Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.05 KB, 105 trang )

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI
1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Trong mỗi nền kinh tế, giao thông vận tải đóng vai trò then chốt trong
vận chuyển, lưu thông hàng hoá, con người. Kinh tế càng phát triển thì đi liền
với đó là nhu cầu về giao thông vận tải ngày càng tăng cao. Ngày nay, các
hình thức vận chuyển rất đa dạng và phong phú, có thể bằng đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng không và đường bộ. Trong đó, nhu cầu sử dụng đường bộ
và đi kèm theo là xe cơ giới đã trở nên phổ biến. Việc sử dụng xe cơ giới để
làm phương tiện đi lại của các cá nhân, các tổ chức và các doanh nghiệp cũng
ngày càng tăng lên. Xe cơ giới là một trong những loại phương tiện có tính
cơ động cao, tính việt giã tốt và tham gia triệt để vào quá trình đi lại và vận
chuyển. Việc phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là một
trong những ưu tiên của Chính phủ các nước
Nguyên lý vận hành của xe cơ giới dựa trên sức mạnh của động cơ với
tốc độ nhanh, dẫn đến xac suất rủi ro cao, kéo theo số vụ tai nạn giao thông
ngày càng nhiều với mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu
thống kê của cục cảnh sát giao thông, trong số các loại phương tiện giao
thông đường bộ thì mức độ gây tai nạn giao thông ở xe cơ giới cao hơn các
loại phương tiện khác . Xe cơ giới vẫn là loại phương tiện có giá trị tài sản lớn
đối với các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp, do vậy khi gặp tai nạn thiệt
hại mà chủ xe phải gánh chịu sẽ rất lớn, ảnh hưởnh đến quá trình đi lại và
kinh doanh, gây khó khăn về mặt tài chính cho họ, nên việc bù đắp bằng tài
chính kịp thời là một nhu cầu hết sức cần thiết.
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
1
Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ Việt Nam
(2004-2008):
Năm


Ô tô
(Chiếc)
So sánh với năm
trước
Mô Tô
(Chiếc)
So sánh với năm
trước
Tổng số
(chiếc)
So sánh năm trước
Tăng
(Giảm)
tuyệt đối
(chiếc)
Tăng
(Giảm)
tương
đối (%)
Tăng
(Giảm)
tuyệt đối
(chiếc)
Tăng
(Giảm)
tương
đối (%)
Tăng
(Giảm)
tuyệt đối

(chiếc)
Tăng
(Giảm)
tương
đối (%)
2004
774.824 - - 13.375.992 - - 14.150.816 - -
2005 891.104 116.280 15,0 16.086.644 2.710.652 20,3 16.997.748 2.846.932 20,1
2006 1.026.512 135.408 15,2 18.901.206 2.814.562 17,5 19.927.718 2.929.970 17,2
2007 1.183.260 156.748 15,3 22.350.676 3.449.470 18,2 23.533.936 3.606.218 18,1
2008 1.352.510 169.250 14,3 23.850.127 1.499.451 6,7 25.202.637 1.668.701 7,1
( Nguồn: Báo cáo của ủy ban an toàn giao thông)
Qua bảng trên có thể nhận thấy số lương xe cơ giới tăng khá nhanh qua
các năm. Nếu năm 2004 số lượng xe ô tô mới là 774.824 xe thì năm 2008 đã
là 1.352.510 xe (gấp 1,75 lần); Số lượng xe máy tăng nhanh hơn: năm 2004 là
13.375.992 xe thì năm 2008 đã là 23.850.127 xe (gấp 1.78 lần).
Trong khi đó, Xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu. Ơ nước ta hiện nay
các tuyến đường bộ chất lượng vẫn chưa được cao, hơn nữa điều kiện thời tiết
diễn biến phức tạp do vậy nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông vẫn còn cao.
Mặt khác xe cơ giới chịu ảnh hưởng rất nhiều vào trình độ cũng như là
ý thức chấp hành luật lệ giao thông của lái xe. Xem xét nguyên nhân gây tai
ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ trong năm các năm cho thấy, nguyên
nhân do lỗi của chủ phương tiện chiếm tới 70%, 30% còn lại là do các nguyên
nhân khác. Hầu hết các lái xe chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu…
Những điều trên thực sự là mối đe doạ lớn về tính mạng và tài sản của
các chủ phương tiện tham gia giao thông nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Để minh hoạ cho điều này chúng ta xem bảng dưới đây:
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
2

Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam
( 2004-2008):
Năm
Số vụ Số người chết Số người bị thương
Số vụ
So sánh với năm
trước
Số
người
chết
So sánh với năm
trước
Số
người bị
thương
So sánh với năm
trước
Tăng
(giảm)
tuyệt
đối
Tăng
(giảm)
tương
đối
(%)
Tăng
(giảm)
tuyệt
đối

Tăng
(giảm)
tương
đối
Tăng
(giảm)
tuyệt
đối
Tăng
(giảm)
tương
đối
2004 29.135 _ _ 9.103 _ _ 27.102 _ _
2005 29.083 - 52 - 0,18 11.214 2.111 23,19 28.326 1.224 4,52
2006 30.125 1.042 3,58 12.111 891 8,00 28.965 639 2,26
2007 31.273 1.148 3,81 12.834 723 5,97 29.273 308 1,06
2008 32.277 1.004 3,21 13.469 635 4,95 29.491 218 0,74
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông)
Theo bảng số liệu trên, số vụ tai nạn giao thông hầu như không ngừng
tăng lên qua các năm, kéo theo đó là những thiệt hại về vật chất và con người.
Năm 2008 là 32.277 vụ tăng gấp 1,11 lần so với năm 2004; Số người chết
tăng gấp 1,48 lần; Số người bị thương tăng gấp 1,09 lần. Riêng năm 2005 tuy
số vụ tai nạn giao thông có giảm so với năm 2004 là 52 vụ nhưng những thiệt
hại về con người lại tăng lên đột biến; số người chết tăng 2.111 người và số
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
3
người bị thương tăng 1.224 người. Điều đó chứng tỏ mức độ nghiêm trọng
của các vụ tai nạn xảy ra trong năm này là rất cao.
Trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng cả về số vụ và số người
chết, gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản cho các chủ phương tiện

tham gia giao thông. Tính chung cả nước, hàng năm thiệt hại về tài sản do tai
nạn giao thông lên hàng trăm tỷ đồng, nếu tính bình quân thiệt hại về tài sản
của mỗi vụ tai nạn thường lên tới hàng chục triệu đồng. Đây là con số không
nhỏ đối với cá nhân các chủ phương tiện. Khi tai nạn giao thông xảy ra, các
chủ xe không chỉ thiệt hại về vật chất, con người mag có thể phải đền bù thiệt
hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn. Điều đó đã tạo ra sức ép tài chính lẫn
tinh thần đối với các chủ xe và những người điều khiển phương tiện. Vì vậy,
để khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các
chủ phương tiện tham gia giao thông, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
đã ra đời và được triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt
động tại Việt Nam. Đây là biện pháp tốt nhất để bù đắp thiệt hại sau khi rủi ro
xảy ra. Biện pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng góp
một khoản tiền nhỏ gọi là phí bảo hiểm để hình thành quỹ tài chính bảo hiểm
từ đó sẽ bồi thường cho những thiệt hại về vật chất của bản thân chiếc xe đó
khi chúng không may gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một tất
yếu khách quan, là sự cần thiết và quan trọng đối với các chủ xe trong quá
trình sử dụng và điều khiển xe của mình, góp phần khắc phục tình trạng khó
khăn về mặt tài chính khi không may gặp tai nạn, đồng thời nhanh chóng khôi
phục xe về trạng thái ban đầu để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Thứ nhất: Góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro
xảy ra cho người tham gia bảo hiểm
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
4
Hoạt động của xe cơ giới tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất dễ
xảy ra. Trong khi đó xe cơ giới là tài sản có giá trị thường lớn, chính vì vậy
nếu xẩy ra tai nạn người chủ sở hữu sẽ chịu thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng
đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp,
thậm chí gây thiệt hại cả tính mạng và gặp phải rất nhiều khó khăn để khắc

phục hậu quả. Tuy nhiên nếu tham gia bảo hiểm, các chủ xe sẽ nhận được một
khoản tiền bồi thường đấy đủ, nhanh chóng từ các nhà bảo hiểm, tình trạng
khó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây lên sẽ nhanh chóng được giải
quyết, nhờ đó các chủ xe có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinh
vượt qúa khả năng tài chính, sớm ổn định đời sống. Từ đó, họ có thể khôi
phục sản xuất kinhdoanh và các hoạt động khác một cách bình thường.
Thứ hai: Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất,
giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt
nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng không
chỉ dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn mà còn
được thể hiện rất rõ trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn
giao thông. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng
với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy
ra. Những nguy nan do cơ sở hạ tàng yếu kém đã được các doanh nghiệp bảo
hiểm hỗ trợ, đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp
phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cùng
nghành giao thông làm các biển báo chỉ đường, đường phụ, đường lánh
nạn...từ đó đã làm giảm nguy cơ gây tai nạn. Đồng thời, doanh nghiệp bảo
hiểm cũng tăng cường thông tin, khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề
phòng, hạn chế rủi ro và tổn thất. Chẳng hạn, các doanh nghiệp bảo hiểm có
thể phối hợp với các ban nghành chức năng có liên quan để thực hiện tuyên
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
5
truyền luật an toàn giao thông Tính trung bình, hàng năm, các doanh nghiệp
bảo hiểm đã đóng góp hàng chục tỷ đồng cho công tác đề phòng và hạn chế
tai nạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng dành cho các chủ xa, lái xe
ít để xảy ra tai nạn giao thông, thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất tôt một
mức phí ưu đãi
Thứ ba: Góp phần ổn định chi tiêu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước

và tạo thêm việc làm cho người lao động
Với quỹ bảo hiểm do những thành viên tham gia đóng góp, cơ quan,
công ty bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người
tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách
Nhà nước sẽ không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh
nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm hoạ,
mang tính xã hội rộng lớn.
Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tham gia các nghiệp vụ
bảo hiểm xe cơ giới ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội để tăng doanh thu phí
cho các doanh nghiệp bảo hiểm và tăng ngân sách Nhà nước thông qua hình
thức đóng thuế. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để đầu tư, nâng cấp cơ
sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cung với các
nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ giới còn tạo thêm nhiều công ăn
việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội
Thứ tư: Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm
bảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáp ứng nhu cầu về vốn
ngày càng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh
tế thị trường. Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảo
hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện lời cam kết cảu họ với khách
hàng nhưng quỹ này tạm thời nhàn rỗi. Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
6
thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong
nền kinh tế quốc dân
1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên
đường bộ bằng đông cơ của chính chiếc xe đó. Đối tượng bảo hiểm chính là
bản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị cụ thể

(có thể lượng hoá bằng tiền); xe có giá trị sử dụng; xe có đầy đủ các điều kiện
về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý để được lưu hành; và xe cơ giới phải là một
chỉnh thể thống nhất với đầy đủ các bộ phận cấu thành
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở đây có thể là ôtô hoặc môtô.
Nếu đối tượng là môtô thì chủ xe phải tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe. Nếu
đối tượng bảo hiểm là ôtô thì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các
chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc chỉ tham gia bảo hiểm
cho từng tổng thành riêng biệt
Về mặt kỹ thuật xe cơ giới, xe ôtô được chia thành 7 tổng thành cơ bản:
- Tổng thành thân vỏ, bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn,
toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần
gạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay...;
- Tổng thành hệ thống lái, bao gồm: vôlăng lái, trục tay lái, thanh kéo
ngang, thanh kéo dọc, phi de;
- Tổng thành hộp số, bao gồm: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có);
- Tổng thành động cơ;
- Tổng thành trục trước (cần trước), bao gồm: dầm cầu trục lắp hệ
thống treo nhíp, mayơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêm
cần visai với vỏ cần;
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
7
- Tổng thành trục sau, bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, visai, cụm
mayơ sau, cơ cấu phanh, xilanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau,
nhíp...;
- Tổng thành bánh xe, bao gồm: lốp, săm (kể cả săm lốp dự phòng);
Ngoài ra, với các xe chuyên dụng như xe cứu hoả, xe cứu thương, xe
chở container... thì có thêm tổng thành chuyên dụng.
Trong tất cả các tổng thành trên, tổng thành thân vỏ thường được chủ
xe ôtô lựa chọn tham gia bảo hiểm nhiều nhất vì đây là phần dễ tổn thương
nhất khi gặp phải rủi ro tai nạn giao thông.

Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xâỷ ra gây tổn thất
cho mình, các chủ xe cơ giới thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở
trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
Trong phạm vi chuyên đề này, chỉ tập chung nghiên cứu nghiệm vụ bảo
hiểm vật chất xe. Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụng bắt
buộc bằng pháp luật đối với các chủ xe, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình
thưc bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được
bồi thường những thiệt hại vật chất xẩy ra với xe của mình do những rủi ro
bảo hiêm gây nên. Thông thường các chủ xe ôtô có thể tham gia bảo hiểm vật
chất xe theo một trong hai hình thức sau:
- Bảo hiểm toàn bộ xe,
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
8
- Bảo hiểm thân vỏ xe.
Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ khai
thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới đối với xe ôtô mà hạn chế bảo hiểm vật chất
cho xe môtô.
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm
Thông thường trong một hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro
được bảo hiểm gồm có:
- Tai nạn do đâm va, lật đổ.
- Cháy, nổ, bão lụt,sét đánh, động đất, mưa đá;
- Mất cắp toàn bộ xe;

- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên;
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xẩy ra cho chiếc
xe được bảo hiểm, nhà bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo
hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bi thiệt hại do
các rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công ty
bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng
nhận bảo hiểm. đồng thời công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi
thường những thiệt hại vật chất của xe bị gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết
tật và hư hỏng do sửa chữa gây nên.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm nốp bị hư hỏng
ma không do tai nạn gây ra.
- Mất cắp các bộ phận của xe.
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
9
Để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dung bảo hiểm, những hành vi
vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông, hay một số những rủi ro đặc biệt khác,
những thiệt hại tổn thất xẩy ra bởi những nguyên do sau cũng không đươc bồi
thường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe;
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo
pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường
bộ như:
. Xe không có giấy phép lưu hành;
. Lái xe không có bằng lái, hoặc không có những giấy tờ hợp lệ;

.Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích
tương tự trong khi điều khiển xe;
.Xe chở chất cháy, chầt nổ trái phép;
.Xe chở quá trọng tải hoăc số hành khách quy định;
.Xe đi vào đường cấm;
.Xe đi đêm không đèn;
.Xe sử dụng tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
- Những thiệt hại gián tiếp như : giảm gia trị thương mại, làm đình trệ
sản xuất kinh doanh;
-Thiệt hại do chiến tranh
Trong trường hợp chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thì
quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới. Nếu chủ xe cũ không
chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thi công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại
phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu chủ xe mới có yêu
cầu.
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
10
1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
* Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời
điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm là căn cứ quan trọng để lựa chọn số tiền bảo hiểm và
là cơ sở bồi thường thiệt hại thực tế cho người tham gia bảo hiểm. Vì vậy,
việc xác định đúng số tiền bảo hiểm là rất quan trọng nhưng để đánh giá được
chính xác thì không phải là dễ dàng, cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Trên
thực tế các nhà bảo hiểm thường dựa vào năm sản xuất, loại xe, độ cũ mới,
thể tích làm việc của xilanh…để xác định giá trị của xe. Tuy nhiên, việc đánh
giá các yếu tố này là rất khó khăn, hiệu quả không cao chỉ có những người có
chuyên môn mới thực hiện được, có thể dẫn đến tranh cãi, không khách quan.
Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định giá trị bảo hiểm căn cứ

vào khấu hao và giá trị ban đầu (giá trị mua mới) của chiếc xe theo công thức:
G
BH
= G

- G
KH
Trong đó:
G
BH
: Giá trị bảo hiểm của chiếc xe.
G

: Giá trị ban đầu của chiếc xe, giá trị mua mới.
G
KH
: Giá trị được khấu hao của chiếc xe (theo năm).
G
KH
= G

* Tỷ lệ khấu hao*Số năm sử dụng
Để đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khi
nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của xe. Hai bên sẽ cùng nhau
tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm và
cùng nhau thảo luận để xác định giá trị xe, trong nhiều trường hợp cụ thể
doanh nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe
trong quá trình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
11

- Đối với những chiếc xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định
giá trị ban đầu của xe đơn giản hơn. Có thể căn cứ vào các giấy tờ, hoá đơn
mua bán xe, hoá đơn thu thuế trước bạ để xác định giá trị xe
Với xe có thời gian sử dụng dưới 1 năm thì G
KH
=0, nên giá trị bảo
hiểm bằng giá trị ban đầu của xe.
- Đối với loại xe đã qua sử dụng thì việc đánh giá giá trị xe mới đòi hỏi
nhiều công đoạn phức tạp để đánh giá về giá trị ban đầu, và tình trạng khấu
hao cũng như tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe.
Với xe có thời gian sử dụng trên 1 năm (G
KH
>0) nên giá trị bảo hiểm
luôn nhỏ hơn giá trị ban đầu của xe.
Trên cơ sở đó, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến kết
luận về giá trị bảo hiểm. Sau đó chủ xe có thể quyết định tham gia bảo hiểm
với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hay bằng giá trị thực tế của xe. Trên thực tế,
việc xác định giá btrị bảo hiểm này chỉ mang tính chất tưông đối và hợp lý,
không thể có kết quả tuyệt đối chính xác. Một số doanh nghiệp bảo hiểm
thường xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, loại xe, mác xe, năm
sản xuất, dung tích xilanh...
* Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo
hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm hay giới hạn bồi
thường tối đa của nhà bảo hiểm. Nói cách khác, trong bất kì trường hợp
nào, số tiền bồi thường, chi trả cao nhất của người bảo hiểm cũng chỉ bằng số
tiền bảo hiểm.
Cơ sơ để xác định số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới
là giá trị bảo hiểm và được chia thành ba trường hợp sau:
-Bảo hiểm dưới giá trị: theo hình thức này, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn

giá trị bảo hiểm
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
12
-Bảo hiểm ngang gia trị (bảo hiểm đúng giá trị): số tiền bảo hiểm bằng
giá trị bảo hiểm
-Bảo hiểm trên giá trị: số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm.
Trường hợp bảo hiểm toàn bộ xe, số tiền bảo hiểm chính là giá trị thực
tế của xe vào thời điểm ký kết hợp đồng. Đây còn gọi là trường hợp bảo hiểm
đúng giá trị.
Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm sẽ
được xác định căn cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá
trị toàn bộ xe. tỷ lệ này là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, và các
doanh nghiệp bảo hiểm thường có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận
so với giá trị từng loại xe. Trong số các tổng thành của xe thì tổng thành thân
vỏ xe thường chiếm tỷ lệ lớn về mặt giá trị cũng như chịu ảnh hưởng nhiều
nhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn. Vì thế nếu chọn một tổng thành để
tham gia bảo hiểm thì chủ xe thường chọn tổng thành này
Thông thường, số tiền bảo hiểm do công ty bảo hiểm và người tham
gia bảo hiểm thoả thuận tức là số tiền bảo hiểm do người bảo hiểm yêu cầu và
người được bảo hiểm chấp nhận. Trong trường hợp là xe ôtô hoặc các loại xe
cơ giới có gía trị cao người ta thường tham gia dưới giá trị bảo hiểm hoặc
ngang giá trị bảo hiểm.
1.2.4. Phí bảo hiểm
* Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà những
người tham gia (chủ xe, lái xe) phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi ký hợp
đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia nộp
phí theo đúng quy định, trừ khi có thỏa thuận khác
Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có thể thực hiện bảo hiểm
theo biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu do Bộ Tài Chính quy

Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
13
định hoặc có thể thoả thuận với nhau theo biểu phí và mức trách nhiệm cao
hơn hoặc phạm vi bảo hiểm rộng hơn biểu phí và mức trách nhiệm mà doanh
nghiệp đăng ký với Bộ Tài Chính.
* Phương pháp tính phí bảo hiểm:
Việc xác định mức phí bảo hiểm là công tác rất quan trọng trong triển
khai bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, phí bảo hiểm được coi là giá của sản
phẩm bảo hiểm, phí bảo hiểm có hợp lý mới thu hút được khách hàng. Đặc
biệt nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ phổ biến và được
triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm Phi Nhân Thọ vì vậy tính cạnh tranh
càng trở nên gay gắt. Ngoài việc thu hút khách hàng bằng công tác chăm sóc
khách hàng, bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời thì giá cả của sản
phẩm bảo hiểm là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể, công ty
bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
• Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật riêng nên
các công ty bảo hiểm thường đưa ra những biểu phí xác định phù hợp cho
hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại thành các nhóm. Việc
phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, sự khan hiếm
của phụ tùng, trọng tải xe. Đối với các loại xe hoạt động không thông dụng
như xe kéo Rơmooc, xe chở hàng nặng do mức độ rủi ro cao nên phí bảo
hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định trên mức phí cơ bản.
• Khu vực giữ và để xe: trong thực tế không phải công ty bảo
hiểm nào cũng quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, một số công ty khi tính
phí bảo hiểm đã dựa trên khu vực để xe và giữ xe rất chặt,
• Mục đích sử dụng xe: đây là nhân tố quan trọng khi xác định phí
bảo hiểm. Với mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau.
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A

14
Xe dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì khả năng gặp rủi ro cao hơn
rất nhiều so với xe sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc cơ quan hành chính sự
nghiệp. Xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì xác suất rủi ro xảy ra càng lớn.
• Tình hình bồi thường tổn thất những năm trước: nếu những năm
trước đó tổn thất xảy ra lớn và thường xuyên thì phí bảo hiểm sẽ tăng và
ngược lại.
• Tuổi tác, kinh nghiệm của lái xe, của người yêu cầu bảo hiểm và
người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm: số liệu thống kê cho
thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi.
Trong thực tế, các công ty thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xe
trên 50 tuổi do kinh nghiệm cho thấy những lái xe này ít gặp tai nạn hơn so
với các lái xe trẻ tuổi. Tuy nhiên, với những lái xe quá lớn tuổi (thường từ 60
tuổi trở lên) phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái
xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm. Ngoài ra, để hạn chế tai nạn công
ty bảo hiểm thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần tổn thất
xảy ra đối với xe của mình (hay còn gọi là mức miễn thường). Đối với những
lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với các lái xe lớn tuổi.
• Biểu phí đặc biệt: khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo
hiểm nhiều, các công ty bảo hiểm thường có thể áp dụng biểu phí riêng cho
khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng cũng tương tự như cách tính phí
được đề cập ở trên, chỉ khác là dựa trên số liệu về bản thân khách hàng đó. Cụ
thể:
+ Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm.
+ Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở
những năm trước đó.
+ Tỷ lệ phí theo quy định của công ty.
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
15
Trng hp mc phớ c bit thp hn mc phớ quy nh chung ca

cụng ty thỡ ỏp dng theo mc phớ c bit. Cũn nu mc phớ c bit cao hn
hoc l bng mc phớ chung tc l tỡnh hỡnh tn tht ca khỏch hng cao hn
hoc bng mc tn tht chung thỡ cụng ty bo him s ỏp dng mc phớ
chung.
Gim phớ bo him: khuyn khớch cỏc ch xe cú s lng ln xe
tham gia bo him ti cụng ty mỡnh, cỏc cụng ty bo him thng ỏp dng
mc gim phớ so vi mc phớ chung theo s lng xe tham gia bo him.
Ngoi ra, hu ht cỏc cụng ty bo him cũn ỏp dng c ch gim giỏ cho
nhng ngi tham gia bo him khụng cú khiu ni v tng t l gim giỏ ny
cho s nm khụng cú khiu ni gia tng. Cú th núi õy l bin phỏp ph bin
trong bo him xe c gii.
i vi nhng xe hot ng mang tớnh cht mựa v, tc l ch hot ng
mt s ngy trong nm, thỡ ch xe ch phi úng phớ cho nhng ngy hot
ng ú theo cụng thc sau:
hiểmobả
Phí
=
cả năm
phí Mức
*
tháng
nămtrong dộng hoạt xe tháng Số
12
*
lại hoàn
lệ Tỷ
thun tin cho vic tớnh toỏn, cỏc cụng ty thng ỏp dng phớ thi v.
B Ti chớnh c quan qun lý Nh nc lnh vc bo him thng mi quy
nh biu phớ ngn hn nh sau:
Xe hot ng di 3 thỏng úng 30% phớ c nm;

Xe hot ng t 3 n 6 thỏng úng 60% phớ c nm;
Xe hot ng t trờn 6 n 9 thỏng úng 90% phớ c nm;
Xe hot ng 9 thỏng tr lờn úng 100% phớ c nm.
Hon phớ bo him: Cú nhng trng hp ch xe ó úng phớ bo
him c nm, nhng trong nm ú xe khụng hot ng mt thi gian di vỡ
mt lý do no ú, vớ d nh ngng hot ng tu sa. Trong trng hp ny
Cao hc viờn: Nguyn Thnh Vinh Lp CH 16A
16
thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm cho những tháng
ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính như sau:
l¹i hoµn
PhÝ

= Phí cả năm*
th¸ng 12
n¨mtrong déng ho¹t kh«ngxe th¸ng Sè
*
l¹i hoµn
lÖ Tû
Mỗi công ty bảo hiểm có tỷ lệ hoàn phí là khác nhau. Nhưng thông
thường tỷ lệ này là 80%.
Nếu chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết hạn hợp
đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời
gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần
nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
Phí bảo hiểm vật chất phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe
gồm hai phần: phí thuần (f) và phụ phí (d):
P = f + d
Thực chất phí thuần chính là số tiền bồi thường bình quân cho mỗi đầu
phương tiện tham gia bảo hiểm gặp rủi ro gặp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm

năm thứ i:
f =

=

=
n
1i
n
1i
S
Ci
iTi
Trong đó:
S
i
: Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i.
T
i
: Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i.
C
i
: Số xe hoạt động tham gia bảo hiểm thực tế trong năm thứ i.
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
17
Phần phụ phí d bao gồm các chi phí như đề phòng hạn chế tổn thất, chi
quản lý, lợi nhuận của công ty bảo hiểm…. Phụ phí thường được xác định
bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng phí.
Tuy nhiên, trên thực tế các công ty bảo hiểm áp dụng một phương pháp
tính phí khác dựa trên số tiền bảo hiểm:

P = R* S
BH
Trong đó: R là tỷ lệ phí
Ở nước ta, tỷ lệ phí này là do Bộ Tài Chính đưa ra và các công ty bảo
hiểm đều áp dụng thống nhất.
Phí bảo hiểm vật chất xe ô tô như sau:
Bảng 1.3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Giá trị thực tế của xe
Tỷ lệ phí (%)
BH toàn bộ xe BH thân vỏ xe
1.Xe sử dụng dưới 3 năm (Giá trị
còn lại trên 70% giá trị xe mới)
1,5 2,5
2.Xe sử dụng từ 3 – 6 năm (Giá trị
còn lại 50% - 70%)
1,7 2,7
3. Xe sử dụng trên 6 năm (Giá trị
còn lại < 50%)
1,9 2,9
(Nguồn: Từ biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty Pjico)
1.2.5. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản nhưng do
đặc điểm riêng của xe cơ giới là vận chuyển bằng đường bộ tham gia vào quá
trình vận chuyển, hoạt động của xe cơ giới phụ thuộc rất lớn vào địa hình,
tình hình thời tiết và chất lượng kỹ thuật của xe nên là một nguồn nguy hiểm
cao độ hay nói cách khác khả năng xảy ra tai nạn là rất lớn. Xác suất xảy ra
rủi ro cao hơn nhiều so với các đối tượng tài sản khác. Vì vậy, khi triển khai
nghiệp vụ này, các công ty bảo hiểm đều chú ý đến việc đề phòng tai nạn xảy
ra và cách khắc phục hậu quả khi tai nạn xảy ra. Hàng năm các công ty
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A

18
thường tiến hành trích một phần doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới để phục vụ công tác này. Nguồn quỹ này được chi cho việc xây dựng
hệ thống biển báo, panô áp phích tại những đầu mối giao thông quan trọng,
xây dựng đường lánh nạn, gương cầu tại các đường vòng, đèo dốc…
Ngoài ra, quỹ này còn được dùng để tổ chức các lớp tập huấn cho lái
xe, phụ xe. Khen thưởng thích đáng cho các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt
công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Tuy nhiên đây không chỉ là trách nhiệm của công ty bảo hiểm mà còn
là trách nhiệm của chính các chủ phương tiện mặc dù họ đã tiến hành mua
bảo hiểm vì thực hiện tốt công tác này sẽ làm giảm số vụ tai nạn xảy ra, giảm
ty lệ bồi thường, giảm phí bảo hiểm… từ đó mang lại lợi ích cho công ty bảo
hiểm, cho bản thân người tham gia bảo hiểm và góp phần làm giảm đáng kể
thiệt hại cho xã hội.
1.2.6. Giám định và bồi thường
* Giám định tổn thất:
Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, mọi tổn thất về vật chất
xe cơ giới thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành
giám định thiệt hại với sự chứng kiến của chủ xe, người thứ ba hoạc người đại
diện hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ
thiệt hại do tai nạn gây ra.
Trường hơp chủ xe cơ giớ không thống nhất về mức độ thiệt hại do
doanh nghiệp bảo hiểm xác định,hai bên thoả thận chọn giám định viên kỹ
thuật chuyên nghiệp thực hiện giám định kết luận của giám định viên chuyên
nghiệp được coi là quyết định cuối cùng.
Như vậy dù là giám định viên của công ty hay giám định viên kỹ thuật
chuyên nghiệp thì những kết luận mà họ đưa ra hết sức quan trọng bởi nó có
ảnh hưởng đến quá trình bồi thường. Do vậy doanh nghiệp bảo hiểm cần lựa
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
19

chọn đội ngũ giám định viên co kinh nghiệm và có trình độ cao, trước hết, họ
phải có trình độ hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ bảo hiểm chuyên môn kỹ
thuật sửa chưã xe, về tình hình thị trường của các vật tư thay thế và nơi sửa
chữa thích hợp. Họ phải có hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
Ngoài ra họ phải có khả năng đàm phán thuyết phục khi có các tranh chấp xẩy
ra.
Khi giám định các giám định viên phải thưc hiện các bước sau
. Tiếp nhận các thông tin về tai nạn: số xe, chủ xe, thơi gian, địa điểm
xẩy ra tai nạn, đánh gia sơ bộ thiệt hại và giải quết bước đầu để tránh tình
trạng ách tắc giao thông
. Phải có dự kiến và phương án chuẩn bị giám định: thống nhất với chủ
xe về thời gian, địa điểm giám định, phương tiện giám định
. Giám định viên kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ của các chủ xe
như giấy chứng nhận bảo hiểm, bằng lái xe, giấy đăng ki xe, giấy phép lưu
hành. Trong quá trình giám định phải có mặt và kí xác định của các chủ xe.
. Phân loại, xác định chính xác những thịêt hại thuộc trách nhiệm bảo
hiểm.
. Đánh giá thiệt và chọn phương án khác phục thiệt hại
. Hoàn chỉnh hồ sơ: thu thập hoặc hướng dẫn chủ xe thu thập hồ sơ tai nạn
. Chuyển giao hồ sơ cùng với biên bản giám định chính thức có đầy đủ
chữ kí của các bên cho cán bộ bồi thường để tính toán,duyệt bồi thường trong
những trường hợp đặc biệt, nếu vụ tai nạn xẩy ra quá xa giám định viên hoạc
ở nhửng nơi hiểm trở. Các giám định viên có thể căn cứ vào biên bản của các
cơ quan chức năng.
* Bồi thường:
Bồi thường thiệt hại là khâu công việc rất quan trọng trong quy trình
triển khai một sản phẩm bảo hiểm. Bởi đây là khâu quan trọng thể hiện trách
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
20
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng cũng như thể hiện

quyền lợi của khách hàng và phản ánh rõ nhất lợi ích của sản phẩm bảo hiểm.
Vì vậy, yêu cầu của công tác bồi thường là doanh nghiệp phải tiến hành bồi
thường nhanh chóng, chính xác cho khách hàng đảm bảo khắc phục thiệt hại
về tài chính cho khách hàng những cũng phải đảm bảo yếu tố chính xác cho
bản thân doanh nghiệp tránh các trường hợp trục lợi có thể xảy ra.
* Hồ sơ bồi thường bao gồm:
− Tờ khai tai nạn của chủ xe;
- Bản sao của giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe,
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương
tiện cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe;
- Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao hồ sơ tai nạn gồm: Biên
bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn;
- Bản án hoặc quyết định của toà án trong trường hợp có tranh chấp tại
toà án;
- Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba;
- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn;
* Nguyên tắc bồi thường.
Số tiền bồi thường được cơ quan bảo hiểm tính toán dựa trên cơ sở giá
trị thiệt hại thực tế của xe. Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường khi chủ xe cung
cấp đầy đủ chứng từ hợp lệ. Thông thường việc tính toán số tiền bồi thường
cho thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác định như sau:
(1) Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế.
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế
*

hiÓmob¶ trÞ Gi¸
hiÓmob¶ tiÒn Sè
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
21
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số tổng

thành nhất định thì số tiền bồi thường được tính dựa trên cơ sở thực tế của
tổng thành đó.
(2) Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế.
Để tránh việc trục lợi bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận số
tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người tham
gia bảo hiểm cố tình hoặc vô tình tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá
trị bảo hiểm thì số tiền bồi thường cũng chỉ bằng giá trị thiệt hại thực tế và
luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
Tuy nhiên, trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá
trị thực tế, được gọi là “giá trị thay thế mới”. Khi tổn thất toàn bộ xảy ra công
ty bảo hiểm sẽ bồi thường đúng bằng số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp này
chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao theo các điều kiện bảo hiểm rất
nghiêm ngặt.
(3) Trường hợp tổn thất bộ phận:
- Nếu xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn
giá trị thực tế thì số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm
với giá trị thực tế của xe nhưng bị giới hạn bởi giá trị của bộ phận đó quy định
trong “Bảng tỷ lệ tổng thành xe”.
- Nếu xe được bảo hiểm trên giá trị thực tế thì công ty bảo hiểm sẽ bồi
thường theo giá trị thiệt hại thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tại
nạn nhưng bị giới hạn bởi giá trị của bộ phận đó quy định trong “Bảng tỷ lệ
tổng thành xe”.
- Trong quá trình sửa chữa, khắc phục tổn thất, nếu phải thay thế bộ
phận mới thì số tiền bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm không vượt quá
giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tổn thất.
(4) Trường hợp tổn thất toàn bộ:
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
22
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, bị cướp, mất tích sau 60
ngày không tìm lại được, giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế

của xe tính theo tỷ lệ tổng thành xe hoặc đến mức không thể sửa chữa phục
hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá
trị thực tế của xe.
- Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế của xe, thì công
ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trong
giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Khi đã bồi thường toàn bộ tổn thất cho chiếc xe đó thì công ty bảo
hiểm có quyền thu hồi, thanh lý chiếc xe. Nếu xe bảo hiểm dưới giá trị thực tế
thì công ty bảo hiểm sẽ thu hồi giá trị còn lại theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền
bảo hiểm và giá trị thực tế của xe.
- Đối với trường hợp xe bị mất cắp, mất tích thì chủ xe hoặc lái xe
báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm để lập kế hoạch điều tra xử
lý vụ việc. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xe bị mất cắp, mất tích chủ xe phải
gửi ngay văn bản cho công ty bảo hiểm. Trong trường hợp quá 2 tháng mà xe
bị mất cắp, mất tích không tìm thấy thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho
chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu
sau khi bảo hiểm mà lại tìm thấy chiếc xe thì công ty bảo hiểm có quyền thu
hồi lại chiếc xe đó theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế
của chiếc xe đó.
* Phương thức bồi thường:
Việc lựa chọn phương thưc bồi thương phải tuỳ thuộc vào từng trường
họp cụ thể và phai có sự thống nhất giữa chủ xe và ngươi tham gia bảo hiểm.
Một số phương pháp cụ thể:
-Thanh toán bằng tiền: Vì hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng trả tiền cho
nên các khiếu nại phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ đươc giải quyết
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
23
bằng cáchtrả tiền cho người được bảo hiểm vói số tièn phải trảdo cán bộ bòi
thường của công tinh toán trên cơ sở gia trị thiệt hại thực tế hình thức thanh
toán này thường nhanh và đon giản.

- Sủa chữa xe bị thiệt hại: trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới,các công ty
bảo hiểm thương sử dụng phương thức này theo đó các công ty bảo hiểm sẽ tư
vấn cho chủ xe nơi sửa chữa và chịu trách nhiệm về những khoản chi phí do
sửa chữa các bộ phận đó
-Thay thế : Đây là phương thức bồi thường khá phức tạp và ít được các
công ty bảo hiểm áp dụng
Dù bồi thương theo phương thức nào thì sau khi bồi thường các công ty
bảo hiểm đều có quyền thu hồi lại những phần hư hỏng đã được thay thế
1.3. Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới
* Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một văn bản
pháp lý qua đó bên bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên đươc bảo hiểm khi
có rủi ro xẩy ra gây tổn thất cho chiếc xe và ngược lại, bên được bảo hiểm
cam kết trả phí phù hợp với mức trách nhiệm và rủi ro mà bên bảo hiểm đã
nhận.
* Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm:
- Bên tham gia bảo hiểm:
+Người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy
đủ, theo thời gian và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
+Phải trung thực khi khai báo các rủi ro theo yêu cầu của công ty bảo
hiểm.
+ Có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến mức độ trầm
trọng của rủi ro để hai bên phối hợp kiểm soát. Cụ thể phải thông báo các
trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của
công ty bảo hiểm .
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
24
+ Khi công ty yêu cầu người mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp hạn
chế tổn thất thì bên mua phải có phương thức áp dụng kịp thời.
+ Khi xe bị tai nạn phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế thiệt hại về
người và tái sản đồng thời phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm và công

an nơi gần nhất đến để phối hợp giám định , khám nghiệm hiện trường và giải
quyết hậu quả tai nạn.
- Nhà bảo hiểm:
+ Nhà bảo hiểm phải soạn thảo hợp đồng một cách trung thực để đảm
bảo quyền lợi cho cả hai bên.
+ Giao cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm ngay sau khi
hợp đồng được kí kết.
+ Hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm các biện pháp đề phòng hạn chế
tổn thất.
+ Thực hiện giải quyết bồi thường, chi trả cho ngươi tham gia bảo hiểm
một cách nhanh, chính xác và đấy đủ.
* Nội dung của hợp đồng bảo hiểm :
- Tên, địa chỉ của nhà bảo hiểm.
- Đối tượng bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
- Phạm vị bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm.
- Điều khoản loải trừ trách nhiệm bảo hiểm .
- Thời hạn bảo hiểm.
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm.
- Thời hạn và phương thức trả tiền bảo hiểm.
- Các quyết định giải quyết tranh chấp.
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
* Thời hạn bảo hiểm:
Cao học viên: Nguyễn Thành Vinh Lớp CH 16A
25

×