Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o



Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2014



Tên công trình:
Crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp/dự án
vừa và nhỏ tại Việt Nam



Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 1 (KD1)










Hà Nội - 2014

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNH BIỂU ii
DANH MỤC PHỤ LỤC iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CROWDFUNDING – PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH
NGHIỆP/DỰ ÁN VỪA VÀ NHỎ 4
1.1. Tổng quan về Crowdfunding – huy động vốn đám đông 4
1.1.1. Khái niệm Crowdfunding – huy động vốn đám đông 4
1.1.2. Phân loại Crowdfunding 8
1.1.3. Đặc điểm của hình thức huy động vốn Crowdfunding 11
1.2. Nền tảng huy động vốn đám đông – Crowdfunding Platform 12
1.2.1. Các chủ thể tham gia hoạt động 13
1.2.2. Quy trình huy động vốn 15
1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của Crowdfunding Platform 17
1.3. Các hình thức tài trợ tài chính khác và các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn
Crowdfunding 20
1.3.1. Các hình thức tài trợ tài chính khác 20
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Crowdfunding 21
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CROWDFUNDING TRÊN THẾ GIỚI 26
2.1. Hệ thống Crowdfunding tại Châu Âu 26
2.1.1. Tổng quan thực trạng kinh tế và thị trường vốn vay tại Châu Âu 26
2.1.2. Tình hình huy động vốn Crowdfunding tại Châu Âu 28
2.1.3. Tác động của Crowdfunding đến kinh tế Châu Âu 32
2.2. Hệ thống Crowdfunding tại Mỹ 33
2.2.1. Tổng quan thực trạng kinh tế và thị trường vốn vay tại Mỹ 33
2.2.2. Tình hình huy động vốn Crowdfunding tại Mỹ 36
2.2.3. Tác động của Crowdfunding đến kinh tế Mỹ 38
2.3. Các nền tảng huy động vốn Crowdfunding điển hình tại Châu Âu và Mỹ 39
2.3.1. Fundingcircle – nền tảng huy động vốn Crowdfunding điển hình tại Châu Âu . 39
2.3.2. Kickstarter – nền tảng huy động vốn Crowdfunding điển hình tại Mỹ 42

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐÁM ĐÔNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI 47

3.1. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 47
3.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 47
3.1.2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 49
3.1.3. Một số giải pháp kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc huy động
vốn 58
3.2. Các giải pháp đề xuất cho nền công nghiệp Crowdfunding tại Việt Nam 59
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư về vai trò và tác động
của kênh huy động vốn Crowdfunding. 60
3.2.2. Nâng cao hiệu quả pháp lý, tính chính xác của các dữ liệu thống kê, thông tin hệ
thống. 62
3.2.3. Không ngừng đổi mới và nâng cao kỹ thuật – công nghệ 63
3.3. Đề xuất mô hình huy động vốn đám đông cho các doanh nghiệp/dự án vừa và nhỏ tại Việt
Nam 63
3.3.1. Khảo sát thực tế 63
3.3.2. Phân tích về IG9 – Website Crowdfunding duy nhất tại Việt Nam 70
3.3.3. Đề xuất mô hình Crowdfunding hoàn thiện tại Việt Nam 72
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ PHỤ 82



i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐS
Bất động sản

CEE
Central and Eastern Europe
CK
Chứng khoán
CSH
Chủ sở hữu
CRPs
Crowdfunding Platforms
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ECB
European Central Bank
ECN
European Crowdfunding Network
IDG
International Data Group
IPO
Initial public offering
JOBS
Jumpstart Our Business startups
MBS
Mortgage-Backed Securities
NSNN
Ngân sách nhà nước
R&D
Research and development

SMEs
Small and medium enterprises


ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNH BIỂU
 DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các chủ thể trên nền tảng huy động vốn…… 13

 DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các hình thức Crowdsourcing khác nhau: 04
Bảng 1.2: Các loại nguồn đầu tư tài chính khác nhau với 2 nhóm chính là vốn CSH và
Nợ 21

 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Phân bố khối lượng vốn Crowdfunding huy động trên toàn thế giới giai
đoạn 2012 – 2013 30
Biều đồ 2.2: Các hình thức huy động vốn Crowdfunding tại Mỹ từ quý III năm 2012 đến
quý III năm 2013 40
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vốn điều lệ của các DNVVN tại Việt Nam 50
Biểu đồ 3.2: Số lượng dịch vụ và doanh thu toàn ngành Crowdfunding giai đoạn 2009 –
2012 56
Biểu đồ 3.3: Kết quả điều tra về tính phổ biến của kênh huy động vốn đám đông
68


iii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Biểu đồ tăng trưởng GDP của Châu Âu giai đoạn 2008 – 2014 85

Phụ lục 2: Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu giai đoạn 2000 – 2013 85
Phụ lục 3: 10 nền tảng Crowdfunding đứng đầu tại Châu Âu 86
Phụ lục 4: Đóng góp của nền công nghiệp Crowdfunding cho GDP của các quốc gia
Châu Âu 88
Phụ lục 5: 10 nền tảng Crowdfunding đứng đầu tại Mỹ 89
Phụ lục 6: Các chủ thể huy động vốn Crowdfunding thành công tại Mỹ từ quý III năm
2012 đến quý III năm 2013 90
Phụ lục 7: Biểu đồ tỷ trọng các loại hình tài sản được tài trợ vốn từ phương thức huy
động vốn Crowdfunding tại Mỹ từ quý III năm 2012 đến quý III năm 2013…90
Phụ lục 8: Biểu đồ tỷ trọng khối lượng vốn huy động được của các nền tảng
Crowdfunding hàng đầu tại Anh tính tới 9/2013 91
Phụ lục 9: biểu đồ tỷ lệ thành công của các dự án huy động vốn Crowdfunding trên thế
giới năm 2013 91
Phụ lục 10: Tiêu chí phân loại các DNVVN tại Việt Nam 92
Phụ lục 11: Biểu đồ kết quả điều tra về hạn chế của các nguồn huy động vốn……92
Phụ lục 12: Biểu đồ các nguồn huy động vốn trên thực tế 93

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khi có một ý tưởng kinh doanh thì một trong những việc đầu tiên cần
phải nghĩ tới là huy động vốn nhưng không phải ý tưởng kinh doanh nào cũng dễ dàng
tiếp cận được nguồn vốn. Để vượt qua nghịch cảnh, nhiều nhà khởi nghiệp buộc phải
sáng tạo hơn trong cách thu hút nguồn tiền trong đó có mô hình Crowdfunding – đươc
hiểu là huy động vốn đám đông, là hình thức huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ
thông qua mạng internet, ở đó các ý tưởng được chia sẻ để thu hút mọi người và những ai
thấy thích thú thì có thể đầu tư và nhận một số quyền lợi. Mô hình này được ra đời từ
năm 1997 và cho đến nay đã rất thành công ở nhiểu nước trên thế giới.Ở Việt Nam
Crowdfunding còn là một khái niệm khá mới mẻ tuy nhiên xét về tình hình kinh tế và
điều kiện ở nước ta hiện nay thì việc áp dụng mô hình này là rất cần thiết và cần được

quảng bá sâu rộng hơn.
Thứ nhất, kinh tế Việt Nam kém phát triển do còn quá ít DN, tỷ lệ DN/ dân số ở
nước ta chỉ khoảng 0,62%, thấp hơn rất nhiều so với các nước như Mỹ, Nhật…Chúng ta
có nhiều ý tưởng nhưng lại đang thiếu nguồn vốn để thực hiện hóa nó. Đặc biệt trong bối
cảnh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế đã khiến cho các kênh huy động vốn truyền
thống như tín dụng ngân hàng hay các quỹ đầu tư gặp khó khăn.
Thứ hai, chúng ta chưa có các chính sách để hỗ trợ cho DN, trong đó có vấn đề
vốn. Cụ thể là chưa có các chính sách ưu tiên trong vay vốn cho các dựánkhởi nghiệp
vừa và nhỏ.
Thứ ba,các kênh huy động vốn truyền thống tỏ ra rất tốn kém chi phí và đòi hỏi
nhiều điều kiện.Còn đối với Crowdfunding, việc huy động vốn chỉ thông qua Internet và
gần như chi phí rất thấp. Việc chia sẻ các ý tưởng trên mạng vừa có thể thu hút vốn
vừatrở thành kênh quảng cáo hữu hiệu mà không hề tốn kém.
Thứ tư, khoa Tài chính – Ngân hàng ở các trường đại học thiếu vắng bộ môn tài
chính khởi nghiệp (entrepreneurial finance). Giáo dục không chú trọng đến vấn đề tìm
vốn khởi nghiệp thì các ý tưởng mới khó có thể được hiện thực hóa.
Thứ năm, NSNN ngày càng cạn kiệt là một vấn đề vô cùng cấp bách. Có những ý
kiến cho rằng Nhà nước nên bán đi các tập đoàn thuộc quyền sở hữu của mình để có tiền

2
bổ sung vào ngân sách nhà nước. Một bài học tiêu biểu là Chính phủ Mỹ buộc phải đóng
cửa 14 ngày do ngân sách cạn kiệt. Để tránh rơi vào tình trạng đó cần phải có các biện
pháp hỗ trợ cho DN phát triển làm gia tăng NSNN.
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn: “Crowdfunding – giải
pháp huy động vốn cho các DN/dự án vừa và nhỏ tại Việt Nam” làm đề tài cho công
trình nghiên cứu khoa học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
a, Trên thế giới:
Tuy ra đời chưa lâu nhưngtrên thế giới đã có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên
cứu về đề tài này cũng như nghiên cứu về việc ứng dụng nó trong thực tế. Trong đó

nhóm đặc biệt quan tâm tới các công trình như:
 Paul Belleammey, Thomas Lambertz Armin, Schwienbacherx, 9/2013
“Crowdfunding: Tapping the right crowd”
 Các báo cáo thường niên của crowsourcing.org: “Crowdfunding industry report:
Market Trends, Composition and Crowdfunding Platforms”
 Brabham, Daren C., 2008 “Crowdsourcing as a Model for Problem Solving: An
Introduction and Cases.”
b, Tại Việt Nam
Mặc dù trên thế giới phương thức huy động vốn này khá phổ biến nhưng ở Việt
Nam thực sự đây là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và xa lạ, chỉ một số ít người biết tới
nó nên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cùng với việc phân tích sự thành công
cũng như những hạn chế của một số nền tảng điển hình trên thế giới mà cụ thể là cách
thức vận hành, áp dụng như thế nào đặt trong bối cảnh toàn hệ thống Crowdfunding của
mỗi khu vực. Chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra đề xuất cũng như những hướng đi tích cực để
áp dụng Crowdfunding vào thực tiễn Việt Nam, biến nó trở thành một kênh thu hút vốn
đầu tư hiệu quả cho DN.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3
Để đạt được mục tiêu đã đề ra ở trên, đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lí luận cơ sở về Crowdfunding;
- Nghiên cứu và phân tích 2 hệ thống Crowdfunding lớn tại Mỹ và Châu Âu đồng thời
nghiên cứu cụ thể 2 nền tảng điển hình là Fundingcircle và Kickstarter;
- Nghiên cứu thực trạng huy động vốn đám đông tại Việt Nam và đề xuất giải pháp
nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng phương thức này.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức huy động vốn đám đông -

Crowdfunding và ứng dụng nó tại các quốc gia trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu phương thức huy động vốn
Crowdfunding và ứng dụng vào thực tế tại Mỹ và Châu Âu cũng như tại Việt Nam.Giai
đoạn nghiên cứu được xác định là kể từ khi hình thành hình thức huy động vốn này trên
lãnh thổ đó cho tới nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp điều tra, thống kê, phân tích,so sánh, tổng hợp logic, đồng thời sử
dụng các công cụ hỗ trợ phân tích như vẽ bảng, sơ đồ, đồ thị nhằm minh họa và làm rõ
các vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của đề tài
Công trình nghiên cứu “Crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho cácDN(dự
án) vừa và nhỏ ở Việt Nam” ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung bao gồm 3 chương:
Chương I: Crowdfunding – một phương thức huy động vốn cho các DN/dự án vừa
và nhỏ
Chương II: Hệ thống Crowdfunding trên thế giới
Chương III: Thực trạng huy động vốn đám đông ở Việt Nam và đề xuất giải pháp
áp dụng từ bài học kinh nghiệm trên thế giới


4
CHƯƠNG I: CROWDFUNDING – PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHO
CÁC DOANH NGHIỆP/DỰ ÁN VỪA VÀ NHỎ
1.1. Tổng quan về Crowdfunding – huy động vốn đám đông
Crowdfunding là một hình thức huy động vốn mới phát triển trong thời gian gần
đây, vì vậy để có một cái nhìn tổng quan về hình thức huy động vốn này, nhóm nghiên
cứu sẽ trình bày về khái niệm, lịch sử hình thành và đặc điểm của hình thức này dựa trên
so sánh với các hình thức huy động vốn khác.
1.1.1. Khái niệm Crowdfunding – huy động vốn đám đông

1.1.1.1. Khái niệm gốc Crowdsourcing
Để mô tả khái niệm Crowdfunding một cách chi tiết hơn, chúng ta bắt đầu với
khái niệm gốc “crowdsourcing”. Crowdsourcing có thể coi là một khái niệm tổng quát
hơn và Crowdfunding là một phần của khái niệm này.
Thuật ngữ "crowdsourcing" đã được sử dụng đầu tiên bởi Jeff Howe và Mark
Robinson trong số ra tháng 6/2006 của tạp chí Wired Magazine, một tạp chí Mỹ chuyên
về công nghệ cao. Kleemann et al. (2008) nêu ra một định nghĩa: "Crowdsourcing xảy ra
khi một công ty hay một tổ chức định hướng lợi nhuận thuê ngoài các yếu tố cần thiết
cho việc sản xuất, bán sản phẩm của mình cho công chúng dưới hình thức là một cuộc
huy động mở trên Internet, với mục đích tạo hiệu ứng cá nhân để thực hiện một sự đóng
góp miễn phí vào quá trình sản xuất của công ty hoặc ít nhất là sự đóng góp cho giá trị
của công ty”. Nói cách khác các công ty vì mục tiêu lợi nhuận tạo ra giá trị bằng cách sử
dụng nguồn lực từ đám đông người tiêu dùng như các tình nguyện viên và gần như là lực
lượng miễn phí.
Như đã trình bày ở trên, crowdsourcing tồn tại dưới nhiều hình thức, điều này phụ
thuộc vào nhu cầu và vấn đề cần giải quyết của công ty và do công ty đó quyết định.
Bảng 1.1: Các hình thức Crowdsourcing khác nhau
Các loại

Crowdsourcing

Mô tả

Phát triển sản phẩm và cấu hình
Công ty huy động ý kiến và đề xuất về các
sản phẩm hiện tại và tương lai
Thiết kế sản phẩm
Công ty huy động ý kiến để phát triển
toàn bộ sản phẩn từ A đến Z
Hồ sơ dự thầu cạnh tranh đối với các nhiệm

Công ty huy động ý kiến về các giải pháp

5
vụ xác định hoặc các vấn đề cụ thể
để giải quyết các vẫn đề còn tồn tại.
Các cuộc huy động mở lâu dài
Các công ty huy động thông tin mới hoặc
tài liệu
Điều tra cộng đồng
Giống như các hình thức trên tuy nhiên
thay vì hướng tới tất cả đám đông, công
việc được thực hiện bởi một cộng đồng
được xác định trước.
Đánh giá sản phẩm bởi người tiêu dùng và
hồ sơ của người tiêu dùng
Các công ty yêu cầu người dùng đánh giá
sản phẩm dùng thử
Hỗ trợ từ khách hàng đến khách hàng
Các công ty huy động khách hàng giúp
khách hàng khác và sử dụng điêu đó cho
phần nhận thức của người tiêu dùng và
thiết kế sản phẩm
Nguồn: Kleemann et al. (2008)
Người tiêu dùng tham gia vào quá trình sản xuất và thay thế nhu cầu về lao động
trước đây để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Những người tiêu dùng như vậy có ba đặc
điểm: (i) tham gia vào quá trình sản xuất và tạo ra giá trị; (2) năng lực của họ có thể được
coi là tài sản có giá trị và (3) họ là một bộ phận cấu trúc nên DN và hành động của họ có
thể được theo dõi như là nhân viên.
Một số nền tảng huy động nguồn lực đám đông tiêu biểu được biết đến bao gồm
Threadless và iStockphoto. Threadless.com là một công ty chuyên bán áo phông có địa

chỉ trực tuyến là www.threadless.com, quá trình thiết kế áo của công ty này được thực
hiện trên website thông qua một cuộc thi trực tuyến liên tục. Tháng 6/2006, Threadless
đã bán được 60.000 áo thun, có tỷ suất lợi nhuận của 35%. Bất cứ ai cũng có thể tham gia
cộng đồng Threadless miễn phí với một địa chỉ email hợp lệ và các thành viên trong cộng
đồng - trong đám đông – có thể tự có thiết kế của riêng mình hoặc truy cập bỏ phiếu cho
một thiết kế được đăng tải nào đó. Mẫu thiết kế được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến
5, mẫu được bình chọn nhiều nhất sẽ được in và bán trực tuyến trên chính website đó.
Thiết kế chiến thắng nhận được 1,500 USD tiền mặt và phiếu quà tặng trị giá 500 USD.
Tuy nhiên, 2000 USD là một mức giá rất thấp cho dịch vụ thiết kế mang lại lợi nhuận cao
như vậy. Đây là một bằng chứng điển hình cho đặc điểm giá rẻ của nguồn lực đám đông.
iStockphoto là một ví dụ khác về việc kinh doanh dựa trên nguồn lực đám đông.
Nó là một công ty kinh doanh trực tuyến có địa chỉ www.iStockphoto.com, được thành

6
lập vào tháng 2/2000 với mục đích bán các bản quyền về hình ảnh, hình ảnh động, và
video clip. Các nhiếp ảnh gia có thể gửi hình ảnh của mình để website lưu trữ trong cơ sở
dữ liệu, có thể được tìm thấy qua các từ khóa. Khách hàng tìm kiếm hình ảnh để sử dụng
trên các websitenhư một mặt hàng và phải trả tiền. Nhiếp ảnh gia nhận được 20% của giá
mua bất cứ lúc nào một trong những hình ảnh của họ được tải về.
1.1.1.2. Khái niệm Crowdfunding – huy động vốn đám đông
Crowdfunding hiện đang là một hình thức huy động vốn mới và ngày càng phổ
biến trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi giúp nhà đầu tư và chủ dự án tiếp cân được với
nhau. Điểm khác biệt ở đây là nhà đầu tư không đơn thuần chỉ là một số ít nhà đầu tư mà
là sự tương trợ bởi một nhóm rất nhiều nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư chuyên nghiệp
và không chuyên nghiệp.
Crowfunding được hiểu là huy động vốn đám đông, tức là vốn để cho một dự án
hoạt động là của đám đông hay rất nhiều người. Hiểu cụ thể thì thay vì chủ dự án huy
động vốn theo cách truyền thống tức là tìm gặp các ngân hàng hay là các quỹ đầu tư, hay
các tổ chức kinh tế… là những nhà đầu tư lớn để đề xuất dự án, đáp ứng đủ các điều kiện
để có thể được cung ứng một lượng vốn lớn đủ đáp ứng nhu cầu hiện thức hóa của dự án

thì họ lại trình bày ý tưởng dự án cho đám đông- có thể là nhà đầu tư lớn hoặc nhà đầu tư
nhỏ, họ thuyết phục các nhà đầu tư bằng ý tưởng dự án và cách thức thực hiện, những
điều này được chủ các dự án đưa ra trên các website crowfunding, nhà đầu tư tìm kiếm
thông tin về dự án, và nếu họ thích ý tưởng và thấy dự án có tính khả thi thì họ sẽ quyết
định đầu tư. Về mặt lý thuyết, Crowfunding là một mô hình để những cá nhân có vốn hay
là một khoản tiết kiệm trong xã hội tham gia trực tiếp như là một nhà “đầu tư” mà không
thông qua một tổ chức trung gian nào. Đặc trưng của Crowfunding là lợi thế “đám đông”,
chính có điều này tạo ra sức lan tỏa cho các dự án, tạo điều kiện để các dự án thu hút
được nhiều “nhà đầu tư”tham gia góp vốn.
Sự khác biệt quan trọng giữa huy động vốn theo truyền thống và huy động vốn
đám đông là về quy mô vốn và mục đích của nhà đầu tư. Với huy động vốn truyền thống
thì mỗi nhà đầu tư sẽ cung cấp một lượng vốn lớn, và vì thế mục tiêu của họ là lợi nhuận,
họ kỳ vọng vào những dự án có thể mang lại cho họ một lợi suất lớn, vì vậy nên những
nhà đầu tư truyền thống thường là các tổ chức như ngân hàng, quỹ đầu tư… Huy động

7
vốn theo hình thức Crowdfunding là mỗi một nhà đầu tư sẽ cung cấp một lượng vốn và
nhiều nhà đầu tư gộp lại sẽ tạo ra lượng vốn lớn cho chủ dự án và mục đích của các chủ
dự án đôi khi không phải là lợi nhuận mà chỉ là mong muốn ý tưởng của dự án được hiện
thực vì họ thích ý tưởng đó – có thể là ý tưởng mà chính họ đã ấp ủ để thực hiện và đôi
khi chỉ là vì mục đích từ thiện, đầu tư mà không đòi hỏi được nhận lại bất cứ điều gì.
Lambert và Schwienbacher (2013) đã định nghĩa Crowdfunding là “một chiến
dịch huy động vốn mở, chủ yếu thông qua Internet, để cung cấp nguồn vốn hoặc dưới
hình thức tặng cho, trao đổi các ý tưởng với một số phần thưởng và/hoặc quyền bỏ phiếu
để hỗ trợ cho các dự án cụ thể được hiện thực hóa”.
Từ định nghĩa trên ta thấy Crowdfunding đầu tiên là “một chiến dịch huy động
vốn mở”, đây được xem như là một chiến dịch mà chủ dự án sẽ cố gắng kêu gọi mọi
người ủng hộ cho ý tưởng của họ, “mở” tức đối tượng hướng đến là tất cả mọi người,
càng nhiều người biết đến càng tốt, mọi nỗ lực đều với mục đích này.Mô hình này chủ
yếu được thực hiện thông qua internet vì thế có thể nói điều kiện tiên quyết để thực hiện

mô hình này là phải có hệ thống internet. Crowdfunding cũng chính là một sản phẩm
được sinh ra nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ và sự lan truyền rộng của
internet. Một phần không thông qua internet đó chính là bộ phận bạn bè và nguời thân,
đây chính yếu tố quan trọng nhất ở giai đoạn đầu của dự án. Do rào cản về thông tin nên
khi ý tưởng được khai sinh thì chưa có nhiều người biết đến và không thể đầu tư được,
lúc này ban bè và người thân sẽ cung cấp nguồn tài trợ để dự án tiến trình thu hút thêm
đầu tư và cũng là nguồn ủng hộ lớn đối với các chủ dự án.
Chiến dịch mà chủ dự án thực hiện thông qua mô hình Crowdfunding nhằm huy
động nguồn tài chính cho dự án, nguồn tài chính này thu được từ đám đông các nhà đầu
tư. Các nguồn tài trợ này có thể gồm cả những khoản đầu tư vì mục đích lợi nhuận và cả
những khoản đầu tư vì mục đích từ thiện, nhà đầu tư vào dự án mà không đòi hỏi nhận
lại bất cứ điều gì. Lợi nhuận hay phần thưởng mà nhà đầu tư có thể nhận được khi đầu tư
vào dự án đó có thể là chính sản phẩm của dự án, ví dụ: album âm nhạc, sách, áo… hoặc
là một khoản tiền.
Việc thực hiện huy động vốn thông qua hình thức Crowfunding được thực hiện
chủ yếu thông qua các trang web, đó là nơi tương tác chính giữa các cá nhân đầu tư và

8
các dự án. Có thể kể đến các trang web nổi tiếng trên thế giới hiện nay
nhưlà: www.fundedbyme.com/en/, www.invesdor.com/en,

Về Crowdfunding, quá trình hình thành và phát triển của mô hình này mới chỉ
diễn ra trong vài thập kỉ gần đây và đang ngày càng được mở rộng, phổ biến trên toàn thế
giới. Bắt đầu bằng sự kiện vào năm 1997 tại Mỹ khi các fan hâm mộ của một ban nhạc
Rock đã mở một chiến dịch quyên góp trên internet để tài trợ cho chuyến công diễn của
thần tượng của họ, và kết quả là họ đã huy động được 60,000 USD
1
. Đây là một con số
không hề nhỏ và đặt ra cho nhiều người về tiềm năng của phương thức huy động vốn
thông qua hệ thống internet. Năm 2003, www.artistshare.com ra đời và đây được xem là

nền tảng web crowdfunding đầu tiên, trang web này là nơi để cho các nghệ sỹ nghiệp dư
có thể huy động vốn để hoàn thành album âm nhạc và đồng thời giúp họ được nhiều
người biết đến. Sau đó có nhiều trang web về crowdfunding được ra đời và mở rộng trên
nhiều lĩnh vực không chỉ là âm nhạc, ví dụ như www.kiva.org ra đời năm 2005, là trang
web chuyên về huy động vốn với mục đích từ thiện. Trang www.sellaband.com ra đời
năm 2006 cũng chuyên về huy động vốn cho các dự án âm nhạc. Hiện nay có khoảng
hơn 500 trang web là nền tảng huy động vốn theo hình thức Crowdfunding đang hoạt
động với khoản 9000 miền đăng ký liên quan đến Crowdfunding.
Đến năm 2009, Crowdfunding nổi lên như một nguồn tài trợ chính, nó là hình
thức huy động vốn phổ biến cho các ý tưởng để được hiện thực hóa. Doanh thu từ
Crowdfunding đã tăng gấp ba lần từ 530,000,000 USD vào năm 2009 lên đến 1,5 tỷ
USD
2
trong năm 2011 và tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Điều này khiến cho
Crowdfunding là một lựa chọn về nguồn tài trợ tài chính quan trọng khi mà các quỹ khác
đang ngày càng ít hơn. Năm 2011, tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định
chuyển đạo luật Jumpstart Our Business Startups (JOBS) thành luật, đạo luật JOBS nhằm
mục đích giảm bớt gánh nặng quy định về các DN nhỏ và hợp pháp hóa vốn chủ sở hữu
từ nguồn Crowdfunding. Điều này bao gồm việc loại bỏ lệnh cấm việc trưng cầu chung
có thể ngăn cản việc các DN công bố rằng họ đang huy động vốn.
1.1.2. Phân loại Crowdfunding


1
Paul Belleamme, Thomas Lambert and Armin Schwienbacher (2013)
2
www.fundable.com

9
Một đặc điểm quan trọng của Crowdfunding là lợi ích gia tăng cho các nhà tài trợ.

Tuy nhiên với mỗi hình thức Crowdfunding khác nhau, các chủ dự án sẽ phải có những
kế hoạch bán hàng và chia sẻ lợi nhuận khác nhau. Để xác định rõ một dự án huy động
vốn đám đông thuộc hình thức huy động vốn đám đông nào, chúng ta cần xem xét đặc
điểm cụ thể của từng hình thức.
1.1.2.1. Đặt hàng trước (Pre-ordering)
Các dự án huy động vốn theo hình thức đặt hàng trước (Pre-ordering) là các dự án
mà mục tiêu chính của chủ dự án là tiêu thụ các sản phẩm chưa được sản xuất. Hình thức
này cho phép các doanh nhân (nhà đầu tư) đặt hàng trước và trả tiền trước các sản phẩm
mà mình muốn tiêu dùng đồng thời đem đến cho nhà sản xuất nguồn vốn cần thiết cho
việc bắt đầu sản xuất.
Hình thức này cho phép các nhà sản xuất định giá sản phẩm một cách phân biệt
giữa 2 nhóm người tiêu dùng và do đó có thể trích xuất lợi nhuận lớn hơn là:
- “Crowdfunders”: những người mua trước các sản phẩm đó
- “Regular consumers”: những người mà chờ cho tới khi sản phẩm được tung ra thị
trường mới mua chúng
Với hình thức “đặt mua trước” này, nhà đầu tư không có yêu cầu hoàn lại vốn đầu
tư, thứ họ được nhận lại chính là sản phẩm của dự án và (hoặc không có) một vài quyền
lợi nào đó như được vinh danh trên trang web, được tặng sản phẩm có chữ kí (đối với các
tác phẩm nghệ thuật) hoặc được gửi thư cảm ơn…
Tuy nhiên hình thức này thường khiến các chủ dự án phải có một cơ chế giá cả tối
ưu nhằm thu hút thêm đơn đặt hàng và có thể, chính sự phân biệt giá quá mức sẽ khiến
lợi nhuận từ các sáng kiến của chủ dự án giảm đáng kể.
Một ví dụ điển hình của hình thức đặt hàng trước này là vào năm 2005, một ca sĩ
người Nam Phi mang tên Verity đưa ra một dự án về các gói tài trợ mang tên Lucky
đểthu âm album của mình mà không cần sự trợ giúp của một hãng thu âm nào
3
. Cô cần
huy động 300,000 ZAR
4
và để huy động được khoản tiền trên, cô đã thành lập một trang

web mà tại đó cô yêu cầu mọi người mua trước album của cô tại mức giá 150 ZAR trước
khi cô thu âm nó. Với đóng góp của họ, cô sẽ đưa lại cho những người đóng góp với một


3
Paul Belleamme, Thomas Lambert and Armin Schwienbacher (2013)
4
ZAR: Đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Nam Phi, bằng 100 xu (gọi thông thường là rand)

10
số hình thức khen thưởng phi tiền tệ chẳng hạn như ghi tên của họ trên trang web của
mình, cho họ có khả năng biểu quyết về các bài hát sẽ thu âm, các tác phẩm nghệ thuật
và nhiếp ảnh sẽ sử dụng cho album. Sau khi quá trình huy động vốn và thu âm kết thúc,
album được bán trên thị trường với giá là 116 ZAR.
1.1.2.2. Chia sẻ lợi nhuận (Profit sharing)
Trong khi các nhà đầu tư đầu tư theo hình thức đặt mua trước (Pre-ordering)
thường không quan tâm đến tỷ suất sinh lợi của dự án thì những nhà đầu tư đầu tư vào
các dự án theo hình thức chia sẻ lợi nhuận (Profit sharing) lại khá chú trọng đến vấn đề
này.
Với hình thức thứ hai này, các chủ dự án huy động vốn để cung cấp cho việc thực
hiện dự án, đổi lại, các nhà đầu tư sẽ nhận được một phần lợi nhuận trong tương lại hoặc
là một phần chứng khoán vốn (thể hiện quyền sở hữu). Hình thức này có thể được áp
dụng cho cả việc huy động vốn cho một dự án quy mô lớn hoặc dài hạn và thậm chí để
thành lập công ty vì hình thức này không yêu cầu nhà đầu tư phải đồng thời là người tiêu
thụ sản phẩm sản xuất ra. Thêm vào đó, huy động vốn đám đông Crowdfunding dựa theo
cơ chế chia sẻ lợi nhuận không chịu sự ảnh hưởng từ mức giá của sản phẩm và vì thế, lợi
nhuận thu về từ sáng kiến của chủ dự án sẽ có xu hướng chung là cao hơn so với theo cơ
chế đặt hàng trước.
Sandawe là một ví dụ điển hình về hình thức huy động vốn theo cơ chế chia sẻ lợi
nhuận. Trong trường hợp của Sandawe,đám đông có thể xem một vài trang truyện tranh

đề xuất và quyết định cung cấp tài chính tài trợ cho việc xuất bản tác phẩm đó. Mỗi dự án
đều được Sandawe tính toán một khoản ngân sách cần thiết để hỗ trợ sản xuất và ra
mắtthông thường nằm trong khoảng từ 35,000,000 EURO đến55,000,000 EURO và để
được thực hiện thì dự án cần phải huy động được đủ khối lượng ngân sách đó. Các nhà
đầu tư sẽ nhận được60% lợi nhuận thuần từ bán hàng cho đến khi họnhận lại được đầu tư
ban đầu của họ và sau đó là 40% các khoản lãi ròng còn lại. Vì các nhà đầu tư đều
làngười hâm mộ cuốn sách (chủ yếu là truyện tranh), họ có thể được hưởng lợi ích phi
tiền tệ trong chừng mực họ đóng góp vàoviệc xuất bản các cuốn sách thông qua đầu tư
của họ. Nhiều dự án kinh doanh trong các ngành công nghiệp khác đã được tài trợ theo

11
cùng một phương pháp tương tự chẳng hạn như WiSEED(trong lĩnh vực tài chính),
Spot.us (trong lĩnh vực báo chí), và MediaNoMad (trong lĩnh vực du lịch).
1.1.3. Đặc điểm của hình thức huy động vốn Crowdfunding
Từ việc tìm hiểu khái niệm và quá trình hình thành hình thức huy động vốn
Crowdfunding, nhóm nghiên cứu rút ra được 5 đặc điểm chính của Crowdfunding bao
gồm:
Thứ nhất, nhà đầu tư là một tập hợp hoặc một nhóm người, hoạt động ở nhiều lĩnh
vực khác nhau có thể là nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc không, gồm cả bạn bè và người
thân của chủ dự án. Bạn bè và người thân của chủ dự án hầu như là nguồn lực tài chính
ban đầu cho các dự án khi mà chúng chưa được các nhà đầu tư khác biêt đến - đây là một
yếu tố quan trọng trong bước đầu huy động vốn. Đám đông nhà đầu tư chính là đặc trưng
của mô hình, đám đông tạo ra sức lan tỏa và là nguồn ý tưởng dồi dào cho dự án thành
công nhanh hơn. Nhà đầu tư ngoài góp vốn và nhận phần thưởng thì còn có thể được
đóng góp ý tưởng cho dự án, được tham gia biểu quyết về các quyết định liên quan đến
dự án.
Thứ hai, chiến dịch huy động vốn được thực hiện thông qua hệ thống internet. Vì
thế cần phải có kết nối internet và lập ra các trang web là nơi giao tiếp giữa chủ dự án và
nhà đầu tư, đây là điều kiện tiên quyết để thu hút vốn đám đông, chính đặc điểm này là
lợi thế cho mô hình Crowdfunding trong việc xóa bỏ các rào cản về địa lý và các rào cản

kinh tế khác, nhờ đó có thể thu hút cả nhà đầu tư ở xa. Các trang web Crowdfunding nói
trên được gọi là các “nền tảng huy động vốn”. Hiện nay, rất nhiều các nền tảng huy động
vốn đám đông đang hoạt động, đây là điều kiện để cho mô hình này ngày càng phổ biến
và giúp cho các ý tưởng hay được hiện thưc hóa.
Thứ ba, huy động vốn không thông qua trung gian. Khi sử dụng hình thức
Crowdfunding, nhà đầu tư tự tìm hiểu dự án và quyết định đầu tư. Cụ thể là nhà đầu tư,
bằng nhiều cách biết được thông tin về dự án và muốn góp vốn, truy cập vào trang web
và đăng ký góp vốn. Tất cả mọi hoạt động đều được thực hiện thông qua các trang web
với các chỉ dẫn đã được quy định sẵn, và đặt dưới sự kiểm soát của ban quản lý trang
web. Trang web không được coi là một trung gian dẫn vốn vì nó chỉ là môi trường cho
các dự án và nhà đầu tư tiếp xúc với nhau, ban quản lý website không nhận được lợi tức

12
từ khoản đầu tư của các nhà đầu tư như các trung gian tài chính vẫn nhận, ban quản lý
website chỉ thu một khoản lệ phí cho việc đăng tải và huy động vốn trên trang web của
mình.
Thứ tư, giá trị mỗi khoản đầu tư của mỗi nhà đầu tư không quá lớn. Nhà đầu tư có
thể đầu tư nhiều lần cho một dự án vì thế có thể tổng giá trị đầu tư của một nhà đầu tư
cho dự án đó lại lớn. Đặc trưng là đám đông nên hoạt động với mục đích “tích tiểu thành
đại”, tập hợp các nguồn vốn nhỏ để hình thành nguồn vốn đủ để chi phí cho toàn bộ dự
án. Các nhà đầu tư tham gia góp vốn hầu hết không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, vì
thế mà lượng vốn mà họ có thể đầu tư là rất nhỏ so với sự đầu tư của các tổ chức đầu tư
chuyên nghiệp. Lượng vốn cũng phụ thuộc vào số nhà đầu tư, vì thế đám đông càng có
nhiều người tham gia thì cơ hội huy động vốn thành công của các dự án càng cao.
Thứ năm, lợi nhuận từ việc đầu tư của các nhà đầu tư đám đông có thể là quà tặng,
đó chính là các sản phẩm của dự án, cũng có thể là quyền biểu quyết hoạt động của dự
án, hoặc là một khoản tiền. Cũng có nhiều trường hợp việc đầu tư hoàn toàn là từ thiện
mà không hề đòi hỏi lợi nhuận, mục đích chủ yếu là hỗ trợ vì những nhà đầu tư dường
như có chung ý tưởng và muốn ý tưởng được hiện thực hóa. Lợi nhuận của nhà đầu tư
trong mô hình Crowdfunding có thể xem như là sự phân biệt với các hình thức đầu tư

khác. Vì thông thường những nhà đầu tư thường đi tìm những dự án mang lại cho họ một
tỷ suất lợi nhuận cao, nghĩa là mục đích mà họ đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận, còn trong
mô hình Crowdfunding dường như vấn đề về lợi nhuận không còn là yếu tố được đặt lên
hàng đầu nữa.
1.2. Nền tảng huy động vốn đám đông – Crowdfunding Platform
Sau một thời gian hình thành và phát triển, tính đến thời điểm hiện tại, các nền
tảng huy động vốn đám đông mà cụ thể là các trang web Crowdfunding đã hoàn toàn đáp
ứng được nhu cầu huy động nguồn tài chính của các chủ dự án và nhu cầu tìm kiếm dự
án thích hợp cho các khoản đầu tư của các nhà đầu tư. Nền tảng huy động vốn đám đông
là một trang web do một hoặc một nhóm người thành lập, sở hữu và quản lý được gọi là
Ban quản lý website. Trang web được lập ra với mục đích tạo ra một môi trường trực
tuyến cho những người có ý tưởng muốn được tài trợ vốn huy động vốn từ các nhà đầu tư
quan tâm đến ý tưởng đó.

13
1.2.1. Các chủ thể tham gia hoạt động
Có 3 nhóm chủ thể cùng hoạt động trên nền tảng huy động vốn đám đông bao
gồm: (1) ban quản lý website; (2) chủ dự án và (3) nhà đầu tư. 3 nhóm chủ thể này có
mối quan hệ tác động từng đôi một với nhau.
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các chủ thể trên nền tảng huy động vốn

Chú thích:
(1): cung cấp môi trường huy động vốn
(2): nộp phí cho việc huy động vốn thành công
(3): đem lại một hoặc một số lợi ích nào đó trong tương lai
(4): cung cấp vốn cho dự án
(5): tăng số lượng người truy cập
(6): cung cấp môi trường đầu tư
1.2.1.1. Chủ dự án (Raising-funder)
Chủ dự án trong mô hình này là các cá nhân hoặc tổ chức có một dự án nào đó cần

tài trợ nguồn vốn để hoạt động. Thông thường những chủ dự án này là những người
không đủ tiềm lực tài chính để chi trả cho các hoạt động của dự áncũng như không có đủ
tài sản đảm bảo, thế chấp để huy động vốn từ các nguồn đầu tư khác.
Chủ dự án tham gia huy động vốn Crowdfunding trên website được chia thành hai
loại tương ứng với mục đích huy động vốn của họ bao gồm (1) huy động vốn thuần túy
để tài trợ cho các hoạt động của chủ dự án và (2) marketing - xây dựng hình ảnh về sản
phẩm hoặc chính dự án trong mắt người tiêu dùng.

14
Để có thể huy động được vốn thông qua hình thức Crowdfunding, chủ dự án cần
có một tài khoản trên website Crowdfunding – nơi mà chủ dự án sẽ trình bày về dự án
của mình và thu hút sự chú ý cũng như sự đầu tư của các nhà đầu tư.
Khi huy động vốn thành công tức là khi tổng số tiền đầu tư của các nhà đầu tư lớn
hơn hoặc bằng so với giá trị huy động, chủ dự án sẽ nhận được khoản đầu tư cho dự án từ
ban quản lý website theo lộ trình hoạt động đã lên kế hoạch của dự án hoặc theo quy định
cụ thể của từng website Crowdfunding. Tuy nhiên tổng số tiền chủ dự án nhận được sẽ
nhỏ hơn giá trị huy động được một khoản được gọi là phí huy động vốn có giá trị được
tính theo tỉ trọng so với giá trị huy động.
1.2.1.2. Nhà đầu tư (Crowdfunder)
Nhà đầu tư trong mô hình này là những cá nhân bị thu hút bởi một dự án huy động
vốn Crowdfunding và đầu tư vào dự án một khoản tiền nào đó nhằm nhận lại một hoặc
một số lợi ích có thể là được nhận quà tặng hoặc được tham gia vào dự án dưới hình thức
là chủ đầu tư của một liên doanh. Đôi khi các nhà đầu tư đầu tư tiền vào dự án mà không
cần nhận lại một lợi ích nào, những nhà đầu tư như vậy được xem như là đầu tư vì mục
đích từ thiện.
Nhà đầu tư theo hình thức đặt hàng trước đầu tư vào dự án với mục đích đặt mua
trước một sản phẩm nào đó để tiêu dùng trong tương lại trong khi nhà đầu tư đầu tư theo
hình thức chia sẻ lợi nhuận lại không quan tâm đến sản phẩm mà quan tâm đến lợi nhuận
thu về từ dự án mà họ nhận được.
Để đầu tư cho dự án mà mình chú ý, các nhà đầu tư cần chuyển khoản đầu tư của

mình tới ban quản lý website thông qua các hình thức thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp.
Khi dự án huy động vốn thành công, ban quản lý website sẽ chuyển khoản đầu tư đó cho
chủ dự án.
1.2.1.3. Ban quản lý website
Ban quản lý website trong mô hình này một hoặc một nhóm người thành lập, sở
hữu và quản lý một trang địa chỉ trực tuyến là nơi cung cấp môi trường tương tác giữa
các chủ dự án và các nhà đầu tư đã đề cập đến ở trên.
Một điều đáng chú ý là Crowdfunding Platforms đóng vai trò là nơi kết nối giữa
các nhà đầu tư và chủ dự án, không phải là trung gian huy động vốn như các tổ chức

15
trung gian trên thị trường tài chính vì quy trình huy động vốn trong mô hình hoạt động
này là trực tiếp. Cụ thể hơn, sau khi được ban quản lý website thẩm định, các dự án được
chính các chủ dự án khởi tạo trên website Crowdfunding và do chính các chủ đầu tư tự
tìm hiểu, thấy thích thú và quyết định đầu tư. Thêm vào đó, ban quản lý website chỉ thu
về một khoản phí huy động vốn duy nhất cho các dự án huy động vốn thành công trong
khi lợi nhuận của các trung gian tài chính là các khoản lãi vay phụ thuộc vào giá trị và kì
hạn của các khoản tín dụng do họ phát hành.
Nhiệm vụ chính của ban quản lý website là cung cấp các công cụ và hỗ trợ về mặt
kĩ thuật cho các chủ dự án có thể khởi tạo được dự án của mình trên website
Crowdfunding đồng thời tập trung các khoản đầu tư từ các nhà đầu tư chịu trách nhiệm
thanh toán cho chủ dự án (nếu huy động vốn thành công) hoặc hoàn trả khoản đầu tư cho
các nhà đầu tư khi họ yêu cầu. Ban quản lý website thu phí huy động vốn Crowdfunding
với các dự án huy động vốn thành công để tạo nguồn tài chính duy trì hoạt động của
chính mình.
1.2.2. Quy trình huy động vốn
1.2.2.1. Xây dựng nội dung dự án
Để thu hút được sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư, chủ dự án cần nắm rõ tất cả
các vấn đề liên quan đến dự án và tập hợp chúng thành văn bản trong đó thể hiện rõ tính
khả thi và (hoặc) tính có thể sinh lời và (hoặc) tính độc đáo của dự án.

Một trong số những cách để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư là đưa ra các quà
tặng hấp dẫn.Cụ thể như với các ca sĩ huy động vốn cho dự án âm nhạc của mình có thể
chọn quà tặng là một phần hoặc cả album nhạc của mình, hoặc các công ty sản xuất đồ
may mặc có thể chọn quà tặng là chính một sản phẩm dệt may của họ. Tuy nhiên mỗi nhà
đầu tư lại có thể đầu tư với các mức đầu tư khác nhau nên quà tặng thường cũng được
chia thành các mức khác nhau và có giá trị tăng tỉ lệ thuận với khoản đầu tư.
Ngoài ra, đám đông có hai hình thức đầu tư là đầu tư chủ động và đầu tư thụ động.
Đầu tư chủ động có nghĩa là nhà đầu tư có thể được tham gia vận hành các sáng kiến bên
cạnh việc cung cấp phần thưởng. Điều này có thể cung cấp thông tin phản hồi có giá trị
cho các DN theo yêu cầu thị trường tiềm năng và đặc điểm sản phẩm mà thị trường có
thể thích nhất trong khi đầu tư thụ động thì không. Các DN tìm kiếm các khoản đầu tư

16
thụ động bởi đám đông do đó chỉ quan tâm quyên góp tiền nhưng không sử dụng các
đám đông như người tiêu dùng hoạt động hoặc bỏ một số kiểm soát.
1.2.2.2. Khởi tạo dự án trên website
Mỗi chủ dự án muốn khởi tạo được dự án của mình trên một website
Crowdfunding cần có tài khoản riêng của mình trên website đó được đăng kí với đầy đủ
các thông tin nhận dạng cần thiết. Sau khi đăng nhập vào tài khoản trên website, chủ dự
án được cung cấp công cụ để đăng tải nội dung dự án của mình lên trang chủ của
website.
Có một điều cần lưu ý rằng không phải bất kì dự án nào cũng có thể được đăng tải
lên website. Ban quản lý website giữ nhiệm vụ thẩm định dự án trước khi cấp quyền cho
nội dung dự án được hiển thị trên website. Các dự án phải có nội dung lành mạnh, không
bao gồm các hoạt động vi phạm pháp luật, không sao chép ý tưởng của người khác và
tuân thủ theo các quy định riêng khác của website đó.
1.2.2.3. Cập nhật dự án và thanh toán
Cập nhật dự án và thanh toán là bước cuối cùng trong quy trình huy động vốn đám
đông bao gồm 2 bước xảy ra song song với nhau.
Các dự án sau khi được đăng tải lên trang chủ của website sẽ được cập nhật định

kì các thông tin về giá trị đã huy động được, hiệu suất huy động. Nếu dự án đang hoạt
động cùng thời điểm với việc huy động vốn đám đông thì sẽ được cập nhật cả tiến độ
thực hiện dự án. Các website hoàn chỉnh còn cung cấp chức năng giúp chủ dự án sau khi
đã hoàn thành việc huy động vốn vẫn có thể cập nhật thông tin về các hoạt động của dự
án nhằm củng cố hình ảnh về dự án và xây dựng niềm tin đối với đám đông nhà đầu tư.
Những nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào dự án sẽ thực hiện đầu tư thông qua
nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc vào quy định của website và khả năng của nhà
đầu tư ví dụ như chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng, chuyển khoản vào tài khoản
trực tuyến, nộp tiền trực tiếp tại trụ sở của website… Trước khi thời hạn huy động vốn
kết thúc, tất cả các khoản tiền đầu tư được chuyển về và do ban quản lý website nắm giữ.
Khi thời gian huy động vốn chấm dứt, dự án được đánh giá là huy động vốn thành
công hay không thành công dựa vào giá trị huy động được có đạt được mức giá trị huy
động đã đăng tải trên website. Nếu dự án huy động vốn thành công, khoản tiền đầu tư sẽ

17
được trao cho chủ dự án sau khi đã trừ đi phí dịch vụ. Ngược lại, nếu dự án huy động vốn
không thành công, số tiền huy động được nằm dưới quyền sở hữu của ai là phụ thuộc vào
quy định của từng nền tảng huy động vốn.
Tranh chấp là không thể tránh khỏi trong đầu tư. Trong trường hợp huy động vốn
Crowdfunding này cụ thể là khi bên chủ dự án không thực hiện nghĩa vụ với các nhà đầu
tư. Đối với hình thức “đặt hàng trước”, rủi ro thường được ngăn chặn bằng việc thanh
toán của bên quản lý website cho bên chủ dự án. Tiền đầu tư sẽ được thanh toán thành
từng phần và việc thanh toán chỉ hoàn tất sau khi chủ dự án đã hoàn thành hết các nghĩa
vụ đã cam kết trước đó đối với các nhà đầu tư.Đối với hình thức “chia sẻ lợi nhuận”, rủi
ro lại thường được ngăn chặn bằng việc cung cấp cho nhà đầu tư quyền rút vốn. Tuy
nhiên vốn đầu tư cũng không thể được rút về một cách tùy tiện khiến dự án mất tự chủ về
tài chính và có thể thất bại, quyền rút vốn là quyền của nhà đầu tư được nhận lại khoản
tiền đã đâu tư của mình khi phát hiện ra dự án đang thực hiện sai khác so với nội dung
ban đầu hoặc phát hiện ra chủ dự án có gian lận về tài chính hoặc các hành động vi phạm
pháp luật khác.

1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của Crowdfunding Platform
1.2.3.1. Ưu điểm
Website Crowdfunding hình thành được là nhờ hệ thống internet vì vậy có thể nói
đây là một trong những sản phẩm của khoa học công nghệ hiện đại. Chính đặc điểm này
đã tạo cho website huy động vốn Crowdfunding nhiều ưu điểm nổi bật so với các phương
thức huy động vốn khác như sau:
Một là khả năng lan truyền tốt: đây có thể nói là ưu điểm lớn nhất của website huy
động vốn Crowdfunding dựa trên đặc trưng là đám đông của mô hình, đám đông chính là
cách nhanh nhất để lan truyền các thông tin hay là để tạo cảm hứng cho nhau. Khi một
dự án hay thì sẽ có sức lan truyền rộng và được nhiều người biết đến, vì thế mà dễ dàng
thu hút được nhiều đối tượng tham gia, điều này cũng đồng nghĩa với việc khả năng dự
án thu hút được vốn thành công là rất cao.
Hai là quảng cáo miễn phí: với khả năng lan truyền nhanh và rộng của internet và
sự hưởng ứng từ đám đông thì website huy động vốn Crowdfunding chính là một kênh
quảng cáo gần như là miễn phí cho dự án, các chủ dự án không chỉ có thể thu hút vốn mà

18
còn có thể quảng bá về dự án về sản phẩm của dự án, điều này không chỉ quan trọng khi
huy động vốn mà nó còn quan trọng hơn khi cho ra đời sản phẩm. Lúc này, những nhà
đầu tư cũng chính là những khách hàng tiềm năng của dự án, họ có thể sử dụng sản phẩm
đồng thời giới thiệu sản phẩm đến với người khác.
Ba làcó nguồn cung cấp ý tưởng dồi dào: “đám đông luôn khôn ngoan hơn một
người”- lợi thế từ việc huy động vốn đám đông là có nhiều người tham gia và đóng góp ý
kiến, một người không thể biết hếttất cả nhưng đám đông lại là một kho tàng ý tưởng nhờ
đó giúp dự án có thể có được những ý tưởng hay đến từ đám đông đồng thời giúp dự án
hoàn thiện hơn về ý tưởng và quy trình thực hiện.
Bốn là loại bỏ được các rào cản: toàn bộ hoạt động của mô hình website huy động
vốn Crowdfunding đều được thực hiện thông qua hệ thống internet, và đây cũng được
xem như là sản phẩm của quá trình internet được phổ biến và lan rộng. Nhờ có hệ thống
internet nên các nhà đầu tư từ khắp mọi nơi trên thế giới có thể trực tiếp đầu tư cho các

dự án, điều này đã xóa bỏđược các rào cản gặp phải khi các nhà đầu tư quyết định đầu tư
cho một dự án, mà rào cản lớn nhất đó là vị trí địa lý và các yếu tố vùng miền, sau đó là
rào cản về thông tin, về ngôn ngữ
Năm là bỏ qua trung gian: quá trình đầu tư của nhà đầu tư chỉ là tìm hiểu về dự án
thông qua các website, và nếu muốn góp vốn cho dự án thì nhà đầu tư sẽ gửi tiền vào một
tài khoản do quản trị viên của trang web kiểm soát và sẽ được cung cấp cho dự án toàn
bộ khi dự án được thực hiện, việc đầu tư này gần như không mất chi phí hoặc là rất thấp
so với các hình thức đầu tư gián tiếp như thông qua công ty chứng khoán, ngân hàng hay
các quỹ đầu tư… Thông thường các trang web chỉ thu 5% trên tổng giá trị huy động
được và chủ dự án không phải trả các chi phí về tư vấn hay luật sư, điều này đặc biệtthiết
thực trong trường hợp gọi vốn với mục đích từ thiện.
1.2.3.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì mô hình website huy động vốn
Crowdfunding cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định do thời gian hình thành và phát
triển chưa đủ dài như các mô hình huy động vốn khác.
Một làvấn đề thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức: đây là vấn đề khiến cho số
lượng nhà đầu tư tham gia không cao vì trong đám đông nhà đầu tư sẽ có nhà đầu tư

19
không chuyên nghiệp, họ đơn thuần là các cá nhân có một khoản tiền nhàn rỗi và muốn
đầu tư, họ không có năng lực chuyên môn hay kinh nghiệm để có thể phân tích về tính
hiệu quả của dự án. Ngoài ra, họ thường có ítthông tin liên quan đến dự án như các thông
tin vĩ mô, các vấn đề về chính trị, các chính sách… vì thế mà họ khó có thể chắc chắn về
tiềm năng của dự án.
Hai là không có khả năng tồn tại lâu dài: lý do chính là vì sự cạn kiệt nguồn tài
trợ. Vì các dự án bị giới hạn bởi một giá trị huy động, theo thời gian thì số tiền dùng để
đầu tư sẽ giảm vì thế sẽ có nguy cơ dự án phải đối măt với vấn đề cạn kiệt nguồn tài
chính. Có thể nói Crowdfunding thật sự sẽ hiệu quả hơn với những dự án ngắn hạn còn
đối với những dự án đòi hỏi thời gian thực hiện dài thì sẽ có nguy cơ cao phải tạm dừng
vì vấn đề cạn kiệt tài chính trong giai đoạn đang thức hiện.

Ba là có khả năng bị cướp mất ý tưởng: đây là một trong những rủi ro lớn nhất
cho chủ dự án khi thực hiện huy động vốn thông qua mô hình Crowdfunding. Vì để huy
động vốn thì các dự án cần phải trình bày chi tiết về ý tưởng của dự án một cách công
khai trên các website khiến các đối thủ cạnh tranh có thể nắm được những thông tin quan
trọng về dự án, do vậy mà không thể tránh hỏi nguy cơ có thể bị cướp mất ý tưởng. Để
có thể thực hiện huy động vốn thành công và hiện thực hóa đươc ý tưởng thì các chủ dự
án phải thực sự tạo ra được thị trường riêng cho mình để thu hút được nhà đầu tư và đánh
bại được các đối thủ cạnh tranh.
Bốn là mọi thất bại đều công khai: chính vì nguyên tắc công khai nên nếu có sự
truc trặc gì trong quá trình thực hiện dự án thì mọi người đều được biết, điều này ảnh
hưởng tiêu cực đến các thương vụ trong tương lai. Vì các nhà đầu tư là cả một cộng đồng
nên nếu dự án thực hiện không như mong đợi có thể dẫn đến sự bất mãn của đám đông
và chủ dự án có thể sẽ phải đối mặt với nhiều chỉ trích thậm hoặc chí cả những hành
động mang tính pháp lý từ phía đám đông.
Năm là không có sự kiểm soát của nhà đầu tư: nếu như định hướng của dự án thay
đổi, những người đã từng ủng hộ cho nguyên bản sẽ không thể đòi lại số tiền họ đã bỏ ra.
Họ có thể quyết định không đầu tư tiếp cho dự án nhưng vẫn có thể có những nhà đầu tư
tiếp tục ủng hộ và đầu tư tiền vào dự án. Ngoài ra hầu hết những nhà đầu tư ưa thích mô
hình Crowdfunding thường là những người thiếu năng lực và kinh nghiệm để có thể đề

×