BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN HUY
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG s ử DỤNG THUỐC KHÁNG
SINH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT s ố XÃ, THỊ TRẤN
TRONG HUYỆN TIÊN DU- TỈNH BẮC NINH
(KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1998-2003)
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện : Huyện Tiên Du- Bắc Ninh
Bộ môn Quản lý và Kinh Tế Dược
Thời gian thực hiện : 2-5/2003
HÀ NỘI 5/2003
M ồ i e ỏ M t
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
Thạc sỹ\ Nguyễn Thị Thanh Hương: Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế Dược đã
hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Bộ môn Quản Lý và Kinh Tê
Dược đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Dược Hà Nội đã dạy dỗ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Xỉn cảm ơn các cơ quan, đơn vị, bạn bè đã giúp đỡ tôi tận tình trong quá
trình làm luận vãn này.
Hà Nội Ngày 25/5/2003
Sinh viên
Nguyễn Văn Huy
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
2
1. Định nghĩa thuốc kháng sinh 2
2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh 2
3. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trên thế giới 2
4. lình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam
6
5. Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn 8
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 14
1. Thiết kế nghiên cứu 14
2. Đối tượng nghiên cứu 14
3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
14
4. Phương pháp thu thập số liệu 15
5. Xử lý số liệu
15
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
16
1. Thông tin cá nhân 16
2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
18
3. Thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh của người dân 36
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WHO : Tổ chức y tế thế giới
TKS : Thuốc kháng sinh
ĐẶT VẤN ĐỂ
Trước đặc điểm mô hình bệnh tật của nước ta hiện nay, thuốc kháng sinh
được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thuốc nhập khẩu
cũng như sản xuất hàng năm của nước ta [15]. Hiện nay thuốc kháng sinh là
một trong 3 nhóm thuốc được dùng nhiều nhất tại Việt Nam [29].
Đặc biệt trong những năm gần đây, số lượng và chủng loại kháng sinh được
đưa vào thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Thêm vào đó
cơ chế thị trường đã tạo ra một số thói quen của bác sỹ trong chỉ định dùng
thuốc. Cùng vói việc các mạng lưới cung ứng thuốc rộng khắp các nơi đã đưa
thuốc tới mọi tầng lớp nhân dân.
Việc tự mua thuốc kháng sinh một cách dễ dàng để tự điều trị không cần
đơn của người dân cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của những người bán thuốc
chỉ cần quan tâm tới lợi nhuận mà bất chấp tất cả. Người bán thuốc sán sàng
bán thuốc phải kê đơn mà không cần đơn. Còn người dân thì sử dụng theo thói
quen, theo sự mách bảo của những người không có chuyên môn, thời gian
dùng thuốc không đúng theo nguyên tắc thậm chí còn đối nghịch hẳn, liều
lượng sử dụng cũng không đúng, từ đó dẫn tói việc vi khuẩn kháng lại thuốc
kháng sinh ngày càng gia tăng.
Đặc biệt ở các vùng nông thôn Việt Nam nơi mà người dân còn nhận được
ít thông tin, đặc biệt là thông tin về sử dụng thuốc. Do đó họ sử dụng kháng
sinh càng không đúng, lạm dụng thuốc kháng sinh một cách quá độ mà họ lại
không biết là mình đang sử dụng thuốc kháng sinh một cách sai lầm.
Trước thực trạng đó để tìm hiểu một cách cụ thể tình hình sử dụng thuốc
kháng sinh ở vùng nông thôn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã,
thị trấn trong huyện Tiên Du- Bắc Ninh” nhằm các mục tiêu:
-Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thuốc kháng sinh của người dân nơi đây.
-Tìm hiểu kiến thức của người dân về thuốc kháng sinh.
-Đưa ra một số kết luận
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1. ĐỊNH NGHĨA KHÁNG SINH
Kháng sinh là những sản phẩm đặc biệt nhận được từ vi sinh vật, các nguồn
tự nhiên khác hoặc bán tổng hợp, có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng kìm
hãm hoặc tiêu diệt một cách chọn lọc lên một nhóm vi sinh vật xác định (vi
khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, ) hoặc tế bào ung thư ở nồng độ thấp.
Theo nghĩa rộng, một số thuốc có nguồn gốc tổng hợp như (metronidazol,
quinolone) cũng xếp vào thuốc kháng sinh.
Cần phân biệt một số chất cũng do vi sinh vật tạo ra nhưng không được gọi là
kháng sinh như : Rượu, acid hữu cơ vì chúng tác dụng lên vi sinh vật không
mang tính chọn lọc và ở nồng độ cao [12],[28]
2. NGUYÊN TẮC sử DỤNG KHÁNG SINH
1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
2. Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý .
3. Phải biết chọn dạng thuốc thích hợp
4. Phải biết sử dụng kháng sinh đúng thời gian qui định
5. Phải sử dụng kháng sinh đúng liều
6. Phải biết nguyên tắc phối hợp kháng sinh
7. Phải biết sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý
[30][11]
3. TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRÊN THÊ GIỚI
Hiện nay thị trường thuốc kháng sinh trên thế giới rất đa dạng và phong
phú về chủng loại và số lượng. Thuốc kháng sinh đang được dùng một cách
tràn lan, kể cả những bệnh nhẹ, bệnh không phải do vi khuẩn gây ra cũng
được dùng thuốc kháng sinh. Điều này diễn ra ở khắp thế giói. WHO đã cảnh
báo: 10-20 năm nữa, một khối lượng khổng lồ những bệnh nhiễm trùng mà ta
tin rằng đã tiêu diệt được sẽ quay trở lại [33].
2
Vào giữa thập kỷ 90 doanh số về mặt hàng thuốc trên toàn thế giới đạt 260
tỷ USD gấp 2,5 lần so với năm 1985 (100 tỷ USD ). Tính đến 1999 thị trường
thuốc thế giới có 20.000 hoạt chất chữa bệnh với 100.000 sản phẩm thuốc. Xét
về mặt lợi nhuận, được xếp vào loại có lợi nhuận cao.
Trong thị trường thuốc hiện nay thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 13%
[2]. Trong khi đó vấn đề điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vẫn còn gặp rất nhiều
khó khăn[7].
Theo bác sỹ chuyên khoa nội bệnh viện truyền nhiễm A.Beucler, bệnh viện
trung tâm Juvissy-Sur.orge cộng hoà Pháp viết rằng: Trong bệnh học cộng
đồng, nếu nghiên cứu lại bệnh án hoặc các bản thống kê sử dụng kháng sinh
cho một bệnh nhất định thì thấy thuốc kháng sinh chưa được sử dụng đúng
mức
Những kháng sinh mới ra đời làm cho bác sỹ kê đơn những kháng sinh mới
đắt tiền mà xa rời việc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý [4].
Từ năm 1996 WHO đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhiễm khuẩn trên
toàn cầu rằng “Chúng ta đang đứng trên bờ vực một cuộc khủng hoảng toàn
cầu về bệnh nhiễm khuẩn” [17].
Trong báo cáo về sức khoẻ toàn cầu năm 1996. Các bệnh nhiễm khuẩn làm
chết 17 triệu người mỗi năm . Nhiều bệnh nhiễm khuẩn như tả, sốt rét và lao
quay trở lại nhiều vùng trên thế giới. Trong khi đó thuốc kháng sinh và nhiều
thuốc khác nhanh chóng mất hiệu lực do tăng vi khuẩn kháng thuốc. Vi khuẩn
kháng kháng sinh chiếm tới 60% nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện ở Mỹ.
Nhiều chủng kháng thuốc trong lao, sốt rét, tả, ỉa chảy, viêm phổi đã gây tác
động lớn. Còn quá ít thuốc mới được triển khai để thay thế các thuốc đã mất
hiệu lực. Thuốc mới phải mất 10 năm mới có thể vào thị trường nhưng thời
gian hiệu lực lại ngắn ngủi. Báo cáo nêu một nguyên nhân chủ yếu của cuộc
khủng hoảng là tình hình sử dụng kháng sinh không kiểm soát, không hợp lý
trên toàn cầu, quá nhiều người dùng kháng sinh không đúng bệnh, không
3
đúng liều, không đúng thời gian. Mặt khác có những lượng lớn kháng sinh
được sử dụng trong chăn nuôi sản xuất thịt. Vì vậy vi khuẩn kháng thuốc đã
truyền từ chuỗi thực phẩm vào người tiêu dùng [17].
Những năm 50 của thế kỷ 20 mới biết được 3-4 kháng sinh (penicillin,
streptomycin, cloramphenicol, ) thì ngày nay có tới hàng trăm kháng sinh
được sử dụng và hàng ngàn kháng sinh đang nghiên cứu . Trước tình hình đó
việc lạm dụng kháng sinh là vấn đề lo ngại [29].
Theo một nghiên cứu tại Mỹ và Canada 50% trong số đơn thuốc kê cho
bệnh nhân ngoại trú là không cần thiết. Theo nghiên cứu ở Trung Quốc 63%
số đơn thuốc kháng sinh là không cần thiết hoặc không hợp lý [16].
Tổng hợp nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy 30-60% các bệnh
nhân được chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhận được lượng kháng sinh gần gấp 2
số lượng chỉ định lâm sàng [16].
Theo tiến sỹ Michell Cohen, trung tâm quốc gia về các bệnh nhiễm khuẩn
Atlanta nhấn mạnh, kháng thuốc trở thành một vấn đề lớn đối với các bệnh
nhiễm khuẩn mắc tại bệnh viện và cả ở cộng đồng. Cũng theo tiến sỹ Penthi
Huovinen, viện sức khoẻ cộng đồng quốc gia, Phần Lan tuyên bố : “Không thể
trông chờ vào sự phát minh ra thuốc chống nhiễm khuẩn mới trong tương lai
gần, chúng ta phải tận dụng những kháng sinh sẵn có ít nhất trong vòng 1
hoặc 2 thập kỷ tới” [17].
Một điều phiền toái nữa là ngày một ít có các kháng sinh mói được đưa vào
sử dụng, nhất là những loại có cơ chế tác dụng mới [1]
Theo một nghiên cứu ở 100 điểm bán lẻ tại Kathmandu, Nepal cho thấy
97% bán thuốc kháng sinh không cần thiết cho bệnh ỉa chảy cấp [5], Cũng
theo một nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trong cộng đồng ở thành phố
Mexico, khi phỏng vấn các bà mẹ ở 1659 hộ gia đình thấy rằng 27% số người
được hỏi trả lời dùng kháng sinh khi mắc các bệnh đường hô hấp , 37% dùng
4
kháng sinh khi bị ỉa chảy. Khoảng 2/3 số người phỏng vấn trả lời rằng họ
dùng kháng sinh dưới 5 ngày [22].
Theo thông báo của WHO, Mỹ là một điển hình sử dụng kháng sinh
không đúng, một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 61% đơn thuốc dùng
Vancomycin không đúng chỉ định [13]. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng
bệnh của Mỹ, một nửa trong số 133 triệu liều thuốc kháng sinh được sử dụng
hàng ngày bên ngoài bệnh viện là không cần thiết. Chúng được dùng trong các
nhiễm trùng virus, vốn không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Cơ quan Quản
Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ đã đề nghị dán lòi cảnh báo lên các lọ thuốc
kháng sinh, nhắc chỉ nên kê đơn khi thật cần thiết [31]. Theo một kết quả điều
tra gần đây, các bác sỹ Mỹ thường kê hơi “quá tay” các loại thuốc kháng sinh
phổ rộng cho các căn bệnh viêm nhiễm thông thường. Bác sỹ Michael
Steinman, người phụ trách cuộc điều tra này nói : “Sự lạm dụng thuốc kháng
sinh phổ rộng trong việc điều trị các bệnh thông thường có thể dẫn đến những
kết cục không hay. Vi khuẩn sẽ nhanh chóng nhờn thuốc” [32]. Bác sỹ
Steinman và các đồng nghiệp đã tiến hành thu thập dữ liệu trên 2000 trường
hợp. Họ phát hiện ra rất nhiều các bệnh nhân đã được kê các đơn thuốc có
thuốc kháng sinh phổ rộng trong khi họ chỉ mắc các chứng cảm lạnh thông
thường hoặc một số bệnh đường hô hấp thường”. Báo cáo của họ viết rõ:
“Thuốc kháng sinh thường được kê đơn cho khoảng 63% các trường hợp viêm
nhiễm đường hô hấp cấp tính, trong đó thuốc kháng sinh phổ rộng có mặt tới
54%” [32].
Đến cuối thế kỷ 20 việc chi phí cho nghiên cứu phát triển một thứ thuốc
mới trung bình là 500 triệu USD, với một thuốc kháng sinh bị kháng, để có
kháng sinh mới thì phải tốn rất nhiều tiền.
Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo thế giới đang đứng trên bờ vực của
việc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng do tình hình kháng kháng sinh của vi
khuẩn gia tăng. Tại một hội nghị quốc tế họp tại Luân Đôn 16/7/1996 các nhà
5
vi trùng học bàn về kháng thuốc của vi khuẩn. Tình hình đa kháng của vi
khuẩn gia tăng, nhiều bệnh nhân không còn đáp ứng với kháng sinh và chết do
không có thuốc có hiệu lực [17].
4. TÌNH HÌNH sử DỤNG KHÁNG SINH TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là một nước mà bệnh nhiễm khuẩn vẫn xếp loại một trong các
nguyên nhân gây bệnh do đó việc dùng kháng sinh là không thể thiếu được.
Hàng năm có khoảng 100 tấn kháng sinh các loại được nhập vào Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Y Tế chi phí cho kháng sinh chiếm từ 40-50% tổng chi
phí thuốc [26].
Những năm gần đây ngành dược Việt Nam có những tiến bộ trong việc
đảm bảo nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Các mặt hàng
thuốc phong phú về chủng loại và với mạng lưới cung ứng thuốc ngày càng
phát triển, nhiều quầy thuốc mở đến vùng sâu vùng xa. Nhờ đó thuốc kháng
sinh cũng được cung ứng sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Khắc phục tình
trạng khan hiếm thuốc trước kia, đáp ứng được nhu cầu điều trị của công tác y
tế.
Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thuốc nhập khẩu cũng như sản xuất hàng
năm của nước ta [15].
Từ 1995 - 1999 tỷ trọng về tổng trị giá thuốc kháng sinh so với tổng giá trị
thuốc nhập khẩu là 27%. Tính đến năm 2000 việc sản xuất thuốc của nước ta
đã đáp ứng trên 30% nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân. Số thuốc kháng
sinh được cấp số đăng ký là 1650 trong tổng số thuốc được cấp số đăng ký là
8700 chiếm 19% [15]
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp kháng sinh trong 10 năm qua
chúng ta đã sản xuất được nhiều kháng sinh mới, số lượng và chủng loại
kháng sinh tăng lên gấp bội. Trị giá tiền thuốc kháng sinh phục vụ công tác
điều trị tại bệnh viện chiếm 40-45% tổng giá trị tiền thuốc cho bệnh viện[15].
6
Trái lại do thiếu hướng dẫn và kiểm tra nên việc sử dụng kháng sinh trong
nhân dân còn tuỳ tiện, lạm dụng, không hợp lý [15]. Tiền thuốc bình quân đầu
người dân ngày một tăng. Tuy nhiên sử dụng thuốc chưa thật hợp lý, đặc biệt
là thuốc kháng sinh là vấn đề của toàn cầu không riêng gì Việt Nam [20]
Theo nghiên cứu tại Việt Nam hơn 70% trong số bệnh nhân được kê đơn
liều kháng sinh không phù hợp [16]. Theo khảo sát ở một số tỉnh chỉ 20% số
lượng thuốc được mua theo đơn. Tiền thuốc các bệnh viện mua chỉ chiếm 1/10
doanh số bán ra của các doanh nghiệp dược. Tỷ lệ này trái ngược với các nước
tiên tiến [10]. Ngay từ 1994 một điều tra của Bộ Y Tế về việc sử dụng kháng
sinh của người tiêu dùng tại các cửa hàng thuốc Quốc doanh tại Hà Nội gồm
37 điểm bán thuốc cho thấy: thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi chiếm
28%, có 18,4% người mua kháng sinh không theo đơn. Kể cả Cefotaxim, các
Floroquinolon cũng mua không đơn [15].
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong bệnh viện được thống kê như
sau: nội trú sử dụng kháng sinh chiếm 77,1% so với tổng số, ngoại trú sử dụng
kháng sinh chiếm 59,9% so vói tổng số bệnh nhân, người bệnh tự mua kháng
sinh chiếm 41,1% so với tổng số người mua. Kháng sinh hiện nay mua dễ
dàng, người bệnh tự mua kháng sinh để điều trị mặc dù chưa đủ kiến thức để
sử dụng đúng loại, đúng thời gian, dẫn đến sự kháng thuốc của vi khuẩn [29].
Có tới 30% dùng liều thấp dưới 2 ngày. Ví dụ Gentamycin có tói 70% dùng
dưới 2 ngày kể cả điều trị ngoại trú và điều trị nội trú. Chỉ dùng kháng sinh 1
ngày: 43% với Chloramphenicol, 32% với Gentamycine, 26% với Ampicilin.
Hiện tượng sử dụng kháng sinh không hợp lý đang phổ biến trong cộng
đồng. Theo điều tra của đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Bộ Y Tế tại 9
tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Nam Hà, Vĩnh Phú, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,
Long An cho thấy 34-37% dùng kháng sinh để điều trị cảm cúm, 78% dùng
cho bệnh đau đầu, đau dây thần kinh [21].
7
Tại Hà Nội trong một cuộc điều tra khi được hỏi: Theo ông (bà) kháng sinh
được dùng để chữa bệnh gì ?: thì có 34,5% số người được hỏi trả lời để chữa
bệnh nhiễm trùng, 20% không biết kháng sinh dùng để chữa bệnh gì, 9,8 trả
lời dùng để chữa ho, 2,4% chữa ỉa chảy, 8,4% để chữa sốt và 19% chữa đau
họng [5]. Việc không chấp hành đầy đủ qui chế kê đơn diễn ra thường xuyên
mặc dù ai cũng biết, cũng vi phạm mà không ai xử lý, điều này dẫn tới tình
trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng [10].
Trong những năm qua một số giải pháp nhằm đưa ra việc sử dụng kháng
sinh hợp lý được tiến hành. Nhiều Hội đồng thuốc và điều trị ở các bệnh viện
đã hoạt động có hiệu quả. Đưa ra được các nguyên tắc lựa chọn, đánh giá
thuốc để điều trị, đã ban hành 119 hướng dẫn điều trị bằng kháng sinh. Qui
định chỉ các xí nghiệp đạt GMP mới được phép sản xuất thuốc kháng sinh
nhóm (3-lactam để tránh nhiễm chéo. Các trung tâm thông tin thuốc, trung tâm
ADR tích cực tập huấn in ấn bản tin gửi tới các cơ sở điều trị. Việc giáo dục
truyền thông về sử dụng thuốc hợp lý an toàn được đẩy mạnh. Tuy vậy thành
tích đạt được còn thấp không như mong muốn.
Nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý là:
+ Thiếu thông tin về thuốc. Hiện nay mạng lưói thông tin về thuốc ở nước ta
chưa hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở.
+ Cơ chế thị trường tác động đến người kê đơn [19].
5.TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN
Hiện nay tính kháng thuốc của vi khuẩn thay đổi theo thời gian và theo
vùng địa lý. Tình hình kháng kháng sinh rất trầm trọng ở tất cả các quốc gia
trên toàn cầu. Ở nước ta tình hình kháng thuốc cũng rất trầm trọng. Có nhiều
nguyên nhân dẫn tới sự kháng thuốc của vi khuẩn, như việc sử dụng kháng
sinh còn quá rộng rãi và tuỳ tiện. Có nhiều loại kháng sinh có thể mua ở bất
cứ đâu mà khồng cần đơn thuốc. Bệnh nhân sử dụng kháng sinh với liều lượng
và thời gian không cần sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Do vậy sự đề kháng của vi
8
khuẩn với kháng sinh ngày càng gia tăng và lan rộng gây khó khăn cho việc
chẩn đoán và điều trị [8].
Theo thông báo của WHO thì tỷ lệ kháng Penicillin của các chủng lậu cầu
có ở các nước Châu Á Thái Bình Dương ở mức độ cao là Philippins và Hàn
Quốc với >90%, Trung Quốc 80%, Singapore gần 60%. Cũng theo thông báo
của WHO sự kháng lại kháng sinh thuộc nhóm Quinolone thế hệ 2 ra tăng rõ
rệt nhất là Trung Quốc : 9,4% năm 1996
28% năm 1997
54% năm 1998-1999
85,2% năm 2000
Theo báo cáo của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, tình hình kháng
thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở khu vực Đông Nam Á khá cao:
97% số chủng Shigella flexneri ở Hồng Kông đã kháng lại Tetracycllin, ở
Trung Quốc 91,3% kháng với Ampicilin còn ở Philipin là 81%. Đặc biệt
Klebseỉlla spp đã kháng lại Ampicilin ở tất cả các nước trong khu vực, cao
nhất là Hàn Quốc 98%, tiếp đó đến Malaysia 91,3%, thấp nhất là Nhật Bản
85%, ở Trung Quốc có 66% số chủng này kháng với Contrimoxazol, còn ở
Philipin là 54,8% [6]. Tại các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương
như Malaysia, Singapore tỷ lệ kháng Tetracyclin của lậu cầu năm 1996 là
7,4%, 1997 là 8,2% , 1998 là 84%, năm 1999- 2000 là 70% [9]
Trong 30 năm nay tỷ lệ bệnh Salmonella tăng mạnh ở Châu Âu và cả ở
nhiều nước tại khu vực Trung Đông và Đông Nam Á [18]
Trên thực tế tình hình kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng hơn. Theo
báo cáo của đơn vị ASTS do GS Lê Đăng Hà (Giám đốc Bệnh Viện Y Học
Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới) làm chủ nhiệm, trong 3 năm 99-2001 trong 16
loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì vi khuẩn nhiễm trùng chủ yếu là vi
khuẩn Gr(-) (64,9%). Trong số vi khuẩn Gr(-) E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất
t
9
(22,4%). Mức độ kháng của E.coli cũng cao (trên 50% với 4 kháng sinh :
Ampicilin, Tetracyclin, Chloramphenicol, Co-trimoxazol) [10]
Ngày càng có nhiều bệnh nhân không còn đáp ứng với các kháng sinh đã
phải chết do không còn kháng sinh nào có hiệu lực. Các nhà y học và các nhà
sản xuất dược phẩm đang lo ngại về cuộc đời của các kháng sinh mới được
nghiên cứu thành công và tung ra thị trường ngày càng rút ngắn. Chính con
người bằng những sai lầm của mình đang tạo điều kiện cho vi khuẩn rèn luyện
khả năng thich nghi của chúng [23].
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Ca, Nguyễn Thị Kim Hoàng, Nguyễn Lưu
Y và cộng sự. Tại một số điểm thuộc tỉnh Tây Ninh năm 2001 thì tỷ lệ kháng
thuốc của
s.pneumoniae với Co-trimoxazol là 86,8%, với Erythromycin là
65,8%, Chloramphenicol là 26,3%, Nofloxacin là 18,4%. Tỷ lệ kháng của
E.coli ở trẻ khoẻ mạnh tại Tây Ninh khá cao: 60,9% với Co-trimoxazol, 60,4%
với Ampicilin, 41,9% với Cephalothin, 31,5% với Chloramphenicol[25]
Theo nghiên cứu tại Cần Thơ của Nguyễn Thị Kim Hoàng, Phạm Văn Ca,
Nguyễn Văn Mười và cộng sự năm 2001 thì: Tỷ lệ chủng s.pneumoniae kháng
Co-trimoxazol là 95,4%
Erythromycin là 90,8%
Chloramphenicol là 28,7%
Tỷ lệ chủng H.influenzae kháng lại: Co-trimoxazol 74,5%, Ceftazidim và
Chloramphenicol là 63,6%, Ampicilin là 42,6%. s. aureus kháng
erythromycin 83,3%, Chloramphenicol 23,8% [25].
Một nghiên cứu năm 2001: E.coli kháng vói Ampicilin là 81,7% ,
Sulfamethoxazol là 68,6%, Chloramphenicol 62,8%, Tetracyclin 69,5%,
Salmonella typhi kháng Ampicilin 91,6%, Chloramphenicol 86,2%, Nalidixic
93,5%. Shigella fexneri kháng Tetracyclin 92,9%, Co-trimoxazol 90,1%,
Ampicilin và Chloramphenicol là 59,8%. Staphilococus aureus kháng
Tetracyclin 55,2%, Erythromycin 53,4%, Chloramphenicol 50,4%.
10
Pseudomonas aeruginosa kháng Tetracyclin 94,7%, Doxycyclin 84,6%,
Cefotaxim 61% [25].
Trong những năm 1980- 1981 gặp rất ít vi khuẩn thương hàn kháng thuốc
đặc biệt chưa có vi khuẩn thương hàn nào kháng Contrimoxazol. Đến 1990-
1991 đã có một tỷ lệ nhất định vi khuẩn thương hàn kháng Co-trimoxazol.
Năm 1993 bùng nổ vụ dịch thương hàn ở Kiên Giang mà không thể dùng các
kháng sinh thông thường như Chloramphenicol, Ampicilin, Co-trimoxazol để
điều trị.
Từ 1993-1995 ở cả 4 tỉnh miền trung (Quảng Bình, Thừa Thiên, Đà Nẩng,
Bình Định). Các chủng s.typhi phân lập được có tỷ lệ kháng 3 kháng sinh trên
từ 54-59%. Năm 1994 các chủng phân lập được ở miền Nam có tỷ lệ đề kháng
các thuốc trên là 98%, ở miền Bắc là 8-10%. Đến 1996 tỷ lệ kháng của s.typhi
với cả 3 kháng sinh trên ở cả 3 miền đều là 90% [24].
Theo kết quả khảo sát của Cục Quản Lý Dược - Bộ Y Tế tháng 12/2001 thì
100% s.typhi kháng Ceftriaxon và Ceftazidim, Shigenlla kháng Gentamycin
97% [20].
Vi khuẩn kháng thuốc giờ đây càng trở thành một trong những kho khăn
lớn trong công tác y tế của bất kỳ nước nào trên phạm vi toàn thế giới. Đã đến
lúc không phải ở các nước đang phát triển, mà cả các nước đã triển, các thuốc
kháng khuẩn ngày càng mất hiệu lực chữa bệnh và trong nhiều trường hợp
thầy thuốc đã phải đối mặt với những thất bại chưa hề gặp phải trong những
năm trước đây [14].
Tỷ lệ vi khuẩn có khả năng đề kháng với thuốc kháng khuẩn ngày càng
tăng nhanh và các chuyên gia trong lĩnh vực này đã cảnh báo rằng trong
những năm tới tốc độ gia tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc không hề giảm
, chưa kể tới khả năng còn có thể có sự tăng tốc trong tương lai không xa.
Viễn cảnh sẽ là những vũ khí chúng ta đã có trong tay mất dần hiệu lực. Và
trong cuộc chiến đấu dai dẳng suốt nửa thế kỷ qua với các bệnh nhiễm khuẩn
11
con người rốt cuộc sẽ có thể trở thành kẻ chiến bại nếu chúng ta không có
thêm các vũ khí mới hay không có một chiến lược thích hợp để sử dụng các vũ
khí trong tay một cách hữu hiệu [14].
Không có một biên giới quốc gia nào có thể là bức tường rào ngăn chặn nổi sự
lan truyền của các vi khuẩn kháng thuốc.
Vi khuẩn kháng thuốc xâm nhập không những các cơ sở y tế, mà còn có mặt
rộng rãi trong cộng đồng và hệ quả là không chỉ các đối tượng có nhiều nguy
cơ nhiễm khuẩn như trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh mãn tính mà cả
các đối tượng khác được coi là ít nguy cơ cũng bị đe doạ.
Hơn nữa hiện nay vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều thuốc kháng sinh
cùng một lúc (thường gọi là đa đề kháng) đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn
không chỉ trong nhiễm khuẩn bệnh viện mà ngay cả trong nhiễm khuẩn cộng
đồng. Việc chữa trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn đa
kháng đương nhiên tốn kém và khó khăn hơn nhiều [14].
Rất đáng tiếc là trong khi khả năng kháng thuốc của các vi khuẩn ngày
càng tăng, thì việc tìm ra các thuốc kháng khuẩn mới trong vòng 10 năm qua
lại không có được tốc độ tăng trưởng tương xứng. Thêm vào đó việc sử dụng
rộng rãi kháng sinh để phòng bệnh, chữa bệnh và kích thích sinh trưởng trong
chăn nuôi đã tạo thêm sức ép trong quá trình phát triển của vi khuẩn thúc đẩy
thêm việc hình thành và lan truyền các vi khuẩn kháng thuốc [14].
Chất lượng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng tới sự kháng thuốc. Các vi
phạm về chất lượng thuốc kháng sinh là sai thiếu về hàm lượng. Trong số
1.102 mẫu kiểm nghiệm về thuốc kháng sinh thực hiện năm 1996-1997 có
177 mẫu không đạt tiêu chuẩn. Trong 177 mẫu đó có 168 mẫu không đạt do
thiếu hàm lượng, chiếm 94,9% [19].
Trước tình hình như vậy, WHO có đề ra chiến lược toàn cầu hạn chế mức
độ đề kháng thuốc kháng sinh, chiến lược này khái quát những yếu tố khác
nhau liên quan tới sự cấp bách của vấn đề đề kháng thuốc kháng sinh, các yếu
12
tố thúc đẩy việc lan rộng sự đề kháng và những hành động cần thiết. Chiến
lược toàn cầu của WHO phác hoạ những đề nghị cho việc can thiệp ở cấp địa
phương, quốc gia và trên toàn cầu. Những yếu tố chính bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý
- Tiếp cận với những kháng sinh có chất lượng cao
- Ngừa bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
- Khảo sát tốt về tỷ lệ đề kháng tại từng quốc gia
- Xác định những nghiên cứu ưu tiên chính
[34]
13
\
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
1.Thiết kế nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
-Địa điểm nghiên cứu:
+Thị trấn Lim và xã Phú Lâm thuộc huyện Tiên Du- Tỉnh Bắc Ninh.
2.ĐỐÌ tượng nghiên cứu
Những người dân mua thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc, điểm bán thuốc.
3.CỠ mẫu và phương pháp chọn mẫu
3.1 Cỡ mẫu
-áp dụng công thức sau:
p(l-p)
n=z (i-a/2)
d2
Trong đó:
• n là cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu
• p là tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử
• d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ
của quần thể
• z {ì,ap) phụ thuộc hệ số tin cậy (1-a) và được tra trong bảng tính sẵn
Từ công thức trên ta tính ra cỡ mẫu như sau:
Trong quá trình nghiên cứu thử chúng tôi xác định được tỷ lệ người dùng
thuốc kháng sinh đúng theo nguyên tắc chiếm 15% trong số những người mua
thuốc kháng sinh ở hiệu thuốc
Do đó p = 0,15
Ta coi sai số là 5% nên d = 0,05.
Như vậy mức độ tin cậy là 95% nên tra bảng ta có z= 1,96
Thay vào công thức ta được
14
0,15(1-0,15)
n = 1,962.
-
0,052
n « 196
Trên thực tế chúng tôi đã chọn ra 250 lượt người mua thuốc kháng sinh ở
các hiệu thuốc, điểm bán thuốc để tiến hành nghiên cứu
3.2 Phương pháp chọn mẫu
Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các điểm bán thuốc để
khảo sát:
Trong quá trình khảo sát thử chúng tôi thấy số lượt người mua thuốc kháng
sinh ở thị trấn Lim gần gấp 1,5 lần số lượt người mua thuốc kháng sinh ở xã
Phú Lâm. Do đó chúng tôi tiến hành chọn mẫu như sau:
Tại thị trấn Lim chọn ngẫu nhiên 3 điểm bán thuốc để khảo sát người dân
mua thuốc kháng sinh. Tại xã Phú Lâm chọn ngẫu nhiên 3 điểm bán thuốc để
tiến hành khảo sát người dân mua thuốc kháng sinh
Với thời gian khảo sát xen kẽ nhau, thị trấn Lim khảo sát vào thứ 3,5,7 và
xã Phú Lâm khảo sát vào thứ 2,4,6 trong tuần, sau đó lại đổi lại. Tại thị trấn
Lim đã thu được 162 lượt người mua thuốc kháng sinh. Ở xã Phú Lâm được
109 lượt người mua thuốc kháng sinh . Do đó chúng tôi đã chọn thị trấn Lim
ra 150 trường hợp, xã Phú Lâm 100 trường hợp để thu thập và xử lý số liệu
4.Phương pháp thu thập số liệu
-Dùng bộ câu hỏi in sẵn để khảo sát
-Phỏng vấn trực tiếp
-Phân loại bệnh và loại thuốc người dân mua để thu thập số liệu
5. Xử lý số liệu:
-Xử lý thô
-Phần mềm Microsoft Excel for Windows
-Toán thống kê, so sánh
15
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u
l.Thông tin cá nhân
1.1 Phân loại tuổi và giói tính của người mua thuốc kháng sinh
Bảng 1: Phân loại tuổi của người mua thuốc kháng sinh
Tuổi
Thị trấn Lim
Xã Phũ Lâm
Tần số
(n=150)
Tỷ
lệ(%)
Tần số
(n=100)
Tỷ
lệ(%)
/20-35
- 52
\
34,66 41
41,00
36-46 1 86
/
57,34
52 52,00
47-60
12
8,00 7 7,00
Bảng 2: Phân loại theo giới tính của người mua thuốc kháng sinh
Giới tính Thị trấn Lim
Xã Phú Lầm
Tần số
(n=150)
Tỷ lệ(%)
Tần số
(n=100)
Tỷ lệ(%)
Nam
26
17,33
11
11,00
Nữ 124
82,67
89
89,00
Nhận xét:
Ta thấy tỷ lệ người đi mua thuốc kháng sinh chủ yếu có độ tuổi từ 20-35
và 36-46. Dựa vào bảng 2 ta lại thấy đa số người đi mua thuốc kháng sinh là
phụ nữ, chiếm > 80%. Như vậy người chăm sóc sức khoẻ cho cả gia đình đại
đa số là người vợ, những người này phần nào ảnh hưởng tới việc dùng thuốc
trong cộng đồng.
1.2 Phân loại nghề nghiệp của người mua thuốc kháng sinh
16
Bảng 3: Phân loại nghề nghiệp của người mua kháng sinh
Nhận xét:
Ta thấy ở thị trấn Lim nghề nghiệp của người mua thuốc kháng sinh chủ
yếu là buôn bán (65,33%). Còn ở xã Phú Lâm tỷ lệ người mua thuốc kháng
sinh cao nhất là nông dân với 72%. Điều này cho thấy nghề nghiệp chính của
người dân thị trấn là buôn bán, còn nghề nghiệp chính của người dân nông
thôn là nông nghiệp.
1.3 Phân loại theo trình độ văn hoá của người mua thuốc kháng sinh
Bảng 4: Phân loại theo trình độ văn hoá của người mua thuốc kháng sinh
Trình độ văn hoá
Thị trấn Lim
Xã Phú Lâm
rpÀ1 /v'
Tán số
(n=150)
Tỷ
lệ(%)
Tần số
(n=100)
Tỷ lệ(%)
Cấp I
28
18,66 31 31,00
Cấp II
87
58,02 56
56,00
Cấp III
15
10,00
9
9,00
Cao đẳng,
Trung cấp
19
12,66 4
4,00
Đại học,
trên đại học
1
0,66 0
0,00
Nghề nghiệp
Thị trấn Lim
Xã Phú Lâm
Tần số
(n=150)
Tỷ lệ(%)
Tần số
(n=100)
Tỷ lệ(%)
Nông dân 8
5,33
72
72,00
Bán hàng
98
65,33
6
6,00
Thợ thủ công 21
14,01
12 12,00
Cán bộ
18 12,00
8 8,00
Giáo viên 5
3,33
2
2,00
Nhận xét: Như vậy qua bảng trên ta thấy trình độ của người đi mua thuốc
kháng sinh có trình độ cấp 2 là chính. Trình độ văn hoá của người dân còn
chưa cao.
2. Phần khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh
2.1 Thực trạng việc dùng thuốc kháng sinh theo đơn và không theo đơn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 250 người mua thuốc kháng sinh xem họ
mua theo đơn hay không theo đơn.
Kết quả thể hiện ở bảng:
Bảng 5: Thực trạng dùng thuốc kháng sinh theo đơn và không theo đơn
Cách mua
Thị trấn Lim
Xã Phú Lâm
Tần số
(n=150)
Tỷ
lệ(%)
Tần số
(n=100)
Tỷ
lệ(%)
Có đơn
31
20,67 12
12,00
Không đơn
119
79,33
88 88,00
Biểu đồ 1: Việc dùng thuốc kháng sinh theo đơn và không theo đơn
tỷ lệ(% )
□ TT Lim
□ Xã Phú Lâm
cách mua
Có đơn Không đơn
Nhận xét:
Như vậy tình hình sử dụng thuốc kháng sinh không đơn diễn ra phổ biến, ở
thị trấn Lim tỷ lệ này là 79,33%, ở xã Phú Lâm là 88%, sự khác nhau này có ý
nghĩa thống kê vì p < 0,05 (P là hệ số sai lầm hay còn gọi là ngưỡng xác
xuất). Người dân cho biết họ đã quen dùng như vậy. Việc sử dụng thuốc
IUU
18
kháng sinh không có đơn diễn ra phổ biến sẽ dẫn tới việc vi khuẩn kháng
thuốc.
2.2 Tỷ lệ người mua thuốc kháng sinh thuộc danh mục thuốc phải kê đơn
và bán theo đơn
Hiện nay trên thị trường số lượng và chủng loại các thuốc không cần kê đơn
và thuốc bắt buộc phải kê đơn phong phú phục vụ nhu cầu của người mua.
Khách hàng có thể mua bất cứ loại thuốc kháng sinh nào mà không cần đơn
thuốc. Trước tình hình đó chúng tôi nghiên cứu xem xét việc sử dụng các
thuốc kháng sinh theo danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.
Kết quả như sau:
Bảng 6: Tỷ lệ người mua thuốc kháng sinh thuộc danh mục thuốc phải kê đơn
và bán theo đơn
Loại thuốc kháng sinh
Thị trấn Lim
Xã Phú Lâm
Tẩn sô
(n=150)
Tỷ
lệ(%)
Tần số
(n=100)
Tỷ
lệ(%)
Không cần kê đơn 79
52,66 69
69,00
Bắt buộc phải kê đơn
71
47,34
31 31,00
Biểu đồ 2: Tỷ lệ người mua thuốc kháng sinh thuộc danh mục thuốc phải kê
đơn và bán theo đơn
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Tỷ lê(%)
69
52.66
, v
ỉ
Không cần đơn
47.34
Phải theo đơn
□ TTLim
H Xã Phú Lâm
Loại thuốc
19
Nhận xét:
Như vậy việc dùng thuốc kháng sinh bắt buộc phải kê đơn diễn ra phô
biến. Tỷ lệ người dùng thuốc kháng sinh bắt buộc phải kê đơn ở thị trấn Lim
là 47,34% cao hơn nhiều so với xã Phú Lâm (31%), sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê vì p< 0,05 (P là hệ số sai lầm hay còn gọi là ngưỡng xác xuất). Các
hiệu thuốc ở thị trấn có các mặt hàng thuốc đa dạng hơn ở nông thôn.
*Trong số những người mua thuốc kháng sinh bắt buộc phải kê đơn
chúng tôi tiến hành xem xét xem họ có mua theo đơn hay không:
Bảng 7: Tỷ lệ người mua có đơn và không đơn đối với các thuốc kháng sinh
bắt buộc phải kê đơn
Loại kháng sinh
Thị trấn Lim
Xã Phú Lâm
Bắt buộc
phải kê đơn
Theo
đơn
Không
theo đơn
Theo
đơn
Không
theo đơn
Tẩn sô
25 46
10 21
Tỷ
lệ(%)
35,22
64,78 32,25
67,75
Biểu đồ 3: Tỷ lệ người mua có đơn và không đơn đối với các thuốc kháng sinh
bắt buộc phải kê đơn
Tỷ lệ(%)
80
60
40
20
0
35.22
Theo đơn
64.78 6775
m m m
Không theo đơn
□ TTLim
■ Xã Phú Lâm
Thuốc phải kê đơn
20
Nhận xét:
Bảng trên cho thấy thuốc kháng sinh bắt buộc phải kê đơn được người dân
mua không đơn ở thị trấn Lim là 64,78%, ở xã Phú Lâm là (67,75%). Đây là
một thực trạng không tốt của vấn đề cung ứng và sử dụng. Người bán thuốc
sẵn sàng bán những thuốc kháng sinh trong danh mục phải kê đơn một cách
bừa bãi, chạy theo lợi nhuận làm ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc kháng sinh
đúng trong cộng đồng .
2.3 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng tiêm
Bảng 8: sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống, dạng tiêm
Dạng thuốc
Thị trấn Lim Xã Phú Lâm
Tần số
(n=150)
Tỷ
lệ(%)
Tần số
(n=100)
Tỷ
lệ(%)
Dạng uống 141
94,00
97 97,00
Dạng tiêm
9
6,00 3 3,00
Nhận xét:
Dạng uống được người dân sử dụng rất phổ biến. Ở thị trấn Lim tỷ lệ người
dùng dạng uống là 94% còn ở xã Phú Lâm là 97%. Do dạng uống dễ sử dụng
có thể tự dùng mà không cần tới nhân viên y tế.
2.4 Tỷ lệ người mua thuốc kháng sinh
Hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh của người dân trong cộng đồng
tương đối lớn. Ở đây chúng tôi chỉ khảo sát tỷ lệ số người mua thuốc kháng
sinh /Tổng số người mua thuốc.
Số liệu ở bảng sau:
21