Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.18 KB, 56 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
LỜI MỞ ĐẦU
• Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có một chiến lược sản xuất kinh
doanh cụ thể, đúng đắn và có hiệu quả. Một trong những chiến lược mà bất kì doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải chú trọng đó chính là chiến lược về
tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không xác định được chiến lược tiêu thụ sản
phẩm một cách đúng đắn thì sẽ gây ra sự tồn đọng hàng hoá, làm chậm vòng quay
của vốn sản xuất dẫn đến sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn, doanh nghiệp sẽ làm
ăn không có lãi.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ngày càng manh tính cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp
nó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các lãnh đạo và đặc biệt là các bộ phận phòng
ban làm công tác tiêu thụ. Chỉ có như vậy doanh nghiệp đứng vững trước sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt khi nền kinh tế hội nhập. Trong bối cảnh trên công ty trang
bị bảo hộ lao động Hưng Thịnh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Qua thời gian
nghiên cứu tại công ty em nhận thức được sự cần thiết phải có biện pháp để nghiên
cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý, phù hợp. Được sự hướng dẫn tận
tình của cô Phan Thị Mỹ Hạnh, cùng sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các anh, chị cán
bộ nhân viên của Công ty Hưng Thịnh, em mạnh dạn chọn thực hiện đề tài: “ Một số
giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH
Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh ”.
• Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty để
đề ra giải pháp chủ yếu nhằm duy trì đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và tiêu thụ sản
phẩm trong nền kinh tế thị trường.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 1
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
công ty.


- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của
công ty.
- Đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
cho công ty.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu : nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu
thụ sản phẩm bảo hộ lao động của Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng
Thịnh.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của
công ty Hưng Thịnh để đưa ra một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm.
+ Thời gian nghiên cứu : Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của
công ty Hưng Thịnh qua 2 năm (2008 – 2009)
+ Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao
Động Hưng Thịnh.
• Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu : thụ thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu
của cơ quan thực tập.
- Phương pháp xử lý số liệu : lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân
tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập. So sánh,
phân tích, tổng hợc các biến số biến động qua các năm, qua đó đưa ra một số biện
pháp nhằm duy trì và hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
• Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm có ba chương :
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 2
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Chương 1 : Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty trang bị bảo hộ lao
động Hưng Thịnh.

Chương 3 : Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty TNHH trang bị bảo hộ lao động Hưng Thịnh.
Do trình độ nhận thức còn có hạn, thời gian nghiên cứu không nhiều, những
thiếu sót xuất hiện trong đề tài này là điều không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 3
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.1. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1. Khái niệm của tiêu thụ sản phẩm.
“Hoạt động tiêu thụ là một quá trình trong đó người có hàng hóa tìm hiểu,
khám phá và gợi mở nhu cầu của người mua và tìm cách thỏa mãn nhu cầu ấy một
cách tốt nhất trên cơ sở thỏa đáng và lâu dài của cả 2 bên”. (Trích: James M.comer –
Quản trị bán hàng. Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 1995, trang 44)
Ý nghĩa:
Qua hoạt động tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tái
sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
Qua tiêu thụ tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn toàn. Có tiêu
thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của công ty.
Sau quá trình tiêu thụ công ty không những thu hồi được tổng số chi phí có
liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao
động thặng dư. Đây là nguồn quan trọng để tích lũy vào ngân sách vào các qũy của
công ty nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ
công nhân viên.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 4
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh

1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Đánh giá chung đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt
hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.
Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình hình tiêu thụ.
Đề ra các biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt khối lượng lẫn mặt chất lượng.
Mục đích: Qua tiêu thụ sản phẩm không những thu được lợi nhuận mà còn
giúp công ty tái sản xuất mở rộng sản xuất.
Quan hệ Marketing và tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều về chính sách Marketing
của công ty và chính sách Marketing thực hiện chính là nhằm tiêu thụ sản phẩm. Qua
tiêu thụ các thông tin phản hồi sẽ được bộ phận Marketing xử lý để đưa ra chính sách
phù hợp hơn.
1.1.3. Yêu cầu đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động tiêu thụ của doanh
nghiệp có thuận lợi, có thu được hiệu quả thì vốn của doanh nghiệp mới được quay
vòng nhanh, mới có hiệu quả, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mới có thể diễn
ra một cách liên tục và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, đối với hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng có những yêu cầu cụ thể sau đây :
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải được tiến hành một cách nhanh nhất, thuận
lợi nhất, an toàn và đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng sản phẩm.
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo được tính lâu dài của mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm.
- Đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm và đảm bảo thời gian thu hồi vốn
nhanh nhất.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 5
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
- Đảm bảo uy tín và chất lượng của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng thông

qua các chính sách hậu mãi và tiếp thị sản phẩm.
1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.2.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường:
Trong kinh doanh muốn kinh doanh lĩnh vực nào thì phải tìm hiểu rõ những
yếu tố văn hoá, xã hội con người ở nơi mà trong đó diễn ra hoạt động sản xất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu nhu cầu thị trường thực chất là tìm hiểu nhu
cầu, thị hiếu sức mua của người tiêu dùng để xác định đâu là thị trường trọng điểm
đâu là thị trường tiềm năng của công ty, việc xác định này là vô cùng quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là
khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh, đó là việc tìm kiếm và khai thác cơ hội kinh
doanh xuất hiện trên thị trường. Mục đích của việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là
xác định khả năng bán một loại mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng trên thị trường.
Nếu ta xác định thị trường quá hẹp thì có thể làm cho công ty bỏ lỡ thời cơ kinh
doanh. Còn nếu ta xác định thị trường quá rộng thì sẽ làm cho các nỗ lực và tiềm
năng của công ty bị lãng phí làm cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Thị trường
thích hợp với doanh nghiệp là thị trường phù hợp với mục đích và khả năng của
doanh nghiệp. Do vậy việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với
tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2.1. Chính sách sản phẩm:
Để có được chiến lược sản phẩm đúng đắn bên cạnh việc tìm hiểu các nhu cầu
về thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nghiên
cứu kỹ chính sách sản phẩm hợp lý thì mới nâng cao được hiệu quả sản phẩm kinh
doanh, hạn chế rủi ro tốt nhất. Chính sách sản phẩm là nền móng cho quá trình phát
triển kinh doanh. Bởi vì nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ
chắc chắn thì những hoạt động trên có thể bị thất bại.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 6
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Khi nói đến chính sách sản phẩm thì cần phải phân tích chu kỳ sống của sản
phẩm: Một chu kỳ sống của sản phẩm thông thường phải trải qua bốn giai đoạn: thâm

nhập – tăng trưởng – chín muồi – suy thoái. Chu kỳ sống của bất cứ sản phẩm nào
cũng gắn với một thị trường nhất định. Bởi vì sản phẩm có thể đang ở giai đoạn suy
thoái ở thị trường này nhưng có thể đang ở giai đoạn phát triển của thị trường khác.
Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp công ty hành động trong lĩnh vực
tiếp thị một cách hiệu quả nhằm kéo dài hơn chu kỳ sống của sản phẩm, tăng lợi
nhuận mà một sản phẩm đem lại cho công ty toàn bộ đời sống của nó.
Nghiên cứu phân tích chu kỳ sống của sản phẩm hiểu biết tỉ mỉ vấn đề này có
ý nghĩa quan trọng đối với các nhà kinh doanh. Vì nó giúp cho các nhà kinh doanh
hiểu biết được bản chất của vấn đề phát triển sản phẩm mới từ đó tìm mọi cách nâng
cao lợi nhuận giảm thiểu rủi ro.
1.2.2.2 Chính sách giá cả:
Việc quy định mức giá bán cho một sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh gọi là chính sách giá. Việc định giá sản phẩm là một quyết định quan trọng đối
với doanh nghiệp vì giá cả sản phẩm luôn được gọi là công cụ mạnh mẽ hữu hiệu
trong sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Xác định giá cả cho hàng hóa là một quá trình gồm 6 bước:
+ Bước 1 : Công ty xác định mục tiêu hay những mục tiêu marketing của
mình như: đảm bảo sống sót, tăng tối đa lợi nhuận trước mắt, giành vị trí dẫn đầu về
thị phần hay chất lượng sản phẩm hàng hóa.
+ Bước 2 : Công ty xây dựng cho mình đồ thị đường cầu thể hiện số lượng
hàng hóa chắc chắn sẽ bán được trên thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể
theo các mức giá khác nhau.
+ Bước 3 : Công ty tính toán xem tổng chi phí của mình thay đổi như thế
nào khi mức sản xuất khác nhau.
+ Bước 4 : Công ty nghiên cứu mức giá của các đối thủ cạnh tranh để sử
dụng chúng làm căn cứ để xác định vị trí giá cả cho hàng hóa của mình.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 7
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
+ Bước 5 : Công ty lựa chọn cho mình một trong những phương pháp hình
thành giá sau: chi phí bình quân cộng lãi, phân tích điều kiện hòa vốn và đảm bảo lợi

nhuận mục tiêu, xác định giá căn cứ vào giá trị cảm nhận của hàng hóa, xác định giá
trên cơ sở giá hiện hành.
+ Bước 6 : Công ty quyết định giá cuối cùng cho hàng hóa có lưu ý đến sự
chấp nhận về mặt tâm lý đối với sản phẩm đó và nhất thiết phải kiểm tra xem giá đó
có phù hợp với những mục tiêu của chính sách giá cả mà công ty đang thi hành
không và những người phân phối, những nhà kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh,
những người cung ứng, khách hàng có chấp nhận nó hay không.
1.2.2.3. Chính sách giao tiếp khuyếch trương:
Đây cũng là một trong những chính sách quan trọng về tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Mỗi khi có một sản phẩm mới ra đời, doanh nghiệp cần phải có một
chính sách khuyếch trương quảng cáo cho sản phẩm một cách có hiệu quả để sản
phẩm có thể đến được nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể
tiêu thụ một cách có hiệu quả là sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng cảm giác
quen thuộc và sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm đó khi có nhu cầu sử dụng. Chính sách
giao tiếp khuyếch trương sản phẩm chính là các chính sách về giới thiệu, quảng cáo
và tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng. Do vậy, khi bất kì một sản phẩm mới
nào bắt đầu được tung ra thị trường thì ngoài việc xây dựng các chính sách về giá,
chính sách phân phối, chính sách về sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm
khác và tồn tại trên thị trường thì các nhà quản trị cũng cần phải xây dựng một chính
sách giao tiếp khuyếch trương, tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm đến được với người
tiêu dùng.
1.2.2.4. Chính sách phân phối:
Phân phối là toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi
sản xuất đến người tiêu dùng có nhu cầu đảm bảo về chất lượng thời gian, số lượng,
chủng loại mà người tiêu dùng mong muốn.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 8
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ các nhà sản xuất
đến người tiêu dùng, nhờ nó mà khắc phục được những ngăn cách dài về thời gian
địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Do vậy mỗi

doanh nghiệp cần phải tìm ra kênh phân phối hiệu quả nhất cho mình.
Bảng 1.1 : Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm.
Các kênh phân phối được phân loại theo số cấp cấu thành chúng.
Kênh không cấp ( kênh tiêu thụ trực tiếp): Gồm các nhà sản xuất bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng. Phương thức bán là bán tại công ty, bán lưu động.
Kênh một cấp: Bao gồm một người trung gian. Trên các thị trường người tiêu
dùng người trung gian này thường là người bán lẻ. Còn trên thị trường hàng tư liệu
sản xuất thì người trung gian là người đại lý tiêu thụ hay người mô giới.
Kênh hai cấp: Bao gồm hai người trung gian. Trên thị trường thì những người
này thường là người bán sỉ và người bán lẻ.
Kênh ba cấp : Bao gồm ba nhà trung gian.
Đối với kênh tiêu thụ trực tiếp do trực tiếp quan hệ với người tiêu dùng và thị
trường nên để nắm bắt được thị hiếu, tình hình tiêu thụ hàng hóa từ đó dễ tạo uy tín
với khách hàng. Phương thức phân phối trực tiếp diễn ra chậm, công tác thanh toán
phức tạp, doanh nghiệp là người chịu rủi ro.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 9
Nhà SX
Nhà SX
Nhà SX
Nhà SX
Người bán sĩ Người bán lẻ Người TD
Người bán lẻ Người TD
Người TD
Người bán
sĩ lớn
Ngưởi bán
sỉ nhỏ
Người bán
lẻ
Người TD

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Đối với kênh tiêu thụ gián tiếp thì việc phân phối diễn ra nhanh chóng, công
tác thanh toán đơn giản. Nếu xảy ra rủi ro thì sau khi giao hàng các tổ chức trung gian
phải chịu trách nhiệm. Mặc dù vậy ở kênh gián tiếp này công ty không quan hệ trực
tiếp với thị trường, với người tiêu dùng nên rất khó kiểm tra đánh giá phản hồi từ
phía khách hàng.
1.3. Vai trò của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong doanh
nghiệp.
1.3.1. Thế nào là duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là việc duy trì và mở rộng nơi
trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ, thực chất nó là giữ vững và tăng thêm khách
hàng của doanh ngiệp.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách
hàng theo vùng địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ.
Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để
thoả mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của con người. Mở rộng theo chiều sâu là qua
sản phẩm để thoả mãn từng lớp nhu cầu, để từ đó mở rộng theo vùng địa lý. Đó là
vừa tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm
của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm chí
tăng số lượng sản phẩm cũ đã tiêu thụ trên thị trường, đồng thời tiêu thụ được những
sản phẩm mới trên thị trường đó. Sự đa dạng về chủng loại mặt hàng và nâng cao số
lượng bán ra là mở rộng thị trường theo chiều sâu.
1.3.2. Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm là một tất yếu khách
quan đối với doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, duy trì và mở rộng thị trường là khách quan đối với
các doanh nghiệp, là điều kiện để cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Trong kinh doanh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp thay đổi rất nhanh cho
nên mở rộng thị trường khiến cho doanh nghiệp tránh được tình trạng bị tụt hậu. Cơ
hội chỉ thực sự đến với các doanh nghiệp nhạy bén, am hiểu thị trường. Mở rộng thị
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 10

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
trường giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt để tiềm
năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳng
định vai trò của doanh nghiệp trên thị trường. Cho nên duy trì và mở rộng thị trường
là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
Bảng 1.2 : Cấu trúc thị trường sản phẩm A
Thị trường lý thuyết sản phẩm A: Tập hợp các đối tượng có nhu cầu
Thị trường tiềm năng của Doanh nghiệp sản phẩm A
Người không tiêu
dùng tuyệt đối
Thị trường hiện tại sản phẩm A
Người không tiêu
dùng tương đối
Thị trường các đối
thủ cạnh tranh
Thị trường của
Doanh nghiệp
Trên thực tế đã có nhiều ví dụ cụ thể về sự nỗ lực của doanh nghiệp trong duy
trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Coca và Pepsi là hai hãng sản suất nước
ngọt lớn trên thế giới, chiếm thị phần gần như tuyệt đối trong thị trường về nước
ngọt. Bao thập kỷ qua đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hai nhà sản xuất này. Kết
quả là có những lúc thị phần của Coca tăng còn Pepsi giảm và ngược lại. Qua nhiều
cuộc thử nghiệm trưng cầu ý kiến của khách hàng thì về chất lượng sản phẩm của hai
hãng này gần như tương đương nhau. Cho nên để cạnh tranh với nhau nhằm tăng thị
phần của mình, hai hãng này đã dành % chi phí lớn cho quảng cáo.
Mục đích của các hãng đó đều là giữ vững thị phần, thị trường đã có của
doanh nghiệp và mở rộng sang chiếm lĩnh phần thị trường của các đối thủ cạnh tranh
cùng ngành nhằm chinh phục thị trường hiện tại của sản phẩm và xa hơn nữa là mở
rộng phần thị trường tiềm năng của sản phẩm đó.
Tăng thêm phần thị trường, tức là tăng tỷ lệ phần trăm bộ phận thị trường

doanh nghiệp nắm giữ trên toàn bộ thị trường sản phẩm đó, là mục tiêu rất quan trọng
của doanh nghiệp. Duy trì và mở rộng thị trường làm rút ngắn thời gian sản phẩm
nằm trong quá trình lưu thông, do đó làm tăng tốc tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần
vào việc đẩy nhanh chu kỳ tái sản xuất mở rộng, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi
nhuận. Tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khiến cho các doanh nghiệp có điều
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 11
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
kiện tăng nhanh tốc độ khấu hao máy móc thiết bị, giảm bớt hao mòn vô hình và do
đó có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đổi mới kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật mới vào
sản xuất. Đến lượt nó kỹ thuật mới lại góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
sản phẩm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.
1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan:
1.4.1.1. Nhu cầu của thị trường:
Thị trường là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói, thị trường chính là môi trường sống của các
doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu tách khỏi thị trường, hoạt động
trái với các quy luật phát triển của thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể
hoạt động dựa theo quy luật phát triển của thị trường mà không thể điều chỉnh thị
trường được, do vậy thị trường tiêu thụ chính là nhân tố khách quan điều chỉnh trực
tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất kì một
doanh nghiệp nào khi đầu tư vào một loại sản phẩm đều phải xét đến nhu cầu của thị
trường để có những chính sách đầu tư hợp lí cho sản phẩm.
1.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh:
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm
đến các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là người đang chiếm giữ một phần thị
phần và giành giật một phần khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần
phải tìm cách để nắm bắt, phân tích các thông tin về đối thủ như: Chính sách giá,
chính sách phân phối, chính sách sản phẩm v.v… từ đó có các biện pháp phù hợp.
1.4.1.3. Các điều kiện tự nhiên, địa lí…

Các điều kiện địa lí, tự nhiên… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển
và tiêu thụ sản phẩm. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên sẽ quyết định chi phí vận
chuyển của hàng hoá, do đó ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của sản phẩm và sức
cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, các điều kiện tự
nhiên cũng sẽ làm cho chi phí quảng cáo và tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 12
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
tăng lên do đó sẽ làm cho quy mô và hiệu quả của hoạt động tiếp thị sản phẩm sẽ
giảm.
1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan:
Những nguyên nhân thuộc về bản thân công ty ảnh hưởng đến tình hình tiêu
thụ bao gồm : Giá, chất lượng sản phẩm, công tác tiếp cận thị trường, tổ chức tiêu thụ
v.v…
Công tác tổ chức tiêu thụ: Bao gồm các khâu khác nhau từ việc thiết kế mạng
lưới tiêu thụ, quảng cáo khuyến mãi… Nếu công tác tổ chức tiêu thụ không tốt sẽ làm
ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ quá trình kinh doanh. Và ngược lại nếu tổ chức tốt
thì công ty sẽ tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, doanh thu tăng, vòng quay vốn lưu động
tăng, giảm chi phí dự trữ bảo quản… Vì vậy công ty cần lựa chọn tổ chức tiêu thụ
sao cho phù hợp với đặc tính của sản phẩm và quy mô sản xuất. Bên cạnh đó công ty
còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ như: Quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng,
hội họp để tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với công ty.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
1.5.1. Lượng sản phẩm tiêu thụ:
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lượng sản phẩm tiêu thụ là những
sản phẩm đã xuất kho thành phẩm để giao cho khách hàng và đã nhận được tiền. Xác
định lượng sản phẩm trong năm phải căn cứ vào sản lượng sản xuất của sản phẩm,
hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới
phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ của năm trước.
Lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch của doanh nghiệp được xác định theo

công thức:
Q
kh
= Q- Q
1
- Q
2
Trong đó :
Q
kh
: Lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ kế hoạch.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 13
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Q : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch.
Q
1
: Lượng sản phẩm sản xuất tồn kho đầu kỳ.
Q
2
: Lượng sản phẩm sản xuất tồn kho cuối kỳ.
1.5.2. Doanh thu :
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có khoản thu nhận lớn nhất và thường
xuyên là doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ hay còn gọi là doanh số bán hàng của
doanh nghiệp.
Điều quan trọng đối với doanh nghiệp là bán được hàng hóa, thu hút được
nhiều khách hàng và mở rộng được thị trường. Sự đa dạng hóa hàng hóa và dịch vụ
cho phép mở rộng được nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn nhu cầu nhiều vẻ và đa
dạng của khách hàng, cho phép tăng được số lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra.
Doanh thu của doanh nghiệp được xác định theo công thức :
TR= Σ Q

i
x P
i
Trong đó :
TR : Doanh thu của doanh nghiệp.
Q
i
: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ i.
P
i
: Giá cả hàng hóa dịch vụ i.
Doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán
ra và phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ đó. Trong cơ chế thị trường nếu khối
lượng hàng hóa dịch vụ bán ra càng nhiều thì giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ hạ xuống và
ngược lại theo quy luật cung cầu. Vì vậy đối với mỗi loại hàng hóa dịch vụ trên mỗi
thị trường cần phải tính toán doanh thu biên (MR) bằng chi phí biên (MC). MR =
MC.
Từ đó mới quyết định lượng cung hàng hóa và dịch vụ. Khối lượng hàng hóa
dịch vụ bán ra của doanh nghiệp nhiều hay ít, giá cả cao hay thấp còn phụ thuộc chủ
yếu vào chất lượng hàng hóa nhu cầu của khách hàng dung lượng thị trường, địa
điểm bán hàng, phương thức phân phối và bán hàng.
1.5.3. Lợi nhuận và mức doanh lợi :
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 14
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Đây chính là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh hiệu quả quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là phần dôi ra ngoài những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
LN = TR – TC

LN : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
TR : Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
TC : Tổng chi phí của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều cố gắng nhằm mục đích tối đa hóa
lợi nhuận. Các doanh nghiệp chỉ đạt được lợi nhuận tối đa khi MR = MC.
Khi xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài giá trị
tuyệt đối lợi nhuận ta còn sử dụng chỉ tiêu mức doanh lợi. Có ba cách tính mức doanh
lợi khác nhau.
 Tính trên vốn kinh doanh :
Mức doanh lợi = Tổng lợi nhuận/ vốn kinh doanh.
 Tính trên doanh số bán hàng thực hiện.
Mức doanh lợi = tổng lợi nhuận/ Doanh thu.
 Tính trên chi phí kinh doanh.
Mức doanh lợi = Tổng lợi nhuận/ Tổng chi phí kinh doanh.
Ngoài ra người ta thường có tính đến mức tăng trưởng hàng năm của doanh
lợi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Mức tăng trưởng = Doanh lợi năm kế hoạch/ Doanh lợi năm gốc.
1.5.4. Năng suất lao động :
Năng suất lao động là một chỉ tiêu cơ bản của một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh. Năng suất lao động cao hay thấp là một yếu tố quyết định đến giá thành sản
phẩm và đặc biệt nó có ảnh hưởng hai chiều đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Năng
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 15
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
suất lao động cao góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó có khả năng hạ thấp
giá bán sản phẩm trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản
phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt có điều kiện để kích thích sản xuất
phát triển, có những biện pháp động viên thực tế đến sản xuất nhờ đó mà năng suất
lao động được nâng cao.
Năng suất lao động được xác định bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian của một cá nhân hay tập thể.

Năng suất lao động của cá nhân = Q/T.
Q : là số lượng sản phẩm cá nhân sản xuất trong kỳ kế hoạch.
T : Thời gian kỳ kế hoạch (1 tháng, 3 tháng)
Năng suất lao động bình quân = Q/T x Số người lao động.
Q : Số lượng sản phẩm của đơn vị cả một dây chuyền sản xuất trong kỳ
kế hoạch.
T : Thời gian kỳ kế hoạch.
Số người lao động : Số người lao động thực tế của đơn vị.

1.6. Nội dung của phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm.
1.6.1. Phân tích chung tình hình tiêu thụ :
Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động của khối
lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn công ty và đối với từng mặt hàng đồng thời xem
xét mối quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ
và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.
Sản phẩm của công ty chỉ được xem là tiêu thụ khi công ty xuất kho sản phẩm
gửi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Phương pháp phân tích :
Áp dụng phương pháp so sánh : So sánh doanh thu thực tế tính theo giá
bán kế hoạch (hoặc giá cố định) với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch
(hoặc giá cố định) về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 16
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung
Tỷ lệ hoàn Σ (Khối lương tiêu thụ thực tế * giá thực tế)
thành kế hoạch =
tiêu thụ chung Σ(Khối lượng tiêu thụ kế hoạch * giá kế hoạch)
So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của
từng loại sản phẩm, đồng thời so sánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hóa.

1.6.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc đánh
giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng sản phẩm mà còn phải tiếp tục phân tích tình
hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì công ty không thực
hiện tốt kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu sẽ ảnh hưởng tình hình tài chính của
công ty, tình hình sản xuất, kinh doanh làm giảm uy tín của công ty.
Nguyên tắc phân tích là: Không lấy giá mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho
những mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.
Trình tự phân tích:
Căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch tiêu thụ của công ty.
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm để thấy
được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.
CHƯƠNG 2:
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 17
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG (BHLĐ)
HƯNG THỊNH.
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh.
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH TRANG BỊ BHLĐ HƯNG THỊNH.
Giám đốc : Ông VÕ VĂN HÙNG
Công ty TNHH Trang Bị BHLĐ Hưng Thịnh có trụ sở đặt tại:
27 Hoàng Dư Khương – Phường 12 – Q.10 – Tp.Hồ Chí Minh.
ĐT : 083.862.7189 Fax : 083.862.0598
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hưng Thịnh.
Căn cứ vào phương án tình hình đặc điểm chung và sự cần thiết thành lập
công ty do các sáng lập viên của công ty đề ra như :
- Từ khi có chính sách đổi mới nền kinh tế ngày cành phát triển, Đảng và
nhà nước có chủ trương huy động khả năng mọi thành phần kinh tế tham gia xây

dựng đất nước với mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh”. Hiện nay, các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài đã và đang có những kế hoạch đầu tư thuộc các ngành nghề khác
nhau. Do vậy nhu cầu lao động cũng rất to lớn để phục vụ cho việc sản xuất.
- Tuy nhiên trong những năm qua, vấn đề an toàn lao động chưa được các
nhà đầu tư quan tâm đúng mức, nên thường xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc. Từ khi
có Bộ Luật Lao Động do Quốc Hội ban hàng 1994, vấn đề đảm bảo an toàn lao động
trong các xí nghiệp sản xuất là vấn đề bắt buộc. Cũng vì vậy, nhu cầu về các trang
thiết bị bảo hộ lao động là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Từ những phương án kế hoạch kinh doanh để sản xuất nên Công ty Trang
Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh đã được thành lập theo quyết định số 041426 ngày
13/06/1997 và quyết định thành lập chi nhánh số 4112008153 ngày 05/05/2002 của
sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban đầu trụ sở chính của công ty
được đặt tại 21 – D1 Điện Biên Phủ - P.25 – Q.Bình Thạnh, chi nhánh đặt tại
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 18
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
979/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh và một cửa hàng giới thiệu sản
phẩm đặt tại 16A/A1 Lê Hồng Phong (nd) – P.2 – Q10. Và đến ngày 03/07/2003 trụ
sở chính được dời về 16A/A1 Lê Hồng Phong (nd) – P.2 – Q.10, còn chi nhánh công
ty vẫn đặt tại 79/5/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh và nay cũng chính
là xưởng cắt may của công ty
2.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ - Mục đích hoạt động của Công ty Hưng Thịnh.
2.1.2.1. Chức Năng.
Công ty Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh là một công ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn, hạch toán độc lập chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho
việc bảo hộ lao động.
2.1.2.2. Nhiệm Vụ.
Sản xuất hàng bảo hộ lao động (Quần áo, giày dép, nón, khẩu trang, găng tay
bảo hộ lao động,…)
Mua bán hàng bảo hộ lao động, thiết bị máy công nghiệp – khai khoáng lâm
nghiệp – xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ ngành bảo hộ lao động, thiết bị phòng

cháy chữa cháy, vải, hàng may sẵn, giày dép, quần áo thể thao, quần áo bảo hộ lao
động…, may công nghiệp.
2.1.2.3. Mục đích hoạt động.
Mục tiêu kinh doanh : Sản xuất và dịch vụ.
Nghành nghề kinh doanh:
- Sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động:
+ Quần áo bảo hộ lao động.
+ Giày dép phục vụ cho người lao động.
+ Sản xuất bao bì bằng giấy.
Phạm vi hoạt động : trên toàn quốc.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 19
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
2.1.3. Hình thức góp vốn.
Vốn điều lệ ban đầu : 2.600.000.000 đồng.
Vốn kinh doanh : 4.300.000.000 đồng.
Bao gồm các nguồn vốn:
- Vốn doanh nghiệp : 3.600.000.000 đồng.
- Vốn vay : 700.000.000 đồng.
Công ty Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh là một doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và tự chịu trách
nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty còn có con dấu riêng và
có quyền mở tài khoản tại ngân hàng.
2.1.4. Cơ sở vật chất, đặc điểm hoạt động.
2.1.4.1. Cơ sở hạ tầng:
Trụ sở chính : 27 Hoàng Dư Khương – P.12 – Quận 10 – Tp.HCM
- Về vị trí mặt bằng sản xuất có các xưởng như sau:
- Xưởng cắt và may 1: được đặt tại số 79/5/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 –
Q.Bình Thạnh.
+ Xưởng cắt và may 2: được đặt tại Số 342/106 - Kp.6 – TT. Nhà Bè.
+ Xưởng in : đặt tại số 33/2 Kp.3 – Phường Bình Thuận – Q.7

Tất cả phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm.
2.1.4.2. Đặc điểm hoạt động:
Quy trình sản xuất được tiến hành như sau:
- Nhận công tác từ công ty giao xuống phân xưởng gồm : tài liệu kỹ thuật,
mẫu mã sản phẩm, các định mức nguyên phụ liệu liên quan đến mã hàng, nhận
nguyên liệu từ kho khách hàng. Lập biên bản ký nhận nguyên vật liệu.
- Quy trình sản xuất:
+ Quần áo :
 Cắt áo, quần theo mẫu mã đã được thiết kế.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 20
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
 Tiến hành phân công nhân ráp thành sản phẩm.
 In logo và tên công ty của khách hàng nếu có yêu cầu.
 Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm.
 Đóng gói  Xuất xưởng.
+ Giày:
 Cắt da theo mẫu thiết kế.
 May mui giày
 Cho vào máy ép : phần mui giày và đế giày được làm bằng cao su.
 Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm.
 Đóng gói  Xuất xưởng.
Sau quá trình sản xuất, hàng hóa được bộ phận dịch vụ đưa đi giao cho khách
hàng. Đây là một khâu rất quan trọng của công ty, vì bộ phận này sẽ trực tiếp gặp gỡ
khách hàng, nên sẽ nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng. Giúp công ty có
những điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
2.1.5. Bộ máy tố chức và nhân sự của công ty.
2.1.5.1. Tổ Chức nhân sự.
Công ty Hưng Thịnh có bộ máy tổ chức như sau:
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Hưng Thịnh
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 21

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐCKẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÒNG KINH DOANHPHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG DỊCH VỤ
XƯỞNG MAYXƯỞNG CẮT
XƯỞNG IN
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
2.1.5.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.
Giám Đốc : Quản lý và điều hành.
Phó Giám Đốc : Quản lý và chỉ đạo phòng kinh doanh. Quản lý và điều hành
công ty khi giám đốc đi công tác.
Phòng Kinh Doanh: Phụ trách bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, phân việc
cho phòng Vật Tư và phòng Dịch Vụ.
Kế Toán Trưởng : Quản lý phòng kế toán, lập kế hoạch sản xuất, kiểm duyệt
chứng từ kế toán.
Phòng Dịch Vụ : Chăm sóc khách hàng, giao hàng, quản lý đơn hàng, báo
cáo tiến độ công việc cho ban quản lý.
Phòng Vật Tư: Mua vật tư, quản lý hàng tồn kho, báo cáo tiến độ sản xuất.
Xưởng Cắt : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, thiết kế mẫu mã, cắt quần áo, và
các loại hàng hoá khác khi có đơn hàng.
Xưởng May : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, nhận hàng từ xưởng cắt, tiến
hành ráp thành phẩm, kiểm tra và xuất xưởng.
Xưởng In : Nhận hàng từ xưởng cắt hoặc xưởng may tùy theo yêu cầu kỹ
thuật. Tiến hành in theo yêu cầu của khách hàng.
Bảng 2.2 : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ - công nhân viên trong công ty
Trình Độ LĐPT Trung Cấp Cao đẳng Đại học
Số nhân viên 60% 10% 20% 10%
Nguồn : Số liệu nhân sự phòng kế toán.
Qua bảng hai ta thấy công ty đã có nguồn nhân lực có chất lượng cao, khả
năng thực hiện các công việc được giao tốt. Ngoài ra một số nhân viên đã có bằng đại

học thứ hai và một số đang theo học lớp vừa học vừa làm.
Qua sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy và công tác nhân sự hiện nay của công ty
Hưng Thịnh, xin có một số nhận xét sau :
- Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, đảm bảo quản lý chặt chẽ
hoạt động kinh doanh, phân định rõ chức năng quyền hạn, trách nhiệm của mỗi
phòng ban và từng công nhân viên.
- Cần lập thêm phòng Marketing.
- Công ty cần phải không ngừng đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công
nhân viên, cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên.
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 22
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
- Ngoài ra công ty cũng đã thực hiện tốt việc đào tạo con người, mỗi ngày
công nhân cắt may lành nghề ngày càng cao, tuy trang bị máy móc chưa thật sự hiện
đại nhưng đội ngũ công nhân may giỏi sẽ làm cho sản phẩm có chất lượng cao. Trong
đó chế độ ưu đãi và phúc lợi của công ty cao, tạo được môi trường làm việc hết sức
thoải mái cho công nhân.
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm (2007-2009).
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2007 – 2009)
Đvt : VNĐ
STT CHỈ TIÊU MÃ Năm 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
01
14.587.635.31
8
16.832.070.71
6
12,952.361.928

2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
02 2.050.200 12.300.000 6.019.000
3
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ (10 = 01-02)
10 14.585.585.148 16.819.770.716 12.946.342.928
4 Giá vốn hàng bán 11 13.292.222.405 15.596.389.117 11.395.438.452
5
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ (20= 10-11)
20 1.293.362.743 1.223.381.599 1.550.904.476
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
21 12.980.657 15.858.197 8.976.481
7 Chi phí tài chính 22 69.900.000 54.300.000
8 Chi phí bán hàng 24 140.872.824 271.512.340 167.959.679
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
25 983.275.537 813.689.999 852.052.497
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
(30=20+(21-22)-(24-
25))

30 112.595.009 99.737.457 539.868.781
11 Thu nhập khác 31
12 Chi phí khác 32 388.851.716
13
Lợi nhuận khác (40=31-
32)
40 (388.851.716)
14
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50=30+40)
50 112.595.009 99.737.457 151.017.065
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 23
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
15
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành
51 31.526.603 20.105.402 26.427.979
16
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoàn lại
52
17
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
(60 = 50-51-52)
60 81.068.406 79.632.055 124.589.041
Nguồn : Trích bảng kê khai thuế năm 2007-2009
Bảng 2.3 là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hưng Thịnh, trong ba
năm liền từ 2007 đến 2009, nhìn vào bảng ta số liệu ta thấy doanh thu của công ty có
giảm sút nhưng lợi nhuận tăng cao, đặc biệt là từ năm 2008 đến 2009 doanh thu của

công ty đã giảm sút mạnh do ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả nước do năm 2008
giá cả tăng cao nên doanh thu bán hàng của công ty cũng cao.
2.2. Phân tích chung hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh trong thời
gian qua.
2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh.
Từ trước những năm 2002 Công ty trang bị BHLĐ Hưng Thịnh chủ yếu bán ra
thị trường hàng hoá quần áo bảo hộ lao động theo đơn đặt hàng của các khách hàng
là chính. Sau năm 2002 công ty đã thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng
hoá sản xuất. Hiện nay ngoài mặt hàng chủ lực là may mặc bhlđ công ty còn sản xuất
giày bhlđ, găng tay, khẩu trang, nón các loại và các mặt hàng bảo hộ lao động khác…
Công ty luôn thực hiện phương châm sản xuất là chỉ đưa vào kế hoạch sản
xuất mặt hàng đã kí hợp đồng và chắc chắn sẽ được tiêu thụ trên thị trường.
Bảng 2.4: Bảng kết quả tiêu thụ các mặt hàng của công ty Hưng Thịnh.
Đvt: VNĐ
Các chỉ tiêu Năm So sánh %
2008 2009 2009/2008
Quần áo bhlđ các loại 9.198.726.646 8.724.710.995 94,85
Giày các loại 3.236.807.199 2.107.349.286 65,1
Găng tay các loại 472.981.187 274.590.073 58,06
Khẩu trang các loại 324.858.965 234.437.751 72,17
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 24
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh
Nón các loại 371.988.763 227.961.570 61,28
Dây đai an toàn 693.481.313 442.970.778 63,87
Các mặt hàng BHLĐ
khác
2.533.226.643 940.341.476 37,12
Tổng doanh thu
16.832.070.716 12.952.361.928
76,95

Nguồn : Trích bảng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm phòng kinh doanh.
Qua bảng 2.4 ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty năm 2009 gảm mạnh hơn
rất nhiều so với năm 2008, cụ thể là tổng doanh thu năm 2009 đạt 12,952,361,928
đồng giảm 23,05% so với năm 2008.
Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu các mặt hàng năm 2009 như sau :
- So với năm 2008 thì doanh thu Quần áo may mặc các loại năm 2009 có
giảm sút nhưng không đáng kể ( giảm 5,15%) , ngoài ra doanh thu của các mặt hàng
còn lại cũng đều giảm mạnh điển hình như doanh thu của mặt hàng găng tay so với
năm 2008 giảm 41,94%, mặt hàng này giảm mạnh là do tình hình nhập sợi để dệt
găng tay gặp khó khăn nên công ty phải cắt giảm sản xuất. So với năm 2008 thì mặt
hàng giảm sút doanh thu mạnh nhất là các mặt hàng khác (Ủng, áo mưa, kính các
loại, nút tai chống ồn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, dẻ lau …) giảm 62,88%, mặt
hàng giày các loại giảm 34,9%, dây đai an toàn giảm 36,13%.
Nhìn chung tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty tốt. Doanh thu các
mặt hàng năm 2009 có sự biến động mạnh nguyên nhân chính là do năm 2008 giá cả
thị trường tăng đột biến nên hàng hóa của công ty phải tăng giá làm tăng doanh thu.
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh thu giữa các mặt hàng của công Hưng Thịnh(năm 2009)
Chỉ Tiêu Tỷ trọng (%)
Quần áo bhlđ các loại 67,36
Giày các loại 16,27
Găng tay các loại 2,12
Khẩu trang các loại 1,81
Nón các loại 1,76
SVTH : Võ Trung Kiên Trang 25

×