Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện khoái châu, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.68 KB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................10
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN...............................................12
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội.........................................................12
1.1.2.Khái niệm quản lý và quản lý thu Bảo hiểm xã hội...............12
1.1.2.1. Khái niệm quản lý.........................................................................12
1.1.2.2. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội.....................................12
1.1.3. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội..................................................13
1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU .............13
BẢO HIỂM XÃ HỘI.................................................................................13
1.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu Bảo hiểm xã hội......13
1.2.2. Đảm bảo hoạt động thu Bảo hiểm xã hội ổn định, bền vững,
hiệu quả...........................................................................................13
1.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu Bảo hiểm xã hội..............14
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC.....14
1.3.1.Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội........................15
1.3.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội.....................15
1.3.3. Quản lý phương thức đóng, mức đóng Bảo hiểm xã hội......16
1.3.3.1. Phương thức thu..........................................................................16
1.4. TỔ CHỨC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI...............................................17
1.4.1. Phân cấp thu..........................................................................17
1.4.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm......................................18
1.4.3. Quản lý tiền thu Bảo hiểm xã hội.........................................18
1.4.4. Thông tin, báo cáo................................................................19
1.4.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu............................................................19
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI..................................................................................19


1.5.1.Chớnh sách tiền lương............................................................19
1.5.2.Lực lượng lao động ...............................................................20
1.5.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước............................20
1.5.4. Nhận thức của xã hội về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội...............20
1.5.5. Trình độ của cán bộ Bảo hiểm xã hội....................................21
2.1. VÀI NẫT GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN KHOÁI CHÂU VÀ CƠ QUAN
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN KHOÁI CHÂU.........................................22
2.1.2. Sơ lược về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu....23
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện
Khoỏi Chõu.....................................................................................23
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu.....25
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

1

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
BẮT BUỘC TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU................................................27
2.2.1. Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ở huyện Khoỏi
Châu.................................................................................................27
2.2.1.1.Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội.....................27
2.2.1.2. Quản lý người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội......31
2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội

.........................................................................................................35
2.2.3. Quản lý phương thức thu, mức thu Bảo hiểm xã hội............39
2.2.3.1. Phương thức thu...........................................................................39
2.2.3.2. Mức thu.........................................................................................39
2.2.4. Quy trình thu........................................................................40
2.2.5. Quản lý tổ chức thu...............................................................40
2.2.5.1. Phân công lực lượng làm công tác thu........................................40
2.2.5.2. Lập và xét duyệt kế hoạch thu......................................................41
2.2.5.3. Quản lý tiền thu, thông tin báo cáo và quản lý hồ sơ, tài liệu....42
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU.....................................................................43
2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................43
2.3.2. Một số tồn tại ........................................................................46
2.3.2.1. Tình trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội..................................46
2.3.3. Nguyên nhân .........................................................................51
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở HUYỆN KHỐI CHÂU.........54
3.2.1. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền về Bảo hiểm xã hội..........54
Về nội dung: Cần phải căn cứ vào đối tượng để tuyên truyền, đối tượng
nào chưa hiểu hết về chớnh sách chế độ nào thì phải tuyên truyền về chớnh
sách chế độ đó.............................................................................................55
- Đối với người lao động nói chung: cần giải thích để họ thấy được số tiền
mà họ phải trích ra từ lương ra đóng là hữu ích và hợp lý. Họ chỉ cần đóng
ẳ số tiền cũn người sử dụng lao động sẽ đóng ắ số tiền cũn lại. Trong khi
đó, họ có thể nhận được trợ cấp từ BHXH khi giảm hoặc mất thu nhập, khi
về già khơng có lương, được trợ cấp khi ốm đau, thai sản..........................55
Trên địa bàn Khoỏi Chõu người lao động làm việc chủ yếu trong các
ngành may mặc, giày dộp,cơ khớ… Do đó, các cán bộ cần phải tuyên
truyền để họ thấy được sự cần thiết phải có BHXH bởi đõy là những ngành
rất dễ xảy ra tai nạn do chủ sử dụng lao động không trang bị đủ các biện

SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

2

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

pháp bảo hộ lao động hoặc do người lao động bất cẩn do khơng được trang
bị các kiến thức về an tồn lao động. Do vậy, họ cần đóng BHXH để dàn
trải bớt rủi ro................................................................................................55
- Đối với doanh nghiệp: khi người lao động gặp phải rủi ro thì việc kinh
doanh cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, việc tuyên truyền tham gia BHXH cần
nhấn mạnh để doanh ngiệp thấy được tham gia cho người lao động không
chỉ là trách nhiệm mà cũn là cần thiết trong việc đảm bảo công việc kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc tuyên truyền về chớnh sách pháp luật,
về các chế độ BHXH, giải pháp các thắc mắc của các đơn vị, hướng dẫn, về
các chế độ, BHXH cần phải quan tõm đến việc tuyên truyền về mục đích
bản chất nhõn đạo của BHXH. Nếu thực hiện được điều này thì tõm lý của
người lao động sẽ thay đổi, họ sẽ tự nguyện đóng BHXH thay vì bắt buộc
đóng như hiện nay.......................................................................................55
Về hình thức: Cần phải áp dụng đa dạng và phong phú các hình thức:. 55
Trưng bày các pano, áp phích về BHXH ở nơi đơng dân cư: Thực tế cho
thấy chỉ có một nửa bộ phận người lao động là nghe đài và đọc báo chí.
Nguyên nhân là do trình độ nhận thức của họ cịn hạn chế hoặc sau 8h làm
việc họ cần có thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Do đó bên cạnh việc phối

hợp với đài phát thanh truyền hình huyện, BHXH cần trưng bày các pano,
áp phích về BHXH ở nơi đơng dân cư. Những hình ảnh đẹp mắt được ghi
lai nhiều lần trong tâm trí từ đó sẽ tác động tới nhận thức của người lao
động nhất là nửa bộ phận cịn lại khơng có thời gian nghe đài và đọc báo
chí................................................................................................................56
Bài học kinh nghiệm về cơng tác thơng tin tuyền truyền là phải có nội
dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn
cụ thể. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí dành cho cơng tác tun truyền cũng
cần phải được bố trí tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Thực tế trong điều
kiện hiện nay thì nguồn kinh phí dành cho cơng tác thơng tin tuyền truyền
chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu, BHXH Khoỏi Châu đã phải tiết kiệm
các mục chi khác để dành ưu tiên cho chi tun truyền. Vì vậy, kinh phí
cho thông tin tuyền truyền rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước........................57
3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý cán bộ thu Bảo hiểm xã hội.......57
3.2.4. Tăng cường quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội..............60
3.2.5. Tăng cường phối hợp đa ngành.............................................61
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.................................................................63
3.3.1. Khuyến nghị với Đảng và Nhà Nước....................................63
3.3.2. Khuyến nghị với Bảo hiểm tỉnh Hưng Yên...........................64
3.3.3. Khuyến nghị với huyện ủy, các ban ngành có liên quan.......64
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

3

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

KẾT LUẬN.................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................66

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tơi;
Các số liệu, kết quả nêu trong bài là trung thực và xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả khóa luận tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Thảo

SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

4

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô
giáo, Thạc sĩ Đỗ Thùy Dung – người đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới người
thân, bạn bè đã ủng hộ em rất nhiều để em hồn thành
khóa luận này!


SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

5

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ASXH:

An sinh xã hội

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp


CL:

Công lập

DN:

Doanh nghiệp

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

DNCV ĐTNN:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

DNNQD:

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

HCSN:

Hành chính sự nghiệp

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

HĐND:


Hội đồng nhân dân

HTX:

Hợp tác xã

LĐTB &XH:

Lao động thương binh và xã hội

SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

6

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp
LH:

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung
Lương hưu

NLĐ:

Người lao động

NSNN:


Ngân sách Nhà nước

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

UBND:

Ủy ban nhân dân

TC:

Trợ cấp

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Khoỏi Chõu – Hưng Yên
BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng lao động trên địa bàn huyện Khoỏi Châu (2008 - 2011)
Bảng 2: Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Khoỏi Châu (2008 - 2011)
Bảng 3: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH huyện
Khoỏi Chõu(2008 - 2011)
Bảng 4: Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Khoỏi Châu (2008 - 2011)
Bảng 5: Cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH
huyện Khoỏi Châu (2008 - 2011)
Bảng 6: Tình hình biến động của lương tối thiểu chung(2008 - 2011)
Bảng 7: Căn cứ thu BHXH bắt buộc huyện Khoỏi Châu (2008-2011)
Bảng 8: Căn cứ thu BHXH bắt buộc xét theo khối trên địa bàn huyện

Khoỏi Chõu (2008- 2011)
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

7

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

Bảng 9: Tình hình thu nộp BHXH bắt buộc tại BHXH huyện

Khoỏi Châu ( 2008 – 2011)
Bảng 10: Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối tại BHXH huyện
Khoái Châu (2008 – 2011)
Bảng 11: Biến động nợ BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu 2008-2011

Bảng 12: Số nợ BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu
( 2008-2011)
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Thể hiện cơ cấu số lao động tham gia BHXH xét theo
khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu năm 2011
Biểu đồ 2: Thể hiện cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH xét theo
khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu năm 2011
Biểu đồ 3: Thể hiện số đã thu BHXH bắt buộc ở các khối đơn vị ở
huyện Khoỏi Chõu giai đoạn 2008 - 2011


SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

8

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

9

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính
sách của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tụt chính sách bảo hiểm xã hội,
chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định
chính trị, từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong

các khâu của bảo hiểm xã hội thì công tác thu là mụ̣t khõu quan trọng, đảm
bảo sự cân đối của quỹ bảo hiểm xã hội. Và để quỹ bảo hiểm xã hội được
cân đối và ổn định lâu dài thì làm tốt công tác thu là một trong những giải
pháp mang tính cơ bản nhất, quyết định đến sự hình thành và phát triển của
cả hệ thống bảo hiểm xã hội.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài: “ Công tác quản lý thu Bảo
hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Khoỏi Châu, thực trạng và giải pháp” để
làm khóa luận tốt nghiệp. Với hy vọng bài viết sẽ đánh giá được kết quả và
thực trạng công tác quản lý thu BHXH, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu trong
thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vai trò của quản lý đối với hoạt động thu BHXH, những nội dung
chính của cơng tác quản lý thu BHXH.
- Đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng quản lý thu
BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu – tỉnh Hưng Yên thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị để hồn thiện cơng tác quản lý
thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những quy định về BHXH liên quan đến quản lý
thu BHXH, thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi
Châu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Công tác thu quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu
+ Loại hình BHXH bắt buộc.
+ Thời gian: giai đoạn 2008 – 2011
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

10


Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp xử lý số liệu,
phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh.
5. Những đóng góp của khóa luận
- Hệ thống hóa và làm rõ những quy định nghiệp vụ về quản lý thu bảo
hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Tổng hợp và phân tích hệ thống số liệu về thu BHXH của BHXH huyện
Khoỏi Châu thời gian qua.
- Căn cứ vào thực trạng đã phân tích đề ra một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Khoỏi Châu.
6. Kết cấu bài khóa luận
Ngồi lời mở đầu và kết luận bài khóa luận được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội và công tác quản lý thu Bảo
hiểm xã hội
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo
hiểm xã hội bắt buộc ở huyện Khoỏi Chõu


SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

11

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội
Theo Luật BHXH số 71/2006/ QHH ngày 29 tháng 06 năm 2006 của
Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “ Bảo hiểm xã
hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết..., trên
cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn
định đời sống cho họ và an toàn xã hội.”(Theo Luật BHXH số
71/2006/QH 11 ngày 29/06/2006)
1.1.2.Khái niệm quản lý và quản lý thu Bảo hiểm xã hội
1.1.2.1. Khái niệm quản lý
Ta có thể hiểu: “ Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ
chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá
nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con

người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của
tổ chức và đúng với ý chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất”.
1.1.2.2. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Trong hoạt động sự nghiệp BHXH, thu BHXH có vai trị vơ cùng
quan trọng, vì thu hình thành nên quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ này là quỹ tập
trung, thống nhất và độc lập với Ngân sách Nhà nước. Việc thu BHXH căn
cứ vào các quy định của pháp luật liên quan chặt chẽ tới việc giải quyết
chính sách, chế độ. Nếu thu BHXH và quản lý việc đóng góp khơng đạt
u cầu thì sẽ xảy ra nhiều hậu quả như: không đảm bảo việc cân đối quỹ,
không đảm bảo quyền lợi của người tham gia,…
“Quản lý thu BHXH chính là quản lý hoạt động thu, nộp BHXH, xác
nhận việc thực hiện nghĩa vụ của người tham gia BHXH và đồng thời việc
xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo
quyền lợi đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời, đáp ứng
mọi yêu cầu, quy định của pháp luật”. (trang 79, Giáo trình Quản trị Bảo
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

12

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

hiểm xã hội).
1.1.3. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội
Ta có thể hiểu: “Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình

thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và
được sử dụng để chi trả cho các chế độ BHXH cho người lao động theo
quy định của pháp luật BHXH.”( Theo trang 180, Giáo trình Quản trị Bảo
hiểm xã hội)
1.2. VAI TRỊ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Quản lý đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động thu BHXH.
Cụ thể:
1.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu Bảo hiểm xã hội
Hoạt động thu BHXH có tính chất đặc thù khác với các hoạt động
khác đó là: đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham
gia bao gồm ở tất cả các ngành nghề khác nhau với nhiều độ tuổi khác
nhau, mức thu nhập khác nhau… họ còn rất khác nhau về địa lý, vùng
miền, cho nên nếu khơng có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH
sẽ khơng thể đạt kết quả cao.
Chính nhờ có yếu tố quản lý đã tạo sự thống nhất ý chí trong hệ
thống bảo hiểm xã hội bao gồm các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện
thu BHXH. Sự thống nhất giữa những người bị quản lý với nhau và giữa
người bị quản lý với người quản lý. Chỉ có tạo nên sự thống nhất trong đa
dạng thì quản lý mới có kết quả và giảm chi phí tiền của và cơng sức.
Quản lý thu BHXH thông qua công tác lập kế hoạch cũng đã quy
định rõ sự phân công trách nhiệm thu BHXH cho các cấp trong hệ thống
BHXH, tuy nhiên để hoạt động thu được thống nhất, rất cần có sự hợp tác
giữa các bộ phận tài chính, bộ phận tuyên truyền, hệ thống ngân hàng…
như vậy, chính thơng qua hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội
dung quan trọng của hoạt động thu BHXH đó là: thống nhất về đối tượng
thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu, nộp BHXH.
1.2.2. Đảm bảo hoạt động thu Bảo hiểm xã hội ổn định, bền vững, hiệu
quả
13

SV: Nguyễn Thị Thảo
Lớp:
Đ4BH3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là những
mục tiêu mà bất kỳ một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong
muốn đạt được. Bởi vì khi mục tiêu này đạt được cũng có nghĩa là hệ thống
an sinh xã hội được đảm bảo, đây là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế
xã hội. Song những mục tiêu này chỉ đạt được khi:
- Hoạt động thu BHXH được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ.
Thơng qua q trình quản lý đã định hướng công tác thu BHXH trên
cơ sở xác định mục tiêu chung của quản lý hoạt động thu BHXH đó là: thu
đúng, thu đủ, khơng để thất thu từ đó hướng mọi nỗ lực của cỏc nhõn, tổ
chức vào mục tiêu chung đó.
- Hoạt động thu BHXH được điều hoà, phối hợp nhịp nhàng.
Nhờ thực hiện nhiệm vụ chỉ huy của người quản lý mà quy trình thu
BHXH được tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn nhịp nhàng giữa các
cá nhân trong hệ thống BHXH từ đó giúp tăng cường tính ổn định trong hệ
thống nhằm đạt được mục tiêu quản lý thu BHXH.
- Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức.
Thông qua công tác đánh giá, khen thưởng những người, những tổ
chức thu BHXH tốt, đạt hiệu quả cao; uốn nắn những lệch lạc, sai sót của
cá nhân trong tổ chức có biểu hiện làm thất thoát số thu hoặc số thu đạt
hiệu quả thấp so với tiềm năng hiện có cũng góp phần đảm bảo hoạt động

thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả.
1.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu Bảo hiểm xã hội
Thu bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung của tài chính
BHXH, mà thơng thường bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến hoạt
động tài chính đều rất rễ mắc phải tình trạng gây thất thốt, vơ ý, hoặc cố ý
làm sai. Vì vậy, nhiệm vụ mà người quản lý phải đảm nhiệm đó là: kiểm tra
hoạt động thu BHXH để đánh giá một cách kịp thời và toàn diện những
việc đã làm được và những việc chưa làm được, phát hiện và xử lý kịp thời
những sai phạm về Luật BHXH. Nếu hoạt động quản lý được thực hiện
thường xun, sát sao thì cơng tác kiểm tra, đánh giá sẽ thuận tiện hơn, kết
quả đánh giá sẽ sát với thực tiễn diễn ra tại các đơn vị.
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

14

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

1.3.1.Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Luật BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
bao gồm :
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt
Nam bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,

hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an;
+ Sĩ quan, qn nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân
dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân
dân, công an nhân dân;
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công
an nhân dân phục vụ có thời hạn;
+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đó đúng bảo
hiểm xã hội bắt buộc.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao
gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử
dụng và trả công cho người lao động
1.3.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội
Mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu
nhập cho NLĐ khi bị giảm hoặc mất do họ bị mất khả năng lao động. Do
đó, khi thiết kế đóng vào qũy BHXH thì hầu hết các nước trên thế giới đều
căn cứ vào thu nhập, tiền lương, tiền cơng của NLĐ.Thụng thường theo
quy định thì mức đóng BHXH thường căn cứ vào tiền lương cuả NLĐ và
quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp.
Tiền lương làm căn cỳ đúng bảo hiểm xã hội của người lao động
15
SV: Nguyễn Thị Thảo
Lớp:

Đ4BH3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do
nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu do nhà nước
quy định tại thời điểm đóng bảo hiểm xã hội
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm
việc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
theo mức ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không thấp hơn mức lương
tối thiểu chung do nhà nước quy định.
Mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tối đa để tính mức đóng bảo
hiểm xã hội là hai mươi lần mức lương tối thiểu.
1.3.3. Quản lý phương thức đóng, mức đóng Bảo hiểm xã hội
1.3.3.1. Phương thức thu
Các hệ thống bảo hiểm xã hội thực hiện nhiều phương pháp khác
nhau để thu các khoản đóng góp như: thu bằng tiền mặt trực tiếp, thu bằng
séc hoặc chuyển khoản. Vấn đề quan trọng của việc quản lý các khoản thu
nộp bảo hiểm xã hội là có thủ tục thuận tiện an tồn, tránh sự thất thốt.
Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng
lao động đóng bảo hiểm xã hội trên quỹ tiền lương, tiền công của những
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; đồng thời trích từ tiền lương, tiền
cơng tháng của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một
lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân
hàng hoặc kho bạc nhà nước.
Hàng tháng, người sử dụng lao động được giữ lại 2% số phải nộp vào quỹ
ốm đau, thai sản để chi trả kịp thời hai chế độ này cho người lao động.

Hàng quý thực hiện quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, trường hợp
tổng số tiền quyết tốn nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người sử dụng lao động
phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu của quý sau.
1.3.3.2.Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm xã hội chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như:
- Đặc điểm dân số
- Đặc điểm kinh tế xã hội, sự văn minh của người dân
- Căn cứ đóng và tỷ lệ hưởng. Vì hoạt động bảo hiểm xã hội không
nhằm mục tiêu kinh doanh để thu lợi nhuận cho nên mục tiêu lớn nhất của
nó là thực hiện việc cân đối quỹ
16
SV: Nguyễn Thị Thảo
Lớp:
Đ4BH3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

Hiện nay, mức đóng góp BHXH của NLĐ và người SDLĐ được
thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội (Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, Nghị định số
68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ...)
Hiện nay, mức đóng góp BHXH của NLĐ và người SDLĐ, BHXH hiện
vẫn còn hai quan điểm:
Một là, căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan,
doanh nghiệp.
Hai là, căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cân đối

chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Theo quy định hiện hành, tỷ lệ đóng góp trong năm 2010 là: NLĐ
đóng 6% lương tháng vào quỹ BHXH và 1,5% lương tháng vào quỹ Bảo
hiểm y tế ( so với năm 2009 trở về trước là 5% và 1%). Người SDLĐ đóng
16% tổng quỹ lương hàng tháng vào quỹ BHXH và 3 % tổng quỹ lương
hàng tháng vào quỹ Bảo hiểm y tế ( so với năm 2009 về trước là 15% và
2%).
1.4. TỔ CHỨC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.4.1. Phân cấp thu
- BHXH Việt Nam:
Có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện
cơng tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả
BHXH Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định
mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và
thơng báo cho BHXH tỉnh.
- BHXH tỉnh:
+ Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu
BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
+ Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia
BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện
cơng tác thu, cấp sổ BHXH, BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số
tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng,
17
SV: Nguyễn Thị Thảo
Lớp:
Đ4BH3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

năm và lập “Biờn bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT y tế bắt buộc”.
- BHXH huyện:
+ Tổ chức hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH,
thẻ BHYT, đối với người người SDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.
- BHXH bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ:
Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với NLĐ do Bộ Quốc
phịng, Bộ Cơng an và Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch
thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan
BHXH hàng năm.
1.4.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm
- BHXH huyện:
Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khẳ năng mở rộng NLĐ
tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập hai bản “kế hoạch thu BHXH,
BHYT bắt buộc” năm sau, gửi một bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11
hàng năm.
- BHXH tỉnh:
+ Lập hai bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người SDLĐ do
tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập hai bản “kế hoạch thu
BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi BHXH Việt Nam một bản trước
ngày 15/11 hàng năm.
+ Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam, tiến hành phân bổ dự
toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH
huyện trước ngày 20/01 hàng năm.
- BHXH Bộ Quốc phịng, bộ cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ:
Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm.
- BHXH Việt Nam:
Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát

triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán
thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng
an, Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.
1.4.3. Quản lý tiền thu Bảo hiểm xã hội
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

18

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH,
BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám
đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).
Hàng quỹ, BHXH tỉnh (phịng Kế hoạch – Tài chính) và BHXH huyện có
trách nhiệm quyết tốn số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền
chênh lệch thừa, thiếu; đồng thời gửi thơng bảo quyết tốn cho phòng thu
hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người SDLĐ chưa chi
hết vào tháng đầu của quý sau.
BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT định kỳ sáu tháng
hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ
Cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ.
1.4.4. Thơng tin, báo cáo
- BHXH tỉnh, huyện: mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc; thực hiện
ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng biểu mẫu.

- BHXH tỉnh, huyện: thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT
bắt buộc; định kỳ 6 tháng, quý, năm như sau:
+ BHXH huyện: báo cáo tháng trước ngày 22 tháng; báo cáo quý
trước ngày 20 tháng đầu của quý sau.
+ BHXH tỉnh: báo cáo trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo trước ngày
cuối tháng của tháng đầu quý sau.
- BHXH Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ: thực hiện
báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm
trước ngày 15/02 năm sau.
1.4.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu
BHXH tỉnh, huyện: cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia
BHXH. BHYT để phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý.
BHXH tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp
dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Thực hiện
ứng dụng CNTT để quản lý người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.5.1.Chớnh sách tiền lương
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

19

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung


Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và cơng
tác quản lý thu BHXH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. chính sách tiền
lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì đối
với khu vực có mức lương do Nhà nước quy định thì cơ sở tính mức đóng
và mức hưởng BHXH hiện nay phụ thuộc nhiều vào tiền lương tối thiểu,
các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên
vượt khung (nếu có). Do đó khi Nhà nước tăng lương tối thiểu đồng nghĩa
với việc mức đóng BHXH tăng lên nờn cỏc cán bộ thu BHXH phải tính lại
mức đóng và đối chiếu lại căn cứ đóng BHXH.
1.5.2.Lực lượng lao động
Người lao động là những người trong độ tuổi lao động, những người
trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội và cũng là đối tượng tham gia Bảo hiểm.
Như vậy, nếu một quốc gia có dân số già, số người trong độ tuổi lao động
chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH.
Bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người
hưởng chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Và ngược lại,
nếu lực lượng lao động dồi dào, số người tham gia vào hệ thống BHXH càng
lớn, số thu và quỹ ngày càng tăng từ đó quỹ BHXH được cân đối và ổn định.
Khi người lao động và người sử dụng lao động cũng như toàn xã hội
nhận thức được tầm quan trọng và vai trị của chính sách BHXH thì họ sẽ
có ý thức tự giác trong việc tham gia BHXH. Vì vậy, đối tượng tham gia và
thụ tăng lên sẽ làm cho số thu BHXH tăng lên. Ngoài ra, cú cũn đảm bảo
cho việc thụ hưởng của người tham gia.
1.5.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Khi nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, đòi hỏi hệ thống an
sinh xã hội của quốc gia đó cũng phải khơng ngừng phát triển nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đó, trong đó quan trọng nhất là hệ
thống chính sách về BHXH. Chính vì vậy, chính sách này khơng ngừng
được mở rộng cả về phạm vi bao phủ đối tượng tham gia, đối tượng thụ
hưởng và cả về quy mô các chế độ thực hiện. Bên cạnh đó, tăng trưởng

kinh tế sẽ làm cho thu nhập của người lao động tăng, nhờ đó người lao
động sắn sàng tham gia BHXH và đóng góp ở mức cao hơn, dẫn tới thu
BHXH tăng. Đảm bảo cho việc tăng trưởng và cân đối quỹ BHXH.
1.5.4. Nhận thức của xã hội về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

20

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

Khi người lao động và người sử dụng lao động cũng như toàn xã hội
nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chính sách BHXH thì họ sẽ
có ý thức tự giác trong việc tham gia BHXH. Vì vậy, đối tượng tham gia
tăng lên sẽ làm cho số thu BHXH tăng lên. Ngoài ra, cú cũn đảm bảo cho
việc thụ hưởng của người tham gia.
1.5.5. Trình độ của cán bộ Bảo hiểm xã hội
Đội ngũ cán bộ BHXH là nhân tố rất quan trọng tác động đến hiệu quả
công tác thu BHXH. Để người dân nói chung, chủ SDLĐ và NLĐ nói riêng
hiểu về các chính sách BHXH, trước hết cán bộ bảo hiểm phải có trình độ,
nắm chắc kiến thức chun mơn, từ đó mới có thể giải đáp khúc mắc kịp
thời cho mọi người, đặc biệt là khi phát sinh các sự kiện BHXH. Mặt khác,
cơ quan cần xây dựng quy trình thu có hiệu quả, giúp cho đối tượng tham
gia BHXH khơng những hiểu mà cịn tham gia và đóng BHXH một cách tự
giác, đầy đủ.


SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

21

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN
KHOÁI CHÂU
2.1. VÀI NẫT GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN KHOÁI CHÂU VÀ CƠ
QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN KHOÁI CHÂU
2.1.1. Vài nét giới thiệu về huyện Khoỏi Chõu
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Khoỏi Chõu
Huyện Khoỏi Chõu là huyện nằm vị trí trung tâm tỉnh Hưng Yên,
trung tâm huyện là thị trấn Khoỏi Chõu cỏch thành phố Hưng n 24 km
về phía bắc, cách thủ đơ Hà Nội 22 km phía đơng nam. Diện tích tồn
huyện khoảng 13.086 ha trong đó đất nơng nghiệp 8.779 ha. Khoỏi Chõu
nằm ở trung tâm đồng bằng sơng Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng.
Đồng bằng Khoỏi Chõu thích hợp trồng cây lúa, rau màu. Cây công nghiệp
ngắn ngày và cây ăn quả.
Những năm gần đây do tốc độ cơng nghiệp hóa nhanh chóng, hàng
loạt các đơn vị, doanh ngiệp ngoài quốc doanh doanh nghiệp cổ phần,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, doanh nghiệp liên doanh, các khu

cơng nghiệp ra đời với một tốc độ nhanh . Giá trị sản xuất cơng nghiệp trên
địa bàn bình qn hàng năm tăng 10% hoạt động thương mại phát triển cả
bề rộng và chiều sâu. Hơn 10 năm qua, huyện Khoỏi Châu đã đầu tư trên
6.000 tỷ đồng vào việc xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng, trên 87% đường
giao thông của huyện được trải nhựa và bê tơng hóa, hệ thống điện nước
đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân và sản xuất.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, huyện Khoỏi Chõu cũng gặp
phải một số khó khăn. Hiện nay, một phần diện tích đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện đã bị thu hồi để triển khai các khu đô thị, khu cơng nghiệp.
Điều đó gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của một bộ phận dân cư
làm nghề nơng. Đồng thời cũng gây khó khăn cho cơng tác đền bù, giải
phóng măt bằng, giải quyết việc làm…
Mặc dù cịn gặp khơng ít khó khăn nhưng trong thời gian qua Đảng
bộ và nhân dân Khoỏi Chõu đó nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

22

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

2.1.2.2. Đặc điểm về lực lượng lao động trên địa bàn huyện Khoỏi Chõu
Khoỏi Châu là huyện có nguồn nhân lực khá dồi dào, dân số trong độ

tuổi lao động chiếm hơn 50%.
Bảng 1: Số lượng lao động trên địa bàn huyện Khoỏi Chõu giai đoạn
2009 -2011

Năm

Lực lượng lao động
( người )

Cơ cấu lao động trong các
ngành kinh tế ( % )
Nơng
nghiệp

CNXD

TMDV

2008

31.519

85

8.8

6.2

2009


33.769

82.2

10.3

7.5

2010

35.390

81

11

8,1

Nguồn: Phịng thống kê huyện Khoỏi Chõu
Khoỏi Châu là địa phương có nguồn lao động khỏ dụỡ dào, tạo ra thị
trường nội huyện to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động trong
nông nghiệp vẫn chiếm hơn 80% nhưng đang có xu hướng giảm. Tỷ trọng
lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, thương mại và dịch vụ
đang tăng lên đáng kể
2.1.2. Sơ lược về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện
Khoỏi Chõu

Ảnh: Trụ sở Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu
Tỉnh Hưng Yên có tên ban đầu là tỉnh Hải Hưng. Ngày 1/1/1997, tỉnh

Hải Hưng được tách thành Hưng Yên và Hải Dương. Huyện Châu Giang
thuộc Hưng Yên. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định 60 23
SV: Nguyễn Thị Thảo
Lớp:
Đ4BH3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

NĐ/CP tách huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoỏi Chõu và Văn Giang.
Hiện nay, huyện Khoỏi Chõu cú 25 đơn vị hành chính trong đó có 24
xã và 01 thị trấn. Trên địa bàn huyện có rất nhiều đơn vị thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau: Nhà nước, tập thể, tư nhân, xí nghiệp liên doanh
với nước ngồi đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng, giao thông vận tải, tài chính tín dụng, thương mại dịch vụ đóng góp
một phần đáng kể vào Ngân sách tỉnh và góp phần giải quyết việc làm cho
số đơng lao động.
Tháng 08/1999, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Khoỏi Chõu chính
thức đi vào hoạt động độc lập và trụ sở được đặt tại Thị trấn Khoỏi Chõu.
Do mới thành lập nờn cỏc cán bộ phải làm một khối lượng công việc lớn.
Hơn nữa cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kinh
nghiệm nên cơng việc gặp khơng ít khó khăn. Nhưng với nhận thức BHXH
là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liên quan đến một số lượng lớn
người lao động trong xã hội nên BHXH huyện Khoỏi Chõu luụn phải phấn
đấu làm tốt nhiệm vụ, tạo sự tin tưởng cho những người tham gia BHXH.
Trong suốt hơn chục năm qua, cán bộ trong đơn vị đã đoàn kết, nỗ lực cố
gắng để vượt qua những khó khăn, từng bước ổn định cơng việc.
Với sự nỗ lực và năng động trong hơn 10 năm qua, BHXH huyện,

cán bộ công chức đã được Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh
và BHXH Việt Nam tặng nhiều bằng khen, tặng cờ đơn vị xuất sắc trong
các phong trào thi đua. Trong các năm 2003, 2004 BHXH Khoỏi Chõu đạt
danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá, xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào
thi đua của ngành BHXH tỉnh.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu
a, Chức năng
BHXH huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực
hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lí tài chính BHXH trên địa bàn
huyện. BHXH huyện chịu sự quản lí trực tiếp, tồn diện của Giỏm đúc BHXH
tỉnh chịu sự quản lí hành chính trên đia bàn lãnh thổ của UBND huyện
b, Nhiệm vụ
BHXH huyện Khoỏi Chõu là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hưng
Yên, do vậy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình do
BHXH tỉnh giao. Cụ thể:
SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

24

Lớp:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác năm trình Giám đốc
BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia

BHXH; đốc thu theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn
huyện hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và
BHXH tỉnh;
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng
hưởng các chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo
dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ,
chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH
tỉnh xem xét và giải quyết.
- Tổ chức kí kết hợp đồng trách nhiệm và quản lí mạng lưới chi trả
BHXH ở xã, phường, thị trấn.
- Quản lớ cỏc loại đối tượng KCB bắt buộc và tự nguyện theo quy
định của BHXH thành phố trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các
đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia
hạn thẻ KCB theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Thực hiện cơng tác giám định chi phí KCB của người có sổ, thẻ
BHXH tại các cơ sở KCB. Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá
trình đến KCB, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho
bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH.
- Thực hiện việc thơng tin, tun truyền, giải thích chính sách, chế
độ BHXH trên địa bàn
- Quản lí cơng chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH
huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh và ủy ban nhân dân
huyện theo quy định.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu
Với 15 cán bộ, BHXH huyện Khoỏi Chõu chia thành 5 bộ phận có
chức năng, nhiệm vụ riêng biệt: bộ phận thu, bộ phận giám định chi, bộ
phận chi tài vụ, bộ phận chính sách, bộ phận cấp sổ thẻ. Sự phân chia về
công việc được thực hiện qua sơ đồ sau:


SV: Nguyễn Thị Thảo
Đ4BH3

25

Lớp:


×