Tải bản đầy đủ (.docx) (262 trang)

Chuyên đề công vụ công chức học viện hành chính quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.85 KB, 262 trang )

Thanh Tân
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CHUYÊN ĐỀ 2
CÔNG VỤ - CÔNG CHỨC
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
1
Thanh Tân
MỤC LỤC

1. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 Quy định tổ chức các cơ quan
chuyện môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Chương 1: Quy định chung ………7
Chương 2: Tổ chức các Sở thuộc UBND cấp tỉnh …… 12
Chương 3: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ,
Cơ quan ngang Bộ và UBND …… 17
Chương 4: Điều khoản thi hành …… 19
2. Nghị định số 37/2014/ NĐ-CP ngày 05/05/2014 Quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Chương 1: Quy định chung …… 21
Chương 2: Tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện …… 25
Chương 3: Nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện về tổ
chức cơ quan chuyên môn cấp huyện …… 30
Chương 4: Điều khoản thi hành …… 31
3. Nghị định số 36/ NĐ-CP ngày 22/04/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công
chức.
Chương 1: Quy định chung …… 33
Chương 2: Trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm
và cơ cấu ngạch công chức…………………………………………………… 38
Chương 3: Thẩm quyền quản lý vị trí việc làm


và cơ cấu ngạch công chức …… 41
Chương 4: Điều khoản thi hành …… 43
4. Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020……………………………….……44
5. Luật Cán bộ - Công chức ngày 13/11/2008
Chương 1: Quy định chung …… 61
Chương 2: Nghĩa vụ, quyền hạn của CB-CC …… 64
Mục 1: Nghĩa vụ của CB-CC………………………………………… ….64
Mục 2: Quyền của CB-CC………………………………………………….66
Mục 3: Đạo đức, văn hóa của CB-CC…………………………………… 67
Mục 4: Những việc CB-CC không được làm………………………….… 67
Chương 3: CB ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện …… 69
Chương 4: CC ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện …… 72
Mục 1: Công chức và phân loại CC……………………………………… 72
2
Thanh Tân
Mục 2: Tuyển dụng CC……………………………………………….……73
Mục 3: Các quy định về ngạch CC…………………………………………75
Mục 4: Đào tạo, bồi dưỡng CC…………………………………………….77
Mục 5: Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm
đối với CC………………………………………………………………….79
Mục 6: Đánh giá CC……………………………………………….………81
Mục 7: Thôi việc nghỉ hưu đối với CC…………………………………….83
Chương 5: CB-CC cấp xã …… 84
Chương 6: Quản lý CB-CC …… 86
Chương 7: Các điều kiện đảm bảo thi hành công vụ …… 89
Chương 8: Thanh tra công vụ …… 90
Chương 9: Khen thưởng và xử lý vi phạm …… 90
Chương 10: Điều khoản thi hành …… 94
6. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010

Quy định những người là công chức………………………………………….98
7. Luật viên chức
Chương 1: Quy định chung … 105
Chương 2: Quyền, nhiệm vụ của viên chức ……109
Mục 1: Quyền của viên chức………………………………………… …109
Mục 2: Nghĩa vụ của viên chức………………………………………… 111
Chương 3: Tuyển dụng, sử dụng viên chức………………………………… 113
Mục 1: Tuyển dụng viên chức………………………………………… 113
Mục 2: Hợp đồng làm việc……………………………………………… 115
Mục 3: Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp,thay đổi vị trí việc làm
của viên chức…………………………………………………………… 119
Mục 4: Đào tao, bồi dưỡng viên chức…………………………………….120
Mục 5: Biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức…………… 121
Mục 6: Đánh giá viên chức…………………………………………… 123
Mục 7: Chế độ thôi việc, hưu trí………………………………………… 125
Chương 4: Quản lý viên chức ……126
Chương 5: Khen thưởng và xử lý vi phạm ……128
Chương 6: Điều khoản thi hành ……131
8. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công
chức.
Chương 1: Quy định chung ……134
Chương 2: Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật ……136
Chương 3: Áp dụng hình thức ký luật ……137
Chương 4: Thẩm quyền xử lý kỷ luật,
trình tự thủ tục xem xét xử lý kỷ luật ……140
3
Thanh Tân
Chương 5: Các quy định liên quan … 146
Chương 6: Điều khoản thi hành ……148
9. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử

dụng và quản lý công chức.
Chương 1: Quy định chung……………………………………………………151
Chương 2: Tuyển dụng công chức…………………………………………… 152
Mục 1: Căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức…… ……152
Mục 2: Thi tuyển công chức………………………………………………155
Mục 3: Xét tuyển công chức………………………………………………157
Mục 4: Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức………………………… 158
Mục 5: Tập sự…………………………………………………………… 161
Mục 6: Xét chuyển Cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện
trở lên………………………………………………………………… ….163
Chương 3: Sử dụng công chức………………………… ……………… ….164
Mục 1: Bố trí, phân công công tác và chuyển ngạch công chức………….164
Mục 2: Nâng ngạch công chức……………………………………………165
Mục 3: Điều động, luân chuyển công chức, biệt phái công chức…… … 169
Mục 4: Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức…… ….171
Mục 5: Trình tự, thủ tục đánh giá công chức…………………………… 175
Chương 4: Quản lý công chức…………………………………… … …… 176
Chương 5: Điều khoản thi hành……………………………………………… 181
10.Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức
Chương 1: Quy định chung………………………………………………….…182
Chương 2: Tuyển dụng viên chức………………………………………… …184
Mục 1: Điều kiện, tuyển dụng viên chức………………………………….184
Mục 2: Thi tuyển viên chức………………………………………… … 186
Mục 3: Xét tuyển viên chức…………………………………………….…189
Mục 4: Trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức………………………… 191
Mục 5: Hợp đồng làm việc…………………………………………….….192
Mục 6: Tập sự………………………………………………………….….193
Chương 3: Sử dụng viên chức………………………………………………….196
Mục 1: Phân công nhiệm vụ, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức 196

Mục 2: Thay đổi chức danh nghề nghiệp…………………………… … 197
Mục 3: Đào tạo, bồi dưỡng…………………………………………….….200
Mục 4: Đánh giá viên chức…………………………………………….…203
Mục 5: Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu……………………… 204
Mục 6: Chuyển đổi và chuyển tiếp đối với công chức………………… 207
Chương 4: Quản lý viên chức…………………………………………….209
4
Thanh Tân
Chương 5: Điều khoản thi hành……………………………………… ………214
11.Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị
trấn.
Chương 1: Quy định chung…………………………………………… …… 216
Chương 2: Tiêu chuẩn công chức cấp xã………………………………………217
Chương 3: Tuyển dụng công chức cấp xã…………………………………… 218
Mục 1: Căn cứ, điều kiện, phương thức, thẩm quyền tuyển dụng công chức
cấp xã…………………………………………………………………… 218
Mục 2: Thi tuyển công chức cấp xã………………………………… ….221
Mục 3: Xét tuyển công chức cấp xã………………………………… … 222
Mục 4: Trình tự tuyển dụng công chức cấp xã……………………………224
Mục 5: Tập sự…………………………………………………………… 227
Chương 4: Điều động, tiếp nhận, trình tự,
thủ tục đánh giá công chức cấp xã…………………………………….……… 229
Chương 5: Thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức cấp xã……… …231
Chương 6: Xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã………………………… 232
Mục 1: Nguyên tắc, các hành vi, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật hoặc
được nêu rõ trách nhiệm kỷ luật, thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật……… 232
Mục 2: Áp dụng hình thức kỷ luật……………………………………… 233
Mục 3: Thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự thủ tục xem xét xử lý kỷ luật, các
quy định liên quan…………………………………………………………236
Chương 7: Quản lý công chức cấp xã………………………………………….238

Chương 8: Điều khoản thi hành………………………………………… ……241
12. Thông tư số 06/2013/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn
Chương 1: Chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức xã, phường,
thị trấn………………………………………………………………….………243
Mục 1: Chức trách, tiêu chuẩn cụ thể…………………………… 243
Mục 2: Nhiệm vụ………………………………………………………….245
Chương 2: Tuyển dụng công chức cấp xã………………………….………… 250
Mục 1: Tuyển dụng……………………………………………………… 250
Mục 2: Tuyển dụng, tập sự và xếp lương
đối với các trường hợp đặc biệt……………………… ………………… 253
Chương 3: Hiệu lực thi hành……………………………………………… …260
5
Thanh Tân
CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 24/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
6
Thanh Tân
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh gồm có sở và cơ quan ngang sở (sau đây gọi chung là sở).
3. Các cơ quan sau đây không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này:
a) Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và Ban Quản lý
có tên gọi khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức thuộc cơ quan
Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức
1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung
ương đến cơ sở.
2. Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không
nhất thiết ở Trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
7
Thanh Tân
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộc Bộ, cơ
quan ngang Bộ đặt tại địa phương.
Điều 3. Vị trí và chức năng của sở
Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định

của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của sở
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm;
chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước
về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của sở;
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng,
Phó các đơn vị thuộc sở; Trưởng, Phó trưởng phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp huyện) trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị của sở
theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành
pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
4. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn
bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
8
Thanh Tân
theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
5. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực
quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
10. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức,
cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn
nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc
làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các
đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ,
đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc
phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
13. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và
theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
9
Thanh Tân
14. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
15. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của sở
Cơ cấu tổ chức của sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:
1. Văn phòng.
2. Thanh tra.
3. Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Chi cục.
5. Đơn vị sự nghiệp công lập.
Không nhất thiết các sở đều có các tổ chức quy định tại Khoản 2, 4 và 5 của Điều này.
Riêng Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Cổng Thông tin điện tử.
Điều 6. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở
1. Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc
sở) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(sau đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) là người giúp Giám đốc sở chỉ đạo một số mặt
công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy
nhiệm điều hành các hoạt động của sở.
Số lượng Phó Giám đốc sở không quá 03 người; riêng số lượng Phó Giám đốc các sở
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
không quá 04 người.
10
Thanh Tân
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ
chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở
1. Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế
làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám
đốc sở ban hành Quy chế làm việc của sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định
đó.
3. Giám đốc sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành,
lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của mình lên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những
vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều
kiện để giải quyết thì Giám đốc sở phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan
để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham
nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công
tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài
liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri,
chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành,
lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị -
xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng và Phó của cấp Trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc
và trực thuộc theo quy định.
Chương 2.
TỔ CHỨC CÁC SỞ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
11
Thanh Tân
Điều 8. Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
1. Sở Nội vụ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí
việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành

chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;
cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phương; địa
giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ
nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
2. Sở Tư pháp:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và
thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; pháp chế; công chứng,
chứng thực; nuôi con nuôi; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi
thường nhà nước; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải
cơ sở; bán đấu giá tài sản; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tổng hợp quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa
phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi chính
phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh; tổng hợp về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác
xã, kinh tế tư nhân.
4. Sở Tài chính:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tài chính; ngân sách
nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các
12
Thanh Tân
quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc
lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

5. Sở Công Thương:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Cơ khí; luyện kim;
điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp;
công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp
thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn; xuất khẩu, nhập
khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại;
quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hội nhập kinh tế; thương mại
quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn; quản lý an toàn thực phẩm theo quy định
của pháp luật.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm
nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai;
chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối theo quy định
của pháp luật.
7. Sở Giao thông vận tải:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Đường bộ, đường thủy
nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì
hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân
cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành
cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe.
8. Sở Xây dựng:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng
và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại
đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang
liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử
13
Thanh Tân

dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử
dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật
liệu xây dựng.
Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chức năng tham mưu về quy
hoạch xây dựng và kiến trúc do Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên
nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu;
đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh có
biển, đảo).
10. Sở Thông tin và Truyền thông:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Báo chí; xuất bản; bưu
chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin; điện tử; phát thanh và
truyền hình; thông tin đối ngoại; bản tin thông tấn; thông tin cơ sở; hạ tầng thông tin
truyền thông; quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và
quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông
tin.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm;
dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã
hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội;
bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể
dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (không bao gồm nội dung quảng cáo quy định tại
Khoản 10 Điều này); việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch
Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
14
Thanh Tân

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Hoạt động khoa học và
công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Chương trình, nội dung
giáo dục và đào tạo; nhà giáo và công chức, viên chức quản lý giáo dục; cơ sở vật chất,
thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.
15. Sở Y tế:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám
bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y
dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực
phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.
16. Thanh tra tỉnh:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
17. Văn phòng Ủy ban nhân dân:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ
chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống
thông tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động chung của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư - lưu trữ và công
tác quản trị nội bộ của Văn phòng.
Điều 9. Các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương
1. Sở Ngoại vụ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác ngoại vụ và
công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên giới).
15
Thanh Tân

Sở Ngoại vụ được thành lập khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Có đường biên giới trên bộ và có cửa khẩu quốc tế hoặc quốc gia;
b) Đối với những tỉnh không có đường biên giới, nhưng phải có đủ các điều kiện sau:
- Có các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế mở, Khu kinh
tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
- Có khu du lịch quốc gia hoặc di sản văn hóa được UNESCO công nhận.
Những tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Sở Ngoại vụ thì được thành lập Phòng Ngoại vụ
thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phòng Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm cơ sở vật
chất và hành chính quản trị cho hoạt động của Phòng Ngoại vụ.
2. Ban Dân tộc:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác dân tộc.
Ban Dân tộc được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi đảm bảo có
2 trong 3 tiêu chí sau:
a) Có trên 20.000 (hai mươi nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng
đồng làng, bản;
b) Có trên 5.000 (năm nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp
đỡ, hỗ trợ phát triển;
c) Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng;
địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước
láng giềng thường xuyên qua lại.
Đối với những tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đáp ứng các tiêu
chí như trên thì thành lập Phòng Dân tộc (hoặc bố trí công chức) làm công tác dân tộc
thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phòng Dân tộc (hoặc công chức) làm công
tác dân tộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Văn phòng Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất và hành chính quản trị cho hoạt động của
Phòng Dân tộc.
16
Thanh Tân
3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh):
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng,
kiến trúc.
4. Về một số lĩnh vực đặc thù khác
Cơ quan chuyên môn đặc thù khác chỉ được tổ chức khi thật cần thiết, phù hợp với đặc
điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa
phương. Căn cứ tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xây dựng đề án thành lập cơ quan chuyên môn đặc thù khác, trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng
Chính phủ quy định lĩnh vực đặc thù, tiêu chí thành lập cơ quan chuyên môn về một số
lĩnh vực đặc thù khác.
Chương 3.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP TỈNH
Điều 10. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Trình Chính phủ quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các sở thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp có sự thay đổi về đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Điều 11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Ban hành cụ thể tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở theo ngành, lĩnh
vực quản lý.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ đối với sở theo ngành, lĩnh
vực.
17
Thanh Tân
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 12. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của sở theo hướng dẫn của Bộ
quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ.
2. Quản lý về tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 13. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc sở theo tiêu chuẩn chức danh do Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ quy định và thủ tục do pháp luật quy định (riêng việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Thanh
tra).
2. Quy định cho Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng, cấp Phó các cơ quan,
đơn vị trực thuộc theo tiêu chuẩn, chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Hàng năm, báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2014, thay thế Nghị định
số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
18
Thanh Tân
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực
thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban
của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn
thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý
TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ,

Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
19
Thanh Tân
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).KN240
CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 37/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm
2003;
20
Thanh Tân
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có phòng và cơ quan
tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng).
3. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan của Trung
ương được tổ chức theo ngành dọc, cơ quan của sở và cơ quan tương đương sở thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là sở) đặt tại
huyện không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức
1. Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân
dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công
tác từ Trung ương đến cơ sở.
2. Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả;
không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số,
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính
nhà nước.
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các Bộ, sở
đặt tại cấp huyện.
Điều 3. Vị trí và chức năng
21
Thanh Tân
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa
phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân
dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý
của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy
ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định,
đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan
chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh
vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn
cấp huyện.
22
Thanh Tân
7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành,
lĩnh vực.
8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân
trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng,
chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức,
thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy

định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan chuyên môn theo quy định của
pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
Điều 5. Người đứng đầu
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi
chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
(sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số
mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi
Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều
hành các hoạt động của phòng.
3. Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
không quá 03 người.
23
Thanh Tân
4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ
chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ
trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm nguyên tắc
tập trung dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan chuyên môn theo
quy định.
2. Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân
cấp huyện xây dựng Quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo,
kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.

3. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện về việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình
và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân
công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy
ra tình trạng tham nhũng, lãng phí; gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản
lý của mình.
4. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình
báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban
nhân dân cấp huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu;
phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cấp
huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chương 2.
TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Điều 7. Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Phòng Nội vụ:
24
Thanh Tân
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong
các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức
hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương;
địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ;
văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn
bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa
giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước
và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về;
Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các
vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với
các huyện có biển, đảo).
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có
công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã
hội.
25

×