Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.49 KB, 93 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐỖ THỊ HÀ



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA DẦU ĐẬU TƢƠNG
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
NUÔI CON, SINH TRƢỞNG CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN BÚ SỮA
VÀ SAU CAI SỮA TRONG ĐIỀU KIỆN MÙA HÈ






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP










THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐỖ THỊ HÀ





NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA DẦU ĐẬU TƢƠNG
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
NUÔI CON, SINH TRƢỞNG CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN BÚ SỮA
VÀ SAU CAI SỮA TRONG ĐIỀU KIỆN MÙA HÈ
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Mã số: 60 62 40




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. PHẠM SỸ TIỆP
2. PGS.TS TRẦN HUÊ VIÊN




THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài đã đƣợc cám
ơn và các thông tin trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Đỗ Thị Hà















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tham gia học tập tại trƣờng, đồng thời tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng
suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú
sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè”, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của nhà trƣờng, của Khoa sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú
y - trƣờng Đại học Nông Lâm cùng các thầy cô, các cơ quan, gia đình và bạn
bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu
đó đã giúp tôi hoàn thành chƣơng trình học tập thuận lợi. Đặc biệt, tôi xin cảm
ơn thầy giáo TS. Phạm Sỹ Tiệp, Thầy giáo PGS.TS. Trần Huê Viên đã tận tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để hoàn

thành bản luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học, Ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo hƣớng dẫn và toàn thể các thầy
cô giáo, bạn bè, gia đình giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Đỗ Thị Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng và tiêu hóa của lợn con 3
1.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng 3
1.1.1.2. Sự sinh trưởng của lợn, các nhân tố ảnh hưởng 5
1.1.1.3. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con 16
1.1.1.4. Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa lợn 19
1.1.2. Khả năng đồng hóa và trao đổi chất của lợn con 23
1.1.3. Đặc điểm về điều tiết thân nhiệt và miễn dịch 24
1.1.4. Sự phát triển các thành phần của cơ thể lợn con 26

1.1.5. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ 27
1.1.6. Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con 30
1.1.7. Vấn đề tập cho lợn con ăn sớm và cai sữa sớm lợn con 36
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 38
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 38
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 40
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 41
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 41
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 41
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 41
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.4.1. Thí nghiệm 1: 42
2.4.2. Thí nghiệm 2: 44
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
3.1. Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến khả năng
sinh sản của lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire) và lai
F1(Yorkshire x Móng Cái) trong điều kiện mùa hè 47
3.1.1. Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần đến khả năng thu nhận
thức ăn, hàm lƣợng mỡ sữa của lợn nái 47
3.1.2. Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần đến đến khả năng sinh
trƣởng của lợn con giai đoạn bú sữa 49
3.1.3. Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến thời gian
động dục trở lại của lợn nái nuôi con 53

3.6.4. Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến sự hao mòn
cơ thể của lợn nái nuôi con giống ngoại và nái lai F1 (Y x MC) 55
3.1.5. Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn của lợn nái nuôi
con đến tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con bú sữa 58
3.1.6. Chi phí thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa 28 ngày tuổi 61
3.2. Ảnh hƣởng của hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá (tỉ lệ 5:1) trong
khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng và tỷ lệ nuôi sống của
lợn con sau cai sữa giống ngoại (Yorkshire) và lai 3/4 máu ngoại
[Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)] trong điều kiện mùa hè. 64
3.2.1. Ảnh hƣởng của hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá (tỉ lệ 5:1) trong khẩu
phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng và tỷ lệ nuôi sống của lợn con sau
cai sữa giống ngoại (Y) 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.2.2. Ảnh hƣởng của hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá (tỉ lệ 5:1) trong khẩu
phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng và tỷ lệ nuôi sống của lợn con sau
cai sữa lai 3/4 máu ngoại [Y x (Y x MC)]. 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
1. KẾT LUẬN 70
2. ĐỀ NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 72
II. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI 76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NC : Nghiên cứu
NXB : Nhà xuất bản
VTM : Vitamin
CS : Cộng sự
CTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
HH : Hóa học
TA : Thức ăn
SPCN : Sản phẩm chăn nuôi
VCN : Viện chăn nuôi



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần protein huyết thanh ở lợn con 24
Bảng 2.2: Thành phần của cơ thể lợn con từ sơ sinh đến 10 tuần tuổi 27
Bảng 2.3: Năng lƣợng tiêu hóa trong một ngày đêm của lợn con bú sữa 30
Bảng 2.4: Nhu cầu các chất khoáng cho lợn 34
Bảng 2.5: Nhu cầu nƣớc cho lợn 35
Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần đến khả thu nhận
thức ăn, hàm lƣợng mỡ sữa của lợn nái nuôi con giống ngoại 47
Bảng 3.2: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần đến khả thu nhận
thức ăn, hàm lƣợng mỡ sữa của lợn nái nuôi con F1 48
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần TA lợn nái ngoại
đến khả năng sinh trƣởng của lợn con giai đoạn bú sữa 50
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần TA lợn nái lai F1

đến khả năng sinh trƣởng của lợn con giai đoạn bú sữa 51
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến thời
gian động dục trở lại của lợn nái nuôi con giống ngoại (Y). 53
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến thời
gian động dục trở lại của lợn nái nuôi con giống ngoại (Y x MC). 54
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến sự hao
mòn cơ thể của lợn nái nuôi con giống ngoại 56
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến sự hao
mòn cơ thể của lợn nái nuôi con lai F1 (Y x MC) 57
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn của lợn nái
nuôi con giống ngoại đến tình hình nhiễm bệnh đƣờng ruột của lợn
con bú sữa 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn của lợn
nái nuôi con giống ngoại đến tình hình nhiễm bệnh đƣờng ruột của
lợn con bú sữa 60
Bảng 3.11: Chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa giống ngoại 61
Bảng 3.12: Chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa giống lai 62
Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá (tỉ lệ 5:1) trong
khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng và tỷ lệ nuôi sống của
lợn con sau cai sữa giống ngoại (Y) 64
Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá (tỉ lệ 5:1) trong
khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởngvà tỷ lệ nuôi sống của
lợn con sau cai sữa lai 3/4 máu ngoại [Y x (Y x MC)] 67


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến khả năng thu nhận thức
ăn của lợn mẹ 49
Hình 2: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến khối lƣợng cai sữa/ổ của
lợn con 52
Hình 3: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến tăng khối lƣợng/ngày
của lợn con 52
Hình 4: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến tỷ lệ nuôi sống của lợn
con bú sữa 53
Hình 5: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến thời gian động
dục trở lại 55
Hình 6: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến sự hao mòn của
nái nuôi con 58
Hình 7: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến tỷ lệ tiêu chảy của lợn con 61
Hình 8: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến chi phí thức ăn/kg lợn
con cai sữa 63
Hình 9: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến tăng trọng của lợn sau
cai sữa 65
Hình 10: Biểu đồ ảnh hƣởng của bổ sung chất béo đến chi phí thức ăn/kg tăng
P của lợn sau cai sữa 68





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Stress là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể, là một trạng thái
sinh lý không bình thƣờng xảy ra do tác động của các yếu tố bất lợi trong và
ngoài cơ thể. Các yếu tố này gọi là tác nhân stress. Khi điều kiện ngoại cảnh
thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì đƣợc trạng thái cân bằng
nội môi, thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình
stress để thích nghi. Khi bị stress gia súc phải trải qua quá trình huy động
năng lƣợng để chống lại tác nhân stress, duy trì cân bằng nội môi. Khi tác
nhân stress vƣợt quá giới hạn chịu đựng, sự duy trì cân bằng nội môi gặp khó
khăn, con vật lâm vào trạng thái stress nặng và có thể bị chết.
Nhiệt độ môi trƣờng và cùng với nó là độ ẩm là yếu tố chính gây nên
stress cho gia súc (Kadzere và cs, 2000). Khi bị stress nhiệt mùa hè, gia súc
phải huy động năng lƣợng tiềm tàng trong cơ thể, đây là năng lƣợng cho tăng
trọng, sinh sản và tiết sữa. Do đó, trong điều kiện stress khả năng sản xuất của
gia súc giảm và gây thiệt hại cho chăn nuôi. Bên cạnh đó, stress nhiệt ảnh hƣ-
ởng trực tiếp đến cả lƣợng thức ăn ăn vào và lƣợng nhiệt sản xuất ra trong quá
trình trao đổi chất.
Việc nghiên cứu bổ sung chất béo (dầu, mỡ động, thực vật) cho lợn nái
chửa, nái nuôi con, lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa trong điều kiện
thời tiết quá nóng(>30
o
C) hoặc quá lạnh (<12
o
C) - các giới hạn cận trên và
cận dƣới của stress nhiệt là rất cần thiết và đƣợc các nhà chăn nuôi lợn công
nghiệp trên thế giới hết sức quan tâm. Các công trình NC khoa học đã cho
thấy, men Lipaza trong cơ thể gia súc non có hoạt tính thấp, nên chƣa có khả
năng tự tổng hợp đƣợc một số loại axít béo, đặc biệt là các axit béo không no

nhƣ axit Linoleic, axit Liolenic, palmitoneic là những axit béo rất quan trọng
trong việc hoà tan các vitamin A, D, E, K giúp cho quá trình hấp thu các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
vitamin này trở nên dẽ dàng hơn. Đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa, các
axit béo trên đƣợc lấy từ thức ăn và sữa mẹ. Theo Weiler, Fitzpatrick-Wong
(2002) và Harmon (2003), trong khẩu phần của lợn con đều phải bổ sung chất
béo để tăng tính ngon miệng, tăng năng lƣợng cho khẩu phần và tận dụng khả
năng kháng khuẩn của chất béo để giảm tiêu chảy cho lợn con. Bổ sung chất
béo (dầu đậu tƣơng, dầu cá) vào thức ăn cho lợn con là cách duy nhất để đạt
đƣợc ME cao hơn giá trị 3500 Kcal là mức năng lƣợng cần thiết khi lợn con
buộc phải đối phó với các tác nhân stress nhiệt trong mùa hè.
Việc bổ sung chất béo vào khẩu phần thức ăn cho lợn nái chửa, nái nuôi con
và lợn con trong điều kiện mùa hè là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để bổ sung chất
béo có hiệu quả cần có những nghiên cứu để tìm ra tỷ lệ bổ sung thích hợp
cho từng loại lợn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi triển khai đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng
suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú
sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè”
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định tỷ lệ thích hợp của dầu đậu tƣơng bổ sung vào khẩu phần ăn
cho lợn nái nuôi con, lợn con bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè.
- Ứng dụng góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con,
khả năng sinh trƣởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều
kiện mùa hè.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng và tiêu hóa của lợn con
1.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng
* Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trƣởng là sự tăng khối lƣợng và kích thƣớc của cơ thể do các tế
bào trong cơ thể tăng về số lƣợng và kích thƣớc.
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1978 [15], thì sinh trƣởng
là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, thể hiện bằng sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lƣợng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể
con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trƣớc. Sinh trƣởng chính là sự tích
lũy dần các chất, chủ yếu là Protein mà tốc độ và khối lƣợng tích lũy các chất
do tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trƣởng.
Sinh trƣởng đƣợc xem nhƣ là quá trình tổng hợp protein nên ngƣời ta
thƣờng lấy việc tăng khối lƣợng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trƣởng.
Sự tăng trƣởng chính là việc các tế bào của mô cơ có sự tăng thêm về số
lƣợng, khối lƣợng các chiều. Sự sinh trƣởng của con vật đƣợc tính từ lúc trứng
thụ tinh cho đến khi cơ thể trƣởng thành và đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn
bào thai và giai đoạn ngoài bào thai. Các đặc tính của các bộ phận hình thành quá
trình sinh trƣởng tuy là một sự tiếp tục, thừa hƣởng các đặc tính di truyền của bố
mẹ, nhƣng mức độ mạnh hay yếu là do tác động của môi trƣờng. Nghiên cứu về
sinh trƣởng cần phải đề cập đến vấn đề phát dục, đây là một quá trình biến đổi về
chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh tính chất chức năng của các bộ phận cơ thể,

phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn bắt đầu
từ khi thụ tinh cho đến khi trƣởng thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
* Quá trình sinh trưởng phát dục ở lợn
Quá trình này đƣợc tuân theo các quy luật sau:
- Quy luật sinh trƣởng phát dục không đồng đều: Quy luật này thể hiện
ở cƣờng độ sinh trƣởng và tốc độ sinh trƣởng thay đổi theo tuổi.
- Quy luật sinh trƣởng phát dục theo giai đoạn: Quy luật này đƣợc chia
làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
+ Giai đoạn trong thai của lợn bao gồm:
Thời kỳ phôi thai: Từ 1 - 22 ngày
Thời kỳ tiền thai: Từ 23 - 39 ngày
Thời kỳ thai nhi: Từ 40 - đẻ
+ Giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ): Đƣợc chia thành các thời kỳ:
thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trƣởng thành và thời kỳ già cỗi.
Trong các thời kỳ trên thì thời kỳ bú sữa đƣợc coi là quan trọng hơn cả.
Thời kỳ bú sữa thƣờng là 60 ngày, nguồn dinh dƣỡng là sữa mẹ, thức
ăn nhân tạo phải phù hợp với khả năng tiêu hóa của lợn con. Sau khi tách mẹ
những ngày đầu, thì thức ăn nhân tạo phải đảm bảo sao cho lợn con tăng trọng
đều mỗi ngày nhƣ khi vẫn bú mẹ. Có nhƣ vậy, lợn con đƣa vào nuôi thịt hay
nuôi hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con
có kết quả (Nguyễn Thiện và cs, 1996 [32]).
* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con
Theo quy luật chung thì trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ ảnh
hƣởng tốt đến sự phát triển về sau, khả năng phát triển của lợn con nhanh hơn
so với một số gia súc khác (khi cai sữa ở 2 tháng tuổi khối lƣợng gấp10 - 12
lần so với sơ sinh, trong khi đó bê nghé chỉ tăng 3 - 4 lần).

Qua các thí nghiệm và qua thực tế sản xuất cho thấy so với khối lƣợng
sơ sinh, thì sau 10 ngày tuổi lợn con tăng gấp 2 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp
4 lần, sau 60 ngày tuổi tăng gấp 10 lần trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Quá trình sinh trƣởng của lợn con từ khi sơ sinh đến khi cai sữa phải
gặp thời kì khủng hoảng lúc 3 tuần tuổi. Nhiều tài liệu nghiên cứu của các
nƣớc trên thế giới và tài liệu nghiên cứu đƣợc trên giống lợn nuôi ở Việt Nam
chứng minh đƣợc rõ rệt và chính xác thời kỳ này.
1.1.1.2. Sự sinh trưởng của lợn, các nhân tố ảnh hưởng
* Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
+ Tốc độ sinh trưởng
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [22]: Tốc độ sinh trƣởng là chỉ tiêu
kinh tế quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi lợn thịt. Tốc độ sinh trƣởng
nhanh sẽ góp phần giảm tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng khối lƣợng, tỷ lệ thịt
nạc trong thịt xẻ, giảm chi phí trong chăn nuôi… Khả năng sinh trƣởng đƣợc
tính theo gam/ngày hay kg/tháng. Tốc độ sinh trƣởng của các giống lợn khác
nhau là khác nhau. Các giống lợn nội có khả năng tăng khối lƣợng thấp hơn
lợn lai và lợn ngoại.
Trong phạm vi ứng dụng để đánh giá tốc độ sinh trƣởng ta thƣờng dùng
các chỉ tiêu sau đây:
- Sinh trưởng tích lũy: Là khối lƣợng cơ thể, kích thƣớc các chiều đo
tăng lên sau một thời gian sinh trƣởng. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy có dạng
hình chữ S.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lƣợng, kích thƣớc của cơ thể gia súc
tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị thời gian thƣờng là
ngày. Sinh trƣởng tuyệt đối cho biết mỗi con lợn, mỗi ngày tăng đƣợc bao
nhiêu gam. Giá trị sinh trƣởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng

lớn. Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối có dạng hình quả chuông úp.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lƣợng cơ thể, thể tích hay kích
thƣớc các chiểu đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợn
+ Ảnh hưởng của yếu tố di truyền (loài, giống, cá thể).
- Cơ sở của sự di truyền
Sinh trƣởng là tính trạng số lƣợng, sự di truyền của các tính trạng này
tuân theo qui luật của Mendel. Tính trạng số lƣợng đƣợc thể hiện qua các chỉ
tiêu nhƣ: Số con/lứa, khả năng tăng trọng, phẩm chất phần thân thịt có giá trị…
Đó là những tính trạng do nhiều đôi gen qui định và chịu sự tác động của ngoại
cảnh với nhiều mức độ khác nhau (Nguyễn Thiện và cộng sự, 1998) [33].
Giá trị kiểu hình của một tính trạng đƣợc kí hiệu là P (phenotype).
Giá trị kiểu gen đƣợc kí hiệu là G (Genotype) và sai lệch môi trƣờng
đƣợc kí hiệu là E (Enviroment). Mối quan hệ này đƣợc biểu thị bằng công
thức: P = G + E.
Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lƣợng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(minorgene) cấu tạo thành. Các gen này có hiệu ứng riêng biệt của từng gen
thì rất nhỏ, nhƣng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hƣởng rất rõ rệt tới tính trạng
nghiên cứu, hiện tƣợng này gọi là hiệu ứng đa gen (Polygen). Các minorgen
tác động lên tính trạng theo 3 phƣơng thức: cộng gộp và át gen. Vì vậy giá trị
kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức:
G = A + D + I
Trong đó: G - Giá trị kiểu gen
A - Giá trị cộng gộp
D - Giá trị sai lệch trội
I - Giá trị sai lệch cộng gộp

A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác
định đƣợc và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò
quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định thông qua con đƣờng
thực nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Lasley (1974) cho biết những tính trạng có hệ số di truyền từ 0,12 - 0,3
là những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những tính trạng có hệ số di
truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tình trạng có hệ số di truyền trung bình. Những
tính trạng có hệ số di truyền > 0,5 là những tính trạng có hệ số di truyền cao
và cho hệ quả chọn lọc cao: Còn những tính trạng có hệ số di truyền thấp sẽ
cho ƣu thế lai cao (Trích theo Nguyễn Thiện và cs, 1998) [33].
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, các tính trạng về năng suất ở lợn
cũng nhƣ các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và
các yếu tố môi trƣờng.
Theo Trần văn Phùng và cs (2004) [22] cho biết: Yếu tố di truyền là
một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trƣởng phát dục của lợn tuân theo các
quy luật sinh học, nhƣng chịu ảnh hƣởng của các giống lợn khác nhau. Do
ảnh hƣởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự
khác nhau giữa các giống lợn nguyên thủy và các giống lợn đã đƣợc cải tiến
cũng nhƣ giữa các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn.
Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về các trúc tổng thể của cơ thể
mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và
đã hình thành nên các giống lợn có hƣớng sản xuất khác nhau nhƣ: Giống lợn
hƣớng nạc, hƣớng mỡ.
Tính trạng số lƣợng (sinh trƣởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lƣợng
sữa, sinh sản…) những tính trạng ở đó có sự sai khác giữa các cá thể là sự sai

khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau về chủng loại. Darwin đã chỉ rõ
sự sai khác này chính là nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn
lọc nhân tạo, sự nghiên cứu các tính trạng này phụ thuộc vào sự đo lƣờng
nhƣ: Khối lƣợng cơ thể, tốc độ tăng trọng, sản lƣợng trứng, kích thƣớc và
chiều đo…(Trần Đình Miên và cs, 1975) [16].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Ảnh hƣởng của quá trình trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất xảy ra dƣới sự điều khiển của các hormone.
Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân
bằng các chất trong máu. Trong thời kì đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi
chƣa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong
điều khiển quá trình sinh trƣởng. Về sau điều khiển quá trình sinh trƣởng có
sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thùy trƣớc tuyến yên STH
(somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho sinh trƣởng của cơ
thể. Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [30]: STH có tác dụng sinh
lý chủ yếu kích thích sự sinh trƣởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng
hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xƣơng (nhất là các
xƣơng dài). Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé
(nanismus) hoặc quá to (gigantismus). Vào thời kỳ thành thục về tính, các
hormon sinh dục nhƣ hormon của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và
oestrogen) tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể và
hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp. Hormon sinh dục của con cái
tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trƣởng của lợn.
Ngoài ra các loại hormon của các tuyến nhƣ tuyến tụy và tuyến thƣợng thận
cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xƣơng và cơ.
- Ảnh hƣởng của giống
Giống luôn là yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến năng suất chăn nuôi. Các

giống gia súc khác nhau có khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn khác nhau,
khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trƣởng của con vật. Quá trình tích
lũy các chất mà chủ yếu là protein, tốc độ và phƣơng thức sinh tổng hợp
ptotein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen điều khiển sự sinh trƣởng
của cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ tăng khối lƣợng hàng
ngày của lợn nội rất thấp. Đối với lợn Ỉ đực và lợn cái hậu bị từ sơ sinh đến 8
tháng tuổi tăng trọng lần lƣợt là 104 g và 173 g/ngày, lợn Móng Cái là 179 g
và 197 g/ngày.
Các giống lợn ngoại thuần và lợn lai có khả năng tăng trọng cao hơn.
Đối với lợn Landrace bình quân 5 tháng tăng trọng 621,59 g/ngày với lợn lai
3/4 và 7/8 lần lƣợt là 522,5 - 525,39 g/ngày (Phùng Thị vân và cs) [37]. Bên
cạnh đó phƣơng thức chăn nuôi cũng ảnh hƣởng nhiều đến khả năng tăng
trọng mặc dù trong cùng một giống.
Nguyễn Thiện và cs (2005) [34] cho rằng: Giống cũng là một yếu tố
quan trọng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt.
Thông thƣờng các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống
lợn ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng
60kg. Trong khi đó các giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) nuôi tại việt
Nam có thể đạt 90 -100 kg lúc 6 tháng tuổi.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
- Dinh dƣỡng
Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa năng suất sinh trƣởng nếu
không có một môi trƣờng dinh dƣỡng và thức ăn hoàn chỉnh cùng với các yếu
tố khác. Khi chúng ta đảm bảo về thức ăn bao gồm cả số lƣợng và chất lƣợng
thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trƣởng và phát triển của các cơ

quan trong cơ thể. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung
cấp cho lợn các mức dinh dƣỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần
trong cơ thể ví nhƣ nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần ăn có nhiều protein thì
tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngƣợc lại nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều
bột đƣờng hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.
Trong các chất dinh dƣỡng cơ bản thì năng lƣợng, protein, khoáng và
vitamin có vai trò nổi bật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Nhu cầu về năng lƣợng
Nhu cầu về năng lƣợng đối với lợn thƣờng đƣợc biểu thị bằng năng
lƣợng trao đổi (ME, kcal/kg). Lợn con cần năng lƣợng trƣớc tiên đáp ứng nhu
cầu duy trì của cơ thể, sau đó là cần năng lƣợng cho sinh trƣởng. Lợn con so
với các lứa tuổi khác có cƣờng độ trao đổi chất và nhu cầu về năng lƣợng cao.
Trong quá trình phát triển của bào thai, dinh dƣỡng của mẹ đƣợc truyền cho
thai nhờ hệ tuần hoàn của nhau thai. Khi rời khỏi cơ thể mẹ, nguồn dinh
dƣỡng đó mất đi một cách đột ngột, đặc biệt là nguồn năng lƣợng. Chính vì
vậy trong vòng 30 phút đầu tiên khi đẻ, thân nhiệt của lợn con giảm xuống
một cách đột ngột. Sau khi đẻ xong, trong vòng một giờ nếu lợn con đƣợc bú
sữa đầu thì sau 18 - 24 giờ thân nhiệt lợn con mới đạt mức trung bình. Ở giai
đoạn bú sữa, mức năng lƣợng cần bổ sung cho lợn con dựa vào lƣợng sữa của
lợn mẹ cung cấp đƣợc cho lợn con. Ở hai tuần tuổi đầu lợn con hầu nhƣ đã
đƣợc cung cấp đầy đủ năng lƣợng từ sữa mẹ. Từ tuần tuổi thứ ba cần bổ sung
thêm thức ăn mới đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của lợn con, do
lƣợng sữa của lợn mẹ ở 21 ngày tuổi giảm dần. Giai đoạn lợn sau cai sữa,
hàm lƣợng năng lƣợng trong thức ăn cho lợn con cần khá cao. Theo Tiêu
chuẩn VN - TCVN 1547 - 1994, mức năng lƣợng trao đổi trong 1kg thức ăn
hỗn hợp cho lợn con giai đoạn sau cai sữa cần 3200 kcal/kg.

- Nhu cầu về protein và acid amin
Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [3]: Protein là nhóm chất hữu
cơ có phân tử lƣợng cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức năng
quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình sinh trƣởng
của lợn là quá trình tăng lên của khối lƣợng protein, hàm lƣợng protein trong
cơ thể rất cao. Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lƣợng protein không
giống nhau. Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 - 35% so với tổng lƣợng
protein trong cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Lợn con bú sữa có tốc dộ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy
protein lớn, do đó đòi hỏi về số lƣợng và chất lƣợng protein cao. Nếu trong
khẩu phần thiếu protein thì sinh trƣởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng, khả
năng sống kém. Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 16 - 18%.
Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Theo Từ Quang
Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [7] vai trò của axit amin trong cơ thể rất đa
dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính
là nhu cầu về axit amin. Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của
nó theo mức cân đối các axit amin trong thức ăn, nhƣng axit amin nào nằm
ngoài cân đối sẽ bị oxi hóa cho năng lƣợng. Do vậy, nếu cung cấp axit amin
theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm đƣợc
protein thức ăn.
Một thí nghiệm của Metz nghiên cứu trên lợn sinh trƣởng cho biết, với
yêu cầu tăng trọng 585 g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các axit amin thì
protein thô cần 11 - 12%, nhƣng nếu khẩu phần mất cân đối axit amin thì cần
20 - 22% protein thô.
Yêu cầu về protein thô và protein tiêu hóa trong thức ăn hỗn hợp cho
lợn con (Tính theo % khô trong không khí, Tiêu chuẩn Nhật Bản, 1993)

khuyến cáo, đối với lợn con 1 - 5 kg là 24 và 22% ; đối với lợn 5 - 10 kg là 22
và 20% ; đối với lợn 10 - 30 kg yêu cầu là 18 và 16%. (Trích theo Trần Văn
Phùng và cs 2004) [22].
Cùng trích theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [22], nhu cầu dinh dƣỡng
hàng ngày cho lợn (Tiêu chuẩn Nhật Bản, 1993) nhu cầu protein thô và
protein tiêu hóa là 53 và 47 g/ngày (đối với lợn 1- 5 kg); 84 và 76 g/ngày (đối
với lợn 5 - 50kg); 190 và 166 g/ngày (đối với lợn 10 - 30 kg).
Trong các loại thức ăn hàm lƣợng các loại protein rất khác nhau. Một số
loại giàu protein động vật nhƣ cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng sữa…
Một số loại protein thực vật nhƣ các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Nhu cầu về khoáng chất
Theo Từ Quang Hiển (2003) [6] gia súc non cần đƣợc cung cấp đầy đủ
khoáng chất để phát triển bộ xƣơng và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong
cơ thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lƣợng
cơ thể tăng. Nếu so với bộ xƣơng thì khoáng chất chiếm 26% khối lƣợng
xƣơng tăng.
Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn
gia súc trƣởng thành. Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi
và photpho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Khi gia súc còn non khả năng tích
lũy canxi, photpho cao. Tuổi càng tăng, khả năng tích lũy giảm. Nhìn chung,
gia súc non yêu cầu canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trƣởng thành nhu cầu
canxi giảm, nhu cầu photpho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu hóa hấp
thụ và sử dụng canxi, photpho đƣợc tốt, tránh đƣợc hiện tƣợng còi xƣơng. Ở
gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với gia
súc non tỷ lệ Ca/P là 1,5 - 2/1).
- Nhu cầu về vitamin (VTM)

Vitamin là nhóm vi chất dinh dƣỡng đóng vai trò xúc tác trao đổi chất.
Trong các loại vitamin, lợn con rất cần vitamin A và D. Vitamin A và D cần
thiết cho sinh trƣởng lợn con, phát triển bình thƣờng và nhiều chức năng sinh
lý quan trọng khác. Thiếu vitamin A và D có thể gây thiếu máu làm cho lợn
con còi cọc.
Theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [7] cho biết: Tiêu chuẩn
của Tây Đức (DLG) cho kết quả tốt hơn cả gồm vitamin A = 2000 UI/kg thức
ăn, vitamin D = 2500 UI, vitamin E = 10 - 15 mg.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trƣờng, ánh sáng
∙ Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trƣờng không chỉ ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe mà
còn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình
thƣờng cũng nhƣ cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ
chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng
điều tiết thân nhiệt của chúng.
Theo Nguyễn Thiện và cs, 1998 [33] thân nhiệt và điều tiết thân nhiệt
của lợn con sơ sinh luôn luôn là mối quan tâm nghiên cứu của các nhà chăn
nuôi trên thế giới. Lợn con mới sinh khả năng điều tiết thân nhiệt kém do
nhiều nguyên nhân:
- Hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng nhiệt chƣa phát triển đầy đủ.
- Lớp mỡ dƣới da chƣa phát triển, lƣợng mỡ và glycogen trong cơ thể
lợn con còn thấp, da mỏng, lông thƣa làm cho khả năng chống lạnh càng kém.
- Diện tích bề mặt của cơ thể của lợn con so với khối lƣợng của cơ thể
chênh lệch lớn làm cho khả năng mất nhiệt của cơ thể càng lớn.
- Ở giai đoạn này do hoạt động của hệ tuần hoàn rất mạnh, nhịp tim lợn

con rất nhanh: 200 lần/phút so với lợn trƣởng thành chỉ 60 - 80 lần/phút. Lƣu
thông máu cũng cao 150ml máu/phút/kg khối lƣợng cơ thể trong khi lợn trƣởng
thành chỉ đạt 30 - 40ml. Đây là yếu tố điều tiết thân nhiệt rất quan trọng.
Lợn con sẽ bị hạ thân nhiệt nếu đƣợc nuôi trong chuồng có nhiệt độ
thấp. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 18
0
C thì thân nhiệt của lợn con sẽ bị hạ
xuống 2
0
C so với ban đầu. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 0
0
C thì lợn con sẽ bị
hạ 4
0
C so với ban đầu. Lợn con 6 ngày tuổi bị lạnh, sau đó đƣa vào phòng ấm
thì thân nhiệt lợn con vẫn tiếp tục giảm xuống 4 phút nữa.
Khi nhiệt độ chuồng thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, (đối với lợn
con, tổng lƣợng nhiệt mất đi trong môi trƣờng có nhiệt độ 21
0
C lớn hơn 2/3
lần so với môi trƣờng 30
0
C) vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả
năng tăng khối lƣợng và tăng lƣợng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối
lƣợng. Nhìn chung, khi lợn càng lớn, càng trƣởng thành thì cơ quan điều tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dƣới da càng dày và nhu cầu về nhiệt độ

môi trƣờng càng giảm xuống.
∙ Ẩm độ
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm
độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%. Ẩm độ không khí cao bất
lợi cho cả lợn lớn và lợn con, đặc biệt khi nhiệt độ môi trƣờng quá cao hoặc
quá thấp. Đối với lợn con bú sữa, ẩm độ cao luôn là yếu tố gây suy giảm sức
khỏe dẫn đến dễ mắc các bệnh đƣờng hô hấp và đƣờng tiêu hóa. Trong môi
trƣờng ẩm độ cao (80%), vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh.
Nghiên cứu của E. Thompson (1998) cho thấy, ẩm độ không khí 40% thì vi
trùng có thể bị chết nhanh gấp 10 lần so với ẩm độ 80%. Do đó giữ chuồng
nuôi luôn khô ráo là một yêu cầu rất quan trọng trong các công tác phòng
bệnh cho lợn.
∙ Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hƣởng rõ rệt tới sinh trƣởng và phát triển
của lợn. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất
của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70
ngày nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lƣợng sẽ giảm từ 9,5 - 12%
tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con đƣợc vận động dƣới ánh sáng mặt
trời. Do vậy cần thiết kế chuồng nuôi đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của
các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản.
+ Các yếu tố khác:
Đối với lợn con, ngƣời ta thấy mối quan hệ giữa khối lƣợng sơ sinh/ổ;
khối lƣợng cai sữa/ổ và tốc độ sinh trƣởng có mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Ngoài ra các yếu tố khác nhƣ vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi
dƣỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi nhƣ không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các
khí thải…Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng
loại lợn sẽ giúp cơ thể lợn sinh trƣởng phát triển đạt mức tối đa.

×