Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe của công nhân trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tại tỉnh thanh hóa và hà nam năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.58 KB, 66 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc đảm bảo điều kiện lao động tốt cho người lao động là mục tiêu
lớn của nhà nước ta trên con đường CNH-HĐH đất nước , muốn nâng cao
hiệu quả sản xuất phải phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của con người
mà muốn làm được điều đó phải phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi hay không.
Hiện nay vấn đề ôi nhiễm môi sinh, ôi nhiễm môi trường lao động là vấn đề
đáng quan tâm.Nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, điều kiện lao động của công nhân
có nhiều bất lợi, sức khỏe của công nhân bị ảnh hưởng.
Trong sự phát triển của kinh tế của đất nước ngành XDDDCN đóng
một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và là nền tảng của ngành công
nghiệp và giải quyết việc làm cho rất nhiều người lao động. Đặc thù của loại
hình lao dộng này khá phức tạp làm việc trong môi trường khắc nghiệt như
sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng trong nhiều môi trường khác
nhau… và thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại thời tiết rất có hại
cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động nên ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe và có thể dẫn tới tử vong cho công nhân. .Theo thống
kê của tổ chức ILO ngành xây dựng(công trình, dân dụng, giao thông…) là
ngành xảy ra nhiều tai nạn lao đông chiếm 51,11% tiếp theo là các ngành khai
khoáng 12,7%, sản xuất vật liệu xây dựng là 8,3%. Nguyên nhân dẫn đến tai
nạn là do vi phạm quy trình, không có biện pháp an toàn vệ sinh lao động
(ATVSLĐ) [19]. Thống kê từ Bộ xây dựng chỉ trong 6 tháng đầu năm, cả
nước xảy ra 51 vụ TNLĐ trong hoạt động xây dựng, làm chết 13 người, bị
thương 60 người. TNLĐ trong xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số
các vụ TNLĐ xẩy ra với khoảng 55-60% và nguyên nhân dẫn đếnTNLĐ
trong ngành xây dựng (điện, ngã cao, vật rơi, vật ép) đến 75% do điều kiện
làm việc không đảm bảo an toàn [1].Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát môi
2
trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân trong ngành xây dựng
dân dụng trong những năm gần đây. Tuy nhiên một nghiên cứu có hệ thống
về điều kiện môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân chưa đầy


đủ và cập nhật.
Tại tỉnh Thanh Hóa một thành phố rất năng động và ngày càng phát triển
với dân số 3.400.238 người đứng thứ 3 cả nước nên nhu cầu về xây dựng nhà ở
và các công trình là rất lớn do đó nguồn lực cho ngành xây dựng dân dụng là
rất nhiều đặc biệt là công nhân làm việc trong những điều kiện rất khó khăn có
nhiều yếu tố nguy hại đến sức khỏe. Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi thực
hiện nghiên cứu “ Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe của công
nhân trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa
và Hà Nam năm 2012” Nghiên cứu gồm các mục tiêu dưới đây :
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả thực trạng điều kiện lao động trong ngành xây dựng dân
dụng tại tỉnh Thanh Hóa và Hà Nam năm 2012
2 Đánh giá tình hình sức khỏe và bệnh tật trong ngành xây dựng
dân dụng tại tỉnh Thanh Hóa và Hà Nam năm 2012


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Điều kiện lao động
“Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội, kỹ
thuật được thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao
động, môi trường lao động, quy trình công nghệ ở trong một không gian nhất
định và việc bố trí sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó với con người,
tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều
kiện lao động cùng với sự xuất hiện lao động của con người và được phát
triển cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều
kiện lao động còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên của từng nơi và mối
quan hệ của con người trong xã hội” [20].

Khái niệm điều kiện lao động tại nơi làm việc đã được nói đến nhiều
trong các công trình khoa học. Tuy còn nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng
hầu hết đều thống nhất ở các định nghĩa sau:
“Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi
trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có
tác động lên trạng thái, chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc,
thái độ lao động, sức khoẻ , quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả
của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài” [11].
Điều kiện lao động chịu sự tác động của các nhân tố như các nhân tố tự
nhiên- thiên nhiên, kể cả các nhấn tố địa lý và địa chất, các nhân tố kỹ thuật
và tổ chức trong đó các phương tiện, đối tượng và sản phẩm của lao động, các
quá trình công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý, các nhân
tố tâm lý- xã hội, kinh tế- chính trị, các quy phạm pháp luật.
4
1.1.2. Môi trường lao động
Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay
quần thể sinh vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên (đất đai, khí hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã
hội (các hoạt động sản xuất, các quan hệ, phong tục tập quán, văn hoá…) hay
theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm: “các
yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết
với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất sự tồn tại và phát
triển của con người tự nhiên” [6]
1.1.3. Sức khỏe
Theo tổ chức y tế thế giới thì “sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần và phúc lợi xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh, tật”.
Còn trong chiến lược Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1999- 2000 của Bộ y tế đã
nêu rõ “sức khoẻ là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội
chứ không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật, đây là một
quyền cơ bản của con người. Khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất

có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới và
đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần
là lực của ngành y tế” [9]
1.1.4. Công nhân
“Công nhân là những người lao động chân tay, làm việc theo giờ công
và ăn lương theo sản phẩm” [27]
1.1.5. Bệnh nghề nghiệp
“Là hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên
quan tới nghề nghiệp do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao
động xấu” [25],[ 27].
5
1.2. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng dân dụng
1.2.1. Đặc thù của ngành xây dựng
Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Công việc thường được
tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, các sản
phẩm làm ra không giống nhau hoàn toàn từ quy trình công nghệ đến hình
dáng, địa bàn lao động luôn thay đổi, do đó điều kiện lao động của công nhân
hết sức đa dạng, phức tạp và có những đặc điểm sau:
- Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một
công trình, phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao động cũng
thay đổi theo.
- Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc
(như thi công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu ), mức độ cơ giới hóa thi
công còn thấp nên phần lớn công việc và công nhân phải làm thủ công, tốn
nhiều công sức và năng suất lao động thấp, yếu tố rủi ro còn nhiều.
- Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó
như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối, nằm ngửa, nhiều công việc phải làm ở trên
cao, những vị trí cheo leo chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ở
dưới nước hoặc ở sâu trong lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm,
công trình ngầm, nạo vét bùn cống ngầm) nên có nhiều nguy cơ tai nạn.

- Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi,
hơi, khí độc, tiếng ồn ) nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh
hưởng xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió làm ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe người lao động, năng suất lao động giảm.
- Chính những yếu tố đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp hay gián
tiếp gây ốm đau, bệnh tật và tai nạn cho người lao động. [12]
6
1.2.2. Điều kiện môi trường trong ngành xây dựng
1.2.2.1. Điều kiện vi khí hậu
Vi khí hậu trong môi trường lao động sản xuất hay còn gọi là điều kiện
khí tượng trong môi trường sản xuất bao gồm: Nhiệt độ không khí, độ ẩm
không khí, tốc độ chuyển động của không khí và cường độ bức xạ nhiệt từ các
bề mặt xung quanh.Điều kiện khí tượng đó có thể ảnh hưởng tới quá trình
sinh học trong điều hòa nhiệt độ của cơ thể và có thể gây bệnh tật cho người
lao động khi mà các phản ứng sinh lý bị rối loạn [21]
- Khi nhiệt độ cao hơn TCCP sẽ gây ô nhiễm môi trường do nhiệt.
Nhiệt độ cao ảnh hưởng rõ rệt đến các trạng thái chức năng của non người.
Người lao động làm việc trong môi trường quá nóng sẽ dẫn tới các rối loạn
như phù, mất nước, say nóng, trụy tim, tổn thương ngoài da, kiệt sức do nóng.
- Vào những ngày nắng, nóng độ ẩm không khí quá cao sẽ làm giảm khả
năng bài tiết mồ hôi gây nên rối loạn điều hoà thân nhiệt có nguy cơ say nắng,
say nóng, còn nếu vào những ngày lạnh lại gây rét buốt dễ dẫn đến cảm lạnh.
- Tốc độ gió nếu thấp gây nóng nực, giảm khả năng bay mồ hôi ảnh
hưởng đến sự bài tiết mồ hôi sẽ làm giảm sức khoẻ và giảm năng suất lao động.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu(2007) công nhân tại Việt Nam
phải làm việc ở môi trường vi khí hậu nóng.Công nhân tại lò nung phân
xưởng nhà máy xi măng bỉm sơm nhiệt độ là 1450
o
C.Nhiệt độ không khí nơi
làm việc là 40

o
C trong khi đó ở công ty sứ Thái Bình là 38,
o
C [21]
Về yếu tố độ ẩm tốc độ gió theo Lê Minh Châu(2007) nghiên cứu điều
kiện lao động các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tật sức khỏe của công nhân hầm
đường bộ Hải Vân thì vị trị làm việc có độ ẩm tương đối cao, cao nhất là 87,6%
tốc độ lưu chuyển rất thấp phụ thuộc vào hệ thống thông gió nhân tạo [10].
Theo nghiên cứu GS. Lê Trung trong báo cáo toàn văn của viện
YHLĐ-VSMT (2003) cho thấy điều kiện vi khí hậu của một số nhà máy xí
7
nghiệp gạch chịu lửa nhiệt độ tại vị trí lao động từ 28,8-45,3
o
C độ ẩm tương
đối từ 34-79%, tốc độ gió từ 0,2-2,5 m/s. Mỏ đá nhiệt độ từ 28,8-36,4„ C độ
ẩm tương đối 52,5-84,5% tốc độ gió 0,2-2,5m/s.Nhà máy xi măng nhiệt độ từ
24,6-33,2
o
C độ ẩm tương đối từ 54,9-96% tốc độ gió 0,4-0,7m/s [23].
1.2.2.2. Tiếng ồn
Tiếng ồn là một yếu tố đặc trưng của ngành Xây dựng. Trên công trường
xây dựng và tại các dây truyền sản xuất VLXD hầu hết các vị trí có động cơ làm
việc mức ồn đều vượt TCCVSP. Chịu đựng tiếng ồn một cách thái quá có thể
gây ra những thương tích cho hệ thống thính giác của người lao động, gây căng
thẳng thần kinh và đặc biệt là gây nên bệnh điếc nghề nghiệp.
Khi bị tác động của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống. Nếu
tiếp xúc thường xuyên, lặp lại nhiều lần, cơ quan thính giác sẽ không có khả
năng hồi phục, dẫn đến những biến đổi mang tính bệnh lý như gây nặng tai và
bệnh điếc nghề nghiệp. Hơn nữa, trong xây dựng tiếng ồn át tiếng nói và các
tín hiệu âm thanh dẫn đến làm mất khả năng nhận biết các loại tín hiệu âm

thanh như tiếng kêu báo hiệu, tín hiệu làm việc dễ gây nhầm lẫn về thông tin
giữa người với người, giữa người với thiết bị máy móc có thể dẫn đến TNLĐ
và các tác động xấu đến tâm lý người lao động.
Trong xây dựng, hầu hết các thiết bị đều gây ra tiếng ồn và ồn cao (trên
100 dbA). Mức độ tiếng ồn gây ra trong những công việc như đóng cọc, đặt
đường ống ngầm (tại các công trường), tại các điểm đập đá, các loại máy móc
trong dây truyền sản xuất gạch, đá (trong sản xuất VLXD). Theo kết quả đo
độ ồn tại các phân xưởng sản xuất của Công ty VLXD Cẩm Trướng, có
những nơi mức áp suất âm lên tới 106 dbA như tại các điểm đập đá, các máy
nghiền, nóc lò nung.
Cũng theo nghiên cứu của Lưu Minh Châu(2007) nghiên cứu về điều
kiện lao động, những yếu tố nguy cơ anh hưởng đến bệnh tật, sức khỏe công
8
nhân thi công hầm đường bộ hải vân thì có vị trí không đạt tiêu chuẩn
(74,8%) với độ rọi sáng rất thấp trung bình với TCCP, độ rọi sáng chỉ là 46,2
Lux và tất cả các vị trí tiếng ồn đều vượt TCCP từ 12,3-15dbA cho phép [10]
Báo cáo toàn văn của viện YHLĐ-VSMT(2002) cho thấy hầu hết các vị
trí lao động tại CMI, tiếng ồn đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1-14dBA.Phân
tích theo tần số (cũng cho thấy tại một số vị trí lao động, tiếng ồn vượt trị số
giới hạn ngưỡng, thậm chí ở tần số 4000hz, đặc biệt ở những máy khoan và
máy nghiền khác nhau.Vì vậy cũng có nguy cơ gây điếc tiếng ồn cao [23]
1.2.2.3. Ôi nhiễm bụi
Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm do đó ôi nhiễm bụi không
chỉ xảy ra ở các ngành công nghiệp mà còn xảy ra ở mọi ngành nghề, bụi len
lỏi vào nhiều ngõ ngách mà ta khó có thể ngăn cản được.
Hầu hết các vị trí sản xuất trong ngành xây dựng mức bụi đều cao hơn
TCVSCP. Nồng độ bụi cao chính là nguyên nhân gây nên các bệnh bụi phổi.
Trong xây dựng, phổ biến là bệnh bụi phổi silic, bệnh này đến nay chưa có
khả năng chữa được và thường gây biến chứng suy hô hấp, viêm phổi, viêm
phế quản cấp và bị lao. Bụi hóa chất có nguy cơ gây nhiễm độc cấp hoặc

nhiễm độc m•n tính, một số chất gây ung thư, biến đổi gen sinh quái thai.
Nồng độ bụi toàn phần luôn cao hơn MAC và dao động trong khoảng
28,7-60mg/m3 ở nhà máy gạch, trong khoảng 3,3-240mg/m3 ở nơi sản xuất
đá trong khoảng 83-138mg/m3 ở nhà máy xi măng.
Mức độ bụi hô hấp trong khoảng 0,6-2,6mg/m3 ở RB.TN và từ 1,8 đến 12
mg/m3 ở RB. DN.Mức độ bụi hô hấp ở Q.HA khoảng từ 3,0-25,0 mg/m3 và từ
156,7-232,9 mg/m3 ở Q.PL. Ở nhà máy xi măng khoảng từ 5,9-44,0 mg/m3.
Hàm lượng silic tự do trong bụi hô hấp cao. ở RB.TN từ 18,4-26,4% và
ở RB.DN lên tới 39,2%.Ở Q.HA cũng cao, vào khoảng 22,8-23,2 và hơi thấp
ở Q.PL khoảng 4,6-5,0%.Ở các nhà máy xi măng, hàm lượng silic tự do trong
9
bụi hô hấp thường là thấp, trong khoảng 3,5-5,0% ở CF.HP vào trong khoảng
0,6-2,1% ở CF.HT
Theo nghiên cứu của GS Đào Ngọc Phong và các cộng sự về tình hình
ôi nhiễm bụi hơi khí độc tại nhà máy xi măng Hải Phòng từ năm 1981-1984
thấy rằng bụi lơ lửng: 41,9-56,1mg/m3 gấp 26-37 lần TCCP, khí CO từ 0,35-
0,47mg/l, khí SO2 từ 0,014-0,053mg/l gấp 1,2 đến 1,5 lần TCCP [18].
1.3. Một số nghiên cứu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trong ngành
xây dựng dân dụng
1.3.1. Một số nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện lao đông đến sức khỏe
người lao động trên thế giới.
Đã có rất nhiều hội nghị khoa học quốc tế về “tác động phối hợp của
môi trường lao động” như tại Phần Lan (1987), Nhật Bản (1986) [7]
Scheffer M, Dupuis H (1989) nghiên cứu tác động phối hợp của nhiệt
độ với nhiệt độ da [29]
Voscresemski (1898) đã phân tích được nồng độ bụi chứa silic ở trong
phổi và các hạch phế quản. Ông đã khẳng định rằng khối lượng bụi chứa silic
trong phổi của thợ mỏ nhiều hơn những người khác [29]
Hội nghị quốc tế đầu tiên chính thức thảo luận về bệnh bụi phổi silic
được tổ chức ở Tohamnesburg (Nam Phi) năm 1930

ILO (1980) đưa ra bảng phân loại kèm theo bộ phim mẫu, áp dụng cho
tất cả các nước có bệnh bụi phổi silic [8]
Nhiều nước trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về bệnh
bụi phổi silic, vì tác hại nghiêm trọng của nó đến sức khỏe, tính mạng của
công nhân lao động, do đó nhiều hội nghị quốc tế, quốc gia về bệnh bụi phổi
silic đã được tổ chức [26]
10
Theo thông kê của y học thế giới tại các nước công nghiệp hóa thì trung
bình có khoảng 1/4 đến 1/3 số người lao động phải làm việc trong môi trường
lao động có cường độ tiếng ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép [14] [26]
Tại Newzealand, thống kê có 1,4 triệu người lao động làm việc trong
các xí nghiệp nhỏ dưới 50 công nhân, tai nạn lao động năm 1984 là 47425
người, bệnh nghề nghiệp là 1475 người chủ yếu là giảm sức nghe và các bệnh
nhiễm trùng da [26]
Tại Nicaragua, trong 11 tháng từ 1/8/2001 đến 31/7/2002, tất cả các
trường hợp chấn thương xảy ra khi đang làm việc được phân tích, có 3801 chấn
thương liên quan đến nghề nghiệp được xác định, bao gồm 18,5% trong tổng
số 20425 chấn thương được hệ thống giám sát thu thập trong thời gian đó, 27
trường hợp tử vong liên quan đến nghề nghiệp được ghi lại. Chấn thương xảy
ra ở ngoài nơi làm việc chiếm 60% chấn thương liên quan đến nghề nghiệp.
Gần một nửa các chấn thương này xảy ra tại nhà, trong khi đó 19% xảy ra trên
đường. Nguyên nhân chủ yếu của các chấn thương liên quan đến nghề nghiệp
là do ngã (30%), do các vật có lưỡi (28%) và các vết đâm cắt (23%). Ngã là
một nguyên nhân gây tử vong chủ yếu trong nghiên cứu này, gây ra 37% tử
vong liên quan đến nghề nghiệp và hơn một nửa gãy xương. Khoa cấp cứu có
thể là nguồn số liệu lựa chọn quan trọng về các chấn thương nghề nghiệp ở các
nước đang phát triển bởi vì khoa thu thập được các chấn thương của lực
lượnglao động ở cả khu vực chính thức và không chính thức [30].
Tại Singapore, thống kê trên khoảng 1/2 triệu người lao động làm việc
trong 9500 nhà máy trong năm 1985 cho thấy vấn đề tai nạn lao động và bệnh

nghề nghiệp rất cần được quan tâm. Tai nạn lao động là 4357 trường hợp
trong đó tai nạn lao động gây chết người là 61 trường hợp. Thống kê bệnh
nghề nghiệp cho thấy đứng đầu là bệnh điếc nghề nghiệp chiếm 79% bệnh
ngoài da 16% [14],[ 26]
11
1.3.2. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động lên sức khỏe
người lao động tại Việt Nam
Nghiên cứu của GS. Lê Trung và cộng sự trong đề tài nhánh cấp Nhà
nước (2004) cho thấy trong ngành xây dựng, vấn đề ô nhiễm môi trường lao
động, tác hại nghề nghiệp nổi lên vẫn là các yếu tố truyền thống như vi khí
hậu bất lợi, bụi, tiếng ồn…Các bệnh nghề nghiệp chủ yếu là bệnh bụi phổi-
silic (35,37% trong sản xuất vật liệu chịu lửa, 19% trong sản xuất gạch ngói,
16,1% trong khai thác đá), bệnh điếc nghề nghiệp trong khai thác đá là
10,6%, xi măng 9,7%; bệnh da nghề nghiệp trong sản xuất xi măng là 40,1%,
khai thác đá là 35,8% [24]
Theo nghiên cứu của Hoàng Khải Lập, Đỗ Văn Hàm và các ctv (2002)
nghiên cứu một số đặc điểm điều kiện lao động tình trạng sức khỏe của công
nhân ngành cơ khí luyện kim tiến hành tại 4 nhà máy cơ khí. Nhà máy Diezen
Sông công, nhà máy luyện gang thuộc công ty gang thép Thái nguyên, xí nghiệp
luyện kim màu II Thái nguyên và nhà máy thép Thủ đức, Hồ Chí Minh.
Kết quả cho thấy môi trường lao động bị ô nhiễm nặng. Các yếu tố độc
hại chủ yếu là bụi, nhiệt độ cao, tiếng ồn và hơi khí độc. Sức khoẻ công nhân
chủ yếu là loại III. Công nhân có sức khoẻ yếu có xu hướng tăng lên, loại tốt
giảm đi. Các bệnh thường gặp là các bệnh tai mũi họng, hô hấp, răng hàm
mặt. Bệnh bụi phổi chiếm tỷ lệ 11.7 % [15]
Theo GS.TS. Lê Vân Trình Viện trưởng viện NCKHKT-BHLĐ, các
triệu chứng trên không chỉ bắt nguồn từ cường độ làm việc căng thẳng, mà
còn do công nhân cùng lúc phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như bụi
(70,3%), tiếng ồn (70,1%) và nóng (66,2%), chưa kể các yếu tố khác như
phóng xạ, hóa chất.

12
Kết quả phân tích Dự án Nghiên cứu về điều kiện làm việc, bệnh tật
của công nhân các công trường xây dựng do ILO tài trợ cho thấy: công nhân
ngành xây dựng phải tiếp xúc với 10 yếu tố nguy hiểm, nguy hiểm nhiều nhất
là nguy cơ ngã cao (61,8%), trơn trượt (35,8%), mảnh văng bắn (35,5%) và
nguy cơ về điện (24,9%).[6 ]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Toán (2002) về tình hình sức nghe
của công nhân tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng Đề tài nghiên cứu
được tiến hành trên 1498 công nhân sản xuất vật liệu xây dựng (trong đó 547
công nhân sản xuất xi măng, 448 công nhân khai thác đá, 503 công nhân sản
xuất gạch chịu lửa). [22]
Kết quả cho thấy công nhân phải tiếp xúc với tiếng ồn cao từ 86 – 103
dBA ở các công đoạn như khoan đá, nghiền đá, xi măng, dập gạch. Tỷ lệ điếc
nghề nghiệp là 10,07 % trong đó ngành khai thác đá là 16,46 %; ngành sản
xuất gạch chịu lửa 7,29 %; ngành sản xuất xi măng 6,45 %. Các triệu chứng
thu được qua phiếu phỏng vấn như sau: 97,6 % thợ khoan đá bị ù tai, thợ
nghiền đá là 85,7 %, thợ dập gạch là 88,9 %, và thợ đóng bao là 50,8 %. 85,4
% thợ khoan đá nghe kém; tỷ lệ này ở thợ nghiền đá, thợ dập gạch, và thợ
đóng bao là 81 %, 77,8 % và 50 %. 78 % thợ khoan đá bị đau đầu, tỷ lệ này
ở thợ nghiền đá là 85,7 %, thợ dập gạch 87,1 %, và thợ đóng bao 50,0 %. 9,8
% thợ khoan đá, 14,3 % thợ nghiền đá, 15,3 % thợ dập gạch và 2,5 % thợ
đóng bao thường xuyên sử dụng nút tai.
Tác giả đã đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe cho công nhân sản
xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu đề cập đến vấn đề sử dụng nút tai chống ồn.
Nghiên cứu của Lê Thị Hằng và cộng sự (2003) thực hiện theo phương pháp
dịch tễ học mô tả có khảo sát môi trường lao động, khám lâm sàng, chụp X-quang
phổi và đo chức năng hô hấp trên 1204 công nhân sản xuất vật liệu xây dựng.
13
Kết quả cho thấy: Nồng độ bụi silic cao hơn nồng độ tối đa cho phép.
Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi-silic là 7,8 % gồm các thể bệnh từ 1/0p đến 2/1q.

Ngoài ra, có 77 trường hợp bụi phổi-silic 0/1p (6,4 %) [13].
Theo nghiên cứu của Hoàng Khải Lập, Đỗ Văn Hàm và các ctv (2002)
nghiên cứu một số đặc điểm điều kiện lao động tình trạng sức khỏe của công
nhân ngành cơ khí luyện kim tiến hành tại 4 nhà máy cơ khí. Nhà máy Diezen
Sông công, nhà máy luyện gang thuộc công ty gang thép Thái nguyên, xí
nghiệp luyện kim màu II Thái nguyên và nhà máy thép Thủ đức, Hồ Chí Minh.
Kết quả cho thấy môi trường lao động bị ô nhiễm nặng. Các yếu tố độc
hại chủ yếu là bụi, nhiệt độ cao, tiếng ồn và hơi khí độc. Sức khoẻ công nhân
chủ yếu là loại III. Công nhân có sức khoẻ yếu có xu hướng tăng lên, loại tốt
giảm đi. Các bệnh thường gặp là các bệnh tai mũi họng, hô hấp, răng hàm
mặt. Bệnh bụi phổi chiếm tỷ lệ 11.7 %.[15]
Về các bệnh ngoài da có nghiên cứu của Khúc Xuyền và ctv(2003)
Bước đầu khảo sát bệnh ngoài da của công nhân ngành xây dựng.Qua khảo
sát nghiên cứu từ 1986 đến 1990 tại các nhà máy xi măng và các khu công
nghiệp bê tông nhận thấy:
-Bệnh ngoài da: 52,21%
-Viêm da kích thích:16,50%
Trong đó:
Công nhân sản xuất xi măng là 14,84%, công nhân sử dụng xi măng
là:20,32%, Viêm da chàm tiếp xúc là: 10,33% trong đó công nhân sản xuất xi
măng 11,36%, công nhân sử dụng xi măng: 8,12%
Kết quả thử nghiệm da dương tính với kali bicromat là 23,07% và với
xi măng portland là 19,23% [28].
14
Đã có nhiều nghiên cứu về bênh đường hô hấp của công nhân xây dựng
như nghiên cứu của Đinh Xuân Ngôn, Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Bích Thủy,
Đặng Ngọc Tuấn[11]trên 174 người lao động tại 10 cơ sở sản xuất đá xây dựng
tư nhân ở tỉnh Hà Nam tiếp xúc trực tiếp với khói bụi cho thấy triệu chứng ho
khan 73,6%, ho khạc đờm 35,6%, ho khạc đờm trên 2 tháng/năm 19,5%, ho ra
máu là 4,6%, khó thở khi làm việc gắng sức là 21,8%, đau tức ngực khi làm

việc 21,3 %, khó thở từng cơn về đêm 5,1%, sốt về chiều 5,7% [17]
1.4. Đôi nét về ngành xây dựng tỉnh thanh hóa và hà nam
Thanh Hóa là một tỉnh lớn có 4 vùng kinh tế phong phú, có tiềm năng
trí tuệ, có lực lượng lao động dồi dào, tất cả đang tiềm ẩn cho 1 tương lai phát
triển. Với chính sách mở cửa của Nhà nước ta Thanh Hoá đã đang và sẽ có
nhiều dự án đầu tư xây dựng , mở rộng các khu công nghiệp: Bỉm Sơn, Lam
Sơn, Nghi Sơn, Vân Du, Nông Cống, Cảng Lễ Môn , đô thị du lịch Sầm
Sơn, và một loại hình công nghiệp đặc biệt - công nghiệp không có ống khói.
Nền kinh tế Thanh Hoá phát triển là miền đất hứa của ngành Xây dựng.
Ngoài các đơn vị quốc doanh trực thuộc Sở, ngành Xây dựng Thanh
Hoá còn có nhiều thành phần kinh tế khác, từ quốc doanh Trung ương, quốc
doanh Tỉnh (của các ngành), quốc doanh thành phố, huyện, thị đến các doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã, tổ hợp tác, thợ tự do với hơn 2
vạn người làm công tác xây dựng và sản xuất - cung ứng vật liệu trong tỉnh.
Với lực lượng ấy, ngành Xây dựng Thanh Hoá có đủ sức đảm nhiệm hàng
trăm công trình lớn nhỏ và cung cấp đầy đủ chủng loại vật liệu xây dựng.
Trong những năm qua, ngành Xây dựng Thanh Hóa đã tích cực nhạy
bén với cơ chế mở cửa, chủ động tìm kiếm thị trường, không ngừng cải tiến về
tổ chức sản xuất, đẩy mạnh đầu tư mới về thiết bị, công nghệ. Đặc biệt rất quan
tâm đến công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng nhằm sản xuất những sản phẩm
15
vật liệu xây dựng mới có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng
và tham gia xuất khẩu. Sự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất vật liệu xây
dựng, thi công xây lắp cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ tin học và
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Ngành Xây dựng đã tạo
ra một thị trường sản xuất, mua bán, kinh doanh vật liệu xây dựng, và hành
nghề xây dựng đa dạng, phong phú, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng của
Nhà nước và nhân dân các vùng, các miền trên địa bàn tỉnh. Đây là tiền đề, là
cơ sở ban đầu để Ngành Xây dựng Thanh Hóa từng bước thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua ngành Xây dựng Hà Nam đã luôn đổi mới, phát
huy truyền thống, tự chủ sáng tạo, đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó
khăn thử thách và không ngừng phát triển, trưởng thành.
Lực lượng tư vấn, thiết kế xây dựng từ những ngày đầu mới thành lập
còn nhỏ bé đến nay đã có sự phát triển liên tục, đã thiết kế được nhiều công
trình có ý nghĩa lớn về văn hoá, kiến trúc và giá trị kinh tế.
Lực lượng xây lắp đã phát huy được truyền thống vốn có, tiếp tục trụ
vững và phát triển cùng với nhiều loại hình doanh nghiệp xây lắp thuộc các
thành phần kinh tế khác ra đời đã tạo lập được các tiền đề vật chất quan trọng
trong cạnh tranh thi công xây lắp trong cơ chế thị trường.
Lĩnh vực vật liệu xây dựng: Năm 1998, Sở đã lập và trình UBND tỉnh
phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2000
và định hướng đến năm 2010; năm 2005 quy hoạch phát triển vật liệu xây
dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được điều
chỉnh theo hướng mở, trong đó coi phát triển công nghiệp xi măng giữ vai trò
chủ lực. Năm 2006, Sở đã lập và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển công
16
nghiệp xi măng tỉnh Hà Nam đến năm 2010” với mục tiêu thu hút đầu tư các
dự án sản xuất xi măng vào địa bàn tỉnh đạt tổng công suất thiết kế từ 8 đến
10 triệu tấn xi măng/năm. Cùng với Đề án xi măng, Đề án công nghiệp “hậu
xi măng” cũng đã và đang thu hút được nhiều dự án đầu tư trong các lĩnh vực
sản xuất cấu kiện bê tông, gạch bê tông siêu nhẹ, vật liệu xây không nung và
tấm 3D Pa nen. Năm 2011 tỉnh đã xóa bỏ hoàn toàn việc sản xuất gạch đất sét
nung bằng lò thủ công (406 lò). Năm 2012 quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt.
17
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và nghiên cứu mô tả cắt
ngang kết hợp định tính và định lượng.

2.1.1. Nghiên cứu hồi cứu:
2.1.1.1. Khảo sát điều kiện lao động
- Hồi cứu số liệu qua bộ phận tổ chức lao động tiền lương, Công đoàn
ngành, Trung tâm Y tế lao động ngành:
+ Số lượng người lao động trực tiếp, gián tiếp
+ Sơ đồ phân bố ngành
+ Số liệu đo đạc về môi trường lao động trong 03 (05) năm gần nhất, bao
gồm vi khí hậu, bụi (bụi toàn phần, bụi hô hấp, hàm lượng SiO
2
), tiếng ồn…
2.1.1.2. Đánh giá tình hình sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến
nghề nghiệp, tai nạn lao động:
- Hồi cứu số liệu khám sức khỏe định kỳ trong 03 (05) năm trở lại qua
sổ sách khám chữa bệnh:
+ Các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh.
+ Các dấu hiệu cận lâm sàng (qua chụp phim phổi, đo thính lực, các xét
nghiệm )
- Hồi cứu số TNLĐ (số vụ, tính chất, nguyên nhân, loại tổn thương…).
Các biện pháp cải thiện ĐKLĐ.
2.1.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng:
2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh, đó là Thanh Hóa trên cơ sở 2
nghề lao động chủ yếu trong ngành xây dựng dân dụng, các điểm được chọn
để triển khai nghiên cứu ở mỗi tỉnh, cụ thể là:
18
+ Nghề lao động sản xuất vật liệu xây dựng: Nghiên cứu tại một số cơ
sở sau
+ Cơ sở khai thác, chế biến đá
+ Cơ sở sản xuất xi măng
+ Cơ sở sản xuất gạch, ngói

+ Nghề lao động xây lắp tại các công trình xây dựng (Sửa chữa/xây
mới): Nghiên cứu tại một số công trình sau:
+ Công trình xây dựng Nhà ở/nhà làm việc
+ Công trình xây dựng Khách sạn/nhà hàng
2.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Mội trường lao động
- Sổ sách, hồ sơ sức khỏe
- Các văn bản, chính sách, chế độ về CSSK
- Công nhân xây dựng
- Cán bộ quản lý các cấp
2.1.2.3. Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang
n =Z
2
(1-α/2)
px (1-p)
d
2
Trong đó tra: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra
P = 0,084: Tỷ lệ công nhân mắc bệnh Bụi phổi Silic trong nghiên
cứu của Trình Công Tuấn năm 2002.
d: Độ chính xác tuyệt đối của p, chọn d= 0,05.
α: 0,05 ứng với độ tin cậy =95%
Z
(1-α/2)
=1,96 tương ứng với α=0,05
N=120==> Cỡ mẫu tại 2 tỉnh nghiên cứu =240
19
Cách chọn mẫu:
Nghiên cứu định lượng:

- Tại mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 3 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (đá,
xi măng, gạch ngói) và 2 công trình xây dựng dân dụng ( nhà ở, bệnh viện,
trường học).
- Tại mỗi cơ sở chọn ngẫu nhiên các công nhân làm việc trực tiếp tại
các công đoạn có nguy cơ cao đối với sức khỏe cho đến đủ 24 công nhân thì
dừng lại.
Nghiên cứu định tính: Mỗi cơ sở chọn chủ định 3 cán bộ quản lý.
2.2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu:
- Hồi cứu số liệu bằng bộ phiếu điều tra chuẩn bị sẵn.
- Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn.
- Phỏng vấn sâu dùng Bản hướng dẫn.
2.2.5. Nội dung nghiên cứu: Tại mỗi tỉnh:
- Phỏng vấn sâu lãnh đạo các Cấp, ban ngành (tổ chức lao động tiền
lương, Công đoàn ngành, Trung tâm Y tế lao động ngành Xây dựng, lãnh đạo
doanh nghiệp, phụ trách y tế doanh nghiệp…) về hoạt động của các dịch vụ y
tế lao động trong ngành và tại các doanh nghiệp ( nhu cầu, đáp ứng, sẵn có
của các dịch vụ về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất… cũng như những thuận
lợi, khó khăn trong khi thực hiện, đề xuất…). Tại mỗi tỉnh/thành sẽ tiến hành
15 phỏng vấn sâu.
- Quan sát các loại hình dịch vụ y tế lao động tại các địa điểm nghiên cứu.
- Phỏng vấn người lao động về các dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến
bệnh…; Tại mỗi tỉnh sẽ phỏng vấn 120 người lao động.
20
2.2.6.Biến số chỉ số
Mục tiêu Biến số - Chỉ số
Phương pháp
thu thập
Công cụ
Thực trạng điều kiện
lao động của ngành

Xây dựng dân dụng.
Tỷ lệ CN trực tiếp sản xuất phải
tiếp xúc với các yếu tố độc hại
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Tỷ lệ CN cảm nhận về tính chất
công việc
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Tỷ lệ CN làm ca kíp Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Tỷ lệ nơi làm việc có các biện
pháp kỹ thuật vệ sinh
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Số lượng các trang thiết bị bảo
hộ cá nhân trong 1 năm
Tỷ lệ CN sử dụng các trang
thiết bi bảo hộ cá nhân
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Tỷ lệ CN học tập về an toàn, vệ
sinh LÐ và BNN
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Tỷ lệ CN được giải thích về
nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
nơi làm việc
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi

Tỷ lệ các đơn vị trong phân
xưởng được đo MTLÐ
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Tình hình sức khỏe,
bệnh nghề nghiệp và
các bệnh liên quan đến
nghề nghiệp, tai nạn lao
động trong ngành Xây
dựng dân dụng
- Phân bố CN theo giới
- Phân bố CN theo tuổi đời
- Phân bố CN theo tuổi nghề
- Phân bố CN theo trình độ
học vấn
- Tỷ lệ CN hút thuốc lá/lào
- Tỷ lệ CN uống bia/rýợu
trýớc khi LÐ
Phỏng vấn Bộ câu
hỏi
Tỷ lệ CN xuất hiện các triệu
chứng về sức khỏe (ho, tức
21
ngực, đau đầu, ù tai, mệt mỏi,
mất ngủ, đau xương khớp, ngứa
da, ) sau ngày làm việc
Tỷ lệ CN xuất hiện triệu chứng,
mắc bệnh trong 2 tuần qua
Tỷ lệ CN mắc bệnh mạn tính
Khả nãng cung cấp dịch

vụ Y tế lao động cơ bản
(BOHS) trong ngành
Xây dựng dân dụng
Tỷ lệ các phân xưởng có phòng
y tế
Tỷ lệ CN được khám tuyển trý-
ớc khi vào làm
Tỷ lệ CN được khám sức khoẻ
định kỳ
Tỷ lệ CN bị bệnh nghề nghiệp
Tỷ lệ CN được làm các xét
nghiệm sau trong các đợt khám
của doanh nghiệp
Tỷ lệ CN được khám lại từ khi
phát hiện bệnh
Tỷ lệ CN đã từng bị tai nạn lao
động trong 3 năm gần đây
Tỷ lệ CN được hýởng chế độ
trợ cấp ốm đau, TNLÐ
Tỷ lệ CN được hýởng chế độ
điều dýỡng trong 3 năm gần
đây
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung.
Bảng 3.1: Phân bố CN theo giới.
SX VLXD Thi công xây lắp Tổng P
n % n % n %
22
Na

m
84 56,38 71 85,54 155 66,81 <0,0
5
Nữ 65 43,62 12 14,46 77 33,19
Nhận xét: Nhìn chung tỉ lệ CN SX VLXD và CN thi công xây lắp theo
giới là chưa có nhiều sự khác biệt (p < 0,05). Tỷ lệ nam CN chiếm phần lớn,
nhiều nhất ở ngành thi công xây lắp với 85,54%, thứ 2 là ở ngành SX VLXD
với 56,38%. Tỷ lệ nữ CN chiếm phần nhỏ hơn ở cả hai ngành, tỷ lệ nữ CN ở
ngành thi công xây lắp là 14,46%, thấp hơn so với ngành SX VLXD là
43,62%. Nhìn tổng thể thì tỉ lệ nam công nhân (66,81%) cao gấp 2 lần tỉ lệ nữ
công nhân (33,19%).
Biểu đồ 3.1. Phân bố CN theo tuổi đời.
23
Bảng 3.2 : Phân bố CN theo tuổi đời.
Nhóm tuổi
SX VLXD
Thi công xây
lắp
Tổng P
n % n % n %
<18 tuổi 0 0 0 0 O 0 <0,0
5
18 – 29 22 15,49 24 31,17 46 21
30 – 39 65 45,77 21 27,27 86 39,27
40 – 49 40 28,17 29 37,66 69 31,51
50 – 60
(nam)
50 – 55
( nữ)
15 10,56 3 3,9 18 8,22

Nhận xét: Tuổi đời của công nhân phân bố chủ yếu vào nhóm tuổi 30-
39 ở CN (39,27%) và ở nhóm tuổi 40-49 ở CN (31,51%). Nhưng nhìn tổng
thể thì tỷ lệ CN ở độ tuổi 30-39 vẫn là cao nhất với 39,27%. Không có công
nhân nào tham gia nghiên cứu dưới 18 tuổi, tất cả đều trong độ tuổi lao động.
Nhóm công nhân từ 30-39 ở ngành SXVLXD chiếm tỷ lệ cao nhất với
45,77%. Nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên chiếm thành phần khá nhỏ là 8,22% ở
CN SXVLXD 10,56 và 3,9 ở CN thi công xây lắp.
24
Biểu đồ 3.2 : Phân bố CN theo tuổi nghề.
Bảng 3.3 : Phân bố CN theo tuổi nghề.
Nhóm tuổi
SX VLXD Thi công xây lắp Tổng
P
n % n % n %
< 5 năm 29 23,77 22 31,88 51 26,70 >0,05
6 – 10 năm 48 39,34 27 39,13 75 39,27
11 – 15 năm 25 20,49 11 15,94 36 18,85
16 – 20 năm 9 7,38 4 5,80 13 6,81
21 – 25 năm 4 3,28 3 4,35 7 3,36
> 25 năm 7 5,74 2 2,90 9 4,71
Nhận xét: Tuổi nghề trung bình của công nhân là 9,22 ± 6,45 trong đó
thấp nhất là 1 năm và nhiều nhất là 32 năm. Phân bố tuổi nghề tập trung nhiều
từ 1-10 năm. Chiếm tỷ lệ cao nhất là ở nhóm tuổi từ nhỏ hơn 6-10 tuổi như ở
CN SX VLXD là 39,34% và ở CN thi công xây lắp là 39,13%.
Bảng 3.4: Phân bố CN theo trình độ học vấn.
Trình độ học vấn
SX VLXD Thi công xây lắp Tổng P
n % n % n %
Mù chữ 0 0 0 0 0 0
Câp I 7 4,70 6 7,23 13 5,6

Cấp II 72 48,32 35 42,17 107 46,12
Cấp III 56 37,58 39 46,99 95 40,95
CĐ, TC, ÐH 14 9,4 3 3,61 17 7,33
Sau ÐH 0 0 0 0 0 0
Nhận xét: Trình độ học vấn của các CN tập trung nhiều nhất vào trình
25
độ cấp 2 và cấp 3. Ở ngành SX VLXD cao nhất là ở trình độ cấp 2 với
48,32% và ở bên thi công xây lắp chiếm tỷ lệ cao nhất là ở trình độ cấp 3 với
46,99%. Trình độ sau đại học không có CN nào.
Bảng 3.5 : Tỷ lệ CN hút thuốc
SX VLXD Thi công xây lắp Tổng P
n % n % n %
Có 39 26,17 24 28,92 63 27,16 >0,0
5
Không 110 73,83 59 71,08 169 72,84
Nhận xét: Tỷ lệ CN hút thuốc ở cả CN SX VLXD và thi công xây lắp
đều chiếm xấp xỉ gần 1/3. Về tổng thể tỷ lệ CN hút thuốc là 27,16%.
Bảng 3.6 : Tỷ lệ CN uống rượu bia trước khi làm việc
SX VLXD Thi công xây lắp Tổng P
n % n % n %
Có 8 5,37 4 4,82 12 5,17 >0,05
Không 141 94,63 79 95,18 220 94,83
Nhận xét: Tỷ lệ Cn sử dụng rượu bia trước khi làm việc ở CN SX
VLXD (5,37%) lớn hơn ở CN thi công xây lắp(4,82%). Về tổng thể tỷ lệ CN
uống rượu bia là 5,17%.

×