MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ
THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
(VNGO-FLEGT)
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA VPA ĐẾN
SINH KẾ CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Hà Nội, Tháng 3 năm 2014
1
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
I. GIỚI THIỆU CHUNG 5
1.1. Mở đầu 5
1.2. Tổng quan phương pháp nghiên cứu 7
1.3. Các thành viên tham gia nghiên cứu 10
1.4. Cấu trúc và nội dung của Báo cáo tóm tắt 11
II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ PHÂN TÍCH THỂ CHẾ 12
2.1 NHÓM HỘ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GỖ NHỎ LẺ 12
2.1.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ 12
2.1.2. Hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ và các vấn đề của họ 13
2.1.3. Một số tác động của VPA đến nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ 17
2.2. NHÓM HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG PHỤ THUỘC VÀO RỪNG 19
2.2.1. Đặc trưng chính của nhóm đối tượng nghiên cứu 19
2.2.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA 20
2.2.3 Những vấn đề mà nhóm đối tượng nghiên cứu gặp phải và tác động của VPA 21
2.3. NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG TRÊN ĐẤT ĐƯỢC GIAO NHƯNG KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ
25
2.3.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ gia đình trồng rừng trên đất được giao 25
2.3.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA 26
2.3.3 Những vấn đề mà nhóm đối tượng nghiên cứu gặp phải 27
2.3.4 Tác động của VPA tới nhóm đối tượng nghiên cứu 29
III. PHÂN TÍCH KÊNH TRUYỀN TẢI 30
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
4.1. KẾT LUẬN 39
4.1.1 Kết luận chung 39
4.1.2 Khoảng trống dữ liệu và thông tin trong việc chuẩn bị VPA 41
4.1.3 Khác biệt theo khu vực 42
4.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 42
4.2.1 Kiến nghị về Tính hợp pháp của gỗ và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ 42
4.2.2. Các vấn đề về đảm bảo an toàn xã hội và kiến nghị 44
4.2.3 Kiến nghị về giáo dục và thông tin đại chúng (phụ lục VPA ) 45
4.2.4 Kiến nghị về kiểm soát, giám sát VPA 46
PHỤ LỤC 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
LỜI CẢM ƠN
Mạng lưới Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị
rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác
động tiềm tàng của VPA đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào
rừng. Với sự nỗ lực hợp tác của Nhóm nghiên cứu và các bên liên quan, báo cáo đã
được hoàn thành sau 9 tháng triển khai gồm, tập huấn, nghiên cứu bàn giấy, thu thập
thông tin điển hình tại một số địa bàn nghiên cứu, tổng hợp, phân tích số liệu, viết báo
cáo, hội thảo phản hồi và hoàn thiện báo cáo.
Thay mặt Ban điều hành Mạng lưới, xin trân trọng cảm ơn Cơ quan Hợp tác
Phát triển Vương quốc Anh – DFID, tổ chức FERN và Forest Trend đã tài trợ kinh phí
để Mạng lưới có thể thực hiện được nghiên cứu này. Mạng lưới xin gửi lời cảm ơn đặc
biệt tới ông Michael Richards, bà Mary Hobley và ông Edwin Shanks đã hỗ trợ, hướng
dẫn kỹ thuật cho các thành viên trong suốt các giai đoạn triển khai nghiên cứu.
Để nghiên cứu được thực hiện, không thể không nhắc tới sự nỗ lực của các
thành viên tham gia nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhóm nghiên cứu
và các cơ quan đã tạo điều kiện cho cán bộ của cơ quan mình tham gia thực hiện
nghiên cứu này bao gồm: Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Trung tâm
Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập
nước (ForWet), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Viện Quản lý rừng
Bền vững và Chứng chỉ rừng (FSMI), Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng
(CECoD), Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý tài nguyên (CORENARM),
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, Chuyển giao khoa học và công nghệ Tây Bắc
(CARTEN), Hợp tác xã Phát triển Nông thôn Quan Hóa (CRD) và Trung tâm Phát
triển cộng đồng và Ứng phó biến đổi khí hậu Tây Nguyên (CCHC).
Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các bên liên quan là các nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương, cơ quan địa phương, các cá nhân, tổ chức đã cung cấp
thông tin dữ liệu, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên Mạng lưới trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện báo cáo này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng trước một phương pháp khá mới và vấn
đề chưa xảy ra, báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên
cứu và biên soạn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý độc giả để tiếp tục
bổ sung và hoàn thiện báo cáo này.
Trân trọng cảm ơn,
Vũ Thị Bích Hợp
Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT
Giám đốc Trung tâm SRD
3
4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ban QLRPH Ban Quản lý Rừng phòng hộ
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CSOs Các Tổ chức xã hội
DFID Cơ quan hợp tác phát triển Vương quốc Anh
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
EU Liên minh Châu Âu
FLEGT Chương trình Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại
lâm sản
KTXH Kinh tế xã hội
LD Định nghĩa gỗ hợp pháp
LIA Đánh giá tác động tiềm tàng của VPA tới sinh kế của các nhóm
dễ bị tổn thương
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QLBVR Quản lý Bảo vệ rừng
QLTT Quản lý Thị trường
QSDĐ Quyền sử dụng đất
TCA Phân tích kênh truyền tải
TLAS Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban Nhân dân
TCLN Tổng cục lâm nghiệp
VNGO-FLEGT Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về
Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản
VPA Hiệp định đối tác tự nguyện
5
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Mở đầu
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phán để tiến tới ký
kết Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với Liên minh châu Âu (EU) như là một phần
của Kế hoạch hành động Thực thi Lâm Luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản
(FLEGT), nhằm mục đích bảo đảm thương mại gỗ hợp pháp và quản trị rừng hiệu quả.
Báo cáo này nhằm cung cấp một bản tóm tắt phương pháp, những kết quả và khuyến
nghị chính của nghiên cứu “Đánh giá tác động tiềm tàng của VPA đến sinh kế của
các nhóm dễ bị tổn thương (LIA)” đã được tiến hành bởi Mạng VNGO-FLEGT trong
năm 2013.
Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA), và các tiến trình được phát triển theo đó,
có tiềm năng mang lại những cải cách chính sách vì người nghèo và có thể dẫn đến
việc trao quyền cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Với việc thực thi VPA,
ngành sản xuất gỗ và công nghiệp chế biến gỗ phải thích ứng với những thay đổi của
thị trường và các quy định xuất khẩu, và một kế hoạch hành động để đảm bảo tính hợp
pháp của gỗ là yêu cầu được đưa ra từ phía Việt Nam. Kế hoạch hành động này phải
tập trung vào nâng cao nhận thức, rà soát và bổ sung pháp luật, khuyến khích doanh
nghiệp nhập khẩu gỗ có giấy phép, phát triển và thực thi một hệ thống đảm bảo tính
hợp pháp của gỗ, và tăng cường hợp tác quốc tế với các nước xuất khẩu gỗ như Lào và
Cam-pu-chia và với các thị trường ở các nước EU.
Để hỗ trợ cho tiến trình này và đảm bảo rằng tiếng nói của người dân địa
phương được lắng nghe, các Tổ chức xã hội (CSOs) và các Tổ chức Phi chính phủ Việt
Nam (VNGOs) đã thành lập Mạng lưới VNGO-FLEGT vào tháng 1 năm 2012, Mạng
lưới hiện nay bao gồm hơn 40 tổ chức thành viên phân bổ trên khắp 3 miền Bắc Trung
Nam của Việt Nam. Ban điều hành của Mạng lưới bao gồm bốn tổ chức: Trung tâm
Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - Trưởng ban, Trung tâm Nghiên cứu Rừng và
Đất ngập nước (ForWet), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), và Trung
tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD). Mạng lưới hiện đang tham gia
triển khai ba dự án liên quan đến FLEGT, với hai dự án cấp khu vực do DFID và EU
tài trợ qua FERN và một dự án cấp quốc gia quy mô nhỏ được tài trợ bởi Chương trình
EU-FAO FLEGT. Mạng lưới cũng đã có những đóng góp có giá trị cho tiến trình đàm
phán VPA như triển khai đợt tham vấn cộng đồng tại sáu tỉnh về tính hợp pháp của gỗ,
đồng thời lấy ý kiến của các tổ chức thành viên trong Mạng lưới cho Dự thảo về định
nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS) và gửi ý
kiến tổng hợp tới Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN). Bên cạnh đó, Mạng lưới cũng đã tích
6
cực tham gia các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, tập huấn liên quan đến VPA / FLEGT
được tổ chức bởi TCLN và các tổ chức có liên quan tại Việt Nam, cũng như các nước
trong khu vực và tại Châu Âu. Việc chia sẻ các hoạt động và thông tin về tiến trình
FLEGT/VPA cũng được thực hiện thông qua nhiều kênh truyền thông như Website và
cập nhật thường xuyên qua Email.
VPA được dự đoán sẽ có nhiều tác động tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho
thị trường gỗ Việt Nam. Việc cải thiện quản trị và các quy định của ngành lâm nghiệp
sẽ dẫn đến triển vọng mới cho nền kinh tế thị trường, bao gồm những cơ hội thị trường
có liên quan trong việc thay đổi môi trường thương mại gỗ toàn cầu, đảm bảo khả năng
tiếp cận thị trường EU đối với các sản phẩm được cấp phép FLEGT và cơ hội kinh tế
cho những nhà chế biến và xuất khẩu gỗ. Tuy nhiên, quá trình của việc chính thức và
hợp pháp hoá, cộng với việc thực thi nghiêm ngặt pháp luật và các quy định VPA cũng
có khả năng tác động tiêu cực đến những người có sinh kế phụ thuộc vào rừng. Những
hệ quả không thể tránh khỏi của quá trình đàm phán và thực thi VPA là sẽ dẫn đến việc
người thắng và kẻ thua, và có thể sẽ là một loạt các hiệu ứng xã hội, một số sẽ có tác
động tích cực còn một số khác thì ngược lại. Quyền quản lý và sử dụng đất ở Việt
Nam đã dần dần phát triển trong các giai đoạn khác nhau, các văn kiện khác nhau tồn
tại là cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng
rừng. Tuy nhiên, hiện đang có sự thiếu hụt các văn bản pháp luật có liên quan để cung
cấp các chứng cứ cần thiết và đảm bảo một sự hiểu biết rõ ràng một số khía cạnh của
tính hợp pháp. Các biện pháp để tích hợp các chiến lược xác minh Hệ thống đám bảo
tính hợp pháp của gỗ (TLAS) của chính quyền địa phương vẫn phải được cải thiện và
một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là giấy chứng nhận hàng nhập khẩu từ các
nước xuất khẩu gỗ.
Để có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn, Mạng lưới VNGO-FLEGT đã tiến hành
nghiên cứu những tác động tiềm tàng của VPA tới các nhóm dễ bị tổn thương (LIA).
Tại Việt Nam, VPA vẫn trong quá trình đàm phán, tức là LIA đã được thực hiện trước
khi các văn bản VPA được hoàn tất, và do đó mục tiêu của đánh giá là chỉ ra tác động
tiềm tàng có thể xảy ra của VPA tới các bên liên quan dễ bị tổn thương. Nghiên cứu
LIA có thể đóng góp có giá trị vào việc xây dựng VPA, bao gồm việc xác định các vấn
đề liên quan tới an toàn xã hội và câu trả lời cho vấn đề này, đồng thời tìm kiếm cơ hội
để nâng cao hiệu quả sinh kế. Nghiên cứu LIA sẽ tìm hiểu về tác động của VPA đối
với sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương và xem xét các quy định và luật pháp có
liên quan một cách toàn diện và kỹ lưỡng.
7
1.2. Tổng quan phương pháp nghiên cứu
Quá trình đánh giá LIA bao gồm một chuỗi các hội thảo, với rất nhiều phân
tích: phân tích các bên liên quan, phân tích thể chế và phân tích các kênh truyền tải.
Đánh giá LIA gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn 1 xác định các nhóm liên quan dễ bị tổn
thương; Giai đoạn 2 nghiên cứu những hạn chế và các vấn đề VPA có thể gây ra đối
với sinh kế, và những khó khăn hiện tại mà các bên liên quan đang phải đối mặt; Giai
đoạn 3 phát triển lý thuyết của sự thay đổi và chiến lược đảm bảo các kết quả là tích
cực; và Giai đoạn 4 xây dựng một kế hoạch giám sát với các chỉ số thích hợp. Chi tiết
của bốn giai đoạn đánh giá LIA được mô tả trong Bảng 1 dưới đây.
Trong hội thảo khởi động được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3
năm 2013, với sự hỗ trợ kỹ thuật của 2 chuyên gia nước ngoài đến từ tổ chức Forest
Trends, các thành viên mạng lưới đã chia sẻ những hiểu biết và đã thảo luận các vấn đề
quan trọng liên quan đến các tác động tiềm tàng của VPA đến các bên liên quan chủ
chốt. Hai chuyên gia kỹ thuật đã cung cấp cho các thành viên tham dự một sự hiểu biết
toàn diện về lý thuyết và thực hành LIA, hỗ trợ việc xác định các bên liên quan chủ
chốt, và cùng các thành viên tham dự phát triển một kế hoạch thực hiện LIA cho các
nhóm liên quan dễ bị tổn thương bởi VPA của Việt Nam. Các thành viên tham gia đã
xác định và lập bản đồ các nhóm liên quan dễ bị tổn thương quan trọng ở miền Nam,
miền Trung và miền Bắc Việt Nam và xây dựng được một kế hoạch để thực hiện LIA.
Hội thảo khởi động thể hiện sự cam kết cao của các Tổ chức xã hội Việt Nam vào quá
trình FLEGT/VPA, với mục đích đảm bảo rằng các quyền của cộng đồng phụ thuộc
vào rừng địa phương được tôn trọng đầy đủ.
Tại hội thảo khởi động, ba nhóm hộ liên quan có khả năng bị ảnh hưởng đáng
kể bởi VPA được xác định, bao gồm:
• Nhóm 1: Nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ trong các làng nghề gỗ
• Nhóm 2: Nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng
nhưng không có đất rừng và rừng.
• Nhóm 3: Nhóm hộ gia đình trồng rừng, cung cấp gỗ cho ngành công
nghiệp gỗ, nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng
(sổ đỏ);
Sau Hội thảo khởi động, các thành viên của Mạng lưới đã tiến hành các nghiên
cứu bàn giấy để phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế (giai đoạn 1 LIA ).
Kết quả các phân tích đã được trình bày tại hội thảo LIA lần thứ hai được tổ chức tại
Huế vào tháng 9 năm 2013 với sự tham dự của 30 đại biểu, bao gồm các thành viên
của Mạng lưới VNGO-FLEGT và đại diện 3 nhóm dễ bị tổn thương được xác định ở
8
trên. Tại hội thảo LIA lần thứ hai các thành viên tham gia đã chia sẻ và thảo luận về
các kết quả chính từ báo cáo phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế, và cung
cấp cơ hội quý giá để tiếp tục cải thiện và điều chỉnh các kết quả phân tích. Phần lý
thuyết và thực hành của giai đoạn 2 LIA (phân tích kênh truyền tải) đã được một
chuyên gia nước ngoài đến từ tổ chức Mandala giới thiệu trong hội thảo này và các
thành viên tham gia hội thảo cũng đã xây dựng các kênh truyền tải cho ba nhóm liên
quan trong quá trình làm việc nhóm.
Hội thảo LIA lần thứ ba, được tổ chức tại thành phố Vĩnh Phúc vào tháng 11
năm 2013, hội thảo đã sử dụng kết quả phân tích các bên liên quan và phân tích kênh
truyền tải để phát triển Lý thuyết về sự thay đổi và kế hoạch hành động để đóng góp
cho các cuộc đàm phán VPA. Hội thảo có 33 thành viên tham dự, bao gồm các đại
diện từ Mạng lưới VNGO-FLEGT, TCLN, các NGO quốc tế, ngoài ra còn có sự hỗ trợ
kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài đến từ Forest Trends, Mandala và FERN. Hội
thảo LIA lần thứ ba là bước quan trọng để có thể kết luận thành công của phân tích
LIA. Đầu tiên, các nhóm nghiên cứu đã trình bày và thống nhất về kết quả phân tích
kênh truyền tải cho ba nhóm các bên liên quan. Các nhóm sau đó thực hành xây dựng
cây vấn đề, chuỗi kết quả, phân tích khả năng và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đề
xuất một lý thuyết về sự thay đổi với các chiến lược và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Các thành viên tham gia hội thảo cùng đồng ý rằng những kết quả và khuyến nghị từ
nghiên cứu LIA của Mạng lưới có thể cung cấp đầu vào quan trọng và có giá trị cho
việc xây dựng các chỉ số thích hợp để giám sát VPA/FLEGT tại Việt Nam, và các
thành viên Mạng lưới cũng có thể tham gia tích cực trong quá trình giám sát độc lập
sau này.
Bảng 1: Tổng quan về phương pháp LIA
Giai đoạn 1: Phân tích thể chế và phân tích các bên liên quan
Giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu LIA là phân tích các bên liên quan và phân tích thể
chế. Mục tiêu chính của việc phân tích các bên liên quan là để đạt được một sự hiểu
biết về những người có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi VPA. Phân tích các bên liên
quan thường bao gồm các mô tả đặc điểm của các nhóm liên quan dễ bị tổn thương và
phân tích về giới. Phân tích nền kinh tế chính trị và thể chế cũng là rất cần thiết, và
tập trung vào những tác động có thể xảy ra bởi VPA và các động cơ hành vi về các
nhóm liên quan, đặc biệt là các nhóm quyền lực có thể phản đối các chiến lược quan
trọng của VPA.
9
Giai đoạn 2: Phân tích kênh truyền tải
Kênh truyền tải là cách thức mà qua đó một chính sách, ví dụ như VPA, ảnh hưởng
đến các bên liên quan dễ bị tổn thương. Phân tích các kênh truyền tải là một công cụ
cốt lõi trong bộ công cụ PSIA của Ngân hàng Thế giới. Sáu kênh truyền tải chính
thường được xem xét là: việc làm, giá cả, phí, các loại thuế, quyền lực, tài sản, và khả
năng tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ. Phân tích các kênh truyền tải sẽ giúp xác định
các ảnh hưởng trực tiếp của VPA (ảnh hưởng “vòng một”), ví dụ những thay đổi về
quyền lực chính trị và thực thi pháp luật sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và
thu nhập của công nhân khai thác rừng như thế nào? Thông qua đó có thể dự đoán
một số ảnh hưởng gián tiếp của VPA (ảnh hưởng “vòng hai”).
Giai đoạn 3: Lý thuyết của sự thay đổi có sự tham gia
Lý thuyết của sự thay đổi là một giả thuyết làm như thế nào để can thiệp nhằm đảm
bảo sinh kế cho nhóm dễ bị tổn thương trước VPA. Lý thuyết của sự thay đổi dựa trên
một tập hợp các giả định nguyên nhân và kết quả đáng tin cậy mà được những người
đề xuất hy vọng sẽ trở thành sự thật. Định nghĩa về lý thuyết của sự thay đổi liên
quan đến việc đặt ra và theo dõi một tập hợp các "chuỗi kết quả" liên kết với chiến
lược của một sự can thiệp và các hoạt động với các đầu ra, kết quả, các tác động, và
phân tích các giả định nguyên nhân và kết quả giữa chúng.
Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch giám sát với một tập hợp các chỉ số
Một khía cạnh quan trọng của LIA là phát triển một quá trình giám sát những tác
động của việc thực thi VPA tới sinh kế. Điều này đòi hỏi việc xác định các chỉ số
thích hợp. Một chỉ số lý tưởng sẽ thấy quá trình giữa đầu vào, hoạt động, đầu ra, kết
quả, tác động, và sẽ được bắt nguồn từ các mục tiêu SMART (cụ thể, có thể đo lường
được, có khả năng thực thi, thực tế và có thời gian rõ ràng) được xây dựng từ các kết
quả quan trọng trong chuỗi kết quả. Từ các mục tiêu SMART, các chỉ số có thể được
xây dựng để theo dõi và đánh giá tiến độ. Một khi các chỉ số được phát triển, kế
hoạch giám sát có thể được tạo ra. Kế hoạch giám sát vạch ra những dữ liệu cần thiết,
và cách thức thu thập như thế nào đối với mỗi chỉ số.
10
1.3. Các thành viên tham gia nghiên cứu
Bảng 2: Thông tin chung của nhóm nghiên cứu các bên liên quan
Nghiên cứu
các bên liên
quan
Địa điểm
nghiên
cứu điển
hình
Thành viên nhóm
nghiên cứu (tên, tổ
chức)
Chi tiết liên lạc
Nhóm 1:
Nhóm hộ sản
xuất chế biến
gỗ nhỏ lẻ
trong các làng
nghề gỗ
Đồng Nai,
Lâm Đồng
-Phan Triều Giang
(HCM UAF)
-Nguyễn Chí Thành
(ForWet)
-Đinh Văn Tài
(ForWet)
Nhóm 2:
Nhóm hộ gia
đình dân tộc
thiểu số sống
phụ thuộc vào
rừng nhưng
không có đất
rừng và rừng
Thừa
Thiên Huế
-Trương Quang Hoàng
(CRD-Huế),
-Trần Nam Thắng
(CORENARM)
Nhóm 3:
Nhóm hộ gia
đình trồng
rừng trên đất
không có sổ
đỏ
Đắk Lắk,
Thanh
Hóa, Phú
Thọ, Hòa
Bình
-Dương Thị Liên
(SFMI)
-Đặng Ngọc Toàn
(CHCC)
-Nguyễn Kim Trọng
(CARTEN)
-Lê Thanh Yên (CRD-
Thanh Hóa)
Nhóm nghiên cứu phân tích thể chế (bao gồm: GS. Tô Đình Mai - CECoD, ông
Nguyễn Xuân Lãm - PanNature, ông Phạm Anh Tuấn - SRD) đã phối hợp chặt chẽ với
nhóm nghiên cứu các bên liên quan để đảm bảo rằng tất cả các thông tin và nhận định
từ phân tích các bên liên quan đều được đưa vào phân tích thể chế một cách đầy đủ.
Nghiên cứu LIA được điều phối bởi Trung tâm SRD và do bà Phạm Thị Bích
Ngọc (Trưởng phòng Biến đổi khí hậu) làm trưởng nhóm, cùng với 2 chuyên gia đến
từ tổ chức Forest Trend (TS. Michael Richards và TS. Mary Hobley) và 2 chuyên gia
đến từ tổ chức Mandala (ông Edwin Shanks và ông Dương Quốc Hùng) và 2 tình
nguyện viên nước ngoài của Trung tâm SRD (TS. Juliane Sander và bà Stephanie
11
Higgs) đã hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật cũng như tư vấn cho các thành viên Mạng
lưới trong suốt quá trình của nghiên cứu LIA.
1.4. Cấu trúc và nội dung của Báo cáo tóm tắt
Báo cáo tóm tắt LIA được chia thành năm phần chính:
Phần 1 - Giới thiệu chung;
Phần 2 - Tóm tắt phần phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế;
Phần 3 - Tóm tắt phần phân tích kênh truyền tải;
Phần 4 - Tổng hợp các khuyến nghị quan trọng cho đoàn đám phán của Tổng
cục Lâm nghiệp và EU dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu của các nhóm
nghiên cứu và đánh giá thể chế.
Phần cuối cùng là danh sách các phụ lục bao gồm các báo cáo đầy đủ của các
nhóm nghiên cứu.
12
II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ PHÂN
TÍCH THỂ CHẾ
2.1 NHÓM HỘ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GỖ NHỎ LẺ
2.1.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ
Hộ gia đình chế biến gỗ là một bên liên quan quan trọng vì đây là một nhóm lớn
về số lượng cung cấp sản phẩm gỗ truyền thống cho người dân, đặc biệt là trong các
khu vực ngoài đô thị trên cả nước. Hiện nay không có số liệu chính thức về số lượng
các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Các số liệu chính thức của Bộ NN&PTNT chỉ thu thập trên các
cơ sở có công suất hoạt động trên 200m
3
gỗ tròn/năm (Bộ NN&PTNT 2011), mà
không có số liệu chắc chắn về các hộ nhỏ lẻ. Số liệu về hộ sản xuất chế biến nhỏ
(<200m
3
/năm) không được thống kê và có nhiều khác biệt. Bộ NN&PTNT (2011) ước
tính hiện tại có khoảng 10,000 hộ, 201 làng nghề gỗ ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH),
5 làng nghề gỗ ở duyên hải Nam Trung Bộ. Theo Tô Xuân Phúc (2012, dẫn nguồn
HRPC 2009) có 20,000 hộ và 302 làng nghề cả nước.
Các cơ sở sản xuất tiêu thụ khoảng 1 triệu m
3
gỗ/năm. Trong đó 350.000 -
400.000 m
3
dùng trong làng nghề, khoảng 400.000 m
3
sử dụng trong các cụm công
nghiệp chế biến gỗ không phải làng nghề và 200.000 m
3
gỗ sử dụng bởi các hộ nhỏ lẻ
(Tô Xuân Phúc, 2012). Các hộ sản xuất nhỏ thường sử dụng gỗ quý hiếm nhập khẩu
hoặc địa phương. Số liệu chính xác về số lượng và nguồn gốc gỗ đầu vào của các hộ
gia đình nhỏ không rõ ràng ở cấp quốc gia.
Về tình trạng kinh tế, không có số liệu chính thống về tình trạng nghèo đói của
nhóm hộ sản xuất gỗ nhỏ. Tuy vậy, nhìn chung họ có thu nhập khá cao so với mặt
bằng lao động. Thu nhập trung bình của lao động nghề mộc từ 2-4,5 triệu đồng, chủ hộ
có thu nhập từ 10-13 triệu đồng/tháng. Lực lượng lao động chính ở các hộ sản xuất
nhỏ hầu hết là người trong gia đình hoặc họ hàng. Nhìn chung nam giới có vai trò ưu
thế ở các khâu sản xuất do có sức khỏe, kiến thức và nắm kỹ thuật. Đa phần nam giới
có quyền lực cao hơn trong việc ra các quyết định quan trọng. Ở các hộ sản xuất nhỏ tỉ
lệ lao động nữ rất thấp. Lao động nữ thu nhập thường ít hơn nam giới do họ thường
làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Mặc dù nữ giới và trẻ em thường chỉ tham
gia một số việc nhẹ nhàng, nhóm này thường mẫn cảm hơn với môi trường. Sức khỏe
của phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng xấu do điều kiện sản xuất ô nhiễm. Lao động làm
thuê thường thuê trọ quanh khu làm việc với điều kiện sống tạm bợ, khó khăn.
13
2.1.2. Hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ và các vấn đề của họ
Nghiên cứu ở Lâm Đồng và Đồng Nai cho thấy nhìn chung có bốn nhóm hộ sản
xuất mộc quan trọng bao gồm i) Hộ sản xuất cho thị trường xuất khẩu; ii) Hộ gia công
công nghiệp; iii) Hộ sản xuất cho thị trường trong nước theo cách công nghiệp; iv) Hộ
sản xuất, gia công nhỏ lẻ. Các vấn đề mà các nhóm hộ này đang phải đối mặt được mô
tả sơ lược trong sơ đồ 1- Sơ đồ cây vấn đề dưới đây.
Các hộ sản xuất chế biến, kinh doanh gỗ chịu sự theo dõi, quản lý nhà nước trực
tiếp của UBND phường, xã đồng thời chịu sự quản lý, kiểm tra, cấp phép của các cơ
quan chức năng trên địa bàn như: UBND phường, xã; Phòng Kinh tế (tham mưu cho
UBND cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cho hộ), Phòng Tài nguyên Môi
trường, Chi cục Thuế, Phòng Thống kê, Chi cục Quản lý thị trường (trực tiếp là Đội
QLTT), Hạt Kiểm lâm, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát PCCC, Công an kinh tế, cơ
quan có liên quan SXKD như Ngân hàng, Quỹ tín dung, v.v Tuy vậy, nhìn chung việc
quản lý giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật tại các hộ sản xuất nhỏ lẻ lỏng lẻo,
chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan liên quan.
Rất nhiều hộ kinh doanh, đặc biệt các hộ sản xuất nhỏ lẻ không có giấy phép ở
địa phương, và không báo cáo nhập lượng, sản lượng, doanh thu. Một số hộ của nhóm
này chỉ phải trả thuế cố định thuế mỗi tháng và chỉ đến chi cục thuế mua hóa đơn khi
cần. Ở làng nghề Hố Nai (Đồng Nai), số hộ gia công có ĐKKD chỉ chiếm 12.5% tổng
số hộ gia công. Hầu hết các hộ nhỏ lẻ không thể cung cấp hóa đơn bán hay gia công
cho khách hàng. Theo báo cáo nghiên cứu các làng nghề phía Bắc 30% đến 78% số hộ
bán sản phẩm mà không có hồ sơ sản phẩm cho khách hàng (Forest Trends, 2012). Lý
do của việc này là một phần để hộ tránh thuế, phần khác do năng lực, quy mô sản xuất
của hộ quá nhỏ, không phù hợp với các ràng buộc kềnh càng của luật pháp. Các hộ sản
xuất nhỏ cũng thường không tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Sơ đồ 1: Các vấn đề mà các nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẽ đang phải đối mặt
Thiếu trang thiết bị
phù hợp, hiệu quả
Hộ SX không đủ năng
lực, quy mô để xin giấy
phép
Viên chức
nhũn
g
nhiễu
Giám sát, thực thi
pháp luật chưa tốt
Thiếu hóa đơn giấy tờ cần
thiết GPKD, hợp đồng LĐ…
Hàng khó
bán
Điều luật cồng
k
ề
nh
Chi phí chế biến
nhập khẩu gỗ hợp
pháp cao
Không đủ năng lực thiếu lao
độn
g
, sản xu
ấ
t l
ớ
n
Chi phí thủ tục, tiêu
cực phí tăng
Giá gỗ nguyên
liệu tăng
Sản xuất nhỏ lẻ
manh mún
Thu nhập các
hộ sản xuất nhỏ
giảm (bỏ nghề)
Chi phí sản
xu
ấ
t tăng
Sản lượng kém
Hiểu biết của dân
v
ề
lu
ậ
t kém
Sản phẩm không đồng bộ về
chất lượng, không kịp thời
về mẫu mã
Thiếu thông tin
Năng lực kỹ thuật về mẫu
mã, tìm kiếm đánh giá thị
trường kém
Thiếu vốn, thiếu liên
kết để trang bị máy
móc
Thiếu liên kết &
k
ê
nh
t
h
ô
n
g
t
in
Vấn đề cốt lõi
Vấn đề trực tiếp
Vấn đề trung gian
14
15
Nguồn nguyên liệu của các hộ sản xuất nhỏ phức tạp, đa phần được mua trôi
nổi trên thị trường từ sơn tràng, đầu nậu do giá gỗ lậu thường rẻ hơn có thể đến 50% ở
những khu vực gần rừng (Phan, 2012). Ở Đồng Nai, nguồn nguyên liệu của các hộ cá
thể chủ yếu là mua từ gỗ nhập khẩu (mua lại từ các đầu nậu trung gian), chiếm đến
70% (gồm các loại như gõ đỏ, giáng hương, căm xe, xoan đào, dầu đỏ, sồi, tần bì,
thông,…). Một phần từ gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là gỗ keo lá tràm, tếch, cao
su (chiếm 28%), số còn lại (2%) là gỗ bao bì tận dụng, trụ tiêu, và gỗ trôi nổi trên thị
trường. Ở Lâm Đồng, nguồn gỗ đặc được mua từ các cơ sở kinh doanh hợp pháp lẫn từ
sơn tràng, đầu nậu. Gỗ lậu thường được sơn tràng chặt hạ từ rừng rồi kéo về bán cho
các xưởng xẻ ở gần rừng. Gỗ kéo từ rừng về thường được đẽo thành bi với kích thước
thông thường từ 2-3m dài với bề mặt từ 30-40cm. Do việc lấy gỗ không phép khó khăn
do đó, sơn tràng thường lấy gỗ tốt hoặc quý như dổi, huỳnh đàn, cẩm lai, căm xe,
hương, sao, kiền kiền, chiêu liêu. Một số xưởng xẻ thường không tập trung gỗ một chỗ
mà thường phân tán tản mát ở các nhà quen, bà con trong vùng. Nhìn chung, nguồn gỗ
lậu được đưa vào chuỗi cung qua nhiều cách thức tinh vi, khó kiểm soát. Một hộ sản
xuất nhỏ với 2-3 công nhân thường sử dụng khoảng 10-20 khối gỗ một năm.
Quy mô nhà xưởng, trang thiết bị của các nhóm khác nhau thì khác nhau. Ở
Đồng Nai, do tính chất sản xuất khá lớn, đa số các hộ sản xuất có diện tích nhà xưởng
dao động từ 200-1000m
2
. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ có mặt bằng sản xuất trung bình
khoảng 50 m
2
. Tuy vậy, đa số các hộ có thêm diện tích kho nguyên liệu khoảng từ vài
đến vài chục mét vuông. Đối với các hộ sản xuất nhỏ, phương tiện, máy móc sản xuất
cũng không phức tạp, chủ yếu ở tầm công cụ cá nhân thường gồm cưa đĩa, cưa lộng,
máy bào, máy làm mộng, máy thổi PU, máy bắn đinh. Trang thiết bị trong các hộ này
mỗi loại chỉ từ 1 đến 2 cái. Đối với các hộ gia công công nghiệp, vì không phải thực
hiện toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất nên trang bị cũng đơn giản, tuy vậy
mang tính chuyên nghiệp cao. Một số hộ có thể xẻ gỗ tròn bằng cưa CD được đặt ở
những nơi xa khu dân cư. Theo một số hộ sản xuất nhỏ, đa phần các trang thiết bị có
giá dưới 15 triệu và đều là máy sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên,
trang thiết bị các hộ quy mô lớn là khá hiện đại với một số khâu bố trí theo dây
chuyền.
Quan hệ giữa chủ hộ sản xuất và người lao động ít ràng buộc. Nguồn lao động
phổ thông là dồi dào trong khi đó nguồn lao động có tay nghề là hiếm. Điều này tạo
môi trường dễ dàng hơn cho các hộ sản xuất công nghiệp, trong khi đó các hộ sản xuất
nhỏ lẻ cần nhân lực ít nhưng tay nghề cao thường gặp khó khăn. Các hộ sản xuất nhỏ
lẻ có số lao động từ 2-10 người tùy theo mùa. Tuy vậy, ngoại trừ ở các cơ sở lớn, các
công nhân thường được ăn lương theo tháng và một số có hợp đồng lao động, đa số
16
người lao động, kể cả thợ cả ở các hộ sản xuất nhỏ ăn lương tuần và không có hợp
đồng, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội. Do quan hệ giữa hộ và người lao động ít bị
ràng buộc bởi hợp đồng mà chỉ là thỏa thuận miệng, vì thế người lao động phải tự chịu
khi có sự cố xảy ra trong quá trình lao động. Khi mùa thấp điểm đến, nhiều lao động
được cho nghỉ việc dễ dàng. Những người lao động không có tay nghề dễ bị mất việc
nhất. Tuy vậy, hình thức hợp đồng miệng được cả chủ và người lao động ưa chuộng vì
tính linh động của nó. Người lao động có thể nhảy việc khi tìm được nơi khác có giá
cao hơn trong khi chủ thuê lại có thể tuyển lựa được người vừa ý và giảm chi phí.
Hình thức “buôn có bạn bán có phường” cũng quan sát được ở các hộ sản xuất
nhỏ ở các cấp độ khác nhau chặt chẽ hơn ở Đồng Nai nhưng cũng không thành hệ
thống như ở các làng nghề phía Bắc. Ở hộ gia công, sản xuất dây chuyền, quan hệ giữa
hộ sản xuất và hộ vệ tinh, hộ kinh doanh trong chuỗi sản phẩm là khá chặt. Giao dịch
giữa các hộ nhóm này thường không có giấy tờ chính thống mà thường chỉ là các cam
kết viết tay, cam kết miệng để không phải đóng thuế, giảm chi phí sản xuất.
Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thường rất độc lập mặc dù họ có biết một vài cơ sở
khác cùng địa bàn hoặc có bà con họ hàng. Các hộ này chỉ trao đổi thông tin thông
thường như giá cả nguyên liệu, giá ngày công, đầu vào nguyên liệu, không có các hình
thức trao đổi khác như thợ, máy móc, khách hàng hay các hợp tác khác. Như vậy,
tương tự nhận định ở làng nghề phía Bắc, hầu như không có liên kết nào được hình
thành giữa các hộ đã dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm dẫn đến những hạn chế lớn về
cạnh tranh, về năng lực phát triển nghề nghiệp và thị trường.
Vấn đề về môi trường là vấn đề mang lại rất nhiều bức xúc đặc biệt khi các hộ
sản xuất tọa lạc ở khu vực dân cư. Trong sản xuất, bụi gỗ và sơn là tác nhân ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe công nhân, đặc biệt là phụ nữ. Những nhà dân xung quanh dù đóng
cửa kín vẫn ngửi thấy mùi sơn. Tại các hộ sản xuất nhỏ lẻ chưa có trang thiết bị xử lí
bụi gỗ và sơn. Tại nhiều công đoạn lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ,
dễ phát tán trong không khí. Các hộ nhỏ thường không thực hiện tốt vệ sinh môi
trường và chấp nhận chịu phạt vì lợi nhuận so ra vẫn còn cao hơn so với việc đầu tư cơ
sở vật chất, môi trường lao động. Tình trạng ô nhiễm kéo dài gây bất bình cho người
dân, dẫn đến khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự chung, và làm mất
lòng tin của người dân vào cơ quan chức năng. Một số người dân cho rằng công tác
quản lý của nhà nước chưa tốt, đã xuất hiện tiêu cực, một số cơ quan địa phương đã lờ
đi để các hộ sản xuất vi phạm luật. Thêm vào đó, các hộ sản xuất có nhiều công nhân
làm việc, sản phẩm nhiều, thường để ngổn ngang chắn hết lối đi trong khi đó trang
thiết bị phòng cháy chữa cháy còn sơ sài chỉ mang tính hình thức đưa đến những nguy
cơ cao về cháy, nổ. Về vấn đề vệ sinh, môi trường và phòng chữa cháy, đa số các hộ
17
“mạnh ai nấy làm” không được hướng dẫn, tập huấn và cũng không tuân thủ các quy
định.
Chủng loại sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ đa dạng gồm bàn ghế, salon, tủ
thờ, tủ áo, giường, đồ gỗ văn phòng, kệ, tủ bếp, tủ đứng, tay vịn cầu thang, trụ cầu
thang, ván sàn, lam ri trần nhà, vách nhà. Ở một số nơi còn có nhiều loại sản phẩm
trang trí nội thất, mỹ nghệ (thần tài, tượng, đồng hồ, v.v ). Đa phần các hộ nhỏ sản
xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường địa phương. Một số nhỏ các hộ gia công cho
các công ty xuất khẩu như các hộ ở khu vực tỉnh Đồng Nai. Ở các làng nghề phía Bắc,
hàng hóa được đưa đi tiêu thu khắp cả nước với hơn 83% được tiêu thụ trong nước và
hơn 16% được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Riêng ở làng nghề Đồng Kỵ, có
đến 33,3% số công ty và 42,8% số hộ gia đình có xuất hàng đi thị trường Trung Quốc
(Forest Trends 2012). Tuy vậy, số liệu chính xác về sản lượng, loại gỗ của các hộ sản
xuất nhỏ cho thị trường và các ngành công nghiệp khác trong nước và quốc tế là không
chính thức kể cả ở tầm quốc gia hay địa phương.
Trong khi nhiều hộ sản xuất lớn thường có quan hệ thân mật, chặt chẽ với Kiểm
lâm, phòng kinh tế, quản lý thị trường, các hộ sản xuất nhỏ thường có rất ít liên hệ với
các cơ quan nhà nước và không nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Nhiều hộ vận
hành thông qua các cách thức phi chính thống. Các định chế không chính thống quan
sát được bao gồm các quan hệ của hộ với nguồn cung cấp gỗ, một số cán bộ chức
năng, người lao động, cộng đồng dân cư, nguồn vay vốn. Các quan hệ không chính
thống giúp nhiều hộ đi xuyên qua nhiều quy định, ràng buộc của luật pháp để duy trì
sản xuất. Theo quy định, hộ có trách nhiệm báo cáo xuất nhập gỗ định kỳ cho kiểm
lâm sở tại, hoặc khi gỗ về tới xưởng, đặc biệt khi nhập gỗ rừng tự nhiên, hộ phải báo
ngay. Nhưng thực tế, các hộ không ghi chép thường xuyên cũng không báo cáo, và cơ
quan kiểm lâm cũng không kiểm tra thường xuyên đặc biệt là đối với các cơ sở nhỏ.
Tuy vậy, kiểm lâm sở tại thường nắm rõ các hộ sản xuất mộc trong địa bàn. Do điều
kiện pháp lý chưa được thông suốt, nhiều hộ nhỏ sản xuất trong điều kiện khó khăn,
dấu diếm. Một số nơi, hộ khóa cửa ngoài và hoạt động bên trong, hoặc làm xưởng kín,
khuất sau nhà để tránh bị cơ quan chức kiểm tra.
2.1.3. Một số tác động của VPA đến nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ
Nhìn chung, trong bốn nhóm hộ phân tích không có nhóm nào có ảnh hưởng
đến VPA một cách trực tiếp, đáng kể. Các hộ chỉ biết các thông tin rất sát sườn với
mình mà không có thông tin gì về VPA/FLEGT. Ngược lại tác động của VPA đến các
nhóm hộ này là hiện hữu và khác nhau.
18
Trong tương lai, việc áp dụng các quy định nghiêm ngặt mới có thể làm tăng
quyền lực của cơ quan chức năng liên quan như Sở KH&ĐT (liên quan đến cấp đăng
ký), Hạt kiểm lâm, Sở TN&MT. Điều này có thể làm môi trường sản xuất khó khăn
hơn nếu tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu quan sát được ở nhiều nơi không được cải
thiện. Để tránh tình trạng này, cần phải có cơ chế phối hợp để kiểm soát, giám sát việc
sử dụng quyền lực của các cơ quan thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật
cũng cần được tinh gọn, rõ ràng và hiểu biết về pháp luật của người sản xuất cũng cần
được nâng lên.
Mặc dù sẽ phải gặp một số khó khăn lúc ban đầu, nhiều nhóm sẽ hưởng lợi ích
từ VPA ở các mức độ khác nhau bao gồm việc chuẩn hóa các quy định, luật lệ, nếu
được thực thi tốt sẽ làm dễ dàng hơn, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho sản
xuất. Đối với các nhóm sản xuất và gia công xuất khẩu, do năng lực quản lý của nhóm
này khá tốt, VPA có thể giúp họ mở rộng và ổn định thị trường. Nhiều nhóm cũng sẽ
nâng cao được năng lực sản xuất theo yêu cầu của VPA. Khó khăn phổ biến mà các hộ
nhóm này sẽ gặp phải là chi phí sản xuất có thể sẽ tăng, lợi nhuận hay sức cạnh tranh
sẽ giảm do chi phí ban đầu để chuẩn hóa lại bộ máy sản xuất sẽ tăng bao gồm việc mua
gỗ hợp pháp, việc trang bị bảo vệ môi trường, phòng chữa cháy và việc bảo đảm an
sinh xã hội cho người lao động.
Các hộ sản xuất cho thị trường trong nước hoạt động như một doanh nghiệp
thường có đăng ký kinh doanh, không bị tác động trực tiếp từ VPA nhưng có thể bị
ảnh hưởng bởi việc thực thi lâm luật, quản lý lâm sản trong nước. Nhiều hộ sử dụng
một phần nguồn gỗ tự nhiên trôi nổi, bao bì, trụ tiêu, sẽ gặp khó khăn khi phải chứng
minh tính hợp pháp của nguồn gỗ. Bên cạnh đó, một số hộ có tiềm lực lớn có mua gỗ
qua đấu thầu khai thác, tận thu, tỉa thưa hay mua gỗ vi phạm qua đấu giá hợp pháp có
thể không còn tiếp cận với nguồn này dễ dàng như trước. Các hộ nhóm này thường có
môi trường làm việc ô nhiễm, không đảm bảo an toàn lao động cũng như phòng chữa
cháy, và quyền lợi của người lao động. Việc thực thi các quy định trong VPA, có thể
sẽ làm tăng chi phí sản xuất của nhóm này. Tuy vậy, do quy mô sản xuất, vốn lớn, các
hộ này sẽ không khó thích nghi.
Việc thực thi VPA một cách nghiêm túc và hiệu quả sẽ có tác động lớn nhất đến
nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Các thay đổi về đòi hỏi các hộ sản xuất gia công nhỏ phải
đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, thuế, vệ sinh môi trường, hợp đồng lao động. Trong
khi đó đa số các hộ sản xuất gia công nhỏ có vốn ít, không có giấy phép kinh doanh,
không có năng lực làm sổ sách kế toán, thuế, và không có ký kết hợp đồng lao động
với nhân công do tính mùa vụ của nó. Do đó các yêu cầu về các vấn đề này sẽ làm các
hộ gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải rời bỏ nghề, nếu họ không được hỗ trợ, cải thiện
19
năng lực thích đáng. Sự thành công của VPA sẽ không trọn vẹn nếu một số nhóm bị
đẩy vào kết cục này do đây là nhóm lớn trên bình diện cả nước, là nguồn cung cấp sản
phẩm mộc truyền thống ở các vùng ngoài đô thị.
2.2. NHÓM HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG PHỤ THUỘC
VÀO RỪNG
2.2.1. Đặc trưng chính của nhóm đối tượng nghiên cứu
Theo đánh giá, nhóm đối tượng nghiên cứu có những đặc điểm chung hoặc
những đặc trưng cụ thể như sau:
- Dân tộc thiểu số (DTTS): Phần lớn là đồng bào thiểu số, có thể có người
kinh.
- Sống gần rừng hoặc trong rừng tự nhiên (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất)
- Người bản địa hoặc di cư
- Sinh kế phần lớn phụ thuộc và gắn với thu nhập từ rừng: khai thác rừng, lâm
sản ngoài gỗ (LSNG)
- Phần lớn là người nghèo, điều kiện sống khó khăn, nguồn lực cho phát triển
hạn chế.
- Mức độ/khả năng tiếp cận dịch vụ công và thị trường hạn chế.
- Dân trí thấp
- Có hệ thống luật tục/văn hóa liên quan đến rừng.
- Gia đình đông con, không được giao rừng tự nhiên
- Tham gia vào quản lý rừng cộng đồng chính thống và không chính thống.
Với những khó khăn và những đặc điểm đặc thù cản trở sự phát triển, nhóm đối
tượng này là đối tượng chính của đói nghèo do những nguyên nhân cụ thể như sau:
- Cơ sở hạ tầng sản xuất ít phát triển hoặc ít được đầu tư, thiếu đất sản xuất
- Đông con nhưng lại thiếu lao động, thu nhập thấp, phụ thuộc nhiều vào sự
hỗ trợ từ chính sách xã hội
- Kiến thức quản lý chi tiêu không có hoặc rất hạn chế
- Ít am hiểu về khoa học kỹ thuật.
Nhóm đồng bào dân tộc ít người ở Thừa Thiên Huế (nơi triển khai nghiên cứu
thực địa/nghiên cứu trường hợp) phân bố chủ yếu ở hai huyện Nam Đông và A Lưới,
một số ít ở các huyện Phú Lộc và Phong Điền và thị xã Hương Trà. Các nhóm người
dân tộc chính theo thứ tự số lượng là Pa kô, Cơ tu, Ta Ôi, Vân Kiều và Pa hy. Đa phần
20
các nhóm dân tộc này sử dụng hệ thống canh tác du cư không sử dụng hệ thống thủy
lợi (Rerkasem, 2009).
Theo báo cáo mới nhất về điều tra thực trạng Kinh tế Xã hội (KTXH) ở Thừa
Thiên Huế cho thấy, hộ nghèo toàn tỉnh có 11,16% thì miền núi có 18,9%, vùng DTTS
có 28,57%. Hộ cận nghèo toàn tỉnh có 6,83% thì vùng DTTS có 14,72%. Tất cả 18 xã
có tỷ lệ hộ nghèo >25% đều thuộc vùng DTTS và miền núi. Số liệu thống kê hằng năm
cho thấy, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới ở vùng này rất cao (Ban Dân
tộc Thừa Thiên Huế, 2013).
Với người dân tộc địa phương ở khu vực Thừa Thiên Huế, rừng và sản phầm
rừng đóng vai trò rất quan trọng với cuộc sống của họ. Theo khảo sát của các nghiên
cứu thì sản phẩm rừng đóng góp tỷ lệ khá lớn vào thu nhập của người dân địa phương,
đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc (Wetterwald et al, 2004). Theo một số nghiên cứu
đánh giá về mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân địa phương khu vực
Nam Đông, A Lưới, mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của nhóm đồng bào người
dân tộc trung bình chiếm từ 30%-50% (thậm chí có một số gia đình có mức phụ thuộc
đến 70%) vào những năm 2004 – 2005 (Thắng, 2004) và sau đó giảm dần xuống 18%
vào thời điểm 2009 (Thắng, 2010).
Đặc biệt là trong thời gian vừa qua (2010, 2011), sự mở rộng của các khu bảo
vệ (mở rộng vườn quốc gia Bạch Mã, thành lập mới Khu bảo tồn Sao La Quảng Nam
và Thừa Thiên Huế) đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đồng bào.
Các diện tích rừng trước kia thuộc sự quản lý của các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý
rừng phòng hộ thì các sản phẩm như lâm sản ngoài gỗ (LSNG) người dân vẫn được
phép thu hái. Nhưng khi mở rộng/thành lập mới khu bảo tồn, về nguyên tắc tất cả các
sản phẩm này đều không được phép khai thác. Các diện tích đất canh tác của người
dân địa phương (nương rẫy) đều không được triển khai, thực hiện.
2.2.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA
Đây là một nhóm đối tượng có thể nói không thật sự liên quan trong việc cung
cấp gỗ, chế biến sản phẩm gỗ cho các thị trường xuất khẩu, quy mô về số lượng của họ
cũng không lớn. Tuy nhiên, họ là những cộng đồng dân tộc ít người có truyền thống
lịch sử và cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, chính vì thế, những tác
động của VPA, FLEGT lên tài nguyên rừng sẽ gián tiếp tác động đến họ, họ dễ bị tổn
thương và mức độ bị tổn thương của họ rất nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, phần lớn các nhóm dân tộc ít người là các nhóm có điều kiện kinh
tế và mức sống thấp so với mặt bằng chung của xã hội, ở đây họ lại là đối tượng không
21
được giao/khoán rừng tự nhiên trong khi họ có truyền thống rất lâu đời trong quản lý,
sử dụng tài nguyên rừng. Chính vì thế tác động của VPA, FLEGT lên cuộc sống của
họ sẽ là rất lớn.
Ngoài ra, việc thực hiện VPA, FLEGT là nhằm mục đích tạo ra công bằng
chung cho toàn xã hội, nên việc tác động của tiến trình này lên một nhóm người thiểu
số, bị lề hóa và yếu thế sẽ là một trong những yêu cầu đầu tiên cần phải giải quyết và
tạo ra sự công bằng cho xã hội cũng như mục tiêu của chính tiến trình này.
VPA/FLEGT quan tâm đến lợi ích của người dân sống phụ thuộc vào rừng cũng
như các tác động môi trường. Mối quan tâm này có thể bắt buộc các chủ rừng phải
thực hiện trách nhiệm đền bù những thiệt hại cho người dân do họ gây ra khi khai thác
và sử dụng rừng. Hơn nữa, mục tiêu sâu xa của VPA/FLET là cải thiện quản trị rừng,
vì vậy sẽ giúp cho rừng phát triển tốt, dẫn đến sinh kế của những hộ gia đình dân tộc
sống phụ thuộc vào rừng sẽ có cơ hội được cải thiện. Để có thể ký kết VPA, cả nhà
nước, các doanh nghiệp phải cải thiện điều kiện làm việc, môi trường sống cũng như
tất cả các lĩnh vực liên quan đến nhóm đối tượng này.
2.2.3 Những vấn đề mà nhóm đối tượng nghiên cứu gặp phải và tác động
của VPA
Các vấn đề mà các nhóm hộ này đang phải đối mặt được mô tả sơ lược tại Sơ
đồ 2 - Sơ đồ cây vấn đề dưới đây.
Mất đất sản xuất: Tiến trình VPA/FLEGT có thể gây ra mất đất sản xuất cho
nhóm đối tương nghiên cứu thông qua những tác động có thể diễn ra như:
- Quy hoạch quản lý đất đai kém (năng lực của cán bộ quy hoạch, ưu tiên của
lãnh đạo địa phương), không quan tâm đến quyền sở hữu và luật tục truyền thống của
người dân địa phương.
- Người dân địa phương bị dụ dỗ bán đất cho đối tượng bên ngoài: các đồn điền
và công ty lâm nghiệp có nguồn lực kinh tế mạnh tìm cách thu mua đất rừng, làm thiệt
hại cho nông dân thiểu số.
Sơ đồ 2: Các vấn đề mà các nhóm hộ DTTS sống phu thuộc vào rừng đang phải đối mặt
Năng lực của cán bộ
quy hoạch
Chuyển đổi sử dụng
đất NN sang LN
Quy hoạch và quản
lý quy hoạch đất
đai kém
Mất đất sản
xuất
Ưu tiên của lãnh đạo
địa phương
Gỗ nhập
khẩu bất
hợp pháp
giảm
Phát triển rừng
trồng
Bị dụ dỗ bán đất
Thiếu sự tham gia
trong quy hoạch
Rừng tự nhiên bị
thu hẹp
Giao rừng ngoài
cộng đồng
Mất quyền
thu hái lâm
sản phụ
Lợi nhuận từ gỗ tăng
VPA
Cơ chế chia sẻ lợi
ích không hiệu quả
Thực hiện quy định
chưa chặt chẽ
Nhu cầu
gỗ tăng
Chủ rừng lớn thâu
tóm đất rừng
Người dân
bị loại trừ
về kinh tế-
VHXH
Luật tục trong
QLTNR không
được tôn trọng
Luật tục không
được pháp luật
côn
Không được đào tạo
Tâm lý ngại thay
đổi
g
n
h
ậ
n
Năng lực
quản lý vốn
kém
Ít sự lựa chọn sinh
Nghèo đói
Tay nghề lao động
thấp
k
ế
Không công
bằng trong tiếp
cận thị trường
lao động
Tiếp cận vốn vay hạn
chế
Cạnh tranh lao động
Thiếu vốn đầu tư
Năng lực truyền thông
kém
Phương tiện nội dung
chưa phù hợp
Nhận thức chưa cao
Thủ tục phức tạp
Truyền thông chưa
hiệu quả
Ít chính sách ưu tiên
lao động tại chỗ
Năng lực tiếp cận
kém
Không nắm rõ
thủ tục của VPA
Vấn đề cốt lõi
Vấn đề trực tiếp
Vấn đề trung gian
22
23
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
+ Kết quả tích cực là diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế
thấp được chuyển sang trồng rừng kinh tế có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này có thể
làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các
hộ gia đình dân tộc thiểu số. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng đất tăng, tức là thu nhập và lợi
nhuận trên một đơn vị diện tích tang, có thể làm giảm bớt nhu cầu về đất đai và do đó
làm giảm tình trạng lấn chiếm đất rừng.
+ Kết quả tiêu cực là tạo ra hệ thống canh tác độc canh, thay thế hệ thống canh
tác đa canh trước đây của các hộ gia đình (Hoang, 2011). Trong hệ thống canh tác độc
canh, sinh kế của các hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào gỗ rừng trồng. Nhưng trồng
rừng chịu nhiều rủi ro như hư hại do thiên tai, rớt giá do biến động thị trường. Những
rủi ro này ngày càng lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ sản
phẩm không ổn định. Trong khi đó, khả năng đối phó với rủi ro của các hộ gia đình
này có thể thấp đi một khi các lựa chọn sinh kế của hộ gia đình bị hẹp lại do tiếp cận
của họ với rừng bị hạn chế. Hơn nữa, các hộ dân tộc sống phụ thuộc vào rừng thường
là các hộ nghèo và họ không đủ vốn nên phải vay mượn để đầu tư trồng rừng. Một khi
rủi ro xảy ra sẽ tạo cho họ một gánh nặng nợ nần, và do đó hạn chế khả năng tiếp cận
vốn vay để khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Cách giải quyết rủi ro này của các
hộ gia đình dân tộc ít người thường là khai thác lâm sản trái phép và lấn chiếm đất
rừng để sản xuất nông nghiệp nhằm duy trì sinh kế của gia đình.
Luật tục trong quản lý tài nguyên không được tôn trọng
Thừa nhận quyền theo luật tục đối với rừng và đất rừng của đồng bào dân tộc
thiểu số: cộng đồng dân tộc ít người đã và đang quản lý rừng theo truyền thống và luật
tục sẽ có được những quyền hợp pháp nhất định đối với rừng và đất rừng, thông qua
việc nhà nước giao rừng hoặc thông qua hình thức đồng quản lý với các đơn vị chủ
rừng nhà nước. Như vậy họ có thể trở thành chủ rừng và được hưởng quyền và lợi ích
theo luật định. Một khi cộng đồng được xem là chủ thể pháp lý và họ được phép khai
thác gỗ từ rừng do họ quản lý nhằm mục đích thương mại thì gỗ này sẽ được thừa nhận
là gỗ hợp pháp để có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu sang Châu Âu. Điều này có
thể giúp cho các hộ gia đình dân tộc ít người sống phụ thuộc vào rừng có thu nhập tốt
hơn từ rừng tự nhiên mà họ đã gắn bó bao đời nay.
Có thể có hai hình thức xảy ra:
Giao cho các đơn vị, tổ chức ngoài cộng đồng (Ban QLRPH, Nông Lâm trường,
Công ty lâm nghiệp, ): Một khi giao cho các đơn vị, tổ chức này, rừng có thể bị quản
lý nghiêm ngặt hơn, và cùng với phương pháp quản lý thiếu sự tham gia sẽ hạn chế sự
24
tiếp cận rừng và đất rừng của các hộ gia đình dân tộc ít người có sinh kế phụ thuộc vào
rừng được giao. Những hoạt động sinh kế của hộ gia đình dân tộc phụ thuộc vào rừng
như khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản từ rừng sẽ bị hạn chế
và dẫn đến giảm nguồn thu nhập cũng như giảm đi sự đa dạng sinh kế của những hộ
gia đình này.
Giao cho hộ gia đình, các tổ chức trong cộng đồng: ba nhóm đối tượng được
giao là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình. Việc giao rừng với những quyền lợi hợp
pháp khẳng định quyền tiếp cận với rừng và đất rừng của người dân địa phương.
Mất quyền thu hái lâm sản phụ
VPA/FLEGT tạo cơ hôi tốt hơn để Việt Nam xuất khẩu gỗ sang thị trường châu
Âu, cùng với dân số tăng và rừng phục hồi chậm hoặc có xu hướng suy giảm ở một số
nước, sẽ làm cho nhu cầu gỗ ở Việt Nam ngày càng tăng, thị trường gỗ ngày càng mở
rộng, và theo đó giá gỗ tăng cao, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn từ gỗ. Điều này có thể thúc
đẩy các chủ rừng (đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao rừng) mở rộng diện
tích rừng trồng. Nhất là các chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, mối quan quan tâm
chính yếu của họ là lợi nhuận hơn là bảo tồn tài nguyên rừng, vì vậy họ càng tập trung
nhiều hơn vào việc phát triển rừng trồng. Mở rộng rừng trồng có thể dẫn đến nhiều
diện tích rừng tự nhiên bị lấn chiếm và thay thế bằng các rừng trồng. Những diện tích
rừng tự nhiên, cho dù được xem là nghèo kiệt hiện nay (về trữ lượng gỗ), cũng cung
cấp một lượng lâm sản phi gỗ đáng kể và vì vậy có vai trò quan trọng đối với sinh kế
của hộ gia đình dân tộc sống phụ thuộc vào rừng. Một khi rừng tự nhiên bị thu hẹp,
nguồn lâm sản phi gỗ từ rừng cũng bị giảm đi, làm mất đi nguồn sống quan trọng đối
với những cộng đồng và hộ gia đình dân tộc ít người sống phụ thuộc vào rừng.
Khó khăn khi tiếp cận thị trường lao động
Như đã trình bày ở trên, VPA có thể thúc đẩy quá trình giao rừng và điều này sẽ
làm hạn chế tiếp cận rừng và đất rừng của các hộ gia đình dân tộc thiểu số. VPA cũng
có thể thúc đẩy phát triển rừng trồng, làm giảm đi diện tích rừng tự nhiên nơi mà hộ
gia đình dân tộc ít người khai thác lâm sản tự nhiên. Khi đó các lựa chọn sinh kế của
các hộ gia đình dân tộc ít người sẽ bị hẹp dần và họ có thể phải làm thuê cho các công
ty lâm nghiệp hoạt động tại địa phương. Điều này, cùng với đặc điểm của người đồng
bào dân tộc ít người là có trình độ nhận thức thấp, trình độ học vấn hạn chế, bất đồng
ngôn ngữ …, sẽ làm giảm khả năng thương lượng của các hộ gia đình này với đơn vị
thuê mướn lao động về chế độ lương bổng. Hậu quả là họ có thể bị chèn ép và chịu
nhiều thiệt thòi.