Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh ánh hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.24 KB, 87 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH HOÀNG 3
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ánh Hoàng 3
Bảng 1.1: DANH MỤC NVL CỦA CÔNG TY TNHH ÁNH HOÀNG 5
1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty TNHH Ánh Hoàng. 6
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Ánh Hoàng 11
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến quá trình kế
toán nguyên vật liệu 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH ÁNH HOÀNG 15
2.1 Tớnh giỏ NVL 15
2.1.1 Tớnh giỏ NVL tăng 15
2.1.2 Tớnh giỏ NVL giảm 17
2.2 Kế toán ban đầu 18
2.2.1 Kế toán các nghiệp vụ tăng NVL của công ty TNHH Ánh Hoàng 18
Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT 23
Biểu số 2.2: Hóa đơn GTGT 23
Biểu số 2.3: Biên bản kiểm nghiệm vật tư 26
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho 27
Biểu số 2.4: Phiếu nhập kho vật liệu chính 29
Biểu số 2.5: Phiếu nhập kho vật liệu phụ 30
2.2.2 Kế toán giảm NVL 31
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
i
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Biểu số 2.6: Phiếu đề nghị xuất vật tư 32


Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho 33
Biểu số 2.7: Phiếu xuất kho vật liệu chính 34
Biểu số 2.8: Phiếu xuất kho vật liệu phụ 35
2.3 Kế toán chi tiết NVL 35
Biểu số 2.9: Thẻ kho 37
Biểu số 2.10: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) 40
Biếu số 2.11: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. .41
Biểu số 2.12: Sổ chi tiết thanh toán với người bán 43
2.4 Kế toán tổng hợp NVL tại công ty TNHH Ánh Hoàng 45
Biểu số 2.13: Sổ nhật kí chung 47
Biểu số 2.16: Sổ nhật kí mua hàng 49
Biểu số 2.14: Sổ cái TK 152 50
Biểu số 2.15: Sổ cái TK 331 52
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH ÁNH HOÀNG 54
3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán NVL và phương hướng hoàn thiện
tại công ty TNHH Ánh Hoàng 54
3.1.1 Ưu điểm 54
3.1.2 Nhược điểm 59
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 62
3.2 Các giải pháp hoàn thiện 63
3.2.1 Về công tác quản lý NVL 63
3.2.2 Về việc tớnh giỏ NVL 66
3.2.3 Về hệ thống chứng từ kế toán 69
Khi lập thêm bảng phân bổ NVL theo đối tượng sử dụng kế toán dễ dàng
theo dõi, kiểm soát chi phí NVL nhất là ở những khoản mục có giá trị
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
ii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
tăng bất thường. Do đó, kế toán dễ dàng phát hiện sai sót, từ đó việc tính

giá thành chuẩn xác hơn 73
3.2.4 Về báo cáo quản trị và phân tích hiệu quả sử dụng NVL 73
3.2.5 Việc áp dụng kế toán máy tại công ty TNHH Ánh Hoàng 77
KẾT LUẬN 79
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
iii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH HOÀNG 3
Bảng 1.1: DANH MỤC NVL CỦA CÔNG TY TNHH ÁNH HOÀNG 5
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Ánh Hoàng 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH ÁNH HOÀNG 15
Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT 23
Biểu số 2.2: Hóa đơn GTGT 23
Biểu số 2.3: Biên bản kiểm nghiệm vật tư 26
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho 27
Biểu số 2.4: Phiếu nhập kho vật liệu chính 29
Biểu số 2.5: Phiếu nhập kho vật liệu phụ 30
Biểu số 2.6: Phiếu đề nghị xuất vật tư 32
Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho 33
Biểu số 2.7: Phiếu xuất kho vật liệu chính 34
Biểu số 2.8: Phiếu xuất kho vật liệu phụ 35
Biểu số 2.9: Thẻ kho 37
Biểu số 2.10: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) 40
Biếu số 2.11: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. .41

Biểu số 2.12: Sổ chi tiết thanh toán với người bán 43
Biểu số 2.13: Sổ nhật kí chung 47
Biểu số 2.16: Sổ nhật kí mua hàng 49
Biểu số 2.14: Sổ cái TK 152 50
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
iv
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Biểu số 2.15: Sổ cái TK 331 52
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH ÁNH HOÀNG 54
KẾT LUẬN 79
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
v
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH HOÀNG 3
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Ánh Hoàng 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH ÁNH HOÀNG 15
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho 27
Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho 33
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH ÁNH HOÀNG 54
KẾT LUẬN 79
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
vi

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 NVL Nguyên vật liệu
2 XDCB Xây dựng cơ bản
3 GTT Giá thực tế
4 GKH Giá kế hoạch
5 KH Kế hoạch
6 CP Chi phí
7 TK Tài khoản
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
9 HĐ Hóa đơn
10 GTGT Giá trị gia tăng
11 PNK Phiếu nhập kho
12 PXK Phiếu xuất kho
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
vii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
LỜI NÓI ĐẦU
Gần ba mươi năm sau khi tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đang
từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành giảm dần, thay vào đó, tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng cao. Bên cạnh đó, nhà
nước có nhiều chính sách tích cực khuyến khích các doanh nghiệp thành lập
và phát triển như chính sách hỗ trợ thuế… Vì thế số lượng doanh nghiệp ở
nước ta ngày càng lớn ở tất cả các lĩnh vực: sản xuất, xây dựng, kinh doanh
thương mại. Điều ấy đã mở ra một thời kì mới cho nền kinh tế Việt Nam-
thời kỡ “cụng nghiệp húa”. Tuy nhiờn, nó cũng đặt ra một thách thức mới
cho các doanh nghiệp là làm thế nào có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác và đứng vững trên thị trường. Để giải quyết bài toán ấy, các doanh

nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, bằng mọi cách hạ giá thành sản
phẩm đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng của nó. Một trong những cách
thức để hạ giá thành là kiểm soát tốt các khoản chi phí: chi phí nguyên vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung…
Với lĩnh vực hoạt động chính là xây dựng, nguyên vật liệu có vai trò
quan trọng trong công ty TNHH Ánh Hoàng. Chi phí nguyên vật liệu chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, là một bộ phận hỡnh
thành nên giá thành sản xuất. Hơn thế nữa, nguyên vật liệu quyết định tới
chất lượng của công trình xây dựng. Vật liệu có đúng chủng loại, đúng quy
cách, mẫu mã mới tạo ra được những công trình đảm bảo yêu cầu kĩ thuật,
có giá trị sử dụng lâu dài. Vì thế, vấn đề kế toán nguyên vật liệu là điều kiện
không thể thiếu được trong công tác kế toán của công ty, nhằm quản lý việc
sử dụng vật liệu, cung cấp đầy đủ, đồng bộ số lượng và giá trị nguyên vật
liệu cần thiết cho quá trình xây dựng. Từ đú giỳp cho công ty lên kế hoạch
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
sử dụng và dự trữ vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành
sản phẩm.
Trong những năm gần đây, do sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế
nên giá cả thị trường trong đó có giá cả nguyên vật liệu cũng thay đổi theo.
Vì vậy mà chi phí về nguyên vật liệu tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới
nguồn vốn lưu động của công ty. Ngoài ra, do công ty thi công công trình ở
nhiều địa điểm khác nhau nên việc kiểm soát vật liệu hết sức khó khăn. Do
đó, việc tăng cường quản lý và hạch toán chặt chẽ nguyên vật liệu có ý nghĩa
quan trọng hơn bao giờ hết. Nú giúp cho công ty sử dụng tốt nhất yếu tố đầu
vào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sau bốn năm học tập tại khoa kế toán- trường Đại học kinh tế quốc
dân đồng thời được học tập thực tế tại công ty TNHH Ánh Hoàng, em càng
nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu. Do đó em

đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại
công ty TNHH Ánh Hoàng”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập của em gồm 3
chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty
TNHH Ánh Hoàng
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Ánh Hoàng
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Ánh Hoàng
Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo TS.Phạm Đức Cường, cũng như cỏc cụ chỳ trong ban lãnh đạo và
phòng kế toán Công ty, nhưng do nhận thức và trình độ bản thân có hạn nên
đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của thầy cô để đề
tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH
HOÀNG
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ánh Hoàng
Đối với một công ty xây dựng như công ty TNHH Ánh Hoàng thì
nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được. Đó là những đối
tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như sắt, thép, xi măng,
đỏ… Tuy nhiên nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất nhất
định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động,
chúng bị tiêu hao toàn bộ như các loại vật liệu xi măng, cát, sỏi hoặc thay
đổi hình thái vật chất ban đầu như sắt, thộp… để cấu thành nên thực thể của

sản phẩm. Cựng với đó, giá trị của nguyên vật liệu được chuyển một lần và
chuyển dịch toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì, hình thành
nên giá thành công trình xây dựng. Có thể nói, chi phí nguyên vật liệu chiếm
tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của công ty. Đối với những công
trình, hạng mục công trình đã thực hiện thì chi phí nguyên vật liệu chiếm
khoảng 60%- 70% tổng chi phí. Vì thế, chỉ một sự thay đổi nhỏ về chi phí
NVL cũng ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Do đó, việc tổ chức quản lý và
hạch toán nguyên vật liệu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Do hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên công ty TNHH Ánh Hoàng
sử dụng khá nhiều loại nguyên vật liệu với số lượng tương đối lớn và nhiều
chủng loại khác nhau như cát, sỏi, xi măng, sắt, thép, gạch, chất phụ gia,
nhiên liệu … Trong đó, mỗi loại nguyên vật liệu lại có những đặc tính lý hóa
khác nhau như cát có cát đen, cát vàng, có công dụng khác nhau như gạch có
gạch xây, gạch ốp, gạch lát . Điều ấy đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
danh mục nguyên vật liệu của công ty. Các loại NVL của công ty có đặc
điểm là dễ bị oxy hóa, cồng kềnh, dễ hao hụt đòi hỏi phải được bảo quản
chặt chẽ. Hơn thế nữa, mỗi một loại vật liệu lại có vai trò khác nhau và được
sử dụng trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, do
công ty thi công ở nhiều địa điểm khác nhau nên trong quá trình thu mua,
NVL có thể được nhập kho hoặc xuất dùng trực tiếp không nhập kho để tiết
kiệm chi phí. Do đó, để quản lý việc sử dụng của tất cả các loại nguyên vật
liệu là hết sức khó khăn. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý NVL phải quản lý
cả về số lượng, chủng loại, giá cả, chất lượng cũng như hạch toán kế toán
NVL phải được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học, hợp lý đảm bảo cung
cấp được đồng bộ, kịp thời cho sản xuất, ngăn ngừa hư hỏng, mất mát
nguyên vật liệu tránh làm ảnh hưởng đến sản xuất và thậm chí là uy tín của

công ty.
Để kiểm soát việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu, dựa vào công
dụng của chúng, công ty phân loại nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu
chính (TK 1521), vật liệu phụ (TK 1522), nhiên liệu (TK 1523), thiết bị và
vật liệu XDCB (TK 1524) và phế liệu (TK 1525).
Nguyên liệu và vật liệu chính của công ty là những nguyên liệu, vật
liệu cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm, chiếm phần lớn về số
lượng và giá trị NVL của doanh nghiệp bao gồm: cát, sắt, đá, xi măng, thép,
gạch. Tuy nhiên, mỗi loại vật liệu được chi tiết cụ thể hơn như cát gồm có
cát vàng, cát đen, gạch gồm gạch ốp, gạch xây…
Vật liệu phụ là những vật liệu được dùng kết hợp với nguyên vật liệu
chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc để
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thực hiện thuận lợi hơn bao gồm:
sơn, kớnh, dõy buộc…
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng trong quá trình sản
xuất, bao gồm: xăng, dầu…
Thiết bị và vật liệu XDCB là các loại thiết bị, vật liệu do công ty mua
về để phục vụ cho hoạt động xây lắp, XDCB bao gồm ốc vít, cần lắp, kéo
cắt kớnh…
Phế liệu trong công ty là các loại nguyên vật liệu thu hồi được sau khi
xây dựng xong. Phế liệu thường mất một phần hoặc mất hết giá trị sử dụng
ví dụ như sắt, thép vụn, vỏ bao xi măng…
Theo cách phân loại trên, tại công ty TNHH Ánh Hoàng, phòng kế
toán đã hệ thống hóa nguyên vật liệu thành bảng danh mục nguyên vật liệu:
Bảng 1.1: DANH MỤC NVL CỦA CÔNG TY TNHH ÁNH HOÀNG
STT Tên nguyên vật liệu Mã vật tư Đơn vị tính
1 Cát vàng CVANG m3

2 Cát đen CDEN m3
3 Sắt phi 5 SAT5 kg
4 Sắt phi 6+8 SAT68 kg
5 Sắt phi 10 SAT10 kg
6 Sắt phi 28 SAT28 kg
7 Tôn TON m3
8 Thép C THEPC kg
9 Thép U THEPU kg
10 Thép I THEPI kg
11 Thép V THEPV kg
12 Thép ống mạ kẽm THEPOMK kg
13 Thép ống F406 THEP406 kg
14 Thép tấm không gỉ THEPTKG kg
15 Thép cây THEPCAY kg
16 Xi măng trắng XMTRANG kg
17 Xi măng đen XMDEN kg
18 Sỏi xanh SOIXANH m3
19 Sỏi vàng SOIVANG m3
20 Đinh DINH kg
21 Keo KEO m3
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
22 Sơn SON hộp
23 Gỗ GO m3
24 Cọc tre CTRE chiếc
25 Dây buộc DBUOC m
26 Dầu nhớt DNHOT lit
27 Xăng A92 XANG92 lit
28 Mỡ công nghiệp MOCN lít

29 Kính KINH m3
30 Ốc vít OCVIT kg
31 Bu lông BLONG kg
32 Vòng bi VONGBI chiếc
33 Mối hàn MOIHAN chiếc
34 Cần lắp CANLAP chiếc
35 Kéo cắt kính KEO chiếc
36 Chất phụ gia CPG kg
Do phân loại và mã hóa như trên nên công ty dễ dàng quản lý và theo
dõi việc sử dụng từng loại nguyên vật liệu, tránh nhầm lẫn cho việc hạch
toán số lượng và giá trị NVL, từ đó có kế hoạch mua sắm và dự trữ kịp thời.
1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty TNHH Ánh
Hoàng
Công ty TNHH Ánh Hoàng là doanh nghiệp sản xuất nên hoạt động
nhập, xuất NVL diễn ra thường xuyên và liên tục đối với từng thứ, từng loại.
Do khối lượng NVL lớn và được mua từ nhiều nguồn khác nhau nên quá
trình luân chuyển NVL trong công ty phải được kiểm soát chặt chẽ để đem
lại hiệu quả sử dụng NVL cao nhất, giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Quá trình luân chuyển NVL trong công ty bao gồm cỏc khõu sau: thu
mua, sử dụng, dự trữ, bảo quản.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Đối với việc thu mua, NVL là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên
biến động, vì vậy, để việc thu mua có hiệu quả công ty đã quản lý cả về số
lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí mua, địa điểm thu
mua. Nguyên vật liệu trong công ty được hình thành từ mua ngoài là chính.
Các nhà cung ứng vật tư cho công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất,
doanh nghiệp thương mại, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như cửa hàng…

Công ty có một phòng ban riêng phụ trách về vấn đề này- phòng thiết bị vật
tư. Khi có một công trình xây dựng, căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế
của công ty, phòng thiết bị vật tư lập kế hoạch cung ứng NVL cho sản xuất,
xác định định mức tiêu hao, định mức dữ trữ NVL và cân đối việc thu mua.
Đa phần các nhà cung ứng NVL cho công ty đều gần kho hoặc gần công
trình công ty đang thi công để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Hơn thế nữa, để
đảm bảo thu mua được NVL có chất lượng tốt, đúng quy cách mẫu mà, đúng
chủng loại và giá thành phù hợp, công ty đã thực hiện lựa chọn các nhà cung
ứng lớn, có uy tín làm đối tác lâu dài.
Với các loại NVL chính, do chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí NVL của
đơn vị nên công ty quản lý chặt chẽ khâu thu mua. Khi có nhu cầu về NVL
chính, công ty lên kế hoạch sử dụng và xây dựng định mức tiêu hao, định
mức dữ trữ. Sau đó, công ty thực hiện nghiên cứu kĩ lưỡng các nhà cung ứng
vật tư để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất, việc vận chuyển về kho của
đơn vị được giám sát chặt chẽ bởi nhân viên phòng thiết bị vật tư, tránh thiệt
hại nhiều trong quá trình vận chuyển. Các nhà cung cấp NVL chính cho
công ty gồm: công ty cổ phần Bảo Ngọc Phát, công ty TNHH sản xuất
thương mại dịch vụ Hiệp Hưng, các cửa hàng kinh doanh giàn giáo, thiết
bị…. Ngoài ra, với những NVL phụ, nhiên liệu… công ty thực hiện thu mua
ở nhiều nguồn khác nhau trong cả nước gần các công trình xây dựng.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Việc thu mua NVL của công ty được thực hiện theo đúng tiến độ thời
gian, kế hoạch sản xuất nhằm tránh tình trạng NVL bị ứ đọng hay thiếu hụt
làm gián đoạn đến các công trình khác.
Do tính chất NVL trong công ty nhiều về số lượng, đa dạng về chủng
loại nên công ty rất chú trọng đến việc quản lý NVL. Toàn bộ NVL được
nhập mua trong nước công ty đều thu mua theo phương thức giao hàng tại
kho của công ty. Chính sách thu mua này giúp cho công tác quản lý rất thuận

tiện và tránh được thất thoát trong quá trình vận chuyển.
Sau khi thu mua được NVL, công ty xuất dùng trực tiếp cho các đội
thi công công trình hoặc tiến hành nhập kho để xuất dùng khi có nhu cầu.
Việc sử dụng nguyên vật liệu được căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu
thực tế cho từng công trình. Kế hoạch sản xuất được xây dựng phù hợp với
đặc điểm, quy mô và nhu cầu sử dụng của từng công trình nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, không ngừng phấn đấu giảm chi phí NVL tiêu dùng
trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng công trình đã quy định.
Việc sử dụng NVL ở các công trình xây dựng được sự giám sát chặt
chẽ của phòng kế hoạch kĩ thuật và phòng thiết bị vật tư. Các đội xây dựng
phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm, khoa học trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn
kĩ thuật, chủng loại vật liệu và dự toán chi phí đã được xây dựng. Khi có nhu
cầu sử dụng NVL, các đội xây dựng lập phiếu đề nghị xuất vật tư trong đó
liệt kê các loại NVL cần dùng và số lượng của chúng gửi lên phòng kế
hoạch kĩ thuật. Xét thấy cần phải xuất vật tư, phòng kế hoạch kĩ thuật cùng
với phòng thiết bị vật tư kí duyệt và chuyển sang cho kế toán lập phiếu xuất
kho. Sau đú, phòng kế toán gửi cho thủ kho để thủ kho thực hiện xuất kho
vật tư. Nếu vật tư trong kho không cung cấp đủ thì thủ kho bỏo lờn phũng
thiết bị vật tư để mua mới. Dựa vào kế hoạch sản xuất, khi cần đến loại NVL
nào phòng thiết bị vật tư mới tổ chức xuất kho hoặc mua mới ra công trường
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
để hạn chế mất mát, hao hụt. Mỗi đội xây dựng đều có một nhân viên phụ
trách việc cung ứng vật tư cho đội mình. Căn cứ vào giấy đề nghị xuất vật tư
và phiếu xuất kho, nhân viên cung ứng tới kho lĩnh vật tư và mang về đội để
tiếp tục thi công công trình. Cuối ngày hoặc sau khi công trình hoàn thành,
nhân viên này có trách nhiệm tập hợp, kiểm kê NVL thừa, thu hồi phế liệu
và giao thủ kho nhập lại kho.
Về quá trình dự trữ NVL, phòng thiết bị vật tư trong công ty có trách

nhiệm xây dựng định mức dự trữ cho từng loại NVL. Theo đó, những chủng
loại NVL có giá mua biến động lớn trên thị trường và cần sử dụng nhiều
trong thi công được dự trữ nhiều như sắt, thép, gạch, tôn, xi măng. Những
loại vật liệu như cát, sỏi do dễ hao hụt, khó bảo quản và cần nhà kho lớn để
bảo quản nên được dự trữ ít. Hầu hết, loại vật liệu này khi cần thiết mới tổ
chức thu mua.
Nguyên vật liệu mua về hoặc sử dụng không hết được công ty bảo
quản ở trong kho. Công ty đã xây dựng một dãy nhà kho gồm hai khu để
chứa NVL. Mỗi khu được thiết kế nhiều phòng để chứa các loại NVL khác
nhau. Dựa vào tính chất lý hóa và yêu cầu bảo quản riêng, hệ thống kho tàng
bến bãi của công ty được phân khu như sau:
Khu một để chứa những loại NVL có bao bì hoặc khó hao hụt mất mát
tự nhiên gồm 3 kho: kho sắt, kho thộp, tụn, kho xi măng và các loại NVL
phụ, thiết bị xây dựng cơ bản.
Khu hai để chứa những vật liệu không có bao bì và dễ bị hao hụt mất
mát tự nhiên gồm hai kho: kho cát, kho sỏi, đá
Các loại nhiên liệu không được dự trữ ở trong kho mà xuất dùng ngay
cho sản xuất.
Cách phân chia kho như vậy để việc bảo quản NVL được tốt hơn và
tránh mất mát, hao hụt.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Do tính chất của các loại NVL trong công ty như trên nên khu một
được xây dựng kiên cố và được trang bị các thiết bị cần thiết cho việc bảo
quản. Do đó mà vật tư luôn được bảo quản với chất lượng tốt. Nền kho được
xây dựng cao hơn mặt sân bên ngoài, có lát gạch để hạn chế tiếp xúc trực
tiếp với đất, giảm độ ẩm của nền nhà kho. Kho hai do chỉ dự trữ cát, sỏi, đỏ
nờn được xây dựng đơn giản hơn. Tuy nhiên, các kho đều được trang bị
phương tiện cân đong đo đếm để thuận lợi trong việc nhập, xuất vật liệu.

Trong công ty có thủ kho làm nhiệm vụ trông giữ và bảo quản NVL.
Tại các công trình đang thi công, công ty cũng dựng những lán bằng
gỗ có mái che để chứa đựng vật liệu sử dụng. Những lán ấy chủ yếu để đựng
xi măng, vật liệu phụ, thiết bị XDCB còn đa phần cát, sỏi, sắt, thép… đều để
ngoài trời. Hàng ngày, công ty cũng cử một người trong đội xây dựng hoặc
thuê một người làm nhiệm vụ trông coi vật liệu.
1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty TNHH Ánh Hoàng
1.3.1 Tổ chức quản lý chung tại công ty
Bộ máy tổ chức là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả làm việc
của công ty. Vì vậy, trong thời gian hoạt động, công ty không ngừng cải tiến
bộ máy làm việc theo hướng gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả.
Công ty TNHH Ánh Hoàng tổ chức bộ máy quản lí theo mô hình trực
tuyến chức năng. Giám đốc là người đứng đầu điều hành doanh nghiệp, quản
lý hoạt động của cỏc phũng ban. Mỗi một phòng ban có một chức năng,
nhiệm vụ riêng. Trưởng cỏc phũng ban ấy có nhiệm vụ nhận chỉ thị trực tiếp
của giám đốc và tổ chức công việc, báo cáo kịp thời nhanh chóng hiệu quả
công việc đã thực hiện trong phạm vi phân công phụ trách.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty (sơ đồ 2) được thể hiện như sau:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Ánh Hoàng
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
Phó giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng tài
chính kế
toán

Phòng kế
hoạch kĩ
thuật
Phòng thiết
bị vật tư
11
Giám đốc
Đội xây
dựng số 1
Đội xây
dựng số 2
Đội xây
dựng số 3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến quá trình kế toán
nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của quá
trình sản xuất sản phẩm. Đối với công ty TNHH Ánh Hoàng, nguyên vật
liệu xuất hiện ở tất cả cỏc khõu, cỏc giai đoạn của quá trình thi công công
trình. Vỡ vậy, nú liờn quan đến nhiều bộ phận trong công ty. Do đó, quản lý
tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để
đảm bảo chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Tại công ty TNHH Ánh Hoàng, công tác quản lý
NVL có sự phân công rất rõ ràng, mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ khác
nhau. Trong đó những bộ phận liên quan tới quản lý NVL gồm:
Giám đốc là người theo dõi tất cả hoạt động của công ty trong đú có
hoạt động quản lý nguyên vật liệu. Giám đốc là người kiểm tra tình hình sử
dụng NVL, phê duyệt các quyết định thu mua nguyên vật liệu, là người
quyết định mức sử dụng cần thiết cho từng công trình và mức dự trữ vật tư
cần thiết trong kho. Đối với những loại vật liệu đặc biệt có yêu cầu chất

lượng cao, giám đốc là người trực tiếp liên hệ với khách hàng để tìm nguồn
cung ứng và kiểm định chất lượng sản phẩm như các loại sắt, thộp….
Phó giám đốc là người cùng với giám đốc quản lý các hoạt động của
công ty. Phó giỏm đốc là người kiểm soát các hoạt động thu mua vật liệu,
quản lý việc sử dụng vật liệu tại các công trình, tham mưu cho giám đốc nên
sử dụng loại vật liệu thích hợp và mức dự trữ vật liệu cho từng công trình.
Phòng thiết bị vật tư là bộ phận có liên quan trực tiếp nhất đến hoạt
động quản lý nguyên vật liệu tại công ty. Phòng có chức năng mua sắm, xây
dựng định mức và điều phối nguyên vật liệu. Nhiệm vụ của phòng là lập kế
hoạch sử dụng nguyên vật liệu, xây dựng định mức tiêu hao, định mức dự
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
trữ NVL và xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho từng công trình, từng giai
đoạn sản xuất. Sau khi có kế hoạch sử dụng NVL, phòng thực hiện tìm hiểu
thị trường để lựa chọn nhà cung ứng thích hợp và thực hiện việc mua sắm
NVL. Đồng thời phũng cú nhiệm vụ theo dõi biến động giá cả, chất lượng
của các loại vật tư trên thị trường để lên kế hoạch thay đổi hoặc dự trữ.
Ngoài ra, phòng tổ chức và quản lý việc nhập, xuất kho nguyên vật liệu,
cùng với thủ kho và phòng kế toán kiểm kê vật liệu trong kho. Phòng thiết bị
vật tư cũng thực hiện giám sát tiến độ thực hiện công trình xây dựng để giải
quyết các vướng mắc về việc sử dụng NVL và có kế hoạch cung ứng nguyên
vật liệu kịp thời đảm bảo thời gian và chất lượng cho hoạt động sảns xuất
kinh doanh của công ty. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, phòng lập báo
cáo tình hình sử dụng vật tư báo cáo cho giám đốc xem xét, quản lý.
Phòng kế toán cụ thể là kế toán vật tư có chức năng, nhiệm vụ liên
quan đến hoạt động quản lý nguyên vật liệu. Kế toán phần hành này theo dõi
tình hình nhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu, có trách nhiệm lập và lưu giữ
các chứng từ: lập phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL, biên bản kiểm kê vật
tư…, mở các sổ chi tiết, các bảng kê định kì, lập bảng tổng hợp nhập, xuất,

tồn vật tư và thường xuyên đối chiếu với thủ kho để phát hiện sai sót. Khi có
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật tư kế toán thực hiện ghi sổ theo đúng
quy định, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời về mặt số lượng cũng như
giá trị của NVL nhập kho, xuất kho, tồn kho. Ngoài ra, kế toán lập báo cáo
quản trị về vật tư cho giám đốc xem xét, nghiên cứu mức sử dụng, thu mua
và dự trữ vật tư cho từng công trình.
Thủ kho là người quản lý vật liệu của đơn vị, chịu trách nhiệm về số
lượng và chất lượng của nguyên vật liệu ở trong kho. Chức năng của thủ kho
là trông giữ, bảo quản và theo dõi về số lượng nhập, xuất, tồn vật tư nói
chung và nguyên vật liệu nói riêng. Hàng tháng hoặc hàng quý, thủ kho cùng
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
với phòng kế toán và phòng thiết bị vật tư thực hiện kiểm kê vật tư. Thủ kho
cú trỏch nhiệm báo cáo kịp thời cho giám đốc mức tồn kho nguyên vật liệu
để công ty lên kế hoạch mua sắm kịp thời.
Đội xây dựng là nơi trực tiếp tiếp nhận vật liệu về sử dụng cho hoạt
động sản xuất. Đội có trách nhiệm lập đơn đề nghị xuất vật tư cho từng công
trình, báo cáo với cấp trên tình hình sử dụng vật liệu tại nơi thi công để công
ty có kế hoạch thu mua và xuất kho kịp thời tránh tình trạng thiếu vật liệu
sản xuất. Khi công trình kết thúc, đội xây dựng quản lý vật liệu thừa sử dụng
không hết và thu hồi phế liệu mang về nhập kho. Ngoài ra, trong quá trình
thi công, đội có thể tham mưu cho phòng kế hoạch kĩ thuật và giám đốc sử
dụng loại vật liệu thích hợp với địa hình công trình.
Như vậy, mỗi phòng ban trong công ty có một chức năng riêng trong
hoạt động quản lý NVL của công ty: hoạt động thu mua, xây dựng định
mức, sử dụng, kiểm kê, dự trữ. Do đó, nếu doanh nghiệp quản lý tốt trong tất
cả cỏc khõu từ khâu thu mua đến khâu dự trữ NVL sẽ tạo ra được những
công trình có chất lượng tốt mà tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành công
trình, tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường.

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH HOÀNG
2.1 Tớnh giỏ NVL
Tớnh giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch
toán NVL. Đó là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL
theo một nguyên tắc nhất định. Không chỉ áp dụng những quy tắc kế toán
nói chung, việc tớnh giỏ NVL phải tuân thủ chuẩn mực kế toán số 02 –
Hàng tồn kho. Theo chuẩn mực này, NVL luân chuyển trong công ty phải
được tính theo giá gốc: “Hàng tồn kho tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần
có thể thực hiện được”. Trong đó, giá gốc của hàng tồn kho bao gồm “chi
phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để
có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại”. Việc lựa chọn
phương pháp tớnh giỏ chính xác, hợp lý và khoa học sẽ giúp cho công ty
tính toán được sát thực nhất giá trị của NVL cũng như giá thành công trình.
Cụ thể, việc tớnh giỏ NVL ở công ty TNHH Ánh Hoàng được thực
hiện như sau:
2.1.1 Tớnh giỏ NVL tăng
NVL tăng trong công ty là do mua về nhập kho hoặc phế liệu thu hồi
được khi thực hiện xong công trình.
Trường hợp thứ nhất: NVL tăng do mua về nhập kho:
Công ty tớnh giỏ NVL tăng do mua về nhập kho theo giá thực tế. Do
công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ nờn giỏ thực tế trong trường
hợp này bao gồm giá trị ghi trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT và chi
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường

phí thu mua nếu có. Công thức tớnh giỏ NVL tăng do mua về nhập kho
được thể hiện như sau:
Giá thực tế
của NVL
nhập kho
=
Giá mua
ghi trên
hóa đơn
+
Chi phí
thu mua
(nếu có)
+
Thuế không
được hoàn
lại (nếu có)
-
CKTM,
GGHB
Trong đó:
Giá mua trên hóa đơn là giá không bao gồm thuế GTGT
Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong
định mức…
Các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu…
Ví dụ: Trong hóa đơn số 00512 ngày 15/3/2011, công ty thực hiện
mua 2 tấn thép I, đơn giá thanh toán là 19.800 đồng/1kg. Công ty thuê người
vận chuyển với giá 600.000 đồng.
Giá thực tế của NVL: thép I là:
2.000 ì 18.000 + 600.000 =30.600.000 (đồng)

Nếu trong mỗi lần thu mua cần phải vận chuyển hai loại hàng hóa thì
kế toán sẽ thực hiện phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại NVL theo
công thức sau:
Chi phí vận
chuyển của
từng loại NVL
=
Tổng chi phí vận chuyển
ì
Trọng lượng,
số lượng của
từng loại NVL
Tổng trọng lượng, số lượng
NVL được vận chuyển
Ví dụ: Ngày 20 tháng 3 năm 2011, công ty thuê vận chuyển 1.000 kg
sắt phi 8 và 1.500 kg thép U. Tổng chi phí vận chuyển là 2.500.000 đồng.
Khi ấy, chi phí vận chuyển sẽ được phân bổ như sau:
Chi phí vận chuyển của sắt phi 8 = =1.000.000 (đồng)
Chi phí vận chuyển của thép U = 2.500.000 – 1.000.000 = 1.500.000 (đồng)
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Trường hợp 2: Tớnh giỏ phế liệu thu hồi nhập kho
Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho được xác định theo giá thực tế hoặc
theo giá bán trên thị trường.
Ví dụ: Ngày 28/02/2011, công ty đó bỏn 500 kg thép vụn phế liệu thu
hồi được với giá có thuế là 5.500 đồng/ 1Kg.
Như vậy, giá thực tế của số thép phế liệu là:
5.000 ì 500 = 2.500.000 (đồng)
2.1.2 Tớnh giỏ NVL giảm

Công ty thực hiện tớnh giỏ NVL xuất kho theo phương pháp giá thực
tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, giá NVL xuất kho được
tớnh riờng cho từng loại và đến cuối kì (cuối tháng ), kế toán mới tính toán
được. Để tính giá trị NVL xuất kho, trước hết, kế toán xác định giá bình
quân cho từng loại NVL dựa vào giá trị và số lượng của NVL tồn kho đầu kì
và nhập kho trong kì. Từ đó, kế toán xác định được tổng giá trị vật liệu xuất
kho trong tháng. Công thức tớnh giỏ của NVL xuất kho được xác định như
sau:
Giá thực tế NVL
xuất kho
=
Giá bình quân của
1 đơn vị NVL
x
Lượng NVL
xuất kho
Trong đó:
Giá bình quân
của 1 đơn vị
NVL
=
Giá trị NVL tồn
kho đầu kỳ
+
Giá trị NVL nhập kho
trong kỳ
Số lượng NVL
tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng NVL nhập

kho trong kỳ
Ví dụ: Trong tháng 4 năm 2011, tồn kho đầu tháng của thép I là 6.000
Kg, đơn giá 17.000 đồng/1kg, số lượng thép I nhập kho trong tháng là
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Đức Cường
15.000 Kg với tổng giá trị là 18.000 đồng/1 kg, tổng số lượng thép I xuất
kho trong tháng là 18.000 kg. Như vậy, kế toán xác định giá bình quân của 1
kg thép I là:
Giá bình quân của 1 kg thép I =
= 17.714 (đồng)
Giá thực tế của số thép I xuất kho = 17.714 ì 18.000 = 318.852.000 (đồng)
2.2 Kế toán ban đầu
Công tác kế toán ban đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
quản lý vật tư nói riêng và NVL nói chung. Kế toán ban đầu là việc lập, sử
dụng và luân chuyển những chứng từ gốc để làm căn cứ cho việc ghi sổ. Do
đó, kế toán ban đầu là cơ sở cho các công tác kế toán tiếp theo: kế toán chi
tiết, kế toán tổng hợp. Kế toán ban đầu có được quản lý tốt thỡ cỏc công tác
kế toán tiếp theo mới thực hiện tốt được. Vì vậy, kế toán ban đầu đòi hỏi
phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập đến khâu sử dụng và luân chuyển
chứng từ để đảm bảo thông tin đúng đắn trờn cỏc báo cáo tài chính. Tất cả
cỏc khõu phải được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, phù hợp với
tình hình thực tế của công ty.
2.2.1 Kế toán các nghiệp vụ tăng NVL của công ty TNHH Ánh Hoàng
Để đáp ứng nhu cầu quản lý trong công ty, kế toán ban đầu được thực
hiện theo từng kho, từng nhóm, từng loại vật liệu và được tiến hành đồng
thời ở kho và và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ. Các chứng từ
phải được lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung
phản ánh trung thực, chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc luân
chuyển chứng từ phải được sự giám sát chặt chẽ của kế toán trưởng để đảm

bảo việc ghi sổ cho các bộ phận liên quan.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hà – Lớp Kế toán tổng hợp 50A
18

×