GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ Y Tế
TRƯờNG ĐạI HọC Y Hà NộI
NGUYễN THANH VÂN
NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và KếT QUả ĐIềU TRị NHƯợC THị
DO TậT KHúC Xạ ở TRẻ EM
Chuyờn ngnh: Nhón khoa
Mó s : 62.72.56.01
TểM TT LUN N TIN S Y HC
Hà Nội - 2012
1
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. TÔN THỊ KIM THANH
PGS.TS. ĐỖ NHƯ HƠN
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo về trước Hội đồng chấm luận án cấp trường, Họp tại: Đại Học Y Hà
Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2012
Luận án có thể tìm tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại Học Y Hà Nội
- Thư viện Thông tin Y học Trung ương
2
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2005), “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do viễn thị ở trẻ em”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, Số
3, tr.57-64.
2. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2009), “Đánh giá kết quả điều trị
nhược thị do viễn thị ở trẻ em bằng phương pháp chỉnh kính ở Bệnh viện Mắt TW, Tạp chí
Nhãn khoa Việt Nam, Số 15, tr.3-9.
3. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2011), “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em”, Tạp chí Y học thực hành, Số 797(1), tr.36-38.
3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, Ngày 19 tháng 11 năm 2012
BẢN GIẢI TRÌNH PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
Về đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược
thị do tật khúc xạ ở trẻ em”
Thuộc chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số: 62.72.56.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Vân
Người hướng dẫn: GS.TS. Tôn Thị Kim Thanh
Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của các thầy để luận án
của em hoàn thiện hơn. Tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy phản biện kín, em
đã bổ xung chỉnh sửa những điểm sau:
1. Những lỗi chung:
Ý kiến nhận xét 1: Em đã bổ sung thêm “Danh mục các chữ viết tắt”.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Ý kiến nhận xét 2: Em xin tiếp thu ý kiến và xin bổ sung: “Các chỉ số
nghiên cứu” ở phần 2.2.4.6.
Ý kiến nhận xét 3: Em xin bổ sung “ cách chọn mẫu” ở mục 2.2.2.
Có 2 nhóm điều trị duy trì (bịt mắt và gia phạt): Không so sánh 2 phương
pháp, chỉ đánh giá kết quả nghiên cứu, do mỗi phương pháp có chỉ định riêng.
Ý kiến nhận xét 4:
- Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị : Em xin bổ sung:
Tiêu chuẩn đánh giá theo kết quả tốt và chưa tốt (mục 2.2.4.5)
4
- Bổ sung tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị: Duy trì, cải thiện thị lực,
giảm thị lực, không cải thiện thị lực (mục 2.2.4.4).
3. Phần kết quả nghiên cứu
Ý kiến nhận xét 5: Mục 3.1.3 em xin sửa theo thầy thành mục
3.1.2.4.“Đặc điểm về mức độ khúc xạ” nội dung này vẫn thuộc về ‘đặc điểm
về tật khúc xạ”.
Ý kiến nhận xét 6: Bảng 3.3; 3.4; 3.5; em xin giữ lại vì em muốn nêu rõ
thực trạng( đặc điểm ) tật khúc xạ. Em xin bỏ không kiểm định mối liên
quan.
Ý kiến nhận xét 7: Em xin sửa theo ý kiến của Thầy:
Bảng 3.9 : “Phân bố mức độ nhược thị và độ lệch khúc xạ”
Ý kiến nhận xét 8: Em đã sữa chữa lỗi chính tả ở trang 55, hàng thứ 3
từ dưới lên em đã sửa thành “ nhược thị do ”
Ý kiến nhận xét 9: Bảng 3.17; 3.18; 3.19; 3.20; các bảng này em xin
phép giữ lại không thay đổi vì em muốn nhấn mạnh hiệu quả phương pháp em
điều trị ở mỗi thời điểm đánh giá so với ban đầu, gộp lại sự thể hiện không rõ.
Những ý kiến góp ý của các thầy phản biện độc lập là những ý kiến của
các chuyên gia am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực Nhãn khoa. Đó không chỉ là
những ý kiến nhận xét xác đáng về mặt khoa học, kỹ thuật mà còn cả về cách
trình bày, văn phạm. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các ý kiến nhận
xét của các thầy. Những ý kiến đó đã giúp cho nghiên cứu sinh hoàn thiện
thêm hiểu biết của mình trong lĩnh vực nghiên cứu và hoàn thiện thêm luận án
của mình với hình thức và nội dung tốt hơn, có ý nghĩa khoa học cao hơn.
Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh
5
GS.TS. Tôn Thị kim Thanh Nguyễn Thanh Vân
6
NG HÒA X H I CH NGH A VI T NAMỘ Ã Ộ Ủ Ĩ Ệ
c L p - T Do H nh PhúcĐộ ậ ự – ạ
THÔNG TIN TÓM T T V NH NG K T LU N M I C A LU N N TI N SẮ Ề Ữ Ế Ậ Ớ Ủ Ậ Á Ế Ĩ
Tên t i: đề à “Nghiên c u c i m lâm s ng v k t qu i u tr nh c th doứ đặ để à à ế ảđề ị ượ ị
t t khúc x tr em ậ ạở ẻ ”
Chuyên ng nh: Nhãn khoa Mã sà ố: 62.72.56.01
Nghiên c u sinh: ứ Nguy n Thanh Vânễ
Ng i h ng d nườ ướ ẫ : GS.TS. Tôn Th Kim Thanhị
C s o t o: Tr ng i H c Y H N iơ ởđà ạ ườ Đạ ọ à ộ
Nh ng k t lu n m i c a lu n án:ữ ế ậ ớ ủ ậ
1. Đ c i m lâm s ng c a nh c th do t t khúc x tr em.ặ để à ủ ượ ị ậ ạở ẻ
Nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em có thể gặp ở trẻ em gái cũng như ở trẻ em
trai với tuổi trung bình 6,92 ± 2,85. Nhược thị do tật khúc xạ có thể gặp ở tất cả các
hình thái tật khúc xạ, trong đó hay gặp nhất là loạn thị (78,57%). Có 36,14% bệnh
nhân bị nhược thị do lệch khúc xạ. Bệnh nhân đa số có thị giác hai mắt, chỉ có
8,42% không có thị giác hai mắt và 100% có định thị trung tâm.
2. Kết qu i u tr nh c th do t t khúc x tr emảđề ị ượ ị ậ ạở ẻ .
K t qu i u tr nh c th do t t khúc x c c i thi n rõ r t các th i i m,ế ả đề ị ượ ị ậ ạ đượ ả ệ ệ ờ để
t k t qu t tđạ ế ả ố: Sau 2 tu n l 19,35%, sau 3 tháng 44,94%, sau 6 tháng 50,30%, sauầ à
12 tháng 57,14%, sau 24 tháng 65,42%. 97,52% th giác hai m t ph c h i t t m cị ắ ụ ồ ố ở ứ
ng th . M c duy trì th l c ph ng pháp b t m t v gia ph t t 94,44% vđồ ị ứ độ ị ự ở ươ ị ắ à ạ đạ à
96,91%. T l tái phát sau i u tr 6 tháng l 3,27%, sau 12 tháng l 4,46%, sau 18ỷ ệ đề ị à à
tháng l 4,49% v sau 24 tháng l 7,92%. à à à
3. Các y u t nh h ng t i k t qu i u tr .ế ốả ưở ớ ế ảđề ị
M c nh c th nh h ng n k t qu i u tr (p<0,01). Lo i lo n th v k t quứ độ ượ ị ả ưở đế ế ảđề ị ạ ạ ị à ế ả
i u tr có m i liên quan ch t ch , m t lo n vi n t k t qu i u tr t t l th p nh tđề ị ố ặ ẽ ắ ạ ễ đạ ế ả đề ị ố à ấ ấ
48,94%. Tình tr ng th giác hai m t có m i liên quan ch t ch v i k t qu i u tr (pạ ị ắ ố ặ ẽ ớ ế ảđề ị
< 0,01). S khác bi t gi a l ch khúc x v k t qu i u tr không có ý ngh aự ệ ữ độ ệ ạ à ế ả đề ị ĩ
th ng kê. Trong nghiên c u th y r ng BN có l ch khúc x > 7D k t qu i u trố ứ ấ ằ độ ệ ạ ế ảđề ị
t t l 20% v không t t l 80%. S khác bi t gi a lo n th , c n th v vi nố à à ố à ự ệ ữ độ ạ ị độ ậ ị à độ ễ
th v i k t qu i u tr không có ý ngh a th ng kê. Tu i c ng l n i u tr khó kh nị ớ ế ảđề ị ĩ ố ổ à ớ đề ị ă
h n tuy nhiên các nhóm tu i u áp ng t t v i i u tr . 100% có s dung n p t tơ ổ đề đ ứ ố ớ đề ị ự ạ ố
kính t t.ố
Cán b h ng d n khoa h cộ ướ ẫ ọ Nghiên c u sinhứ
7
GS.TS. Tôn Th Kim Thanhị
Nguy n Thanh Vânễ
8
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhược thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em [52],
[90], [178]. Phần lớn các trường hợp nhược thị nếu được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời thì đều có khả năng phục hồi thị lực [126]. Nhược thị nếu
không được điều trị sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân như giảm hoặc mất khả năng lao động và sinh hoạt
bình thường, có thể tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ [38], [76], [172].
Có nhiều nguyên nhân gây nên nhược thị, trong đó tật khúc xạ là
nguyên nhân gây nhược thị đứng hàng thứ hai sau lác [31], [171]. Đồng thời,
tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực của trẻ em ở nhiều nước
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cả ở các nước đang phát triển cũng như
các nước phát triển. Theo điều tra của Pokharel G (2000) và cộng sự [111]
trong nghiên cứu “Tật khúc xạ ở trẻ em” [111] trẻ lứa tuổi từ 5-15 sử dụng
chung một phương pháp nghiên cứu tiến hành đồng loạt trên nhiều quốc gia
cho thấy trong số trẻ em bị giảm thị lực, nguyên nhân do tật khúc xạ luôn
chiếm trên 50% [43], [111], [145], [166]. Một nghiên cứu trên 1738 trẻ em 6-7
tuổi ở Sydney, Úc cũng cho thấy tật khúc xạ chiếm 69% tổng số trường hợp gây
giảm thị lực [116]. Do đó, trong chương trình “Thị giác 2020 – Quyền được
nhìn” đề xuất bởi tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tật khúc xạ được liệt kê là một
trong năm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cần được ưu tiên để phòng
chống [91].
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 1999 đã có 34.340 lượt người đến
khám vì tật khúc xạ (chiếm 30% tổng số người đến khám) 70% là trẻ em và
học sinh [11]. Ở các nước khác, tỷ lệ nhược thị ở trẻ em dao động từ 0,26-
3,6% tùy theo từng nghiên cứu [43], [89], [166], [182].
10
Có nhiều nghiên cứu về điều trị nhược thị đã được báo cáo, tuy nhiên
các phương pháp điều trị nhược thị vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa [125],
[143]. Do đó, trên thế giới một số nghiên cứu lớn về nhược thị như “Nhóm
nghiên cứu điều trị nhược thị” [146], Nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối với
nhược thị ở trẻ em [123] đã có xu hướng tiêu chuẩn hóa các phương pháp
thăm khám, đánh giá nhằm tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về nhược thị, bao gồm cả vấn đề
điều trị. Các nghiên cứu tập trung nhiều vào điều trị nhược thị do lác cơ năng,
nhưng chưa chú trọng tới điều trị nhược thị do tật khúc xạ. Cũng đã có một số
nghiên cứu đề cập đến vấn đề điều trị nhược thị do tật khúc xạ. Do sự đa dạng
của tật khúc xạ và những yêu cầu của thực tế lâm sàng, chúng tôi tiến hành đề
tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật
khúc xạ ở trẻ em” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.
2. Đánh giá kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.
3. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
11
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH
SINH CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ
1.1.1. Sự phát triển giải phẫu của mắt
• Mắt chưa hoàn toàn phát triển lúc mới sinh ra. Những điểm sau đây có ý
nghĩa nhất về phương diện thị giác 2 mắt:
+ Võng mạc và trung tâm hoàng điểm chưa phát triển hoàn toàn cho nên
thị giác còn rất kém. Sau đó thị giác sẽ phát triển nhanh chóng ở tuổi sơ sinh.
Thị lực chính xác phát triển dần và đến 5 tuổi thì mới đạt được 10/10.
+ Nhãn cầu chỉ bằng 73% kích thước nhãn cầu người lớn. Do đó có tình
trạng khúc xạ viễn thị sinh lý ở trẻ sơ sinh.
+ Cơ thể mi chưa phát triển hoàn toàn cho đến khi được 3 tuổi.
+ Các cơ trực trong về cấu trúc phát triển hơn các cơ vận nhãn khác.
• Lúc sơ sinh có tình trạng phát triển về giải phẫu chưa hoàn hảo nhưng
khi trẻ được 5 - 6 tuần tuổi thì thể hiện dần nền tảng thô sơ của thị giác
hai mắt hợp nhất [5].
1.1.2. Sự phát triển sinh lý thị giác hai mắt
- Chức năng thị giác hai mắt không phải là một chức năng bẩm sinh mà
là quá trình hình thành lâu dài cùng với quá trình hoàn chỉnh của thị lực (được
hoàn thiện trước 9 tuổi). Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu gần đây các tác
giả cho rằng thị giác hai mắt được phát triển sớm hơn theo từng giai đoạn nhất
định từ khi đứa trẻ chào đời cho đến 3-5 tuổi. Giai đoạn phục hồi của hệ thống
12
thị giác diễn ra muộn hơn (từ 2 tuần đến 9 tuổi). Như vậy thị giác hai mắt có
thể được hoàn thiện sớm hơn nữa [55].
- Thị giác hai mắt là một phản xạ có điều kiện được củng cố và phát triển
trên cơ sở một số phản xạ không điều kiện có sẵn như phản xạ về tư thế, phản xạ
võng mạc (là những phản xạ đã có ngay từ những tuần đầu của trẻ mới đẻ). Có thể
coi TG2M là sự tổng hợp của nhiều phản xạ như phản xạ định thị, phản xạ điều
tiết, phản xạ quy tụ và quan trọng nhất là phản xạ hợp thị giữa hai mắt. Do đó là
kết quả của quá trình học tập kinh nghiệm trong đời sống [14].
- Một trong những thành phần của thị giác 2 mắt là sự phát triển của
tương ứng võng mạc. Hiện nay, đa số tác giả cho rằng tương ứng võng mạc là
một chức năng bẩm sinh, nhưng có thể bị xáo trộn bởi những điều kiện vận
động nhãn cầu bất bình thường. Tương ứng võng mạc bình thường vẫn còn tồn
tại trong hậu ảnh tức là trong tình trạng tiềm ẩn [5]. Điều này rất quan trọng về
mặt lâm sàng.
- Tương ứng võng mạc chỉ là một thành phần của thị giác hai mắt. Muốn
cho thị giác hai mắt phát triển tốt, thì ngoài sự tương ứng võng mạc bình
thường, các cơ chế vận động nhãn cầu và các phản xạ khác cũng phải phát triển
bình thường.
- Sự phát triển của các phản xạ trên nhân của thị giác hai mắt xảy ra như
sau. Hai mắt được liên kết lúc sinh ra chỉ bởi phản xạ tư thế là một phản xạ
bẩm sinh, không có điều kiện. Toàn bộ cơ chế phức tạp của sự phối hợp hai
mắt nằm trên một loạt phản xạ tâm thần - thị giác. Những phản xạ tâm thần thị
giác này là những phản xạ có điều kiện dần dần được thiết lập củng cố chắc
chắn trở thành giống như những phản xạ không điều kiện, nhưng chúng có khả
năng bị thay đổi trong "Giai đoạn giác quan" của quá trình phát triển. Sự phát
triển của những phản xạ tâm thần thị giác tuỳ thuộc vào thời gian và vào việc
sử dụng. Khoảng thời gian mà những phản xạ này có khả năng biến chuyển cao
13
là từ 6 tháng tuổi đến 2,5 tuổi. Khả năng biến chuyển giảm sút bớt từ 3 tuổi đến
5 tuổi và những phản xạ tâm thần thị giác trở thành cố định vào khoảng 8 tuổi.
Những công trình nghiên cứu về sự phát triển thị giác 2 mắt cho thấy sự thúc
đẩy phát triển thị giác hai mắt giảm sút vào khoảng 3 tuổi. Vì thế giai đoạn trước
3 tuổi là "Giai đoạn giác quan" trong quá t‡nh phát triển thị giác hai mắt; thị giác
hai mắt có thể phát triển hoặc trái lại có thể bị tổn hại rất trầm trọng nếu thiếu kinh
nghiệm thị giác bình thường, và 3 tuổi được gọi là "tuổi gay cấn". Do đó, việc bảo
vệ chức năng thị giác của trẻ tuổi còn rất nhỏ là rất quan trọng.
1.1.3. Cơ chế thị giác hai mắt
Muốn cho vỏ não động hình để nhận thức cuối cùng là một vật duy nhất,
trước hết hai mắt phải truyền lên não ở mỗi mắt một hình ảnh chính xác của
vật. Đó là giai đoạn thứ nhất của cơ chế thị giác mắt [5]. Giai đoạn thứ nhất này
cần phải có những yếu tố sau đây để hoàn tất được:
+ Sự toàn vẹn về giải phẫu học và quang học của hai nhãn cầu để cho
các ảnh được tạo ra giống nhau, bằng nhau.
+ Vật tiêu phải được hai mắt nhìn cùng lúc, do đó cần phải có một thị
trường hai mắt.
+ Cả hai võng mạc và những thành phần thần kinh xuất phát từ võng
mạc phải hoạt động hài hoà (tương ứng võng mạc bình thường).
+ Cả hai mắt phải được hướng về vật tiêu dễ dàng, như vậy cơ chế vận
nhãn phải bình thường.
+ Trung khu thị giác phải hoạt động bình thường.
Giai đoạn hai vỏ não nhận hai xung động thần kinh xuất phát từ hai mắt
là khởi đầu giai đoạn thứ nhì của cơ chế thị giác hai mắt, nghĩa là hợp nhất hai
14
xung động thần kinh và khởi thảo một nhận thức duy nhất chung cuộc. Giai
đoạn hai này chưa được biết rõ hoàn toàn [5].
Giai đoạn diễn ra ở vỏ não: sau khi hai hình của vật tiêu được tạo ra ở
mắt, động hình ở vỏ não sẽ hòa nhập lại để đưa ra nhận thức tâm thần thành
một ảnh duy nhất theo 3 chiều của vật trong không gian.
Khi hai hình ảnh hợp nhất có thể xảy ra 3 trường hợp:
- Hai hình hoàn toàn giống nhau (kích thước, màu sắc, cường độ ánh
sáng): kết quả cho một hình thứ 3 giống hình 1 và hình thứ 2, không thay đổi
về cường độ ánh sáng.
- Hai hình khác nhau nhẹ: kết quả là hình ảnh hợp nhất trung gian giữa 2
hình của mắt và có không gian ba chiều (hiện tượng phù thị).
- Hai hình khác nhau hoàn toàn: não không thể hợp nhất 2 hình. Khi đó
sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Loại bỏ hẳn một hình (hiện tượng trung hòa – tạo mắt ưu thế).
+ Nhận lần lượt một trong hai hình khi thì mắt phải khi thì mắt trái (có sự
cạnh tranh võng mạc).
1.1.4. Tác dụng của thị giác hai mắt
Tác dụng của thị giác hai mắt làm cho sự nhìn thêm tinh tế, thị trường
được mở rộng. Đặc biệt nhờ TG2M mà ta nhận biết được chiều sâu và cự ly
giữa các vật (phù thị) [9], [13], [78].
Một hiện tượng liên quan tới TG2M đó là sự đối kháng giữa 2 võng mạc
xảy ra trong trường hợp 2 hình ảnh của 2 võng mạc quá khác xa nhau. Lúc đó,
vỏ não chỉ chấp nhận 1 hình ảnh (hình ảnh rõ hơn). Trong cuộc sống hàng
ngày, sự tập trung chú ý đi đôi với hiện tượng trung hoà sinh lý cũng đóng
góp vai trò quan trọng bởi nhờ đó mà bộ não gạt bỏ những hình ảnh mà
chúng ta không cần quan tâm hoặc gây nhiễu cho nhận thức. Chúng ta có
15
thể ví dụ minh hoạ như khi nhìn vào kính hiển vi chỉ có một thị kính hoặc
khi soi đáy mắt [9], [13].
1.1.5. Các mức độ của thị giác hai mắt
Một trong những phương pháp khảo sát thị giác hai mắt là máy
Synoptophore Worth xác định cách thức giải đoán kết quả khảo sát bằng cách
chia thị giác hai mắt làm 3 bậc: Đồng thị, hợp thị và phù thị. Sự phân chia này
chỉ có thể áp dụng cho những đáp ứng ghi nhận được với máy Synoptophore.
Hình 1.1. Máy Synoptophore
1.1.5.1. Đồng thị
- Đồng thị là khả năng thấy cùng lúc hai ảnh khác nhau hoàn toàn, mỗi
ảnh được tạo trên mỗi võng mạc. Đồng thị là một đòi hỏi cần thiết rất căn bản
của thị giác hai mắt.
16
- Trong mức độ đơn sơ của đồng thị, hai mắt nhìn thấy cùng lúc hai ảnh
khác biệt nhau nhưng hai ảnh này không nhất thiết chồng lên nhau.
- Muốn cho mức độ của đồng thị đạt được một ý nghĩa thực tiễn trong
thị giác 2 mắt, thì mức độ đơn sơ trên chưa đủ mà phải cao hơn nữa. Đồng thị
phải được kèm theo khả năng trường hợp hai ảnh tức là hai mắt phải thấy hai
ảnh chồng lên nhau, ví dụ con sư tử nằm trong lồng hoặc mô tô nằm trong
garage. Tập luyện phục hồi thị giác 2 mắt với phương pháp chỉnh thị, phải đạt
được mức độ đồng thị này.
- Đồng thị được gọi là đồng thị trung tâm khi 2 mắt có khả năng thấy
cùng lúc hai ảnh, mỗi ảnh được tạo trên mỗi trung tâm hoàng điểm và nhập
chồng hai ảnh này. Danh từ "Đồng thị cận tâm" và "Đồng thị cận hoàng điểm"
cũng định nghĩa một cách tương tự nhưng thành phần võng mạc bị kích thích
là võng mạc cận trung tâm hoàng điểm hoặc cận hoàng điểm.
- Khảo sát với máy Synoptophore cho kết quả chứng minh có đồng thị
trung tâm (hay cận tâm hay cận hoàng điểm) cho thấy rằng không chỉ kích
thích hai trung tâm hoàng điểm (hay cận tâm hay cận hoàng điểm) được nhận
thức cùng lúc, mà còn có một tương quan giữa hai võng mạc cho phép những
cảm giác từng mắt một được giải đoán bởi vỏ não như là xuất phát từ cùng một
điểm trong không gian. Như vậy, biểu hiện bậc thứ nhất này của thị giác hai
mắt là biểu hiện sự tương ứng võng mạc bình thường [5].
1.1.5.2. Hợp thị
- Hợp thị là khả năng hai mắt nhìn thấy hai hình giống nhau ngoại trừ
một vài chi tiết thay đổi, mỗi hình được tạo trên mỗi võng mạc và nhập chúng
thành một hình hoàn chỉnh.
- Hợp thị có hai thành phần:
+ Giác quan: Biểu hiện đơn thuần khả năng hợp nhất 2 hình lại thành 1
hình hoàn chỉnh.
17
+ Vận động: Biểu hiện khả năng duy trì sự hợp thị giác quan thông qua 1
phạm vi vận động nhãn cầu (vận động 2 mắt quy tụ và vận động 2 mắt phân ly).
Về lâm sàng, trong tập luyện chỉnh thị ta phải đạt được sự phục hồi hợp
thị với đủ hai thành phần, bởi vì cảm giác thị giác thường xuyên di động và đa
số chúng ta đều có trạng thái lác ẩn phải được kiểm soát. Để bù trừ hai tình
huống này, hợp thị giác quan một mình nó không chưa đủ mà cần phải có
những vận động hợp thị điều chỉnh để duy trì sự hợp thị giác quan này. Vì thế,
kết quả tập luyện chỉ đạt được hợp thị tốt khi nào biên độ hợp thị tức những
vận động hợp thị ít nhất từ 4 - 5
o
trở lên. Ta không thể nói có hợp thị thật khi
biên độ hợp thị dưới 4 - 5
o
.
1.1.5.3. Phù thị
- Phù thị là khả năng nhận thức hai ảnh khác nhau ít (hai ảnh giống nhau
nhưng hơi lệch nhẹ) mỗi ảnh được tạo trên mỗi võng mạc và kết hợp chung
chúng lại thành một ảnh duy nhất với sự nhận thức chiều sâu tương đối trên cơ
sở của tình trạng ẩn không giống nhau ở 2 mắt này.
- Mỗi khi 1 vật có 3 chiều được nhìn, 2 ảnh của từng mắt không tránh khỏi
sự khác nhau nhẹ do việc 2 mắt nhìn vật với nhiều khía cạnh hơi khác nhau.
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ
1.2.1. Khái niệm về tật khúc xạ
1.2.1.1. Mắt chính thị
Độ khúc xạ của nhãn cầu không ổn định trong suốt cuộc đời, nó thay đổi
theo tuổi do sự tác động của các cơ chế khác nhau. Ở trẻ em có quá trình biến
đổi về độ khúc xạ của nhãn cầu về hướng chính thị gọi là quá trình chính thị
hóa (emmetropization). Nói cách khác, quá trình chính thị hóa là quá trình phối
hợp chính xác giữa các thành phần của nhãn cầu đặc biệt là trục nhãn cầu và độ
khúc xạ của mắt. Trẻ sơ sinh mắt thường bị viễn thị [26]. Sự biến đổi về độ
18
khúc xạ của nhãn cầu xảy ra chủ yếu trong năm đầu sau đẻ [122], gồm sự thay
đổi các thành phần của nhãn cầu như nhãn cầu dài ra [136] giác mạc có xu hướng
dẹt lại và mỏng hơn. Trẻ sơ sinh có chiều dài trục nhãn cầu vào khoảng 18 mm,
trong vòng 3 năm đầu trục nhãn cầu tăng khoảng 5 mm, xấp xỉ chiều dài trục nhãn
cầu của người lớn [136].
Định nghĩa: Mắt chính thị là mắt bình thường không có tật khúc xạ. Đó
là mắt ở trạng thái không điều tiết khi các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ
hội tụ ở võng mạc.
1.2.1.2. Mắt không chính thị
Tật khúc xạ (hay còn gọi mắt không chính thị), không phải là một tình
trạng bệnh lý mà chỉ là khiếm khuyết trong tương quan giữa chiều dài và lực
quang học của mắt.
Mắt không chính thị gồm 2 loại:
- Hình cầu: ảnh của một điểm là một điểm nhưng không nằm trên võng mạc:
+ Nếu ảnh ở trước võng mạc: cận thị
+ Nếu ảnh ở sau võng mạc: viễn thị
- Không hình cầu hay còn gọi là loạn thị: Ảnh của một điểm không phải
là một điểm mà là 2 đoạn thẳng nhỏ vuông góc với nhau và không cùng nằm
trong một mặt phẳng, chúng được gọi là đường tiêu.
Trường hợp độ khúc xạ giữa 2 mắt không tương đương nhau được gọi là
lệch khúc xạ.
Trên thực tế lâm sàng, người ta thường định nghĩa tật khúc xạ dựa vào
độ cầu tương đương (Spherica Equivalent). Công thức tính độ cầu tương đương
(SE) như sau:
Độ tương đương cầu (SE) = Độ khúc xạ cầu + ½ độ trụ
Theo lí thuyết, nếu phương pháp đo khúc xạ là tuyệt đối chính xác và
mắt hoàn toàn không điều tiết, mắt chính thị là con mắt có độ khúc xạ cầu
19
tương đương bằng 0.
Thực tế người ta không lấy tiêu chuẩn SE bằng 0 làm tiêu chuẩn chẩn
đoán tật khúc xạ bởi vì các phương pháp đo khúc xạ thường có sai số trong giới
hạn cho phép. Do đó các nghiên cứu về tật khúc xạ thường lấy các tiêu chuẩn
như sau [43], [53], [111], [181].
• Chính thị là mắt có SE nằm trong khoảng - 0,5 đến + 0,5D.
• Cận thị là mắt có SE từ - 0,5D trở lên.
• Mắt viễn thị là mắt có SE từ + 0,5D trở lên.
• Chênh lệch khúc xạ là khi có sự chênh lệch về SE giữa hai mắt từ 1D trở lên.
• Mắt loạn thị là mắt có độ trụ từ 1D trở lên.
Đa số các trường hợp loạn thị có kết hợp với tật khúc xạ cầu lúc đó có thể
là loại:
- Loạn thị cận: Một hoặc cả hai kinh tuyến chính của mắt ở trước võng
mạc. (Nếu cả hai kinh tuyến là loạn thị cận kép; công suất khúc xạ âm của 2
kinh tuyến có mức độ khác nhau.)
- Loạn thị viễn: Một hoặc cả hai kinh tuyến chính của mắt ở sau võng
mạc. (Nếu cả hai kinh tuyến là loạn thị viễn kép; công suất khúc xạ dương của
2 kinh tuyến có mức độ khác nhau).
- Loạn thị hỗn hợp: Hai kinh tuyến chính của mắt thì một ở trước và một
ở sau võng mạc.
1.2.2. Đặc điểm cơ chế bệnh sinh của các hình thái nhược thị do tật khúc xạ
1.2.2.1. Khái niệm nhược thị
Định nghĩa
Thuật ngữ nhược thị (amblyopia) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có
nghĩa là thị lực kém (amblyos = mờ, và opia = mắt) [177]. Nhược thị đã được
đề cập đến từ thời Hippocrate, ông coi nhược thị là sự suy giảm thị lực của mắt
không rõ nguyên nhân.
20
Ngày nay nhược thị được định nghĩa là sự suy giảm thị lực do võng mạc
không được kích thích hoặc có sự tương tác bất thường về chức năng thị giác
hai mắt mà không phát hiện được nguyên nhân thực thể gì bằng phương pháp
thăm khám [167]. Nói cách khác, nhược thị là sự suy giảm thị lực ở một hoặc
cả hai mắt mà không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt.
Tính chất thường gặp
Nhược thị là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Tỷ lệ nhược thị ở trẻ
em theo các nghiên cứu trên cộng đồng rất khác nhau tùy theo lứa tuổi và địa
điểm nghiên cứu. Trong một nghiên cứu sàng lọc nhằm phát hiện nhược thị ở
2029 trẻ em mầm non tại Anh, tác giả Williams và cộng sự (2001) đã báo cáo
tỷ lệ nhược thị là 1,6% [174].
Kết quả của các nghiên cứu thuộc “Nghiên cứu tật khúc xạ” ở trẻ em
cho thấy tỷ lệ nhược thị ở một hoặc cả hai mắt ở lứa tuổi từ 5-15 vào khoảng
0,26 – 1,42% (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhược thị do tật khúc xạ trong
“Nghiên cứu về tật khúc xạ ở trẻ em” dùng chung một
tiêu chuẩn khám và đánh giá
Quốc gia nghiên cứu
Cỡ mẫu
(n)
Tuổi
(năm)
Tỷ lệ nhược thị ở 1
hoặc cả 2 mắt (%)
Nepal [111] 5067 5 – 15 0,35
Shunyi, Trung Quốc
[181]
5884 5 – 15 0,92
Nông thôn Ấn Độ [43] 4074 7 - 15 0,78
Ở Việt Nam, theo điều tra 5077 học sinh phổ thông của trạm mắt Ninh
Bình năm 1997, tỷ lệ nhược thị là 0,26% [7].
21
Phần lớn các trường hợp nhược thị nếu được phát hiện sớm và điều trị
kịp thời thì đều có khả năng phục hồi thị lực. Nhược thị nếu không được điều
trị sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn.
1.2.2.2. Nhược thị do tật khúc xạ đều hai bên
Nhược thị do tật khúc xạ đều hai bên thường gặp nhất là do viễn thị, ít
gặp với cận thị và loạn thị.
Nhược thị do viễn thị
a. Hậu quả của viễn thị
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có viễn thị nhẹ, và chỉ có một số ít trường hợp ở
mức trung bình hay nặng. Mặc dù quá trình chính thị hóa sẽ làm giảm dần mức
độ viễn thị ở hầu hết trẻ em. Viễn thị nặng phối hợp với loạn thị cao làm phá
vỡ quá trình chính thị hóa [19].
b. Ảnh hưởng của điều tiết trong thị giác hai mắt viễn thị
Mắt viễn thị, trên võng mạc sẽ không phải là một ảnh điểm mà là một
vòng tròn khuyếch tán, ảnh của vật ở bất cứ khoảng cách nào cũng mờ [16].
Cận điểm của mắt viễn thị ở xa mắt hơn mắt chính thị cùng tuổi. Mắt viễn thị
luôn điều tiết trong sinh hoạt hàng ngày. Sự vận dụng và điều tiết quá độ và
liên tục của mắt viễn thị sẽ dẫn đến rối loạn trong thị giác hai mắt.
Người viễn thị phải chọn một trong hai cách:
• Hoặc điều tiết quá độ để nhìn thấy rõ và do đó cũng vận dụng quy tụ
hai mắt quá độ (quan hệ điều tiết – quy tụ).
• Hoặc duy trì sự quy tụ mắt bình thường nhưng nhìn thấy mờ vì điều
tiết vận dụng không đủ bù đắp.
Ở trẻ em, cơ chế phát triển thị giác hai mắt còn kém, chưa vững chắc nên
tình trạng sẽ dẫn đến sự gãy đổ trong việc mất ảnh của hai võng mạc và dẫn
đến lác quy tụ do điều tiết.
22
Ở một số trẻ, do điều tiết thường xuyên nên xuất hiện các dấu hiệu nhức
đầu, mỏi mắt hoặc cận thị giả do co quắp điều tiết. Với những lí do trên mà khi
thăm khám khúc xạ cho trẻ cần phải sử dụng thuốc làm liệt điều tiết nhằm bộc lộ
toàn bộ độ viễn thị gồm có viễn thị biểu hiện và viễn thị tiềm ẩn. Lực điều tiết của
trẻ em quá mạnh, biên độ điều tiết rộng, ở trẻ em bị viễn thị 2D hoặc 3D vẫn có
thể bù trừ được. Vì vậy, hiếm khi trẻ em đến khám vì viễn thị nhẹ.
c. Các hình thái viễn thị
Hình thái viễn thị thường được phân loại theo mức độ, đây cũng là cách
phân loại được nhiều tác giả sử dụng [23].
- Phân loại theo mức độ: Viễn thị được chia làm 3 loại
+ Viễn thị nhẹ: SE từ +2D trở xuống
+ Viễn thị trung bình: SE từ +2,25D đến +5,00D
+ Viễn thị nặng: SE trên +5,00D
- Cơ chế: Trong trường hợp viễn thị cao, ảnh của vật sẽ không nằm ở
võng mạc, mà ở võng mạc sẽ là một vòng khuyếch tán mờ dù ở bất cứ khoảng
cách nào [16]. Võng mạc không nhận được hình ảnh rõ nét, thị lực sẽ phát triển
bất thường gây nhược thị, có thể bị cả hai mắt [16], [26].
Theo Rouse MW (1994-1997) [119], nguy cơ gây nhược thị ở mắt có tật
khúc xạ với mức trên 5,00D với viễn thị. Theo Tongue AC (1993) [162] với
viễn thị có nguy cơ nhược thị là trên +4D. Theo Deborah L và cộng sự (2004)
[45] viễn thị có nguy cơ nhược thị là ≥ + 4,5D.
Độ viễn thị càng cao, mức độ nhược thị càng sâu và ngược lại. [16], [26].
Trẻ bị viễn thị từ trung bình đến nặng (trên +3,5D) có nguy cơ bị lác cho tới năm
4 tuổi cao gấp 6 lần so với trẻ bị viễn thị nhẹ hay chính thị [23].
23
Nhược thị do cận thị
Ở người có mắt bị cận thị đều hai bên thì hiếm khi bị nhược thị bởi vì
người bị cận nhìn rõ nét ở khoảng cách gần mắt [44]. Tuy nhiên những trường
hợp cận thị cao (> 8,00D) vẫn có nguy cơ bị nhược thị.
Mắt cận thị: các tia sáng đi song song đến mắt và hội tụ ở một điểm
trước võng mạc. Trên võng mạc có một vòng tròn khuyếch tán. Do đó ảnh bị
mờ và lớn hơn bình thường.
Đoạn điều tiết bị giảm, nhưng biên độ điều tiết có thể bình thường.
Nhưng nói chung mắt cận thị điều tiết rất ít bởi vì điều tiết làm gia tăng lực hội
tụ của quang hệ quang học mắt cận thị và như vậy làm gia tăng độ cận thị. Vì
thế người cận thị có khuynh hướng buông thả điều tiết và quy tụ hai mắt (quan
hệ quy tụ - điều tiết) trong thị giác hàng ngày. Điều này giải thích tại sao người
cận thị thường bị lác ẩn ngoài và lác phân kì [16].
Nhược thị do loạn thị
a. Thị giác của mắt loạn thị
Mắt loạn thị không nhìn thấy rõ ở bất cứ khoảng cách nào. Ảnh trên
võng mạc của vật điểm là vòng tròn khuyếch tán trong mắt loạn thị kép hay
loạn thị hỗn hợp, là một đường thẳng nhỏ trong loạn thị đơn. Viễn điểm không
thể xác định được vì nó là chóp Sturm, thay đổi tùy theo loại loạn thị, điều này
dễ dẫn đến nhược thị. Mắt bị loạn thị chéo có nguy cơ bị nhược thị cao hơn
[19], [21].
Mắt loạn thị đơn nhìn thấy rõ hướng vuông góc với kinh tuyến chính thị.
Ví dụ mắt loạn viễn đơn thuận:
- Kinh tuyến dọc là kinh tuyến chính thị có công suất tối đa (tức có bán
kính nhỏ nhất, cho đường tiêu trước ngang ở trước võng mạc)
24
- Kinh tuyến ngang là kinh tuyến viễn thị có công suất tối thiểu (tức là có
bán kính lớn nhất) cho đường tiêu dọc sau võng mạc.
Hình 1.2. Nhược thị do loạn thị
- Nếu mắt này nhìn một hình chữ thập có hai que vuông góc với nhau đặt
ở trước mắt thì mỗi điểm sáng của chữ thập sẽ cho trên võng mạc một ảnh là
một đoạn thẳng nhỏ ngang với đường tiêu của kinh tuyến dọc chính thị nằm
trên võng mạc.
+ Những ảnh đoạn thẳng ngang nhỏ này che lấp nhau trong chiều ngang
cho nên được mắt nhìn rõ thành một đường ngang dọc.
+ Còn ở đường tiêu sau dọc đứng ở sau võng mạc, nhưng ảnh đoạn thẳng
ngang nhỏ này không che lấp nhau trong chiều đứng mà đoạn này nằm trên
đoạn kia và được mắt nhìn thấy mờ.
- Như vậy mắt loạn đơn thuận nhìn chữ thập đặt trước mắt sẽ thấy rõ que
ngang tức thấy rõ hướng thẳng ngang và thấy mờ que thẳng đứng tức mờ
hướng thẳng đứng.
- Ta có thể kết luận là hướng nhìn rõ của mắt loạn thị đơn vuông góc với
kinh tuyến chính thị.
Nhược thị do loạn thị
Kushner B J (2000): Độ trụ trên 2,5D
25