Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

kế toán thuế gtgt tại công ty tnhh cơ khí huy hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.51 KB, 39 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước vào ngân sách nhà nước, đảm
bảo nguồn thu chi cho nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu chung của xã
hội. Các chính sách về thuế đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước và
tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần trong nền kinh tế.
Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình phát
triển của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới các chính sách về thuế
GTGT của nước ta đã có những sửa đổi và bổ sung để phù hợp với thông lệ
quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi trong quá trình
hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện nước ta đang thực hiện hội
nhập vào nền kinh tế thế giới.
Đối với các doanh nghiệp sự thay đổi của các luật thuế có ảnh hưởng
lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và của cả công tác kế toán
thuế và việc thực hiện nộp thuế của các doanh nghiệp. Do đó công tác kế toán
thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng tại các doanh nghiệp cần có những
điều chỉnh để phù hợp với luật định. Vì vậy với mong muốn qua quá trình
thực tập tốt nghiệp để có những hiểu biết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm
về các vấn đề liên quan đến kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp, nên em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH cơ khí
Huy Hùng”.
Bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT.
Chương II: Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH cơ khí
Huy Hùng .
Chương III: Một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao chất lượng
công tác kế toán thuế GTGT công ty TNHH cơ khí Huy Hùng .
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
Do hạn chế về mặt thời gian,… nên luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô


và các bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
CHƯƠNG I
NHỮNG VẪN DỀ CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN
THUẾ GTGT
1.1 Những vấn đề chung về thuế GTGT
1.1.1 Khái niệm thuế GTGT
Thuế GTGT (VAT: Value Added Tax) là một loại thuế đánh trên phần
giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh qua mỗi khâu của quá trình
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tổng số thuế tính được ở các khâu bằng
chính số thuế tính trên giá bán cuối cùng cho tiêu dùng.
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của thuế GTGT
1.1.2.1 Trên thế giới
Thuế GTGT có nguồn gốc từ doanh thu. Năm 1918 người đầu tiên nghĩ
ra thuế này là một người Đức tên là Carl Friedrich Von Siemens. Mặc dù vậy,
ông đã thuyết phục Chính phủ Đức áp dụng vào thời kỳ bấy giờ.
Vào năm 1954, nước Pháp áp dụng thí điểm một loại thuế mà người
Pháp gọi là Taxesur La Valeur Ajoutee, gọi tắt là TAV, còn người Mỹ gọi là
Value Added Tax (viết tắt là VAT) gọi tắt là giá trị gia tăng, tạm dich ra
Tiếng việt là thuế giá trị gia tăng. Chỉ sau một năm, TVA đã được áp dụng
chính thức tại Phap để thay thế thuế sản xuất và một vài thuế gián thu khác.
Từ đó đến nay do tính ưu việt của mính, thuế GTGT ngày càng được sử dụng
rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới. thuế GTGT được áp dụng sớm ở Châu
Âu, chỉ hơn hai năm sau khi ra đời hình thức sơ khai đầu tiên, nó được coi là
một trong những điều kiện kiên quyết để gia nhập khối EC (năm 1997).
Tính đến năm 1995, trên thế giới có tới hơn 100 nước áp dụng thuế
GTGT. Riêng Châu Á kể từ năm 80 trở về đây đã có sự gia tăng vượt bậc về
số lượng các thành viên sử dụng thuế GTGT. Đầu tiên là Triều Tiên (1984),

SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
tiếp đến là Indonexia (1985), Đài Loan (1986), Philipine (1988), Mông Cổ
(1993), Trung Quốc (1994) và Việt Nam (1999).
1.1.2.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ năm 1990, được làm thí
điểm từ tháng 9/1993 ở 11 đơn vị thuộc nghành đường, dệt, xi măng… luật
thuế GTGT được Quốc hội khóa XI kỳ họp 11 thông qua ngày 10/05/1997 và
có hiệu lực thi hành từ 01/1/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu. Thuế
GTGT là một luật thuế mới, có phạm vi rộng nên đã gặp không ít khó khăn,
vướng mắc. Sau một thời gian thi hành, đến nay Luật thuế GTGT đã được
quốc hội sửa đổi, bổ sung và lần sửa đổi gần đây nhất có hiệu lực từ ngày
01/03/2012.
1.1.3 Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế GTGT thực chất là một sắc thuế đánh vào việc tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ nhưng thu được ở khâu bán hàng, nó mang tính gián thu. Tuy
nhiên trên thực tế khó phân biệt được đâu là người tiêu dùng trung gian, đâu
là người tiêu dùng cuối cùng. Vì thế cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế.
- Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập.
- Thuế GTGT có tính lãnh thổ, chỉ áp dụng cho người tiêu dùng trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng thu qua nhiều gian đoạn nhưng
không trùng lặp vì chỉ tính thuế trên phần tăng thêm của muỗi giai đoạn.
- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao, vì thuế GTGT không phải
là yếu tố chi phí sản xuất, thuế GTGT là yếu tố cấu thành trong giá bán hàng
hóa, dịch vụ nên nó không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người
nộp thuế.
- Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi quá trình sản xuất và phân
chia các chu trình kinh tế. Nghĩa là dù chu trình kinh tế có bị phân đoạn nhiều

hay ít cũng không ảnh hưởng đến số thuế GTGT thu được.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
- Thuế GTGT không tham gia vào các mục tiêu ưu đãi, khuyến khích
đối với một số nghành nghề, lĩnh vực hay một loạt hàng hóa dịch vụ nào.
Thuế GTGT không bóp méo giá cả hàng hóa.
- Thuế GTGT có khả năng đem lại một số thu thường xuyên, ổn định
cho NSNN. Điều này tính chủ động của Nhà nước trong quan điểm động viên
vào ngân sách của mình cũng như điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
1.1.4 Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam.
Mở đầu cho tiến trình cải cách thuế giai đoạn II, một trong hai luật thuế
được Nhà nước ban hành là luật thuế GTGT thay cho luật thuế Doanh thu
trước đây là một bước tiến mới trong hệ thống thuế ở nước ta. Việc ban hành
và thực tế thuế GTGT là cần thiết vì:
- Thuế GTGT có thể khắc phục được nhược điểm của thuế Doanh thu
như trùng lặp thuế trên thuế, nhiều mưc thuế suất, chưa khuyến khích mạnh
xuất khẩu và đầu tư công nghệ mới.
- Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức thu thuế
ổn định cho NSNN mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh là cơ sở để
tăng thu cho NSNN.
- Thuế GTGT thu cả đối với hàng hóa nhập khẩu tạo sự bình đẳng
trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước có
điều kiện phát huy lợi thế của mình.
- Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện
tốt hơn việc hạch toán và thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn,
chứng từ, hạn chế việc thất thu thuế.
- Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách
thuế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị

trường tạo điều kiện tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế
nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
1.1.5 Đối tượng chịu thuế GTGT (người chịu thuế).
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu
thuế GTGT.
Đối tượng chịu thuế GTGT có phạm vi rộng, bao quát được tất cả các
hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước.
Xuất phát từ các mục đích ưu đãi khác nhau, theo quy định của luật
thuế về thuế GTGT hiện hành có 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện
không chịu thuế GTGT. Các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT có
một số đặc điểm sau.
- Là sản phẩm của một số nghành SXKD trong những điều kiện khó
khăn phụ thuộc vào thiên nhiên. Sản phẩm sản xuất ra lại dùng cho chính
người sản xuất và cho nhu cầu toàn xã hội như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản…
- Là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu cho toàn xã
hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa không ngừng được tăng lên của
con người, như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, vận chuyển hành khách công
cộng, phát sóng truyền thanh, truyền hình…
- Là sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của toàn xã hội không vì
mục tiêu lợi nhuận, như muối iot, sản phẩm và tài nguyên phục vụ quốc phòng,
an ninh, phục vụ vệ sinh công cộng, thoát nước đường phố, trùng tu bảo dưỡng
công viên vườn hoa, vườn thú, tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt Nam như hàng
hóa tạm nhập, tái xuất, tái nhập; hàng quá cảnh mượn đường qua Viêt Nam…

- Là sản phẩm, dịch vụ ưu đãi vì mang tính xã hội, tính nhân đạo cao,
như xây dựng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân viên, viện
trợ nhân đạo, các dịch vụ ma chay, tang lễ, xây dựng công trình văn hóa –
nghệ thuật.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
- Là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, chuyển giao
công nghệ; nhập khẩu máy móc thiết bị vận tảu chuyên dùng mà trong nước
chưa sản xuất được, như máy bay, dàn khoan, tàu thủy có trọng tải lớn…
1.1.6 Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế).
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế có hoạt đông SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT trên lãnh tổ Việt
Nam, không phân biệt nghành nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh và các cá
nhân tổ chức khác nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ chịu thuế từ nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo
Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và
các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên ngoài tham gia hợp
tác kinh doanh theo Luật đầu tư, các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối
tượng kinh doanh khác có hoạt động SXKD, nhập khẩu.
- Tổ chức, cá nhân SXKD tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp
mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam, cá nhân nươc ngoài là đối tượng không cư trú tại
Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.

1.1.7 Căn cứ tính thuế GTGT.
1.1.7.1 Giá tính thuế.
Là căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp, là giá bán
chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng,
người cung cấp dịch vụ ( Phụ lục 01 – phần phụ lục)
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
1.1.7.2 Thuế suất thuế GTGT
Có 3 mức thuế suất thuế GTGT khác nhau: 0%, 5%, 10% được áp dụng
thống nhất theo từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu SXKD trong nước hay
nhập khẩu. (Phụ lục 02 – phần phụ lục)
1.1.8 Phương pháp tính thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo 2 phương pháp là phương
pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp.
1.1.8.1 Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a) Đối tượng áp dụng: Là đơn vị, tổ chức kinh doanh (trừ các đối
tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên
GTGT) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, mua bán có hóa đơn, chứng từ theo
quy định của pháp luật và kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
b) Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế Thuế Thuế GTGT
GTGT = GTGT - đầu vào
Phải nộp đầu ra được khấu trừ
Trong đó:
Thuế Giá tính thuế của Thuế suất thuế
GTGT = hàng hóa, dịch vụ X GTGT của hàng
đầu ra chịu thuế bán ra hóa, dịch vụ đó

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn phải ghi
rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (không chỉ giá chưa có thuế
và thuế GTGT) thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá
thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
1.1.8.2 Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
a) Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp:
- Cơ sở, cá nhân sản xuất, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc không
thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật
đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện đầy đủ hoặc chưa thực hiện đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của Pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Nếu cơ
sở kinh doanh vừa có hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt
động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối với hoạt
động này theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
b) Xác định thuế GTGT phải nộp:
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế đúng doanh thu bán hàng và dịch vu nhưng không đủ hóa đơn mua
hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhâ(x)
với tỷ lệ (%): Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hóa): 10%. Dịch vu, xây
dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật lệu): 50%. Sản xuất, vận tải, dịch
vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng (có bao thầu nguyên vật liệu): 30%.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý theo phương pháp
trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê

khai thuế phải nộp của hàng hóa, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và
phương pháp tính thuế riêng.
- Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý GTGT là số chênh
lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý trừ đi giá vốn của vàng, bạc, đá
quý bán ra.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
1.2 Kế toán thuế GTGT.
1.2.1 Khái niệm kế toán thuế.
Kế toán thuế là quá trình thu thập, sử lý thông tin, cung cấp thông tin
về tình hình SXKD của đơn vị để lập báo cáo thuế theo đúng quy định của
pháp luật về thuế.
1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT
Hàng ngày ghi chép, kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra.
Tính toán, quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công ty
đối với Ngân sách Nhà nước.
Kiểm tra đối chiếu lại tất cả các số liệu, thiết lập đầy đủ và gửi đúng
hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra kế toán thuế GTGT còn làm nhiệm vụ khác như: Theo dõi tình hình
sử dụng hóa đơn, giao dịch với cơ quan thuế khi cần, cập nhật kịp thời các
chính sách mới về thuế GTGT.
1.2.3 Phương pháp kế toán thuế GTGT
1.2.3.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
a. Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
* TK sử dụng:
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133

- TK 133: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ
và còn được khấu trừ.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Phản ánh số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
- Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại.
SDCK: Số thuế GTGT đầu vào còn
được khấu trừ.
* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ thuế GTGT đầu vào
- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng
hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213… Giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán
- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng ngay vào hoạt động SXKD:
Nợ TK 641, 642, 621,… Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán.
- Khi hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật

tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu phản ánh:
Nợ TK 152, 156, 211 – Tổng giá thanh toán ( chưa thuế GTGT)
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 331 – Tổng số tiền thanh toán cho người bán
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
Có TK 333(2,3) – Thuế TTĐB, thuê nhập khẩu phải nộp
Có TK 515 – Chênh lệch lãi tỷ giá.
- Khi mua vật tư, hàng hóa dùng đồng thời cho hoạt đông SXKD hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng
được, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156… Giá mua chưa thuế
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán.
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ tỷ lệ doanh thu.
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
+ Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ
Nợ TK 632, 641, 642 – Chi phí trong kỳ
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
+ Nếu số thuế GTGT không được khấu trừ lớn thì được phân bổ dần:
Nợ TK 142, 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Sang kỳ sau, kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí của kỳ kế toán:
Nợ TK 632, 641, 642 – Chi phí trong kỳ
Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn

- Khi hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng được giảm giá do kém, mất
phẩm chất, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi:
Nợ TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán
Có TK 152, 153, 156, 211… Giá chưa có thuế GTGT
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào
của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)
- Trường hợp người bán trả lại bằng hàng hóa căn cứ vào hóa đơn
GTGT ghi:
Nợ TK 152, 153, 156,…
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán
Các chi phí khác có liên quan đến hoạt động tài chính thuộc diện chịu
thuế GTGT kế toán ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,….
- Vật tư, hàng hóa TSCĐ mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hỏa
hoạn, tai nạn bất ngờ , chưa xác định được nguyên nhân chờ sử lý, ghi:
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ sử lý
Có TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 152, 151. 211
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(phụ lục 03 – phần phụ lục)
b. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp
* Tài khoản sử dụng:
- TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ

- TK 33312 – Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
* Kết cấu của TK 3331
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đầu ra đã khấu trừ
với số thuế GTGT đầu ra
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT đầu vào của hàng
hóa bị trả lại, giảm giá hay chiết khấu
cho khách hàng
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của
hàng hóa, dịch vụ bán ra, dùng để
trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ…
- Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập
khẩu
SDCK: Số thuế GTGT đã nộp thừa SDCK: Số thuế còn thiếu phải nộp.
TK 331: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã nộp, còn phải nộp
- Trong trường hợp cá biệt , TK 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên
Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản phải đã nộp lớn hơn số
thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp
được xét miễn giảm hoặc do thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ thuế GTGT đầu ra
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT, căn
cứ vào hóa đơn GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512, - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp, kế toán xác định

doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa thuế GTGT:
Nợ TK 111, 112 –Số tiền người mua trả lần đầu.
Nợ TK 131 – Số tiền người mua chưa thanh toán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387 – Lãi trả chậm, trả góp
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
- Trường hợp khi bán hàng hóa phát sinh các khoản chiết khấu thương
mai, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 521, 532, 531
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, 131
* Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thực hiện vào cuối kỳ
- Cuối kỳ, kế toán phải xác định tổng số thuế GTGT được khấu trừ với
số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Phản ánh số thuế GTGT đã nộp cho NSNN trong kỳ:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Nếu cơ sở kinh doanh được miễn, giảm được NSNN hoàn trả bằng tiền,
kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 711 – Thu nhập khác
1.2.3.2 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
a. Kế toán hàng hóa, dịch vụ mua vào
* Tài khoản sử dụng: TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
* Phương pháp hạch toán

- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD kế toán
phản ánh giá mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ là tổng giá thanh toán:
Nợ TK 152, 153,156, 211,… Giá mua chưa có thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán
- Trường hợp mua hàng hóa nhập khẩu dùng cho hoạt đông SXKD hoặc
dùng cho hoạt động phúc lợi sự nghiệp… thì thuế GTGT phải nộp của hàng
nhập khẩu phải nộp được tính vào giá trị hàng mua:
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
(1) Nợ TK 152, 153, 156, 211… Theo tỷ giá giao dịch
Nợ TK 635 – Lỗ tỷ giá
Có TK 1112, 1122 – Theo tỷ giá ghi sổ
Có TK 331 – Chưa thanh toán
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
Có TK 515 – Lãi tỷ giá
(2) Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
Có TK 333(1,2) – Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
(3) Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu:
Nợ TK 3333
Nợ TK 333(1,2)
Có TK 111, 112
- Đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi
xuất, biếu, tặng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá thanh toán (giá đã có
thuế GTGT)
Nợ TK 641, 642…
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 512 – Doanh thu nội bộ
b. Kế toán hàng hóa, dịch vụ bán ra

* TK sử dụng:
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
* Phương pháp kế toán:
- Khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, kế toán phản ánh doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512
- Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
Có TK 515, 711
- Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp số tiền thu lần đầu và
số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng, lãi
phải thu:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 – Theo giá bán trả tiền một lần chưa thuế GTGT
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (lãi trả chậm, trả góp)
- Khi thực hiện thu tiền lần tiếp theo, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Tiền lãi trả chậm, trả góp
* Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thực hiện vào cuối kỳ.
- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
trực tiếp, kế toán ghi:
+) Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD, kế toán ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

+) Thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính, hoạt động khác, kế
toán ghi:
Nợ TK 515, 711
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112
- Khi được giảm thuế GTGT, kế toán ghi:
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
+) Trường hợp số thuế giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong
kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 – Thu nhập khác
+) Trường hợp thuế GTGT được giảm, được NSNN trả bằng tiền, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 – Thu nhập khác
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
(Phụ lục 04 – phần phụ lục)
1.2.4 Thủ tục kê khai và điều chỉnh thuế GTGT
1.2.4.1 Thủ tục kê khai
Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh, cơ sở kinh
doanh HHDV chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế hồ sơ thuế
gồm:
- Tờ khai thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT, 03/GTGT,
04/GTGT, 05/GTGT, 06/GTGT)
- Phụ lục kèm theo mẫu quy định như: Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng
hóa, dịch vụ bán ra (01-1/GTGT), Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch

vụ mua vào (Mẫu số 01-2/GTGT),…
Khi kê khai thuế GTGT doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định sau:
Phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của kỳ khai thuê (tháng, năm) và các
thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ [01] đến [09]
như: Mã số thuế, tên doanh nghiệp, địa chỉ nơi đặt văn phòng, trụ sở, số điện
thoại, số fax và địa chỉ email để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết. Nếu
có sự thay đổi thông tin từ mã số [02] đến mã số [09], doanh nghiệp phải thực
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai
theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
1.2.4.2 Khai bổ sung và điều chỉnh thuế GTGT
Sau khi nộp hồ sơ khai thuế, nếu phát hiện nhầm lẫn, sai sót khi đã hết
hạn kê khai thì kế toán tiến hành lập tờ khai bổ sung vào bất cứ ngày làm việc
nào trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở
của người nộp thuế.
Mẫu hồ sơ kê khai bổ sung theo quy định của cơ quan thuế gồm có: Bản giải
trình bổ sung theo mẫu số 01/KHBS, Tờ khai thuế đã được bổ sung điều chỉnh.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
CHƯƠNG II:
THỰC TẾ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH
CƠ KHÍ HUY HÙNG
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH cơ khí Huy Hùng.
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty.
- Tên công ty: Công ty TNHH cơ khí Huy Hùng.
- Địa chỉ: 164 Tựu Liệt, Xã Tam Hiệp, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Điện Thoại: 0433 861 653.

- Fax: 0433 687 1056.
- Email:
- Website: www. Huyhungcompany.com.vn
- Mã số thuế: 0101019737.
- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH.
- Sản phẩm chủ yế: Vỏ tủ điện, vỏ trạm biến áp, vỏ máy phát điện…
- Vôn điều lệ: 5.000.000.000
Công ty TNHH cơ khí Huy Hùng được thành lập theo giấy phép kinh
doanh số 0102000593 ngày 23/5/2000 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
* Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty:
- Chế tạo, sản xuất các loại vỏ tủ điện, két sắt, vỏ trạm kios, vỏ máy phát.
- Sản xuất, lắp đặt các loại máng đi giây điện.
- Sản xuất, lắp đặt hệ thống giá kệ kho, nhà xưởng.
- Sản xuất, lắp đặt hệ thống giảm âm phòng máy phát.
2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
* Những sản phẩm chủ yếu.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
Công ty TNHH cơ khí Huy Hùng là công ty chuyên sản xuất, lắp đặt
các sản phẩm cơ khí cho ngành điện nên sản phẩm chủ yếu của công ty là các
loại vỏ tủ điện, trạm kios, vỏ máy phát điện, vỏ tủ bảo quản…
* Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Công ty TNHH cơ khí huy hùng tổ trức sản xuất kinh doanh theo quy
trình công nghệ hiện đại, khép kín. Từ việc thu mua nguyên vật liệu đến tổ
trức sản xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt, chuyên nghiệp.
Sau khi nhập nguyên vật liêu là tôn tấm sẽ được chuyển đến tổ pha cắt
tại đây những hình dáng đầu tiên của sản phẩm sẽ hình thành.
Từ tổ pha cắt vật liệu tiếp tục được chuyển tới bộ phận gấp tạo hình dáng
sau đó được chuyển tới tổ hàn để hoàn thiện phần thô của sản phẩm.

Sau khi qua công đoạn của bộ phận hàn sản phẩm sẽ được chuyển xuống
phân sưởng sơn tĩnh điện để bảo vệ bề mặt cho sản phẩm.
Cuối cùng là công đoạn lắp ráp và đóng gói sản phẩm.
Tất cả những công đoạn trên đều được tiến hành trên những thiết bị hiện đại
và đội ngũ công nhân lành nghề. Đảm bảo yêu cầu chất lượng của khách hàng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty:
Để đảm bảo cho việc tổ chức quản lý SXKD có hiệu quả, bộ máy quản
lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bộ máy quản
lý gọn nhẹ theo chế độ một giám đốc
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Phụ lục 05 – phần phụ lục)
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, có quyền cao nhất trong
bộ máy của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động sản xuất
kinh doanh, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và tài chính của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: chịu mọi trách nhiệm về các khâu kĩ thuật chế tạo
ra từng sản phẩm cơ khí, kiểm tra các bản vẽ thiết kế khi đưa xuống sản xuất.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
- Phó giám đốc kinh doanh: quyết định các công việc với khách hàng
bên mua, bên bán các thành phẩm vật tư trong công ty.
- Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vu ghi chép, xử lý, phân tích số liệu về
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tính số tiền lương phải trả cho cán
bộ, công nhân viên, tính ra số thuế phải nộp và báo cáo nhà nước theo đúng
quy định của pháp luật.
- Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ điều hành quản lý cán bộ công nhân viên
trong công ty, bố trí công nhân viên sản xuất hợp lý. Chịu mọi trách nhiệm về
con người, về tai nạn lao động trong công ty.
- Ngoài những phòng ban trên công ty còn tổ trức những tổ đội sản xuất
như: tổ pha cắt, gấp tôn, tổ sơn tĩnh điện, tổ mạ và tổ nắp ráp…

2.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
Sau gần 10 năm thành lập và phát triển trải qua nhiều khó khăn từ nội tại
và khách quan công ty TNHH cơ khí Huy Hùng đã đạt được những thành tích
đáng kể.( phụ lục 06-phần phụ lục)
Nhận xét:
Qua số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy quá
trình phát triển sản xuất, kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Huy Hùng có
hiệu quả.
- Từ năm 2011 – 2012, doanh thu thuần tăng 1.421.443.638đ tương ứng
với 7,5% đây được coi là một thành công lớn của công ty.
- Năm 2012 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
17.926.859 tương ứng vơi (-1,26%). Do chi phí tăng cao dưới tác động của
khủng hoảng kinh tế.
- Tuy nhiên do đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực sản xuất, có nhiều cải
tiến kỹ thuật và quy mô sản xuất sản phẩm nên lợi nhuận của công ty tăng
đáng kể trong 2 năm vừa qua. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt
111.067.668đ tăng 20,5% so với năm 2011.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
- Số lao động bình quân của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước
nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho quá trình sản xuất cũng như quản lý.
Năm 2012 số lao động của công ty là 40 người tăng 33% so với năm 2012.
- Cùng với sự phát triển bền vững của công ty thu nhập bình quân của
người lao động cũng tăng đáng kể tạo động lực cho người lao động làm việc.
Năm 2012 thu nhập bình quân của người lao động đạt 60 triệu 1 người/ năm,
tăng 25% so với năm 2011.
2.1.5 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
2.1.5.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH cơ khí Huy Hùng là một doanh nghiệp có quy mô vừa và

nhỏ, tổ chức hoạt dộng tập trung nên đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống
nhất của kế toán, đảm bảo kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán giúp
cho lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của công ty thông
qua thông tin kế toán cung cấp. Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập
chung. Theo hình thưc này toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại
phòng kế toán của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
(Phụ lục 07 - phần phụ lục)
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ phụ trách chung, có chức năng điều hành
mọi nghiệp vụ trong phòng kế toán, hướng dẫn chuyên môn và theo dõi giám sát
công việc của kế toán viên, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động của
công ty, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính định kỳ gửi ban giám đốc
và cơ quan chức năng về hoạt động của phòng kế toán.
- Kế toán thuế: Có nhiệm vụ hàng ngày ghi chép, kiểm tra hóa đơn đầu
vào, tính toán, quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công ty đối
với NSNN. Kiểm tra đối chiếu lại tất cả các số liệu, thiết lập đầy đủ và gửi
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo quy định của Nhà
nước và của công ty.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ chấm công, hạch toán và kiểm tra tình
hình thực hiện quỹ lương, lập bảng thanh toán tiền lương, thanh toán bảo
hiểm xã hội, thanh toán tiền thưởng, lập bảng phân bổ tiền lương.
- Kế toán vật tư và TSCĐ: Có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi các
nghiệp vụ nhập xuất, tồn kho từng loại vật tư, đối chiếu số liệu thực tế và sổ
sách, tính khấu haoTSCĐ.
- Kế toán tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ
có liên quan đến việc tính gián thành thành phẩm sản xuất.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền cho
công ty. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, hợp lệ để thu và chi tiền mặt.
Công ty có trang bị máy tính nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho
nhân viên kế toán. Tuy nhên công việc kế toán không hoàn toàn được thực
hiện bằng máy mà đó chỉ là phần trợ giúp. Từ các chứng từ kế toán tiến hành
nhập vào máy và sử dụng các công thức tính trong Exel để sử dụng các số liệu
đã nhập vào máy nhằm lên các số liệu chi tiết, sổ cái và sổ tổng hợp có liên
quan. Các báo cáo được in từ máy nên công việc hạch toán được giảm bớt.
2.1.6 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
quyết định của Bộ tài chính số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.
- Nên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Ngoãn
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ nhật ký chung
(Phụ lục 08 – phần phụ lục)
2.2 Thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH cơ khí Huy Hùng
Công ty TNHH cơ khí Huy Hùng tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ và thực hiện tốt chế độ kế toán, mua bán có đầy đủ hóa đơn GTGT
Mức thuế suất công ty đang áp dụng là 10%
2.2.1 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
* Chứng từ kế toán sử dụng
-Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT3/001)

-Chứng từ, biên lai nộp thuế
-Phiếu nhập kho
-Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.(Mẫu số: 01
2/GTGT)
-Sổ theo dõi thuế GTGT
* Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
* Nguyên tắc xác định thuế GTGT được khấu trừ
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
GTGT được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (gọi là thuế đầu vào) như sau:
- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
- Đối với vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào dùng đồng thời cho SXKD
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở
SXKD phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT
đầu vào không được khấu trừ.
SV: Trần Thị Hồng MSV: 8CD10382
23

×