ nội dung của chào hàng, bên được chào hàng có khả năng hiểu
được ý chí của bên chào hàng, tức là chào hàng đưa ra được định những điều khoản cơ
bản (Vì sự cần thiết phải bảo vệ tính xác thực của giao dịch, chủ ý này của người đề nghị
giao kết hợp đồng phải được đánh giá theo những tiêu chí khách quan), trên cơ sở các
điều khoản này có thể xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tương lai
(trong trường hợp chào hàng được chấp nhận).
- Chào hàng được gửi cho bên đã được xác định cụ thể (có thể là một hay
nhiều chủ thể xác định).
- Chào hàng chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị.
Tuy nhiên vấn đề pháp lý, cũng như thực tế đặt ra là, sự ràng buộc về đề nghị giao kết
hợp đồng của bên đề nghị phải dựa trên những yếu tố, cơ sở nào để có thể trở thành một
chào hàng? Nghĩa là, một chào hàng phải đảm bảo những nội dung (cơ bản) nào?
Như vậy, rõ ràng Điều 14 CISG đã giải quyết (giải thích) được những yếu tố, cơ
sở để xác định ý định rõ ràng của giao kết hợp đồng để trở thành chào hàng, cũng như sự
ràng buộc về chào hàng của bên đề nghị (mà Điều 390 BLDS vẫn còn bỏ ngỏ), đó là đề
nghị giao kết hợp đồng phải đảm báo tính "chính xác", nó phải đảm bảo được những nội
dung (cơ bản) có tính rằng buộc với người chào hàng, tức là "nêu rõ hàng hóa và ấn định
số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định
những yếu tố này".

Mặt khác, Điều 14 CISG cũng không loại trừ trường hợp "đề nghị gửi cho người
không xác định" kèm theo điều kiện để nó là một chào hàng "trừ phi người đề nghị đã
phát biểu rõ ràng điều trái lại".
Giá trị pháp lý của chào hàng. Lý thuyết về ký kết hợp đồng chỉ ra rằng, có hai
loại chào hàng: chào hàng có quy định thời hạn trả lời và chào hàng không quy định thời
hạn trả lời. Tuy nhiên xem xét khoản Điều 390 BLDS:
10

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và
chịu sự ràng buộc về đè nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể
2. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu
bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị
trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao lết hợp
đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Có thể nhận thấy pháp luật Việt Nam (cụ thể là BLDS) có quy định chào hàng
không quy định thời hạn trả lời (suy đoán từ cụm từ "trong trường hợp đề nghị giao kết
hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời"), tuy nhiên giá trị pháp lý của nó lại không được nói
đến. Thực vậy, điểm a khoản 1 Điều 392 BLDS quy định rằng, bên đề nghị giao kết hợp
đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên được đề nghị nhận được
thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được
đề nghị. Theo nhóm nghiên cứu, điều khoản này chỉ quy định giá trị pháp lý của chào
hàng có quy định thời hạn trả lời. Bởi vì quy định này có thể hiểu là trong khoảng thời
gian từ thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị đến khi kết thúc thời hạn trong đề
nghị, bên đề nghị không được rút lại hay hủy đề nghị của mình. Mặt khác, sẽ hết sức vô
lý nếu quy định này được áp dụng cho cả đề nghị giao kết hợp đồng không quy định thời
hạn trả lời bởi vì pháp luật Việt Nam không quy định khoảng thời gian hiệu lực của nó,
và như vậy đối với chào hàng không quy định thời hạn trả lời bên đề nghị có thể rút lại
hoặc hủy lời đề nghị của mình khi nào? Hay nói cách khác là người được chào hàng phải
trả lời trong thời hạn nào thì trả lời đó mới được coi là chấp nhận chào hàng?
CISG đã bao quát hơn, khi không những có sự điều chỉnh đối với chào hàng có

quy định thời hạn trả lời mà còn có sự điều chỉnh đối với chào hàng không quy định thời
hạn trả lời. Thật vậy, khoản 1 Điều 16 CISG quy định : "Cho tới khi hợp đồng được giao
kết, người chào hàng vẫn có thể hủy chào hàng, nếu như thông báo về việc hủy đó tới nơi
người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng".
Chào hàng chỉ có giá trị pháp lý chỉ khi nó có hiệu lực (hiển nhiên). "Chào hàng
có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng" – theo khoản 1 Điều 15 CISG. Như
vậy, có thể thấy, trong trường hợp cụ thể khi chào hàng được gửi tới địa chỉ sai (nhầm)
11

của người được chào hàng, tức là chào hàng không tới "nơi người được chào hàng" thì
chào hàng sẽ không có hiệu lực, kéo theo là không có giá trị pháp lý, và tất nhiên chào
hàng đó sẽ không có giá trị ràng buộc người chào hàng. Ngoài ra, chào hàng sẽ không có
giá trị pháp lý khi :
- Người chào hàng nhận được thông báo từ chối chào hàng của người được
chào hàng.
- Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng
lúc với chào hàng.
- Thông báo việc hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trước khi
người này gửi chấp nhận chào hàng (áp dụng với chào hàng có thể hủy bỏ).
1.2.2. Chấp nhận chào hàng
1.2.2.1. Khái niệm, giá trị pháp lý và hiệu lực
Chấp nhận chào hàng (acceptance) là "sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên
đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị" – theo Điều 396 BLDS. Như
vậy, có thể thấy, chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí của người được chào hàng
đồng ý với những đề nghị của người chào hàng. Nói cách khác, về mặt pháp lý, một chấp
nhận chỉ có giá trị phát sinh quan hệ hợp đồng khi người chào hàng nhận biết sự chấp
nhận của người được chào hàng một cách rõ ràng. Tuy nhiên vấn đề cần xem xét rõ ở đây
là, "sự trả lời của bên đề nghị" phải được biểu hiện thông qua hình thức cụ thể nào (bằng
lời nói, hành vi, hay văn bản) để có thể được coi là thể hiện ý chí một cách rõ ràng. Và
liệu một sự im lặng hay bất tắc vi có thể được coi là một chấp nhận chào hàng hay

không? (Mặc dù khoản 2 Điều 404 BLDS quy định rằng hợp đồng được xem như đã giao
kết khi hết hạn trả lời mà người được chào hàng vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận sự im
lặng là chấp nhận chào hàng. Tuy nhiên nếu có trường hợp hợp đồng được ký kết bằng
cách trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng giữa các bên vắng mặt thì sự thỏa thuận
nói trên được hiểu như thế nào? Khi việc đàm phán thương thảo ký kết hợp đồng được
thực hiện giữa những người vắng mặt thì rõ ràng họ khó có thể thỏa thuận được. Hay là
có thể nói rằng, trong chào hàng, bên đề nghị có quy định rằng, sự im lặng của bên được
12

đề nghị được coi là sự đồng ý của họ?). Đây là những vấn đề mà pháp luật Việt Nam (cụ
thể là BLDS vẫn chưa giải đáp kỹ càng) rõ ràng là những khó khăn mà thực tiễn áp dụng
pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng (cụ thể là giao kết hợp đồng) phải đối mặt.
Cùng quan điểm một chấp nhận chào hàng phải thể hiện rõ ràng ý chí đồng ý của
người được chào hàng với đề nghị của người chào hàng với Điều 396 BLDS, nhưng
khoản 1 Điều 18 CISG trình bày có phần bao quát hơn "Một lời tuyên bố hay một hành vi
khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận
chào hàng. Sự im lặng hoặc bất tắc vi không mặc nhiên có giá trị là một sự chấp nhận".
Như vậy, theo quy định này, sự im lặng hay không hành động của người được chào hàng
không được coi là một chấp nhận chào hàng. Mặt khác, khoản 1 Điều 18 CISG ghi nhận
việc chấp nhận chào hàng bằng "hành vi", và được giải thích cụ thể (thêm) tại khoản 3
Điều này: "…người chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm
một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn, dù
họ không thông báo cho người chào hàng…". Tức là, ngoài việc chấp nhận chào hàng
bằng văn bản, lời nói, Công ước, thậm chí còn ghi nhận việc một chấp nhận chào hàng
bằng việc thực hiện một số hành vi nhất định (thể hiện rõ được ý chí chấp nhận chào
hàng của người được chào hàng), người được chào hàng sẽ (vẫn) bị coi là chấp nhận chào
hàng.
Việc CISG ghi nhận một số hành vi cụ thể là biểu hiện của một chấp nhận chào
hàng, rõ ràng thể hiện sự hợp lý và tiến bộ, thậm chí tạo thuận lợi cho cả hai bên chào
hàng và được chào hàng. Bởi lẽ, người được chào hàng không cần thực hiện đồng thời

việc gửi chấp nhận chào hàng (tuyến bố, văn bản) cho người chào hàng và những hành vi
cần thiết khi chấp nhận chào hàng như gửi hàng, trả tiền, hay gửi chào hàng tới ngân
hàng xin cấp tín dụng,…; người chào hàng được nhận (đảm bảo) một chấp nhận chào
hàng trong khoảng thời gian được rút ngắn không đáng kể.
Tiếp tục xem xét (nghiên cứu) điều 396 BLDS, có thể thấy rằng một chấp nhận
chào hàng phải thỏa mãn yêu cầu, đó là "chấp nhận toàn bộ nội dung" của chào hàng, tức
là chấp nhận phải vô điều kiện (đương nhiên về mặt pháp lý, một chấp nhận chào hàng
13

chỉ có giá trị pháp lý khi nó được gửi tới tay người chào hàng). Đồng thời, Điều 395
BLDS cũng chỉ ra rằng khi người được chào hàng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi chào
hàng thì coi như đã đưa ra một chào hàng mới.
Cùng quan điểm chấp nhận phải vô điều kiện, khoản 1 Điều 19 CISG quy định
"Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng những có chứa đựng những
điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành
một chào hàng mới". Tuy nhiên khoản 2 điều này ghi nhận nếu một chấp nhận chào hàng
"có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến
đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng" và
người chào hàng không phản đối "ngay lập tức biểu hiện bằng miêng” hoặc “gửi thông
báo về sự phản đối" thì "nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những
sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng". Như vậy rõ ràng Công ước không loại trừ khả
năng bổ sung các điều khoản chào hàng của người được chào (nhưng không hề hạ bớt
quyền lợi của người chào hàng khi Công ước đã quy định rõ những yếu tố cơ bản không
thể sửa đổi bổ sung của chào hàng tại khoản 3 Điều 19 đó là "điều kiện giá cả, thanh
toán, phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách
nhiệm của các bên hay việc giải quyết tranh chấp"; và quyền phản đối của người chào
hàng), điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thời gian tiến tới giao kết hợp đồng của
các bên (và vẫn hài hòa lợi ích của mỗi bên). Nếu đứng từ phương diện mua bán hàng
hóa quốc tế để nhìn nhận, quy định tại Điều 19 của Công ước rõ ràng tiến bộ và có ưu thế
hơn so với quy định tại BLDS. Tuy nhiên, cần phải nhận định khách quan rằng, Việt Nam

với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, đồng thời là khả năng xây dựng cũng như áp
dụng pháp luật còn nhiều hạn chế, việc xác định những thay đổi cơ bản như quy đinh tại
khoản 3 Điều 19 CISG là một vấn đề không dễ (đặc biệt là vấn đề điều kiện giá cả và
phạm vi trách nhiệm các bên). Do vậy sự khác biệt giữa các quy định nêu trên là tất yếu,
và khó có thể cải thiện trong tương lai gần (nhóm nghiên cứu không có ý định giải thích
sự thiếu nhất quán giữa pháp luật Việt Nam và CISG, mà chỉ nêu ra nhận định thực tế
chủ quan)
14

Ngoải ra, theo khoản 1 Điều 397 BLDS, một chấp nhận chào hàng còn phải thỏa
mãn yêu cầu: chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong
chào hàng, nếu đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là một chào hàng mới.
Từ quy định này, có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam (cụ thể là BLDS) lại tiếp tục bỏ
ngỏ về vấn đề chào hàng không quy định thời hạn trả lời, bởi lẽ trong thực tiễn, một chào
hàng liên quan đến hàng hóa có thời gian duy trì chất lượng ngắn như thực phẩm tươi
sống, luôn cần một chấp nhận nhanh nhất có thể. Đối với chào hàng không có thời hạn trả
lời thì CISG có ghi nhận về "thời gian hợp lý" (reasonable time). Khoản 2 Điều 18 CISG
quy định:"Chấp nhận chào hàng bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm tới nơi bên chào hàng".
Tuy nhiên, chấp nhận chào hàng sẽ không phát sinh hiệu lực nếu nó không tới nơi bên
chào hàng trong thời hạn nhất định. Trong trường hợp không có quy định về thời gian đó
thì thời gian này là thời gian hợp lí. Quy định về "thời gian hợp lí" ở đây là rất mềm dẻo.
Bởi lẽ, việc xác định "thời gian hợp lí" trong trường hợp này phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố như hoàn cảnh giao dịch, phương tiện giao dịch hoặc cách thức giao dịch… ví dụ, bên
chào hàng đưa ra một chào hàng bằng miệng với bên được chào hàng và bên được chào
hàng chấp nhận chào hàng đó. Tuy nhiên, sự chấp nhận này chỉ có giá trị làm phát sinh
hợp đồng giữa hai bên nếu chấp nhận này được đưa ra trong thời gian hợp lí. "Thời gian
hợp lí" trong trường hợp này là thời gian mà bên được chào hàng phải trả lời ngay lập tức
bằng miệng đối với đề nghị của bên chào hàng trong lần giao dịch bằng miệng đó.
Một vấn đề cuối của chấp nhận chào hàng mà nhóm nghiên cứu muốn đưa ra, đó
là về hiệu lực của một chấp nhận chào hàng muộn. Khoản 1 Điều 397 BLDS quy định

nếu người chào hàng nhận được chấp nhận chào hàng khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp
nhận này được coi là một chào hàng mới và "trong trường hợp thông báo chấp nhận giao
kết hợp đồng đến chậm ví lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do
khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường
hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên đề nghị". Cùng
chung quan điểm về vấn đề này, Điều 21 CISG ghi nhận :
15

"1. Một chấp nhận chào hàng muộn cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu
người chào hàng thông báo bằng miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc
gửi cho người này một thông báo về việc đó;
2. Nếu thư từ hay văn bản khách do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một
sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu
sự chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận
chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng
thông bào miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người
chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực".
Cần phải nhận định rằng, hiếm trong một vấn đề nào của hợp đồng mua bán hàng
hóa mà quy định của pháp luật Việt Nam và CISG có ý nghĩa (quan điểm) tương đồng:
Chấp nhận chào hàng không có hiệu lực nếu bên chào hàng nhận được chấp nhận chào
hàng đó sau khi hết thời hạn quy định trong chào hàng và được coi là chào hàng mới trừ
trường hợp người chào hàng thông báo ngay cho người được chào hàng về việc đồng ý
với chấp nhận đó. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng quy định như trên của CISG và
BLDS, trong một chừng mực nào đó đã nghiêng về bảo vệ lợi ích của người chào hàng.
Thực vậy, trong hoạt động thương mại thực tiễn, có những chấp nhận chào hàng được gửi
đúng thời hạn (thậm chí là gửi sớm) và theo điều kiện (thương mại) thông thường nó phải
tới được nơi của người chào hàng trong thời hạn quy định trong chào hàng hoặc thời gian
hợp lý, tuy nhiên người chào hàng chỉ nhận được chấp nhận chào hàng đó sau thời hạn
trên dó lý do khách quan (không thể lường trước được). Rõ ràng thiệt hại liên quan đến
việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng (như thuê phương tiện vận chuyển, nhân công, bến

bãi…) cho người được chào hàng sẽ phát sinh, bởi họ tin rằng chấp nhận chào hàng của
mình đã tới người chào hàng đúng hạn. Mặt khác, khi người chào hàng nhận được chấp
nhận muộn của người mua, trong trường hợp họ còn hàng thì người chào hàng hiển nhiên
sẽ coi đó là một chấp nhận có hiệu lực, ngược lại, họ chắc chắn không chấp nhận chấp
nhận chào hàng muộn của người được chào hàng. Và như vây, rõ ràng người chào hàng
đã vi phạm nguyên tắc trung thực, thiện chí, và pháp luật cũng không đảm bảo được sự
16

bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Nhóm nghiên cứu cho rằng, cần phải có
quy định để đảm bảo cho người được chào hàng không bị thiệt hại. Ví dụ, pháp luật có
thể quy định rằng, khi hết thời hạn được quy định trong chào hàng mà người chào hàng
chưa nhận được một chấp nhận chào hàng thì người chào hàng có nghĩa vụ phải thông
báo ngay cho người được chào hàng biết về việc đó; nếu người được chào hàng giữ
nguyên quan điểm chấp nhận chào hàng và ý định giao kết hợp đồng thì có nghĩa vụ
chứng minh nguyên nhân khách quan dẫn tới chấp nhận chào hàng muộn.
Trong phần cuối của "Chấp nhận chào hàng", để có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề
này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra dưới đây một án lệ mà cơ quan giải quyết tranh chấp đã
áp dụng Điều 18 CISG.
Hộp 1: Án lệ về chấp nhận chào hàng
Vụ việc: Tranh chấp giữa nguyên đơn là một công ty của Argentina với bị đơn
là công ty của Italia về việc hành vi của bị đơn có được coi là chấp nhận chào hàng có
hiệu lực không.
2

Cơ quan giải quyết tranh chấp : Tòa án Argentina
Điều luật được viện dẫn : Điều 18, 19 CISG
Diễn biến tranh chấp:
Người mua Argentina đàm phán ký hợp đồng với người bán Italia để mua một
số máy móc công nghiệp. Người bán đã gửi cho người mua bản chào hàng căn cứ trên
một mẫu đơn chào hàng chuẩn. Người mua không có ý kiến gì về nội dung của chào

hàng. Sau đó, người mua đã ký vào đơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một
ngân hàng để xin cấp tín dụng cho thương vụ này.
Tuy nhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra toà án Argentina
với lý do là hợp đồng chưa được thành lập. Người mua cho rằng chào hàng và chấp


2
Nguyễn Minh Hằng, 2009, Ký kết hợp đồng: Chào hàng bằng hành vi, Báo diễn đàn doanh nghiệp,
Tham khảo thêm tại />20091105111211312.htm
17

nhận chào hàng chưa cấu thành một hợp đồng có hiệu lực. Người mua dẫn điều 18
CISG, theo đó, im lặng hay không hành động (inaction) không được coi là chấp nhận
chào hàng.
Quyết định của toà án
Vì Argentina và Italia là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng
CISG để giải quyết tranh chấp. Toà án bình luận rằng theo điều 18 CISG thì im lặng
hay không hành động (inaction) tự nó không cấu thành chấp nhận chào hàng. Trường
hợp này, mặc dù người mua không chính thức trả lời người bán bằng văn bản hay bằng
lời nói nhưng người mua đã ký vào đơn chào hàng và gửi nó đến ngân hàng; đây chính
là hành động mà người mua thực hiện liên quan đến thanh toán tiền hàng, và hành vi
này có ý nghĩa là đã chấp nhận chào hàng theo quy định tại khoản 1 điều 18 CISG.
Ngoài ra, người mua có một số thay đổi về kích cỡ của một số phụ tùng kèm
theo nhưng những thay đổi này không được coi là những sửa đổi, bổ sung cơ bản chào
hàng ban đầu và vì thế không ảnh hưởng đến hiệu lực của chấp nhận chào hàng theo
quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 19 CISG. Chỉ các yếu tố bổ sung hay thay đổi
liên quan đến các điều khoản giá cả, thanh toán, phẩm chất, số lượng, địa điểm và thời
gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm các bên, việc giải quyết các tranh chấp mới được
coi là thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng.
Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấp nhận chào hàng của

người bán Italia. Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lập và không thể bị bác bỏ.
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, theo quy định của Điều 18 CISG, im lặng và không có hành động gì
(inaction) thì không được coi là chấp nhận chào hàng. Tuy vậy, việc thực hiện một số
hành vi lại được coi là chấp nhận chào hàng, ví dụ như hành vi liên quan đến việc gửi
hàng, mở thư tín dụng hay trả tiền chẳng hạn, dù người chấp nhận không thông báo cho
người chào hàng. Tuy vậy, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam lại không có quy định gì
về vấn đề này. Vì thế, khi chấp nhận chào hàng, nên chấp nhận bằng văn bản, trong đó
18

nêu rõ những nội dung chấp nhận và những đề xuất chỉnh sửa nếu có, tránh trường hợp
chấp nhận bằng hành vi.
Thứ hai, khi nhận được chào hàng, nếu có những ý kiến trái với chào hàng thì cần
xem xét và đưa ra các đề nghị sửa đổi kịp thời, đầy đủ. Sau khi gửi chấp nhận chào hàng
(trong đó có một số sửa đổi, bổ sung) thì nên yêu cầu bên chào hàng khẳng định lại một
lần nữa có đồng ý với những sửa đổi, bổ sung đó hay không. Như vậy sẽ tránh được
những tranh chấp khi hai bên đàm phán giao kết hợp đồng một cách gián tiếp thông qua
việc gửi các đơn chào hàng và chấp nhận chào hàng.
1.2.2.2. Hủy bỏ chấp nhận chào hàng
Điều 400 BLDS quy định người được chào hàng có thể hủy bỏ chấp nhận chào
hàng nếu chấp nhận chào hàng đến trước hoặc cùng thời điểm người chào hàng nhận
được trả lời chấp nhận chào hàng. CISG cũng ghi nhận nội dung tương tự tại Điều 22 :
"Chấp nhận chào hàng có thể bị thu hồi nếu thông báo về việc thu hồi chấp nhận chào
hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực".
Quy định về hủy bỏ chào hàng rõ ràng có sự thống nhất giữa pháp luật Việt Nam
(cụ thẻ là BLDS) và CISG, nội dung quy định cũng hết sức rõ ràng, tuy nhiên nhóm
nghiên cứu quyết định tách ra một phần riêng bởi lẽ, về quy định hủy bỏ chấp nhận chào
hàng, BLDS có hai điểm mới (thêm) thể hiện tại Điều 398 và Điều 399 lần lượt ghi nhận
giá trị pháp lý vẫn còn nguyên vẹn của một chấp nhận chào hàng ngay cả khi người chào
hàng và người được chào hàng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự (CISG không hề đề

cập đến vấn đề này). Cần phải nhận định ngay rằng, quy định tại Điều 398 và 399 BLDS
mâu thuẫn với khoản 3 Điều 424 BLDS : "Hợp đồng chấm dứt trong các trường
hợp…Cá nhân gia kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khách chấm dứt mà hợp
đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện". Có thể các nhà làm
luật cho rằng, nếu hợp đồng không do chính người chào hàng hoặc người được chào hàng
(người ký kết hợp đồng) trực tiếp thực hiện thì sẽ áp dụng Điều 398 hoặc Điều 399,
ngược lại nếu không do chính người chào hàng hoặc người trực tiếp chào hàng (người ký
hợp đồng) trưc tiếp thực hiện thì áp dụng khoản 3 Điều 424. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng,
19

nếu người chào hàng hoặc người chấp nhận chào hàng chết hoặc mất năng lực hành vi
dân sự thì người thừa kế, hoặc người thế nghĩa vụ của họ đương nhiên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của họ (trong trường hợp người chào hàng hoặc người được
chào hàng không trực tiếp thực hiện hợp đồng). Như vậy, theo nhóm nghiên cứu hai Điều
398 và 399 BLDS là không cần thiết (thậm chí gây mâu thuẫn với khoản 3 Điều 424 như
trình bày ở trên) và gây rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng; nên chăng các nhà làm luật
nên loại bỏ hai điều này ra khỏi BLDS.
1.3. Hình thức hợp đồng
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại khoản 2
Điều 27 LTM: "Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương". Các hình thức
khách có giá trị pháp lý tương đương được giải thích tại khoản 15 Điều 3 LTM, đó là
"điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu,…". Như vậy, pháp luật Việt Nam (cụ thể là
LTM) chỉ ghi nhận hình thức (hợp pháp) của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi nó
được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương như
điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.
Khác hoàn toàn với quy định của LTM, Điều 11 CISG quy định hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế không cần phỉa ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay tuân thủ bất
cứ yêu cầu nào về mặt hình thức của hợp đồng: "Hợp đồng có thể được chứng minh bằng
mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng". Phù hợp với nội dung của Điều 11, để

tạo ra điều kiện pháp lí cho chào hàng và chấp nhận chào hàng có hiệu lực về mặt hình
thức, Điều 24 Công ước quy định một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng
hoặc bất cứ sự thể hiện ý chí nào khác trong giao kết hợp đồng được coi là đến tay bên
nhận khi nó được thông tin bằng lời nói với bên nhận hoặc được giao đến tay bên nhận
dưới "bất cứ phương tiện gì" đến trụ sở kinh doanh của bên nhận hoặc nếu không có trụ
sở kinh doanh thì đến địa chỉ thư tín hoặc nơi thường trú của bên nhận: "Theo tinh thần
của phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bắt
cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là tới người nhận khi nó được nói với người
20

này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào chó chính người này tại trụ sở thương
mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc tới nơi thường trú của họ, nếu họ không có trụ sở
thương mại hay địa chỉ bưu chính". Cần lưu ý rằng, việc quy định hình thức của hợp
đồng được coi là hợp pháp ở dưới bất cứ dạng vật chất nào là rất mềm dẻo vì nó một mặt
đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả hai bên tham gia hợp đồng (khi có tranh chấp về
hình thức hợp đồng hay sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng), mặt khác không hạn chế sự
tham gia giao kết hợp đồng của các thương nhân đến từ các nước mà pháp luật quy định
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Mặt khác, tại Điều 95 Công ước quy định "Nếu luật của một quốc gia thành viên
quy định hợp đồng mua bán phải được được giao kết hay xác nhận bằng văn bản thì
quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo điều 12, rằng mọi quy định của các
điều 11, 29 hay phần thư hai Công Ước này cho phép một hình thức khách với hình thức
văn bản cho vệc giao kết, sửa dổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào
hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như
chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia này". Quy định này rõ ràng
thể hiện nố lực hài hòa các quan điểm lập pháp khác nhau về hình thức hợp đồng giữa
các nước thành viên của các nhà làm luật Công ước.
1.4. Một số kết luận và đề xuất
Những trình bày tại ba phần trên của bài nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm bất cập
còn tồn tại trong quy định của pháp luật Viêt Nam hiện hành về vấn đề giao kết hợp

đồng, cụ thể:
Một là, về việc sử dụng thuật ngữ. Các nhà làm luật Việt Nam rõ ràng có xu
hướng đánh đồng "đề nghị giao kết hợp đồng" với "chào hàng" (kéo theo đó là việc sử
dụng thuật ngữ "chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng" thay cho "chấp nhận chào hàng";
bài nghiên cứu cũng vì thế rất khó trong việc trích dẫn các quy định của pháp luật Việt
Nam về giao kết hợp đồng). Tuy nhiên như đã trình bày ở phần 1.2.1, việc sử dụng thuật
ngữ "đề nghị giao kết hợp đồng" thay cho "chào hàng" là hết sức bất hợp lý và rất dễ gây

×