Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông sài gòn trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 145 trang )





HD: PGS.TS. Nguyn inh Tun
HV: Nguyn Th Tỳ Uyờn

iii
Lụứi Caỷm ụn

Trong thi gian thc hin lun vn tt nghip,
Tụi luụn nhn c s giỳp tn tỡnh ca quý
Thy cụ, gia ỡnh, ng nghip v bn bố. Vi
nhng tỡnh cm chõn thnh nht ca mỡnh, Tụi xin
gi li bit n sõu sc n Thy Nguyn inh Tun
ó quan tõm hng dn, cng nh úng gúp ý kin
chuyờn mụn giỳp Tụi hon thnh lun vn tt nghip
ny.
Tụi cng xin g
i li tri n n quý Thy Cụ ó
ging dy, cỏc thy cụ trong khoa Mụi trng -
Trng i hc Khoa hc T nhiờn ó giỳp cho
Tụi cú nhng kin thc v kinh nghim quý bỏu
trong sut khúa hc.
Xin cm n gia ỡnh, bn bố, ng nghip v
lónh o ni Tụi ang cụng tỏc ó ng viờn v giỳp
Tụi trong sut thi gian qua.

Nguyeón Thũ Tu Uyeõn






HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

iv
TÓM TẮT

Là một trong những đô thị lớn nhất luôn đi đầu trong các hoạt động thương
mại, dịch vụ, văn hoá nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của cả nước, thành phố
Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn, nơi có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân thành phố đã và đang phải đối
mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng diễn bi
ến phức tạp.
Với vai trò đặc biệt quan trọng của sông Sài Gòn, thời gian qua đã có rất nhiều
đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo, hội nghị được tổ chức để bảo vệ và cải
thiện chất lượng của con sông này. Tuy nhiên, về mặt quản lý hiện nay vẫn còn một
số vấn đề bất cập và thiếu tính thống nhất, trong đó phải kể đến công tác cấ
p phép
xả thải và quản lý nguồn thải trên địa bàn thành phố nói chung và đối với lưu vực
sông Sài Gòn riêng . Do đó, đề tài “Nghiên cứu phân loại vùng tiếp nhận nước
thải công nghiệp của sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là
công việc cần thiết với mục tiêu:
 Bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn phục vụ cho mục tiêu cấp nước
và các hoạt động sử dụng nguồn nước này.
 Phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp phù hợp phục vụ công
tác cấp phép xả thải, quản lý nguồn thải của các cơ quan chức năng .
Kết quả của luận văn được thực hiện chủ yếu trên cơ sở kết hợp ứng dụng các
thông tư, quy định, quy chuẩn pháp luật hiện hành của Việt Nam với phương pháp

tính toán khả năng tự làm s
ạch một số khu vực điển hình của sông Sài Gòn địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời thừa kế các nghiên cứu có liên quan trước đây
để đưa ra kết quả phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp như mục tiêu ban
đầu đề ra.




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

v
ABSTRACT



One of the greatest urban centres, heading of commercial activities, services,
cultural arts and scientific research in the country, Ho Chi Minh City is located in
the Saigon river downstream with playing the important role in providing drinking
water for millions of people; Citizen of city are facing with environmental pollution
increasingly complicated, especially the scarcity and water pollution.
Actually, It is the important river that, recently, there was a lot of scientific
research, workshops, conferences are organized to protect and improve the quality
of this river. However, in terms of management are still some issues inadequacies
and lack consistency, including the permit to discharge wastewater and waste water
management. Thus, subject “Research classify areas receiving industrial waste
water of the Saigon river in Ho Chi Minh city” is needed to targets:
 Protect the Saigon River water quality for water supply goals and
activities to use this water source.

 Classify areas receiving the industrial waste water supports the
wastewater discharge permit, wastewater management by the
authorities.
The results of the thesis were based on inherit recent research and application
of current circular letter and the standards of Vietnam, methodology self-
purification to give the results of classification of industrial waste water reception
as the original targets.




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

vi
MỤC LỤC

1.Chương 1 – MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 4

2.Chương 2 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1.TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC 5
2.1.1. Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. 5
2.1.1.1. Quy hoạch và quản lý nguồn nước 5
2.1.1.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước 6

2.1.2.Các nghiên cứu và giải pháp quản lý nguồn nước trên thế giới. 7
2.1.2.1.Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước phục vụ quản lý nguồn nước 7
2.1.2.2.Giải pháp điển hình về
quản lý lưu vực sông tại Cộng hoà Pháp. 9
2.1.2.3.Giải pháp điển hình về quản lý nguồn nước tại Trung Quốc. 11
2.1.2.4. Đánh giá phân loại vùng chất lượng nước mặt phục vụ công tác quản
lý và sử dụng hiệu quả. 12
2.1.2.5.Chính sách quản lý hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước tại các nước. 14
2.1.2.6.Áp dụng công cụ kinh tế phục vụ qu
ản lý nguồn nước. 15
2.2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 18
2.2.1.Quản lý nguồn nước 18
2.2.2.Nghiên cứu quản lý nguồn nước trên địa bàn thành phố. 20
2.2.2.1.Phân vùng lãnh thổ phục vụ qui hoạch môi trường 20
2.2.2.2.Nghiên cứu xác định tổng tải lượng 21




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

vii
2.2.2.3.Nghiên cứu phân vùng theo chỉ số chất lượng nước. 21
2.2.2.4.Nghiên cứu giải pháp bảo đảm an toàn cấp nước. 21
2.2.2.5.Các nghiên cứu, báo cáo khác liên quan đến sông Sài Gòn. 22
2.3. PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 23
2.3.1.Tiêu chí phân loại chất lượng nước mặt của Mỹ 23
2.3.2.Tiêu chí phân loại chất lượng nước mặt Thái Lan 24
2.3.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia v

ề chất lượng nước mặt. 25
2.4.TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 25

3.Chương 3 – TÌNH HÌNH XẢ THẢI, CẤP PHÉP XẢ THẢI VÀ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
28
3.1.CÁC NGUỒN XẢ THẢI RA LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH. 30
3.1.1.
Các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp 31
3.1.1.1.Nguồn thải từ các khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp (KCN) 31
3.1.1.2.Nguồn thải từ các cơ sở sản xuất ngoài khu chế xuất và khu công
nghiệp 40
3.1.2.Nguồn thải từ sinh hoạt 41
3.1.3.Các nguồn thải khác 43
3.2.TÌNH TRẠNG XẢ THẢI RA KHU VỰC CẤP NƯỚC 44
3.3.TÌNH HÌNH CẤP PHÉP XẢ THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 49

3.3.1.Cơ sở pháp lý 49
3.3.2.Tình trạng cấp phép xả thải trên địa bàn thành phố 49
3.3.3. Những khó khăn và tồn tại trong công tác cấp phép xả thải trên địa bàn
thành phố. 50
3.3.3.1.Những tồn tại cấp phép hiện nay. 50
3.3.3.2.Những hạn chế khác 51
3.3.3.3.Tình hình đánh giá hiện trạng chất lượng nước m
ặt 52





HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

viii
3.3.3.4.Phối hợp giám sát quản lý giữa các tỉnh thành trên lưu vực 52
3.4.HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN VÀ KÊNH RẠCH
ĐỔ TRỰC TIẾP RA SÔNG SÀI GÒN 53
3.4.1.Chất lượng nước sông Sài Gòn và các kênh rạch đổ ra sông Sài Gòn trên
địa bàn thành phố 53
3.4.2.Đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố theo chỉ
số chất lượng nước. 56
3.4.3.Đánh giá hiện trạ
ng chất lượng nước sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố
theo chỉ số sinh học về độ đa dạng 60
3.4.4.Đánh giá phân loại mức độ ô nhiễm sông Sài Gòn 62

4.Chương 4 – PHÂN LOẠI VÙNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP CỦA SÔNG SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
64
4.1.CƠ SỞ TÍNH TOÁN 64
4.1.1.Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. 64
4.1.1.1.Căn cứ thực hiện 64
4.1.1.2.Trình tự đánh giá 65
4.1.2.Đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước 67
4.1.2.1.Các khái niệm và định nghĩa cơ bản khả năng tự làm sạ
ch trong môi
trường nước. 67
4.1.2.2.Cơ chế quá trình tự làm sạch 68
4.1.2.3.Xác định hệ số tự làm sạch 69

4.1.2.4.Phương pháp xác định hệ số tốc độ khử oxy 71
4.1.2.5.Xác định hệ số thấm khí 72
4.1.2.6.Kết luận về hướng sử dụng các công thức thực nghiệm 74
4.1.2.7.Nồ
ng độ tối đa 75
4.2.ỨNG DỤNG CƠ SỞ TÍNH TOÁN CHO KHU VỰC CẤP NƯỚC TRÊN
SÔNG SÀI GÒN 77
4.2.1.
 Khả năng tiếp nhận nước thải của khu vực hạ nguồn trạm cấp nước trên
sông Sài Gòn. 77





HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

ix
4.2.1.1.Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải rạch Bà Bếp của sông Sài Gòn.
79
4.2.1.2.Khả năng tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Tân Thới Hiệp và rạch
Bà Hồng của sông Sài Gòn. 81
4.2.1.3.Khả năng tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Tân Bình và kênh
Tham Lương đối với sông Sài Gòn 83
4.2.2. Đánh giá khả năng tự làm sạch khu vực h
ạ nguồn trạm cấp nước trên sông
Sài Gòn 87
4.2.2.1.Khả năng tự làm sạch 87
4.2.2.2.Nồng độ tối đa 91

4.2.3. Khoảng cách an toàn bảo vệ khu vực hạn nguồn trạm cấp nước. 94
4.3. PHÂN LOẠI VÙNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CỦA
SÔNG SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 96
4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 101


5.Chương 5 – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 107
5.1. KẾT LUẬN 107
5.2. KIẾN NGHỊ 108

1.




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
5
Nhu cầu oxy sinh hoá
BTNM Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
COD Nhu cầu oxy hoá học
DO Lượng oxy hoà tan trong nước
f Hệ số tự làm sạch
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải

KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
L
tn
Khả năng tiếp nhận
MPN/100ml Số lượng cá thể có thế đếm được trong 100ml dung dịch
pH Biểu thị tính axit/bazơ dung dịch
Q Lưu lượng
QLMT Quản lý môi trường
TNMT Tài nguyên môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
TNMT Tài nguyên môi trường
WQI Chỉ số chất lượng nước (Water quality index)




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

xi
DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Phân loại chất lượng nước sông năm 2003 13
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn nước mặt (sông/hồ) của Mỹ. 22
Bảng 2.3. Tiêu chí phân loại chất lượng nước mặt tại Thái Lan 24
Bảng 2.4. So sánh tiêu chuẩn nước thải công nghiệp 26
Bảng 3.1. Phân bố các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh có nguồn thải ra sông Sài Gòn 31
Bảng 3.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các khu chế xu
ất và khu công
nghiệp ra sông Sài Gòn năm 2007. 35
Bảng 3.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các khu chế xuất và khu công
nghiệp ra sông Sài Gòn năm 2008. 36
Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp trên địa bàn thành
phố thải ra sông Sài Gòn năm 2007 38
Bảng 3.5. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp trên địa bàn thành
phố thải ra sông Sài Gòn năm 2008 39
Bảng 3.6. So sánh tải lượng chất ô nhiễm từ
khu dân cư trên địa bàn thành phố và
các lưu vực khác đổ vào sông Sài Gòn năm 2007, 2008 42
Bảng 3.7. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm đổ vào lưu vực sông Sài Gòn khu vực
cấp nước 47
Bảng 3.8. Thống kê số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được cấp phép và
gia hạn xả thải từ năm 2006 – 2009. 50
Bảng 3.9. Kết quả quan trắc năm 2008 tại các trạm trên sông Sài Gòn và các sông,
kênh r
ạch khác trên địa bàn thành phố 54




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

xii
Bảng 3.10. Phân loại chất lượng nguồn nước mặt theo chỉ số chất lượng nước. 57
Bảng 3.11. Kết quả phân loại chất lượng nước S.Sài Gòn theo chỉ số chất lượng 59

Bảng 3.12. Thang điểm đánh giá chất lượng nước theo chỉ số sinh học về độ đa
dạng 60
Bảng 3.13. Tổng hợp đánh giá hiện trạng chất lượng nướ
c sông Sài Gòn. 63
Bảng 4.1. Hệ số khả năng tự làm sạch theo điều kiện thuỷ văn của sông hồ 70
Bảng 4.2. Thang đánh giá khả năng tự làm sạch theo PGS. TS Lê Trình. 71
Bảng 4.3. Xác định hệ số k1 theo Davis và Cornwell 71
Bảng 4.4. Các công thức tính hệ số thấm khí 73
Bảng 4.5 Giá trị hệ số k1 và k2 theo nhiệt độ 74
Bảng 4.6. Thống kê các điều kiện áp dụng tính hệ số k2 theo tài liệ
u mô hình hoá
Môi trường 74
Bảng 4.7. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải rạch Bà Bếp của sông Sài
Gòn (tại khu vực trạm Phú Cường) 80
Bảng 4.8. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Tân Thới
Hiệp của rạch Bà Hồng theo nồng độ thực tế 81
Bảng 4.9. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Tân Thới
Hiệp của rạch Bà Hồng theo tiêu chuẩn QCVN 24: 2009/BTNMT 82
Bảng 4.10. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải rạch Bà Hồng của sông
Sài Gòn 83
Bảng 4.11. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Tân
Bình của kênh Tham Lương theo nồng độ thực tế 84
Bảng 4.12. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhậ
n nước thải khu công nghiệp Tân
Bình của kênh Tham Lương theo QCVN 24: 2009/BTNMT 84




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn

HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

xiii
Bảng 4.13. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải kênh Tham Lương của
sông Sài Gòn (khu vực trạm Bình Phước). 86
Bảng 4.14. So sánh khả năng tự làm sạch theo các công thức ứng dụng phổ biến và
gần với điều kiện của đối tượng nghiên cứu 88
Bảng 4.15. Kết quả tính toán độ thiếu hụt DO cực đại 92
Bảng 4.16. Khoảng cách quy định bảo v
ệ nguồn nước theo quy chuẩn của Bộ Xây
dựng Việt Nam 93
Bảng 4.17. Kết quả tính toán nồng độ BOD5 tối đa cho phép của rạch Tra thải vào
Sông Sài Gòn để duy trì chất lượng nước sông ở điều kiện cho phép 94
Bảng 4.18. Vận tốc dòng chảy cực đại của sông Sài Gòn năm 2006-2008 95
Bảng 4.19. Tổng hợp các yếu tố xét phân loại vùng tiếp nhận nước thải 98
Bảng 4.20. Phân loạ
i vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Sài Gòn trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo QCVN 24: 2009/BTNMT 101




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

xiv
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các lưu vực lân cận… 28
Hình 3.2. Phân bố lưu lượng nước thải theo lưu vực (2005) 31

Hình 3.3. Phân bố tải lượng BOD5 theo lưu vực (2005) 31
Hình 3.4. Bản đồ vị trí các khu chế xuất và khu công nghiệp thải nước thải ra sông
Sài Gòn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 33
Hình 3.5. Hệ thống các kênh rạch thải ra khu vực trạm bơm Hoà Phú 48
Hình 3.6. Thống kê các nguồn thải ra gần khu vực cấp nước.………… … 57
Hình 3.7.
Đánh giá mức độ ô nhiễm tháng mùa khô năm 2008 theo chỉ số chất
lượng nước 58
Hình 3.8. Đánh giá mức độ ô nhiễm mùa mưa năm 2007 theo chỉ số chất lượng
nước 58
Hình 3.9. Mức độ ô nhiễm theo chỉ số sinh học về độ đa dạng 61
Hình 4.1. Đường cong suy giảm oxy. 77
Hình 4.2. Sơ đồ đánh giá khả năng tiếp nhận nước th
ải của nguồn nước 78
Hình 4.3. So sánh khả năng tự làm sạch tại trạm Phú Cường theo các phương pháp
tính 89
Hình 4.4. Vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Sài Gòn theo QCVN 24:
2009/BTNMT 100
Hình 4.5. Bản đồ phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp ra sông Sài Gòn
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 103




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

1
2. Chương 1


MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tuần lễ Thế giới nước vừa diễn ra tại Stockholm năm 2010
với chủ đề: "Đối phó với những thay đổi toàn cầu: Thách thức về chất lượng nước-
Phòng ngừa, Sử dụng khôn ngoan và Giảm thiểu" cho thấy mối nguy mà con người
trên trái đất đang phải đối diện là tình trạng khan hiếm nước; trong khi đó nhu cầu
nước sạch mỗi lúc gia tăng, chất lượng nước l
ại giảm sút. Tất cả những yếu tố này
kết hợp lại sẽ gây nhiều hạn chế cho các hoạt động của con người có liên quan đến
nguồn nước.
Theo thống kê, mỗi ngày có đến hai triệu tấn chất thải đi vào các nguồn nước,
trong đó 70% các chất thải công nghiệp tại những quốc gia đang phát triển được xả
thẳng vào nguồn nước mà không qua xử lý. Lượng chất ô nhi
ễm tích lũy qua thời
gian sẽ gây ra những bệnh tật cho con người và gây hại cho hệ sinh thái, và hậu quả
là mỗi năm có gần 2 triệu trẻ em trên thế giới chết vì thiếu nước sạch và khoảng 1,1
tỷ người trên thế giới không có nước sạch để dùng. Những con số này sẽ không
ngừng gia tăng, những hậu quả cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu
chúng ta không có những giải pháp thật sự k
ịp thời, hiệu quả cho từng khu vực và
vùng lãnh thổ.
Không nằm ngoại lệ, tình trạng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước ngọt ở Việt
Nam những năm gần đây cũng đang ở mức báo động, đặc biệt là ở các đô thị lớn
như thành phố Hồ Chí Minh được biết đến như một trung tâm kinh tế phát triển
nhất nước nằm ở hạ l
ưu sông Sài Gòn, nơi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân thành phố. Tuy nhiên, theo báo cáo
của GS.TS Lâm Minh Triết tại hội thảo “Bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn
phục vụ an toàn cấp nước trên lưu vực sông” tháng 12/2007 cho thấy chưa bao giờ





HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

2
sông Sài Gòn được quan tâm nhiều như hiện nay, bởi những diễn biến ngày càng
xấu về chất lượng nước đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội và trước hết
là đe dọa trực tiếp đến nhu cầu cấp nước cho thành phố. Trong khi đó, về mặt quản
lý hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó phải kể đến công tác cấp phép xả

thải và quản lý nguồn thải trên địa bàn thành phố và lưu vực sông Sài Gòn.
Do đó, đề tài Nghiên cứu phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp
của sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là công việc cần thiết
nhằm tạo cơ sở cho công tác quản lý, cấp phép xả thải và bảo vệ nguồn nước con
sông này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn, đặc biệt là những khu vực phục vụ cho
mục tiêu cấp nước nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người dân và các hoạt động sử dụng
nguồn nước này.
Phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp phù hợp theo tiêu chuẩn và
chất lượng nước cho từng khu vực phục vụ công tác cấp phép xả thải, quản lý
nguồn thả
i của các cơ quan chức năng thành phố.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này nghiên cứu và áp dụng cho khu vực hạ lưu sông Sài Gòn thuộc địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh tính từ ngã ba sông Thị Tính và sông Sài Gòn đến ngã
ba sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, trong đó tập trung vào khu vực phục vụ cho

mục tiêu cấp nước với nguồn nước thải chính từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hiện nay so với các nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi và các
nguồn thải khác, thì nguồn thải công nghiệp là một trong những nguồn có mức độ
gây ô nhiễm rất cao và có nhu cầu tăng dần trong những năm tới, việc xử lý các
nguồn thải này đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường thuộc về trách nhiệm
của các chủ nguồn thải, trong khi để xử lý n
ước thải sinh hoạt cần có trạm xử lý




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

3
nước thải tập trung chủ yếu do thành phố đầu tư, tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn
là bài toán khó. Do đó, để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm cho sông Sài Gòn thì
cần từng bước giảm thiểu mức độ ô nhiễm của từng nguồn thải, từ đó có thể thấy
phân loại vùng tiếp nhận đối với nước thải công nghiệp là hoàn toàn hợp lý góp. Để
đạt được mục tiêu trên, các nộ
i dung chính mà đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Sài Gòn và một số sông,
kênh rạch đổ ra sông Sài Gòn trong phạm vi nghiên cứu.
- Tình hình sử dụng nguồn nước mặt của sông Sài Gòn.
- Các thông tin và dữ liệu thuỷ văn, thuỷ lực của sông Sài Gòn và các lưu vực
đổ ra sông này trên địa bàn thành phố.
- Các thông tin, dữ liệu về nguồn thải, trong đó tập trung vào hoạt động công
nghi
ệp, qua đó đánh giá tình hình xả thải, mức độ nguy hại và tính toán tải

lượng theo khu vực.
- Tình hình cấp phép xả thải trên địa bàn thành phố: Cơ sở pháp lý, số lượng
doanh nghiệp được cấp phép từ 2006 đến nay và những hạn chế, khó khăn
trong công tác cấp phép xả thải hiện nay.
- Các văn bản pháp lý hiện hành phục vụ công tác quản lý nguồn nước mặt.
- Các phương pháp phù hợp vớ
i điều kiện để phân loại vùng tiếp nhận nước
thải công nghiệp của sông Sài Gòn.
- Các vấn đề tồn tại và các giải pháp phục vụ công tác quản lý nguồn nước.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Sài Gòn
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng các phương pháp như sau:
a. Phương pháp thu thập tài liệu
Nhằm mục tiêu cập nhật và kế thừa các kết quả nghiên cứu, các số liệu đo đạc,
thuỷ văn, chất lượng nước sông Sài Gòn phục vụ cho việc thực hiện đề tài.




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

4
b. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế một số khu vực trên địa bàn Huyện Hóc Môn, Củ Chi và
quận 12 – khu vực gần trạm bơm nước thô Hoà Phú - về tình trạng xả thải ra các
kênh rạch đổ trực tiếp ra sông Sài Gòn.
c. Phương pháp tính toán và đánh giá
Tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp thải ra các kênh rạch đổ trực tiếp ra sông Sài Gòn.

Phươ
ng pháp hỗ trợ việc đánh giá chất lượng nước.
Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước (theo
thông tư 02/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Phương pháp đánh giá khả năng tự làm sạch: Phương pháp này căn cứ vào các
yếu tố động lực học và các yếu tố lý hoá để xác định hệ số thấm khí và hệ số phân
hủy BOD
5
.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân loại vùng tiếp nhận
nước thải nhằm giảm thiểu những rủi ro và cải thiện chất lượng nước mặt, đặc biệt
là chất lượng nước sông Sài Gòn trên địa bàn Tp.HCM.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Phục vụ công tác đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt;
- Phục vụ cho công tác kiểm soát và quản lý nướ
c thải công nghiệp;
- Phục vụ công tác cấp phép xả thải và nghiệm thu hệ xử lý nước thải của
Thành phố Hồ Chí Minh.




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

5
2. Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU



2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1.1. Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.
2.1.1.1. Quy hoạch và quản lý nguồn nước
Theo Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước, Nhà xuất bản Nông nghiệp
2005 của GS.TS Hà Văn Khối [5] về Quy hoạch và quản lý nguồn nước:
Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách
hợp lý của một quốc gia, trên một vùng lãnh thổ hoặc một lưu vực sông, bao g
ồm
chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nguồn nước nhằm
đáp ứng các yêu cầu về nước và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Quản lý nguồn nước: là sự xác định phương thức quản lý nguồn nước trên một
vùng, một lãnh thổ hoặc một hệ thống sông một cách hiệu quả và đảm bảo yêu cầu
về sự phát triển bền vững cho vùng hoặc lưu vực sông nhằm kiểm soát các hoạt
động khai thác nguồn nước và những hoạt động dân sinh kinh tế có tác động tích
cực và tiêu cực đến cân bằng sinh thái và suy thoái nguồn nước trên một vùng lãnh
thổ hoặc lưu vực sông. Phương thức quản lý các hoạt động khai thác nguồn nước và
các hoạt động dân sinh kinh tế trên một lưu vực sông gọi là Quản lý lưu vực sông.
Quy ho
ạch và quản lý nguồn nước là lĩnh vực khoa học phức tạp. Trong thời
đại hiện nay, việc khai thác nguồn nước liên quan không những đảm bảo sự đầu tư
có hiệu quả mà còn phải đảm bảo sự phát triển bền vững. Nguồn nước trên hành
tinh ngày càng cạn kiệt so với sự phát triển dân số và mức độ yêu cầu ngày càng
cao của các ngành dùng nước cả về số lượng và chất lượng. Chính vì v
ậy trong các
quy hoạch khai thác nguồn nước thường tồn tại các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa các





HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

6
ngành dùng nước, mâu thuẫn giữa khai thác và bảo vệ môi trường, mâu thuẫn sử
dụng nước với đảm bảo phát triển bền vững. Nếu trước đây, theo quan điểm truyền
thống, khai thác nguồn nước phải đảm bảo tối ưu về mặt đầu tư, thì ngày nay vấn đề
phân tích kinh tế chỉ là một loại tiêu chuẩn đánh giá dự án quy hoạch. Khi phải đảm
bảo sự phát tri
ển bền vững trong quá trình phát triển nguồn nước thì vấn đề đặt ra
không phải tìm phương án tối ưu mà cần phải tìm phương án hợp lý nhất – là
phương án tối ưu kinh tế và thoả mãn các yêu cầu phát triển bền vững.
Nhiệm vụ của các quy hoạch sử dụng nước là sự thiết lập một cân bằng hợp lý
với hệ thống nguồn nước theo các tiêu chuẩn đã được quy
định bởi các mục đích
khai thác và quản lý nguồn nước.
Một quy hoạch hệ thống nguồn nước được gọi là hợp lý nếu thoả mãn yêu cầu
khai thác nguồn nước được đánh giá bởi “hệ thống chỉ tiêu đánh giá” với các tiêu
chí sau:
- Sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất và hợp lý nhất.
- Hiệu quả đầu tư cao, các phương án quy hoạch tối ư
u nhất.
- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững tài nguyên
nước.
2.1.1.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Tổ chức Hợp tác về Nguồn Nước toàn cầu (GWP) định nghĩa về Quản lí tổng
hợp tài nguyên nước như sau: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) là một
quá trình xúc tiến việc phối hợp quản lý và phát triển các nguồn nước, đấ
t đai và
các nguồn lực liên quan nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội một

cách cân bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ thống sinh thái
trọng yếu” (GWP, 2000) ( />).






HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

7
Cơ sở khái niệm về IWRM cho thấy các mục đích sử dụng có sự phụ thuộc lẫn
nhau rất lớn. Điển hình như nhu cầu về tưới tiêu và sử dụng trong hoạt động công
nghiệp cao cũng đồng nghĩa với lượng nước sạch cho sinh hoạt và cho các ngành
công nghiệp bị giảm đi; nước thải ô nhiễm từ các thành phố và khu vực công nghiệp
làm nhiễm bẩn các dòng sông và đe d
ọa các hệ sinh thái; hoặc nếu lượng nước giữ
lại trên sông để bảo vệ nghề cá và các hệ sinh thái thì nước để tưới tiêu cho mùa
màng sẽ ít đi. Có rất nhiều ví dụ như vậy để minh họa cho một thực tế là việc sử
dụng không có kế hoạch nguồn nước đang khan hiếm sẽ gây lãng phí và mất tính
bền vững.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một phương pháp đ
a ngành (GWP,
2000). Phương pháp này được phát triển nhằm thay thế phương pháp đơn ngành
truyền thống trước đây về nguồn nước và quản lý nguồn nước mà hệ lụy của nó là
các dịch vụ nghèo nàn và việc sử dụng tài nguyên nước không bền vững. Quản lý
tổng hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức rằng tài nguyên nước là một thành tố
không thể thiếu được cho hệ sinh thái, là tài nguyên thiên nhiên và là hàng hóa
mang giá trị kinh tế cũng nh

ư xã hội (UNDP).
2.1.2. Các nghiên cứu và giải pháp quản lý nguồn nước trên thế giới.
2.1.2.1. Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước phục vụ quản lý nguồn nước
Trong đánh giá chất lượng nước, việc thống kê và phân loại chất lượng nước
gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Trong khi đó, để khai thác và sử dụng nguồn nước,
việc phân loại nguồn nước là rất quan trọng và cần thiết. Việc sử dụng các chỉ số
chất lượng nước (WQI – Water quality index) là hướng đang được nhiều nước và
chuyên gia phân tích, đánh giá chất lượng nước sử dụng.
Chỉ số chất lượng nước là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn
các số liệu, thông tin về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước,
để cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài
nguyên nước, môi trường và công chúng Trong công tác quy hoạch quản lý tài




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

8
nguyên nước, việc phân vùng chất lượng nước trên diện rộng là một yêu cầu hết sức
quan trọng và là một công cụ hữu hiệu để đáp ứng nhiệm vụ này.
Theo Viện quy hoạch thủy lợi Miền Nam (Ths. Phạm Gia Hiền - Giám đốc
Trung tâm Chất lượng nước-Môi trường) cho biết trên thế giới hiện nay có nhiều
dạng WQI đang được sử dụng, trong đó đáng chú ý là:
- Chỉ số chất lượng nước của Canada viết tắt là WQI-CCME (The
Canadian Council of Ministers of the Environment- CCME, 2001) được
xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng một quy trình
thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính. WQI-CCME là một
công thức có tính định lượng cao, tuy nhiên trong WQI-CCME, vai trò

của các thông số chất lượng nước trong WQI được coi như nhau, mặc dù
trong thực tế
các thành phần chất lượng nước có vai trò khác nhau đối
với nguồn nước.
- Chỉ số chất lượng nước của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ WQI-NSF
(National Sanitation Foundation-NSF) là một trong các bộ chỉ số chất
lượng nước được dùng phổ biến, chỉ số này được xây dựng bằng cách sử
dụng kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand, thu nhận và tổng hợp ý kiến của
một s
ố đông các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn các thông số chất
lượng nước, sau đó xác lập phần trọng lượng đóng góp của từng thông số
(vai trò quan trọng của thông số - wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị
chuyển đổi từ các giá trị đo được của thông số sang chỉ số phụ (qi). Tuy
nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ số phụ (qi) trong
WQI-NSF ch
ỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ. Do vậy,
cần có các WQI phù hợp với điều kiện hệ thống sông ngòi của Việt Nam
nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.





HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

9
Tuy nhiên chỉ số chất lượng nước chỉ dừng lại ở góc độ phân loại chất lượng
nước dựa trên hiện trạng, kết quả phân loại có thể bị sai lệch trong trường hợp số
lượng các thông số được chọn không phù hợp về tính đại diện và số lượng thông số

được chọn.
2.1.2.2. Giải pháp điển hình về quản lý lưu vực sông tại Cộ
ng hoà Pháp.
Pháp là một trong những quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
quản lý tài nguyên nước. Năm 1964, Cộng hoà Pháp đã ban hành Luật Tài nguyên
nước, sau được bổ sung và điều chỉnh vào năm 1983, 1992 và 2006. Hệ thống pháp
luật quản lý tài nguyên của nước này ngày càng được hoàn thiện đi vào chiều sâu
theo hướng tăng cường quản lý về mặt số lượng và chất lượng trên toàn lãnh thổ
nước Pháp.
Luật Tài nguyên nước năm 1964 đ
ã đưa ra mô hình quản lý tài nguyên nước
theo 3 cấp:
- Cấp trung ương: Bộ sinh thái chụi trách nhiệm phát triển và quy hoạch
bền vững, điều hành thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý tài
nguyên nước quốc gia. Ngoài ra còn có Hội đồng quốc gia về tài nguyên
nước để tư vấn và nghiên cứu xây dựng Luật Tài nguyên nước cho Chính
phủ và Bộ Sinh thái. Hội đồng quốc gia có 79 thành viên đại diện cho
các Bộ, ngành và do Bộ trưởng Bộ
Sinh thái, Phát triển và quy hoạch bền
vững quyết định, trong đó có 6 chủ tịch Uỷ ban lưu vực sông trên toàn
thể lãnh thổ nước Pháp.
- Cấp vùng: Quản lý tài nguyên nước được tổ chức theo lưu vực sông, với
6 lưu vực sông lớn: Senie-Normandie, Artois-Picardie, Rhin-Meuse,
Loire-Bretagne, Adour-Garone và Rhone-Mediterranee. Mỗi lưu vực có
Uỷ ban lưu vực sông và cơ quan lưu vực, là mô hình quản lý gắn kết
giữa chính phủ, chính quyền địa phương với c
ộng đồng dân cư và các
doanh nghiệp, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của người dân và doanh





HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

10
nghiệp trong việc tham gia vào công tác quản lý cũng như giải quyết các
vấn đề về nguồn nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước.
 Uỷ ban lưu vực sông được hình thành trên cơ sở bầu chọn các đại
diện từ Chính phủ, chính quyền các địa phương trên lưu vực, đại
diện các tổ chức nghề nghiệp và người sử dụng nước, theo cơ cấu
20% thành viên đại diệ
n cho các Bộ ngành liên quan trong bộ máy
Chính phủ, 40% đại diện cho chính quyền địa phương, 40% đại
diện cho các tổ chức nghề nghiệp và người sử dụng nước. Các
thành viên trong Uỷ ban sẽ bầu chọn Chủ tịch Uỷ ban lưu vực
theo nhiệm kỳ 3 năm. Số lượng thành viên phụ thuộc vào độ lớn
của diện tích lưu vực. Điển hình như lưu vực sông Senie-
Normandie có 118 thành viên, sông Loire-Bretagne có 135 thành
viên. Uỷ ban l
ưu vực sông có chức năng phê duyệt các đề án, dự
án về quản lý và quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước
trong lưu vực và quyết định mức phí nước mà người sử dụng phải
chi trả hàng năm.
 Cơ quan lưu vực sông là cơ quan tổ chức thực hiện các quyết định
của Uỷ ban lưu vực sông, có chức năng nhiệm vụ quản lý chung
về số
lượng, chất lượng nước và hệ sinh thái trên lưu vực, cũng
như quy hoạch phát triển lưu vực, trình Uỷ ban lưu vực phê duyệt,
đề nghị mức phí thu hàng năm, xét hồ sơ đầu tư xây dựng các

công trình về tài nguyên nước trên lưu vực sông của các địa
phương, doanh nghiệp, nghiệp đoàn và người sử dụng nước; thanh
tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước và các văn bản
dưới luật về nước; thu phí gây ô nhiễm, thuế tài nguyên nước đạt
trung bình trên 02 tỷ euro/năm.




HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

11
- Cấp địa phương: việc quản lý tài nguyên nước thuộc chính quyền địa
phương theo đó chính quyền các cấp có trách nhiệm đầu tư xây dựng các
công trình cấp nước, thoát nước, bảo vệ môi trường phục vụ nhân dân.
2.1.2.3. Giải pháp điển hình về quản lý nguồn nước tại Trung Quốc.
Chương trình “Quy hoạch chiến lược tái sử dụng và xử lý nước thải đô thị tại
Trung Quốc” - tác giả Siyu Zeng, Jining Chen, Ping Fu

thuộc Viện Khoa học và Kỹ
thuật Môi trường, Đại học Tsinghua, Bắc Kinh, Trung quốc - là một giải pháp để
tránh cạn kiệt nguồn nước tại Trung Quốc với mục tiêu phân vùng các khu vực ưu
tiên theo từng cấp độ để có chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển phù hợp đối với
việc tái sử dụng nước thải đô thị cụ thể ().
Từ sự khác biệt rất lớn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các vùng
miền trên lãnh thổ Trung Quốc nên rất khó áp dụng cùng một khuôn khổ chính sách
cho tất cả các khu vực này. Theo nghiên cứu, Trung Quốc đã được chia thành 342
khu vực nghiên cứu và từng vùng có một quy mô tương ứng với quy mô của một
thành phố trên cơ sở:

- Thứ nhất, đánh giá sự cần thiết và khả thi để phát triển khu vực tái sử
dụng nước thải đô thị với một hệ thống tiêu chí chính và phụ. Phương
pháp định giá và định lượng cho mỗi chỉ số đã được đưa ra. Tất cả các
khu vực nghiên cứu được cho điểm theo một hệ thống chỉ số.
-
Thứ hai, tất cả các vùng đã được sắp xếp thành năm loại khu phát triển
chiến lược như: ưu tiên phát triển; nhà nước hỗ trợ Phát triển; tự phát
triển; chờ yêu tiên phát triển; không bắt buộc phát triển.







HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

12
2.1.2.4. Đánh giá phân loại vùng chất lượng nước mặt phục vụ công tác quản lý và
sử dụng hiệu quả.
a. Đánh giá phân loại chất lượng nước mặt tại Scotland
Scotland là nước có mạng lưới sông suối rộng lớn với sự đa dạng sinh học và
có giá trị kinh tế cần được bảo tồn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Cục bảo vệ môi
trường Scotland (SEPA) đã xây dựng một mạng lưới giám sát rộng rãi được thiết kế
để ghi nhận chất lượng của tất cả các vùng nước quan trọng. Vì vậy, để thuận lợi
cho việc giám sát chất lượng người ta ấn định độ dài sông, lưu vực các sông, suối
phải lớn hơn 10km
2
, trừ trường hợp chúng là nguồn chính của một con sông lớn hơn,

hay chúng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tổng chiều dài các con sông có diện tích
lưu vực 10 km
2
trở lên là 24,404 km đang được SEPA nỗ lực tập trung chú ý. Năm
2003, sau quá trình phân loại có khoảng 800km các con sông có chất lượng kém
hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng, hơn 2.400 km có chất lượng khá tốt theo như phân
loại từ bảng 2.1. Những đoạn sông chưa được phân loại chủ yếu tập trung ở những
vùng cao và nông thôn.
 Tiêu chí phân loại

Mạng lưới phân loại được chia thành những đoạn sông tại những ngã ba và
khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Mỗi đoạn được chọn ra một điểm quan trắc dựa
trên những khảo sát hóa, lý, sinh và cảnh quan. Chất lượng hay 'loại' của đoạn sông
được tính dựa trên kết quả quan trắc.
Năm 1996, SEPA đặt mục tiêu cải thiện chất lượng nước trước năm 2000 và
đã cắt giảm được 263.4km sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 2006, nhằm giảm độ
dài của các con sông bị xếp vào loại xấu hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng (351km),
Scotland đã lên kế hoạch và chương trình đầu tư để nâng cấp các công trình xử lý
nước thải và các hệ thống thu gom nước thải không đạt yêu cầu.






HD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
HV: Nguyễn Thị Tú Uyên

13
Bảng 2.1. Phân loại chất lượng nước sông năm 2003

Loại Chất lượng Độ dài (km)
A1 Rất tốt 6815.2 (26.8%)
A2 Tốt 9540.3 (37.5%)
B Khá tốt 2373.8 (9.3%)
C Xấu (poor) 750.5 (3.0%)
D Ô nhiễm nghiêm trọng 52.6 (0.2%)
U Chưa được phân loại 5903.3 (23.2%)
Tổng độ dài: 25435.7
(Nguồn:)
 Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt

Mỗi đoạn sông chọn ra một điểm quan trắc, dựa trên khảo sát tính lý, hóa, sinh
và cảnh quan. Để đánh giá kết quả về tính hoá lý cần phân tích tối thiểu trên 12 mẫu
trong vòng 3 năm liên tiếp, ngoại trừ trong một số trường hợp chất lượng nước thay
đổi nghiêm trọng trong một năm. Trong trường hợp này, tối thiểu là 12 mẫu trong
vòng một năm kể từ khi sự thay đổi diễn ra. Bình thường, số lượng mẫu phân tích là
6 hoặc 12 mẫu/năm, phụ thuộc theo từng yêu cầu.
Việc đánh giá vấn đề sinh học dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát và phân
tích các loài động vật không xương sống ít nhất là hai lần/năm. Một số khu vực chất
lượng nước còn tốt thì việc đánh giá về mặt sinh học chỉ cần 3 năm/lần, trừ khi phát
hiện vấn đề thay đổi chất lượng nước đối với những con sông có khả năng làm sạch
bình thường thì ngay lập tức được tiến hành điều tra và có kế hoạch phục hồi.
Việc đánh giá cảnh quan dựa trên dữ liệu từ ít nhất 3 cuộc khảo sát trong 1
năm về tình hình rác thải và công trình tại những khu vực nhằm ghi nhận thông

×