Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.76 KB, 33 trang )

GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ Y Tế
TRƯờNG ĐạI HọC Y Hà NộI

1 NGUYễN THANH VÂN
NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và KếT QUả ĐIềU
TRị NHƯợC THị DO TậT KHúC Xạ ở TRẻ EM
Chuyờn ngnh: Nhón khoa
Mó s : 62.72.56.01
2 TểM TT LUN N TIN S Y HC
Hà Nội - 2012
1
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
3
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. TÔN THỊ KIM THANH
PGS.TS. ĐỖ NHƯ HƠN
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo về trước Hội đồng chấm luận án cấp trường, Họp tại:
Đại Học Y Hà Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2012
Luận án có thể tìm tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại Học Y Hà Nội
- Thư viện Thông tin Y học Trung ương
2
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2005), “Nghiên cứu


đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do viễn thị ở trẻ em”,
Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, Số 3, tr.57-64.
2. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2009), “Đánh giá kết
quả điều trị nhược thị do viễn thị ở trẻ em bằng phương pháp chỉnh
kính ở Bệnh viện Mắt TW, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, Số 15, tr.3-
9.
3. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2011), “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em”, Tạp chí Y học
thực hành, Số 797(1), tr.36-38.
3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, Ngày 19 tháng 11 năm 2012
BẢN GIẢI TRÌNH PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
Về đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả
điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em”
Thuộc chuyên ngành: Nhãn khoa Mã
số: 62.72.56.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Vân
Người hướng dẫn: GS.TS. Tôn Thị Kim Thanh
Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của các
thầy để luận án của em hoàn thiện hơn. Tiếp thu ý kiến đóng
góp của thầy phản biện kín, em đã bổ xung chỉnh sửa những
điểm sau:
1. Những lỗi chung:
Ý kiến nhận xét 1: Em đã bổ sung thêm “Danh mục các chữ
viết tắt”.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Ý kiến nhận xét 2: Em xin tiếp thu ý kiến và xin bổ sung:

“Các chỉ số nghiên cứu” ở phần 2.2.4.6.
4
Ý kiến nhận xét 3: Em xin bổ sung “ cách chọn mẫu” ở
mục 2.2.2.
Có 2 nhóm điều trị duy trì (bịt mắt và gia phạt): Không so
sánh 2 phương pháp, chỉ đánh giá kết quả nghiên cứu, do mỗi
phương pháp có chỉ định riêng.
Ý kiến nhận xét 4:
- Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị :
Em xin bổ sung:
Tiêu chuẩn đánh giá theo kết quả tốt và chưa tốt (mục
2.2.4.5)
- Bổ sung tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị: Duy trì,
cải thiện thị lực, giảm thị lực, không cải thiện thị lực (mục
2.2.4.4).
3. Phần kết quả nghiên cứu
Ý kiến nhận xét 5: Mục 3.1.3 em xin sửa theo thầy thành
mục 3.1.2.4.“Đặc điểm về mức độ khúc xạ” nội dung này vẫn
thuộc về ‘đặc điểm về tật khúc xạ”.
Ý kiến nhận xét 6: Bảng 3.3; 3.4; 3.5; em xin giữ lại vì
em muốn nêu rõ thực trạng( đặc điểm ) tật khúc xạ. Em xin bỏ
không kiểm định mối liên quan.
Ý kiến nhận xét 7: Em xin sửa theo ý kiến của Thầy:
5
Bảng 3.9 : “Phân bố mức độ nhược thị và độ lệch
khúc xạ”
Ý kiến nhận xét 8: Em đã sữa chữa lỗi chính tả ở
trang 55, hàng thứ 3 từ dưới lên em đã sửa thành “ nhược
thị do ”
Ý kiến nhận xét 9: Bảng 3.17; 3.18; 3.19; 3.20; các

bảng này em xin phép giữ lại không thay đổi vì em muốn
nhấn mạnh hiệu quả phương pháp em điều trị ở mỗi thời
điểm đánh giá so với ban đầu, gộp lại sự thể hiện không rõ.
Những ý kiến góp ý của các thầy phản biện độc lập là
những ý kiến của các chuyên gia am hiểu sâu rộng trong lĩnh
vực Nhãn khoa. Đó không chỉ là những ý kiến nhận xét xác
đáng về mặt khoa học, kỹ thuật mà còn cả về cách trình bày,
văn phạm. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các ý kiến
nhận xét của các thầy. Những ý kiến đó đã giúp cho nghiên cứu
sinh hoàn thiện thêm hiểu biết của mình trong lĩnh vực nghiên
cứu và hoàn thiện thêm luận án của mình với hình thức và nội
dung tốt hơn, có ý nghĩa khoa học cao hơn.
Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh
6
GS.TS. Tôn Thị kim Thanh Nguyễn Thanh
Vân
7
ỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả
điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em”
Chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số :
62.72.56.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Vân
Người hướng dẫn: GS.TS. Tôn Thị Kim Thanh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
1. Đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ

em.
Nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em có thể gặp ở trẻ em gái
cũng như ở trẻ em trai với tuổi trung bình 6,92 ± 2,85. Nhược
thị do tật khúc xạ có thể gặp ở tất cả các hình thái tật khúc xạ,
trong đó hay gặp nhất là loạn thị (78,57%). Có 36,14% bệnh
nhân bị nhược thị do lệch khúc xạ. Bệnh nhân đa số có thị giác
hai mắt, chỉ có 8,42% không có thị giác hai mắt và 100% có
định thị trung tâm.
2. Kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.
Kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ được cải thiện rõ
rệt các thời điểm, đạt kết quả tốt: Sau 2 tuần là 19,35%, sau 3
tháng 44,94%, sau 6 tháng 50,30%, sau 12 tháng 57,14%, sau
24 tháng 65,42%. 97,52% thị giác hai mắt phục hồi tốt ở mức
đồng thị. Mức độ duy trì thị lực ở phương pháp bịt mắt và gia
8
phạt đạt 94,44% và 96,91%. Tỷ lệ tái phát sau điều trị 6 tháng là
3,27%, sau 12 tháng là 4,46%, sau 18 tháng là 4,49% và sau 24
tháng là 7,92%.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Mức độ nhược thị ảnh hưởng đến kết quả điều trị (p<0,01).
Loại loạn thị và kết quả điều trị có mối liên quan chặt chẽ, mắt loạn
viễn đạt kết quả điều trị tốt là thấp nhất 48,94%. Tình trạng thị giác
hai mắt có mối liên quan chặt chẽ với kết quả điều trị (p < 0,01).
Sự khác biệt giữa độ lệch khúc xạ và kết quả điều trị không có ý
nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu thấy rằng BN có độ lệch khúc
xạ > 7D kết quả điều trị tốt là 20% và không tốt là 80%. Sự
khác biệt giữa độ loạn thị, độ cận thị và độ viễn thị với kết quả
điều trị không có ý nghĩa thống kê. Tuổi càng lớn điều trị khó
khăn hơn tuy nhiên các nhóm tuổi đều đáp ứng tốt với điều trị.
100% có sự dung nạp tốt kính tốt.

Cán bộ hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh
GS.TS. Tôn Thị Kim Thanh Nguyễn Thanh Vân
9
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Mở đầu
Nhược thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em ,nếu được
phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có khả năng phục hồi thị lực, còn nếu
không được điều trị sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn và tác động đến sự phát triển
tâm lý của trẻ. Theo Pokharel G (2000) và cộng sự: Trẻ em lứa tuổi từ 5-15 bị
giảm thị lực, nguyên nhân do tật khúc xạ luôn chiếm trên 50%. Tại Bệnh viện
Mắt Trung ương năm 1999 đã có 34.340 lượt người đến khám vì tật khúc xạ,
trong đó 70% là trẻ em và học sinh. Chương trình “Thị giác 2020 – Quyền được
nhìn” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tật khúc xạ là một trong năm nguyên
nhân hàng đầu gây giảm thị lực cần được ưu tiên để phòng chống
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, do chưa được tiêu chuẩn hóa khi
điều trị nhược thị, một số nghiên cứu lớn về nhược thị như “Nhóm nghiên cứu
điều trị nhược thị”, Nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối với nhược thị ở trẻ em đã có
xu hướng tiêu chuẩn hóa các phương pháp thăm khám, đánh giá nhằm tìm ra
cách điều trị hiệu quả nhất Do sự đa dạng của tật khúc xạ và những yêu cầu
của thực tế lâm sàng, đề tài đã đưa ra đặc điểm lâm sàng, các phương pháp điều
trị để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em ,
3. Những đóng góp của luận án
1. Giúp nhận biết được đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ
(tất cả các loại tật khúc xạ) để có biện pháp điều trị kịp thời.
2. Việc điều trị nhược thị do tật khúc xạ có điểm riêng biệt. Đặc biệt vấn
đề chỉnh kính đúng quyết định kết quả của điều trị. Các phương pháp duy trì
sau khi hết nhược thị cần được áp dụng.
4. Bố cục luận án
Luận án có 115 trang gồm: Đặt vấn đề 2 trang. Tổng quan tài liệu 37

trang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 13 trang. Kết quả nghiên cứu 31
trang. Bàn luận 31 trang. Kết luận 2 trang. 36 bảng, 7 biểu đồ, 5 hình. Tài liệu
tham khảo có 187 với 20 tiếng Việt, 165 tiếng Anh và 2 tiếng Pháp. Phần phụ
lục có 11 phụ lục.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4. Mô tả đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.
5. Đánh giá kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.
6. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
10
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý liên quan đến bệnh sinh của nhược thị
do tật khúc xạ
1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ
1.2.1. Khái niệm về tật khúc xạ
1.2.1.1. Mắt chính thị: Là mắt bình thường không có tật khúc xạ. Đó là mắt ở
trạng thái không điều tiết khi các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ hội tụ ở
võng mạc.
1.2.1.2. Mắt không chính thị (Tật khúc xạ): Không phải là một tình trạng bệnh
lý mà chỉ là khiếm khuyết trong tương quan giữa chiều dài và lực quang học
của mắt.
1.2.2. Đặc điểm cơ chế bệnh sinh của các hình thái nhược thị do tật khúc xạ
1.2.2.1. Khái niệm nhược thị
Định nghĩa: Nhược thị đã được đề cập từ thời Hippocrate, là sự suy
giảm thị lực của mắt không rõ nguyên nhân. Ngày nay nhược thị được định
nghĩa là là sự suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt mà không kèm theo tổn
thương nhìn thấy được ở mắt
Tính chất thường gặp: Nhược thị là một tình trạng bệnh lý khá phổ
biến. Tỷ lệ nhược thị ở trẻ em trong cộng đồng rất khác nhau tùy theo lứa tuổi
và địa điểm nghiên cứu.
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhược thị do tật khúc xạ trong “Nghiên cứu về tật khúc xạ ở trẻ

em” dùng chung một tiêu chuẩn khám và đánh giá
Quốc gia nghiên cứu
Cỡ mẫu
(n)
Tuổi (năm)
Tỷ lệ nhược thị ở 1
hoặc 2 mắt (%)
Nepal 5067 5 – 15 0,35
Shunyi, Trung Quốc [191] 5884 5 – 15 0,92
Nông thôn Ấn Độ 4074 7 - 15 0,78
Malaysia 4634 7 - 15 0,65
Ở Việt Nam, theo điều tra 5077 học sinh phổ thông của trạm mắt Ninh
Bình (1997), tỷ lệ nhược thị là 0,26%. Phần lớn nhược thị nếu được phát hiện
sớm, điều trị kịp thời đều có khả năng phục hồi thị lực, nếu không được điều trị
sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn.
11
1.3. Chẩn đoán và điều trị nhược thị do tật khúc xạ
1.3.1. Chẩn đoán nhược thị do tật khúc xạ: Chẩn đoán nhược thị là một quá
trình loại trừ các bệnh. Khuyến cáo của Hội nhãn khoa Mỹ gồm các bước:
Khám thị lực trước và sau khi chỉnh kính. Khám phát hiện kiểu định thị.
1.3.2. Các phương pháp điều trị nhược thị do tật khúc xạ: Điều trị nhược thị
do tật khúc xạ là một phức hợp gồm các quá trình điều chỉnh tật khúc xạ, điều
trị nhược thị. Việc điều trị tật khúc xạ đòi hỏi phải thăm khám toàn diện, tỉ mỉ,
đo khúc xạ khách quan trước và sau liệt điều tiết, và loại trừ các bệnh khác
1.3.2.1. Các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ: Điều chỉnh tật khúc xạ rất
quan trọng trong điều trị nhược thị. Mục đích là tạo cho ảnh của vật tiêu rơi
đúng võng mạc, tạo ảnh rõ nét cho võng mạc. Có nhiều phương pháp được áp
dụng nhưng phương pháp đơn giản và phổ biến nhất là đeo kính.
Các phương pháp nội khoa
Điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính:

Một số tác giả đã báo cáo điều trị nhược thị có kết quả chỉ bằng phương
pháp chỉnh kính. Po Liang Chen điều trị trẻ bị nhược thị bằng chỉnh kính trong
vòng 18 tuần mà không phối hợp với các phương pháp khác, kết quả là thị lực
được cải thiện có ý nghĩa thống kê. Nhược thị một mắt do tật khúc xạ có thể
được điều trị thành công bằng chỉnh kính mà chưa cần phối hợp với các
phương pháp khác.
* Nguyên tắc chung: Chỉnh kính tối ưu cho thị lực tối đa tuỳ theo loại tật khúc
xạ.
* Đặc điểm khi điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính
Trẻ dưới 12 tuổi có biên độ điều tiết rất lớn, do đó một thay đổi tâm lí
nhẹ ở trẻ (căng thẳng, lo lắng, sợ sệt) cũng có thể làm thay đổi khá nhiều độ
khúc xạ, chưa tính đến các trường hợp co quắp điều tiết thì từ 7- 8D viễn thị có
thể đo thành 3- 4D cận thị nếu không được liệt điều tiết. Vì vậy, điều kiện để
chỉ định kính cho trẻ dưới 12 tuổi là phải dựa trên độ khúc xạ khách quan sau
liệt điều tiết.
* Có hai loại kính: Kính gọng và kính tiếp xúc.
Điều chỉnh tật khúc xạ bằng phẫu thuật: Phẫu thuật thay đổi hình dạng giác
mạc để điều chỉnh tiêu cự nhằm đưa ảnh của vật về đúng trên võng mạc và cho
hình ảnh rõ nét
12
1.3.2.2. Các phương pháp điều trị nhược thị do tật khúc xạ: Sau khi đã điều
chỉnh tật khúc xạ tiến hành phối hợp điều trị nhược thị bằng nhiều phương pháp
khác nhau nhằm bắt buộc sử dụng mắt yếu. Có nhiều phương pháp thực hiện
sau khi đã điều chỉnh kính.
• Phương pháp bịt mắt (Occlusion): Bịt mắt là phương pháp kinh điển
được sử dụng phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao. Cho đến nay, bịt
mắt vẫn là sự lựa chọn tối ưu và hiệu quả trong điều trị nhược thị [185].
Phương pháp này nhằm loại trừ sự tham gia của mắt tốt, buộc người bệnh phải
sử dụng mắt nhược thị và loại trừ sự ức chế xảy ra ở mắt nhược thị.
• Phương pháp gia phạt quang học (optical penalization): Đặc biệt có

tác dụng tốt đối với nhược thị nhẹ và trung bình, những ca bịt mắt thất bại và
những trường hợp cần điều trị duy trì. Gần đây, nó được coi như một phương
pháp điều trị chính. Các phương pháp gia phạt quang học bao gồm
- Gia phạt gần: Do được tác giả Pouliquent đề xuất.
- Gia phạt xa: Đeo kính thặng chỉnh +3D ở mắt tốt làm mờ thị lực nhìn xa và
kính đủ số ở mắt nhược thị, khuyến khích trẻ dùng mắt nhược thị để nhìn xa.
- Gia phạt toàn bộ: Tra atropin và thêm kính phân kỳ (-5D đến - 7D) ở
mắt tốt buộc mắt này nhìn mờ cả xa và gần.
- Gia phạt có chọn lọc: Đeo kính hai tròng ở mắt nhược thị để mắt này có
thể nhìn xa và gần. Nhỏ atropin vào mắt kia để mắt chỉ nhìn được xa.
- Gia phạt luân phiên: Đeo kính thặng chỉnh +3D luân phiên ở cả hai mắt
(dùng 2 cặp kính).
•Phương pháp phục thị (pleoptics) : Là phương pháp dùng chớp sáng
mạnh để kích thích võng mạc nhằm tăng thị lực cho mắt bị nhược thị.
• Phương pháp điều trị bằng thuốc (Levodopa) : Được thực hiện đầu tiên
vào năm 1871 bởi Nagel với thuốc Strychnine sau đó nhiều loại thuốc được sử
dụng để điều trị nhược thị như GABA
• Phương pháp kích thích (Cambridge Stimulator): Dựa trên cơ sở các tế
bào vỏ não đáp ứng với các đường sọc có hướng nhất định và với những tần số
không gian nhất định. Do đó, khi các đường sọc được quay với các tần số và
hướng không gian khác nhau làm cho một số lượng lớn các tế bào vỏ não được
kích thích.
• Phần mềm điều trị nhược thị (SOFTWARE): Một trong những phương
pháp trên thế giới đã có một số tác giả phát triến phần mềm để hỗ trợ điều trịị
nhược thị.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
1.4.1. Sự lựa chọn cho điều trị nhược thị do tật khúc xạ Tất cả các phương
pháp điều trị nhược thị dựa trên cơ sở sử dụng mắt nhược thị và hạn chế sử
13
dụng mắt tốt bằng bịt mắt hoặc gia phạt, sau khi đã điều chỉnh tật khúc xạ. Mặc

dù không phải tất cả các loại nhược thị cần dùng một phương pháp điều trị.
1.4.2. Lứa tuổi điều trị: Vấn đề tuổi vẫn còn nhiều tranh luận
1.4.3. Vấn đề chỉnh kính thích hợp để điều chỉnh độ khúc xạ: Phương pháp
đơn giản và phổ biến nhất là đeo kính (trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử
dụng phương pháp đeo kính gọng). Mục đích tạo cho ảnh của vật tiêu rơi đúng
võng mạc, tạo ảnh rõ nét cho võng mạc. Việc điều chỉnh hoàn toàn độ khúc xạ
là rất cần thiết để tạo ảnh rõ nét trên võng mạc, là yếu tố chính để điều trị
nhược thị có kết quả. Trẻ dưới 12 tuổi có biên độ điều tiết rất lớn, tuy nhiên do
dễ bị thay đổi tâm lí nên để chỉ định kính cho trẻ cần phải dựa trên độ khúc xạ
khách quan sau liệt điều tiết.
1.4.4. Mức độ nhược thị: Levartovsky và cộng sự (1995) thấy mức độ giảm thị
lực trước khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp bịt mắt có ảnh hưởng đến kết
quả điều trị. Nguyễn Hồng Phượng (2002) cũng cho rằng thị lực trước điều trị
là yếu tố tiên lượng trong điều trị nhược thị do lệch khúc xạ
1.4.5. Tình trạng thị giác hai mắt: Thị giác hai mắt là một trong những yếu tố
tiên lượng của điều trị nhược thị. Nếu TG2M phục hồi tốt và duy trì lâu dài
cũng là một yếu tố giữ cho thị lực ổn định sau điều trị.
1.4.6. Thời gian điều trị: Thời gian điều trị thường không cố định, tuỳ thuộc
vào từng bệnh nhân, vào mức độ nhược thị.
1.4.7. Nguy cơ tái phát sau điều trị và điều trị duy trì: Khi thị lực mắt kém
tương đương mắt tốt, chuyển sang dùng các biện pháp điều trị duy trì. Sau 3 tháng
điều trị nghiêm túc, đúng phương pháp và thị lực không tiến triển, phương pháp
điều trị coi như thất bại.
1.5. Tình hình điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em trên thế giới, tại
Việt Nam
Vấn đề điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em trên thế giới đã có nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu và đưa ra các chuẩn mực, các phương pháp điếu trị,
các lứa tuổi nghiên cứu khác nhau, một số tác giả còn so sánh với kết quả điều
trị nhược thị do lác.
Một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề nhược thị do tật khúc xạ như: Phạm

Ngọc Bích (1993), Đỗ Quang Ngọc(2000), Tuy nhiên, các tác giả đã nghiên
cứu với số lượng ít, chỉ 1 loại tật khúc xạ, thời gian theo dõi ngắn vì vậy chưa
giúp nhận biết được đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ (tất cả các
loại tật khúc xạ) để có biện pháp điều trị kịp thời.
14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng 3 mục tiêu của luận án, chúng tôi tiến hành thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng (Quasi-experimental study).
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có chẩn đoán là nhược thị do tật khúc xạ, tuổi từ 3 đến 15
được khám, điều trị và theo dõi ngoại trú tại Khoa Mắt Trẻ em, Bệnh viện Mắt
Trung ương từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 12 năm 2009.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Trẻ em tuổi từ 3 – 15 có tật khúc xạ ở một hoặc hai mắt (cận, loạn,
viễn, lệch khúc xạ) đã được điều chỉnh kính tối ưu mà thị lực ở một hoặc hai
mắt ≤ 7/10.
- Không kèm theo tổn thương thực thể khác gây giảm thị lực tại mắt.
- Hợp tác trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có lác 1 hoặc 2 mắt.
- Có bệnh toàn thân nặng và cấp tính.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng (Quasi-experimental study).
2.2.2. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu
n = 202 bệnh nhân
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ, tất cả bệnh nhân đạt tiêu
chuẩn nghiên cứu đến khám tại khoa trong thời gian quy định của nghiên cứu





1507
374

4,209

1507



374

177 đôi .
Phương pháp can thiệp
Bệnh nhân được đeo kính đủ số 2 mắt. Tiếp theo bịt hoàn toàn mắt tốt hơn
(hoặc bịt luân phiên nếu nhược thị 2 mắt mức độ như nhau). Sau đó cho tập
15
luyện – khi thị lực ≥ 8/10 điều trị duy trì bằng hai phương pháp bịt mắt hoặc
gia phạt. Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18
tháng, và 24 tháng thông qua Đo thị lực, khám thị giác hai mắt ở mỗi lần
khám lại, đo khúc xạ.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
a. Phương tiện thăm khám
b. Phương tiện điều trị
c. Bệnh án nghiên cứu (xem phụ lục)
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Chẩn đoán nhược thị do tật khúc xạ

a. Khám lâm sàng
b. Khám cận lâm sàng
c. Khám toàn thân
2.2.4.2. Đánh giá và phân loại bệnh nhân nhược thị
Xác định tật khúc xạ
Đánh giá mức độ nhược thị
Đánh giá tình trạng thị giác hai mắt
2.2.4.3. Phương pháp điều trị
a. Phương pháp I: Duy trì bằng bịt mắt
b. Phương pháp II: Duy trì bằng gia phạt
c. Điều trị cụ thể
2.2.4.4. Đánh giá kết quả điều trị
- Đánh giá kết quả điều trị nhược thị
+ Tốt: Hết nhược thị (thị lực mắt kém ≥ 8/10).
+ Khá: thị lực có cải thiện nhưng vẫn còn nhược thị ở mức độ nhẹ (5/10 – 7/10)
+ Trung bình: thị lực có cải thiện nhưng vẫn còn nhược thị ở mức độ
trung bình (2/10 – 4/10).
+ Kém: Còn nhược thị nặng (thị lực ≤1/10).
+ Điều trị không có kết quả: Thị lực không thay đổi sau 3 tháng điều trị.
- Đánh giá thị giác hai mắt
+ Có thị giác 2 mắt: các mức độ (đồng thị, hợp thị, phù thị) ít nhất phải
có đồng thị (+).
+ Không có thị giác hai mắt: Đồng thị (-).
2.2.4.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị bao gồm:
- Độ lệch khúc xạ, viễn thị, cận thị, loạn thị, mức độ nhược thị, tình trạng thị
giác hai mắt, tuổi.
- Đánh giá các yếu tố khác
+ Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị
16
+ Đánh giá sự dung nạp kính của trẻ

+ Đánh giá các biến chứng gặp phải trong quá trình điều trị: dị ứng
băng dính, dị ứng hoặc ngộ độc atropin
2.2.4.6. Các chỉ số nghiên cứu
- Tuổi, giới( tỷ lệ phần trăm).
- Đánh giá mức độ nhược thị: Nhẹ, trung bình, nặng( tỷ lệ phần trăm).
- Xác định chỉ số khúc xạ: (điốp)
Dựa vào các chỉ số khúc xạ để phân loại tật khúc xạ và đánh giá độ cận, viễn và
độ lệch khúc xạ.
Mắt loạn thị là mắt có độ trụ từ 1D trở lên.
- Chỉ số đánh giá TG2M: Đồng thị, hợp thị, và phù thị ( tỷ lệ phần trăm).
2.2.5. Xử lý số liệu
Các số liệu được tập hợp và ghi chép vào bệnh án nghiên cứu sau đó được
nhập và xử lý bằng chương trình thống kê y học để so sánh và đánh giá kết quả dùng
chương trình phần mềm sử lý số liệu Epi-Info phiên bản 6.4, và SPSS 15.0.
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng chấm đề cương nghiên cứu sinh
của Đại học Y Hà Nội đồng ý, đảm bảo được tính khoa học và thực thi.
- Những bệnh nhân trong nghiên cứu và người nhà đồng ý tự nguyện
tham gia nghiên cứu.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm lâm sàng
3.1.1 Về đối tượng nghiên cứu:
Với 202 bệnh nhân (BN), bao gồm 336 mắt nhược thị do tật khúc xạ.
Trong đó có 102 bệnh nhân nam, chiếm 50,50%, 100 bệnh nhân nữ, chiếm
49,50 (tuổi trung bình của bệnh nhân là: 6,92 ± 2,85)
Trong 202 bệnh nhân này, hay gặp nhất là nhóm tuổi 6-10 có 100 bệnh
nhân với tỷ lệ 49,50%. Ít nhất là nhóm tuổi 11-15 chiếm 11,88%. Nhóm ≤ 5
tuổi chiếm 38,61%. Tuy nhiên sự phân bố các lứa tuổi có sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.2 Đặc điểm về tật khúc xạ

Loạn thị 2M là cao hơn cả (101 BN) chiếm 50,00%.
Trong tật khúc xạ cầu: Bệnh nhân viễn thị 1 mắt chiếm 10,40%.
17
Trong số 73 mắt nhược thị do lệch khúc xạ, tỷ lệ loạn viễn gặp nhiều
nhất 54,79%, tỷ lệ cận thị và loạn hỗn hợp gặp ít hơn chiếm 5,48% và
2,73%.Số bệnh nhân viễn thị, loạn cận, loạn viễn chủ yếu phân bố ở mức độ
lệch khúc xạ từ 1 đến 3D. Trong đó loạn, viễn chiếm tỷ lệ cao nhất.
Đặc điểm về mức độ khúc xạ:
Phân bố mức độ viên thị theo tuổi: Tỉ lệ số mắt viễn thị cao > +5D
chiếm nhiều nhất 76,27% (45 mắt); không có trường hợp nào độ viễn thị ≤ 2D.
Nhóm ≤ 5 tuổi chiếm tỉ lệ mắt viễn thị cao nhất 52,54%, nhóm 6-10 tuổi
chiếm 44,07% và thấp nhất là nhóm 11-15 tuổi chỉ chiếm 3,39% mắt viễn thị
Độ cận thị trung bình là -3,40D ± 1,77, mắt có độ cận thị nhỏ nhất là
-1,75D; lớn nhất là -20D. Lứa tuổi 6-10 chiếm tỉ lệ mắt cận thị cao nhất
76,92%, nhóm tuổi 11-15 chiếm tỉ lệ thấp nhất 7,69% và trường hợp này ở mức
độ cận thị cao > -6D, nhóm ≤ 5 tuổi chiếm 15,38% nhưng không có trường hợp
nào cận thị cao > -6D
Phân bố mức độ loạn thi theo tuổi: Độ loạn thị trung bình là 2,66D ±
1,50. Nhìn chung, độ loạn thị tập trung ở mức độ dưới 4D (210 mắt), mức độ
nặng trên 4D chỉ có 54 mắt chiếm 20,45%. Trong số bệnh nhân nhược thị do
loạn thị thì hầu hết ở nhóm tuổi ≤ 5 và 6-10 tuổi, nhóm 11-15 tuổi chỉ chiếm
12,88%.
3.1.3 Mức độ nhược thị:
Trước điều trị, thị lực không kính trung bình là 0,24 ± 0,17 và thị lực sau
chỉnh kính trung bình là 0,43 ± 1,19. Nhược thị do loạn thị là cao nhất 78,57%, sau
đó điều trị do viễn thị 17,56%. Thị lực trước chỉnh kính và thị lực sau chỉnh kính tối
ưu ở mắt nhược thị do tật khúc xạ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Mức độ nhược thị nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,03%; mức độ nhược thị
nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 49,70%. Mức nhược thị trước điều trị chủ yếu là trung
bình và nặng chiếm 50,29%. Trong các trường hợp nhược thị nặng, có 9 trường

hợp thị lực < 1/10; Thị lực sau chỉnh kính trung bình là 0,43 ± 1,19; Trường
hợp có thị lực kém nhất là đếm ngón tay 1m. Mắt nhược thị tập trung chủ yếu ở
nhóm tuổi ≤ 5 và 6-10 tuổi, nhóm 11-15 tuổi chỉ chiếm 11,01%.
3.1.4. Sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng
Liên quan tới mức độ nhược thị và độ khúc xạ: So sánh tỷ lệ nhược thị nặng
và nhược thị nhẹ ở các mức độ lệch khúc xạ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Mức độ nhược thị và độ lệch khúc xạ có sự liên quan chặt chẽ (χ² = 26,29; p <
0,01). Độ lệch khúc xạ càng cao, mức nhược thị càng sâu và ngược lại.
Liên quan giữa mức độ nhược thị và độ viễn thị: Mắt có độ viễn thị càng
cao thì nhược thị càng nặng. Tuy nhiên, kiểm định thống kê toán học thấy rằng
mức độ nhược thị trước điều trị và độ viễn thị không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
18
Liên quan giữa mức độ nhược thị và độ cận thị: Phần lớn các mắt nhược
thị do cận thị dều ở mức độ nhẹ và chỉ có số it ở mức độ nặng. Sự khác biệt
giữa mức độ nhược thị trước và độ cận thị không có ý nghĩa thống kê.
Liên quan giữa mức độ nhược thị và độ loạn thị: Theo số liệu nghiên
cứu: Ở các mắt nhược thị do loạn thị 50,76% ở mức độ nhược thị nhẹ, 41,29%
ở mức độ trung bình và 7,95% ở mức độ nặng. Giữa mức độ nhược thị và độ
loạn thị không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).Ở mức loạn thị
≥ 4D ở mức nhược thị nặng, trung bình và nhẹ có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,001).
Liên quan giữa mức độ loạn thị và hình thái tật khúc xạ: Trong tật khúc
xạ cầu thì viễn thị bị nhược thị nhiều hơn cận thị. Ở tật khúc xạ trụ thì loạn viễn
bị nhựơc thị nhiều hơn loạn cận.Hình thái tật khúc xạ và mức độ nhược thị có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (χ² = 15,93; p < 0,05).
3.1.5. Tình trạng thị giác hai mắt:
Thăm khám lâm sàng 202 BN nhược thị do tật khúc xạ hầu hết bệnh
nhân (BN) có TG2M ở mức đồng thị( 91,58%). Mức độ hợp thị chỉ có 87,62%
và phù thị chỉ có 14,85%.

3.1.6. Kiểu định thị: 100% có định thi trung tâm
3.2 Kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ
3.2.1 Kết quả chung:
Tình trạng nhược thị qua các thời điểm được cải thiện một cách rõ rệt. Ở
thời điểm 2 tuần kết quả tốt chỉ có 19,35%. Kết quả này tăng dần ở các thời
điểm 12 tháng( 57,14%), đến 18 tháng (62,09%), 24 tháng là 65,42%.
3.2.2 Mức độ cải thiện thị lực sau điều trị nhược thị
Tại thời điểm 3 tháng trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả điều trị
được cải thiện một cách rõ rệt (p < 0,01). Số mắt nhược thị nặng trước điều trị
là 27 trường hợp, sau 3 tháng điều trị 44,44% đạt kết quả khá; 11,11% đạt kết
quả tốt. Vậy kết quả điều trị 3 tháng và 6 tháng có tiến triển tốt rõ rệt (sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê; p < 0,001).
Số mắt có kết quả điều trị tốt ở thời điểm 6 tháng 169( chiếm 50,30%),
tại thời điểm 12 tháng kết quả tốt là 192 trường hợp( chiếm 57,14%). Kết quả
điều trị ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng có tiến triển một cách rõ rệt, có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (χ² = 608,52; p < 0,01).
Kết quả điều trị tốt ở thời điểm 18 tháng là 154 chiếm( 64,17%), tới
thời điểm 24 tháng có 157 chiếm( 65,42%).
Số mắt nhược thị có kết quả điều trị trung bình ở thời điểm 18 tháng là
21, tới thời điểm 24 tháng có 1 trường hợp thị lực tăng lên mức tốt (4,76%); 7
trường hợp thị lực tăng lên mức khá (33,33%); 12 trường hợp thị lực giữ
nguyên ở mức trung bình (57,14%); 1 trường hợp thị lực giảm xuống mức kém
(4,76%).
19
3.2.3 Tiến triển thị giác hai mắt sau điều trị
Sự phục hồi TG2M được cải thiện ở tất cả các mức độ sau điều trị
97,52% bệnh nhân có thị giác hai mắt ở mức đồng thị; 2,48% không có hợp thị;
80,69% không có phù thị. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi TG2M sau điều trị so với
trước điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
3.3. Kết quả duy trì thị lực của hai phương pháp điều trị

- Sau 6 tháng số mắt được điều trị duy trì theo phương pháp I:
+ Có 3 mắt thị lực giảm xuống mức 5/10 - 7/10 (chiếm 4,35%)
+ Có 66 mắt duy trì thị lực ≥ 8/10 (chiếm 95,65%)
- Số mắt được điều trị theo phương pháp II:
+ Có 3 mắt thị lực giảm xuống mức 5/10 - 7/10 (chiếm 3,66%)
+ Có 79 mắt duy trì thị lực ≥ 8/10 (chiếm 96,34%)
- Sau 1 năm phương pháp I được duy trì được là 94,44% và giảm thị lực là
5,56%. Trong khi đó phương pháp II duy trì được là 96,91% và giảm thị lực là
3,9%.
- Tỷ lệ duy trì thị lực giữa 2 phương pháp không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Số mắt nhược thị có thị lực ≥ 8/10 ở thời điểm 1 năm được
theo dõi đến 18 tháng là 177 mắt. Có 68 mắt duy trì thị lực, thị lực ≥ 8/10
chiếm 91,89%.
- Điều trị duy trì theo phương pháp II có 96 mắt duy trì thì lực ≥ 8/10 chiếm
93,20%
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
3.4.1 Độ lệch khúc xạ giữa hai mắt và kết quả điều trị: Kiểm định χ² thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa độ lệch khúc xạ và kết quả điều
trị (p > 0,05).
3.4.2. Liên quan giữa mức độ viễn thị và kết quả điều trị: Sự khác biệt giữa
độ viễn thị và kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê ( χ2 = 4,63; p <0,05).3.4.3.
Liên quan giữa mức độ cận thị và kết quả điều trị: Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa độ cận thị và kết quả điều trị (p > 0,05).
3.4.4. Liên quan giữa mức độ loạn thị và kết quả điều trị: Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa độ loạn thị và kết quả điều trị (p > 0,05).
3.4.5. Liên quan giữa loại loạn thị và kết quả điều trị: Phân tích thống kê thấy
sự khác biệt giữa loại loạn thị và kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê (χ2= 6,90;
p < 0,05).
3.4.6. Mối liên quan giữa loại tật khúc xạ và kết quả điều trị: Sự khác biệt
giữa loại tật khúc xạ và kết quả điều trị không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.4.7. Ảnh hưởng của mức độ nhược thị tới kết quả điều trị: Số bệnh nhân
nhược thị nặng điều trị cho kết quả điều trị tốt là 22,22%, không tốt là 77,78%.
Trong khi đó số bệnh nhân nhược thị nhẹ kết quả điều trị tốt là 75,44%, không
20
tốt là 24,56%. Mức độ nhược thị ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Mức độ nhược thị
càng nặng kết quả càng kém và ngược lại. Hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau
(p < 0,01).
3.4.8. Ảnh hưởng của tình trạng thị giác hai mắt tới kết quả điều trị: Sự khác
biệt giữa tình trạng TG2M và kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê (χ
2
= 6,65; p
< 0,01).
3.4.9. Mối liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị: Mối liên quan giữa tuổi và
kết quả điều trị Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.4.10. Dung nạp kính và tuân thủ điều trị
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em
4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu có 202 bệnh nhân gồm 336 mắt nhược thị do tật khúc
xạ. Trong đó có 102 nam (50,50%) và 100 nữ (49,50%).
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 6,92 ± 2,8; tuổi nhỏ nhất là 3; tuổi lớn
nhất là 15. Trong nghiên cứu của Levartovsky S (1995), đối tượng nghiên cứu có
độ tuổi trung bình là 6,4. Tác giả Fern KD (1989), nghiên cứu trên bệnh nhân viễn
thị, tuổi trung bình của bệnh nhân là 3,97.
Trong nghiên cứu của tác giả Arikal G và cộng sự về các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả điều trị nhược thị (2005), lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu
là 3 – 12 tuổi, độ tuổi trung bình là 5,69 ± 2,01. Nhóm nghiên cứu về tật khúc
xạ và nhược thị của Jamali P và cộng sự (2009) thì đối tượng nghiên cứu là lứa
tuổi bắt đầu vào tiểu học (6 tuổi ).
Về nhóm tuổi trong nghiên cứu, mặc dù có sự khác nhau nhưng bệnh

nhân ở lứa tuổi 6 đến 10 tuổi là nhiều hơn cả, chiếm 49,50% (biểu đồ 3.1); sau
đó là lứa tuổi dưới 5 tuổi, chiếm 38,61%; lứa tuổi từ 11 đến 15 chiếm 11,88%.
Như vậy, trẻ nhược thị do tật khúc xạ được phát hiện tương đối muộn,
chủ yếu ở lứa tuổi học đường, điều này phù hợp với nhận định của một số tác giả
khác. Trong một nghiên cứu bốn năm của Shaw DE, Fielder AR, Minshull C, và
cộng sự (1988) về mối liên quan giữa Tuổi và nhược thị, nhận xét chỉ có 15% trẻ
em nhược thị do tật khúc xạ là được phát hiện trước 5 tuổi .
4.1.2. Đặc điểm về tật khúc xạ
4.1.2.1. Hình thái tật khúc xạ ở hai mắt
Viễn thị và loạn thị hay gây nhược thị hơn do hình ảnh ở võng mạc mờ
cả ở thị lực nhìn xa và gần. Ở mắt cận thị có thể dùng mắt cận thị nhẹ hơn hoặc
21
mắt chính thị để nhìn xa, mắt cận thị nặng hơn hay mắt viễn thị để nhìn gần. Do
đó nguy cơ gây nhược thị ở mắt cận thị, hoặc một mắt cận một mắt viễn, hoặc
một mắt cận một mắt chính thị ít hơn. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Robaei D và cộng sự (2006) trong nghiên cứu nguyên nhân và mối liên
quan với nhược thị, nhận xét tỷ lệ bị nhược thị đối với mắt cận thị (SE ≤ -
0,5D) rất thấp có 8,7% .
4.1.2.2. Đặc điểm về độ chênh lệch khúc xạ 2 mắt
Bảng 3.3 cho thấy với độ lệch khúc xạ trung bình là 3,18D ± 2,55; thấp
nhất là 1D (12 bệnh nhân), cao nhất là 13,50D (1 bệnh nhân); trong đó nhóm có
độ lệch khúc xạ 1 - 3D chiếm 69,86%; 3,25 - 5D chiếm 9,59%;
So với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phượng (2002), bệnh nhân có độ
lệch khúc xạ > 5D của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn. So với Sen DK (1980)
và Đỗ Quang Ngọc (2001), bệnh nhân của chúng tôi có mức độ chênh lệch
khúc xạ thấp hơn, tập trung chủ yếu ≤ 5D, có 20,55% bệnh nhân độ lệch khúc
xạ > 5D, trong khi đó bệnh nhân có độ lệch khúc xạ > 5D của Sen DK là
30,2%; của Đỗ Quang Ngọc là 28,4%; Nguyễn Hồng Phượng là 13,7%
Chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa tuổi và độ lệch khúc xạ, phù hợp với
kết luận của Sen DK (1980 và Nowakowska O (1994) .Điều này có thể do sự

ổn định khúc xạ ở lứa tuổi nhỏ. Một nghiên cứu của Caputo R và cộng sự
(2001) đã kết luận: ở bệnh nhân lệch khúc xạ, mắt có tật khúc xạ cao hơn có
sự ổn định về khúc xạ, trong khi mắt có tật khúc xạ nhẹ hơn có xu hướng
tăng lên. Sen DK (1980) cho rằng: lệch khúc xạ có thể xuất hiện từ lúc mới
sinh và tăng hay giảm theo năm tháng cùng với sự phát triển của hai nhãn
cầu. Điều nay phù hợp với nghiên cứu của Donahue SP (2006) . Tuy nhiên, nó
có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào trong giai đoạn phát triển của cơ quan thị
giác. Do đó, mức độ lệch khúc xạ không liên quan với tuổi.
4.1.2.3. Đặc điểm về độ viễn thị
Trong nghiên cứu độ viễn thị trung bình là +6,46D ± 1,97; thấp nhất là
+2,25D, cao nhất là +10D, nhìn chung mức viễn thị tập trung ở > +5D chiếm 76,27%;
Từ +2,25D đến +5D chiếm 23,73%; mức viễn thị nhẹ dưới +2D không có trường
hợp nào (bảng 3.4).
Điều này phù hợp với một số tác giả. Rouse MW (1994-1997) thấy rằng
nguy cơ gây nhược thị ở mắt lớn hơn 5D là rất cao. Nghiên cứu của Robaei D
22
(2006) trên những mắt viễn thị (SE ≥ +3D) có tới 58,7% bị nhược thị. Nghiên
cứu của Deborah KL (2004) trên 418 trẻ em viễn thị có 8,6% trẻ bị nhược thị
và những trẻ này có độ viễn thị > +4,5D.
4.1.2.4. Đặc điểm về độ cận thị
Trong nghiên cứu độ cận thị trung bình là -3,40D ± 1,77; cao nhất là
-20,00D, cận thị cao >6D chiếm 15,38%
Rouse MW(1994-1997) cho rằng nguy cơ gây nhược thị ở mắt cận thị là trên
-8D. Tuy nhiên với mắt lệch khúc xạ, cận thị > 2D đã có nguy cơ gây nhược
thị.
4.1.2.5. Đặc điểm về độ loạn thị
Mắt có độ cận thị cao > - 6D chiếm 15,38%; mắt có độ cận thị dưới -3D
chiếm 46,15%; mắt có độ cận thị từ -3D đến -6D chiếm 38,46%. Sự phân bố độ
cận thị ở các nhóm tuổi tương đối đồng đều (bảng 3.5). Chúng tôi không thấy
có sự liên quan giữa tuổi và độ cận thị (p > 0,05).

Rouse MW(1994-1997), cho rằng nguy cơ gây nhược thị ở mắt cận thị
là trên -8D. Tuy nhiên với mắt lệch khúc xạ, cận thị > 2D đã có nguy cơ gây
nhược thị.
Bảng phân bố mức loạn thị ở các nhóm tuổi tương đối đồng đều. Chúng
tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và độ loạn thị. Rouse
MW (1994-1997) cho rằng nguy cơ gây nhược thị ở mắt có loạn thị là > 2,5D.
4.1.3. Mức độ nhược thị
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm 6 - 10 tuổi mức nhược thị nặng
là 51,90%; nhóm dưới 5 tuổi có mức nhược thị nặng là 40,74%; nhóm 11 - 15
tuổi là 7,41% (2/27). Phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa tuổi và mức
nhược thị không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.8) (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu
cho thấy trẻ càng lớn tỷ lệ nhược thị càng giảm, điều này phù hợp với cơ chế
bệnh sinh của nhược thị, nhược thị chỉ phát triển trong giai đoạn hệ thống thị
giác dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất thường như lác, hình ảnh mờ hoặc
không thấy (võng mạc không được kích thích). Khi những giai đoạn này qua đi,
nhược thị ít phát triển (trẻ từ 12 tuổi trở lên).
Như vậy, mức nhược thị phân bố đồng đều ở các nhóm tuổi. Trái lại,
Sen DK (1980), cho rằng tuổi càng cao, mức nhược thị càng sâu (p < 0,05). Sự
khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ lấy < 16 tuổi,
trong khi Sen DK nghiên cứu ở lứa tuổi > 40 tuổi. Ở bệnh nhân cao tuổi, do
một thời gian dài không được điều trị, sự ức chế của vỏ não kéo dài làm mức
độ nhược thị càng sâu. Donahue SP (2006) nhận thấy mức độ nhược thị cũng tăng
theo tuổi. Tỷ lệ nhược thị trung bình là 2% (từ 0-1 tuổi), 17% (2 tuổi), và tăng dần đến
23
45% (độ tuổi từ 6-7). Mức độ nhược thị nặng là rất hiếm đối với trẻ em từ 0 đến 3 tuổi,
9% ở độ tuổi 4, và 14% ở trẻ 5 tuổi.
4.1.4. Tình trạng thị giác hai mắt
Trong 202 bệnh nhân của chúng tôi có 185 bệnh nhân có thị giác hai mắt
chiếm 91,58%; không có TG2M là 8,427%; mất khả năng hợp thị là 12,38%;
85,15% không có phù thị. Tỷ lệ bệnh nhân không hợp thị của chúng tôi thấp

hơn nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phượng (39,2%). Tỷ lệ không có phù thị của
chúng tôi cao hơn so với Nguyễn Hồng Phượng (75,5%). Trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thanh Vân (2003) tỷ lệ không hợp thị là 29%; tỷ lệ không có
phù thị là 73,6% cao hơn của Gawecki M (2000) là 58%.
TG2M trong nhược thị do tật khúc xạ tương đối tốt, có thể do nhược thị
do tật khúc xạ cơ chế đơn giản hơn. Trừ trường hợp lệch khúc xạ, thị giác hai
mắt thường rối loạn trầm trọng, với mắt có tật khúc xạ cao, hình ảnh ở võng
mạc mờ, sẽ có sự loại bỏ sử dụng mắt có thị lực kém vào thời kỳ cơ quan thị
giác đang phát triển.
Tỷ lệ bệnh nhân không có hợp thị của chúng tôi thấp hơn của Tomac S
và cộng sự (2001) của tác giả này là 60%. Sự khác biệt này của chúng tôi và
các tác giả khác cũng có thể do dùng các phương tiện để đánh giá khác nhau, ở
đây chúng tôi dùng máy Synotophore.
Khác với nhược thị do lác, tình trạng TG2M của bệnh nhân trước điều
trị bị rối loạn nghiêm trọng. Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Tần ở
bệnh nhân lác (1998) tỷ lệ không có TG2M trước điều trị là 77,3%. Điều này
hoàn toàn phù hợp với định nghĩa lác mà Caffray đã nêu: “Lác là một hội
chứng có hai đặc điểm là sự lệch nhiều hoặc lệch ít của một nhãn cầu, xoay
được trong tất cả các hướng và sự rối loạn thị giác hai mắt” .
4.1.5. Mối liên quan giữa mức độ nhược thị và mắt có tật khúc xạ
4.1.5.1. Liên quan giữa độ viễn thị và mức nhược thị
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Mắt có độ viễn thị nhẹ ≤ +
2,00D không có trường hợp nào bị nhược thị; trường hợp mắt có độ viễn thị
+2,25 đến +5,00D thì nhược thị nặng không có trường hợp nào; tỷ lệ nhược thị
nhẹ là 64,29% (9 mắt); nhược thị trung bình 35,71% (5 mắt). Những mắt nhược
thị có độ viễn thị > +5,00D, tỷ lệ nhược thị nặng chiếm 8,89% (4 mắt); nhược
thị nhẹ 35,56% (16 mắt); nhược thị trung bình 55,56% (25 mắt), 100% mắt
nhược thị nặng có độ viễn thị >+5,00D.
Theo Rouse MW (1994), mắt viễn thị > +5,00D có nguy cơ gây nhược thị.
Theo Tongue AC (1993) độ viễn thị có nguy cơ nhược thị là trên +4D, nếu viễn

thị nặng mà không được chỉnh kính sớm thì mắt luôn phải điều tiết dẫn đến rối
loạn quan hệ điều tiết – quy tụ. Độ viễn thị càng cao, mức độ nhược thị càng
sâu và ngược lại. Trẻ bị viễn thị từ trung bình đến nặng (trên +3,5D) có nguy cơ
bị lác cho tới năm 4 tuổi cao gấp 6 lần so với trẻ bị viễn thị nhẹ hay chính thị.
Trên mắt lệch khúc xạ, viễn thị trên 1D có nguy cơ nhược thị. Trong nghiên
24
cứu của Ip JM và cộng sự (2008) tại Sydney với 1765 trẻ 6 tuổi và 12353 trẻ ở
độ tuổi 12 đã có nhận dịnh là trẻ có viễn thị ≥ +2D có liên quan chặt chẽ với
bệnh về mắt đặc biệt là nhược thị và lác ở trẻ lớn.
Theo nhận xét của Ingram RM và cộng sự (1990), viễn thị trục bất thường
(+3,5D hoặc hơn) ở 1 tuổi là yếu tố sơ khai liên quan đến nhược thị nặng tồn tại
sau điều trị bằng các phương pháp thông thường .
4.1.5.2. Liên quan giữa độ cận thị và mức độ nhược thị
Người có mắt bị cận thị đều hai bên thì hiếm khi bị nhược thị bởi vì
người bị cận nhìn rõ nét ở khoảng cách gần mắt . Tuy nhiên những trường hợp
cận thị cao (> 8,00D) vẫn có nguy cơ bị nhược thị. Trên mắt lệch khúc xạ, cận
thị trên 3D có nguy cơ nhược thị . Ở mắt cận thị các tia sáng đi song song đến
mắt và hội tụ ở một điểm trước võng mạc. Trên võng mạc có một vòng tròn
khuếch tán. Do đó ảnh bị mờ và lớn hơn bình thường. Mắt cận thị điều tiết rất ít
vì điều tiết làm tăng lực hội tụ của quang hệ quang học của mắt cận thị, như
vậy làm gia tăng độ cận thị. Vì thế người cận thị có khuynh hướng buông thả
điều tiết và quy tụ hai mắt (quan hệ điều tiết - quy tụ trong thị giác hàng ngày) .
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng. Những mắt nhược thị có độ cận thị
hơn -6D, tỷ lệ nhược thị nặng là 50,00% (1 mắt); nhược thị nhẹ không có
trường hợp nào; nhược thị trung bình 50,00% (1 mắt). Như vậy mắt có độ cận
thị càng cao tỷ lệ nhược thị nặng càng tăng. Tuy vậy sự khác biệt giữa mức
nhược thị và độ cận thị không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
4.1.5.3. Liên quan giữa độ loạn thị và mức độ nhược thị
Theo Rouse MW và cộng sự (1994), mắt có độ loạn thị trên 2,5D có
nguy cơ nhược thị. Trên mắt lệch khúc xạ, loạn thị trên 1,5D có nguy cơ gây

nhược thị .
Sự khác biệt giữa mức nhược thị và độ loạn thị không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở mức loạn thị ≥
4D với mức nhược thị nặng, trung bình và nhẹ có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,001).
4.1.5.4. Liên quan giữa độ lệch khúc xạ và mức độ nhược thị
Vào năm 1944, Copps là người đầu tiên đã kết luận mức nhược thị liên
quan chặt chẽ với độ lệch khúc xạ. Năm 1966, nghiên cứu của Helveston EM
trên 37 bệnh nhân, 1998 Kushner BJ trên 75 bệnh nhân đã bác bỏ kết luận này.
Họ đã không tìm thấy mối liên quan giữa mức nhược thị và độ lệch khúc xạ.
Những nghiên cứu của nhiều tác giả khác, Sen DK (1980), Kivlin JD (1981)
Nowakowska (1994), Weakley DR (1999) và Rustein RP (1999) đã đưa ra bằng
chứng chứng minh có liên quan chặt chẽ giữa độ lệch khúc xạ và mức nhược
thị, độ lệch khúc xạ càng cao thì mức nhược thị càng sâu. Theo Weakley
25

×