Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 106 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thời xa xưa, con người đã quan tâm đến vẻ đẹp của hàm răng.
Hyppocrate (460-370 trước công nguyên) là người đầu tiên ghi nhận về sự
chen chúc của răng [32]. Các vấn đề bất thường của hàm răng như chen chúc,
lệch lạc, vẩu răng…luôn là mối bận tâm của bệnh nhân và các nha sĩ, họ đã
không ngừng tìm cách để cải thiện chúng. Những hàm nắn đầu tiên đã được
tìm thấy vào thời Hy Lạp cổ đại. Celsus (sau công nguyên.50) lần đầu tiên đã
viết lại phương pháp điều trị chỉnh nha với lực cơ học. Từ đó đến nay cùng
với sự phát triển của các ngành khoa học ứng dụng khác và chuyên ngành
răng hàm mặt, chỉnh hình răng mặt ngày nay đã phát triển để có thể đáp ứng
nhu cầu của người bệnh. Chỉnh hình răng mặt ngày nay không những đem lại
thẩm mỹ mà còn phục hồi chức năng ăn nhai cho bệnh nhân, mang lại sự tự
tin trong giao tiếp cho người bệnh.
Ngày nay tỷ lệ lệch lạc răng ở trẻ em và người lớn tương đối cao. Ở
Hoa Kỳ, một nghiên cứu về đặc điểm sai khớp cắn ở lứa tuổi 8 đến 50 cho
thấy 70% khớp cắn sai [32]. Ở Việt Nam, theo Đồng Khắc Thẩm và Hoàng
Tử Hùng (2000) [2], tỷ lệ sai khớp cắn là 83,2 % dân số, trong số đó răng bị
xoay trục rất hay gặp. Theo tác giả Sanin và Hixon [45] thì tỷ lệ răng bị xoay
trục trên bênh nhân bị sai khớp cắn gần 90%. Răng xoay trục gây ảnh hưởng
nhiều đến thẩm mỹ và chức năng. Bệnh nhân thường hay bị viêm lợi, viêm
quanh răng và sâu răng do vệ sinh răng miệng khó, sự làm sạch tự nhiên
giảm, các điểm sang chấn hay gặp nên thường dẫn đến mất răng (hay ảnh
hưởng đến răng bên cạnh).
Trước đây việc điều trị răng xoay trục thường được sử dụng bằng khí
cụ tháo lắp. Điều trị bằng phương pháp này kết quả thường bị hạn chế. Ngày
1
nay với sự phát triển của nha khoa nói chung và chuyên ngành chỉnh nha nói
riêng việc điều trị răng xoay trục đã đem lại kết quả như nha sĩ mong đợi.
Phương pháp nắn chỉnh răng bằng khí cụ cố cố định đã đã kiểm soát được
răng theo ba chiều trong không gian như: trước sau, ngang, đứng
Bằng phương pháp nắn chỉnh này chúng tôi hy vọng sẽ khắc phục được


những nhược điểm mà hàm tháo lắp mắc phải, đồng thời cũng rút ra được
những kinh nghiệm trong quá trình điều trị.Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
“Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay
trục bằng khí cụ cố định”với 2 mục tiêu :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X Quang răng xoay trục và ảnh hưởng của
nó đến cung răng, khớp cắn.
2. Đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định tại bệnh
viện Việt Nam – Cu Ba từ 6/2011- 9/2012.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 KHỚP CẮN BÌNH THƯỜNG
1.1.1 Theo Andrew [12]
Từ năm 1960 – 1964 Lawrence F. Andrews đã nghiên cứu 120 mẫu
hàm có khớp cắn bình thường. Các mẫu hàm được chọn lựa theo tiêu chuẩn :
- Chưa qua điều trị chỉnh hình
- Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ
- Khớp cắn có vẻ đúng
- Có thể không cần đến điều trị chỉnh hình sau này
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu hàm này đều có chung sáu
đặc tính khớp cắn. Kết quả này đã được Andrews so sánh với 1150 ca điều trị
chỉnh hình hoàn hảo. Từ đó, sáu đặc tính khớp cắn mà Andrews quan sát
được đã trở thành mục tiêu của điều trị chỉnh hình răng mặt.
Đặc tính 1: Tương quan ở vùng răng hàm
- Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên tiếp
xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần răng hàm lớn thứ hai hàm dưới.
- Múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài
gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới
- Múi trong gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với trũng giữa của
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

3
Hình 1.1: Tương quan ở vùng răng hàm
Đặc tính 2: Độ nghiêng gần xa của thân răng (độ tip )
Bình thường các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi theo
từng răng
Hình 1.2: Độ nghiêng gần xa của thân răng
Đặc tính 3: Độ nghiêng ngoài trong của thân răng (độ torque ):
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan
nhau và ảnh hưởng đáng kể đến độ cắn phủ và khớp cắn các răng sau.
Ở hàm trên, góc độ (-) không thay đổi từ răng nanh đến răng hàm nhỏ
thứ hai và tăng nhẹ ở răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai.
Ở hàm dưới, góc độ (-) tăng dần từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai.
4
Hình 1.3: Độ nghiêng ngoài trong của thân răng
Đặc tính 4: Không có răng xoay
Không có răng xoay hiện diện trên cung răng.
Hình 1.4: Không có răng xoay hiện diện trên cung răng
Đặc tính 5: Không có khe hở giũa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phía gần và xa của mỗi
răng, trừ răng hàm lớn thứ ba.
5
Hình 1.5: Các răng tiếp xúc chặt chẽ với nhau
Đặc tính 6: Đường cong spee không sâu quá 1,5mm
Hình 1.6: Đường cong spee không sâu quá 1,5mm
1.1.2. Theo Angle [13]
Theo Angle khớp cắn bình thường: Đỉnh múi ngoài gần của răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm
dưới và các răng còn lại sắp xếp đều trên một đường cong đều đặn và liên tục.

Hình 1.7: Khớp cắn bình thường

6
Angle dựa trên mối quan hệ giữa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới để phân lệch lạc khớp cắn thành ba loại: lệch
lạc khớp cắn loại I, lệch lạc khớp cắn loại II, lệch lạc khớp cắn loại III
- Lệch lạc khớp cắn loại I: Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và răng
hàm lớn thứ nhất hàm dưới vẫn có mối tương quan khớp cắn bình thường
nhưng đường cắn khớp không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay
hoặc do những nguyên nhân khác.

Hình 1.8: Lệch lạc khớp cắn loại I
- Lệch lạc khớp cắn loại II: Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất
hàm trên nằm ở phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất
hàm dưới

Hình 1.9: Lệch lạc khớp cắn loại II
- Lệch lạc khớp cắn loại III: Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên nằm ở phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

Hình 1.10: Lệch lạc khớp cắn loại III
7
1.2. RĂNG XOAY TRỤC
1.2.1. Định nghĩa [8]
Răng xoay trục là răng vẫn mọc ở trên cung, nhưng không đúng về mặt
răng so với mặt phẳng ngang. Răng xoay trên trục đứng của răng.
Hình 1.11: Răng cửa giữa hàm trên xoay 90º
Hình 1.12: Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bên trái xoay 90
0
.
1.2.2. Vị trí và mức độ [11,48]
1.2.2.1. Vị trí

Ta có thể gặp răng xoay trục ở mọi răng. Theo Saurabh K. Gupta,
Payal, Sandhya Jain và Deshraj Jain: tỷ lệ răng xoay trục là 10,24% được
phân bố như sau:
8
Răng hàm nhỏ thứ hai : 3.39%
Răng hàm nhỏ thứ nhất : 2,85 %
Răng cửa giữa : 2,76%
Răng cửa bên : 1,07%
Răng nanh : 0,18 %

1.2.2.2.Mức độ [ 9,48]
Theo Saurabh K. Gupta, Payal, Sandhya Jain và Deshraj Jain:
- Răng xoay từ 45º- 90º là hay gặp nhất, chiếm 58,26%
- Răng xoay < 45º chiếm 31,31%
- Răng xoay >90º chiếm 10,43%
Tại Việt Nam: Theo Nghiên cứu tại khoa nắn chỉnh răng Viện Răng
Hàm Mặt Trung Ương (1/1994- 10/1996) : mức độ xoay trục gặp ở nhóm
răng phía trước như sau:
- Răng xoay ≤ 45º hay gặp nhất, chiếm :71,8%
- Răng xoay >45º- <90º chiếm 26,1%
- Răng xoay > 90º chiếm 2,1%.
1.2.3. Nguyên nhân
1.2.3.1. Thiếu chỗ mọc trên cung răng [1]
- Nguyên nhân là do sự mất tương xứng giữa răng và hàm gây nên sự
thiếu chỗ cho răng dẫn tới tình trạng lệch lạc răng.
9
- Theo Bs Hoàng Thị Bạch Dương: Khi điều tra lệch lạc Răng –Hàm
trẻ em lứa tuổi 12 ở trường cấp II AMSTERDAM thấy thiếu chỗ cho răng
chiếm 35% ở hàm trên, 34% ở hàm dưới, 23% ở cả hai hàm.
1.2.3.2. Có răng ngầm [11,49]

Một răng đã hoàn toàn phát triển nhưng ở trong xương hoặc dưới niêm
mạc sau thời gian mọc bình thường được gọi là răng ngầm.
Theo Weise và Anbuhl thì răng hàm nhỏ thứ 2 hàm dưới và răng nanh
hàm trên là những răng bị ngầm nhiều nhất.
Răng ngầm làm chệch sự phát triển của răng vĩnh viễn bên cạnh dẫn
đến răng bị xoay trục, lệch lạc
1.2.3.3. Có răng thừa [16]
Răng thừa là hậu quả của sự rối loạn xảy ra trong giai đoạn khởi đầu
của sự phát triển răng.
Răng thừa có thể cản trở các răng khác mọc bình thường hoặc gây lệch
lạc các răng vĩnh viễn. Kế hoạch điều trị là nhổ răng thừa.
Vị trí răng thừa thường gặp nhất là vùng răng trước hàm trên. Phát hiện
răng thừa nhờ chụp phim toàn cảnh hoặc phim mặt nhai ở lứa tuổi 6-7, hoặc
qua khám định kỳ hoặc thấy răng cửa vĩnh viễn không mọc.
Trường hợp đơn giản là có một răng thừa nằm ở vị trí nông. Nếu răng
không bị quay ngược thường sẽ mọc trước các răng bình thường và nên nhổ
trước khi gây cản trở những răng kế cận.
Ta có thể gặp nhiều răng thừa trong hội chứng loạn sản đòn sọ bẩm sinh.
1.2.3.4. Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm[16]
Nếu răng sữa vẫn tồn tại khi chân răng vĩnh viễn tương ứng đã thành
lập trên ¾ chiều dài thì gọi là răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm. Răng sữa tồn
10
tại lâu trên cung hàm làm mất chỗ của răng vĩnh viễn vì thế có thể làm cho
răng vĩnh viễn bị xoay.
Khi các răng vĩnh viễn đến tuổi mọc, cần chụp phim XQ kiểm tra, nếu
răng vĩnh viễn có chân thành lập được ¾ chiều dài mà răng sữa vẫn còn tồn
tại trên cung hàm, cần :
- Nhổ răng sữa
- Làm bộ giữ khoảng nếu cần
- Nếu răng vĩnh viễn có vị trí và hướng mọc thích hợp, thường sẽ có

khuynh hướng di chuyển vào đúng vị trí. Ngược lại, có thể cần phải tiểu phẫu
thuật bộc lộ răng hoặc/ và kéo vào cung hàm bằng lực chỉnh hình.
1.2.4. Biểu hiện lâm sàng
- Cung răng không đều, các răng không thẳng hàng
- Trên cung răng có 1 hoặc nhiều răng xoay trục.
- Bệnh nhân có thể có khớp cắn loại I, loại II ( răng hoặc xương), loại
III (răng hoặc xương).
- Có thể có răng thừa, răng ngầm, răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm.
- Răng kế cận có thể có hiện tượng bị sâu: Khi răng bị xoay trục, sự
tiếp xúc với răng bên cạnh bị thay đổi tạo nên một vùng lưu giữ thức ăn giữa
răng đó và răng bên cạnh dẫn đến sâu răng và lợi bị tổn thương.
- Tổ chức nha chu bị tổn thương: Răng xoay trục tạo nên vùng lưu
giữ thức ăn giữa răng đó và răng bên cạnh, sự vệ sing răng miệng kém,
hậu quả là lợi bị viêm, túi nha chu hình thành, tiêu xương ổ răng và mất
răng sớm. (hình 1.13 ).
11
Hình 1.13: Răng cửa giữa bị xoay trục, hàm răng bệnh nhân không thẳng
hàng, tổ chức lợi bị phì đại
- Cung răng có hiện tượng thiếu khoảng [45]:
+ Mức độ nhẹ : ≤4mm
+ Mức độ trung bình: 5-9mm
+ Mức độ nặng : ≥ 10mm.
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ HỌC SỬ DỤNG TRONG CHỈNH HÌNH
RĂNG MIỆNG
1.3.1. Các loại lực [11]
1.3.1.1. Lực kéo
Một lực kéo được đặt giữa điểm cản và một vật thì vật này có khuynh
hướng di chuyển về phía điểm cản.
1.3.1.2. Lực đẩy
Một lực đẩy đặt giữa điểm cản và một vật thì vật đó có khuynh hướng

di chuyển xa điểm cản.
Ngẫu lực : Hai lực ngược chiều, hướng về điểm cản sẽ tạo một ngẫu lực.
1.3.1.3. Lực xoắn
Hai lực ngược chiều đặt vào hai bên của một vật dài có tính đàn hồi và bị
cản ở một hoặc hai đầu sẽ làm vật dài bị xoắn lại. Khi lực hết ảnh hưởng vật dài
sẽ trở lại trạng thái cũ và hoàn lại lực. Lực này gọi là lực bật hay lực xoắn.
12
1.3.1.4. Lực uốn cong
Một lực đặt vào giữa hai điểm cản của một vật có tính đàn hồi sẽ làm
cong đồ vật. Khi lực hết ảnh hưởng, vật sẽ trở lại trạng thái cũ nếu không bị
làm cong quá mức đàn hồi.
1.3.1.5. Lực cản
Trong chỉnh hình, mô mềm, xương và răng tạo nên những điểm cản
sinh lý. Điểm cản này có khuynh hướng di chuyển và hoàn lại một phần lực
tạo ảnh hưởng nhưng nếu lực quá lớn thì các điểm cản sẽ bị chấn thương và
có thể không phục hồi.
1.3.2. Phân tích lực [14]
1.3.2.1. Định nghĩa
- Lực là một sức kéo/ đẩy đặt lên một vật làm di chuyển vật đó đến một
vị trí khác trong không gian.
- Lực là một vector, biểu thị bằng bốn yếu tố: cường độ của lực,
phương, hướng và điểm.
1.3.2.2. Tâm cản ( CR )
Tâm cản của răng là điểm mà nếu một lực đơn giản tác động qua điểm
đó sẽ làm cho răng di chuyển tịnh tiến, có nghĩa là tất cả các điểm trên răng
đó di chuyển theo đường thẳng, song song nhau.
Vị trí tâm cản của một răng ở khoảng 1/2 phần chân răng nằm
trong xương ổ răng (tức là 1/2 khoảng cách từ chóp răng đến mào xương ổ
răng). Đối với răng một chân, tâm cản thường ở khoảng 1/3 đến 1/2 chiều
dài chân răng. Đối với răng nhiều chân, cách chẽ chân răng từ 1-2 mm

(hình 1.14)
13
Vị trí của tâm cản thay đổi theo chiều dài chân răng và theo chiều cao
xương ổ răng. Hiện tượng biến đổi của tổ chức vùng quanh răng trong quá
trình di chuyển răng
Hình 1.14 : Tâm cản :vị trí tâm cản của răng một chân ở 1/3 đến 1/2 chiều
dài chân răng từ chóp răng đến mào xương ổ răng, vị trí tâm cản của răng
nhiều chân cách chẽ chân răng 1-2mm
1.3.2.3. Tâm xoay
Là tâm điểm xoay của răng trong khi di chuyển. Nếu cùng đặt lên vật
một lực và ngẫu lực, thì có thể kiểm soát được tâm xoay và làm vật di chuyển
đến vị trí mong muốn

Hình 1.15 Tâm xoay : A: tâm xoay của răng ở gần về phía bờ cắn
trong di chuyển của chân răng. B: tâm xoay của răng ở phía chóp răng trong
nghiêng răng có kiểm soát. C: răng xoay xung quanh tâm cản trong nghiêng răng
thuần túy. D: Tâm xoay nằm ngoài răng trong di chuyển lún răng và trồi răng
14
1.4. SỰ DI CHUYỂN RĂNG
1.4.1. Hiện tượng biến đổi của tổ chức vùng quanh răng trong quá trình
di chuyển răng.
1.4.1.1. Phản ứng của dây chằng nha chu và xương đối với lực chỉnh hình
răng mặt
Thông thường không có sự khác biệt lớn trong phản ứng của dây chằng
nha chu đối với răng trong sự di chuyển sinh lý và di chuyển do lực chỉnh
hình răng. Tuy nhiên, do răng di chuyển nhanh trong điều trị chỉnh hình răng
mặt khiến cho những thay đổi của dây chằng nha chu trở nên rõ ràng và rộng
lớn hơn.
Theo thuyết về sức căng, khi sự lưu thông máu trong dây chằng nha
chu bị thay đổi do áp lực, răng sẽ bị dịch chuyển, tạo ra vùng chịu sức ép và

vùng chịu sức căng ở trong vùng dây chằng nha chu (hình 1.16).
Sự lưu thông máu bị giảm ở vùng bị chịu sức ép trong khi vẫn bình
thường hoặc tăng lên ở vùng chịu sức căng. Nếu dây chằng bị ép quá mạnh,
sự lưu thông máu có thể giảm tạm thời. Thay đổi trong sự lưu thông máu
nhanh chóng tạo ra những thay đổi về hóa học. Những thay đổi hóa học này
bằng cách tác động trực tiếp hoặc gây phóng thích những yếu tố tác động sinh
học khác, sẽ kích hoạt hoạt động của các tế bào.
15

Hình 1.16: a. Khi đặt 1 lực đơn giản lên thân răng sẽ làm răng xoăy xung
quanh tâm cản. Áp lực mạnh diễn ra ở chóp chân răng và mào xương ổ răng,
nhưng giảm đến không ở tâm cản. Do đó, sơ đồ chịu lực gồm hai tam giác
như trong hình vẽ. b ( A1 A1 ) vùng chịu sứu ép, B1 B1) vùng chịu sức căng.
Có ba hiện tượng chính xảy ra trong sự chuyển động của răng:
+ Thay đổi lưu thông máu trong màng nha chu do áp lực.
+ Hình thành và / hoặc phóng thích các chất hóa học.
+ Hoạt động của các tế bào.
Để cho răng di chuyển, các hủy cốt bào phải được thành lập để lấy
xương ở vùng chịu sức ép, còn các tạo cốt bào sẽ tạo xương mới ở vùng chịu
sức căng và sửa đổi những nơi bị tiêu xương ở phía chịu áp lực [14].
1.4.1.2. Giản đồ REITAN
•Giai đoạn đầu sau khi đặt lực:
Tại một số vùng chịu sức ép trong màng nha chu, áp lực sẽ ngăn cản sự
lưu thông máu và sự phân chia tế bào, làm cho các tế bào và cấu trúc mạch
máu bị thoái hóa. Các tế bào biến mất và tạo nên một vùng hoại tử vô trùng
gọi là vùng thoái hóa kính, thường có đường kính khoảng 1-2mm. Trong
vùng thoái hóa kính, không có hủy cốt bào và do đó không có sự tiêu xương.
Răng ngừng di chuyển cho đến khi vùng thoái hóa kính này được loại bỏ đi
16
do sự tiêu xương ở ngay bên dưới nó hay tiêu xương ngầm bởi tác động của

các hủy cốt bào trong vùng tủy xương kế cận. Vì thời gian tiêu dài hay ngắn
tỷ lệ với chiều rộng của vùng thoái hóa kính, do đó phải đặt lực ban đầu sao
cho tránh thành những vùng này quá lan rộng. Một vùng thoái hóa kính xảy ra
do lực nhẹ có thể kéo dài 2 đến 4 tuần ở ngườ trẻ, nếu xương có độ đậm đặc
cao, thời gian thoái hóa kính sẽ kéo dài hơn.
•Giai đoạn sau sự thoái hóa kính:
Màng nha chu trở nên rộng đáng kể. Nếu lực được duy trì ở mức độ
vừa phải, xương sẽ được lấy đi thêm dưới hình thức trực tiếp hay còn gọi là
tiêu xương bề mặt. Nhiều hủy cốt bào xuất hiện. Răng di chuyển nhanh.
Xương mới được bồi đắp ở vùng răng vừa di chuyển cho đến khi chiều rộng
của màng nha chu trở lại bình thường. Đồng thời, hệ thống sợi trong màng
nha chu được sửa đổi và sắp xếp lại [14].
Hình 1.17: Giản đồ REITAN
17
1.4.2 Các loại di chuyển răng [5]
1.4.2.1.Di chuyển nghiêng răng
Có 2 loại nghiêng răng:
- Nghiêng răng thuần túy: Đây là dạng di chuyển đơn giản nhất trong
chỉnh hình răng mặt. Răng nghiêng khi có một lực đơn giản đặt ở thân răng.
Lúc đó răng xoay xung quanh tâm cản của nó, thân răng theo phương của lực,
còn chân răng theo hướng ngược lại.
- Nghiêng răng có kiểm soát: Di chuyển này xảy ra khi cùng đặt một
lực và ngẫu lực ở thân răng, di chuyển thân răng theo phương của lực cùng
với một momen của ngẫu lực đủ để ngăn chặn chân răng di chuyển sang bên
đối diện.
1.4.2.2. Tịnh tiến
Là sự chuyển động của răng song song với trục chính.
1.4.2.3. Xoay răng
Xoay răng là sự di chuyển răng xung quanh một trục. Vận động xoay
được thực hiện bằng cách áp một đôi lực vào thân răng. Đây là vận động khó

đạt được bằng hàm tháo lắp. Có 2 loại xoay răng:
- Xoay trục: Tâm xoay ở gần hoặc ngay tâm cản. Dùng ngẫu lực đặt ở
hai phía đối diện của răng.
- Xoay cạnh: Đặt một lực ở một phía của thân răng và có một điểm
chặn giữ cho phía còn lại không xoay.
Việc điều trị xoay răng rất dễ tái phát do các sợi nha chu có tính đàn
hồi nên sau khi răng đã được xoay thẳng hàng thì các sợi nha chu sẽ tác động
đến cổ răng giống như sợi dây cao su kéo răng trở về vị trí ban đầu. Chính vì
18
vậy trong điều trị xoay răng người ta thường làm xoay quá mức 20 độ, hoặc
tiến hành cắt dây chằng quanh răng (Fiberotomy).

Hình 1.18 : Xoay răng
1.5. CÁC PHẢN ỨNG KHÔNG THUẬN LỢI DO LỰC CHỈNH HÌNH [14]
1.5.1. Răng lung lay và cảm giác đau trong điều trị
- Một độ lung lay răng vừa phải thường gặp trong chỉnh hình hình răng
mặt. Tuy nhiên nếu sử dụng lực quá mạnh, sẽ làm tăng độ tiêu xương bên
dưới, do đó làm tăng độ lung lay của răng.
- Nếu sử dụng lực mạnh, cơn đau sẽ xuất hiện ngay lập tức sau khi
màng nha chu chịu sức ép. Nếu dùng lực thích hợp, bệnh nhân sẽ cảm thấy ít
đau hoặc không đau ngay sau khi đặt lực. Tuy nhiên sau vài giờ cơn đau
thường xuất hiện. Cơn đau thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày, sau đó biến mất
cho đến khi khí cụ được tăng lực tiếp. Một chu kỳ đau tương tự sẽ tái diễn,
tuy nhiên cảm giác đau nhất là ở lần tăng lực đầu tiên.
1.5.2. Ảnh hưởng trên tủy răng
- Khi đặt một lực nhẹ và liên tục ở thân răng, sẽ gây phản ứng ở mô nha
chu nhưng hầu như không có ảnh hưởng trên tủy răng. Tuy nhiên một cơn đau
viêm tủy nhẹ có thể xuất hiện lúc bắt đầu điều trị nhưng chỉ tạm thời.
19
- Hiếm có trường hợp răng bị chết tủy trong khi điều trị chỉnh hình

răng. Nếu xảy ra thường do răng có tiền sử chấn thương, hoặc không kiểm
soát được lực tác dụng.
1.5.3. Ảnh hưởng trên cấu trúc của chân răng
Trong chuyển động răng, các hủy cốt bào tấn công xi măng cũng
như xương ổ răng, tạo thành những khiếm khuyết trên bề mặt chân răng.
Trong giai đoạn sửa đổi tiếp theo, các khiếm khuyết này sẽ được xi măng
lấp đầy trở lại. Tuy nhiên, nếu chúng dính liền nhau ở chóp răng, cả vùng
khiếm khuyết sẽ bị rời ra, và do đó làm chân răng ngắn lại. Quá trình sửa
đổi sau đó sẽ làm nhẵn chân răng còn lại. Mặc dù cả hai mặt và chóp chân
răng bị tiêu do chuyển động răng, chân răng sẽ trở nên ngắn đi chứ không
hẹp lại.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiêu chân răng trong điều trị chỉnh
hình răng:
- Thời gian điều trị quá dài
- Sử dụng lực quá mạnh và liên tục
- Chân răng bị di chuyển đụng vào thành xương hay vỏ xương ổ răng.
- Chân răng có hình chóp nón, cong bất thường, hoặc có tiền sử
chấn thương.
- Bị tiêu ngót chân răng trước khi điều trị chỉnh hình răng.
1.5.4. Ảnh hưởng trên chiều cao xương ổ răng
- Điều trị chỉnh hình răng mặt hầu như không bao giờ đưa đến sự
mất xương.
20
- Tác động trên chiều cao xương ổ răng của lực làm trồi răng cũng
giống như trong sự mọc răng: chừng nào lực chỉnh hình răng còn giữ ở mức
độ vừa phải, thì răng được kéo trồi xuống sẽ mang theo xương ổ răng.
- Khi răng được làm lún, chiều cao xương ổ răng sẽ giảm theo, nên tỷ lệ
chân răng nằm trong xương không thay đổi, dù răng có lún xuống đáng kể.
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RĂNG XOAY TRỤC
1.6.1. Hàm tháo lắp [24]

Điều trị răng xoay trục bằng hàm tháo lắp gặp nhiều khó khăn, nhất là
những răng xoay trục > 45º và thường chỉ áp dụng để xoay một răng.
1.6.1.1. Hàm tháo lắp dùng cho răng cửa
Cho dù khó nhưng việc làm xoay răng vẫn có thể thực hiện được nhờ
dùng 2 lò xo có tác dụng đẩy góc gần và góc xa của răng cửa về phía đối diện.
Tuy nhiên việc này thường làm ngắn thân răng và không áp dụng được với
răng nanh vì không có hình dạng thích hợp
Lò xo " whip" được gắn vào rãnh dành cho dây kép tiêu chuẩn hoặc
làm thành khoá W (hình1.19 C). Cấu trúc đai và rãnh có thể được hàn bằng
thép không rỉ hoặc khi không có máy hàn thì dùng hợp kim vàng trắng.
Khi việc đầu tiên làm xong, lò xo sẽ được gióng ngang với miệng và bị
kéo xuống khi gióng ngang tầm hàm tháo lắp ( hình 1.19 A) mà hàm này sẽ
luôn hoàn thành việc làm thẳng hàng răng mà không cần thêm sự điều chỉnh
nào. Sau đó, lò xo có thể bị rút ngắn ở phía ngoài để tiếp tục di chuyển răng
và kết thúc việc xoay răng, do vậy giảm được giai đoạn duy trì. Việc kết thúc
xoay răng luôn gây ra sự thay đổi mặt ngoài của răng và nếu điều đó xảy ra
thì nên kết hợp với 1 cung môi( hình 1.19 B) Khi đó, có thể hàn hay gắn vào
dây cung 1 cựa duy trì.
21
Cấu tạo của hàm:
- Đai răng cửa: dây thép mềm 3.0×0.1mm hoặc dây vàng trắng
3,0×0,15mm.
- Rãnh: dây thép 3.0×0.1mm ( hoặc 2.0×0.1mm) hoặc dây vàng trắng
3.0×0.15mm( hoặc 2.0 ×0.15mm).
- Lò xo: dây thép cứng 0.35mm.
Cựa giữ : dây thép 0.7mm
Cung môi : dây thép 0.7mm
- Móc Adam ở răng hàm lớn thứ nhất hoặc răng khác nếu có thể
- Nền hàm: toàn bộ hàm ếch, riêng răng xoay trục nền hàm không được
ôm sát vào gót răng.

A
Hình 1.19: Hàm tháo lắp áp dụng cho xoay răng cửa
1.6.1.2. Hàm tháo lắp áp dụng với răng hàm nhỏ
Hàm ở hình 1.19 có thể được sửa đổi để phù hợp cho việc xoay răng
hàm nhỏ. Ở hàm này cung môi được mở rộng về phía xa đến tận răng hàm
22
lớn. Một đai thép được hàn vào cả cung và móc. Ở hàm này để xoay răng, lò
xo được vòng vào ¾ xung quanh dây cung (hình 1.20). Dây cung môi phải đủ
dầy để giữ được hình dạng ban đầu dưới tác động của lò xo.
Cấu tạo của hàm:
- Đai răng hàm nhỏ: dây thép 3.0×0.1mm hoặc dây vàng trắng
3.0×0.15mm.
- Rãnh : dây thép 2.0×0.1mm hoặc dây vàng trắng 2.0×0.15mm
- Đai : dây thép 2.0×0.1mm
- Lò xo : dây thép cứng 0.35mm
- Cung môi : dây thép 0.8mm
- Móc Adam ở răng hàm lớn thứ nhất.
- Nền hàm : toàn bộ hàm ếch, riêng răng hàm nhỏ xoay trục thì nền
hàm không ôm đến tận gót.
Hình 1.20: Hàm tháo lắp được ứng dụng để xoay răng hàm nhỏ
1.6.1.3. Ưu điểm của hàm tháo lắp
- Bệnh nhân có thể tự tháo ra theo ý muốn nên dễ được bệnh nhân chấp nhận.
- Giảm thời gian làm trực tiếp ở trên ghế trong giai đoạn đầu của điều
trị, do khí cụ đã được hoàn tất trong labo.
- Chi phí thấp hơn khí cụ cố định.
23
1.6.1.4. Nhược điểm của hàm tháo lắp
- Kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc thái độ hợp tác của bệnh nhân.
- Đối với những răng xoay trục nhiều thường gặp nhiều khó khăn.
- Thường chỉ áp dụng trong điều trị một răng xoay trục đơn lẻ.

1.6.2. Khí cụ cố định
1.6.2.1. Lịch sử phát triển của khí cụ cố định [6,30,43]
Edward H. Angle (1855- 1930 ) được xem là “người cha của chỉnh hình
răng mặt hiên đại”. Ngoài việc đưa ra cách xắp xếp hạng khớp cắn vẫn còn sử
dụng cho đến ngày nay. Angle còn sáng tạo và phát triển loại khí cụ chỉnh
hình cố định. Angle đã phát triển 4 hệ thống khí cụ chính : cung E, khí cụ chốt
và pin, khí cụ dây ruy băng, khí cụ edgewise
Khí cụ edgewise ra đời năm 1928 và trở thành khí cụ cố định điều trị
chủ yếu trong chỉnh hình răng mặt. Đến năm 1972 Andrew đã cải tiến mắc cài
edgewise từ dùng cùng một loại mắc cài cho tất cả các răng sang loại mắc cài
dùng cho từng răng khác nhau. “Hệ thống mắc cài dây thẳng” ra đời. Đây là
hệ thống mắc cài đầu tiên được chỉnh trước các độ vặn, nghiêng và xoay nhờ
đó không cần phải bẻ đây cung trong quá trình điều trị.
1.6.2.2. Khí cụ Edgewise hiên nay : Được cấu tạo như sau
• Mắc cài: là vật gắn dính lên bề mặt răng
Cấu tạo chính gồm : nền mắc cài, cánh mắc cài, rãnh mắc cài, đường trục
dọc, điểm đánh dấu hướng về phía xa và phía lợi, móc dành cho các phụ kiện.
(hình 1.21)
24
Các chỉ số về góc chìa, góc nghiêng, góc xoay đã được chỉnh sẵn trên
mắc cài.
Rãnh mắc cài có tiết diện chữ nhật sẽ khớp với tiết diện chữ nhật của
dây cung và dây cung sẽ chỉnh góc chìa và chân răng theo chiều môi-lưỡi đối
với răng cửa và má - lưỡi với răng nanh và răng hàm. Tương quan của nền
rãnh mắc cài với nền của mắc cài tiếp xúc bề mặt răng sẽ qui định độ xoay
theo trục của răng.
Rãnh mắc cài theo chiều ngang cùng với dây cung tiết diện hình chữ nhật
sẽ qui định góc nghiêng của răng theo chiều gần xa
Có nhiều loại mắc cài : mắc cài 6 cánh, mắc cài 4 cánh. Mắc cài làm
bằng thép, titan, vàng hay mắc cài sứ. Mắc cài gắn mặt ngoài, mắc cài gắn

mặt lưỡi. Mắc cài tự buộc.
Hình 1.21: Cấu tạo mắc cài
• Khâu (Band )
Là phần gắn vào răng hàm ôm vòng quanh đường vòng lớn nhất của
răng hàm.Thường gắn vào răng hàm lớn
25

×