SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Năm 2012
Tên đề tài: Khảo sát thực trạng sự tuân thủ vệ sinh tay thường quy của
nhân viên y tế tại bệnh viện Tim Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài: CNĐD Đoàn Hoàng Yến
Thư ký đề tài: CNĐD Đỗ Cẩm Thuý
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2012
I. Đặt vấn đề:
Bình thường trên da tay người cán bộ y tế thường có 2 loại vi khuẩn: Vi
khuẩn thường trú và vi khuẩn vãng lai. Các vi khuẩn thường trú có thể vào cơ
thể qua các thủ thuật xâm lấn. các vi khuẩn vãng lai thường là những tác nhân
gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến và thường tồn tại trên da không quá 28
giờ chúng dễ dàng bị loại bỏ bằng vệ sinh bàn tay với nước và xà phòng hay
dung dịch rửa tay nhanh.
Tổ chức y tế thế giới khẳng định “ Rửa tay là biện pháp đơn giản và
hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện” nhiều nghiên cứu về
vệ sinh bàn tay trên thế giới đã chững minh rằng các biện pháp VSBT đã
giảm 50% nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) cũng như nguy cơ
phơi nhiễm bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế, với hiệu quả trong dự phòng
NKBV các biện pháp VSBT đã tích cực góp phần giảm chi phí trong điều trị,
giảm thời gian điều trị nội trú, giảm tỷ lệ tử vong… Theo Tổ chức Y tế thế
giới: rửa tay được coi là liều vacxin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu
quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người.
Tại Việt Nam những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ
sinh bàn tay tại tất cả các bệnh viện và cộng đồng. Theo nhiều báo cáo của
các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh
truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng
ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh ( VST thường quy).Theo đó, chỉ một
động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây
bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. VSBT
trong nhân viên y tế hiện nay đã được coi như một chiến lược quan trọng
nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tại các bệnh viện. Những hành vi quen thuộc
của nhiều người như đưa tay dụi mắt, miệng, cầm nắm đồ vật bẩn nhưng
2
không rửa tay sạch đã vô tình làm “cầu nối” giúp những vị khách không
mời dễ dàng vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh hay gặp như
đau mắt, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp…thường mắc phải cũng chính là
do thực hiện vệ sinh kém, một số kết quả nghiên cứu về VSBT tại bệnh viện
Bạch Mai của Nguyễn Việt Hùng năm 2008, Bệnh viện Thanh Nhàn năm
2009; bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy tỷ lệ tuân thủ VSBT của NVYT còn rất
thấp do thiếu ý thức và thiếu phương tiện …
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I về phẫu thuật
Tim nên việc vô khuẩn luôn được quan tâm, ưu tiên hàng đầu, trong đó có vệ
sinh bàn tay. Việc thực hiên rửa tay ngoại khoa đã được NVYT tuân thủ
nghiêm ngặt đúng quy trình, tuy nhiên theo số liệu điều tra cắt ngang của
khoa KSNK hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện gia tăng, liên quan đến
việc tuân thủ vệ sinh bàn tay thường quy của NVYT chưa cao, nguyên nhân
có thể do nhận thức của NVYT chưa đầy đủ, hoặc tính chất cường độ công
việc hay do thấy mất thời gian trong việc rửa tay Xuất phát từ thực tế trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
- Đánh giá sự tuân thủ VSBT thường quy của NVYT khi thực hiện điều
trị và chăm sóc người bệnh tại các khoa, phòng bệnh viện
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc thực hiện VSBT của nhân viên y tế
II. Tổng quan:
Hầu hết các báo cáo tại Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III và thứ IV (7/2007, 7/2009) có chung
một khuyến cáo, đó là cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay. Rửa tay và chà sát
tay bằng dung dịch chứa cồn là biện pháp quan trọng, hữu hiệu, khả thi.
Trong bài này, tác giả xin điểm qua mốc lịch sử quan trọng và những quan
điểm, ý kiến của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn hàng đầu thế giới
3
xoay quanh vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng, đó là
Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn.
1. Mốc lịch sử và tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay
1.1. Mốc lịch sử quan trọng: Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ,
25% bà mẹ sinh con tại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Sau đó, nguyên
nhân của những tử vong đó được tìm thấy là do vi khuẩn Streptococcus
pyogenes. Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Mỹ) yêu cầu một bác sĩ
của khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc trong thời gian một tháng sau 2
trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn tay của
bác sĩ đó. Vào những năm 1840’s, Bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818-1865)
công tác tại Bệnh viện đa khoa Viên (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tử lệ tử
vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnh viện. Năm 1846,
Semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng
thực hành một kỹ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh
viên y khoa, nơi mà chỉ có các BS và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử
vong do sốt hậu sản là 13,10%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2
là khoa hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học
sinh hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2.03%. Ông quan sát và
thấy rằng, các bác sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau khi thăm
khám bệnh nhân này và chuyển sang thăm khám bệnh nhân kia hoặc thậm chí
sau khi mổ tử thi bệnh nhân Ông cho rằng nguyên nhân của sốt hậu sản là do
bàn tay chứa tác nhân gây bệnh do không rửa tay của các bác sĩ và sinh viên y
khoa. Năm 1847, một người bạn của ông là Jakob Kolletschkang phát
hiện một trường hợp tử vong cũng có nguyên nhân giống như các bà mẹ bị sốt
hậu sản. Sau đó, ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong có chứa
chlorine để rửa tay sau việc đụng chạm trên tử thi sang thăm khám bệnh nhân.
Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24 xuống 2,38%. Năm
1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris, bác sĩ Louis Pasteur đã lên tiếng:
“Nguyên nhân giết chết hậu sản của các bà mẹ chính là các bác sĩ. Chính các
4
bác sĩ đã sử dụng những bàn tay thăm khám các bà mẹ bị bệnh rồi sử dụng
chính bàn tay đó để khám các bà mẹ mạnh khoẻ”. Sau đó, ông đã đưa ra Lý
thuyết về “Mầm bệnh” và phương pháp tiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới
ngày nay.
Trong những năm đó, khuyến cáo rửa tay đã gặp rất nhiều khó khăn bởi
thiếu phương tiện rửa tay, thiếu nước sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn cộng với nhân viên y tế rất thiếu kiến thức về vệ sinh bệnh viện là
những giải thích cho sự phản ứng của các bác sĩ trước khuyến cáo rửa tay
giữa những lần tiếp xúc với những bệnh nhân khác nhau nêu trên. Họ cho
rằng rửa tay như vậy là quá nhiều. Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker tại
Mỹ đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho những
cán bộ y tế chăm bệnh nhi. Năm 1992, một báo cáo khoa học của New Enland
đưa ra kết quả một nghiên cứu về rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu. Báo cáo
cho thấy, mặc dù đã áp dụng những biện pháp giáo dục và giám sát đặc biệt,
nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở cán bộ y tế chỉ sấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ
đạt 48%. Cũng năm đó CDC (Mỹ) cho biết tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giao
động từ 5- 15% tại các bệnh viện, điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn mắc
phải trên nhân viên y tế và năm 1993 đã có 11 nhân viên y tế mắc bệnh viêm
gan A do không rửa tay sau khi tiếp xúc với 1 trong 2 bệnh nhân viêm gan A.
2. Cấu trúc giải phẫu da và tác nhân gây nhiễm khuẩn do bàn tay
2.1. Cấu trúc của da: Nếu dùng kính hiển vi soi trên bề mặt da, sẽ thấy hình
ảnh da giống như bản đồ mặt đất: những thung lũng (nếp nhăn), Da chiếm
diện tích trên cơ thể chúng ta khoảng 2m2, với tổng trọng lượng khoảng 15-
20% trọng lượng cơ thể. Da là hàng rào bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể ổn định
thân nhiệt, chống mất nước, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại của môi
trường như: vi khuẩn, bụi bẩn, ánh nắng, Da còn là nơi đón nhận các xúc giác
của cơ thể, giúp ta biết đau, nóng, lạnh và khoái cảm
2.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn do da bàn tay
5
Vi khuẩn cư trú trên bàn tay (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng
tay), đặc biệt tụ cầu khuẩn thường xuyên có trên bề mặt da và trong niêm mạc
mũi của người khỏe mạnh, loại vi khuẩn rất nguy hiểm này truyền nhiễm sang
người khác qua tiếp xúc thông thường. Nhiều người chỉ nhận thức vi khuẩn là
các vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, vi khuẩn luôn tồn tại
trong không khí, trên các đồ vật, quần áo và có rất nhiều trên da bàn tay mà
bằng mắt thường không thể nào nhìn thấy.
Các nhà khoa học chứng minh, trên bề rộng của da người bình thường
có diện tích là centimet vuông chứa tới 40.000 vi khuẩn, trên da bàn tay thì số
lượng vi khuẩn còn nhiều hơn, vì đôi tay thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi
vật trong cuộc sống. Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi chúng ta quên rằng
vô số vi khuẩn và virus đang rình rập quanh ta chờ có dịp để lây nhiễm và tấn
công Bàn tay thường là trung gian đem mầm bệnh vào cơ thể con người.
Mỗi khi bắt tay hay sờ mó một vật gì chẳng hạn như nắm khóa cửa, robinet,
chốt xả nước bồn cầu, v.v… chắc chắn là bàn tay chúng ta đã bị nhiễm và có
thể là với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Để phòng ngừa sự lây nhiễm thì có
một cách rất dễ, đó là chúng ta hãy chịu khó rửa tay thường xuyên! Trên da
nói chung và da bàn tay nói riêng có hai loại vi khuẩn, đó là vi khuẩn thường
trú và vi khuẩn vãng lai. Vi khuẩn thường trú sống và sinh sản ở lớp sâu của
da, khó loại bỏ bằng rửa tay thường quy. Bình thường vi khuẩn này không
gây nhiễm khuẩn mà là hàng rào hiệu quả chống lại sự tụ tập của vi khuẩn
ngoại sinh. Nó chính là nguồn gốc của nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn nơi tiêm
chích bởi P. aeuruginosa hoặc Acinetobacter spp. Nó sẽ gây nhiễm khuẩn
toàn thân trong trường hợp có sai sót trong các kỹ thuật đòi hỏi vô khuẩn
trong thăm khám, điều trị và chăm sóc người bệnh, khi mật độ vi khuẩn lớn,
bênh nhân nằm viện lâu hoặc trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay
bệnh nhân cấy ghép tạng. Những loại vi khuẩn thường trú gây nhiễm khuẩn
mắc phải thường là vi khuẩn hoại sinh đa kháng kháng sinh.
6
Vi khuẩn vãng lai tồn tại và sinh sản ngay ở lớp da bên ngoài và đây
chính là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn mắc phải, nó có thể bị tiêu diệt bởi
rửa tay thường quy. Theo một số tài liệu cho thấy số lượng vi khuẩn vãng lai
trên cánh tay là 104 CFU/cm2 và trên da bàn tay nhân viên y tế từ 3.9*104
đến 4.6*106. Số vi khuẩn vãng lai trên thường do nhân viên y tế tiếp xúc bàn
tay với người bệnh, vật dụng xung quanh người bệnh trong quá trình thăm
khám hoặc chăm sóc, phục vụ người bệnh. Vi khuẩn vãng lai thường gây nên
nhiễm khuẩn bệnh viện, có khi trở thành dịch khu trú tại một khoa, một bệnh
viện hoặc có thể trở thành vụ dịch lớn. Những tác nhân gây bệnh thường có
trên bàn tay:
- Vi khuẩn gram âm: trực khuẩn gram âm với ưu thế là các dòng vi
khuẩn đường ruột như E. coli, Pseudomonas aeruginosa.
- Vi khuẩn gram dương: cầu khuẩn gram dương như dòng
Staphylococcus đặc biệt là Staphylococcus Aureus.
- Các loại nấm: chủ yếu là Candida
- Các loại virut: Rotavirus, Adenovirus, HNV, HCV, HIV… Rửa tay
thường quy tức là loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay. Rửa tay có chất sát
khuẩn là tiêu diệt cả vi khuẩn gây bệnh.
III. Khuyến cáo tại Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khu vực Châu
Á Thái Bình Dương lần thứ III, tháng 7/2007 tại Malaysia và lần thứ IV tại
Macau tháng 7/2009 có nhiều báo cáo khoa học liên quan tới vấn đề rửa tay.
Mới đây, WHO (2007) trên cơ sở những khuyến cáo của CDC (2002), Đức-
Pháp (2002) và ý kiến của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn hàng đầu
trên thế giới dựa vào các kết quả nghiên cứu khoa học đã đưa ra khuyến cáo:
- Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất
trong KSNK do đó cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay.
- Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp nhanh nhất,
hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Tăng cường sự tuân
thủ rửa tay là điều quan trọng nhất trong các cơ sở y tế. Kết quả nhiều nghiên
7
cứu cho thấy sự tuân thủ này giao động từ 16 đến 81% và trung bình là 40 %.
Người ta cũng cho rằng sự tuân thủ có liên quan đến tính hiệu quả, sức chịu
đựng của da tay và thời gian rửa tay.
Định nghĩa vệ sinh bàn tay
Mục đích của rửa tay thường quy là làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai
trên da tay, đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và góp phần làm
giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Vệ sinh bàn tay gồm:
* VSBT thường quy:
Rửa tay: với xà phòng thường (trung tính) và nước
Chà tay bằng dung dịch chứa cồn: Rửa tay bằng dung dịch chứa cồn (Hand
rub)
VSBT Ngoại khoa
Rửa tay sát khuẩn: Rửa tay với xà phòng chứa chất sát khuẩn
Rửa tay/sát trùng tay phẫu thuật: Rửa tay sát khuẩn hay chà tay bằng dung
dịch chứa cồn trước khi phẫu thuật bởi nhân viên phẫu thuật
* Chỉ định và cơ hội VST:
- Chỉ định: lý do cần VST tại thời điểm xác định
- Cơ hội cần VST: Thời điểm cần VST khi chăm sóc, điều trị nhằm cắt đứt lan
truyền mầm bệnh qua bàn tay. Cơ hội vệ sinh tay là số lần cần VST , một cơ
hội được tạo ra từ ít nhất một chỉ định
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả NVYT trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh bao
gồm: Bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý- y công
- Địa điểm nghiên cứu: 3 khoa lâm sàng: Hồi sức, Ngoại và khoa
điều trị
( 3 khoa trọng điểm là 3 khoa có tỷ lệ NKBV đứng đầu theo điều tra cắt
ngang NKBV tại bệnh viện Tim Hà Nội qua 2 năm liền 2010, 2011)
8
- Thời gian: từ tháng 7/2012 đến tháng 10/2012
3.2.Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang
Cỡ mẫu: lấy mẫu toàn bộ 400 cơ hội vệ sinh bàn tay
Tiêu chuẩn chọn vào
Bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý là nhân viên chính thức đang làm việc tại các
khoa trọng điểm trong thời gian nghiên cứu và có làm chuyên môn tiếp xúc
với người bệnh theo chỉ định VST thường quy tại 05 thời điểm của WHO và
Quy định của bệnh viện
- Trước và sau mọi tiếp xúc trực tiếp với mỗi người bệnh
- Trước và sau khi thực hiện mọi thủ thuật xâm lấn
- Trước và sau khi ra khỏi buồng bệnh
- Trước khi đi găng và sau khi tháo găng
- Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể
- Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh
+Tiêu chuẩn loại trừ: các đối tượng VSBT không trong mục đích
nghiên cứu (Người nhà người bệnh, nhân viên ICT, học việc, rửa tay ngoại
khoa…)
Phương pháp thu thập số liệu
* Công cụ thu thập số liệu:
- Sử dụng 03 mẫu phiếu khảo sát có tham khảo tài liệu “ Vệ sinh tay
trong phòng ngừa NKBV của nhà xuất bản Y học năm 2010 và Quy trình Rửa
tay sát khuẩn tay nhanh của Bộ Y tế.
*Kỹ thuật quan sát: Thu thập số liệu thông qua quan sát trực tiếp tại 03
khoa lâm sàng và điền vào các biểu mấu đánh giá, NVYT không biết thời
điểm VSBT nào được đưa vào nghiên cứu
Mỗi BS, ĐD, HL được quan sát ít nhất là 05 cơ hội VST trong 1 lần giám sát,
thời gian trung bình cho 1 lần giám sát là 20 phút
9
- Phỏng vấn gián tiếp: sau khi được quan sát đủ 05 cơ hội rửa tay. BS,
ĐD, HL điền vào mấu phiếu khảo sát kiến thức sau đó cán bộ giám sát thu lại
và chấm điểm, ( trả lời đúng 1 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm)
Phương pháp kiểm soát sai lệch: Nhóm NC được tập huấn và thống nhất
phương pháp quan sát, thực hiện đúng các chỉ tiêu đề ra.
- Kiểm soát sai lệch bằng cách tuân thủ tiêu chí chon mẫu và tiêu trí
loại trừ
- Kiểm soát sai lệch của người quan sát bằng cách tập huấn thật kỹ cho
giám sát viên, khảo sát thử để xem xét, chỉnh sửa bảng khảo sát cho phù hợp
- Xử lý số liệu bằng chương trình phần mềm Excel năm 2003
4. Kết quả
4.1. Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế
Khảo sát của chúng tôi được tiến hành từ 1/7/2012 đến 15/10/2012 tại 3
khoa lâm sàng trọng điểm Hồi sức, khoa ngoại, điều trị, tổng số có 65 bác sỹ,
điều dưỡng và hộ lý được chon vào nghiên cứu, tỷ lệ chấp nhận trả lời phỏng
vấn là 100% và 400 cơ hội VSBT
Bảng 1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng
Bác sỹ Điều dưỡng Hộ lý Tổng
Tuổi trung bình 32,7 27,6 32,8 28,43
Giới Nam
5 13 0
18
(27,7%)
Nữ
2 41 4
47
(72,3%)
Thời gian
công tác
≤ 6 tháng 1 0 0 1
6 -12 tháng 0 0 0 0
1-3 năm 1 23 0 24
≥ 3 năm 5 31 4 40
Nhận xét: Tổng số đối tượng tham gia Nc là 65, trong đó ĐD(n=
54;83%) nhiều gấp gần 9 lần số BS ( n = 7; 10/7%) nữ giới gấp 3 lần nam
10
giới(72,3% ở nữ so với 27,7% ở nam. Tuổi trung bình toàn bộ nhân viên y tế
được khảo sát là 28,43 tuổi nhỏ nhất 24, tuổi lớn nhất 41
- Thâm niên công tác, hầu hết nhân viên có từ 3 năm kinh nghiệm
trở lên
( 61,5%). Điều này cho thấy nhân viên y tế của bệnh viện có tuổi đời và
thâm niên công tác đều còn rất trẻ
Bảng 2. Số cơ hội rửa tay của nhân viên y tế
Đối tượng Số cơ hội Có rửa tay Không RT % có RT
% không
RT
Bác sỹ 75 49 26 65,3 34,7
Điều dưỡng 290 212 78 73,1 26,9
Hộ lý 35 13 22 37,1 62,9
Tổng N 400 274 126 68,5 31,5
Nhận xét:
Trong 400 cơ hội vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại 3 khoa lâm sàng
thì có 68,5% nhân viên y tế thực hiện vệ sinh tay thường quy, còn 31,5%
NVYT chưa thực hiện VST
Khi so sánh giữa các đối tượng NVYT, tỉ lệ tuân thủ VSBT ở điều
dưỡng là cao nhất (73,1% trong 290 cơ hội), hộ lý là đối tượng có tỉ lệ tuân
thủ VSBT kém nhất (37,1% trong 35 cơ hội)
Đối tượng
Cơ hội VST
Bác sỹ Điều dưỡng Hộ lý N %
T.Số cơ hội 75(18,6%) 290 (72,5%) 35 (8,7%) 400 100
Có VST 49(65,3%) 212(73,1%) 13(37,1%) 274 68,5
11
Không VRT 26 (34,7%) 78(26,9%) 22(62,8%) 126 31,5
Nhận xét: Trong 400 cơ hội của mẫu nghiên cứu tỷ lệ cơ hội VST của
điều dưỡng là cao nhất (290; 72,5 %) BS là 75;18,6%, ít nhất là Hộ lý có 35;
8,7% và
Tỷ lệ NVYT có thực hiện VST là 68,5%. Không thực hiện VST 31,5%
(trong đó ĐD thực hiện VST cao hơn các đối tượng khác n= 212; 73,1%, BS
n= 49; 65,3% và thấp nhât là HL n= 13; 37,1% )
Bảng 3. So sánh số cơ hội VST của nhân viên y tế tại 3 khoa lâm sàng:
Khoa
Đối tượng
Số cơ hội
Điều trị
Ngoại
Hồi sức
Bác sỹ
Có RT 20 ( 66,7 %) 18 ( 90 %) 11 (44 %)
Không RT 10 ( 33,3 %) 2 ( 10%) 14 (56 %)
Tổng cơ hội 30 20 25
Điều dưỡng
Có RT 41 (74,6 %) 65 (86,7 %) 106 (66,3 %)
Không RT 14 (25,4 %) 10 (13,3 %) 54 ( 33,7%)
Tổng cơ hội 55 75 160
Hộ lý
Có RT 3 (60%) 2 (40%) 8 (32 %)
Không RT 2 (40%) 3 (60%) 17 (68 %)
Tổng cơ hội 5 5 25
Tổng Cơ hội VST 90 (22,5%) 100 ( 25%) 210 (52,5%)
Có VST 64 (71,1%) 85 (85%) 125 (59,5%)
Không VST 26 ( 28,9%) 15 (15%) 85 (40,5%)
Nhận xét: Tại bảng 3 khi so sánh số cơ hội và tỷ lệ VST của NVYT tại
3 khoa lâm sàng cho thấy: Khoa HS có số cơ hội VST cao nhất 52,5% trong
400 cơ hội, tuy nhiên tỷ lệ thực hiện VST lại thấp hơn so với 2 khoa điều trị
và khoa ngoại ( 40,5%). điều này cho thấy phù hợp với đặc thù của khoa hồi
12
sức chăm sóc toàn diện BN sau mổ (BS, ĐD, HL phải thăm khám và chăm
sóc người bệnh liên tục và toàn diện)
- Tỉ lệ bác sỹ, ĐD tại khoa ngoại tuân thủ VSBT tốt nhất là 85%
- Tỉ lệ hộ lý tại khoa điều trị tuân thủ VSBT tốt nhất là 60%
Bảng 4.Tỉ lệ thực hành VSTcủa NVYT theo từng thời điểm
Thời điểm VSBT
Tổng số
cơ hội
Có RT Không RT
1. Trước khi tiếp xúc BN
63
34
(53,9%)
29(46%)
2. Sau khi tiếp xúc BN 57 42(73,6%) 15(26,3%)
3. Trước khi thực hành thủ thuật xâm lấn 46 43(93,6%) 3(6,52%)
4. Sau khi thực hành thủ thuật xâm lấn 42 38(90,4%) 4(9,5%)
5. Trước khi vào buồng bệnh 29 14(48,3%) 15(51,7%)
6.Trước khi ra khỏi buồng bệnh
24 9(37,5%)
15
(62,5%)
7. Trước khi đi găng 45 25(55,5%) 20(44,4%)
8. Sau khi tháo găng 50 45(90%) 5(10%)
9. Ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ
thể
18
18( 100%
)
0
10.Sau khi tiếp xúc vật dụng xung quanh
BN
26 9 (34,6%)
17
(65,4%)
Tổng
400
100 %
274
68,5%
126
31,5%
Nhận xét: Qua thực tế khảo sát thực hành VST của NVYT cho thấy
thời điểm sau khi tiếp xúc các vật dụng xung quanh người bệnh chưa được
NVYT VST chiếm tỷ lệ khá cao (65,4%) và trước khi ra khỏi buồng bệnh
(62,5%) và 44,4%) không có thói quen rửa tay trước khi đi găng. Tuy nhiên
13
tại thời điểm ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể được tuân thủ
VSBT là 100%
Bảng 5: So sánh giữa 2 phương pháp VST tại các thời điểm
Thời điểm VSBT
Có
VSBT
Rửa tay
bằng nước
Sát khuẩn tay
nhanh bằng
cồn
(1) Trước khi tiếp xúc BN 33 6
18,2 %
27
81,8 %
(2) Sau khi tiếp xúc BN 41 13
31,7
%
28
68,3 %
(3) Trước khi thực hành thủ
thuật xâm lấn
43 25
58,1 %
18
41,9 %
(4) Sau khi thực hành thủ thuật
xâm lấn
38 21
55,3
%
17
44,7 %
(5) Trước khi vào buồng bệnh 14 11
78,6
%
3
21,4 %
(6) Trước khi ra khỏi buồng
bệnh
9 5
55,6
%
4
44,4 %
(7) Trước khi đi găng 24 5
20,8
%
19
79,2 %
(8) Sau khi tháo găng 45 25
55,6
%
20
44,4 %
(9) Ngay sau khi tiếp xúc với
máu và dịch cơ thể
18 18
100 %
0
0 %
(10) Sau khi tiếp xúc vật dụng
xung quanh BN
9 1
11,1 %
8
88,9 %
Tổng 274 130
47,4%
144
52,6%
Nhận xét: Trong 274 thời điểm NVYT có VST được lựa chọn phương
pháp Rửa tay với nước (47,4%) và sát khuẩn tay nhanh bằng cồn (52,6%) tỷ
lệ không chênh nhau mấy, điều này cho thấy NVYT lựa chọn cả 02 phương
pháp VST thường quy.
Bảng 6.Tỉ lệ NVYT thực hiện đúng các bước quy trình VST
Quy trình VSBT dưới vòi nước chảy
Có thực hiện Không thực hiện
14
n % n %
1. Làm ướt tay và lấy xà phòng 130 100 0 0
2. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau 130 100 0 0
3. Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ
ngoài các ngón tay của bàn tay kia và
ngược lại (≥ 5 lần)
128 98,4 2 1,6
4. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết
mạnh các kẽ ngón tay (≥ 5lần)
128 98,4 2 1,6
5. Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn
tay này vào lòng bàn tay kia
(≥ 5 lần)
90 69,2 40 30,8
6. Dùng bàn tay này xoay ngón cái của
bàn tay kia và ngược lại
64 49,2 66 50,8
7. Xoay các đầu ngón tay này vào lòng
bàn tay kia và ngược lại
44 33,8 86 66,2
8. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy
đến cổ tay
129 98,4 1 0,8
9. Làm khô tay bằng khăn lau tay và
dùng khăn lau tay khóa vòi nước chảy
127 97,6 3 2,4
10. Tổng thời gian thực hiện: ≥ 30 giây 108 83,1 22 16,9
Nhận xét: Tại bảng 6 cho thấy khi thực hiện Quy trình Rửa tay bằng
nước với dung dịch khử khuẩn NVYT chưa tuân thủ đủ các bước theo quy
trình tập chung ở các ( bước 5,6,7 chiếm tỷ lệ cao 30,8 – 66,2%) và còn 16.9
% chưa thực hiện đúng thời gian rửa tay theo quy định
Bảng 7. Thực hiện quy trình vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh
Quy trình sát khuẩn tay nhanh Có thực hiện Không thực hiện
n % n %
1. Lấy 3ml dung dịch cồn sát khuẩn 144 100 0 0
2. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau 144 100 0 0
3. Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ
ngoài các ngón tay của bàn tay kia và
ngược lại
135 93,7 9 6,3
4. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết 140 97,2 4 2,8
15
mạnh các kẽ ngón tay
5. Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn
tay này vào lòng bàn tay kia
116 80,6 28 19,4
6. Dùng bàn tay này xoay ngón cái của
bàn tay kia và ngược lại.
104 72,2 40 27,8
7. Xoay các đầu ngón tay này vào lòng
bàn tay kia và ngược lại
105 72,9 39 27,1
8. Chà xát tay đến khi khô tay. 128 88,9 16 11,1
9.Tổng thời gian thực hiện ≥ 30 giây 122 84,7 22 15,3
Nhận xét: Tại bảng 7 cho thấy bước 5,6,7 của QT sát khuẩn tay nhanh
NVYT thực hiện chưa tốt, còn (19,4 - 27,8%) không thực hiện. có sự giống
nhau khi thực hiên quy trình rửa tay bằng nước và có 15,3% thực hiện chưa
đúng thời gian quy định
4.2. Các yếu tố liên quan đến VSBT thường quy của NVYT
* Kiến thức:
Bảng 8. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu
Phân loại kết quả điểm Bác sỹ Điều
dưỡng
Hộ lý Tổng (65)
n %
Tốt ( 9 - ≤10 ) 0 1 0 1 1,5
Khá (7- ≤9) 5 33 4 42 64,6
Trung bình (5 - ≤7) 2 19 0 21 32,4
Yếu (≤ 5) 0 1 0 1 1,5
Nhận xét: Trong 65 nhân viên y tế được khảo sát chỉ có 1,5 đạt loại tốt,
64,6 đạt loại khá, điểm trung bình tương đối cao chiếm 32,4% ;
Bảng 9. Kết quả khảo sát kiến thức từ câu 1 - 15
Câu số
Đáp án
đúng
Trả lời đúng Trả lời sai
n % n %
1 D 61 93,8 4 6,2
2 B 31 47,7 34 52,3
3 A 35 53,8 30 46,2
4 A 46 70,7 19 29,3
5 A 34 52,3 31 47,7
16
6 A 61 93,8 4 6,2
7 D 60 92,3 5 7,7
8 B 48 73,8 17 26,2
9 D 58 89,2 7 10,8
10 D 62 95,4 3 4,6
11 C 63 96,9 2 3,1
12 D 58 89,2 7 10,8
13 D 46 70,7 19 29,3
14 B 6 9,2 59 90,8
15 D 42 64,6 23 35,4
Nhận xét:
Khi khảo sát kiến thức của NVYT đa số đã trả lời đúng, tuy nhiên vẫn
có 46,2 - 52,3 % trả lời sai câu số 2,3 có liên quan mật thiết với nhau (Vi
khuẩn vãng lai là phổ tác nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cũng là
loại vi khuẩn có thể loại bỏ dễ dàng bằng các biện pháp cơ học thông thường
như rửa tay bằng nước và xà phòng). Đây là một trong những nội dung quan
trọng quyết định việc tuân thủ VSBT của NVYT;
- Câu số 14 có số người trả lời sai nhiều nhất 90,8%, cho rằng VK tập
chung chủ yếu tại các đầu ngón tay, câu trả lời đúng là “Phần lớn vi khuẩn
trên bàn tay được tìm thấy xung quanh lòng (gan) bàn tay” , phần lớn các ý
kiến đều cho rằng vi khuẩn có nhiều nhất ở móng tay (34/65), ở các đầu ngón
tay (24/65).
Bảng 10. Lượng giá ý thức VSBT của nhân viên y tế khi thực hiện VST
thường quy
Ý thức nhắc nhở NVYT nhắc đồng nghiệp
NVYT được đồng nhiệp
nhắc
Chưa bao giờ 2 (3%) 6 (9,2%)
Hiếm khi 6 (9,2%) 0
Thỉnh thoảng 32 (49,2%) 41 (63%)
Thường xuyên 25(38,4%) 15 (23%)
17
Nhận xét: Nhìn chung nhân viên y tế đã có ý thức nhắc nhở đồng nghiệp VST
khi có cơ hội (thỉnh thoảng 49,2%, thường xuyên (38,3%) và NVYT được
đồng nghiệp nhắc khi không VST ( thỉnh thoảng 63%, thường xuyên 23%)
18
Bảng 11. Thái độ VSBT liên quan đến phương tiện
Thái độ N = 65 %
Phương thức rửa tay
Bằng nước và xà phòng 7 (10,8%)
Bằng dung dịch rửa tay nhanh 5 (7,7%)
Cả hai cách 53 (81,5%)
Khi bồn rửa ở cách
xa trên 5m
Không rửa tay 0 ( 0 %)
Rửa tay nhanh 10 (15,4%)
Có rửa tay 55 (84,6%)
Khi có chỉ định
VSBT mà da tay bị
Không rửa tay 0 ( 0% )
Hạn chế rửa tay tối đa 0 ( 0% )
Mang găng tay để thay thế VSBT 3 ( 4,6%)
Rửa tay kết hợp dùng kem dưỡng ẩm 62 ( 95,4%)
Nhận xét: Về lựa chọn phương thức VST đa số NVYT đều chọn cả 2
cách VST ( 81, 5 %) và chọn dung dịch có kem dưỡng ẩm da tay (95%) tuy
nhiên vẫn có 4,6% NVYT trả lời là mang găng tay để thay thế VSBT
*Phương tiện và điều kiện VSBT
Tiêu chuẩn phương tiện vệ sinh tay thường quy:
Vị trí rửa tay bằng nước đạt 5 tiêu chí:
- Lavabo rửa tay: loại vòi nước có cần gạt, bồn rửa không có vết bẩn
nhìn sờ thấy được, quanh bồn không để phương tiện đồ vật khác
- Bình cấp dung dịch rửa tay kin có bơm định lượng, hoạt động tốt, còn
hạn sử dụng hoặc xà phòngđể trọng hộp khô ráo có lỗ thoat nước
- Có hệ thống cấp nước sạch thường xuyên
- Khăn lau tay dùng một lần để trong tui nilon hoặc trong hộp riêng, có
hộp đựng khăn bẩn
- Có tờ hướng dẫn quy trình VST
Tiêu chuẩn dung dịch khử khuẩn tay: 04 tiêu chí
- DD khử khuẩn tay được giữ trong bình kín
- Có bơm định lượng, còn hạn sử dụng, có chất dưỡng da
- Được gắn cố định bằng móc treo trên tường lối ra vào buồng bệnh,
hoặc ở đầu giường bệnh, hay trên các xe tiêm và xe thay băng
19
- Có tờ hướng dẫn quy trình VST
Bảng 12: Phương tiện VSBT thường quy chung tại 3 khoa:
Phương tiện Khoa Điều trị
N =18
Khoa ngoại
N= 08
Khoa hồi sức
N= 03
Lavabo
Có % Có % Có %
Buồng bệnh 01 5,6% 01 12,5% 03 100%
Phòng thủ thuật 02 100% 01 100% 0 0
Vệ sinh NV 02 100% 02 100% 02 100%
VS bệnh nhân 10 55,6% 03 37,5% 02 100%
Dung
dịch sát
khuẩn
tay
Buồng bệnh 01 5,6% 01 5,6% 03 100%
Phòng thủ thuật 02 100% 1 100% 0 0
Xe tiêm,
Xe thay băng
05 100% 4 100% 04
100%
Nhận xét: Thiếu phương tiện VST tại các buồng bệnh khoa ngoại và khoa
điều trị Tỷ lệ bồn rửa tay đạt thấp 5,6% ; dung dịch VST chưa trang bị đủ,
mới tập trung ở phòng thủ thuật, trên xe tiêm, xe thay băng và chưa đạt tiêu
chuẩn theo quy định
- Tại buồng thủ thuật được trang bị đầy đủ đạt 100%, khoa hồi sức
được trang bị đầy đủ lavabo rửa tay và dung dịch sát khuẩn tay gắn tại đầu
giường người bệnh
20
Bảng 13. Phương tiện VSBT đạt chuẩn tại khoa điều trị
Phương tiện Buồng thủ thuật
(n = 2)
Buồng bệnh nhân
( n = 18)
có Đạt(%) có Đạt (%)
Có vị trí rửa tay đạt 5 tiêu chí 1 50% 0 0%
Đạt dưới 2 tiêu chí 1 50% 10 55,6%
Vị trí sát khuẩn tay bằng cồn
đạt 4 tiêu chí
03 60% 01 5,6%
Đạt dưới 2 tiêu chí 02 40% 0 0
Nhận xét: Tại khoa điều trị, chỉ có 01 bồn rửa tay ở buồng thủ thuật đat
chuẩn (5 tiêu chí) còn lại có 01 bồn rửa tay ở buông bệnh và 09 bồn RT tại
nhà vệ sinh của NV và bệnh nhân chỉ đạt 02 tiêu chí ( có nước sạch, có tờ
HD QT rửa tay)
- Dung dịch VST được cung cấp đầy đủ tại buồng thủ thuật, trên xe
tiêm, xe thay băng tuy nhiên chỉ 60% đạt đủ 4 tiêu trí và chỉ có 5,6% được
gắn ở giường bệnh hoặc buồng bệnh
Bảng 13. Phương tiện VSBT đạt chuẩn tại khoa Ngoại
Phương tiện Buồng thủ thuật
(n =1)
Buồng bệnh nhân
( n = 8)
Có Đạt % Có Đạt %
Có vị trí rửa tay bằng
nước đạt 5 tiêu chí
1 100% 0 0
Đạt dưới 2 tiêu chí 0 0% 1 12,5%
Vị trí sát khuẩn tay bằng
cồn đạt 4 tiêu chí
1 100% 0 0
Đạt < 2 tiêu chí 0 0 0 0
Nhận xét: Tại khoa ngoại bồn rửa tay tại phòng bệnh chiếm tỷ lệ thâp và chỉ
đạt dưới 2 tiêu chí và chưa cung cấp dung dịch sát khuẩn tay tại phòng bệnh
Bảng 14. phương tiện và điều kiện VSBT tại khoa Hồi sức
Buồng bệnh nhân
21
Phương tiện ( n = 3)
có Đạt%
Có vị trí rửa tay bằng nước đạt 5
tiêu chí
3 100%
Đạt dưới 2 tiêu chí 0 0%
Vị trí sát khuẩn tay bằng cồn đạt 4
tiêu chí
3 100%
Nhận xét: Khoa hồi sức được cung cấp đầy đủ và đạt tiêu chuẩn quy định
5. Bàn Luận
Trong những năm gần đây NKBV là mối quan tâm rất lớn ở các nước
đã và đang phát triển nói chung và ở bệnh viện tim Hà Nội nói riêng, bệnh
nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện phần lớn là do sự lan truyền vi khuẩn hiện
diện trên bàn tay của nhân viên y tế thông qua quá trình chăm sóc và điều trị,
các khoa hồi sức, ngoại, điều trị là 3 khoa trong bệnh viện có nguy cơ xảy ra
NKBV cao hơn so với các khoa khác vì NB thường rất nặng, nằm viện dài
ngày, sử dụng nhiều thủ thuật xâm lấn, chính vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ban đầu về sự tuân thủ VST của Bác sỹ, điều dưỡng, Hộ lý tại 3
khoa trọng điểm trên nơi có tỷ lệ NKBV cao nhất trong bệnh viện ( dựa trên
kết quả điều tra căt ngang NKBV tại bệnh viện Tim Hà Nội 2 năm liền 2010,
2011) nhằm biết được tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT là bao nhiêu, cũng như
xem xét các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự tuân thủ VST để tìm ra các
biện pháp tăng cường VST giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
5.1.Đánh giá thực trạng sự tuân thủ VST thường quy của nhân viện y tế
- Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Tổng số đối tượng tham gia Nc là 65, trong đó ĐD(n= 54;83%) nhiều
gấp gần 9 lần số BS ( n = 7; 10/7%) nữ giới gấp 3 lần nam giới(72,3% ở nữ so
với 27,7% ở nam. Tuổi trung bình toàn bộ nhân viên y tế được khảo sát là
22
28,43 tuổi nhỏ nhất 24, tuổi lớn nhất 41. Điều này phù hợp với tình hình nhân
sự ở đa số các bệnh viện và nhân lực tại bệnh viện Tim Hà Nội
- Thâm niên công tác: phần lớn là nhân lực trẻ nên thâm niên từ 3 năm
trở nên chiếm tỷ lệ khá cao ( 61,5%). Điều này cho thấy nhân viên y tế của
bệnh viện có tuổi đời và thâm niên công tác đều còn rất trẻ, phù hợp với kết
quả NC của BV nhi đồng 2 là ( 67%)
- Khi quan sát 400 cơ hội VST thường quy của NVYT tại 3 khoa lâm
sàng chúng tôi thấy tỷ lệ tuân thủ VST đạt 68,5% cao hơn so với các nghiên
cứu trước đấy ( BVND2 tỷ lệ tuân thủ VST là 63,8% năm 2010; 56,7% ở BV
thanh nhàn năm 2009 ) điều này cũng đáng mừng vì là bệnh viện chuyên khoa
về phẫu thuật tim, đòi hỏi mỗi NVYT phải có ý thức tuân thủ VST để góp
phần thành công cho một ca mổ, giảm chi phí cho người bệnh sau khi phẫu
thuật, tuy nhiên vẫn có 31,5% NVYT chưa thực hiện VST thường quy khi có
chỉ định
- Khi so sánh giữa các đối tượng NVYT tại 3 khoa lâm sàng số cơ hội
VST của điều dưỡng là cao nhất (290; 72,5 %) BS là 75;18,6%, ít nhất là Hộ
lý có 35; 8,7% và sự tuân thủ VST của điều dưỡng cũng cao hơn BS và Hộ lý
(73,1% trong 290 cơ hội), hộ lý là đối tượng có tỉ lệ tuân thủ VSBT kém nhất
(37,1% trong 35 cơ hội) điều này cho thấy điều dưỡng là người thực hiên
công việc chăm sóc trực tiếp người bệnh nên có thói quen VST cao hơn các
đối tượng khác, kết quả này phù hợp với NC của Bv nhi đồng 2 là 60,4% so
với BS chỉ có 18,6%
- So sánh số cơ hội và tỷ lệ VST của NVYT tại 3 khoa lâm sàng cho
thấy: Khoa HS có số cơ hội VST cao nhất 52,5% trong 400 cơ hội, tuy nhiên
tỷ lệ thực hiện VST lại thấp hơn so với 2 khoa điều trị và khoa ngoại
( 40,5%). điều này cho thấy phù hợp với đặc thù của khoa hồi sức chăm sóc
toàn diện BN sau mổ (BS, ĐD, HL phải thăm khám và chăm sóc người bệnh
liên tục và toàn diện) và theo tài liệu vệ sinh tay trong phòng ngừa NKBV của
tác giả Nguyễn Việt Hùng ( nhà xuất bản y học năm 2010) thì tỷ lệ tuân thủ
23
VST thấp tại những khu vực có cường độ chăm sóc và điều trị cao, khối
lượng chăm sóc điều trị càng lớn hay số cơ hội VST càng lớn thì tỷ lệ tuân thủ
VST càng thấp, do vậy ko có nghĩa là khoa HS không tuân thủ vệ sinh tay khi
có chỉ định
- Tỉ lệ bác sỹ, ĐD tại khoa ngoại tuân thủ VSBT tốt nhất là 85%
- Tỉ lệ hộ lý tại khoa điều trị tuân thủ VSBT tốt nhất là 60%
Về sự tuân thủ thực hành VST của NVYT theo từng thời điểm cho thấy
90 -100% NVYT đều có ý thức rửa tay tại thời điểm ngay sau khi tiếp xúc với
máu và dịch cơ thể và trước, sau khi làm thủ thuật xâm lấn, sau khi tháo găng,
điều này cho thấy NVYT đã nhận thức rất rõ nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ cho
mình, tỷ lệ này cũng trùng với NC của BV nhi đồng 2 là 91,5 – 95,7 %
Tuy nhiên tại thời điểm sau khi tiếp xúc các vật dụng xung quanh
người bệnh chưa được NVYT VST chiếm tỷ lệ khá cao (65,4%) và trước khi
ra khỏi buồng bệnh (62,5%) và 44,4%) không có thói quen rửa tay trước
khi đi găng, điều này có thể do NVYT cho rằng các thời điểm này khả
năng lây nhiễm thấp từ môi trường xung quanh nên không cần VST,
chứng tỏ sự cần thiết phải tập huấn lại kiến thức về các thời điểm VST
cho NVYT và phải có sự giám sát nhắc nhở thường xuyên của mạng lưới
kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Thực hiện đúng Quy trình Rửa tay:
Khi quan sát NVYT của 3 khoa lâm sàng thực hiện quy trình VST bằng
nước và dung dịch sát khuẩn tay nhanh thì thấy tỷ lệ không thực hiện đầy đủ
các bước theo quy trình chiếm cao (30,8 – 66,2%) tập chung ở các bước
5,6,7{} và 16.9 % chưa thực hiện đúng thời gian rửa tay theo quy định, điều
này cũng phải xem lại nguyên nhân có thể do quá tải NVYT không có nhiều
thời gian cho VST, thời gian VST ảnh hưởng tới mức độ loại bỏ vi khuẩn trên
bàn tay, nghiên cứu của bệnh viện Bạch mai, lượng vi khuẩn sau VST ≥ 20
giây: 0,7Log giảm hơn nhóm VST< 20 giây:1,1log(p<0,05). Năm 2011 bệnh
viên đã tổ chức phát động lễ vệ sinh tay và lấy mẫu ngay sau khi NVYT vừa
24
thực hiện VST xong để đánh giá, kết quả cho thấy tỷ lệ vi khuẩn còn rất nhiều
tại những NVYT không tuân thủ đủ các bước và thời gian VST theo quy
trình, theo kết quả NC của Taylor và cộng sự sử dụng bột màu để giám sát
thực hiện QT VST của NVYT cho thấy 89 % NVYT không thực hiện đúng
hoàn toàn kỹ thuật VST nhiều vùng da tay không được chà, thường bỏ sót
vùng da ngón cái, mu các ngón, bàn tay do vậy đã không được tiếp xúc với
hoá chất VST và vi khuẩn cũng không được loại bỏ ở những nơi này, VST
đúng quy trình giúp hoá chất tiếp xúc toàn bộ bề mặt bàn tay, loại bỏ vi sinh
vật ở bàn tay hiệu quả hơn. Nghiên cứu tại BV Bạch Mai (2007) cho thấy
lượng vi khuẩn lạc ở các đầu ngón tay NVYT thực hiện đúng kỹ thuật
VST:0,2log thấp hơn so với NVYT thực hiện không đúng kỹ thuật VST: 1log
(p<0,05).
5.2. Một số yếu tố liên quan VST thường quy:
Khi phỏng vấn kiến thức của 65 đối tượng nghiên cứu, chỉ có 1,5 đạt
loại tốt, 64,6 đạt loại khá, điểm trung bình tương đối cao chiếm 32,4%.
NVYT trả lời sai câu số 2,3 chiếm tỷ lệ cao 46,2 - 52,3 % có liên quan mật
thiết với nhau (Vi khuẩn vãng lai là phổ tác nhân chính gây nhiễm khuẩn
bệnh viện và cũng là loại vi khuẩn có thể loại bỏ dễ dàng bằng các biện pháp
cơ học thông thường như rửa tay bằng nước và xà phòng) và 90,8%, cho rằng
VK tập chung chủ yếu tại các đầu ngón tay và móng tay, câu trả lời đúng là
“Phần lớn vi khuẩn trên bàn tay được tìm thấy xung quanh lòng (gan) bàn
tay”Đây là một trong những nội dung quan trọng quyết định việc tuân thủ
VSBT của NVYT; NVYT không có kiến thức và thái độ đúng sẽ không tuân
thủ đúng quy định VST (126 cơ hội NVYT không VST)
Thiếu phương tiện VST tại các buồng bệnh khoa ngoại và khoa điều trị.
Tỷ lệ bồn rửa tay đạt thấp( 5,6%) ; dung dịch VST chưa trang bị đủ, mới tập
trung ở phòng thủ thuật, trên xe tiêm, xe thay băng và chưa đạt tiêu chuẩn
theo quy định
25